Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM ĐỒ CHƠI CHO TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 12 trang )

ĐỀ TÀI “ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM ĐỒ CHƠI CHO TRẺ MẦM
NON”.
Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Đồ chơi là một nhu cầu rất thiết thực với trẻ trong cuộc sống hàng ngày không thể
thiếu được. Đồ chơi đẹp sẽ tạo cho trẻ một cơ hội tìm hiểu khám phá tốt trong trí óc của
trẻ, đặc biệt là nó sẽ tác động tích cực tới các giác quan, khuyến khích cho trẻ phát huy
được trí tưởng và các kỹ năng khác.
Ở lứa tuổi trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, thích khám phá các đồ
chơi mới. Để thỏa mãn được nhu cầu của trẻ bản thân tôi là giáo viên mầm non tôi luôn
tìm tòi để tọa ra những thứ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy và các hoạt
động vui chơi hàng ngày.
Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều nguyên vật liệu phế
thải loại bỏ sau khi sử dụng chúng ta sẽ tận dụng và làm rất nhiều đồ chơi phong phú
cho trẻ. Đồ chơi đóng vai trò quan trọng là cầu nối giúp trẻ được tham gia các hoạt động
vui chơi, trẻ được tham gia tìm hiểu nguyên vật liệu đồ chơi, hình dáng, màu sắc, công
dụng qua đó trẻ hiểu thêm về đồi sống, sinh hoạt, môi trường các tri thức làm quen đến
các hoạt động và các kỹ năng. Đồ chơi là một phương tiện, một người bạn không thể
thiếu trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non, nó giúp cho trẻ hình thành
và phát triển ngôn ngữ, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ
1
Xuất phát từ tầm quan trọng của đồ chơi đối với trẻ mầm non và trong thực tế
hàng ngày của trẻ, bản thân tôi xin đưa ra đề tài “Áp dụng một số biện pháp làm đồ
chơi cho trẻ mầm non”
1.2.Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là tôi muốn trẻ được khám phá phong phú các đồ chơi mà bản
thân tôi tự làm và tạo ra từ nguyên vật liệu phế thải dễ tìm trong cuộc sống. Từ những
đồ chơi tự tạo có nhiều màu sắc hấp dẫn, các đồ chơi ngộ ngĩnh, dễ thương,từ đó tạo
tiền đề giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện về các lĩnh vực, hứng thú tham gia tốt hơn
vào các hoạt động giáo dục hàng ngày của trẻ để đạt kết quả cao trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.


1.3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Với mục tiêu của đề tài vừa nêu trên tôi chọn đối tượng nghiên cứu là toàn bộ trẻ
lớp lá 4 trường Mầm non Hoa Hướng Dương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương phát thực hành.
- Phương pháp quan sát.
Phần II: Phần nội dung:
2.1 Cơ sở lý luận :
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục
quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển của nhân cách con người. Xuất phát từ mục tiêu và quan điểm giáo dục mầm
non là phát triển nhân cách cho trẻ toàn diện trong đó phát triển năng lực trí tuệ cho trẻ,
2
phát huy tính nhận thức của trẻ trong hoạt động. Dựa vào những thành tựu khoa học
giáo dục mầm non,quan trọng đối với trẻ đó là đồ dùng đồ chơi trong hoạt động vui chơi
cũng như trong hoạt động học tập.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã nhấn mạnh rằng, trẻ em chỉ có thể hoàn thiện và
phát triển ngay trong chính bản thân mình. Đồ chơi có ý nghĩa quan trọng đối với việc
giáo dục và phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo. Qúa trình trẻ chơi với đồ chơi giúp trẻ
khám phá các đặc điểm, thuộc tính của đồ chơi, qua đó giúp trẻ hình thành sự chú ý và
ghí nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ, tích lũy biểu tượng là cơ sở cho
hoạt động tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, thông qua các trò chơi với đồ chơi, người lớn
có thể lồng ghép vào quan hệ đạo đức và ứng xử phù hợp, giúp trẻ học cách giao tiếp,
ứng xử một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Ngoài ra đồ chơi còn giúp phát triển thể lực sức
khỏe cho trẻ. Đồ chơi vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, phát triển
thẩm mỹ có hiệu quả cho trẻ. Đồ chơi còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đồng thời tích
lũy các môn học khác.
2.2.Thực trạng:
Trường Mầm non Hoa Hướng Dương học sinh 100% là học sinh là con em dân tộc, bố
mẹ là nghề làm nông. Đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, khi vận động đóng góp

mua đồ chơi cho các cháu, số phụ huynh chưa có sự ủng hộ nhiệt tình đồng nhất với
nhau để đóng góp. Vì thế đồ chơi mua để các cháu chơi cũng còn hạn chế, đa số là đồ
chơi giáo viên tự tạo theo từng chủ điểm để phục vụ cho các cháu học cũng như trong
hoạt động vui chơi để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
2.2.1 Những thuận lợi , khó khăn:
3
a/Thuận lợi
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo ban ngành và hội cha
mẹ phụ huynh học sinh của trường Mầm Non Hoa Hướng Dương
- Một số phụ huynh cũng đã quan tâm đóng góp đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
việc học tập và vui chơi của trẻ.
- Một số lớp đã được nhà trường mua sắm đồ chơi tương đối đầy đủ.
- Sự nhiệt tình của giáo viên thường xuyên làm đồ đồ chơi theo từng chủ đề để
phục vụ cho các cháu.
- Sự ủng hộ một số ít phụ huynh trong công tác làm đồ chơi, đóng góp vật liệu,
phế thải để tham gia làm đồ chơi cho các cháu.
b/ Khó khăn:
- Phụ huynh chiếm 100% là dân tộc, làm nông nên ít có thời gian và điều kiện
quan tâm đến các hoạt động của lớp.
- Trẻ đi học còn nhút nhát, chưa chủ động mạnh dạn tham gia các hoạt động. Đồ
chơi ở lớp còn hạn chế. Trong công tác vận động phụ huynh đóng góp mua đồ chơi cho
trẻ còn rất khó khăn.
2.2.2 Thành công và hạn chế :
* Thành công:
- Để thành công được đề tài này là nhờ sự kết hợp cố gắng giữa cô giáo và học
sinh của lớp lá 4 sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của hội phụ huynh của lớp kết hợp nhịp
nhàng cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi cho lớp để phục vụ cho trẻ tốt hơn trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
4
*Hạn chế:

Trong quá trình thực hiện đề tài này còn có một số hạn chế như là. Một số đồ chơi
tự làm chưa có sự sáng tạo. Phụ huynh và trẻ tham gia trong công tác làm đồ dùng chưa
có hiệu quả.
2.2.3 Mặt mạnh,mặt yếu:
* Mặt mạnh:
- Để có được những kết quả trong công tác làm đồ chơi, một số phụ huynh đã ủng
hộ tham gia cùng với cô giáo làm đồ dùng, đồ chơi cho lớp.
- Một số đồ chơi tự làm trẻ rất thích khám phá trong tất cả các hoạt động.
* Mặt yếu:
- Một số đồ chơi tự làm chưa có sự sáng tạo, hấp dẫn đối với trẻ.
- Một số trẻ tham gia công tác làm đồ chơi chưa có kết quả.
2.2.4 Giải pháp và biện pháp:
* Giải pháp, biện pháp:
Qua việc thực hiện đề tài này tôi đã dùng giải pháp truyên truyền với các bậc phụ
huynh trong công tác phối kết hợp giữa phụ huynh, học sinh và đưa ra một số biện pháp
thích hợp cho đề tài này.
3.1/Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp nhằm thu hút cho trẻ phát triển toàn diện trong 5
lĩnh vực, thích khám phá tìm tòi các đồ chơi xung quanh trẻ.
- Trẻ có hứng thú trong các hoạt động khi có đồ dùng, đồ chơi trực quan tiếp cận
với trẻ.
5
3.2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Biện pháp 1: Phối kết hợp với phụ huynh và học sinh thu gom phế thải để làm
đồ dùng.
- Là một giáo viên mầm non việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ rất thiết thực và phục vụ
hàng ngày cho trẻ trong các hoạt động ở lớp. Tuy nhiên đồ chơi của các cháu ở lớp còn
nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ để phục cho trẻ. Hàng ngày bản thân tôi thường xuyên
làm đồ dùng, đồ chơi. Để có vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi tôi đã kết hợp với phụ huynh
nhặt gom các loại phế thải như chai, lọ nhựa, vỏ sò, xơ mướp, que kem…những thứ vật

dụng phế thải an toàn đảm bảo thì hàng tuần mỗi phụ huynh của trẻ gom đưa cho trẻ
mang đi và nộp lại cho cô, để cô giáo làm nhiều đồ chơi cho trẻ chơi và học tập. Tôi đã
dùng biện pháp này phụ huynh đồng tình ủng hộ rất cao và đạt kết quả.
* Biện pháp 2. Vận động hội phụ huynh tham gia làm đồ dùng, đồ chơi.
- Hàng năm trường luôn tổ chức hội thi đồ dùng dạy học cấp trường, để phụ huynh nắm
bắt được việc làm đồ dùng, đồ chơi cho con em mình như thế nào, có khó khan gì không
nên bản thân tôi đã đưa ra biện pháp vận động phụ huynh cùng tham gia với giáo viên
làm đồ dùng dự thi. Kết quả đạt được trong hội thi đồ dùng cấp trường có sự tham gia
6
của phụ huynh đạt giải nhì.
7
8
Hình ảnh phụ huynh tham gia làm đồ chơi
* Biện pháp 3: Làm đồ chơi theo từng chủ điểm.
- Để đáp ứng với nhu cầu chơi của trẻ trong lớp, đồ dùng, đồ chơi phải phong
phú, đa dạng phục vụ cho từng cho từng góc chơi. Ngoài việc làm đồ dùng phục vụ cho
hoạt động học hàng ngày, tôi còn áp dụng làm đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc sinh
động thu hút trẻ chơi trong từng chủ đề. Cứ mỗi chủ đề tôi lại làm một bộ đồ chơi khác.
* Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ tham gia làm đồ chơi cùng cô.
- Để trẻ có một số kỹ năng trong nghệ thuật tạo hình và một số kỹ năng khác.
Trong hoạt động vui chơi tự do, tôi đã hướng dẫn trẻ làm một số đồ chơi đơn giản. Trẻ
rất hứng thú khi được tham gia làm đồ chơi với các nguyên vật liệu chai, lọ, phế thải…
Đạt được một số đồ chơi để phục vụ cho hoạt động góc.
3.3/Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này với điều kiện và biện pháp thực hiện phối kết
hợp giữa hội phụ huynh, học sinh của lớp lá 4. Một số vật dụng phế thải đảm bảo an
toàn, một số phảm phẩm đồ chơi đã được làm ra.
3.4/Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Qua một số biện pháp áp dụng trên với điều kiện thực tế của lớp, tôi thấy các biện
phát rất đạt hiệu quả. Lớp có rất nhiều đồ chơi phong phú trong các góc. Trẻ rất thích

khám phá những đồ chơi mới lạ trong từng chủ đề. Đạt kết quả cao trong học tập cũng
như trong vui chơi ở các góp và ở tất cả các chủ đề.
Phần III: Kết luận, kiến nghị:
4.1/Kết luận:
9
Từ những kết quả thực hiện của đề tài trên tôi rút ra một số kết luận như sau.
- Giáo viên phải có kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh thật tốt.
- Giáo viên phải luôn tìm tòi, khéo léo, sáng tạo trong công tác làm đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ mầm non.
- Trong các hoạt động học, cũng như vui chơi phải có đồ dùng, đồ chơi mới thì mới
thu hút trẻ tham gia hứng thú.
- Gíao viên thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia cùng cô trong công tác làm đồ
dùng, đồ chơi
4.2 Kiến nghị:
- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian để giáo viên thực hiện
làm đồ dùng, đồ chơi nhiều hơn nữa.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được thăm quan trong các đợt thi đồ dùng dạy học
các cấp.
- Hỗ trợ thêm một số kinh phí trong công tác làm đồ dùng.
Cuôr knia, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Người viết
Võ Thị Vinh
MỤC LỤC :
10
Trang
Tên đề tài 1
I/Phần I: Phần mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài .
1.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài :
1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu: 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 1
II/ Phần II: Phần nội dung 1
2.1 Cơ sở lý luận 1
2.2 Thực trạng 2
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn 2
2.2.2 Thành công và hạn chế 2
2.2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 3
2.2.4 Giải pháp và biện pháp 3
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 3
3.2 Nội dung cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 4
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 5
3.4. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 5
III/ Phần III. Kết luận và kiến nghị 5
4.1. Kết luận 5
4.2 Kiến nghị 5

11
12

×