Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nhận định đúng sai luật Tố tụng Hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.07 KB, 4 trang )

Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao:
1. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng.

2. Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật TTHS, thì bị can có quyền yêu cầu thay đổi thành
viên của Hội đồng xét xử.

3. Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật TTHS, thì bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi Điều
tra viên.

4. Chứng cứ mặc dù là những gì có thật và có tính liên quan đến những vấn đề cần
chứng minh trong vụ án hình sự, nhưng nếu không được thu thập theo trình tự, thủ tục
do Bộ luật TTHS quy định thì sẽ không có giá trị chứng minh. Như vậy tính hợp pháp
là thuộc tính quan trọng nhất của chứng cứ.

5. Trong mọi trường hợp, lời nhận tội của bị can, bị cáo được sử dụng làm chứng cứ
chứng mình hành vi phạm tội của họ.

6. Nếu nhân chứng từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối sẽ bị xử lý về Tội khai báo
gian dối theo Điều 307 Bộ luật hình sự.

7. Nếu người bị hại từ chối khai báo hoặc khái báo gian dối sẽ bị xử lý về Tội từ chối
khai báo theo Điều 308 hoặc Tội khái báo gian dối theo Điều 307 Bộ luật hình sự.

8. Bị cáo có quyền đề nghị HĐXX hỏi thêm những vấn đề mà họ cho rằng cần thiết
cho việc giải quyết vụ án.

9. Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật TTHS, cơ quan được tiến hành một số hoạt động
điều tra có thẩm quyền KTVA, KTBC vì vậy người có thẩm quyền khởi tố trong cơ
quan này có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.


1


10. Trong mọi trường hợp bắt khẩn cấp, cơ quan điều tra phải báo bằng văn bản cho
Viện kiểm cùng cấp để xem xét phê chuẩn.

11. Trong trường hợp không thể chậm trễ, cơ quan điều tra có thể thi hành Lệnh bắt bị
can tam giam trước khi được Viện kiểm sát phê chuẩn.

12. Cơ quan điều tra là cơ quan có trách nhiệm thi hành Lệnh bắt bị can, bị cáo để tam
giam

13. Tòa án có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, như vậy Tòa án
có quyền ra quyết định tạm giữ người phạm tội.

14. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam.

15. Khoản 4 Điều 87 BLTTHS quy định thời hạn tạm giữ trừ vào thời hạn tạm giam
nhằm mục đích trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù sau này của bị cáo.

16. Trong mọi trường hợp hủy tạm giam trong giai đoạn điều tra đều do Viện kiểm sát
quyết định.

17. Việc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác trong giai đoạn
điều tra phải do Viện kiểm sát quyết định.

18. Đối với bị can phạm tội rất nghiêm trọng, Tòa án có thể ra Lệnh tạm giam trong
thời hạn tối đa là 4 tháng.

19. Quyết định KTVA của Tòa án không có căn cứ thì VKS có quyền hủy bỏ quyết

định đó.

20. KSV có quyền tiến hành hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.
2


21. ĐTV được phân công điều tra vụ án có mối quan hệ thân thuộc với KSV thì phải từ
chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

22. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có mối quan hệ thân thuộc với KSV
thì phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

23. Khi có sự tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cấp huyện
trong cùng một tỉnh thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên thuộc Viện trưởng VKS
cấp tỉnh.

24. Khi VKS yêu cầu CQĐT KTBC, nếu cơ quan điều tra không thực hiện thì VKS có
quyền KTBC.

25. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập trong tình trạng không có mặt KSV
thì không có giá trị chứng minh.

26. Nếu nhận thấy còn hành vi phạm tội của bị can chưa được khởi tố thì VKS có
quyền khởi tố bổ sung.

27. Khi cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra tiến hành
KTVA, KTBC đối với các tội ít nghiêm trọng và chuyển cho VKS trong thời hạn 20
ngày, thì VKS phải xem xét chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra.

28. Khi vụ án đã được cơ quan điều tra KLĐT, VKS có quyền truy tố về bất kỳ tội

danh nào mà VKS nhận thấy có căn cứ.

29. Khi vụ án KLĐT, VKS nhận thấy còn những tình tiết chưa làm rõ thì có quyền trả
hồ sơ điều tra bổ sung.

30. Khi bị cáo vắng mặt tại phiên thì HĐXX phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
3


31. Khi bị hại hoặc nhân chứng vắng mặt tại phiên thì HĐXX phải ra quyết định hoãn
phiên tòa.

32. Tòa án chỉ được xét xử theo khung hình phạt và tội danh mà VKS truy tố.

33. Khi VKS rút quyết định truy tố thì Tòa án phải đình chỉ vụ án.

34. Khi KSV hoặc thành viên HĐXX bị thay đổi thì phải hoãn phiên tòa.

35. Luật sư bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.

36. Khi bị cáo được triệu hợp lệ mà vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng,
thì HĐXX có quyền tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo.

37. HĐXX không có quyền ra quyết định trả hồ để điều tra bổ sung.

38. Vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại, thì người bị hại có quyền tranh luận với bị
cáo và Luật sư bào chữa cho bị cáo (nếu có).

39. HĐXX phúc thẩm có quyền xem xét thêm những vấn đề và những bị cáo không có
kháng cáo, kháng nghị.


40. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo về phần BTTH.

41. Mọi trường hợp VKS rút kháng nghị phúc thẩm, thì Tòa án cấp phúc thẩm phải
đình chỉ xét xử phúc thẩm.

42. Người kháng cáo có quyền bổ sung kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm.
4



×