Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

PHẠM CHÂU HOÀNG SƠN

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

PHẠM CHÂU HOÀNG SƠN

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG


Đồng Nai – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tên đề tài: “Hoàn thiện Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty Công
nghiệp thực phẩm Đồng Nai”
Giáo viên hƣớng dẫn: Ts.Huỳnh Đức Lộng
Tên học viên thực hiện: Phạm Châu Hoàng Sơn
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.
- Các số liệu thu thập, điều tra nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc
công bố ở bất kỳ tài liệu nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Châu Hoàng Sơn


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các quý Thầy Cô Khoa sau
đại học – Trƣờng Đại học Lạc Hồng đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trƣờng điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ
Huỳnh Đức Lộng, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn luận văn, đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm
Đồng Nai đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tƣ liệu, tài liệu hữu
ích phục vụ cho đề tài.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động viên, hỗ trợ
rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.


Tác giả

Phạm Châu Hoàng Sơn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 1
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Lƣợc khảo các vấn đề nghiên cứu liên quan ................................................................ 2
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP............................................................................................................................... 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị ................................................ 4
1.1.1 Trên thế giới ........................................................................................................ 4
1.1.2 Ở Việt Nam ......................................................................................................... 5
1.2 Định nghĩa về kế toán quản trị ................................................................................... 6
1.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị .................................................... 7
1.4 Vai trò của kế toán quản trị ........................................................................................ 8
1.5 Một số nội dung cơ bản của kế toán quản trị ............................................................. 9

1.5.1 Dự toán ngân sách ............................................................................................... 9
1.5.1.1 Khái niệm về dự toán ngân sách .................................................................. 9
1.5.1.2 Mục đích của việc lập dự toán ngân sách ..................................................... 9
1.5.1.3 Phân loại dự toán ngân sách ......................................................................... 9
1.5.1.4 Quy trình lập dự toán ngân sách ................................................................. 10
1.5.1.5 Mô hình lập dự toán ................................................................................... 11
1.5.1.6 Nội dung của các dự toán ........................................................................... 13


1.5.2 Kế toán trách nhiệm .......................................................................................... 15
1.5.2.1 Khái niệm: .................................................................................................. 15
1.5.2.2 Các trung tâm trách nhiệ ............................................................................ 15
1.5.3 Hệ thống kế toán chi phí ................................................................................... 16
1.5.3.1 Khái niệm ................................................................................................... 16
1.5.3.2 Phân loại chi phí ......................................................................................... 17
1.5.3.3 Đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành ............................................... 19
1.5.3.4 Kỳ tính giá thành ........................................................................................ 19
1.5.3.5 Phƣơng pháp tính giá thành ........................................................................ 20
1.5.3.6 Phân tích biến động chi phí ........................................................................ 20
1.5.4 Thiết lập thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn
hạn và dài hạn của doanh nghiệp ............................................................................... 21
1.5.4.1 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn ................................ 21
1.5.4.2 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định dài hạn .................................. 21
1.6 Những điều cần thiết để thực hiện kế toán quản trị tại doanh nghiệp ..................... 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI ................................... 24
2.1 Tình hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Công nghiệp thực
phẩm Đồng Nai .............................................................................................................. 24
2.1.1 Tình hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty .................... 24

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 24
2.1.1.2 Quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ......................................... 25
2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty ................................................. 26
2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................. 27
2.1.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất tại Tổng công ty ......................................... 30
2.1.1.6 Một số chỉ tiêu trong kế quả hoạt động ...................................................... 32
2.1.1.7 Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển của Tổng Công ty ............. 35
2.1.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm
Đồng Nai .................................................................................................................... 37
2.1.2.1 Các phƣơng pháp kế toán đƣợc áp dụng tại Tổng Công ty ........................ 37
2.1.2.2 Tình hình tổ chức hệ thống sổ sách ............................................................ 38


2.1.2.3 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán ............................................................. 38
2.2 Thực trạng Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng Công ty Công nghiệp Thực
phẩm Đồng Nai .............................................................................................................. 42
2.2.1 Dự toán ngân sách ............................................................................................. 42
2.2.1.1 Mô hình lập dự toán tại Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng
Nai .......................................................................................................................... 42
2.2.1.2 Quy trình lập và quản lý dự toán ngân sách tại Tổng Công ty Công nghiệp
Thực phẩm Đồng Nai ............................................................................................. 42
2.2.1.3 Các báo cáo dự toán hiện nay tại Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm
Đồng Nai ................................................................................................................ 43
2.2.1.4 Đánh giá thực trạng công tác dự toán tại Tổng Công ty Công nghiệp Thực
phẩm Đồng Nai....................................................................................................... 44
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm ............ 45
2.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất ........................................................................... 45
2.2.2.2 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. ........................................................... 45
2.2.2.3 Đối tƣợng tính giá thành. ............................................................................ 46
2.2.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm. ....................................................................... 46

2.2.2.5 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ................................ 46
2.2.3 Đánh giá trách nhiệm quản lý ........................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 52
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM......................................................... 53
ĐỒNG NAI........................................................................................................................ 53
3.1 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng Công
ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai ............................................................................ 53
3.1.1 Quan điểm ......................................................................................................... 53
3.1.1.1 Phù hợp với đặc điểm về quy mô và hoạt động của Tổng công ty ............ 53
3.1.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của Tổng công ty ....................... 53
3.1.1.3 Tính phù hợp và hài hoà giữa chi phí và lợi ích ......................................... 53
3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện ........................................................................................... 53
3.2 Hoàn thiện Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng Công ty Công nghiệp thực
phẩm Đồng Nai .............................................................................................................. 54


3.2.1 Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách ............................................................ 54
3.2.1.1 Xây dựng mô hình lập dự toán ngân sách .................................................. 54
3.2.1.2 Xây dựng quy trình lập dự toán ngân sách ................................................. 55
3.2.1.3 Lập báo cáo dự toán ngân sách .................................................................. 57
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống đánh giá trách nhiệm quản lý .......................................... 66
3.2.2.1 Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách
nhiệm ...................................................................................................................... 66
3.2.2.2 Báo cáo đánh giá của từng trung tâm trách nhiệm ..................................... 69
3.2.3 Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai ....................................................... 70
3.2.3.1 Hoàn thiện phƣơng pháp xác định định chi phí và quản lý chi phí ............ 70
3.2.3.2 Hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .................. 71
3.2.3.3 Biện pháp giảm giá thành sản phẩm ........................................................... 71

3.2.4 Thiết lập hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ việc ra quyết định ........ 72
3.3 Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị ........................................... 80
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống tài khoàn kế toán .............................................................. 80
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống hệ thống chứng từ và báo cáo kế toán quản trị ................ 81
3.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ .................................................................... 81
3.3.2.2 Hoàn thiện hệ báo cáo ................................................................................ 82
3.4 Những giải pháp khác nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán quản trị tại Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai................................ 82
3.4.1 Đào tạo nguồn nhân lực .................................................................................... 82
3.4.2 Hoàn thiện phần mềm kế toán........................................................................... 83
3.4.3 Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng ............................................................. 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 85
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bán hàng

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


BHYT

Bảo hiểm y tế

CPBB

Chi phí bất biến

CPBH&QL

Chi phí bán hàng và quản lý

CPKB

Chi phí khả biến

CPNLTT

Chi phí nguyên liệu trực tiếp

CPNCTT

Chi phí nhân công trực tiếp

CPSX

Chi phí sản xuất

CPSXDDCK


Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

DTHV

Doanh thu hoà vốn

GTGT

Giá trị gia tăng

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế toán tài chính

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

LN

Lợi nhuận

NVL

Nguyên vật liệu


P

Lợi nhuận

QL

Quản lý

SLHV

Sản lƣợng hoà vốn

SP

Sản phẩm

SXC

Sản xuất chung

TCT

Tổng công ty

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTĐB


Tiêu thụ đặc biệt

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Uỷ ban nhân dân

UBT

Uỷ ban Tỉnh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2013 và 2014 .......... 33
Bảng 2.2: Chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2013 và 2014 ..................................................... 34
Bảng 2.3: Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nƣớc trong năm 2013 và 2014 ............................. 35
Bảng 2.4: Bảng các khoản trích theo lƣơng ...................................................................... 48
Bảng 3.1: Dự toán tiền thu đƣợc qua các quý ................................................................... 57
Bảng 3.2: Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp Bastos xanh ........................................ 60
Bảng 3.3: Bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp ...................................................... 60
Bảng 3.4: Bảng định mức chi phí sản xuất chung ............................................................. 61
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp định mức chi phí ....................................................................... 62
Bảng 3.6: Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí của sản phẩm Batos xanh ..................... 73
Bảng 3.7: Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí ............................................................... 74
Bảng 3.8: Số liệu sản xuất của sản phẩm Bastos xanh ...................................................... 76
Bảng 3.9: Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí ............................................................... 76
Bảng 3.10: Số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh - Dofico.......................................... 78

Bảng 3.11: Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí - Dofico .............................................. 79
Bảng 3.12: Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí - Dofico .............................................. 80


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện kết cấu tài sản tính đến cuối tháng 12/ 2014 ..................... 32
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2013
và 2014 .............................................................................................................................. 33
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận sau thuế TNDN trong năm 2013 và 2014 ......... 34
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện khoản nộp ngân sách nhà nƣớc trong năm 2013 và
2014……………………………………………………………………………………...35

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm
Đồng Nai............................................................................................................................ 27
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất ............................................................................................ 30
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ...................... 38
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 39


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kế toán quản trị là trình bày, giải thích những thông tin kế toán với định hƣớng
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thông tin của những nhà quản trị trong nội bộ doanh
nghiệp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, thông tin của kế toán quản
trị có vai trò kiểm soát hệ thống chi phí-giá thành, lập dự toán ngân sách, tổ chức điều
hành và ra quyết định ngắn hạn, dài hạn. Vì vậy thông tin của kế toán quản trị có vai
trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế hiện nay, đối với Tổng công ty Công
nghiệp Thực phẩm Đồng Nai một doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động đa ngành
nghề thuộc sở hữu Nhà nƣớc, có mạng lƣới hoạt động rộng khắp đã và đang đóng góp
một phần không nhỏ vào thu ngân sách, góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp tại địa
phƣơng. Công tác kế toán quản trị ở Tổng công ty đã đƣợc áp dụng trong những năm
gần đây, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định và chƣa phân tích đánh giá
đƣợc một số các chỉ tiêu phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh. Nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển bền vững của Tổng công ty, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện Tổ
chức công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai”
làm đề tài luận văn Cao học với mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
kế toán quản trị để nó thực sự là công cụ hữu ích cho các nhà quản trị trong việc điều
hành doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống lý luận về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp;

-

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quàn trị tại Tổng Công ty Công

nghiệp Thực phẩm Đồng Nai;
-

Đề ra một số các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Tổng Công

ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tƣợng nghiên cứu: Tổ chức công tác kế toán quản trị của Tổng công ty

Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai.
-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.


2
+ Thời gian: Số liệu tài chính các năm 2013, 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp định tính để thực hiện nội dung và mục
tiêu đề ra, cụ thể là:
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh số liệu thực tế và kế hoạch nhằm đánh giá hoạt

động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty;
- Phƣơng pháp quan sát: tiến hành quan sát thực tế kế toán tại Tổng công ty, từng

phần hành liên quan đến công tác kế toán;
- Phƣơng pháp phân tích: nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng hệ thống kế toán

quản trị tại Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai nhằm tìm ra những mặt
tích cực cũng nhƣ những điểm hạn chế còn tồn tại của hệ thống kế toán tại Tổng công
ty, từ đó đề xuất những phƣơng án nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị
tại Tỗng công ty.
5. Lƣợc khảo các vấn đề nghiên cứu liên quan
Đinh Thị Phƣơng Vy (2007), “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ
phần sản xuất kinh doanh dịch vụ và xuất nhập khẩu Quận 1 (FIMEXCO)”, tác giả đã

đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng nơi nghiên cứu. Qua đó tác
giả đã tiến hành tổ chức công tác kế toán quản trị và các điều kiện áp dụng hệ thống kế
toán quản trị cụ thể tại đơn vị nghiên cứu.
Nguyễn Nhƣ Khoa (2008), “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty
lƣơng thực miền Nam”, tác giả đã đƣa ra các phƣơng án, giải pháp xây dựng tổ chức
công tác kế toán quản trị nhƣ tổ chức công tác quản trị chứng từ, tài khoản, sổ sách,
lập báo cáo kế toán quản trị…
Trần Kim Tuyến (2009), “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần
Nam Việt”, tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty, sau
đó đã tiến hành xây dựng hệ thống kế toán quản trị nhƣ: Kế toán trách nhiệm, dự toán
ngân sách, kế toán chi phí và giá thành…
Trần Thanh Thuý Ngọc (2010), “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Trƣờng
cao đẳng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác
kế toán quản trị tại Công ty, tiến hành xây dựng hệ thống kế toán quản trị về chứng từ
cũng nhƣ hệ thống báo cáo cửa kế toán quản trị phù hợp với Công ty đang nghiên cứu.


3
6. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty Công
nghiệp thực phẩm Đồng Nai.
Chƣơng 3: Hoàn thiện Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty Công

nghiệp thực phẩm Đồng Nai.


4

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị:
1.1.1 Trên thế giới:
Theo GS. Lyle E.Jacobsen viết trên báo London Economist tháng 6 năm 1960 thì
ngƣời đầu tiên viết về Kế toán quản trị là nhà kinh doanh ngƣời Anh Thomas
SutherLand (Viết năm 1875)
Đến nửa cuối thế kỷ 19 Kế toán quản trị đƣợc áp dụng đầu tiên ở Anh và Bắc Mỹ
trong ngành Dệt, Đƣờng sắt, sau đó đƣợc áp dụng vào ngành Thuốc lá, Luyện kim,
Hóa chất.
Đến năm 1925, Kế toán quản trị đƣợc áp dụng vào hầu hết các ngành kinh tế.
Theo GS. Petty viết trong tác phẩm “ Từ kế toán quản trị đến quản trị chiến lƣợc” quá
trình phát triển của Kế toán quản trị chia làm 4 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Từ năm 1950 – 1965
Nội dung của Kế toán quản trị nhấn mạnh đến việc xác định chi phí và kiểm soát
chi phí.
 Giai đoạn 2: Từ năm 1965 - 1985
Nội dung của Kế toán quản trị nhấn mạnh đến việc thực hiện chức năng hoạch
định và kiểm soát.
 Giai đoạn 3: Từ năm 1985 - 1995
Nội dung của Kế toán quản trị nhấn mạnh đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp.
 Giai đoạn 4: Từ năm 1995 - Nay
Nội dung của Kế toán quản trị gắn liền với quản trị chiến lƣợc, nhấn mạnh đến
việc tạo ra giá trị gia tăng thông qua việc gia tăng lợi ích cho khách hàng, cổ đông, sử
dụng hiệu quả nguồn lực
Sự phát triển của Kế toán quản trị trong giai đoạn này xuất phát từ 2 nhóm
nguyên nhân:



5
Nhóm nguyên nhân thuộc tầm vĩ mô:
 Quá trình toàn cầu hóa
 Sự phát triển của công nghệ thông tin
Sự phát triển của nền kinh tế tri thức
 Sự thay đổi năng động của thời đại .v.v.
Các nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh:
 Sự rút ngắn của chu kỳ sống của sản phẩm
 Vai trò ngày càng tăng của khách hàng
 Sự thay đổi cấu trúc doanh nghiệp theo hƣớng linh hoạt dựa trên hệ thống mạng
liên kết.
 Sự nhận thức lại giá trị vô hình.v.v..
1.1.2 Ở Việt Nam:
Quá trình phát triển của kế toán quản trị đã trải qua bốn giaiđoạn đáng ghi nhận:
- Giai đoạn từ 1995 trở về trƣớc: Với cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều theo chỉ tiêu kế
hoạch pháp lệnh của nhà nƣớc. Việc phân tích hoạt động kinh doanh không đƣợc xem
trọng, bộ phận kế toán chỉ xử lý số liệu phát sinh để lập các báo cáo theo chế độ hiện
hành mà không cần thiết lập thông tin để cung cấp cho Ban Giám Đốc doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, trong giai đoạn này, mặc dù kế toán quản trị chƣa đƣợc chính thức hình
thành nhƣng trên thực tế đã có những biểu hiện nhất định của kếtoán quản trị thể hiện
ở việc thực hiện kế toán chi tiết doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh theo
từng bộ phận cùng với phƣơng pháp hạch toán và quản lý theo định mức. Chính những
biểu hiện này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận dụng kế toán quản trị vào các
doanh nghiệp Việt Nam.
- Giai đoạn từ 1996 đến 2005: quyết định 1141/TC/CĐKT ra đời đã thừa nhận
vai trò quan trọng của kế toán quản trị vì giai đọan này, nền kinh tế nƣớc ta chuyển
sang nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi một lƣợng thông tin thật phong phú và đa dạng mà
với phƣơng pháp và phạm vi phản ánh khiêm tốn của mình, kế toán chi tiết không thể
nào đáp ứng đƣợc. Quyết định 1141/TC/CĐKT đƣợc thiết kế phục vụ cho kế toán tài

chính nhƣng cũng có sự gợi mở cho các doanh nghiệp có thể thực hiện kế toán quản trị
thể hiện ở hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống chứng từ
kế toán đã linh động hơn, cho phép doanh nghiệp sử dụng những chứng từ mang tính


6
chất hƣớng dẫn phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp. Còn đối với hệ thống tài khoản kế
toán đã xuất hiện những tài khoản loại 6 giúp ta đánh giá đƣợc tỉ trọng các khoản mục
chi phí trong giá thành từ đó có hƣớng quản lý và kiểm soát chi phí.
- Đến tháng 01/2006, Bộ Tài chính chính thức ban hành thông tƣ 53/2006/TTBTC khá đầy đủ và chi tiết về nội dung, và công tác tổ chức thực hiện kế toán quản trị
trong doanh nghiệp, tạo nên một sự thống nhất về nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp
thực hiện kế toán quản trị phù hợp với điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp Việt
Nam.
1.2 Định nghĩa về kế toán quản trị
Theo Khoản 3, Điều 4, Luật Kế toán 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003, Kế toán
quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán Mỹ: “ Kế toán quản trị là quá trình cung
cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong
việc kiểm soát, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình kế toán quản trị
bao gồm các công việc xác định, cân, đong, đo, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích,
chuẩn bị thông tin, giải thích và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để các nhà
quản lý xử lý các thông tin này theo hƣớng có lợi nhất cho doanh nghiệp”.
Theo tác giả cuốn “Advanced Management Accounting” năm 1998, Ông Robert
S.Kaplan và Anthony A.Atkinson, kế toán quản trị đƣợc định nghĩa: “ Hệ thống kế
toán cung cấp thông tin cho những ngƣời quản lý doanh nghiệp trong việc hoạch định
và kiểm soát hoạt động của họ”.
Theo từ điển thuật ngữ Kế toán Mỹ thì Kế toán quản trị là một lĩnh vực của kế
toán liên quan đến định lƣợng các thông tin kinh tế và hỗ trợ những nhà quản trị trong
việc đƣa ra các quyết định tài chính, đặc biệt trong việc hoạch định kế hoạch và quản

lý giá thành.
Nhƣ vậy có rất nhiều quan điểm về kế toán quản trị nhƣng nhìn dƣới góc độ phục
vụ cho việc quản lý và ra quyết định thì kế toán quản trị là công việc ghi chép, thu
thập, đo lƣờng, phân tích và xử lý các thông tin kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho các
chức năng của nhà quản lý doanh nghiệp nhƣ lập kế hoạch, tổ chức-điều hành, kiểm
tra và ra quyết định.


7
1.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị:
 Sự giống nhau:
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị không hoàn toàn là hai hệ thống kế toán
tách biệt, cả hai đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị cùng có nguồn gốc thông tin là đều xuất
phát từ chứng từ gốc.
- Cả hai loại kế toán tài chính và kế toán quản trị đều chịu trách nhiệm quản lý.
Kế toán quản trị biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý ở góc độ các bộ phận, các
cấp bên trong doanh nghiệp, kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị
cấp cao nhất trong một doanh nghiệp.
 Sự khác nhau:
- Về đối tƣợng sử dụng thông tin: Thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc
lập các báo cáo tài chính nhằm cung cấp cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp
nhƣ: cơ quan thuế, nhà đầu tƣ, cổ đông, chủ nợ v.v… Thông tin kế toán quản trị đƣợc
cung cấp cho nhà quản trị bên trong doanh nghiệp để giúp họ điều hành doanh nghiệp.
- Về mục đích: Kế toán tài chính cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo
cáo tài chính để cung cấp cho bên ngoài, thông tin kế toán quản trị cung cấp thông tin
cho các nhà quản trị nhằm mục đích điều hành doanh nghiệp.
- Về đặc điểm thông tin: Thông tin kế toán tài chính phản ánh các hoạt động đã
xảy ra trong quá khứ đòi hỏi tính khách quan và có thể kiểm tra đƣợc. Thông tin kế
toán quản trị mang tín linh hoạt, đƣợc tổng hợp và phân tích ở nhiều góc độ khác nhau

và định hƣớng cho tƣơng lai.
- Tính pháp lý: Nội dung và hình thức của các báo cáo của kế toán tài chính phải
tuân thủ theo các chuẩn mực và các nguyên tắc đƣợc chính phủ quy định. Nội dung và
hình thức của kế toán quản trị không tuân theo các chuẩn mực do pháp luật quy định,
nó tùy thuộc vào yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp.
- Phạm vi thông tin: Thông tin kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài
chính trên quy mô toàn thể doanh nghiệp, thông tin kế toán quản trị liên quan đến việc
quản lý trên từng bộ phận, từng cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp.


8
- Kỳ báo cáo: Kế toán tái chính thƣờng lập báo cáo tài chính theo niên độ quý,
năm. Kế toán quản trị thƣờng lập báo cáo theo tuần, tháng, quý, năm v.vv…
- Đơn vị đo lƣờng: Kế toán tài chính dùng tiền làm đơn vị đo lƣờng. Kế toán
quản trị sử dụng đơn vị đo lƣờng là tiền tệ, hiện vật, thời gian lao động và các đơn vị
tính khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Nhƣ vậy kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận trong hệ thống kế
toán doanh nghiệp, tổ chức kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính một cách khoa
học trong cùng một hệ thống kế toán doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
1.4 Vai trò của kế toán quản trị:
Vai trò của kế toán quản trị đƣợc thể hiện tƣơng ứng với từng chức năng của
nhà quản trị:
 Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng hoạch định là cung cấp thông tin
về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị, của đối thủ cạnh tranh, điều kiện
thị trƣờng, thị hiếu khách hàng và sáng kiến kỹ thuật… Thông tin do kế toán quản trị
cung cấp rất quan trọng trong việc truyền đạt và hƣớng dẫn nhà quản trị xây dựng kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn.
 Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng tổ chức – điều hành là cung cấp
thông tin cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanh
nghiệp và những thông tin phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp. Thông tin do kế

toán quản trị cung cấp phải có tác dụng phản hồi về hiệu quả và chất lƣợng của các
hoạt động đã và đang đƣợc thực hiện để giúp nhà quản trị có thể kịp thời điều chỉnh và
tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp.
 Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng kiểm tra là cung cấp thông tin
về tình hình thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của từng bộ phận
trong doanh nghiệp, giúp cho nhà quản trị kiểm soát đƣợc việc thực hiện các chỉ tiêu
kế hoạch và đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tƣơng lai.
 Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng ra quyết định là thu thập, xử lý
và cung cấp các thông tin liên quan đến các phƣơng án kinh doanh nhằm giúp cho nhà
quản trị lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất. Đối với các quyết định có tính chiến lƣợc,
thông tin do kế toán quản trị cung cấp phải hỗ trợ cho nhà quản trị xác định các mục


9
tiêu của tổ chức và đánh giá các mục tiêu đó có thể thực hiện đƣợc trên thực tế hay
không. Đối với các quyết định tác nghiệp, kế toán quản trị cung cấp những thông tin
để giúp nhà quản trị ra quyết định về sử dụng các nguồn lực của tổ chức và giám sát
các nguồn lực đó đã và đang đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.
1.5 Một số nội dung cơ bản của kế toán quản trị:
1.5.1 Dự toán ngân sách:
1.5.1.1 Khái niệm về dự toán ngân sách:
Theo tài liệu kế toán quản trị (2006) : “ Dự toán ngân sách là việc ƣớc tính toàn
bộ thu nhập, chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ để đạt đƣợc một mục tiêu
nhất định và dự kiến các công việc, nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu đó”.
Dự toán ngân sách bao gồm: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí,
nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất
chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá
vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tƣ, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân sách cũng là cơ sở để đánh giá
việc thực hiện của các bộ phận cũng nhƣ đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý.

1.5.1.2 Mục đích của việc lập dự toán ngân sách:
Mục đích của việc lập dự toán ngân sách là phục vụ cho việc hoạch định và kiểm
soát hoạt động kinh doanh:
- Cụ thể hóa các mục tiêu kinh doanh để làm căn cứ đánh giá mức độ thực hiện
sau này.
- Cung cấp thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp,
tính toán đƣợc các nguồn lực và lƣờng trƣớc những khó khăn để có phƣơng án hoạt
động thích hợp.
- Phát hiện các khâu sản xuất kinh doanh bị trì trệ tiềm ẩn để có biện pháp chấn
chỉnh kịp thời, đảm bảo sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận phù hợp
với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
1.5.1.3 Phân loại dự toán ngân sách:
 Phân loại theo chức năng: dự toán hoạt động và dự toán tài chính


10
Dự toán hoạt động là dự toán liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhƣ: dự toán tiêu thụ dự toán số sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong kỳ, dự
toán sản xuất.
Dự toán tài chính là các dự toán liên quan đến tiền tệ nhƣ: dự toán dòng tiền, dự
toán vốn, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.
 Phân loại theo phƣơng pháp lập: dự toán cố định và dự toán linh hoạt
Dự toán cố định: là dự toán đƣợc lập với mức độ hoạt động xác định trƣớc và
không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện, chỉ thích hợp trong điều kiện doanh
nghiệp có hoạt động kinh tế ổn định, không thay đổi nhiều khi có sự tác động của môi
trƣờng kinh doanh.
Dự toán linh hoạt: là dự toán đƣợc lập với các mức độ hoạt động khác nhau trong
một kỳ nhất định. Dự toán này thƣờng đƣợc lập ở 3 mức độ hoạt động cơ bản: mức độ
hoạt động thấp nhất, mức độ hoạt động trung bình, mức độ hoạt động cao nhất. Ƣu
điểm của loại dự toán này là thích ứng đƣợc với môi trƣờng kinh doanh có nhiều biến

động và điều kiện doanh nghiệp hoạt động kinh tế không ổn định.
 Phân loại theo thời gian: dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn
Dự toán ngắn hạn: đƣợc lập trong thời gian thƣờng là 1 năm và có thể chia nhỏ
thành từng quý, tháng.
Dự toán dài hạn: thƣờng đƣợc lập với thời hạn trên 1 năm, thƣờng bao gồm dự
toán cho các mục tiêu dài hạn nhƣ chiến lƣợc kinh doanh, đầu tƣ mở rộng sản xuất,
nhà xƣởng, đầu tƣ mua sắm tài sản cố định…
 Phân loại theo mức độ phân tích: dự toán gốc và dự toán cuốn chiếu
Dự toán gốc: là dự toán đƣợc lập mà không quan tâm đến dữ liệu trong quá khứ,
mà chỉ quan tâm đến hiện tại và tƣơng lai.
Dự toán cuốn chiếu: là dự toán đƣợc lập trên cơ sở dữ liệu quá khứ và điều chỉnh
cho các dự toán kỳ tiếp theo.
1.5.1.4 Quy trình lập dự toán ngân sách:
Dự toán ngân sách là một công việc quan trọng nên không thể chấp nhận một dự
toán có nhiều sai sót. Dự toán giống nhƣ việc cố gắng dự đoán chính xác tƣơng lai, mà
tƣơng lai thì không chắc chắn nên khiến cho việc lập dự toán trở nên khó khăn và đôi
khi là thiếu thực tế. Vì vậy, để có một dự toán ngân sách tối ƣu bộ phận dự toán cần


11
phải hoạch định cho mình một quy trình lập dự toán ngân sách phù hợp nhất mà dựa
vào đó họ có thể làm tốt công việc dự toán.
Do mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm cũng nhƣ một phong cách quản lý riêng
nên quy trình lập dự toán ngân sách cũng sẽ khác nhau. Nhƣng về cơ bản phải thực
hiện qua 3 giai đoạn.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Giáo trình kế toán quản trị năm 2010)

Sơ đồ 1.1: Quy trình dự toán ngân sách của Stephen Brookson
1.5.1.5 Mô hình lập dự toán

Dựa vào đặc điểm, cơ chế hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà dự toán ngân
sách có thể đƣợc lập theo một trong 3 mô hình sau: mô hình ấn định thông tin từ trên
xuống, mô hình thông tin phản hồi, mô hình thông tin dƣới lên.


12
 Mô hình 1: Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống
Quản trị cấp cao

Quản trị cấp trung gian

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

Quản trị cấp trung gian

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Giáo trình kế toán quản trị năm 2010)

Sơ đồ 1.2: Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống
Nhận xét: Mô hình dự toán lập theo phƣơng pháp này mang nặng tính áp đặt từ
quản lý cấp cao xuống nên rất dễ tạo sự bất bình cho các bộ phận trong doanh nghiệp.
Khi lập dự toán ngân sách theo mô hình này đòi hỏi nhà quản lý cấp cao phải có tầm
nhìn tổng quan, toàn diện về mọi mặt của doanh nghiệp đồng thời phải nắm vững chi
tiết hoạt động của từng bộ phận cả về mặt định tính lẫn định lƣợng. Vì vậy, lập dự toán
theo mô hình này chỉ thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít có sự phân

cấp trong quản lý hoặc đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp đặc biệt buộc doanh
nghiệp phải tuân thủ theo chỉ đạo của quản lý cấp cao hơn.
 Mô hình 2: Mô hình thông tin phản hồi
Quản trị cấp cao

Quản trị cấp trung gian

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

Quản trị cấp trung gian

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Giáo trình kế toán quản trị năm 2010)
Sơ đồ 1.3: Mô hình thông tin phản hồi
Nhận xét: Lập dự toán theo mô hình này có ƣu điểm là huy động đƣợc trí tuệ và
kinh nghiệm của tất cả các cấp quản lý trong công ty vào quá trình lập dự toán. Mô


13
hình dự toán này đã thể hiện đƣợc mối liên kết của các cấp quản lý trong quá trình lập
dự toán ngân sách của doanh nghiệp nên dự toán nhiều khả năng có độ tin cậy và
chính xác cao. Hơn nữa, dự toán đƣợc lập trên sự tổng hợp về khả năng và điều kiện
cụ thể của các cấp quản lý nên sẽ có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, nhƣợc điểm của việc lập dự toán theo mô hình này là tốn nhiều thời
gian và chi phí cho cả quá trình dự thảo, phản hồi, phê duyệt và chấp thuận.

 Mô hình 3: Mô hình thông tin từ dƣới lên

Quản trị cấp cao

Quản trị cấp trung gian

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

Quản trị cấp trung gian

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Giáo trình kế toán quản trị năm 2010)

Sơ đồ 1.4: Mô hình thông tin từ dưới lên
Nhận xét: Lập dự toán ngân sách theo mô hình này rất thoáng. Ngƣời trực tiếp
thực hiện các hoạt động hàng ngày tại doanh nghiệp tham gia vào việc lập dự toán nên
số liệu thƣờng phù hợp và rất thực tế. Do thực hiện những mục tiêu kế hoạch mà chính
mình đã đề ra hầu hết mọi ngƣời đều cảm thấy thoải mái nên làm cho dự toán có tính
khả thi cao và dễ hƣớng mọi ngƣời trong doanh nghiệp theo mục tiêu chung của tổ
chức. Lập dự toán theo mô hình này không tốn nhiều thời gian và chi phí nhƣng khá
hiệu quả. Mô hình này đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp lớn, các tập đoàn có sự phân
cấp quản lý cao.
Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình này là ngƣời lập dự toán cũng chính là
ngƣời thực hiện, do đó sẽ không có tính khách quan. Thƣờng họ sẽ lập dự toán với chỉ
tiêu thấp hơn, dễ thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

1.5.1.6 Nội dung của các dự toán:
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi thực hiện đƣợc khâu tiêu
thụ. Do đó dự toán tiêu thụ đƣợc lập đầu tiên.


14
+ Dự toán tiêu thụ: nhằm đảm bảo số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, đơn giá bán và
số tiền bán hàng dự kiến thu đƣợc qua từng kỳ để cung cấp thông tin cho các dự toán
thu chi tiền tệ có kế hoạch đi vay hoặc trả nợ vay.
+ Dự toán sản xuất: nhằm dự báo số lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Số
lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ phải thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ và yêu cầu tồn kho
cuối kỳ. Dự toán sản xuất cung cấp thông tin để lập dự toán thành phẩm, xác định giá
trị tồn kho.
+ Dự toán mua nguyên vật liệu trực tiếp: dự báo số lƣợng nguyên vật liệu
trực tiếp mua vào trong kỳ và số tiền dự kiến chi qua các kỳ. Số lƣợng nguyên vật liệu
trực tiếp mua vào trong kỳ phải thỏa mãn nhu cầu sản xuất và yêu cầu tồn kho cuối kỳ,
số lƣợng và số lƣợng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ phải xác định cẩn thận để không
gây ứ động vốn hoặc ảnh hƣởng đến sản xuất của kỳ sau.
+ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: đƣợc soạn thảo căn cứ vào dự toán
sản xuất, dự báo nhu cầu lao động trong từng thời kỳ để có kế hoạch điều chỉnh lực
lƣợng lao động và dự tính chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ này.
+ Dự toán chi phí sản xuất chung: nhằm dự báo tất cả các chi phí sản xuất
còn lại ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
+ Dự toán thành phẩm tồn kho: đƣợc lập căn cứ vào dự toán sản xuất, dự
toán mua nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi
phí sản xuất chung nhằm dự báo giá thành định mức của sản phẩm, làm căn cứ xác
định giá trị thành phẩm tồn kho để lập dự toán bảng cân đối kế toán cuối kỳ và xác
định giá vốn hàng bán để lập dự toán lợi nhuận.
+ Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: nhằm dự báo
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong từng kỳ.

+ Dự toán tiền: đƣợc lập căn cứ vào các dòng tiền thu vào và chi ra trên các dự
toán bộ phận để từ đó có kế hoạch đi vay hoặc trả nợ vay đảm bảo hoạt động kinh
doanh nhƣ mục tiêu đề ra.
+ Dự toán kết quả kinh doanh: nhằm xác định lợi nhuận dự kiến trong từng
thời kỳ, đây là tiêu chuẩn để đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị.
+ Dự toán bảng cân đối kế toán: đƣợc lập căn cứ vào bảng cân đối kế toán
cuối kỳ trƣớc và các dự toán có liên quan nhằm phản ánh tình hình tài chính dự kiến
của đơn vị.


×