Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT dân sự 2015 (p1 ) có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.66 KB, 2 trang )

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT DÂN SỰ 2015 CÓ ĐÁP ÁN ( P1 )
1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự
SAI
Ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự còn có thể áp dụng tập quán hoặc áp dụng
tương tự pháp luật ( điều 5, điều 6 BLDS 2015 )
2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu dân
sự
SAI
Vì có những quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của ngành luật khác ( Ví dụ Luật
Hành Chính )
3. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao trong các
giao lưu dân
SAI
Trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thân có thể được
chuyển giao
Khoản 1 điều 25 BLDS 2015
4. Chỉ có phương pháp bình đẳng , thỏa thuận , tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các
quan hệ tài sản , quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự
ĐÚNG
Vì khái niệm LDS : Luật Dân Sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam , là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất
hàng hóa- tiền tệ và các quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng , độc lập , quyền tự
định đoạt của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó
5. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực hiện thì không làm phát
sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện
SAI
Khoản 1 Điều 142 BLDS 2015 quy định
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập , thực hiện không làm
phát sinh quyền , nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ một trong các trường
hợp sau đây :
a. Người được đại diện đã công nhận giao dịch


b. Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý
c. Người được đại diện có lỗi dẫn đến người đã giao dịch không biết hoặc không
thể biết về việc người đã xác lập , thực hiện giao dịch dân sự với mình không
có quyền đại diện


Vậy căn cứ vào khoản 1 điều 142 BLDS 2015 thì trong một vài trường hợp
nhất định thì vẫn có thể phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện
6. Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt
ĐÚNG
C1 : Vì khi người giám hộ chết thì sẽ làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của người
giám hộ đó . Vậy nên khi đó quan hệ giám hộ sẽ chấm dứt .
C2 : Căn cứ điểm b khoản 1 điều 60 BLDS 2015 thì khi người giám hộ chết sẽ được thay
đổi người giám hộ theo quy định của pháp luật và làm chấm dứt quan hệ giám hộ trước
đó
7. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là mệnh lệnh và quyền uy
SAI
C1 :Mệnh lệnh và quyền uy là phương pháp điều chỉnh của Luật Hình Sự
C2 : Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân Sự là bình đẳng, thỏa thuận và quyền tự
định đoạt của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó
8. Khi một cá nhân bị tuyên bố mất tích , tuyên bố chết thì tài sản của họ được chia cho
những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế
• Câu này các em cần lưu ý ở dấu ‘ phẩy ‘ phần tuyên bố mất tích , tuyên bố chết . Nó
làm cho câu hỏi trở thành một câu hỏi vô minh , và cách trả lời tùy vào suy nghĩ của
sinh viên , cách chấm bài tùy vào suy nghĩ của thầy cô .
C1 : Sai : Vì khi một cá nhân bị tuyên bố mất tích thì tài sản của họ được giao cho
người có quyền và lợi ích liên quan quản lý , chứ không được chia thừa kế
C2 : Sai : Nếu người tuyên bố mất tích , tuyên bố chết có để lại di chúc hợp pháp theo
pháp luật thì tài sản được chia cho người thừa kế theo di chúc
: Đúng : Nếu người bị tuyên bố mất tích , tuyên bố đã chết mà không để lại di

chúc thì tài sản của họ được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp
luật thừa kế
9. Việc ủy quyền đại diện phải được lập bằng văn bản có chữ ký của bên ủy quyền và bên
được ủy quyền .
SAI
Vì theo khoản 2 điều 138 BLDS 2015
Các thành viên hộ gia đình , tổ hợp tác , tổ chwusc khác không có tư cách pháp nhân có
thể thỏa thuận cử cá nhân , pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập , thực hiện
giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình ,tổ hợp
tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
Trong thực tiễn có thể thấy nhiều việc ủy quyền không cần văn bản có thể thỏa thuận
bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể .
10. Khi cải tổ pháp nhân thì pháp nhân bị cải tổ chấm dứt ( chấm dứt pháp nhân )
ĐÚNG : Chấm dứt pháp nhân trong cơ cấu pháp nhân : hợp nhất , sáp nhập , chia tách ,
giải thể là những căn cứ chấm dứt pháp nhân thông thường nhất
Điều 96 BLDS 2015
CLB GIA SƯ TÌNH NGUYỆN ( )
Dự án : phổ cập kiến thức pháp luật cho cộng đồng & Sv Luật



×