Tải bản đầy đủ (.pptx) (63 trang)

Thuyết trình môn tài chính doanh nghiệp chính sách cổ tức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 63 trang )

Tài chính doanh nghiệp

CHƯƠNG 16

CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

Nhóm 10


• Danh sách nhóm:
– Phạm Hoàng Trung
– Phạm Thanh Giang
– Bùi Minh Tân
– Nguyễn Thị Phương Đài
– Bùi Nguyễn Anh Văn
• GVHD: Cô Nguyễn Thị Uyên Uyên

Chính sách cổ tức


Mở đầu
• Doanh nghiệp có thể trả lại tiền cho cổ đông bằng cách
trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu.
• Chúng ta sẽ tìm hiểu:
– Cách mà công ty quyết định về hình thức và số lượng chi trả
cho cổ đông
– Ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới giá trị cổ đông.

Chính sách cổ tức



Nội dung

Chính sách cổ tức

1

Cổ tức

3

Chính sách cổ tức


I. CỔ TỨC


I. Cổ tức
1. Khái niệm:
Cổ tức cổ phần hay lợi tức cổ phần là một phần lợi nhuận
sau thuế được công ty cổ phần phân chia cho các chủ sở
hữu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn
như bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phần.

Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
2. Cổ tức được chi trả như thế nào?
Dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
năm mà đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị quyết

định trả cổ tức cho các cổ đông, và dự kiến chi trả cho
năm sau.

Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
2. Cổ tức được chi trả như thế nào?
Trình tự chi trả với các mốc thời gian như sau:

Ngày
công bố

Chính sách cổ tức

Ngày giao
dịch
không
hưởng cổ
tức

Ngày ghi
sổ

Ngày chi
trả


I. Cổ tức
Trong đó:

• Ngày công bố: là ngày công ty công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng về quyết định chi trả cổ tức đến các cổ
đông.
• Ngày giao dịch không hưởng quyền (ngày không hưởng cổ
tức): là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu bắt đầu từ ngày
này và liên tiếp ba ngày làm việc sau sẽ không được hưởng
quyền nhận cổ tức trong đợt chi trả đã công bố.
• Ngày ghi sổ: là ngày chốt danh sách cổ đông hiện hành có
quyền nhận cổ tức của công ty trong đợt chi trả cổ tức đã
được công bố.
• Ngày chi trả cổ tức: thường là 2-4 tuần sau ngày ghi sổ, mỗi
cổ đông có tên trong danh sách của ngày ghi sổ sẽ được chi
trả cổ tức theo công bố trước đó.
Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
a. Trả cổ tức bằng tiền mặt:
Cổ tức tiền mặt là số đơn vị tiền tệ mà công ty thanh toán
cho chủ sở hữu tính trên một cổ phần, hoặc theo một tỷ lệ
phần trăm so với mệnh giá cổ phiếu.

Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
a. Trả cổ tức bằng tiền mặt:


Chính sách cổ tức

Nhược điểm

Ưu điểm

làm tương
đối hài lòng
các cổ đông

ảnh hưởng
đến khả
năng thanh
toán của
công ty


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
b. Trả cổ tức bằng cổ phần:
• Một cổ tức cổ phần là chi trả thêm cổ phần thường cho
các cổ đông theo một tỷ lệ nhất định mà công ty không
nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông.
• Tiền mặt thực không bị đưa ra khỏi công ty tuy nhiên số
lượng cổ phiếu của công ty tăng lên nhưng tổng vốn cổ
phần thường và trái quyền của mỗi cổ đông không hề
thay đổi.

Chính sách cổ tức



I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
b. Trả cổ tức bằng cổ phần:

Ưu
điểm

• Vẫn đảm bảo khả năng thanh toán và
các cơ hội đầu tư trong tương lai.
• Làm tăng tính hấp dẫn tương đối trong
mắt các nhà đầu tư (do số lượng cổ
phiếu tăng lên)

Nhược
điểm

• đối với cổ đông, khi muốn thực nhận
tiền họ phải tốn chi phí bán cổ phần đó
nhằm thu tiền thực.

Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
c. Trả cổ tức bằng tài sản:
Theo Luật doanh nghiệp 2005, các công ty cổ phần ở Việt
Nam được phép chi trả cổ tức bằng tài sản khác. Có thể là
thành phẩm, hàng hóa, các chứng khoán của một công ty

khác, bất động sản,…

Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
c. Trả cổ tức bằng tài sản:
Nhược điểm:
• sẽ làm giảm tài sản đó với một bút toán tương ứng trong
lợi nhuận giữ lại.
• Ở Việt Nam chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể
nhằm có thể hoàn tất thủ tục xin giấy phép chi trả cổ tức
bằng tài sản, cơ quan quản lý gặp khó khăn trong công
tác định giá tài sản đó, khó khăn trong việc chia tròn tỷ lệ
cho tất cả cổ đông.

Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
d. Mua lại cổ phần:
Thay vì chi trả cổ tức tiền mặt, các doanh nghiệp đôi khi
cũng mua lại cổ phần đang lưu hành.
Các doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phần theo nhiều
cách như:
• mua trực tiếp từ các cổ đông với mức giá cao hơn thị trường,
• mua trên thị trường tự do,
• thương lượng mua lại từ những người nắm lượng lớn cổ

phần hoặc các định chế tài chính
• đấu giá hà lan.
Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
d. Mua lại cổ phần:
•. Cổ phần được mua lại gọi là cổ phần quỹ.
•. Cổ phần quỹ thường được sử dụng cho các hoạt động
sáp nhập, mua lại công ty, các điều khoản chuyển đổi
của cổ phần ưu đãi trái phiếu chuyển đổi,….

Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
d. Mua lại cổ phần:
Trong thực tế, việc mua lại cổ phần có làm gia tăng giá trị
doanh nghiệp do các lý do sau:
• Các tác động của thuế
• Các tác đông phát tín hiệu.

Chính sách cổ tức


I. Cổ tức
3. Các hình thức chi trả cổ tức:
d. Mua lại cổ phần:

Trong thực tế, việc mua lại cổ phần có làm gia tăng giá trị
doanh nghiệp do các lý do sau:
• Các tác động của thuế
• Các tác đông phát tín hiệu.

Chính sách cổ tức


II. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC


II. Chính sách cổ tức
1. Khái niệm:
Chính sách cổ tức là chính sách quyết định phân phối phần
thu nhập từ phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông thường.

Chính sách cổ tức


II. Chính sách cổ tức
2. Chính sách cổ tức trong mối quan hệ với giá trị của
doanh nghiệp
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức:
Thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning per share – EPS): là chỉ
tiêu phản ánh mức thu nhập đáng lẽ có của các cổ đông
thường nhận được trên mỗi cổ phần.
EPS = Tổng thu nhập sau thuế của cổ đông thường
Tổng số cổ phần thường

Chính sách cổ tức



II. Chính sách cổ tức
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức:
Cổ tức một cổ phần thường (Dividend per share – DPS): là chỉ
tiêu phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi cổ phần được hưởng
từ kết quả hoạt động kinh doanh, là thu nhập thực tế mà cổ đông
nhận được.
DPS = Tổng thu nhập cổ phần thường dùng để trả cổ tức
Tổng số cổ phần thường

Chính sách cổ tức


II. Chính sách cổ tức
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức:
Tỷ lệ chi trả cổ tức: (DPS/EPS): Phản ánh mức cổ tức mà cổ
đông được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thu nhập một cổ
phần thường mà công ty tạo ra trong kỳ. Cho biết công ty đã trích
bao nhiêu phần trăm trong thu nhập dành cho các cổ đông để chi
trả và để đành lại bao nhiêu cho đầu tư.
Tỷ lệ chi trả cổ tức = DPS
EPS
Tỷ lệ càng cao phản ánh phần lớn thu nhập cho cổ đông đã được
chi trả cho cổ đông và giữ lại ít hơn cho tái đầu tư và ngược lại

Chính sách cổ tức


II. Chính sách cổ tức

2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức:
Tỷ suất cổ tức (DPS/P):
• Là tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và giá trị thị trường của cổ phiếu
công ty, hay tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền
mà họ bỏ ra để mua cổ phiếu.
• Tỷ suất cổ tức là tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư chỉ tính riêng
cho thu nhập từ cổ tức khi nhà đầu tư mua cổ phần tại một mức
giá thị trường nào đó, nghĩa là phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận
được bao nhiêu đồng cổ tức từ một đồng đầu tư vào cổ phiếu
tại mức giá thị trường.)

Chính sách cổ tức


×