Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.51 MB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non vui chơi đóng vai trò chủ đạo, thông
qua chơi “ Trẻ học học bằng chơi, chơi mà học” trò chơi chính là động cơ thúc đẩy
trẻ “học” là tình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá thử
nghiệm, cho phép trẻ mở rộng hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung
quanh. Thông qua chơi giúp phát triển thể lực và trí tuệ cho trẻ, là phương tiện giáo
dục các phẩm chất đạo đức và khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy đồ dùng đồ chơi là
nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ, đặc biệt trong các
hoạt động của trẻ ở trường Mầm non.
Đồ dùng đồ chơi làm cho trẻ vui vẻ, sung sướng khêu gợi ở trẻ thái độ tích cực
với trế giới xung quanh, là phương tiện giúp trẻ thực hiện các hoạt động, đồng thời
cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn và
hình thành ở trẻ tình cảm thân ái gắn bó với đồ chơi, với bạn chơi.
Đặc điểm của trẻ mầm non là có nhu cầu chơi với những đồ dùng đồ chơi
(ĐDĐC) có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được điều đó
của trẻ, đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải luôn tìm tòi, sáng tạo và làm ra được
nhiều ĐDĐC mới lạ, trấp dẫn và phù hợp với nội dung với mỗi bài dạy, mỗi tình
huống giáo dục trong mỗi hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ chơi cho trẻ mầm non, tuy nhiên xét
về phương tiện giáo dục thì chúng ta không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục
đích của chương trình dạy học ở trường Mâm non. Hơn thế nữa việc mua sắm quá
nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh. Trong khi
các phụ, phế phẩm từ cuộc sống, trong sinh hoạt đang sẵn có và có rất nhiều để cho
các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ dùng đồ chơi cho chính mình. Khi trẻ có được
những đồ chơi do tự tay mình làm ra các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn
rất nhiều so với những đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết
yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi
nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi là việc hết sức cần thiết và bổ ích.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của “Đồ
1



dùng đồ chơi” đặc biệt là những đồ dùng đồ chơi tự tạo đó chính là động lực thôi
thúc tôi tìm tòi ra những giải pháp, biện pháp để giúp trẻ tạo ra những đồ chơi phù
hợp với khả năng tư duy của trẻ, giúp trẻ tận hưởng cảm giác thú vị khi hoàn thành
sản phẩm từ những đồ chơi ấy, kích thích trẻ say mê sáng tạo. Đó cũng chính là đề tài
tôi chọn cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. “ Một số kinh nghiệp hướng dẫn trẻ 5
– 6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Có thể nói rằng đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, đồ
dùng đồ chơi không chỉ là để giải trí mà còn có tác dụng giáo dục. Nó phát triển cả về
thể chất lẫn tinh thần.
Chính vì vậy, luật giáo dục năm 2005 ban hành quyết định số 38/ 2005 QH
ngày 14/6/2005 tại điều 23 yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMN cũng nhấn
mạnh: “Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các
hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có
đồ dùng đồ chơi đáp ứng cho trẻ ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do giáo viên cung
cấp thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú”.
Một trong những yêu cầu của chương trình Giáo dục mầm non được ban hành
theo thông tư 17/2009/TT - BGDĐT ban hành ngày 25/7/2009 là tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ được tích cực tìm tòi, khám phá mọi lứa tuổi. Khi dạy trẻ làm đồ chơi phải
đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát
triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp
với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ
Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui
chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có đồ dùng đồ chơi.
Ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do giáo viên cung cấp thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ tạo ra
cũng vô cùng đa dạng và phong phú. ĐDĐC phong phú, mới lạ hấp dẫn sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực tìm tòi, khám phá.

Để làm được điều này, giáo viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức về
chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu đặc điểm của trẻ và kiến thức về làm đồ dùng đồ chơi, có
được những kiến thức định hướng một số nguồn vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối
hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu
tầm được. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách sưu tầm,
thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu. Từ đó trẻ biết được để làm được ĐDĐC cần
phải làm như thế nào, bảo quản nó ra sao và chơi chúng như thế nào để đạt hiệu quả.
2


II. THỰC TRẠNG

Trường Mầm non Nga Điền là một trường chuẩn quốc gia, nhiều năm liền được
công nhận là trường tiên tiến cấp huyện. Được sự quan tâm của phòng giáo dục
Huyện Nga Sơn, các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương tạo điều kiện quan tâm
giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, tạo những điều kiện
thuận lợi để các cháu được và tham gia vào các hoạt động một cách tích cực.
Năm học 2012 - 2013 tôi được nhà trường phân công tiếp tục đứng lớp mẫu
giáo 5 tuổi. Với 3 năm kinh nghiệm chủ nhiệm cùng một độ tuổi và trực tiếp chăm
sóc nuôi dạy trẻ đây là điều kiện tốt để tôi tìm tòi ra những giải pháp hay dạy trẻ một
cách phù hợp và hiệu quả hơn. Đặc biệt là những kinh nghiệm để dạy trẻ làm đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
Bản thân được tham gia các lớp chuyên đề, các buổi làm đồ dùng đồ chơi do
nhà trường, phòng giáo dục tổ chức, được tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường
cho đi thăm quan học tập ở một số trường trong huyện về việc thực hiện làm ĐDĐC
tự tạo bằng các nguyên vật liệu có sẵn, tạo góc mở cho trẻ hoạt động. Từ đó tôi có
thêm kinh nghiệm làm ĐDĐC cho mình và hướng dẫn trẻ làm đồ chơi.
Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, đây cũng là điều
kiện tốt để giáo viên – phụ huynh – nhà trường có được mối liên hệ chặt chẽ trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong thực tế trường Mầm non Nga Điền cũng
còn gặp rất nhiều khó khăn về đồ dùng đồ chơi ở các nhóm lớp, mặc dù đã được nhà
trường trang bị nhưng số lượng chưa đáp ứng cho việc dạy và học theo kế hoạch của
giáo viên đề ra như:
- Đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú đa dạng về chủng loại.
- Chưa đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo các chủ đề giáo
dục.
- Giáo viên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng
đồ chơi mới lạ.
- Một số trẻ chưa có ý thức thu thập, tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ
dùng đồ chơi, chưa thực sự hứng thú trong việc làm đồ dùng đồ chơi. Đặc biệt là sự
sáng tạo trong các hoạt động làm đồ dùng đồ chơi và ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ dùng
đồ chơi còn hạn chế.
Chính từ những những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên
trẻ và thu được kết quả như sau:
3


* Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy: (Tháng 9 năm 2012)
Trẻ có ý thức tìm
Tổng số kiếm, thu gom
trẻ được nguyên vật liệu sẵn
khảo sát có.

30

NỘI DUNG
Trẻ hứng thú
Trẻ sáng tạo,
trong việc làm

linh hoạt trong
ĐDĐC.
việc làm ĐDĐC

Trẻ biết trân
trọng và giữ gìn
sản phẩm do
mình làm ra

Số trẻ

Tỷ lệ: %

Số trẻ

Tỷ lệ: %

Số trẻ

Tỷ lệ: %

Số trẻ

Tỷ lệ:%

5

17

15


50

7

23

18

60

Thông qua kết quả của thực trạng trên với tổng số cháu có ý thức về thu thập
nguyên vật liệu sẵn có, trẻ hứng thú trong việc làm đồ dùng đồ chơi, có sáng tạo, biết
giữ gìn sản phẩm chưa cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp và
tổ chức thực hiện đã đem lại kết quả khá khả thi như sau:
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nâng cao kiến thức cho bản thân về kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi.
Để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi một cách có hiệu quả thì trước hết cần
phải nắm được những kiến thức cơ bản như:
+ Quy trình hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC
+ Biết thiết kế hoạt động làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu sẵn có phù hợp với
từng chủ đề giáo dục.
+ Biết cách làm một số ĐDĐC bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương,
nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu từ thiên nhiên.
+ Ngoài ra còn phải biết cách tổ chức các hoạt động hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC
tự tạo.
Vì vậy bản thân đã tham gia các lớp chuyên đề do Phòng GD&ĐT, Trường
mầm non Nga Điền tổ chức, thăm quan ở một số trường có phong trào làm đồ dùng
đồ chơi sáng tạo như: Trường mầm non Tân Sơn thành phố Thanh Hoá, Trường mầm

non Nga Trường, Trường mầm non Nga Liên... Ngoài ra tôi còn tham khảo cách
hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC trên truyền hình, trên mạng Internet, một số sáng kiến hay
của bạn bè đồng nghiệp và một số tài tạp san, tạp chí giáo dục đó là: Tài liệu hướng
dẫn trẻ làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu thiên nhiên của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bách
Chiến chuyên viên vụ giáo dục mầm non, một số giải pháp làm đồ dùng đồ chơi của
4


đồng chí Lê Kim Huệ giáo viên trường Mầm non Nga Trường, một số tạp chí giáo
dục...Đồng thời tôi luôn tìm kiếm và sưu tầm những hình ảnh “đẹp” được làm từ
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, từ thiên nhiên, từ phế liệu...để làm “ngân hàng”
ảnh tư liệu, làm cẩm nang cho bản thân mình.
Kết quả:
- Bản thân đã nắm được kiến thức hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi. Tích lũy được phần nào kinh nghiệm quý báu cho bản thân và tự làm đồ
dùng dạy học phục vụ thiết thực cho các hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, bổ sung nhiều đồ dùng dạy học ở lớp và
hưỡng dẫn cho học sinh tự tay mình làm ra những đồ dùng đồ chơi iúp trẻ hoạt động
một cách tích cực hơn trong các hoạt động học tập và vui chơi.
- Tham gia 2 lớp chuyên đề của phòng và của trường tổ chức.
- Sưu tầm được 120 hình ảnh các loại...
2. Tìm kiếm, thu gom và sử lý nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
Đồ dùng đồ chơi tự tạo thường có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn.
Bởi chúng được tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm, nguồn đồ chơi tự tạo là
vô tận có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, trực
tiếp làm từ những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi, trò chơi bằng những vật liệu thu
lượm được.
Muốn có được những nguồn nguyên vật liệu dồi dào để làm đồ dùng đồ chơi
tôi phải tạo được cho trẻ sự thích thú nhặt lượm từ những nguyên vật liệu đơn giản,
gần gũi chẳng hạn như: Trẻ ăn xong một hộp sữa chua chúng sẽ có ý thức thu gom

nhặt lượm và cất đi để mang tới trường để cô giáo hướng dẫn tạo ra những mẫu đồ
chơi mới lạ, hấp dẫn mà đặc biệt hơn đó lại chính là những đồ dùng đồ chơi do chính
tay trẻ tạo ra.
Để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động này một cách tích cực tôi đã tổ
chức cho trẻ chơi các trò chơi vừa tạo được hứng thú vừa giúp trẻ ghi nhớ có chủ định
để cùng tham gia vào công việc tìm kiếm, thu gom nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ
chơi.
Ví dụ: Trò chơi : “ Nói nhanh – nói đúng”
Tôi chia lớp ra thành 2 đội.
Cách chơi: Cô nói nhóm nguyên liệu cần sưu tầm sau đó nhiệm vụ của các đội
là phải nói lên được một nguyên liệu có thể sử dụng làm đồ dùng đồ chơi.

5


Luật chơi: Đội nào kể được nhiều nguyên vật liệu hơn là đội đó thắng. Xác
định mức độ tham gia của trẻ cụ thể (trẻ tham gia công đoạn nào trong quá trình
chuẩn bị nguyên vật liệu...)
Hay trò chơi : “ Nhận dạng nguyên vật liệu qua mẫu”
Để chơi được trò chơi này tôi phải chuẩn bị sẵn 1 mẫu đồ chơi sau đó cho trẻ
chuyền tay nhau khi có hiệu lệnh dừng ở bạn nào thì bạn đó phải nói được một
nguyên vật liệu có trong đồ dùng, đồ chơi đó. Luật chơi là không được nhắc lại
nguyên vật liệu mà bạn đã nói trước.
Sau khi cho trẻ chơi xong mỗi trò chơi, tôi giúp trẻ củng cố lại những nguyên
vật liệu cần tìm và sau đó xác định những mẫu đồ chơi cần làm, sao cho đồ dùng đồ
chơi đó phải có tác dụng phục vụ cho quá trình chơi trong mỗi chủ đề.
Ví dụ: Ở chủ đề: “ Thế giới động vật”
Để chuẩn bị nguyên liệu hướng dẫn trẻ làm “ Con công” trẻ phải kể được các
nguyên vật liệu đó là: xốp màu, vỏ hộp sữa chua, thìa sữa chua, keo nến, hột vòng;
Hay để làm con “Gà mái” cần có: rơm, keo nến, hạt na, chỉ buộc; Làm con “Hươu

cao cổ” cần có: cói khô, xốp màu, que kem; Làm “Con bướm”, “Con cá” cần có: vỏ
ngao, vỏ trai, hạt vòng, xốp màu ;
Hay với chủ đề " Thế giới thực vật”
Muốn làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho góc phân vai những nguyên vật liệu
cần tìm đó là: Xốp màu, cành cây khô để tạo ra “ Vườn rau”, “ Vườn dừa” Vườn
hoa”, “ Vườn cây ăn quả”; Vỏ lọ thuốc, xốp màu để tạo ra “ Quả dứa”, “ Củ cà
rốt”...
Và với chủ đề “ Phương tiện giao thông”?
Để làm được những chiếc ô tô thật đáng yêu, những chiếc thuyền buồm thật
đẹp mắt hay những đoàn tàu hoả thật sinh động tôi đã gợi ý cho trẻ tìm kiếm những
nguyên vật liệu: Vỏ lon bia, chai C2, vỏ thạch, thạm chí cả những chiếc mo cau,
những can nhựa bỏ đi đều được tôi gợi ý để trẻ đem đến lớp.
Hay đơn giản những nguyên vật liệu có rất nhiều trong thiên nhiên cũng được
tôi tận dụng đó là khoảng thời gian cô trò có những bổi hoạt động ngoài trời, những
giờ lao động trên sân trường, nguyên vật liệu đó là những chiếc lá đa, lá mít, những
bông hoa dại, những cánh bèo tây ở quê tôi đem về để dạy trẻ làm ra những con trâu,
con cá, con cào cào...
Trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ chơi như vậy trẻ được quan
sát màu sắc (xanh, đỏ, vàng...) hình dáng (tròn, dài, nhọn, bẹt...) tính chất (cứng,
6


mềm, xốp, ráp...) tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp để nhận biết nguyên vật liệu
cần tìm kiếm và thu gom.
Để làm được việc này tôi đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp trẻ tìm
kiếm. Khi trẻ đã tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương mà trẻ có thể
tìm kiếm đươc như: vỏ ngao, vỏ hến, hộp giấy, vỏ hộp sữa, viên sỏi các loại hột,
hạt….
Tôi tiến hành xử lý (rửa sạch, phơi khô loại bỏ những nguyên vật liệu không
đảm bảo yêu cầu). Sau đó cô cùng trẻ phân loại theo nhóm, theo chất liệu và đưa vào

kho bảo quản (có dán ký hiệu để dễ lấy khi sử dụng).

Hình ảnh trẻ đang phân loại nguyên vật liệu
Kết quả: Thu gom được: 230 hộp, thìa sữa chua; 317 chai nước khoáng, C2, lọ sữa;
1350 hột hạt các loại; 120 hộp bánh kẹo, bìa cáttông; 50 cái mo cau;...
3. Phương pháp hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi:
Đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá. Vì thế ĐDĐC làm ra phải đảm
bảo an toàn, không gây thương tích, có độ bền cao. Đặc biệt, các ĐDĐC phải đẹp mắt
thì trẻ sẽ rất hứng thú khi sử dụng.
Khi làm ĐDĐC tôi thường kết hợp nhiều màu sắc để tạo đồ dùng đẹp, sinh
động, hợp sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng đồ chơi bền, giá thành thấp tiết
kiệm, hiệu quả sử dụng cao, nhiều nhất đó là xốp màu. Vì vậy có rất nhiều
ĐDĐC phong phú được tôi làm từ xốp màu.

7


(Hình ảnh được tạo ra từ xốp màu)
Khi hướng dẫn cho trẻ làm ĐDĐC sao cho đảm bảo phù hợp với sự phát triển
của trẻ, đặc biệt trẻ đã lớn. Cho trẻ làm từ dễ, đơn giản đến phức tạp dần, phù hợp với
tình hình lớp, địa phương. Phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ hứng thú
tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Tôi đưa ra rất nhiều vỏ chai lọ (Nước khoáng, C2, lon bia, vỏ thạch,
can nhựa..) và hỏi trẻ có thể làm được những đồ chơi gì? (trẻ nói làm con lợn, búp bê,
máy bay, thuyền buồm...) Sau đó tôi có thể nói thêm những sản phẩm mà những
nguyên vật liệu trên có thể lam.

8



(Hình ảnh những chiếc máy bay,ô tô, tàu
hoả được tạo ra từ lon bia, các chai, lọ nhựa, vỏ thạch, xốp màu, keo dán)
Tuy nhiên khi trẻ làm ĐDĐC không yêu cầu trẻ tự làm hết mà cần có người lớn
giúp đỡ, hỗ trợ đặc biệt là cô giáo hay phụ huynh.
Ví dụ: Khi làm " Tàu hoả, thuyền buồm " cô giúp trẻ cắt các hình từ chai lọ
hộp giấy, sau đó để trẻ in lên xốp và cắt theo hình cô đã cắt và các chi tiết phụ, cô tiếp
tục gắn keo vào những chỗ khó, tạo thành ô tô, thuyền buồm…

(Hình ảnh: Cô và trò trường MN Nga Điền đang tham gia làm ĐDĐC)
9


Khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ làm đồ chơi thì đồ chơi cần đơn giản, dễ làm, rèn
luyện được các kỹ năng và phù hợp với khả năng của trẻ. Phát huy được sự sáng tạo,
linh hoạt giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Rèn kỹ năng vừa học hoặc rèn kỹ năng phân loại từ đơn giản đến phức
tạp các loại đồ chơi, xắp xếp chúng thành những đồ dùng phục vụ cho việc học.
Trong khi làm đồ chơi cô phải hướng dẫn các bước làm cụ thể, rõ ràng và dễ
hiểu để trẻ có thể làm được.
Ví dụ : Để làm được đồ chơi đó cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì? đồ
dùng gì? khi thực hiện gồm mấy bước? (bước nào cần làm trước…)
Sau đây là một số phương pháp thực hiện làm Đồ dùng đồ chơi cho trẻ:
* Làm “Con công"
- Cần chuẩn bị: Vỏ hộp sữa chua, xốp màu, keo, kéo, bút chì
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ đầu công, 2 cánh, đuôi công ra xốp màu.
+ Bước 2: Cắt rời các mảng đầu, đuôi, cánh, mỏ.
+ Bước 3: Dán 2 cánh công sang 2 bên của vỏ hộp sữa chua, dán tiếp đuôi
công ở phía sau và dán đầu công ở phía trước.
+ Bước 4: Cắt các màu từ xốp thành các hình giọt nước để trang trí lên đuôi

công cho đẹp, sinh động . Như vậy chúng ta đãn hoàn thành xong con công.
Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, hoạt động cho trẻ làm quen
với toán, bé khám phá khoa học.

(Hình ảnh: Con công mà trẻ đã làm được)

10


* Làm “Vườn rau của bé”
- Cần chuẩn bị: Vỏ hộp thạch rau câu , xốp màu, keo, kéo, bút chì
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ lá rau lên xốp màu
+ Bước 2: Cắt rời các mảng đã vẽ thành hình lá rau
+ Bước 3: Lấy vỏ thạch cuộn vào giữa sau đó gắn các lá rau vào với nhau tạo
thành cây ray bắp cải
+ Bước 4: Vẽ thêm các chi tiết phụ để tạo thành gân lá. Cứ như vậy ta thực hiện
ở những cây tiếp theo tạo thành vườn rau.
Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, làm mô hình cho hoạt động
có chủ định...

(Hình ảnh vườn rau của bé do cô và trẻ cùng làm)
* Thực hiện “Vườn mai - đào”
- Chuẩn bị vật liệu: Cành cây khô to - nhỏ, giấy xốp màu xanh- vàng- hồng - nâu keo,
đế dán, giấy vụn, màu nước
- Thực hiện:
Bước 1: Tìm tạo dáng thân cây dừa qua cành cây khô.
Bước 2: Cắt lá to, nhỏ bằng xốp xanh, lấy kéo tỉa tạo lá.
Bước 3: Cắt sợi xốp nâu, dóc thành dây.
Bước 4: Găn lá vào ngọn thân, quấn dây từ trên xuống tạo thân cây rồi gắn keo.

Bước 5: Cắt tỉa các bông hoa tạo thành hoa mai, hoa đào sau đó cắt một đoạn
ống hút nước giải khát gắn vào cuống mỗi bông hoa để khi tham gia trò chơi hoạt
động góc trẻ có thể tự tay gắn những bông hoa đó lên cành
11


Bước 6: Đặt cây mai, cây đào vào chậu cảnh.
Với các loại cây này vừa dùng đẻ trẻ chơi hoạt động góc vừa dùng để trang trí lớp học.

( Hình ảnh cây đào, cây mai )
* Thực hiện làm “ Quả dứa”
- Cần chuẩn bị: Vỏ hộp thuốc Binamôn, xốp màu, keo, kéo, bút chì
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Kẻ lên miếng xốp màu vàng các dải có chiều rộng 2cm, chiều dài 50cm.
+ Bước 2: Cắt rời thành từng dải
+ Bước 3: Chia dải xốp màu thành các đoạn bằng nhau khoảng 2cm nhưng
không cắt rời mà chỉ cắt khoảng 2/3 của chiều rộng.
+ Bước 4: Lượn các đoạn đã cắt thành hình cánh hoa nhọn, lượn hết các đoạn
cho đến hết dải.
+ Bước 5: Cắt miếng xốp màu xanh lá cây rộng 5cm dài 30cm. Sau đó cắt
thành hình quả núi tạo tành lá dứa.
+ Bước 6: Cuộn miếng xốp xanh tạo thành nõn dứa, sau đó lấy keo gắn vào đầu
của lọ thuốc, tiếp tục lấy giải xốp vàng đã cắt cuốn quanh lọ tạo thành mắt dứa.
+ Bước 7: Cắt 1 dải xốp xanh rộng 5cm, dài 10cm cuộn tròn tạo thành cuống
dứa, cắt tiếp lá dứa gắn ở phía dưới và cuối cùng gắn cuống lại tạo thành quả dứa.
Như vậy ta đã hoàn thành xong phương pháp làm quả dứa.
Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc phân vai, Làm quen với toán,
khám phá khoa học...

12



* Thực hiện làm “Con rùa ”
- Cần chuẩn bị: xốp màu, keo, kéo, bút chì
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Kẻ lên thành các dải rộng 1cm, dài 70cm. (Làm thân) Kẻ 0,5cm dài
25cm (làm đầu, chân rùa)
+ Bước 2: Cắt rời thành từng dải
+ Bước 3: Cuộn dải đều tay làm thân rùa.
+ Bước 4: Cuộn dải nhỏ làm chân và đầu rùa Lượn các đoạn đã cắt thành hình
cánh hoa nhọn, lượn hết các đoạn cho đến hết dải.
+ Bước 5: Cắt miếng xốp màu xanh lá cây rộng 5cm dài 30cm. Sau đó cắt
thành hình quả núi tạo tành lá dứa.
+ Bước 6: Cuộn miếng xốp xanh tạo thành nõn dứa, sau đó lấy keo gắn vào đầu
của lọ thuốc, tiếp tục lấy giải xốp vàng đã cắt cuốn quanh lọ tạo thành mắt dứa.
+ Bước 7: Cắt 1 dải xốp xanh rộng 5cm, dài 10cm cuộn tròn tạo thành cuống
dứa, cắt tiếp lá dứa gắn ở phía dưới và cuối cùng gắn cuống lại tạo thành quả dứa.
Như vậy ta đã hoàn thành xong phương pháp làm quả dứa.
Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, Làm quen với toán, khám phá
khoa học...

13


* Phương pháp thực hiện mô hình “Vườn cây của bé”
- Chuẩn bị vật liệu: Hàng rào, Các loại cây đã làm, các loại cây hoa, các loại rau,
xốp màu, keo, kéo, đá sỏi nhỏ...
- Thực hiện:
Bước 1: Hướng dẫn trẻ định hướng các khu vực cần sắp xếp (Ngôi nhà, khu vực
trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa,

Bước 2: Cho trẻ xây dựng hàng rào thành khuôn viên khu vườn
Bước 3: Tạo cây ăn quả, cây hoa, cây rau bằng cách gắn các lá, hoa, quả vào các
thân cây
Bước 4: Sắp xếp và phân chia thành các khu riêng biệt tạo thành vường cây của bé.

Như vậy từ những sản phẩm trẻ cùng cô đã làm đã tạo thành một khu vườn thật xinh
xắn nó không chỉ giúp trẻ đem lại cảm giác mới lạ mà còn thoả mãn tính tò mò ham
hiểu biết của trẻ khi tham gia các trò chơi.
14


4. Sử dụng sản phẩm trong các hoạt động của trẻ.
Đối với trẻ Mầm non, hoạt động một ngày của trẻ diễn ra từ lúc đón trẻ đến khi
trả trẻ. Vì vậy khi trẻ tự làm ĐDĐC tôi đã cho trẻ được hoạt động nhiều trên sản sẩm
của mình ở mọi hoạt động. Hoạt động học, hoạt động góc, trang trí các mảng tường,
lớp học và cho trẻ trải nghiệm thật nhiều trên sản phẩm của mình làm ra để trẻ thấy
được sản phẩm làm ra của mình thật có ích. Khi sử dụng nhiều tạo cho trẻ động cơ
phấn khởi , hứng thú để tiếp tục học làm những đồ chơi về sau và hứng thú khi khám
phá các hoạt động..
Ví dụ: Ở giờ đón trẻ tôi cho trưng bày các sản phẩm của trẻ làm ra theo từng
chủ đề và sắp sếp ở các góc để trẻ chơi và khám phá qua đó giáo dục trẻ biết cách giữ
gìn bảo vệ đồ chơi trẻ thấy được ý nghĩa của đồ chơi mình làm.
Ví dụ: Trong hoạt động học có chủ định "Khám phá khoa học " về một số con
vật nuôi trong gia đình. Để trẻ dễ liên hệ một số vật nuôi trong gia đình tôi đã đưa ra
bức tranh con vịt, con cá mà mà cô và trẻ cùng làm cho trẻ quan sát và nhận xét về đồ
dùng đó. Từ đó trẻ được trải nghiệm, sử dụng có hiệu quả và ghi nhớ đặc điểm của đồ
dùng trong gia đình.

Ví dụ: Trong hoạt động góc cho trẻ sử dụng đồ chơi của mình làm ra, xây
dựng mô hình theo chủ đề, từ đó trẻ thấy được các ĐDĐC tuy giống nhau nhưng có

thể sử dụng được với các chủ đề khác nhau, tạo ra các mô hình phù hợp các chủ đề
đó. Trẻ biết cách giữ gìn, biết bảo vệ môi trường, biết tiết kiệm, thấy được ý nghĩa
của đồ chơi mình làm.
Sản phẩm đồ chơi của trẻ cần được trưng bày nơi đẹp, dễ quan sát để trẻ có thể
giới thiệu sản phẩm của mình với người thân, bạn bè.
Ví dụ: Trong hoạt động góc trẻ sử dụng đồ chơi của mình làm ra, xây dựng mô hình
theo chủ đề, từ đó trẻ thấy được các ĐDĐC tuy giống nhau nhưng có thể sử dụng
15


được với các chủ đề khác nhau, tạo ra các mô hình phù hợp các chủ đề đó. Trẻ biết
cách giữ gìn, biết bảo vệ môi trường, biết tiết kiệm, thấy được ý nghĩa của đồ chơi
mình làm.
Sản phẩm đồ chơi của trẻ cần được trưng bày nơi đẹp, dễ quan sát để trẻ có thể
giới thiệu sản phẩm của mình với người thân, bạn bè.
Ví dụ: Tôi để sản phẩm làm ra ở các góc, trang trí tuỳ nội dung chủ đề, trang
trí các mảng lớn, ứng dụng vào từng nội dung để trẻ có thể tự học như cây hoa- quả
gắn chữ cái, số (trẻ làm cùng cô)
Từ những sản phẩm của trẻ làm ra được chúng ta trân trọng trẻ sẽ cảm thấy
phấn khởi, có ý nghĩa từ đó trẻ có ý thức giữ gìn, tôn trọng sản phẩm của mình làm ra
tốt hơn. Trẻ chú ý học bài đạt kết quả hơn.
Kết quả: 100% trẻ học có hứng thú. Nắm được kiến thức của bài học, tích cực
tham gia các hoạt động.
5. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu
phế thải.
Có thể nói được nguồn nguyên vật liệu rất đa dạng và dồi dào nhưng làm thế
nào để tìm kiếm và lấy được chúng một cách dễ dàng nhất để tận dụng các nguyên vật
liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng giúp giáo viên vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí?
Đó cũng là một vấn đề không đơn giản. Chính vì vậy tôi đã dùng biện pháp là tuyên
truyền phối kết hợp với phụ huynh để cùng hỗ trợ trong việc sưu tầm, tìm kiếm các

nguyên vật liệu cần thiết cho việc thực hiện các chủ đề giáo dục.
Trong năm học có thể chia làm nhiều đợt huy động phụ huynh, cũng có thể
phụ huynh đem vào ngay. Giáo viên có thể trao đổi trước từ đầu năm học đến các chủ
đề thì huy động thêm. Việc lựa chọn nguyên vật liệu để làm ĐDĐC cần chú ý:
- Lựa chọn các nguyên vật liệu phải sạch, đảm bảo an toàn.
- Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền.
- Những vật liệu dễ vận động được từ phụ huynh, học sinh đóng góp.
- Vật liệu có màu sắc đẹp, có kích thước phù hợp vừa với tầm tay trẻ
Ví dụ: Để làm ngôi nhà bằng cói thì tôi đã tuyên truyền phụ huynh mang cói khô đến
lớp vì đây là sản phẩm sẵn có ở địa phương. Đặc biệt quê tôi nổi tiếng với vùng chiếu
cói Nga Sơn, việc lựa chọn các nguyên vật liệu từ cói, lõi cói để làm ra các loại đồ
chơi rất phong phú, từ đó lồng ghép vào các bài học rất bổ ích cho trẻ.

16


( Hình ảnh ngôi nhà chú hươu cao cổ được làm bằng cói )
Để làm các bức tranh phục vụ cho chủ đề giáo dục tôi đã vận động phụ huynh
mang những tờ lịch cũ, hoạ báo, vỏ trai, vỏ ngao, hột hạt, để làm đồ dùng đồ dạy học
cho trẻ.

(Tranh chủ đề: Thế giới động vật)
Làm chiếc thuyền bằng mo cau, chiếc ô tô bằng hộp bánh tôi đề nghị phụ
huynh tìm kiếm và cho tre mang tới lớp.
17


Kết quả:
Việc cho trẻ tự làm ĐDĐC được phụ huynh đồng tình hưởng ứng, đến cuối
năm có tới 85% phụ huynh tham gia thu thập nguyên vật liệu, tạo điều kiện giúp tôi

hoàn thành tốt công việc của mình.
Phụ huynh luôn quan tâm động viên kịp thời tới trẻ, hướng lái trẻ nhiều hơn tới
việc làm đồ chơi và giữ gìn chúng.
IV. KIỂM NGHIỆM
Qua một năm áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ.
Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
1. Đối với giáo viên:
+ Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu.
+ Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ chơi.
2. Đối với trẻ:
- Khi trẻ làm ĐDĐC tự tạo tôi thấy trẻ hoạt bát hơn, chăm chú lắng nghe, tích
cực đưa ra ý kiến sáng tạo vì được hoạt động , khám phá với đồ vật - điều trẻ yêu
thích. Qua đó, các kiến thức cô cung cấp thêm cho trẻ, được trẻ tiếp thu nhanh hơn.
- Trẻ làm ĐDĐC phong phú, hấp dẫn, trẻ được nâng cao thêm kiến thức, đưa
giờ học, giờ chơi thêm thích thú, bổ sung, củng cố kiến thức cho trẻ một cách nhẹ
nhàng và hiệu quả cao.
- Với việc tự làm ĐDĐC phục vụ cho hoạt động học, trang trí lớp, trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở lớp tôi phụ trách đã phát triển tốt về tư duy, tự tin, thông minh hơn, biết yêu
quý sức lao động của mình làm ra.
Từ những giải pháp trên qua một năm được áp dụng vào thực tiễn đã thu
được kết quả khảo sát khá khả thi như sau :
18


* Kết quả khảo sát cuối năm: ( Tháng 4 năm 2013)
Trẻ có ý thức tìm
Tổng số kiếm, thu gom
trẻ được nguyên vật liệu sẵn

khảo sát có.

30

NỘI DUNG
Trẻ hứng thú
Trẻ sáng tạo,
trong việc làm
linh hoạt trong
ĐDĐC.
việc làm ĐDĐC

Trẻ biết trân
trọng và giữ gìn
sản phẩm do
mình làm ra

Số trẻ

Tỷ lệ: %

Số trẻ

Tỷ lệ: %

Số trẻ

Tỷ lệ: %

Số trẻ


Tỷ lệ:%

30

100

28

93

23

77

30

100

3. Đối với phụ huynh
97% Phụ huynh luôn quan tâm hỗ trợ mua sắm, tìm kiếm nguyên vật liệu, biết
cách giáo dục trẻ giữ gìn, bảo quản đồ dùng đồ chơi.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua quá trình tổ chức và thực hiện hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi tôi nhận thấy rằng: Đây là một việc làm vô cùng cần thiết. Để thực hiện có
hiệu quả thì yêu cầu đặt ra đối với giáo viên mầm non phải nắm được những tiêu chí
cơ bản khi làm đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu phế thải: Đảm bảo tính sư
phạm (có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, khám phá khoa học, hấp dẫn,
kích thích trí tò mò của trẻ; trẻ có thể thao tác với đồ chơi trong nhiều trò chơi); Đảm
bảo tính phù hợp, an toàn (Màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độc hại,

không nguy hiểm. Cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế thành đồ chơi) Đảm
bảo tính phổ biến (Nguyên liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể sử dụng vào nhiều
nội dung giáo dục khác nhau ; Đảm bảo tính sáng tạo (Từ một loại vật liệu có thể tạo
hình thành nhiều đồ chơi khác nhau; có ý tưởng mới trong khai thác, sử dụng)…Cần
phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt
chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào mà trẻ có thể sưu tầm được.
Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu
nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể
của trẻ mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài. Đối với những trẻ đã lớn nên
19


khuyến khích để trẻ tham gia vào quá trình làm đồ chơi với cô giáo. Đấy cũng chính
là khởi đầu cho mọi sự sáng tạo sau này cho mỗi đứa trẻ.
Vì vậy để thực hiện tốt nội dung hướng dẫn làm ĐDĐC cho trẻ đòi hỏi chúng ta
những nhà giáo dục phải kiên trì, sáng tạo, không thể lập trên một mặt trận chung chung
mà nó phải được xác định một cách có kế hoạch, có mục đích và được tổ chức ở mọi hoạt
động, mọi thời điểm, mọi lúc mọi nơi và phải biết tuyên truyền vận động phụ huynh cùng
tham gia thực hiện. Đây cũng chính là một trong những nội dung vô cùng quan trọng góp
phần thực hiện nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ.
Trên đây, là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc hướng dẫn trẻ 5 - 6
tuổi tự tạo đồ dùng đồ chơi cho mình. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa
học ngành cũng như của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mai Thị Cam

Nga Sơn, ngày 17 tháng 4 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Đào Thị Hát

20



×