Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Doanh nhân cổ vũ tinh thần cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.05 KB, 1 trang )

Doanh nhân cổ vũ tinh thần cộng đồng...
Vị thế doanh nhân

Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 13/10 hằng năm (ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
thư cho giới Công thương) là "Ngày Doanh nhân Việt Nam". Quyết định này không những thể
hiện sự tôn vinh của xã hội đối với doanh nhân Việt Nam mà còn đặt doanh nhân trước một đòi
hỏi, một yêu cầu mới của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Doanh nhân còn có vai trò giáo dục nhân cách và chuyên môn cho những cộng sự của họ. Rõ ràng là để
công việc luôn được tiến hành với cách thức tối ưu, doanh nhân phải không ngừng đào tạo, rèn luyện tác
phong và chuyên môn cho lực lượng lao động mà mình sử dụng. Quá trình này giúp nâng cao và phát
triển nguồn lực con người. Hơn nữa, những doanh nhân thành đạt bao giờ cũng có phong cách làm việc
rất đặc biệt. Lao động, làm việc chung với doanh nhân như thế, bao giờ tiêm nhiễm phong cách này một
cách tự phát hoặc có ý thức sau một thời gian nhất định. Doanh nhân hình thành cho doanh nghiệp họ một
loại văn hoá doanh nghiệp nhất định. Văn hoá doanh nghiệp làm đa dạng và đẹp hơn cho văn hoá chung
của cộng đồng xã hội. Ngoài ra, tư cách, đạo đức, của những doanh nhân thành đạt thực thụ bằng nỗ lực
chân chính có rất nhiều ý nghĩa giáo dục giới trẻ và viên chức làm việc chung với họ; Vai trò giáo dục của
doanh nhân với cộng đồng được đặt ra và rất đa dạng, phong phú và đầy hiệu quả. Xã hội trang bị cho
doanh nhân và doanh nghiệp nguồn lực và các điều kiện để thực hiện kinh doanh, xã hội có quyền đòi hỏi
ở doanh nhân một số trách nhiệm. Nguồn lực và điều kiện xã hội cung ứng, trang bị cho DN gồm: lao
động; vốn của dân thông qua tài trợ từ ngân hàng đến DN; đất đai thuê của dân; dịch vụ an ninh; cơ sở hạ
tầng cứng và mềm do Nhà nước cung ứng trên cơ sở tiền thuế của dân đóng góp; Khi kinh doanh với
nước ngoài, doanh nhân còn được hưởng các loại dịch vụ tư pháp, tư vấn và bảo trợ của Nhà nước...
Trong hàm lượng giá trị gia tăng do doanh nhân và doanh nghiệp tạo ra cho nền kinh tế, có sự đóng góp
quan trọng của những nguồn lực kể trên do xã hội cung ứng.
Chính vì thế, nói một cách khách quan, cộng đồng luôn có một số đòi hỏi đối với doanh nhân:







Thứ nhất, là trách nhiệm tạo ra công ăn việc làm và sử dụng lao động hiệu quả cho xã hội. Đây là
đòi hỏi mang tính truyền thống (...).
Thứ hai, xã hội đòi hỏi doanh nhân phải cung ứng những sản phẩm có chất lượng.
Thứ ba, đóng góp đầy đủ để góp phần tài trợ những khoản cho hợp lý của chính quyền nhằm giúp
chính quyền củng cố cơ sở hạ tầng; cũng như tài trợ chi phí phúc lợi xã hội nhằm củng cố một
cộng đồng bền vững, an ninh, ổn định là đòi hỏi cần thiết.
Thứ tư, trực tiếp tài trợ và hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động có tính toàn dân nhằm
xâ dựng, phát triển cộng đồng, thực hiện công bằng xã hội, đẩy lùi tiêu cực, các tệ nạn xã hội.
Thứ năm, doanh nhân còn là một phần khuôn mặt của xã hội. Khi sản phẩm của một DN, hay một
doanh nhân ra nước ngoài, chất lượng của sản phẩm, phong thái, cách ứng xử của doanh nhân
đều có tác động không nhỏ đến cách nhìn và tâm lý của người nước ngoài đối với quốc gia.
DDDN



×