A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động vui chơi trong trường mầm non đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy
đồ chơi đối với trẻ vô cùng quan trọng, nó là phương tiện dùng cho trẻ để
chơi, những đồ vật đồ chơi đó không những giúp trẻ cầm nắm dễ dàng mà đồ
chơi còn giúp trẻ phát triển tình cảm, thẩm mỹ, qua chơi giúp trẻ hình thành
nhân cách và các chức năng tâm lý rất quan trọng. Đồ chơi đã kích thích được
hoạt động của trẻ và mang tính giáo dục lớn đồng thời khơi gợi cho trẻ tính tò
mò, ham hiểu biết, tính sáng tạo trong lao động và cảm thụ được tình cảm
thẩm mỹ và nét đẹp của sự vật hiện tượng xung quanh mình. Đồ chơi trong
trường học mầm non là đặc thù đối với trẻ, trẻ được “Học mà chơi, chơi mà
học” nên đồ chơi phải luôn được kết hợp với đồ dùng dạy học thì hoạt động
của trẻ càng được phong phú hơn, hiệu quả hơn trong việc phát triển mầm
non và giáo dục cho trẻ về ( đức- trí – thể - mỹ- lao động)
Đồ chơi là phương tiện là đồ dùng, là những hình ảnh thu nhỏ của
người như đồ vật, động vật được loại bỏ mọi chi tiết phức tạp mà chỉ thể hiện
những nét cơ bản điển hình hơn nữa đồ chơi còn là nhu cầu tự nhiên không
thể thiếu được đặc biệt là trong các hoạt động ở trường mầm non đồ chơi còn
được đôi bàn tay khéo léo của con người tô đẹp bằng những nguyên vật liệu
tái phế thải, thiên nhiên, đặc thù của địa phương…những nguyên liệu đó được
tạo thành đồ chơi có kích thước vừa phải, có màu sắc hài hoà, tươi vui trong
sáng, có bộ phận cử động, có âm thanh sôi động gây sự bất ngờ hứng thú…
Như vậy giúp trẻ thoải mái sau những giờ học căng thẳng ví dụ: Hình ảnh
động đi lại của những con rối trên sân khấu khi kể chuyện hoặc những bộ
phim hoạt hình… Đồ chơi còn giúp trẻ phát triển các giác quan làm quen với
thế giới động vật giúp trẻ phát triển các cơ tay khi trẻ được cầm, sờ và sử
dụng đồng thời phát triển sự chú ý không chủ định nảy sinh trí tưởng tượng,
tính sáng tạo, cung cấp kỹ năng, khi trẻ sử dụng đồ chơi và rèn luyện sự kheo
léo của đôi bàn tay.
Những lý do trên cho tôi thấy nhiệm vụ của người giáo viên rất quan
trọng phải biết sáng tạo và làm nhiều đồ dùng đồ chơi để tạo cho trẻ húng thú
thật sự với những đồ chơi đó. Thông qua đồ chơi trẻ có nhiều ý tưởng sáng
tạo làm nền tảng cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Vì vậy tôi đã dưa ra
một số biện pháp làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lý luận.
Xuất phát từ quan niệm đó trong điều 23 luật giáo dục QH 11 Ngày 1/6/ 2005
yêu cầu nội dung và phương pháp giáo dục mầm non đã nhấn mạnh “phương
pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui
chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện”. Cho nên muốn trẻ chơi tốt thì phải có
nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp ngoài những đồ dùng đồ chơi mua sắm giáo viên
phải biết tự sáng tạo làm ra những đồ dùng đồ chơi có nhiều mầu sắc đẹp, hài
hoà, đa dạng phong phú.
- Từ quan niệm đó mà vấn “đề làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo” vô cùng quan
trọng nhằm giáo dục cho trẻ về thể chất, tình cảm thẩm mỹ, để thực hiện tốt
yêu cầu đó, thì đồ chơi đối với trẻ nhỏ là món ăn tinh thần không thể thiếu
được khi sử dụng đồ dùng đồ chơi thì phản xạ của trẻ tập trung hoạt động một
cách hoàn chỉnh nên trẻ nhìn chăm chú được một vật băng cả hai mắt khi tiếp
xúc với đồ chơi trẻ có thể nhìn tổng thể đồ vật và phân biệt được sự khác
nhau giữa các đồ vật trong hoạt động vui chơi. Mặt khác hoạt động vui chơi
với đồ vật vô cùng phức tạp nhưng nó đã giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết và
phát triển tình cảm nên trí tưởng tượng của trẻ có tính sáng tạo và khả năng tư
duy rồi dần dần ổn định, sự chú ý đã có chủ định trẻ quen đần với đặc điểm
nổi bật của đồ vật nhờ vào sự chú ý đó mà đôi tay của trẻ được thuần thục
hơn, khéo léo hơn khi trẻ thực hiện theo mẫu của cô hướng dẫn như vậy khả
năng sáng tạo của trẻ càng tốt hơn.
2
Đồ chơi giúp trẻ củng cố chương trình học mở rộng sự hiểu biết về
cuộc sống xung quanh nó hoàn thiện và rèn luyện được các giác quan, nó phát
triển được năng lực ghi nhớ, sự chú ý, tư duy, ngôn ngữ. Không những thế nó
còn giúp cho trẻ làm quen với màu sắc đẹp, hình dạng chính xác, độ to nhỏ
của các hình cắt rời, sâu hạt, khối hộp, lô tô…Nên khi làm đồ chơi giáo viên
cần phải chú ý tạo đồ chơi đó giống như thật bởi vì đặc điểm tâm sinh lý của
lứa tuổi trẻ cần được nhận thức cụ thể nhưng đơn giản dễ hiểu, để trẻ được so
sánh đồ chơi với môi trường xung quanh. Có nhu vậy mới giúp trẻ củng cố
được các bài tập của các hoạt động trong chủ đề.
Đồ chơi luôn thoả mãn nhu cầu về ý muốn hoạt động tích cực trong khi
chơi: Vì đồ chơi là niềm hạnh phúc của tuổi thơ nên trong các hoạt vui chơi
nó phải đặt một số lượng đáng kể mới để thoả mãn nhu cầu và những ham
thích chính đáng của trẻ mà trẻ nào cũng phải có.
Đồ chơi luôn phản ánh hiện thực khách quan muôn màu muôn vẻ: Vì
tính khách quan của trẻ luôn hồn nhiên ngây thơ hiếu động nên những hình
ảnh quanh trẻ, những sinh hoạt của xã hội luôn khơi gợi óc tò mò ham hiểu
biết của trẻ, trẻ được tự nhận xét, được quan sát và khi thấy thích thì trẻ phản
ánh vào trò chơi và được sử dụng các loại trò chơi ( Ví dụ: Cho búp bê ăn thì
phải sử dụng đồ chơi nấu ăn hoặc khi khám bẹnh cho búp bê thì phải sử dụng
đến bộ đồ chơi y bác sỹ) Trẻ được sử dụng đồ chơi thì rất say mê chăm chú,
được tự ngắm nhìn, thích tự mình được tham gia đóng vai hoà mình trong các
loại đồ vật đồ chơi sinh động đó.
Đồ chơi góp phần làm đẹp cho môi trường đem đến không khí vui tươi,
nâng cao thẩm mỹ như những cụm trúc làm bằng xốp vàng, những con voi
làm băng hộp nhựa phế thải, những bức tranh làm bẵng len màu cắt nhỏ,
những bông hoa làm bằng vải, giấy để lâu mà không bị héo, những chiếc mũ,
đôi dép làm bằng cói được nhuộm các màu sắc xanh, đỏ, vàng không phai vừa
bền vừa đẹp rồi những con vật bằng rối dẹt biết cử động chân tay do đôi bàn
tay khéo léo của cô tạo nên, những điều bất ngờ đó càng làm cho trẻ chăm
chú hơn, hứng thú hơn gợi cho trẻ những sắc thái xúc cảm phong phú và thoả
mãn tính hiếu động trẻ mạnh dạn và tự tin hơn.
3
Đồ chơi phải có nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau như
vậy thì trẻ mới tiếp nhận được những biểu tượng khái quát về những sự vật và
hình dung được vị trí không gian và quan hệ giữa kích thước hình dạng của
các loại đồ chơi, như vậy mới thúc đẩy được quá trình tư duy, đồng thời tạo
điều kiện phát triển hứng thú nhận thức của trẻ.
Các loại đồ chơi được phân chia theo nhóm nguyên vật liệu và cách sử
dụng bao gồm: Nguyên vật liệu tái phế thải như các vỏ đồ hộp cũ, nguyên vật
liệu thiên nhiên như lá cây, vỏ ngao, vỏ hến, nguyên vật liệu sẵn có như xốp
màu, giấy màu,…nguyên vật liệu dặc thù ở địa phương như cói, rơm, rạ.
Những nguyên vật liệu đó được sáng tạo ra các loại đồ chơi phù hợp với nội
dung của các hoạt động trong chủ đề.
II. Thực trạng của vấn đề.
Trong những năm gần đây chương trình giáo dục mầm non mới đang
được các trường chuẩn trong huyện tiếp cận vì vậy đồ dùng đồ chơi phải được
tăng cường và phát triển nên việc phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi
ở các trường không thể thiếu được, từ những điều kiện đó đã giúp cho chúng
tôi được tiếp xúc, được lĩnh hội, học hỏi các bạn đồng nghiệp để có nhiều
kinh nghiệm, những kiến thức mới vô cùng bổ ích phục vụ cho việc dạy học,
chơi trò chơi của trẻ có nhiều điều đổi mới. Các góc trưng bày đồ dùng đồ
chơi của các nhóm lớp lại tăng lên mỗi góc lớp là các sản phẩm khác nhau
nhưng đều chung một mục đích chơi mà học của trẻ.
* Thuận lợi:
4
Trường mầm non Nga Liên là một trường chuẩn quốc gia đã nhiều
năm đạt trường tiên tiến cấp huyện cấp tỉnh và đăc biệt được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của Phòng giáo duc,UBND xã về cơ sở vật chất của trường
khang trang có khuôn viên xanh – sạch – đẹp , có trang thiết bị và các phòng
chức năng kích thước đảm bảo đúng với quy trình của bộ. Được sự quan tâm
nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường hàng năm đã tổ chức thi làm đồ dùng
đồ chơi ở các nhóm lớp vừa là thi đua lấy thành tích chào mừng ngày lễ lớn
vừa là khuyến khích giáo viên thi đua lập thành tích đồng thời tạo ra những
đồ chơi để trưng bày và trang trí lớp phục vụ cho việc học và vui chơi ngày
càng phát triển. Mặt khác Nga Liên là một vùng công giáo toàn tòng địa bàn
rộng đông dân nền kinh tế chủ yếu dựa vào cây cói và nghề thủ công nghiệp
nên việc làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, thiên nhiên sẵn có của địa
phương là rất dễ tìm và gần gũi với trẻ như: lá cây, cói khô, đá, cát, sỏi, vỏ
ngao, trai, ốc hến, rơm, rạ…Đồ chơi tự tạo băng nguyên vật liệu sẵn có không
tốn kém mà thường xuyên được đổi mới phong phú đặc biệt là sáng tạo và
ngộ nghĩnh đáng yêu.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó trường mầm non Nga liên cũng còn nhiều
khó khăn, đồ chơi tự tạo còn ít vì thời gian thu gom nguyên vật liệu và thời
gian làm đồ chơi còn hạn chế.
- Một số trẻ chưa qua lớp nhỡ,nên nề nếp thói quen còn lộn xộn thấy đồ
chơi thì rất thích chơi tự do lấy chơi chơi xong vứt bừa bãi, thậm chí còn thích
chơi những đồ vật nguy hại đến bản thân như hay đòi que dài, đồ dùng bát
đĩa, cốc chén bằng thuỷ tinh nếu không được ý mình thì khóc nên việc dáp
ứng yêu cầu giáo dục cũng rất khó khăn .
5
Chương trình giáo dục mầm non ở trường dưới sự dạy giỗ của giáo
viên trẻ được chơi theo các hình thức nhưng đồ chơi mua sắm vẫn không đủ
cho trẻ chơi vào các hoạt động đôi khi trẻ chơi còn thiếu hụt mất mát hoặc hư
hỏng không còn nguyên vẹn vì trong quá trình trẻ được sử dụng nhiều lần đồ
chơi sẽ cũ. Vì vậy giáo viên cần phải sáng tạo và làm đồ chơi mới để bổ sung.
Mặt khác nền công nghệ ngày một phát triển nên việc sản xuất đồ chơi
cho trẻ ngày một tăng công nghệ tinh xảo kỹ thuật lắp ráp tinh vi: Có nhiều đồ
chơi phát ra âm thanh hoặc cử động được…loại hình đó gây cho trẻ hứng thú
và thu hút được sự chú ý của trẻ nhiều hơn so với đồ chơi cô tự tạo do ý thức
của trẻ hạn chế ghi nhớ chưa ổn định trẻ thường nhanh nhớ nhanh quên nên
khi sử dụng đồ chơi chưa cẩn thận và ý thức giữ gìn còn kém.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên bản thân tôi rất băn
khoăn làm thế nào để sáng tạo ra nhiều đồ chơi có sức hấp dẫn thu hút trẻ,
làm thế nào để đồ chơi được phong phú và đa dang, có màu sắc phù hợp hài
hoà gây sụ chú ý hứng thú của trẻ để phục vụ trong chương trình giáo dục
mầm non mới đạt kết quả cao. Điều băn khoăn đó đã đưa tôi đến quyết định
lựa chon một số biện pháp để làm đồ chơi sáng tạo.
Năm học 2012-2013 tôi bắt đầu đi vào khảo sát chất lượng để đánh giá
quá trình thực hiện chính xác tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường
khảo sát chất lượng tại lớp tôi ( Lớp 5 – 6 tuổi) với số trẻ là 33 chaú và kết
quả đạt được như sau:
Bảng khảo sát trẻ đầu năm học 2012-2013
Nội dung khảo sát Tổng
số trẻ
Trẻ biết làm đồ
dùng, đồ chơi sáng
32
tạo cùng cô.
Trẻ biết phân biệt
được các loại
32
nguyên vật liệu để
làm đồ chơi
Trẻ nhận biết,
32
Phân biệt đồ chơi
và ý nghĩa tác
Kết quả khảo sát
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Đạt
Tỷ lệ %
19
59.3
13
40.7
18
56.3
14
43.7
17
53.1
15
46.9
6
dụng của từng loại
đồ chơi
Trẻ biết bảo quản
đồ dùng, đồ chơi
và biết cất đồ chơi
vào nơi quy định.
32
21
65.6
11
34.4
Qua khảo sát tôi thấy tỉ lệ trẻ rất thấp, cho nên đồ dùng đồ là một phần
tác động đén việc học của trẻ. Do đó là giáo viên tôi không thể, không tìm tòi,
khám phá, cách làm đồ dùng đồ chơi mới, có sức hút, sức hấp dẫn, sáng tạo
có hiệu quả cao để giúp trẻ phát triển hoàn thiện tốt trong các hoạt động học
và chơi.
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Để đạt hiệu quả cao trong khi học và chơi, tôi đã tìm ra một số giải pháp sau:
1. Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
- Trong thực tế đã cho chúng ta thấy thời gian của giáo viên mầm non ở
trường nhiều hơn so với thời gian ở nhà, mà ở trường thời gian chăm sóc trẻ
các hoạt động trên ngày cho trẻ theo lịch trình thì kín hết vậy việc làm đồ
dùng đồ chơi sáng tạo vào thời gian nào? Lúc nào? Vì vậy tôi đã mạnh dạn tự
lập kế hoạch về thời gian làm đồ dùng đồ chơi vào các thời điểm trong ngày,
tuần, tháng.
- Trong ngày tôi tranh thủ làm vào lúc trẻ ngủ trưa, và cùng làm với trẻ vào
buổi chiều.
- Trong tuần tôi tranh thủ làm vào chiều thứ 5 cùng với chị em trong trường
vừa trao đổi chuyên môn, vừa rút kinh nghiệm cho bản thân .
- Trong tháng thì làm vào ngày thứ 7 tuần 2 sau khi đã lên lịch dậy và biết
được trong tháng học chủ đề gì, và cần phải làm đồ chơi gì, phục vụ cho chủ
đề đó.
VD: Chủ đề trường mầm non thì làm nhiều búp bê, rối, cờ, bóng đu quay ,
cầu trượt…
- Yêu cầu nhà trường tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi ít nhất là 2 lần bởi vì
việc làm đồ dùng đồ chơi sẽ đánh giá vào các tiêu chí thi đưa và xếp loại giáo
viên hàng tháng. Như vậy gioá viên sẽ hăng hái hứng thú làm việc có trách
nhiệm cao, xem việc làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo là việc làm vô cùng quan
trọng.
7
- Kế hoạch này đã được thông qua ban giám hiueeu nhà trường được nhà
trường đồng ý và cho phép tôi thực hiên.
2. Bản thân tự nâng cao kiến thức học hỏi kinh nghiệm.
Để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo và hướng dẫn trẻ làm đồ dùng
đồ chơi một cách có hiệu quả thì trước hết bản thân tôi cần phải nắm được
những kiến thức cơ bản.
- Hướng dẫn trẻ thực hiện làm đồ dùng đồ chơi đúng quy trình.
- Tôi luôn có sáng tạo để thiết kế các hoạt động làm đồ, đồ chơi theo chủ đề
bằng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phù hợp với nội dung chủ
đề.
- Bản thân tôi biết vận dụng nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu thiên
nhiên để tạo ra những đồ vật, con vật ngộ nghĩnh đáng yêu.
- Bản thân tôi biết sáng tạo linh hoạt tổ chức các hoạt động và hướng dẫn trẻ
làm đồ dung, đồ chơi sáng tạo có tính thẩm mỹ cao, hấp dẫn gây hứng thú.
- Tôi biết nhận biết nhận biết phân loại và nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi
theo đung quy trình. Mặt khác tôi tích cực tham gia vào các chuyên đề do
phòng giáo dục đào tạo và nhà trường tổ chức tạo điều kiện sắp xếp thời gian
đi thăm quan các trường trọng điểm của huyện, tỉnh để tìm tòi khám phá
những đồ chơi có tính sáng tạo cao áp dụng tạo ra những đồ chơi phù hợp với
nguyên vật liệu của địa phương ngoài ra tôi còn tham khảo cách hướng dẫn
làm đồ chơi trên mạng, truyền hình các đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu
thiên nhiên như đi thăm quan du lịch tôi thường hay mua những đồ dùng bằng
vỏ ngao, đồ dùng bằng gỗ…, tôi tham khảo trong các tập san, tạp chí sách báo
nói về phương pháp làm đồ dùng đồ chơi như vậy vừa mở mang sự hiểu biết
vừa tăng vốn kinh nghiệm cho bản thân, tôi không những học hổi ở các nơi
mà còn học hỏi các bạn đồng nghiệp ở trường mình có nhiều đồ chơi độc đáo
như: Những hàng dừa xanh toả nhiều cành mang nặng những chùm quả đây
nước của đồng chí Trần Tâm, Rồi những đàn voi con ngộ nghĩnh ở bản đôn
của đồng chí Lê Vân.
- Kết quả: qua sự học hỏi kinh nghiệm đó tôi có thêm được nhiều kinh
nghiệm, và nhiều tư liệu cẩm nang cho bản thân đồng thời trích luỹ được
nhiều kinh nghiệm quý báu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho trẻ và bổ xung được nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo do đôi bàn tay khéo léo
của cô và cháu làm ra.
- Đã làm ra được 4 loai đồ chơi cho mỗi chủ đề và sưu tầm được hơn 100
hình ảnh các loại đồ chơi.
8
3. Công tác kết hợp với phụ huynh
Việc thiêt lập mối quan hệ của giáo viên với phụ huynh là nội dung rất cần
thiết nó tạo nên sức mạnh tổng hợp để giáo viên với phụ huynh có biện
pháp hỗ trợ nguyên vật liệu để làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động tốt
hơn.Vào đầu năm học sau khi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu,tôi lên
kế hoạch tổ chức họp phụ huynh,trong hội nghị,tôi đã thông qua đề tài
mình lựa chọn,để phụ huynh nắm bất được và cùng nhau bàn bạc hỗ trợ
những ý kiến để than gia bổ sung vào đề tài như: Quyên góp nguyên vật
liệu đặc trưng của địa phương là:cói, thảm,lõi, rơm, rạ… Nguyên vật liệu
tái phế thải như:hộp dầu xả,xà phòng,nước rửa bát,comfor,lõi giấy vệ
sinh, ủng hộ đóng góp mua thêm nguyên vật liệu sẵn có như keo kéo xốp
len nến dính để cô cùng trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ra các
đồ chơi có tác dụng. Huy động mỗi trẻ đóng góp với số tiền là 10.000
đồng.
Trong hội nghị tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đồ chơi giúp trẻ
cảm nhận và thể hiện được cảm xúc trong thiên nhiên qua đó họ thấy rõ được
con em mình đến trường mầm non không chỉ học mà còn được chơi và làm ra
những đồ chơi tự tạo có ý nghĩa sáng tạo vô cùng hấp dẫn và sinh động.
- Kết quả 33/33 phụ huynh nhất trí với kế hoạch của tôi, hứa cùng tôi sẽ sưu
tầm, đồ dùng phế thải, thiên nhiên để cùng tôi thực hiện đề tài có hiệu quả.
4. Công tác thu gom nguyên vật liệu phế thải và nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương.
Đồ chơi tự tạo có ưu điểm không tốn kém, vì các nguyên liệu đó sẵn có
ở địa phương và rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình chúng ta.
Những loại nguyên liệu này giáo viên, phụ huynh và trẻ có khả năng tự tìm
kiếm được, nhưng phải định hướng như thế nào để nguyên liệu đó có thể tạo
ra đồ chơi.
Việc đầu tiên tôi cho phụ huynh cùng học sinh nhận dạng các nguyên liệu đó
bằng cách: Với phụ huynh thì tôi trao đổi qua các giờ đón trẻ - trả trẻ, với trẻ
thì tôi cho trẻ nhận dạng vào lúc chuẩn bị ngủ trưa hoặc kể một câu chuyện
ngắn nào đó có liên quan đến nguyên vật liệu để trẻ tìm kiếm.
Ví dụ: Câu chuyện “ Cô bé đi chợ cùng chiếc làn cói” qua câu chuyện trẻ biết
được nguyên vật liệu đó làm bằng gì?. Mặt khác tôi cho trẻ xem những hình
ảnh các con rối có gắn que kem hoặc những con vật làm bằng hộp sữa, long
bia…Như vậy giúp cho trẻ vừa được làm quen với đồ chơi mới vừa nhận
9
dạng được các nguyên vật liệu để sưu tầm cùng cô. Để thu gom được những
nguyên liệu đó tôi phải làm và mượn một số đồ chơi của đồng nghiệp, đồ chơi
đó có màu sắc đẹp, phù hợp hài hòa, khi trẻ quan sát nhận dạng những đồ
dùng đó, đồ chơi đó làm bằng những nguyện liệu gì. Qua sự hướng dẫn khéo
léo của tôi phụ huynh, học sinh rất hứng thú và tham gia sưu tầm được rất
nhiều nguyên liệu.
Sau khi đã sưu tàm được các loại nguyên vật liệu đó tôi tiến hành sử lí: Rửa
sạc, phơi khô sau đó tôi cùng trẻ phân loại theo nhóm, theo chất liệu rồi bỏ
vào túi bóng dán kí hiệu đánh dấu từng loại nguyên vật liệu để khi sử dụng dễ
dàng hơn.
Kết quả thu gom cùng phụ huynh và học sinh: Tôi đã thu được 300 hộp long
bia, sữa chua…, 3kg hột hạt các loại, 5 bó cói nhỏ, rơm rạ, len, vải vụn…
5. Cách tổ chức hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi tự tạo.
a. Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu đặc trưng của địa phương.
Đồ chơi đối với trẻ vô cùng phong phú và đa dạng vì ở lứa tuổi này trẻ hay
tìm tòi khám phá, để không gây thương tích cho trẻ thì đồ dùng – đồ chơi làm
ra phải tuyệt đối đảm bảo an toàn. Đặc biệt đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu
đạc trưng của địa phương. Khi hướng dẫn trẻ tôi không đặt sản phẩm làm rồi
cho trẻ xem mà tôi phải gợi ý cho trẻ làm theo chủ đề đang học. Ví dụ: Chủ
đề “Gia đình” tôi gợi ý trẻ làm những gì liên qua đến gia đình như đan bộ cốc
uống nước cho gia đình bé.
- Đan cốc bằng cói.
+ Nguyên vật liệu: Bằng cói trắng,
+ Cách làm: Nhặt cói ngắn cắt bằng hai đầu đáy cốc là hình tròn được tạo từ
10 sợi cói đan xen vào nhau thành hình tròn. Khi đan được 40cm thì
chiết góc cho sợi cói dựng lên, các nan dựng thẳng được đan chéo cánh
sẻ, 2 sợi cói rời được đan chéo vào nhau vòng quanh các nan dựng đứng
đan được chiều cao 50cm thì chiết miệng cốc lại là thành chiếc cốc bằng
cói.
10
Việc đan cố rất khó nhiều trẻ chư thể đan được như phần đáy cốc, phần
miệng cốc tôi chọn một số trẻ nhanh nhẹn, thành thạo làm cùng tôi để các bạn
quan sát. Tuy nhiều trẻ chưa đan được chiếc cốc nhưng trẻ được quan sát nhìn
cô và bạn làm nhiều lần như vậy rồi trẻ cũng sẽ làm được.
Kết quả: Qua nhiều lần trẻ làm cùng cô và đã làm ra được 10 chiếc cốc.
Những chiếc cốc này không những có tác dụng trong chủ đề “Gia đình” mà
còn được tôi tổ chức các trò chơi với chữ, với số như tạo nhóm có số lương 6
cái cốc thì trẻ biết lấy số 6 để găm lên 6 cái cốc đó hoặc gắn chữ cái C lên
chiếc cốc màu xanh, chữ cái m lên chiếc cốc màu đỏ để trẻ chơi trò chơi tìm
chữ theo yêu cầu của cô…Những chiếc cốc này còn sử dụng trong nhiều hoạt
động.
- Con rối bằng cói:
+ Nguyên liệu:cói trắng phơi khô rồi nhuộm màu vàng đỏ xanh,len xanh len
đen làm tóc len xanh làm tay chân và 2 que kem
+ Cách làm: Cói mầu vàng đan thành hình tròn làm mặt phía trên được bấm 7
lỗ nhỏ xung quanh hình tròn rồi buộc len đen làm tóc, dùng lá cây làm
mắt
+ Cói mầu Đỏ đan thành 2 hình chữ nhật làm thân, 4 góc hình chữ nhật bấm
4 lỗ buộc len xanh vào phía trên là tay, phía dưới là chân, dùng 1 số lá cây
11
khô làm mắt, mũi, mồm, khuy áo…,nếu là trai trang trí thành bé trai nếu là gái
ta lấy vải vụn may thành váy. Mặt thân trang trí thành 2 mặt đặt ở chỗ nào trẻ
cũng nhìn thấy mặt được. Sau đó lấy que kem đặt vào giữa hai hình chữ nhật
đã trang trí dùng keo 502 gắn 2 hình lại ta có thể cắm hình rối vào hộp hoặc
đất nặn ở các góc hoặc dùng rối để kể câu chuyện hoặc giới thiệu bài cũng rất
hấp dẫn và sinh động ( với loại đồ chơi này trẻ làm cùng cô). Từ những sợi
cói này tôi có thể tạo ra nhiều đồ chơi đơn giản để phục vụ cho việc hoạt động
học tập của trẻ: Như đan đôi dép, đan chiếc mũ, đan nón…
b. Đồ chơi làm từ nguyên vật liệu tái phế thải như:hộp dầu xả,xà phòng,
nước rửa bát,comfor, lõi giấy vệ sinh…Những nguyên vật liệu này có trong
cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình chúng ta. Những loại đồ dùng đó
thường được bỏ đi sau khi sử dụng như vỏ long bia, sữa chua, giầu ăn, giầu
gội đầu, nước rửa bát… Những nguyên liệu này được sự hướng dẫn gợi mở
của cô và sự hứng thú tham gia tích cực của trẻ dưới đôi bàn tay khéo léo và ý
tưởng sáng tạo của cô và trẻ biến những nguyên vật liệu này thành những con
vật ngộ nghĩnh xinh xắn đáng yêu như những chú voi con.
+ Làm con voi:
- Nguyên vật liệu: Lấy lọ nước rửa bát sunlight đã dùng hết.
- Cách làm: Rửa sạch lọ, cắt bỏ phần cổ lọ và phần dưới của lọ sau đó cắt
tỉa phần thân trên thành 4 chân phần tay cầm làm vòi. Rồi trang trí thêm
các chi tiết mắt, tai, ngà, đuôi bằng giấy xốp và giấy mầu.
12
Hình ảnh minh hoạ những chú voi con ở bản đôn đã hoàn thành.
Kết quả: Qua cách hướng trẻ các kỹ năng cách làm và cách gợi mở trẻ làm đồ
dùng đồ chơi sáng tạo bằng nguyên vật liệu phế thải trẻ rất hứng thú tích cực
tham gia hòa mình vào hoạt động cùng cô làm ra nhiều chú voi để phụ vụ cho
chủ đề “ Thế giới động vật” và làm được 10 chú voi, 10 chú thỏ và làm được
nhiều các con vật khác.
( Hình ảnh làm bằng đồ dùng phế thải)
c. Đồ chơi làm từ nguên vật liêu mua sắm:
Tuy nói làm nguyên vật liệu mua sắm nhưng để các mảng xốp, pooc, cuộn len
đưa cho trẻ sử dụng thì không thể gọi đó là đồ chơi được mà phải đòi hỏi có ý
tưởng của cô, trẻ mới tạo ra được đồ chơi có ích vì vậy tôi đã dùng số tiền phụ
huynh đóng góp muasawms nguyên vật liệu trên và đã làm một số đồ chơi
sau:
- Làm con rừa :
+ Nguyên liệu: Xốp màu vàng, Keo 502, bút dạ, nến dính…,
+ Cách làm:
Bước 1: Cắt rời mảnh sốp màu vàng thành từng dải, chiều rộng 20cm, chiều
dài không hạn chế.
Bước 2: Cuộn các dải cắt rời đó thành 2 hình tròn to khoảng 80cm làm mình
Rùa, nhỏ 30cm làm đầu Rùa và 4 hình nhỏ hơn khoảng 10cm làm chân Rùa.
13
Bước 3: Dùng keo gắn đầu rùa vào mình là hình tròn to rồi gắn 4 hình tròn
nhỏ 4 góc làm chân sau đó gắn một hình tam giác nhỏ phía sau làm đuôi.
Dùng pooc cắt các chi tiết phụ như mắt, mồm… thì ta được con rùa rất ngộ
nghĩnh, những chú rùa này có tác dụng trtong các hoạt động như nghệ thuật,
tạo hình.
Đặc biệt là trong tác phẩm văn học qua câu chuyện sự tích Hồ Gươm tôi đã
xây dựng mô hình sự tích Hồ Gươm và Tháp Rùa được làm bằng các hộp
bánh kẹo bỏ đi, thuyền của vua được làm bằng các sợi lõi dùng keo ghép lại
cánh buồm được làm bằng chiếc lá đa thật to, dưới mặt nước là chú Rùa đang
gậm thanh gươm quý mà nhà vua đã trả lại, hình ảnh này được các bé rất
hứng thú và yêu cầu tôi làm lại mô hình nhiều lần.
- Đồ chơi làm bằng bông, xốp.
+ Nguyện vật liệu: Bông cuộn, xốp, giấy màu, tranh vẽ con vật sẵn, keo…
+ Cách làm: Dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ vê bông nhỏ, tròn chắc
rồi dán vào bức tranh có hình ảnh vẽ sẵn cỏ cây hoa lá hoặc con vật rồi thêm
một số chi tiết phụ bằng xốp như: mắt, mũi, cỏ cây hoa lá… để thành bức
tranh sinh động.
14
( Hình ảnh các cháu đang vê bông để gián tranh)
( Sản phẩm vê bằng bông)
Qua một tháng cô và trẻ thực hiện sử dụng nguyên vật liệu này để làm đồ
chơi sáng tạo đã làm ra 10 chú Rùa bằng xốp. Dán được 2 bức tranh Tỏ, Nai
và 4 bức tranh trong câu chuyện đôi bạn tốt.
15
( Sản phẩm làm bằng sốp trong câu truyện Đôi Bạn Tốt)
d. Nguyên vật liệu thiên nhiên.
Nguyên vật liệu thiên hiên vô cùng phong phú có ở khắp nơi: Lá khô ở ngoài
vườn, rơm rạ, bẹ ngô cói, lõi ở ngoài đồng, vỏ ngao sò, ốc hến ở sông biển
được con người sử dụng và bỏ đi. Để giúp trẻ hòa mình vào thế giới thiên
nhiên đầy huyền bí, vô cùng lí thú và bổ ích. Cô giáo là người hướng lái cho
trẻ khám phá qua thế giới thiên nhiên những điều kỳ diệu như làm những đồ
vật bằng thiên nhiên.
- Làm mũ lá cây:
+ Nguyên liệu: Lá cây to bằng nhau và que tăm nhỏ, một số các loại hoa nhỏ
để trang trí.
+ Cách làm: Cho trẻ nhặt lá rụng dùng que tăm nhỏ nối những lá cây lại với
nhau thành hình tròn, chọn một số lá có hình dài trang trí phía trước làm
vương miệng rồi dùng quê tăm gim lại, sau đó dùng giấy mầu để trang trí
đường diềm xung quanh ( đồ chơi này cô cùng trẻ làm).
16
Nguyên vật liệu thiên nhiên còn làm ra nhiều các con vật khác như con chim,
con cá, con trâu, con mèo, búp bê, con ong…
- Xây dựng góc xây dựng bằng nguyên vật liệu thiên nhiên.
Nguyên liệu: Bẹ cau khô, lá cây, cói nhuộm màu, vỏ bao bì.
Cách làm: Vỏ bao bì chiều dài 1m2 giặt sạch cắt tỉa thành hình ảnh cây nấm
tượng trưng cho “ Ngôi nhà nấm” Phần trên làm mái nhà được phun sơn màu
đỏ, phần dưới là khung nhà được phun sơn màu xanh, xung quanh đường
diềm dùng cói bện dây thảm dính keo quanh khung nhà và mái nhà. Phía trên
ngôi nhà là một cành cay to, cành cây đượ làm bằng mo cau ép thẳng, cắt tỉa
và phun sơn màu nâu, lá cây là những chiếc lá đa rụng trẻ nhặt gom lại tôi lau
sạch, ép thẳng dùng keo nến dích lên các cành tạo thành cành cây rât giống
thật.
Như vậy tôi đã xây dựng được góc xây dựng có nhiều nguyên vật liệu bằng
thiên nhiên vừa xinh động và hấp dẫn gây được hứng thú cho trẻ.
Trên đây là một số đồ chơi được tạo từ 4 nguyên vật liệu mà phụ huynh
quyên góp, Tôi đã sử dụng làm đồ chơi tự tạo có sáng tạo và ý nghĩa phục vụ
17
cho các chủ đề. Trẻ được chơi, được sờ, được cầm nắm có tác dụng lớn trong
việc phát triển 5 mặt nhân cách của trẻ và mang tính chất thiết thực. Trẻ được
chơi với đồ dùng đồ chơi là giúp trẻ hiểu biết về xã hội, về sự vật hiện tượng
xung quanh mình và đặc biệt kiến thưc của trẻ được củng cố và khắc sâu hơn
trong các hoạt động của chương trình.
IV. KIỂM NGHIỆM.
Qua một số sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tôi cùng
ban giám hiệu nhà trường khảo sát trên nhóm lớp và kết quả cuối năm học lớp
tôi đã đạt được cụ thể như sau:
Bảng khảo sát trẻ cuối năm học 2012-2013
Nội dung khảo sát Tổng
số trẻ
Trẻ biết làm đồ
dùng, đồ chơi sáng
32
tạo cùng cô.
Trẻ biết phân biệt
được các loại
32
nguyên vật liệu để
làm đồ chơi
Trẻ nhận biết,
Phân biệt đồ chơi
và ý nghĩa tác
32
dụng của từng loại
đồ chơi
Trẻ biết bảo quản
đồ dùng đồ chơi và
32
biết cất đồ chơi
vào nơi quy định.
Kết quả khảo sát
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Đạt
Tỷ lệ %
30
94
2
6
31
97
1
3
30
94
2
6
32
100
0
0
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I. KẾT LUẬN.
Qua một năm học bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm các nguyên vật liệu
để tạo ra các loại đồ chơi phục phụ cho các hoạt động học tập, vui chơi. Đồ
chơi đã kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn.
Chính vì lẽ đó bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
18
- Giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo năng động, sử dụng khéo léo đôi
bàn tay để tạo ra đồ chơi sáng tạo cho trẻ.
- Khi cho trẻ sử dụng đồ chơi cô giáo phải luôn bao quát hướng dẫ trẻ
chơi có ý thức bảo vệ bảo quản đồ chơi.
- Đồ chơi phải được để đúng vào nơi quy định sau khi chơi, không
được vứt bừa bãi trên sàn nhà, đồ chơi phải được lau chùi cẩn thận ít nhất là 1
tuần 1 lần.
- Giáo viên cần tôn trọng ý tưởng sáng tạo của trẻ kịp thời động viên
khuyến khích những trẻ có sáng tạo.
- Giáo viên luôn cố gắng tìm tòi những ý tưởng sáng tạo, những kiến
thức kỹ năng cơ bản để làm ra đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động
được tốt hơn, hiệu quả hơn.
II. KIẾN NGHỊ.
Đề xuất với ban giám hiệu làm đồ dùng đồ chơi nhiều hơn trong các
nhóm lớp.
Nhà trường tạo điều kiện cho các giáo viên được thăm quan các trường
điểm trong tỉnh để học tập kinh nghiệm.
Phòng giáo dục tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo để được học
tập lẫn nhau.
Nga Liên, ngày 2 tháng 4 năm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 2013
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Trần Thị Tâm
Lê Thị Lý
19