Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài nghiên cứu thực tế tại Huyện đảo Phú quốc, tỉnh Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.96 KB, 10 trang )

BÀI THU HOẠCH
Về chuyến đi thực tế tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
-------------------

Đi nghiên cứu thực tế là quá trình thâm nhập cuộc sống thực tế để đem
những kiến thức đã được học tại trường, vận dụng vào việc ghi chép tài liệu, lấy
tư liệu từ đời sống, rèn luyện khả năng chắt lọc, tìm tòi những cái hay, cái đẹp
của cuộc sống, phục vụ cho việc học tập. Đây cũng là một phần học trong
chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính được nhà trường
tổ chức vào giữa hoặc cuối khóa học, có đánh giá bằng thông qua bài thu hoạch.
Qua chuyến đi nghiện cứu thực tế học viên được nâng cao nhận thức ở nhiều
lĩnh vực như: Về các khu di tích gắn liền với các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc; về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, về vị trí đặc biệt quan trọng của
biên giới, biển - đảo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; về quốc phòng,
an ninh của đất nước.... Qua đó, khơi dậy tình cảm và ý thức trách nhiệm của
tuổi trẻ trong c ng cuộc ây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
I. Thành phần của đoàn: Gồm có 60 đồng chí là giảng viên và học viên
của Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính tập trung K29.
II. Thời gian, địa điểm và những hoạt động cụ thể của đoàn
Trong 03 ngày (từ ngày 20/10 đến ngày 23/10/2016), trường Chính trị tỉnh
Trà Vinh tổ chức chuyến hành trình tham quan thực tế cho 60 đồng chí là giảng
viên, học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tập trung khóa K29
tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là nơi thực dân, đế quốc đã lấy
làm nơi giam cầm, tra tấn các tù chính trị. Chúng lập nên hệ thống nhà tù, gông
cùm, xiềng ích và đủ các đòn tra tấn tàn bạo nhất để hòng dập tắt ngọn lửa đấu
tranh của các chiến sĩ cách mạng. Phú Quốc – vùng đất gắn liền với lịch sử Việt
Nam hiện đại qua hai cuộc đấu tranh kháng chiến giữ nước chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ âm lược.
Rời Thành phố Trà Vinh thân yêu sau 9 giờ đồng hồ đoàn của chúng tôi
đến với Thị xã Hà Tiên, đây là vùng đất trọng điểm về du lịch của tỉnh Kiên


Giang và vùng Tây Nam bộ. Chúng tôi lên con tàu mang tên SUPERDONG IX
hướng về Phú Quốc, địa danh với 22 hòn đảo lớn nhỏ inh đẹp. Phú Quốc được
mệnh danh là Đảo Ngọc và là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm trong vùng
vịnh Thái Lan, là mảnh đất hình tam giác, mũi hướng về phía Nam tổng diện
tích khoảng 600 km², chiều dài của đảo khoảng 60 km, chiều ngang nơi rộng
nhất khoảng 30km, nơi hẹp nhất khoảng 3km.
Trang 1


Sau gần 02 giờ lênh đênh ngoài biển khơi trên chuyến tàu SUPERDONG
IX, cuối cùng đoàn chúng t i cũng đã đặt chân lên đất Phú Quốc. Buổi sáng trên
Phú Quốc thật là đẹp, càng đến gần Phú Quốc, trong lòng chúng tôi càng cảm
thấy rạo rực, xen lẫn cảm giác hồi hộp, khó tả. Bao nhiêu mong chờ, bao hồi hộp
xen lẫn háo hức, Đoàn chúng tôi, mỗi người đều có những cảm nhận ban đầu
cho riêng mình. Nhưng cảm nhận chung nhất là hòn đảo này thật hoang sơ, thật
đẹp. Chúng tôi nhận thấy nơi đây thật hùng vĩ và cũng thật linh thiêng.
Phú Quốc đã hiện ra ngày một rõ trong mắt chúng tôi. Nhìn từ xa, Phú
Quốc tr ng như một chú gấu biển dũng mãnh đang săn mồi.
Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về Phú Quốc là một hòn đảo mang vẻ
đẹp hoang sơ. Biển xanh ngắt và những bãi cát trãi dài, trắng mịn óng ả hiện ra
dọc đường chúng t i đi về trung tâm thị trấn qua các địa danh như: Dương
Đ ng, Dương Tơ, An Thới, Hàm Ninh, bãi Vòng, bãi Khem, bãi Sao, Gành Dầu,
Cửa Cạn, suối Tranh, suối Đá Bàn… Không khí trong lành cùng với tiếng sóng
biển rì rào khiến mọi người đi dường như quên hết mệt mỏi, thay vào đó chỉ còn
thấy tiếng nói cười và những lời khen tặng của các thành viên trong đoàn dành
cho cảnh đẹp của hòn đảo nhỏ này.
1. Làng Chài Hàm Ninh
Háo hức theo người anh hướng
dẫn viên du lịch chúng tôi bắt đầu
cuộc “hành trình” quay lại với lịch sử

cách đây mấy chục năm về trước. Địa
điểm đầu tiên của ngày thứ nhất,
chúng t i đến đó là Làng chài Hàm
Ninh nằm trên bờ biển phía Ð ng đảo,
sau lưng là núi rừng, trước mặt là biển
cả mênh m ng. Dân cư tập trung ven
bờ rạch Hàm, đến Hàm Ninh như
người hoài cổ trở lại làng ưa. Cuộc
Làng chày Hàm Ninh
sống ở đây gần như còn giữ nguyên vẻ
hoang sơ với nhà tranh vách tre tạm
bợ. Nghề chính vẫn là nghề lặn ngọc trai, bắt hải sâm (đồn đột) và giăng lưới
ghẹ. Thăm Hàm Ninh vào sáng sớm hay những đêm trăng thì mới hưởng hết vẻ
đẹp của biển này. Tại đây du khách sẽ được thưởng thức cảnh nhật nguyệt tr i
bồng bềnh trên mặt biển.

Trang 2


2. Vườn Tiêu
Đến đảo Phú Quốc kh ng chỉ khám phá những
danh lam, thắng cảnh mà còn thưởng thức những
hương vị độc đáo của ứ đảo này. Phú Quốc vốn là
đảo có nhiều đặc sản mà bất kỳ ai khi đến đây đều
kh ng thể bỏ qua đó chính là tiêu. Hồ tiêu Phú Quốc
có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn
nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác,
trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu được người dân
Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là
bằng thủ c ng, chọn lựa những quả chín phơi riêng

gọi là tiêu chín (tiêu đỏ), những quả còn anh sau khi
Người dân đang chăm sóc
phơi kh được gọi là tiêu cội (tiêu đen). Do nhu cầu
vườn hồ tiêu
của thị trường, người dân đã dùng tiêu đen tẩy bỏ vỏ
chỉ còn lại phần lõi hạt gọi là tiêu sọ. Trong các loại tiêu thì tiêu sọ là ngon nhất
và đắt tiền nhất. Cây Hồ tiêu được trồng ở Phú Quốc hàng trăm năm với diện
tích trung bình là 471 ha tập trung ở 3 ã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ.
3. Vườn Sim
Vào những năm gần đây rượu sim được bổ sung vào danh sách những đặc
sản của Phú Quốc. Đến Phú Quốc, chúng ta sẽ được anh hướng dẫn vào những
cửa hàng bày trí sang trọng chuyên bán rượu sim. Sim là giống cây rừng có rất
nhiều trên đảo Phú Quốc. Từ ý tưởng chiết xuất loại quả rừng này, lúc đầu
những doanh nghiệp nhỏ, chỉ làm ở phạm vi thử nghiệm, cung cấp cho nhu cầu
địa phương. Từ từ rượu sim được quảng bá đến khách du lịch và được nổi tiếng.
Mỗi du khách đến với Phú Quốc đều mua rượu sim về làm quà. Trái sim
nguyên liệu đưa về rửa sạch, chọn quả chín mọng xay nhuyễn và ủ lên men với
đường cát theo một tỷ lệ nhất định trong m i trường hiếm khí từ 40 đến 45 ngày.
Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh sẽ được một loại rượu màu hồng, uống có
vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng 11,5%. Mỗi sản phẩm
lu n được con người xứ đảo này trân trọng mong làm say lòng du khách để đưa
tiếng thơm Phú Quốc đi a.

Trang 3


4. Suối Tranh
Từ thị trấn Dương Đ ng, theo
tuyến đường Dương Đ ng – Hàm
Ninh khoảng 10 km là đến được

Suối Tranh. Ở đây có phong cảnh
thiên nhiên đẹp với hoa cỏ, núi
rừng, biển và suối. Con suối chảy
hiền hoà bên những phiến đá nối
tiếp nhau chạy dài a tít. Có đoạn
suối chảy qua các ghềnh đá tạo nên
những con thác nhỏ với làn nước
mềm mại, trắng oá… Khung cảnh
Suối tranh với những phong cảnh tuyệt đẹp
tựa như bức tranh thiên nhiên tuyệt
đẹp (có lẽ vì thế mà người ta gọi là suối Tranh). Suối Tranh được bao bọc bởi
cây cối anh tươi, hoa thơm cỏ lạ. Những chòm cây hình thù khẳng khiu rắn rỏi,
thân cây ngả màu xanh xám, mọc chen vào đá, những nhánh phong lan bám vào
thân cây, nơi năm ba nhánh nơi một vài chòm, hoa vàng, hoa trắng….
5. Nhà tù Phú Quốc
Điểm đến của ngày thứ hai,
đoàn chúng t i đến với Di tích quốc
gia đặc biệt trại giam tù binh Chiến
tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù
binh Cộng sản Phú Quốc là một trại
giam nằm tại thị trấn An Thới ở cực
nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến
tranh Đ ng Dương, trại giam này có
tên là Nhà lao Cây Dừa. Thắp nén
hương thành kính trước anh linh của
những người chiến sĩ cộng sản kiên
Trại Giam Phú Quốc – Phân khu B II
trung, biểu tượng anh hùng, bất
khuất, sáng ngời trong đấu tranh
đánh thắng kẻ thù âm lược, giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống độc lập, tự

do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trong lòng chúng t i ai cũng úc động.
Càng đi vào bên trong, học viên như chúng t i càng khâm phục ý chí chiến đấu
của cha anh và nhận ra âm mưu thủ đoạn tàn độc, thậm chí man rợ của kẻ thù.

Trang 4


Từ năm 1966, trên khắp Việt Nam, Mỹ - ngụy cho xây hàng loạt trại giam
tù binh để giam những người mà chúng có thể bắt được ở vùng giải phóng hoặc
vùng tranh chấp, chúng gắn cho hai chữ Việt Cộng rồi tống vào nhà giam với
mục đích chính là để làm cạn nguồn nhân lực của cách mạng. Trong số đó,
chúng xây dựng ở Phú Quốc nhà tù lớn nhất và chúng gọi là: “Trại giam tù binh
cộng sản Việt Nam - Phú Quốc” do trung ương trực tiếp quản lý, hoạt động từ
ngày 6/7/1967, vị trí tại thung lũng thị trấn An Thới ngày nay với diện tích
khoảng 400 héc-ta. Chúng phân chia trại giam thành 12 khu, mỗi khu có 4 phân
khu và mỗi phân khu có 4 phòng. Mỗi khu chúng giam 3.000 tù nhân. Trong
suốt quá trình hoạt động, tại nhà tù này từ năm 1967 đến năm 1973, chúng đã
giam giữ 40.000 tù nhân, tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.

Xung quanh nhà tù có nhiều lớp kẽm gai, có lính
và chó canh giữ xuyên suốt

Chung quanh mỗi khu và
phân khu đều được bao bọc
nhiều lớp dây kẽm gai, bùng
nhùng, có 4 tiểu đoàn quân cảnh
và chó bẹc-rê canh giữ nghiêm
mật. Những người kh ng mai rơi
vào tay chúng và bị giam giữ ở
đây có quê quán khắp các miền

Nam-Trung-Bắc và với nhiều
thành phần từ cán bộ đến chiến sĩ
cách mạng và cả những nhà tu,
những người chưa vị thành niên.

Cả đoàn người chúng tôi
nín lặng, xót xa khi biết bọn chúng đã dùng mọi thủ đoạn thâm độc và tàn bạo
nhất với trên 45 kiểu tra tấn dã man điển hình như: Trói tay vào tường và đánh
bằng roi là một trong những màn “nhập trại” đơn giản, nhẹ nhàng nhất, dùng
ván gỗ và ốc vít để ép vào ngực; Lại có người bị ép giữa hai tấm ván dày rồi
dùng vồ đập; đóng đinh 12 phân vào đầu, vai, gối; Kích điện tù nhân; dùng
thanh gỗ để “đào” răng; Tống tù nhân vào thùng phuy đầy nước, một tên ấn đầu
xuống, một tên dùng vồ đập mạnh vào thành phuy, tù nhân vừa sặc nước, vừa
như vỡ tai, đầy đau đớn; Bắt cởi trần, lộn người trên những thanh vĩ sắt đầy sắc
nhọn khiến người tù bị lột da, chảy máu; Treo người lên rồi đánh bằng roi và vồ
bằng gỗ; lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi, 03 người tù ở
phân khu C6 đã bị luộc chết; Chôn sống tù nhân giữa trời nắng; Chúng còn dùng
những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.... và nhiều hình
thức tra tấn dã man khác hòng khuất phục ý chí chiến đấu của các chiến sĩ cách
mạng đến mức mọi người gọi nơi đây là “Địa ngục trần gian”.
Trang 5


Một trong số kiểu tra tấn rất dã man tại Nhà tù Phú Quốc

Chuồng cọp kẽm gai là một trong những sáng chế dã man nhất mà Mỹ Nguỵ đã dùng để hành hạ, tra tấn tù binh mà chúng gọi là chuồng cọp. Chúng
dùng dây kẽm gai đan chằng chịt xung quanh và trên nóc. Chuồng cọp này đặt ở
ngoài trời trong các phân khu và có kích thước khác nhau, có loại chúng nhốt
một người, có loại chúng nhốt 5-6 người. Chúng bắt tù nhân phải cởi áo, quần
dài, chỉ được mặc quần cụt nằm trên đất cát hoặc có thể chỉ ngồi lom khom để

phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm. Tất cả các loại chuồng cọp
này, chỉ cần người tù nhúc nhích thay đổi tư thế là bị kẽm gai đâm vào cơ thể.
Giữa trời nắng hoặc đêm lạnh, những tù binh bịt lột trần chỉ có thể ngồi khom.
Khi mỏi quá thẳng người lên là bị kẽm gai chọc thẳng vào đầu. Ở đây tù binh chỉ
được ăn một ít cơm với muối hoặc không có muối phải ăn nhạt, mỗi ngày chỉ
được 1-2 ca nước uống, phải đi tiêu, tiểu tại chỗ. Những đêm lạnh cóng, chúng
cho dội nước lên người tù binh mà chúng gọi là “giải khát cho cọp” hoặc “rửa
chuồng”. Những ngày nóng nực, chúng cho dội nước muối lên người, và gọi là
ướp cho mau lên cân, có khi chúng cho đốt lửa cạnh chuồng cọp. Tù binh bị
nhốt trong chuồng cọp vài ngày là toàn thân bị lột da. Nhiều người bị nhốt lâu
ngày, da non mọc lên rồi lại bị cháy, bị lột nhiều lần. Nhiều người chịu đựng
không nổi với cái nóng, cái lạnh, đói khát nên đã chết ngay tại chuồng cọp này.

Trang 6


Nhiều tù binh đã chết vì bị phơi nắng trong “chuồng cọp” giữa trời như thế này

Chúng đã nghĩ ra những cách tàn độc nhất để tra tấn, những hình thức
nghe qua đã thấy rợn người nhưng bọn chúng sẵn sàng ra tay trên cơ thể nạn
nhân, đó là đục răng và bẻ răng. Chúng kê chiếc đục vào sát chân răng của
người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra.
Hơn thế nữa, chúng dùng đinh 3 phân để đóng vào các ngón tay của tù
nhân trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, ương ngón tay của người tù
bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng các cổ chân,
khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết. Đây là bằng
chứng man rợ của chúng. Những lần khai quật tìm hài cốt những chiến sĩ cách
mạng bị giam tại đây vẫn còn đinh trong trong ương.
Trong thời gian tồn tại kh ng đầy 06 năm của trại giam này, có hơn 4.000
người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.

Kẻ địch càng tra tấn tàn bạo bao nhiêu thì càng làm bừng lên khí phách
kiên trung, bất khuất của người cộng sản, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ
quốc, với nhân dân bấy nhiêu. Những người chiến sĩ cộng sản này được ví như
thép trong ngục lửa. Những dòng người đến thăm nơi đây lu n đi trong nín lặng,
nghe cổ mình mặn đắng bởi dòng lệ nén vào trong. Và có lẽ trong số những
người đến đây cảm nhận được cái giá rất đắc, đó là ương máu của những người
chiến sĩ cộng sản này để đổi lấy hòa bình độc lập cho hôm nay.
Tại đây các chúng tôi được nghe những câu chuyện kể về khí tiết của những
người anh hùng ấy, mỗi chúng t i đều khâm phục họ, họ hy sinh vì tổ quốc khi
còn rất trẻ, nhưng họ không phí hoài tuổi xuân của mình vì đã làm những việc có
ích cho đất nước cho dân tộc. Tất cả những thời khắc ấy thật thiêng liêng và xúc
động, giúp chúng t i được lắng lòng mình lại, suy nghĩ về chính bản thân mình,
Trang 7


phải sống sao cho thật xứng đáng là một người con của dân tộc Việt Nam anh
hùng. Lấy tấm gương của các thế hệ cha anh đi trước làm ánh sáng soi lối cho
chúng t i bước đi h m nay.
Có đi, có chứng kiến tận mắt có lẽ bạn cũng chưa thể tin được rằng trong
cuộc sống này lại có những con người tàn bạo đến thế, có những hình thức tra
tấn khủng khiếp đến thế. Và có lẽ bạn lại càng không thể tin rằng sức chịu đựng
của con người lại lớn như thế, ý chỉ của người chiến sĩ cách mạng kiên định đến
vậy. Nhưng đó lại là một sự thật. Sự thật của lịch sử, sự thật về một dân tộc anh
hùng, về một đất nước kiên cường và những con người vĩ đại. Chỉ có thể dùng
hai từ “phi thường” để nói lên sức chịu đựng và ý chí mãnh liệt của người chiến
sĩ cách mạng Việt Nam.
Càng tìm hiểu về những địa danh lịch sử của Phú Quốc, các bạn trong
đoàn càng thêm khâm phục ý chí kiên cường bất khuất của những thế hệ cha anh
đi trước, càng hun đúc thêm cho mỗi chúng t i lòng yêu nước, càng tự hào hơn
vì được là người con của tổ quốc Việt Nam anh hùng. Chuyến đi tuy đã kết thúc,

vẫn còn đó những hoài niệm, tiếc nuối. Nhưng với mỗi thành viên trong đoàn đó
chắc chắn là những kỷ niệm không bao giờ quên. Rồi đây chúng t i sẽ tự hào vì
mình đã từng được đến thăm Phú Quốc, tự hào được nghe kể chuyện “tù” từ
chính những người cựu tù chính trị, và các bạn sẽ lại đem những câu chuyện ấy
kể lại cho bạn bè mình nghe, để họ hiểu thêm về lịch sử hai cuộc đấu tranh của
Việt Nam, để họ và chúng t i hun đúc thêm lòng yêu nước cũng như là động lực
để mỗi chúng t i được chỉnh sửa lại mình, sống sao cho xứng đáng với bản thân,
gia đình và ã hội, góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh và văn minh.
6. Một số địa danh nổi tiếng khác
Dịp này, các học viên còn được đến tham quan các địa điểm như: Cơ sở
nuôi cấy Ngọc Trai lớn nhất tại Phú Quốc; Tắm biển và câu cá tại Bãi Sao, một
trong những bãi biển đẹp nhất của Phú Quốc với cát trắng lấp lánh trãi dài gần
07km. Tham quan Thiền viện trúc lâm Hộ quốc, đây là một trong những công
trình kiến trúc tâm linh lớn nhất của Phú Quốc cho đến thời điểm này. Nằm ở ấp
Suối Lớn, ã Dương Tơ, tổng diện tích của khu vực xây dựng Chùa Hộ Quốc
hơn 100ha có kinh phí ây dựng cả 100 tỷ đồng.
III. Đánh giá chung
1. Mặt đạt được:
Trải qua 3 ngày cùng nhau đi đến một vùng đất mới, tập thể lớp trung cấp
lý luận chính trị - hành chính tập trung K29 đã có những trải nghiệm v cùng tốt
Trang 8


đẹp. Được cùng nhau giao lưu, tìm hiểu những điều mới mẻ – những thực tế mà
kh ng quyển sách nào có thể phản ánh hết được. Hẳn câu nói đi “Đi một ngày
đàng học một sàng khôn”. Chỉ vỏn vẹn 3 ngày nhưng đó là thời gian để chúng
t i gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, và học tập được nhiều điều hơn từ thực tế của
cuộc sống. Th ng qua chuyến hành trình thực tế lần này giúp cho chúng tôi và
học viên hiểu sâu sắc hơn về những hy sinh mất mát của thế hệ cha anh đi trước,

nhưng mà đầy vinh quang của Đảng và của dân tộc, th ng qua đó để giúp cho
các học viên hiểu sâu sắc hơn những hy sinh mất mát đó và giúp cho các học
viên có thể tự hào truyền thống của cha anh đi trước để ây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nguyên nhân mặt đạt được: Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Trường
Chính trị, sự dẫn dắt nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm lớp và sự phục vụ chu
đáo của C ng ty du lịch và nhất là sự tự ý thức của mỗi học viên tham gia
chuyến đi thực tế, đa số các học viên đều tuân thủ giờ giấc, biết tự chăm lo cho
sức khỏe bản thân và năng động trong chuyến đi, góp phần chuyến đi thành công
tốt đẹp.
2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, chuyến đi thực tế của đoàn t i thấy vẫn
có một số hạn chế như: thời gian Ban tổ chức sắp ếp tham quan Nhà tù Phú
Quốc rất ngắn nên kh ng thể tham quan hết toàn cảnh nhà tù, khi tham quan nhà
tù Ban tổ chức kh ng sắp ếp đi theo đoàn và kh ng có hướng dẫn viên thuyết
minh cho đoàn, mỗi học viên tự tham quan hoặc đi theo nhóm nên chưa được
giải thích chu đáo về tất cả các hoạt động của nhà tù. C ng ty du lịch tuy có
phục vụ chu đáo nhưng vẫn còn thiếu soát trong việc cung cấp nón du lịch cho
đoàn, nón không được cung cấp đầy đủ và kh ng giống nhau giữa các e; hướng
dẫn viên trên e số 01 tuy có hoạt náo năng động nhưng chưa sắp ếp chu đáo
trong việc ăn uống cho những thành viên trên e.
IV. Kiến nghị, đề xuất
Đề uất trong thời gian tới trường tiếp tục cho các lớp học sau đi thực tế
những nơi có ý nghĩa như đảo Phú Quốc hay những địa điểm có truyền thống cách
mạng vẻ vang để góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc cho cán bộ, c ng chức.
Đề uất có sự chỉ đạo Ban tổ chức dẫn đoàn đi thực tế cần ác định trọng
tâm, trọng điểm trong chuyến đi để có sự sắp ếp thời gian tham quan hợp lý,
chẳng hạn đi Phú Quốc, ban tổ chức đoàn nên sắp ếp thời gian tham quan Nhà
tù Phú Quốc dài hơn những địa điểm khác.
Trang 9



Đề uất trường nên kiến nghị lãnh đạo tỉnh bố trí nguồn kinh phí cho trường
để hỗ trợ toàn phần hoặc phần nào kinh phí cho học viên, vì đa số học viên tự lo
kinh phí, cơ quan kh ng có nguồn hỗ trợ kinh phí cho học viên đi thực tế.
Hết.

Trang 10



×