Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nhà doanh nghiệp bạch thái bưởi (1874 1932)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.02 KB, 7 trang )

ruyền thống doanh nhân


Nhà Doanh nghiệp Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932)

Trong các giáo trình lịch sử hiện đại Việt Nam trước đây thường coi sự xuất hiện của nhà doanh
nghiệp, Bạch Thái Bưởi như là "Sự trỗi dậy yếu ớt" của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong
thời kỳ Việt Nam nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp trước 1945. Kỳ thật ý nghĩa của hiện
tượng Bạch Thái Bưởi lớn hơn nhiều. Ông không chỉ là "sự trỗi dậy yếu ớt" của giai cấp tư sản
Việt Nam mà còn là một người Việt Nam chân chính đã có những tư tưởng và thực nghiệp tiến
bộ. Sự nghiệp của ông xứng đáng là tấm gương cho các nhà doanh nghiệp thời đại ngày nay noi
theo.
Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Yên Phúc, nay là
phường Phúc La, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Gia đình ông vốn họ Đỗ vì cha mất sớm, ông phải
giúp đỡ mẹ sinh nhai bằng nghề bán hàng rong kiếm sống. Sau nhờ một người nhà giàu họ Bạch
nhận ông làm con và cho ông đi học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch. Một thời gian sau, khi
đã có được một ít chữ nghĩa, ông thôi học đi làm thư ký cho một hãng buôn của người Pháp ở phố
Tràng Tiền, Hà Nội. Lúc đấy ông có tên là Ký Năm.
Năm 1894, năm ông 20 tuổi, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính.
Chính tại xưởng công chính này, ông được tiếp xúc, làm quen và thu nhận nhiều hiểu biết về máy
móc, về cách tổ chức, quản lý sản xuất theo kiểu công nghiệp, từ đó hình thành trong ông những ý
tưởng sáng tạo mới. Năm 1909, năm ông 35 tuổi, ông mạnh dạn bước vào lĩnh vực kinh doanh
mới mẻ: ngành vận tải đường sông bằng cách thuê lại 3 chiếc tàu chở thư và chở hành khách của
một chủ tàu người Pháp vừa hết hạn hợp đồng. Tại lĩnh vực kinh doanh vận tải đường sông này,
ông gặp 2 đối thủ đáng gờm là các chủ tàu người Pháp và chủ tàu người hoa. Họ quyết chí đánh
bại ông bằng trăm phương nghìn kế. Trong thế " Trứng chọi đá" đó Bạch Thái Bưởi nghĩ đến thứ
vũ khí mà cả 2 đối thủ trên đều không có đó là tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Bạch Thái
Bưởi tin rằng sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên đất nước mình, phục vụ cho đồng bào
mình, chắc sẽ được sự ủng hộ của người Việt Nam vốn không ưa gì sự áp chế của ngoại bang. Từ
niềm tin đó, ông tìm ra những giải pháp hợp lý như đặt tên các anh hùng dân tộc cho các đội tàu
của mình, tạo dựng các bến đỗ thuận tiện và giá vé hợp lý, cổ động đồng bào sử dụng phương tiện


của ông để đi lại giao thương trên các miền sông nước. Từ thứ vũ khí đó, ông dần dần mạnh lên
và trường vốn đến mức thâu tóm được các Công ty vận tải của người Pháp và người Hoa. Năm
1915, ông mua lại xưởng sửa chữa và đóng tàu của A.R. Marly tại cửa cấm nay thuộc TP Hải
Phòng. Từ xưởng sửa chữa đóng tàu này nhiều đội tàu của ông giao thương trên khắp miền sông
nước và được giới doanh nghiệp đương thời tặng ông biệt hiệu "chúa sông Bắc Kỳ". Trong vòng
10 năm, công ty Bạch Thái Bưởi đã có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ cùng nhiều xà lan với những đội
tàu mang tên Phi Long, Phi Hổ, Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Nhị, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi...
chạy hầu hết các tuyến sông miền bắc rồi vươn ra các vùng lãnh thổ và các nước liên bang như
Hồng Kông, Nhật Bản, Philippin, Sinhgapore, Trung Quốc. Kinh doanh vận tải đường sông và
tiếp đó là kinh doanh hàng hải là lĩnh vực thành đạt nhất trong sự nghiệp của ông. Trong hoàn
cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến đầu thế kỷ XX, ông đã nổi lên như một con chim đầu đàn
gánh vác sự nghiệp chấn hưng thực nghiệp dân tộc được mọi giới và các nước liên bang biết đến.
Điều đó chứng tỏ ông là con người nhiều nghị lực và đầy quyết tâm vượt lên mọi trở ngại để đi xa
và tiến mau hơn.
Nhà doanh nghiệp Bạch Thái Bưởi không hề tự mãn với thành tựu kinh doanh hàng hải của mình
mà từ lợi nhuận của hàng hải, ông tiếp tục thử sức trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như khai
thác than ở Đông Triều, mua bất động sản ở Đồ Sơn, làm nhà máy nước ở Thái Bình, mở quán
cơm Tây ở Thanh Hoá.
Cùng với đóng góp về kinh tế. Đóng góp quan trọng thứ hai của Thái Bưởi thuộc về lĩnh vực văn
hoá. Đó là việc ông bỏ vốn xây dựng nhà in lớn ở Hà Nội mang tên "Đông kinh ấn quán" và xuất
bản tờ nhật báo khai hoá (số đầu tiên ra ngày 15/7/1921). Trong tôn chỉ của tờ Khai hoá ông chỉ
rõ:
Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá cho nhau, dạy bảo lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau, giữ cho cái
cũ biến cải một cách điều hoà lẽ phải, dung hợp cái văn hoá cũ với văn minh mới, giúp vào sự
truyền bá và sự tiến hoá của quốc văn cũng là mở mang con đường thực nghiệp"...


Bạch Thái Bưởi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


(Đổi hướng từ Ký năm)
Bước tới: menu, tìm kiếm

Bạch Thái Bưởi (1874 – 22 tháng 7, 1932) là một doanh nhân người Việt nổi tiếng. Ông là người
có gan làm giàu, từ tay trắng làm nên nghiệp lớn. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn
người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 (Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương,
tứ Bưởi). Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của Bạch Thái Bưởi là hàng hải, khai thác than và
in ấn.
Trong khát vọng làm giàu của Bạch Thái Bưởi thể hiện đậm nét tính đua tranh, sự bất bình của
người Việt trước những thế lực ngoại bang. Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học
tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc
trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên
Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi. Trong một Hội
nghị kinh tế lý tài, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, ông bị René Robin, đang làm
Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, đe dọa: Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi; ông đã đáp lại:
Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin.
Xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế
độ an sinh cho các nhân viên của mình. Ông trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Ông giáo
dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó; các con đến tuổi trưởng thành đều
được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ.
Bạch Thái Bưởi đã được nhiều doanh nhân Việt Nam sau này coi là một tấm gương sáng. Những
tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường của ông như thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm,
nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa được thương nhân
sau này đánh giá là đã đã lấp đầy 10 khiếm khuyết cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam mà Lương
Văn Can đã từng chỉ ra. Khi nhận định về ông, hội Khai trí tiến đức cho rằng: Ông là một bậc vĩ
nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của ông đáng phô bầy cho
quốc dân, sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Ứng Hoè Nguyễn
Văn Tố trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái bưởi trong tạp chí Đông Thanh: Bậc
anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà.
Ngày nay ở Quảng Ninh có một cảng biển mang tên ông.



Mục lục
[giấu]
• 1 Cuộc đời và sự nghiệp
o 1.1 Khởi nghiệp
o 1.2 Hàng hải
o 1.3 Mỏ
o 1.4 Văn hóa
o 1.5 Cuối đời
2 Liên kết ngoài
[sửa]


Cuộc đời và sự nghiệp
[sửa]
Khởi nghiệp
Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông
(nay là Hà Nội). Gia đình ông vốn họ Đỗ nhưng vì cha mất sớm, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống
bằng nghề bán hàng rong. Sau có một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn
học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch. Sau thời gian học quốc ngữ và tiếng Pháp; ông bỏ học đi
làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Khi đó ông có tên là Ký
Năm.
Năm 1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính và ở đây, lần đầu tiên
ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất.
Năm 1895, ông được Phủ Thống sứ Bắc kỳ chọn làm người giới thiệu những sản phẩm của Việt
Nam tại Hội chợ Bordeaux, nơi ông đã được tiếp xúc trực tiếp với văn minh phương Tây.
Khi về nước, với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở Pháp, ông đã xin làm giám
đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch
Thái Bưởi đã hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông

Dương.
Sau ba năm kinh doanh, ông đã trở nên giàu có và đã tách riêng để kinh doanh độc lập bằng việc
bỏ vốn ra buôn ngô, nhưng lần này ông đã thất bại và lỗ nặng. Mặc dù vậy, ông vẫn tung nốt
những đồng vốn còn lại vào một vụ đấu thầu hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định và ông đã
trúng thầu. Ông lãnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh (1906–1913), ở Nam Định (1906–1909), ở
Thanh Hóa (1907–1909).

[sửa]


Hàng hải
Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường
sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một
hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp
đồng với chính phủ. Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định- Hà Nội và Nam Định - Bến
Thuỷ (thành phố Vinh). Lúc này, ông đã phải đối mặt với hai đối thủ nặng ký nhất là chủ tàu người
Pháp và người Hoa. Và cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra, ông hạ giá vé xuống một thì người
Hoa hạ giá vé xuống hai. Các chủ tàu người Hoa lại trường vốn và đã quyết chí đánh bại Bạch
Thái Bưởi bằng đủ mọi cách. Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà
người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Bạch Thái Bưởi đã tin rằng, sự nghiệp kinh doanh
của mình diễn ra trên tổ quốc mình, xung quanh là đồng bào minh chắc chắn sẽ thắng lợi. Ông cho
người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần
tương thân tương ái. Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến
khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt.
Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến thắng đối thủ cạnh tranh của
mình.
Từ sự thành công đó, ông đã thâu tóm các đội tàu của các công ty Pháp và Hoa đã bị phá sản như
Marty d'Abbadie, công ty Desch Wander... tên của những con tàu của các hãng bị ông đánh bại và
mua lại đã được gắn đầy trên bức tường trong phòng làm việc của ông.
Năm 1915, có một sự kiện đáng lưu ý trong tần nhìm của Bạch Thái Bưởi, đó là ông đã quyết định

mua lại xưởng sửa chữa và đóng tàu của A. R. Marty, một trong những xưởng đóng tàu đầu tiên ở
Hải Phòng. Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi
khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Đến năm 1916,
Bạch Thái Bưởi đã chuyển trụ sở của hãng từ Nam Định xuống Hải Phòng, và tại đây, một công ty
hàng hải mang tên Giang Hải Luân thuyền Bạch Thái Bưởi công ty đã ra đời với lá cờ hiệu màu
vàng có hình chiếc mỏ neo và 3 ngôi sao đỏ. Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản,
Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7 tháng 9 năm 1919, công ty của
Bạch Thái Bưởi đã hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người
Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động
cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ.
Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920,
trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó. Sự việc này được xem là sự
kiện tượng trưng cho "Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp" của giới tư sản
Việt Nam lúc đó.
Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là Chúa sông Bắc kỳ. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở
rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật
Bản, Singapore, và Philippines. Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu
1930; khi ấy công ty có trên 40 con tàu cùng sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ
và cả các nước và vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên
các đội tàu, xưởng đóng tàu, dưới sự điều khiển của một quản đốc có tên là Nguyễn Văn Phúc, một
người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi. Công ty đã tiến hành bảo dưỡng định kỳ, tân trang những
con tàu mua lại đã rách nát và đóng mới hàng loạt những tàu pha sông biển. Văn phòng và chi
nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến


Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn.

[sửa]
Mỏ
Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi tiếp tục đầu tư vào nhiều lĩnh vực

khác, với ước vọng trở thành nhà kinh doanh tổng hợp, hiện đại như kiểu công ty Ford của Hoa
Kỳ, với các lĩnh vực như: đấu thầu thu thuế ở Chợ Rồng, Nam Định, mở ty nước ở Thái Bình, mở
quán cơm Tây ở Thanh Hoá...
Đặc biệt, Bạch Thái Bưởi đã đầu tư thành công vào một lĩnh vực được coi là cấm kỵ của thời Pháp
thuộc, đó là ngành khai thác mỏ. Các mỏ than lúc bấy giờ đều nằm trọn trong tay người Pháp.
Năm 1928, Bạch Thái Bưởi dốc nhiều tiền vào việc khởi nghiệp khai mỏ. Ông được cấp phép khai
mỏ than ở vùng Quảng Yên. Nhận thức rằng muốn hơn người Pháp trong việc khai mỏ cần phải có
người điều hành giỏi chuyên môn, thấu đáo kỹ thuật, ông nhờ người thân tín ở Pháp, tuyển dụng ở
các trường kỹ thuật những người có tài năng về Việt Nam làm việc.
Sau thành công trong khai thác than, ông kinh doanh bất động sản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

[sửa]
Văn hóa
Có lẽ đóng góp quan trọng thứ hai sau kinh doanh hàng hải của Bạch Thái Bưởi là kinh doanh
văn hoá. Ông đã đầu tư xây dựng “Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn
quán). Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hoá nhật báo với
tôn chỉ: "Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau... mở mang con đường thực
nghiệp. Hai là giải bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân.
Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm...". Mục
đích cuối cùng của phong trào thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý chỉ cốt làm
giàu vì dân giàu thì nước mới giàu. Tờ bào Khai hóa ra được 22 số trước khi đình bản.

[sửa]
Cuối đời
Bạch Thái Bưởi còn dự định tạo dựng nhiều công trình như xây một nhà máy xay gạo ở Nam Định
với những thiết bị tân tiến mua tận Hambourg (Đức), chương trình đặt ống cống, xây nhà máy
nước, dựng nhà máy điện cho thành phố Nam Định và cả việc đặt đường sắt Nam Định – Hải
Phòng. Ông đã không thực hiện được những dự định này.
Bạch Thái Bưởi đã mất ngày 22 tháng 7 năm 1932 tại Hải Phòng, sau một cơn đau tim.


[sửa]


Liên kết ngoài
• Bạch Thái Bưởi trên Vietnam Net
• Bạch Thái Bưởi trên một trang mạng của chính phủ Việt Nam
• Bạch Thái Bưởi tại trang mạng Doanh nhân Việt
Lấy từ “ />%C6%B0%E1%BB%9Fi”
Thể loại: Doanh nhân Việt Nam | Sinh 1874 | Mất 1932



×