TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 8 - Tháng 2/2012
NGUỒN NHÂN LỰC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
NGUYỄN HỮU SƠN
(*)
TĨM TẮT
Năm 2004, Phú Quốc được định hướng phát triển thành Trung tâm Du lịch sinh thái
tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế, Phú Quốc cần có đội ngũ nhân lực chun nghiệp phục vụ trong
lĩnh vực du lịch. Trong khi đó, lực lượng lao động hiện tại còn rất mỏng và yếu, nhân viên
có trình độ phần lớn được tuyển dụng từ các tỉnh, thành khác. Ngay cả nhân viên nghiệp
vụ địa phương cũng khơng đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Việc phân tích hiện trạng
nguồn nhân lực trong phát triển du lịch nơi đây cho thấy những hạn chế về số lượng, năng
lực, trình độ chun mơn, trình độ quản lí cũng như những hạn chế trong cơng tác đào tạo.
Từ đó, chúng ta có thể khẳng định việc đào tạo một đội ngũ lao động chun mơn là rất
quan trọng và cần thiết, đặc biệt, lao động tại chỗ chính là nguồn lao động ổn định và bền
vững cho địa phương.
ABSTRACT
In 2004, Phu Quoc was oriented to be developed into the Eco-tourism Center of
international standards. Thus, Phu Quoc needs professional human resource to serve in
the field of tourism. Meanwhile, the current workforce is not sufficient and qualified; most
of qualified employees have been recruited from other provinces. Even local professionals
are not qualified for the recruitment needs. An analysis of the current state of human
resource in tourism development here shows limitations on the quantity, capacity, and
level of management as well as on training. Therefore, we can affirm that the training of a
professional workforce is very important and necessary; especially, the local workforce is
stable and sustainable for the local area.
ĐẶT VẤN ĐỀ
(*)
Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam,
nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên
Giang. Huyện đảo Phú Quốc gồm 36 đảo
lớn nhỏ. Trong đó, đảo Phú Quốc là đảo
lớn nhất với diện tích 573 km
2
, dài 50 km,
nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Phú
Quốc đƣợc mệnh danh là đảo ngọc bởi sự
giàu có do thiên nhiên ban tặng một hệ sinh
thái và tiềm năng du lịch phong phú.
Quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp với cảnh
quan thiên nhiên và những khu rừng hoang
(*)
CN, Trƣờng Đại học Sài Gòn
sơ đầy bí ẩn
1
.
Từ tiềm năng này, ngày 5 tháng 10
năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã kí
Quyết định 178/2004/QĐ-TTg về “Đề án
phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020”
2
. Hội nghị triển khai Quyết định
trên đƣợc tổ chức vào tháng 10 năm 2006.
Ngày 08 tháng 01 năm 2007, Thủ tƣớng
Chính phủ kí Quyết định số 01/2007/QĐ-
TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kì
2006-2020, định hƣớng tiếp tục duy trì tầm
nhìn chiến lƣợc về phát triển du lịch, ƣu
NGUỒN NHÂN LỰC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH
KIÊN GIANG
tiên cho Phú Quốc phát triển kinh tế - xã
hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và
môi trƣờng sinh thái; tập trung xây dựng
đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch,
nghỉ dƣỡng, giao thƣơng quốc tế, hiện đại
của vùng đồng bằng sông Cửu Long; từng
bƣớc hình thành một trung tâm du lịch tầm
cỡ khu vực, quốc tế với chất lƣợng cao
theo quy hoạch. Phú Quốc đƣợc áp dụng
các cơ chế, chính sách ƣu đãi cao nhất mà
Nhà nƣớc ban hành về đầu tƣ nƣớc ngoài,
đầu tƣ trong nƣớc, khu kinh tế thƣơng mại
tự do, khu kinh tế mở.
Trên cơ sở đó, nhiều nhà đầu tƣ đã đến
Phú Quốc với các dự án phát triển du lịch
đã đƣợc duyệt
3
. Do đó, nhu cầu về nguồn
nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ
cao hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên
đảo là vấn đề cấp bách.
Nhân lực là một trong những nguồn
lực không thể thiếu trong phát triển kinh tế
- xã hội. Phát triển du lịch luôn có nhu cầu
lâu dài và liên tục về lao động có trình độ
nhất định về kĩ năng nghiệp vụ. Để có một
Phú Quốc phát triển du lịch bền vững trong
tƣơng lai, việc dự báo và đƣa ra các giải
pháp về nguồn lao động này là cần thiết.
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở PHÚ
QUỐC
Ngày nay, du lịch đến các vùng biển
đảo đang là xu thế chung của khách du
lịch. Phú Quốc nằm cách vùng phát triển
công nghiệp và du lịch Thái Lan khoảng
500 km, cách Malaysia khoảng 700 km,
cách Singapore khoảng 1.000 km và gần
cửa ngõ Tây Nam của Campuchia. Từ Phú
Quốc, chỉ hai giờ bay, khách có thể đến thủ
đô của các quốc gia Đông Nam Á. Phú
Quốc có khả năng tiếp nhận khối lƣợng lớn
khách quốc tế. Hàng năm, đảo Phú Quốc
đã đón trên 150.000 lƣợt khách du lịch,
trong đó gần 50.000 khách quốc tế
4
.
Vì vậy Phú Quốc có nhiều tiềm năng
cho phát triển du lịch. Với nguồn tài
nguyên tự nhiên, Phú Quốc có thể phát
triển các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh
thái, du lịch thể thao, du lịch biển và các
hoạt động khám phá thiên nhiên. Phú Quốc
cũng có thể phát triển các loại hình du lịch
văn hoá, lễ hội mang đậm nét địa phƣơng.
Phú Quốc có 24 di tích văn hoá lịch sử,
trong đó có khu di tích nhà lao Cây Dừa
đƣợc công nhận là khu di tích cấp Quốc
gia, và 02 khu di tích đƣợc công nhận là
di tích cấp Tỉnh gồm Đình Thần Dƣơng
Đông và Sùng Hƣng Cổ tự. Ngoài ra, Phú
Quốc còn những khu di tích khác, gắn với
một sự kiện lịch sử đáng tự hào của ngƣời
dân đảo
5
.
Với đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
đƣợc ƣu đãi nhƣ trên, Phú Quốc hiện có rất
nhiều doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc
ngoài quan tâm đầu tƣ. Theo Trung tâm
xúc tiến thƣơng mại Huyện, hiện có 104 dự
án tham gia đầu tƣ vào phát triển du lịch
trong giai đoạn 2006-2010
6
. Trong đó, hầu
hết là các doanh nghiệp đến từ Thành phố
Hồ Chí Minh, từ các tỉnh, thành khác và từ
nƣớc ngoài. Theo Thông tấn xã Việt Nam,
Phú Quốc có 170 dự án tham gia đầu tƣ,
trong đó có 60 nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chủ
yếu hoạt động du lịch. Hiện đã có 12 dự án
đƣợc thực hiện
7
. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp địa phƣơng với nhiều hình thức sản
xuất kinh doanh khác nhau cũng tham gia
kết hợp vào hoạt động du lịch. Phần lớn
các doanh nghiệp có khả năng đều khởi sự
từ các loại hình sản xuất truyền thống, các
nhà thùng nƣớc mắm có khả năng kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch, các doanh
nghiệp sản xuất rƣợu sim, các nhà vƣờn,
NGUYỄN HỮU SƠN
các hộ sản xuất và kinh doanh nhuyễn thể,
v.v. Một thuận lợi lớn cho các doanh
nghiệp địa phƣơng là họ có thể kết hợp
kinh doanh nhà hàng, khách sạn và các loại
hình du lịch khác cùng với việc giới thiệu
quy trình sản xuất chế biến và các ngành
nghề truyền thống, v.v. Đặc thù về vị trí
địa lí giúp nơi đây tạo ra những sản phẩm
đặc biệt. Đó cũng là nét riêng biệt để thu
hút du khách đến với Phú Quốc.
Với lƣợng khách du lịch và nguồn đầu
tƣ phát triển du lịch tăng nhƣ trên, trong
tƣơng lai, Phú Quốc cần nguồn nhân lực
lớn có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
để vận hành nền du lịch địa phƣơng.
2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NGUỒN
NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TẠI
PHÚ QUỐC
Vấn đề không thuận lợi cho phát triển
du lịch tại Phú Quốc là nguồn nhân lực địa
phƣơng có trình độ và tay nghề về các kĩ
năng, nghiệp vụ còn yếu và thiếu. Do đó,
nhiều doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn
về tuyển dụng, đặc biệt là trong sử dụng
lao động địa phƣơng. Lao động địa phƣơng
chƣa đủ khả năng tiếp nhận công việc theo
các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ, kĩ năng
mà Tổng cục Du lịch đề ra. Trong khi đó,
mức lƣơng tối thiểu để trả cho một lao
động địa phƣơng là tƣơng đối cao so với
năng lực và trình độ thực tế của họ
8
. Thậm
chí là sau khi đƣợc tuyển dụng và đƣợc đào
tạo, nhân viên địa phƣơng cũng không đủ
năng lực để tiếp nhận kiến thức đƣợc đào
tạo
9
. Trƣớc tình hình đó, các doanh nghiệp
phải tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên từ
các tỉnh, thành phố, đặc biệt là những nhân
viên quản lí cấp cao. Đôi khi những nhân
viên này sau khi tuyển dụng vẫn chƣa đủ
khả năng quản lí theo chuẩn khu vực và
quốc tế, nên doanh nghiệp phải đƣa đi tu
nghiệp ở nƣớc ngoài một thời gian (thƣờng
từ 3 – 6 tháng, hoặc một năm) thì họ mới
có thể làm việc đƣợc
10
. Tuy nhiên, một vấn
đề rất dễ xảy ra và gây khó khăn cho doanh
nghiệp tuyển dụng tại đây là sau khi đi tu
nghiệp về, các nhân viên này thƣờng tìm
kiếm những công việc với mức lƣơng cao
hơn, thƣờng ở những công ty du lịch có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Lực lƣợng quản lí du lịch địa phƣơng
cũng còn mỏng. Năm 2005, Sở Du lịch tỉnh
Kiên Giang đƣợc thành lập từ việc tách ra
từ Sở Thƣơng mại Tỉnh ; Trung tâm Xúc
tiến Thƣơng mại đƣợc thành lập với 4 cán
bộ còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực
tiếp thị và quảng bá sản phẩm
11
. Đến năm
2007, các đơn vị Sở Du lịch, Sở Văn hóa –
Thông tin và Sở Thể dục Thể thao đƣợc sát
nhập thành Sở Văn hóa – Thể thao và Du
lịch. Trung tâm xúc tiến thƣơng mại vẫn
giữ nguyên nhƣng dƣới sự quản lí của Sở
Công thƣơng. Đội ngũ này có tăng lên về
số lƣợng nhƣng không chỉ phải theo dõi
hoạt động của du lịch mà còn phải theo dõi
các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ phát triển
của Tỉnh. Để thực hiện các chƣơng trình
xúc tiến du lịch tại Phú Quốc, Trung tâm
phải thu thập thông tin từ các đơn vị kinh
doanh du lịch. Do không đủ nhân lực,
Trung tâm chỉ có thể gửi các phiếu thăm dò
cho cả doanh nghiệp và khách du lịch. Với
cách thức này, thông tin sẽ không đầy đủ
và thiếu chính xác. Tại Phú Quốc, gần nhƣ
không có nhân viên chuyên trách trong lĩnh
vực du lịch. Phòng Xúc tiến thƣơng mại tại
đây chỉ có 2, 3 nhân viên nhƣng phải quản
lí mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, và
thƣơng mại của địa phƣơng
12
. Do đó, việc
theo dõi tiến độ phát triển du lịch rất lỏng
lẻo và hạn chế
13
. Theo thông tin từ Cổng
du lịch, Thông tấn xã Việt Nam, ngành du
lịch địa phƣơng đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Ngoài cơ sở hạ tầng,
NGUỒN NHÂN LỰC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH
KIÊN GIANG
phƣơng tiện đi lại, hệ thống lƣu trú, ẩm
thực, nơi vui chơi giải trí,… còn thiếu và
chƣa đồng bộ, khó khăn nhất hiện nay vẫn
là khâu nhân sự ngành du lịch vừa thiếu
vừa không mang tính chuyên nghiệp
14
.
Tỉnh Kiên Giang cũng có các cơ sở
đào tạo nhân lực cho ngành du lịch nhƣ
Trung tâm xúc tiến việc làm của tỉnh,
trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kĩ thuật tỉnh.
Các cơ sở này đã tổ chức những khoá đào
tạo trung cấp, đào tạo nghiệp vụ, kĩ năng
cho các ngành bộ phận phục vụ nhà hàng,
khách sạn. Nhƣng sau khi tốt nghiệp, các
học viên không phục vụ trong lĩnh vực du
lịch vì không xin đƣợc việc do cơ sở du
lịch không nhận hoặc năng lực chuyên môn
nghiệp vụ không đáp ứng đƣợc yêu cầu
thực tế chuẩn của doanh nghiệp. Một
nguyên nhân nữa là các chƣơng trình đào
tạo còn thiếu định hƣớng dựa trên cơ sở
yêu cầu chung về phát triển du lịch của
Tỉnh
15
, đặc biệt là nhu cầu thực tiễn các
loại hình nghiệp vụ, kĩ năng từ các đơn vị
du lịch cần. Từ năm 2006 đến nay, Trung
tâm Dạy nghề và Trung tâm Xúc tiến
Thƣơng mại và Du lịch Phú Quốc đã tổ
chức các lớp lễ tân, hƣớng dẫn viên du
lịch, phục vụ buồng, phục vụ bàn nhà hàng
cho lao động địa phƣơng
16
. Tuy nhiên, đội
ngũ này còn rất mỏng và chƣa đủ đáp ứng
cho nhu cầu của tốc độ phát triển du lịch
địa phƣơng.
Theo dự báo về sự phát triển cơ sở du
lịch với nhu cầu về nguồn nhân lực của du
lịch Phú Quốc là:
- Về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch:
Năm 2010 có khoảng 3.500 buồng lƣu
trú (trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 -
5 sao chiếm khoảng 30 - 35%), năm 2015
là 8.200 buồng lƣu trú (trong đó số phòng
đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 55
- 60%) và 18.000 buồng lƣu trú vào năm
2020 (trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn từ
3 - 5 sao chiếm khoảng 60 - 70% ).
- Về lao động và việc làm:
Năm 2010 có khoảng 7.000 lao động
trực tiếp và 15.400 lao động gián tiếp trong
ngành du lịch, số lao động tƣơng ứng cho
năm 2015 là 16.400 và 36.100 và năm
2020 là 36.000 và 79.200.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-
TTg ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang thời kì 2006-2020)
3. MỘT SỐ CHỦ TRƢƠNG VÀ GIẢI
PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHO NGÀNH DU
LỊCH HIỆN NAY Ở PHÚ QUỐC
Đề đào tạo nguồn nhân lực cho tƣơng
lai, cần có những cơ sở đào tạo chuyên
nghiệp và đạt chuẩn về du lịch của khu vực
và thế giới, nhất là khi Phú Quốc đã đƣợc
định hƣớng trở thành Trung tâm du lịch
sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các ngành
nghề đào tạo, ngoài những nghiệp vụ cơ
bản trong ngành du lịch, cần cụ thể và phù
hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển của
địa phƣơng vốn là một vùng du lịch sinh
thái đảo. Trong tình hình cơ sở đào tạo và
đội ngũ giảng dạy của Tỉnh và địa phƣơng
còn mỏng nhƣ hiện nay, việc liên kết hợp
tác đào tạo với những đơn vị đào tạo
chuyên nghiệp, có kinh nghiệm là phù hợp:
- Đối với cấp đào tạo nhân viên phục vụ,
nghiệp vụ, có thể liên kết với các trƣờng
dạy nghề, hoặc các trƣờng nghiệp vụ du
lịch trong nƣớc có uy tín ở các thành phố
lớn nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối với cấp đào tạo quản lí kinh doanh
và quản lí hành chính, có thể liên kết với
các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu,
NGUYỄN HỮU SƠN
hoặc các sở, ngành liên quan trong và
ngoài nƣớc.
- Đặc biệt, là một điểm du lịch sinh thái,
Phú Quốc cần có một đội ngũ chuyên
trách về môi trƣờng và bảo vệ sinh thái.
Trong lĩnh vực đào tạo này, Phú Quốc có
thể học tập kinh nghiệm từ các quốc gia
hoặc các địa phƣơng có sự quản lí tốt về
môi trƣờng trong phát triển du lịch nhƣ
Singapore, Malaysia.
Bên cạnh đó cần có những giải pháp
mạnh mẽ cùng với sự quy hoạch từng bƣớc
nhằm hƣớng tới phát triển bền vững nguồn
nhân lực cho du lịch với hƣớng xác định
trọng tâm trƣớc mắt là hệ thống các kĩ
năng nghiệp vụ du lịch, quản trị điều hành
và giao tiếp sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh
và một số nước như Pháp, Nhật…). Điều
này hoàn toàn không dễ dàng nhƣng cần
phải tích cực thực hiện:
- Phối hợp với các trƣờng nghiệp vụ du
lịch chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện việc đào tạo huấn luyện
đội ngũ nhân viên có kĩ năng nghiệp vụ
tốt ở tất cả các bộ phận: lễ tân, phục vụ
phòng, phục vụ nhà hàng, bar,… chú
trọng đến kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sử
dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh)
giao tiếp cơ bản.
- Để làm đƣợc điều này, không chỉ từ phía
doanh nghiệp, mà ngay cả cơ quan quản
lí Nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng cần
dựa trên thang chuẩn quy định của Tổng
cục du lịch để thƣờng xuyên kiểm tra,
giám sát các mức độ đạt chuẩn của doanh
nghiệp nhằm tăng tính chuyên nghiệp và
khả năng cạnh tranh, tạo ra hiệu quả phát
triển kinh doanh trong du lịch.
- Từng bƣớc xây dựng, hình thành bộ phận
chuyên trách về công tác huấn luyện, đào
tạo và phát triển trong các doanh nghiệp
du lịch để có thể duy trì, đảm bảo đƣợc
chuẩn chất lƣợng của nhân viên. Việc
làm này là vô cùng cần thiết và quan
trọng nhằm giảm bớt các gánh nặng về
chi phí cho công tác đào tạo nguồn lực từ
xa, mà thực hiện việc tự đào tạo và tự bồi
dƣỡng để khắc phục đƣợc lỗ hổng về
nguồn lực có kĩ năng.
- Bên cạnh đó, từng bƣớc giảm dần việc sử
dụng nhân lực từ các nơi khác, chú trọng
đến việc sử dụng nhân lực tại địa phƣơng
để tăng hiệu quả phát triển kinh tế xã hội
và giải quyết việc làm tại chỗ. Muốn làm
đƣợc điều này thì giữa doanh nghiệp du
lịch và cơ quan quản lí Nhà nƣớc cần có
sự phối hợp chung trong việc quy hoạch
đào tạo và sử dụng nguồn lực của địa
phƣơng theo các hƣớng phân luồng sau
đây:
Đào tạo kĩ năng nghề du lịch và ngoại
ngữ giao tiếp cơ bản cho ngƣời lao động
ở trình độ phổ thông (tốt nghiệp THCS
và THPT) phục vụ trực tiếp cho doanh
nghiệp.
Đào tạo nâng cao đối với ngƣời lao động
đã có quá trình làm việc và gắn bó lâu
dài với doanh nghiệp về chuyên môn
(ĐH – CĐ hoặc ngoại ngữ chuyên sâu).
Có chính sách về lƣơng bổng đãi ngộ đối
với ngƣời dân địa phƣơng sau khi đƣợc
đào tạo nâng cao trở về làm việc.
- Thƣờng xuyên bồi dƣỡng và nâng cao
nhận thức về phát triển kinh doanh du
lịch cho đội ngũ cán bộ quản lí, chủ cơ
sở, doanh nghiệp dịch vụ du lịch để tăng
cƣờng năng lực quản trị điều hành.
Chính điều này sẽ là cơ sở nền tảng cho
những quyết sách về phát triển du lịch,
trong đó, không thể thiếu việc quy hoạch
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn.
4. KẾT LUẬN
Với tiềm năng về tài nguyên thiên
NGUỒN NHÂN LỰC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH
KIÊN GIANG
nhiên và tính đa dạng sinh học, Phú Quốc
xứng đáng đƣợc chọn làm điểm đến về du
lịch sinh thái đảo. Lƣợng khách trong và
ngoài nƣớc ngày càng đến với Phú Quốc
nhiều hơn chứng tỏ nơi đây còn nhiều tiềm
năng phát triển. Tính hoang sơ của thiên
nhiên là một lợi thế để nơi đây đƣợc đầu tƣ
phát triển thành khu du lịch với tiêu chuẩn
quốc tế. Do đó, đội ngũ lao động cần đƣợc
chuẩn hoá và có chuyên môn cao. Với hiện
trạng nhân lực du lịch hiện nay, Phú Quốc
sẽ rất khó thu hút đầu tƣ và phát triển. Việc
liên kết hợp tác trong đào tạo nguồn nhân
lực sẽ giúp địa phƣơng sớm chuẩn hoá
đƣợc đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp,
kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển, đồng
thời học hỏi và hoàn thiện dần các cơ sở
đào tạo của mình. Lao động phục vụ tại
chỗ phải đƣợc chú trọng đào tạo vì sẽ là
lực lƣợng lao động ổn định và lâu dài,
đóng góp nhiều cho ngành du lịch và cho
nền kinh tế Phú Quốc.
Chú thích:
1
Nguồn: Trang thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang
2
Quyết định 178/2004/QĐ-TTg kí ngày 05/10/2004 về việc phê duyệt “Đề án phát triển
tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tẩm nhìn đến năm 2020”; Quyết
định 1179/QĐ-TTg kí ngày 09/11/2005 về việc duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú
Quốc đến năm 2020; và Quyết định 14/QĐ-TTg kí ngày 04/01/2006 về duyệt quy hoạch
phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020
của Thủ tƣớng Chính phủ.
3
Báo cáo của Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại tỉnh Kiên Giang.
4
Báo Kinh tế Việt Nam. 2005. Phát triển du lịch Phú Quốc như thế nào?
5
Phỏng vấn anh Nguyễn Thái Khanh, phó phòng VHTT huyện Phú Quốc.
6
Theo báo cáo của Trung tâm xúc tiến thƣơng mại tỉnh Kiên Giang.
7
Nguồn tin theo Thông tấn xã Việt Nam đƣợc thu thập trên trang web:
/>250658319
8
Phỏng vấn Công ty du lịch Sài Gòn – Phú Quốc thuộc tổng công ty du lịch Sài Gòn
Tourist, chủ doanh nghiệp nhà thùng nƣớc mắm Kim Hoa có kinh doanh khách sạn, chủ
doanh nghiệp sản xuất nhuyễn thể Kim Liên có tham gia hoạt động du lịch ngày
15/06/2006 và chị Hồ Bạch Điệp - hộ kinh doanh khu du lịch Gió Biển, Gành Dầu ngày
16/06/2006. Theo công ty Sài Gòn Tourist và doanh nghiệp Kim Hoa, để có đƣợc nhân
viên có khả năng làm việc, các doanh nghiệp phải tuyển dụng từ Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh về, phải tổ chức đào tạo các kĩ năng chuyên môn. Riêng Sài Gòn – Phú Quốc
có chƣơng trình đƣa nhân viên đi đào tạo ngắn và trung hạn ở nƣớc ngoài. Để tính toán đầu
tƣ sản xuất cho hiệu quả, doanh nghiệp sản xuất nhuyễn thể Kim Liên phải đƣa nguyên vật
liệu (vỏ các loài nhuyễn thể, ngọc trai, v.v.) vào đất liền, tận dụng nguồn thợ với mức
lƣơng thấp hơn, cộng với chi phí vận chuyển, v.v. giá thành sản phẩm vẫn rẻ hơn so với
việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ.
9
Phỏng vấn chủ doanh nghiệp nhà thùng nƣớc mắm Kim Hoa, chủ doanh nghiệp sản xuất
nhuyễn thể Kim Liên ngày 15/06/2006.
10
Phỏng vấn phó phòng hành chánh, công ty du lịch Sài Gòn – Phú Quốc. Đồi với nhân
viên quản lí cao cấp công ty tuyển dụng về thƣờng đƣợc đi tu nghiệp tại Singapore từ 3
tháng đến một năm.
11
Phỏng vấn chị Mai, trƣởng phòng Xúc tiến Thƣơng mại, Sở Du lịch Tỉnh Kiên Giang,
tháng 6/2006. Chị Mai cùng một nhân viên chuyên trách phát triển du lịch và quảng bá sản
phẩm du lịch đều tốt nghiệp ngành báo chí, bản thân chị Mai cũng đã làm việc trong ngành
báo chí một thời gian. Hai nhân viên còn lại cũng không đƣợc đào tạo chuyên ngành du
lịch. Mặc dù các thành viên đều nỗ lực hết mình ttrong công việc nhƣng vẫn ở mức độ
nghiên cứu, vừa học vừa làm.
12
Phỏng vấn ông Khanh, trƣởng phòng Xúc tiến Thƣơng mại, UBND xã An Thới Đông,
Phú Quốc, 6/2006.
13
Phỏng vấn chị Hồ Bạch Điệp - hộ kinh doanh khu du lịch Gió Biển, Gành Dầu ngày
16/06/2006. Theo chị Điệp, thỉnh thoảng anh Khanh mới ghé qua một lần trong năm và
cũng chỉ kiểm tra thuế kinh doanh và các loại phí khác, hoặc chỉ là những đợt kiểm tra
ngắn.
14
Cổng du lịch, 2009. Khách du lịch đến Kiên Giang tăng mạnh. Theo Thông tấn xã Việt
Nam, 3/3/2009.
15 16
Báo cáo sơ kết công tác phát triển du lịch 2 năm ( 2006 – 2007) theo Nghị quyết 02-
NQ/TU của Tỉnh uỷ Kiên Giang. UBND tỉnh Kiên Giang (2007).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo sơ kết công tác phát triển du lịch 2 năm ( 2006-2007 ) theo Nghị quyết 02-
NQ/TU và 08-NQ/TU của tỉnh uỷ Kiên Giang, UBND tỉnh Kiên Giang (2007).
2. Báo Kinh tế Việt Nam (2005), Phát triển du lịch Phú Quốc như thế nào?.
3. Cổng du lịch (2009), Khách du lịch đến Kiên Giang tăng mạnh, theo Thông tấn xã Việt
Nam, 3/3/2009.
4. Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang (11/2005), Phát triển du lịch Kiên Giang cần
một cú “hích”.
5. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Huyện Phú Quốc giai đoạn 2006 – 2010 (2005),
Uỷ ban Nhân dân Huyện Phú Quốc.
6. Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc. Tổ chức Du lịch Thế giới – Trung tâm xúc
tiến thƣơng mại và du lịch Phú Quốc, Kiên Giang, 2005.
7. Thủ tƣớng chính phủ (2004), Quyết định 178/2004/QĐ-TTg:“Đề án phát triển tổng thể
đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020’.
8. Thủ tƣớng chính phủ (2005), Quyết định 1197/QĐ-TTg:“Phê duyệt quy hoạch chung
xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020”.
9. Thủ tƣớng chính phủ (2006), Quyết định 14/QĐ-TTg:“Phê duyệt quy hoạch phát triển
giao thông bền vững đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
10. Thủ tƣớng chính phủ (2007), Quyết định 01/QĐ-TTg:“Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kì 2006-2020”.
11. Trang thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang
12. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005), Tóm lược quy hoạch phát triển du lịch Phú
Quốc, Tổng cục Du lịch, Hà Nội.
13. Trang thông tin điện tử Cổng Du lịch (3/2009).
14. Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại tỉnh Kiên Giang (2006), Báo cáo tổng kết năm 2006.
15. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc (2003), Chương trình phát
triển Liên Hiệp Quốc - Dự án của chính phủ Việt Nam, Hà Nội.