Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phải có đội ngũ doanh nhân bản lĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.5 KB, 2 trang )

hứ Năm, 14/10/2004, 22:38 (GMT+7)
Thủ tướng Phan Văn Khải:

Phải có đội ngũ doanh nhân bản lĩnh
TT - Kết thúc hội nghị “Thủ tướng gặp doanh nghiệp” trưa 14-10, Thủ tướng Phan Văn Khải không
chỉ gửi gắm nhiều điều đến các doanh nhân mà còn đặt ra những yêu cầu cần phải làm ngay đối với
bộ máy hành chính.
Sẽ hỗ trợ doanh nhân bằng... đào tạo!
Với doanh nhân, Thủ tướng Phan Văn Khải nói: “Theo công bố của UNDP (Chương trình phát triển
của Liên Hiệp Quốc - PV) bình quân đầu người tính theo sức mua, nếu so với 10 nước ASEAN thì
chúng ta đứng thứ 7 và chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myanmar. Vì vậy, VN chúng ta phải phấn
đấu quyết liệt và nếu phấn đấu đến năm 2010 GDP tăng gấp 2 lần so với năm 2000, tức là khoảng
900 - 1.000 USD/người thì chúng ta chỉ bằng 58,9 % so với Thái lan và 45,2% so với Malaysia. Tôi
đưa ra con số như vậy để cho thấy trách nhiệm của tất cả chúng ta phải có đầu óc sáng tạo để đưa đất
vươn lên ngang bằng với các nước.
Yêu cầu bức bách hiện nay đối với chúng ta là xây dựng đội ngũ những DN VN làm ăn có hiệu quả,
có sức cạnh tranh cao. Và về lâu dài trong cộng đồng DN phải có những tập đoàn lớn. Để VN trở
thành một nước công nghiệp thì DN phải có hoài bão, mơ ước và hàng của VN phải ra nước ngoài
nhiều hơn nữa, phải có những thương hiệu đi khắp thế giới.
Vì vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ của DN chính là phải phấn đấu xây dựng một lớp DN bản lĩnh có trí
tuệ, xứng tầm với thời đại. Lãnh đạo DN không có tầm cỡ, không biết giao tiếp bằng ngoại ngữ, thì
làm sao có thể làm đi xúc tiến ở nước ngoài? Ở Malaysia, Singapore,.. DN không chỉ học trong nước
mà còn sang Mỹ, Anh... nên rất giỏi.
VN hiện có 150.000 DN, chúng ta đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ đưa số DN lên con số 500.000.
Và tôi đề nghị DN nên quan tâm đến khả năng cạnh tranh của mình. Hiện nay chi phí sản xuất còn
rất cao, hiệu quả trong đồng vốn thấp và bài toán này chỉ có DN mới giải được . Sản xuất một mét
vải năm sau chi phí cao hơn năm trước thì làm sao chúng ta tiêu thụ được. Đường, xi măng chúng ta
vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực thì làm sao cạnh tranh khi hội nhập.
Theo tôi các DN phải đổi mới công nghệ, đây chính là vấn đề sống còn của DN. Bên cạnh đó, các
DN cũng phải xây dựng cho được các thương hiệu VN , đây chính là vấn đề mấu chốt khi hội nhập.
Vào WTO, chúng ta được lợi là mở rộng thị trường với 148 nước, nhưng liệu hàng VN có vào được


các thị trường này hay không hay là chỉ có hàng của họ vào thị trường chúng ta?
Từ nay trở đi Chính phủ sẽ không bảo hộ, không thể làm như cũ nữa vì làm như vậy sẽ kéo cả nền
kinh tế xuống Sự hỗ trợ cho DN có chăng chỉ tập trung vào việc đào tạo nâng cao năng lực cho DN.
Tôi rất hoan nghênh các địa phương nếu hàng năm dành một khoản ngân sách để đào tạo DN, và
xem như là chính sách hỗ trợ của nhà nước, chứ không phải hỗ trợ qua bù lỗ”.
“DN kêu vướng thì phải xem cấp dưới có làm đúng không?”


Về phía các cơ quan nhà nước, Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu: “Các bộ, các cấp chính quyền
phải rà soát lại về cơ chế chính sách tạo môi trường làm ăn thuận lợi, đồng thời phát huy tinh thần
kinh doanh của DN.
Ngay sau hội nghị này, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Văn Phòng Chính phủ, Bộ Tài
chính, Bộ KH- ĐT, cùng với các địa phương: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam,
Quảng Ninh... phải rà soát lại những vướng mắc để giải quyết kịp thời. Và nếu giải quyết xong, hợp
lý rồi mà vẫn còn vướng thì phải xem lại ở bên dưới họ có thi hành không?
Chính sách thuế sẽ mất tác dụng nếu như người thi hành không đúng. Phải xem chính sách thuế
bây giờ đang vướng mắc gì. Hay như vấn đề thuế V.A.T, DN nộp thuế chậm thì phạt, nhưng khi nhà
nước hoàn thuế chậm thì có chịu trách nhiệm không. Làm các DN bị thiệt hại thì cơ quan thuế cũng
phải bị phạt chứ. Ngành thuế đã có nhiều cố gắng, nhưng phải tiếp tục hiện đại hoá để quản lý cho
tốt, đồng thời chính sách phải được xây dựng ổn định để người dân còn làm ăn.
Về vấn đề cải cách thủ tục hành chính, tôi ghi nhận là nói chung các tỉnh, các Bộ rất lo cho DN. Rất
nhiều địa phương đã thực hiện “một cửa”, tạo thuận lợi, hỗ trợ cho nhà đầu tư. Cấp trên thì thế
nhưng cấp dưới, cấp thực thi thì như thế nào, có đúng quy định của địa phương, của Chính phủ
không?
Vấn đề ở đây là nạn nhũng nhiễu, tiêu cực vẫn còn rất nặng nề trong bộ máy của chúng ta. “Bộ máy
của chúng ta hư hỏng” là điều mà tôi đang canh cánh trong lòng. Đại diện Phòng Thương mại và
công nghiệp Mỹ nói rất đúng, rất thẳng thắn: tham nhũng tràn lan đã vô hiệu hoá các quy định của
nhà nước, làm cho nhà nước pháp quyền bị suy yếu, “có đưa tiền” mới được phép xây nhà, “có đưa
tiền” mới có giấy phép xuất khẩu...
Vì vậy, Chính phủ đã quyết định sẽ thành lập một tổ chuyên trách để trong 7 tháng, từ nay đến hết

quý I năm sau phải kiểm tra, làm rõ hết những mánh khoé tham nhũng, tiêu cực. Nếu không đẩy lùi
dược tham nhũng, tiêu cực thì đó thực sự là một nguy cơ lớn đối với đất nước. Lúc nào các cán bộ
của chúng ta cũng nói vì dân, nhưng rồi đụng đến đâu cũng thấy nhũng nhiễu, tiêu cực.
X.TOÀN - H.BẮC lược ghi



×