Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN mầm non: Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng các nguyên vât liệu, phế thải, thiên nhiên” tại trường mầm non Nga Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện theo lời nói của Bác Hồ kính yêu
“Vì lợi lích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Với câu nói ấy đã thấm nhuần trong mỗi chúng ta, đối với bậc học mầm
non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân, trẻ được đến trường mầm non
trẻ được học được chơi được tham gia các hoạt động, hoạt động học, hoạt động
góc, hoạt động ngoài trời…. trẻ được tiếp thu lĩnh hội kiến thức đơn giản, từ đơn
giản đến phức tạp từ dễ đến khó, mà trước hết đối với trẻ mẫu giáo hoạt động
vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dung đồ chơi giữ một vai trò quan
trọng là phương tiện, là sách giáo khoa của trẻ, thông qua đó trẻ hình thành và
phát triển nhân cách ban đầu của trẻ cũng như phát triển 5 lĩnh vực (đức- tríthể-mỹ-lao động)
Bất kể trong hoàn cảnh nào đồ chơi ra đời cũng phát triển trí tuệ cho trẻ
đồ chơi phong phú đa dạng bao nhiêu kích thích được tính tò mò ham hiểu biết
cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu, đồ chơi là sách giáo khoa của trẻ
Đối với đồ dùng đồ chơi để thu hút trẻ, làm cho trẻ phấn khởi có thái độ
tích cực với thế giới xung quanh, là phương tiện giúp trẻ thực hiện các hoạt
động, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách hứng thú,
nhiệt tình hơn và hình thành ở trẻ tình cảm thân thiết gắn kết với đồ chơi cùng
với bạn chơi.
Đối với trẻ mầm non thu hút trẻ dễ dàng nhất là bằng các đồ dùng đồ
chơi (ĐDĐC) phải hấp dẫn, phong phú, mới lạ và có màu sắc đẹp. Để thỏa mãn
được điều đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra
nhiều đồ dùng đồ chơi đep và tìm tòi làm ra được nhiều ĐDĐC mới lạ, hấp dẫn
và phù hợp với nội dung bài dạy, mỗi tình huống giáo dục trong mỗi hoạt động,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các hoạt động cho trẻ được tốt
hơn.
Với sự phát triển hiện đại của xã hội ngày nay, việc chọn mua một đồ
chơi cho trẻ là việc quá dễ dàng, nhưng việc sưu tầm các “ nguyên vật liệu ” thu
thập lại các phế liệu để tái tạo, sử dụng phục vụ cho cuộc sống không những
góp phần vào việc bảo vệ môi trường , ta có thể tạo ra được những món đồ chơi


độc đáo, đẹp, có ý nghiã giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Với
những vật liệu đơn giản, những đồ dùng tưởng chừng rất bình thường xung
quanh nhưng bằng sự sáng tạo bằng đôi bàn tay khéo léo, tính kiên trì,thẫm mỹ
của con người chúng ta có thể tạo ra những nhân vật, cây, bông hoa, phương tiện
giao thông rất dễ dàng và sinh động giúp cho hoạt động học, hoạt động vui chơi
thêm phần phong phú thông qua đó“ Trẻ học học bằng chơi, chơi mà học” trò
chơi chính là động cơ thúc đẩy trẻ “học” của trẻ thêm phần hấp dẫn thông qua
các nội dung các trò chơi trẻ được tiếp thu lĩnh hội các kiến thức khoa học cơ
bản

1


Ngày nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi cho trẻ mầm non, trong đó có
đồ chơi mang tính thẫm mỹ nhưng cũng có đồ chơi phản khoa học như: súng,
gậy, kiếm…các bậc phụ huynh không hiểu về tầm quan trọng của đồ chơi nên
đã mua về cho trẻ chơi. Nhưng trong trường mầm non những đồ chơi mang tính
thẫm mỹ, phục vụ cho các hoạt động như: đồ chơi xây dựng lắp ghép, đồ chơi
bác sỹ, đồ chơi nấu ăn… Trong khi các phụ, phế phẩm từ cuộc sống, trong sinh
hoạt đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ
dùng đồ chơi cho chính mình. Khi trẻ có được những đồ chơi do tự tay mình
làm ra các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều so với những đồ
chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động
ngay từ khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy
cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi là việc hết sức cần thiết và bổ ích. Là một giáo
viên mầm non, tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của “Đồ dùng đồ
chơi” đặc biệt là những đồ dùng đồ chơi tự tạo đó chính là động lực thôi thúc tôi
tìm tòi ra những giải pháp, biện pháp để giúp trẻ tạo ra những đồ chơi phù hợp
với khả năng tư duy của trẻ, giúp trẻ tận hưởng cảm giác thú vị khi hoàn thành
sản phẩm từ những đồ chơi ấy, kích thích trẻ say mê sáng tạo. Xuất phát từ

những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi là
việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non và dạy trẻ làm đồ dùng đồ
chơi sáng tạo bằng các nhóm nguyên vật liệu, các nguyên tắc, nguyên tắc đản
bảo vệ sinh , an toàn, thẩm mỹ và mang tính giáo dục

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Điều cần nói thêm,chương trình dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực
hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẫm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí
tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp
với từng lứa tuổi và phải đảm bảo được những tiêu chí về sự an toàn về đồ chơi
cho trẻ
Chính vì vậy, luật giáo dục năm 2005 ban hành số 38/ 2005 QH 11 ngày
14/6/2005 ở điều 23 yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMN cũng nhấn
mạnh: “Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các
hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải
có đồ dùng đồ chơi đáp ứng cho trẻ ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do giáo viên
cung cấp thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong
phú”.
Một trong những yêu cầu của chương trình Giáo dục mầm non được ban
hành theo thông tư 17/2009/TT - BGDĐT ban hành ngày 25/7/2009 là tạo điều
kiện thuận lợi choi trẻ được tích cực tìm tòi, khám phá mọi lứa tuổi. Khi dạy trẻ
làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục

2


Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt
động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có đồ
dùng đồ chơi đáp ứng cho trẻ ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do giáo viên cung

cấp thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú.
ĐDĐC phong phú, mới lạ hấp dẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích
cực tìm tòi, khám phá. Khi dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục
tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích
thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và
đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Muốn làm được điều này, giáo viên phải là người yêu nghề, say sưa với
công việc, chịu khó học hỏi đồng nghiệp có thêm kiến thức về chăm sóc giáo
giục trẻ, hiểu đặc điểm của trẻ và kiến thức về làm đồ dùng đồ chơi, có được
những kiến thức định hướng một số nguồn vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối
hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật liệu nào mà trẻ có
thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ
cách sưu tầm, thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu. Từ đó trẻ biết được để
làm được ĐDĐC cần phải làm như thế nào, bảo quản nó ra sao và chơi chúng
như thế nào để đạt hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG.
1.Thuận lợi
Trường Mầm non Nga Thạch đang phấn đấu trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia trong năm học 2014 - 2015. Được sự quan tâm giúp đỡ của UBND xã về cơ
sở vật chất trang thiết bị của trường khang trang, có trang thiết bị và các phòng
học, đồ dùng đồ chơi, được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường
hàng năm đã mua sắm bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cho các
nhóm lớp và tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi ở nhóm lớp, tạo những điều kiện
thuận lợi để các cháu được học và tham gia vào các hoạt động một cách tích
cực.
Đội ngũ giáo viên trong trường tổng là 15 cô, các cô trong trường đều có
trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, sự nhiệt tình đoàn kết trong đó
bản thân tôi được ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp mẫu
giáo 5- 6 tuổi tôi luôn tập trung học tập tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực
chuyên môm, là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu và giảng dạy trẻ một cách phù hợp

và hiệu quả hơn.
Đồng thời bản thân đã được tham gia các lớp học chuyên đề, các buổi làm
đồ dùng đồ chơi do nhà trường, phòng giáo dục tổ chức, được tổ chuyên môn,
ban giám hiệu nhà trường cho đi thăm quan học tập ở một số trường trong huyện
về việc thực hiện làm ĐDĐC tự tạo bằng các nguyên vật liệu có sẵn, tạo góc mở
cho trẻ hoạt động. Từ đó tôi có thêm kinh nghiệm làm ĐDĐC cho mình và
hướng dẫn trẻ làm đồ chơi.
Với học sinh nhà trường có một khu chính trẻ đến trường học theo đúng
độ tuổi nên trẻ mạnh dạn tự tin, hòa đồng cùng các bạn trong khi chơi và trong
học tập
3


Tổng số trẻ là 31,trong đó có 10 trẻ gái và 21 trẻ trai,
Trong lớp được trang bị đồ dùng đồ chơi các cháu luôn mạnh dạn, tự
tin,hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động
Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, hiểu được
mục đích ý nghĩa về việc đưa trẻ đi học đúng độ tuổi trẻ đi học chuyên cần đây
cũng là điều kiện tốt để giáo viên – phụ huynh – nhà trường có được các biện
pháp tốt để chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi vẫn gặp một số khó khăn như trong thực tế
trường Mầm non Nga Thạch về đồ dùng đồ chơi ở các nhóm lớp chưa đản bảo ,
đồ chơi ngoài trời không có cho trẻ hoạt động ngoài trời, phòng chức năng chưa
có, khuôn viên chưa đẹp, mặc dù đã được nhà trường trang bị nhưng số lượng
chưa đáp ứng cho việc dạy học và vui chơi đảm bảo theo quyết định 02 của bộ
giáo dục và đào tạo.
Đối với lớp học chỉ có một cô rưỡi trên một lớp nên thời gian để sưu tầm
các nguyên vật liệu phế thải,thiên nhiên còn nhiều bất cập
Khi làm đồ dùng đồ chơi chưa phát huy được tính sáng tạo còn rập khuôn

theo mẫu
Trong lớp vẫn còn một số trẻ chưa thật sự hứng thú tích cực tham gia vào
quá trình làm ĐDĐC sáng tạo, kiến thức kỹ năng tạo hình còn hạn chế, chưa
phát huy được tính sáng tạo độc lập của trẻ còn rập khuôn theo mẫu của cô
3. kết quả thực trạng trên
Để biết được trẻ nắm bắt kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi thì ngay vào đầu năm
học vào tháng 9 tôi khảo sát chất lượng trên trẻ và kết quả đạt được như sau
TT

Tổng
số
trẻ

1

31

2

31

3

31

4

31

5


31

Nội dung

Trẻ tích cực tham gia thu gom
các nguyên vật liệu
Trẻ tích cực hứng thú trong
hoạt động làm ĐDĐC
Trẻ có kiến thức, kỹ năng,
thẫm mỹ khi làm đồ dùng đồ
chơi
Trẻ có tính kiên trì, khéo léo
Ý thức biết trân trọng và giữ
gìn SP do mình làm ra

Đạt

Kết quả khảo sát
Tỷ lệ
Chưa
%
đạt

18

58

13


17

55

14

15

48

16

17

55

14

20

64

11

Tỷ lệ
%

42
45
52

45
36

Thông qua kết quả của thực trạng trên với tổng số cháu có ý thức về thu
thập nguyên vật liệu sẵn có, trẻ hứng thú trong việc làm đồ dùng đồ chơi, có
sáng tạo, biết giữ gìn sản phẩm chưa cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra “

4


Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng
các nguyên vât liệu, phế thải, thiên nhiên” tại trường mầm non Nga Thạch
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Nâng cao kiến thức cho bản thân về kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi.
Để đáp ứng việc lựa chọn nội dung giáo dục trẻ, giáo viên phải lựa chọn,
tìm cách lựa chọn đồ chơi để phục vụ mục đích giáo dục hướng dẫn trẻ làm đồ
dùng đồ chơi một cách có hiệu quả thì trước hết cần phải nắm được những kiến
thức cơ bản thông qua Tài liệu hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu
thiên nhiên của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo dục mầm
non
Mặt khác tôi tích cực tham gia vào các buổi bồi dưỡng kiến thức qua các
lớp học chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức do đồng chí Nguyễn Thị Ninh
chuyên viên phòng giáo dục triển khai, nhà trường tổ chức tạo điều kiện sắp xếp
thời gian đi thăm quan các trường trọng điểm của huyện, tỉnh để tìm tòi khám
phá những đồ chơi có tính sáng tạo cao áp dụng tạo ra những đồ chơi phù hợp
với nguyên vật liệu của địa phương ngoài ra tôi còn tham khảo cách hướng dẫn
làm đồ dùng đồ chơi trên mạng Internet, trên truyền hình. Trường mầm non Nga
Thạch tổ chức, thăm quan ở một số trường có phong trào làm đồ dùng đồ chơi
sáng tạo như: Trường mầm non Nga Hải, trường Mầm non Nga Trường .., một
số sáng kiến hay của bạn bè đồng nghiệp và một số tài tạp san, một số tạp chí

giáo dục...Đồng thời tôi luôn tìm kiếm và sưu tầm những hình ảnh “đẹp” được
làm từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, từ thiên nhiên, từ phế liệu...để làm
“ngân hàng” ảnh tư liệu, làm cẩm nang cho bản thân mình.
+ Hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC đúng quy trình,có tác dụng hình thành, cũng
cố khái niệm,khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ, trẻ có thể
thao tác với đồ chơi trong nhiều trò chơi.
+ Tôi luôn sáng tạo thiết kế hoạt động làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu sẵn
có phù hợp an toàn, không độc hại, không nguy hiểm, cần vệ sinh các sản phẩm
trước khi tái chế thành đồ chơi phù hợp với từng chủ đề giáo dục.
+ Bản thân tôi biết vận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, nguyên
vật liệu phế thải, nguyên vật liệu từ thiên nhiên.
+ Tôi biết sáng tạo linh hoạt tổ chức các hoạt động hướng dẫn trẻ làm
ĐDĐC tự tạo từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi khác nhau,
có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng.
Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi
TT
Chủ đề
Nội dung thực hiện Sử dụng nguyên Nội dung thực
liệu
hiên
1
Trường
- Làm cầu trượt,bập - Vỏ chai cô ca, - Hoạt động góc
mầm non bênh, hoa, rau, cây vỏ sửa chua, vỏ - Hoạt động ngoài
xanh
nước rữa bát, vỏ trời
sữa su su, xốp - Hoạt động học
màu, cành cây
khô, keo, kéo
5



2

Bản thân

-Làm mũ, dép,quần - Xốp màu,vỏ -Hoạt động học,
áo, rau
hộp kem, keo, hoạt động ngoài
kéo
trời

3

Gia đình

- Làm bát ,cốc, tủ, ti - Vỏ lọ nước
vi, bàn nghế, ngôi rửa bát, vỏ váng
nhà, cây xanh, rau
sữa, vỏ hộp
bánh , xốp màu,
rơm khô, keo,
kéo

4

Một
nghề

5


Thế giới - Làm con gà, con
động vật cá, con cua, con
ngỗng, con hưu, con
bướm

6

Thực vật

7

Phương
- Làm xe đạp, ô tô,
tiện giao tàu hỏa, mũ bảo
thông
hiểm, cột đèn tín
hiệu, cột điện

8

Quê
- Làm lăng Bác hồ, -Vỏ sữa tươi, vỏ - Hoạt động góc
hương đất cá, cây xanh, cây ăn ngao, cành cây - Hoạt động học
nước Bác quả, hoa, rau
khô, xốp màu, -hoạt động ngoài

- Hoạt động gó
- Hoạt động học
- Hoạt động ngoài

trời

số - Làm cuốc, xẻng, - Bìa cát tông, - Hoạt động học
cái bừa, trống cơm, xốp màu, vỏ - Hoạt động góc
phách tre..
hộp sữa đậu
nành, vỏ hộp
sữa ông thọ,
ống tre, giấy
màu, keo, kéo
- Xốp màu, giấy
vụn, võ trai, võ
ngao, rơm khô,
vỏ hộp sữa su
su, keo, kéo

-Hoạt động góc
- Hoạt động học
-Hoạt động ngoài
trời

- Làm vườn rau, - Cành cây khô,
vườn cây, hoa, bình xốp màu, vỏ
tươi cây
hộp sữa chua,
vỏ lọ dàu ăn ,
keo, kéo

- Hoạt động góc
- Hoạt động học

-hoạt động ngoài
trời

- Thép
cành cây
đĩa CD,
màu, vỏ
bánh, vỏ
chua, quả
nhựa to
keo, kéo

nhỏ,
khô,
xốp
hộp
sữa
bóng
nhỏ,

- Hoạt động góc
- Hoạt động học
-hoạt động ngoài
trời

6


Hồ


vỏ sữa
keo, kéo

tươi, trời

Kết quả: Qua việc học hỏi kinh nghiệm tôi tích lũy được nhiều kinh
nghiệm quý báu góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ và bổ xung được nhiều đồ
dùng đồ chơi tự tạo từ đôi bàn tay khéo léo của cô và trẻ làm ra, bổ sung nhiều
đồ dùng dạy học ở lớp và hướng dẫn cho học sinh tự tay mình làm ra những đồ
dùng đồ chơi giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn trong các hoạt động học
tập và vui chơi.Tham gia 2 lớp chuyên đề của phòng và qua việc lập kế hoạch
làm ĐDĐC tổ chức sưu tầm được hơn 100 hình ảnh các loại...
2. Tìm kiếm, thu gom và sử lý nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
Tìm kiếm, thu gom được những nguồn nguyên vật liệu dồi dào để làm đồ
dùng đồ chơi trước hết tôi đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị sưu tầm, thu gom
nguyên vật liệu, dự trữ nguyên vật liệu để đến mỗi chủ đề cô cùng trẻ làm ra
những đồ dùng đồ chơi cho những chủ đề đó
Thời gian thu gom được các nguyên vật liệu của cô thì vào những buổi
học về và những ngày nghĩ
Hình thức đi đến các cửa hàng ăn nhặt võ ngao, lọ nước nắm, chai dầu ăn,
cửa hàng uống nhặt những lọ nước C2, lon bia, võ hộp sữa chua…hay đến cửa
hàng thuốc nhặt vỏ hộp thuốc và mang về tảy rửa sạch rồi mang đến lớp
Thời gian thu gom của trẻ dặn dò các cháu khi ăn sữa chua hay ăn kem ,
thạch râu câu, lọ nước rửa bát, chai dầu ăn ở gia đình dồn lai mang đến lớp vào
sáng thứ 2
Sau mỗi giờ chơi, hoạt động ngoài trời, những buổi vệ sinh sân trường tôi
hướng dẫn trẻ thu lượm võ cây, lá, hoa..
Thu lượm những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: rơm, mo cau,
bẹ chuối, lá dừa
Để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động này một cách tích cực

chúng ta cần xác định nguyên vật liệu cần dùng cho một hoạt động hướng dẫn
trẻ làm ĐDĐC để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, đảm bảo sạch
sẽ an toàn và sử dụng dễ dàng.
Ví dụ: Để chuẩn bị hướng dẫn trẻ làm trước hết tôi phải chuẩn bị các
nguyên vật liệu như sau: Chủ đề gia đình: Làm “Cái bát” cần có chai nước rữa
bát, giấy màu, làm “cái cốc” cần có, vỏ hộp váng sữa, làm “Cái cuốc, cái xẻng,
cái bừa” cần có bìa cát tông, xốp màu, keo, kéo
Chủ đề động vật: Làm “ Con lợn” xốp màu, vỏ hộp sữa chua, keo nến,
Hay để làm con “Gà con” xốp màu, len: Làm “Con gà trống, con chuột” cần có
vỏ lạc, len, dây điện, xốp màu: Làm con “Gỗng” cần có xốp màu: Làm con
“Bướm” cần có vỏ lạc, hột hạt, xốp màu: Làm “Con cá” cần có: vỏ ngao, vỏ trai,
hạt vòng, xốp màu, keo, kéo
Chủ đề giao thông: Lam “Tàu hỏa” cần các nguyên vật liệu đó là các vỏ
hộp sữa chua, xốp màu keo, kéo : Làm “Thuyền buồm” cần có: Vỏ can nước
rửa bát, xốp màu, que kem
7


Chủ đề bản thân: Làm “Cái mũ” “Đôi dép” cần có xốp màu, keo, kéo
Làm: “Cai trống cơm” cần có vỏ hộp sữa đậu nành giấy màu: Làm “Cái phách”
cần có các thanh tre, giấy màu phục vụ cho hoạt động âm nhạc....
- Để chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ chơi tôi cho trẻ quan sát các vật liệu
mà tôi đã chuẩn bị về hình dáng ( tròn, dài, nhọn, bẹt...) màu sắc ( xanh, đỏ,
vàng...) tính chất (cứng, mềm, xốp, ráp...) tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp
để nhận biết nguyên vật liệu cần tìm kiếm và thu gom. Để làm được việc này tôi
đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng học sinh nhận dạng các nguyên vật
liệu bằng cách. Với phụ huynh thì tôi trao đổi qua giờ đón trẻ- trả trẻ, với trẻ tôi
cho trẻ nhận dạng vào lúc chuẩn bị ngủ trưa hoặc kể một câu chuyện nào đấy có
liên quan đến nguyên vật liệu mà trẻ tìm kiếm
để giúp trẻ tìm kiếm. Khi trẻ đã tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có

ở địa phương mà trẻ có thể tìm kiếm đươc như: vỏ ngao, vỏ hến, hộp giấy, vỏ
hộp sữa, viên sỏi các loại hột, hạt…. Tôi tiến hành xử lý (rửa sạch, phơi khô loại
bỏ những nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu). Sau đó cô cùng trẻ phân loại
theo nhóm, theo chất liệu và đưa vào kho bảo quản ( có dán ký hiệu để dễ lấy
khi sử dụng)
Kết quả:
Cô cùng trẻ thu gom được các nguyên vật liệu qua liệu qua sử lý đảm bảo vệ
sinh an toàn khi sử dung tổng các loại phế thải: thìa sữa chua hộp váng sữa 220
hộp, 300 chai nước rữa bát, chai nước khoáng, C2, lọ sữa; 1300 hột hạt các loại;
120 hộp bánh kẹo, bìa cáttông; 30 cái mo cau, 1000 củ lạc, rơm ,len….

8


Hình ảnh trẻ mang vật liệu
Phân loại, đóng thùng
3. Phương pháp hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi:
a. Đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải
Với đối tượng của trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trưc quan hình
tượng nên trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tòi khám phá điều mới lạ. Vì thế
điều quan trọng nhất là đồ dùng đồ chơi phải an toàn đối với trẻ, không gây
thương tích, đặc biệt các ĐDĐC phải đẹp mắt thì trẻ rất hứng thú khi sử dụng.
Khi tôi làm ĐDĐC tôi thường kết hợp nhiều màu sắc để tạo đồ dùng đẹp,
sinh động hấp dẫn như: lọ nước rửa bát, võ hộp sữa chua, võ hộp váng sữa, cành
cây khô, xốp màu, võ xốp của các đồ dùng, bông….
Những nguyên vật liệu này được sự hướng dẫn gợi mở của cô và sự hứng
thú tham gia tích cực của trẻ dưới đôi bàn tay khéo léo và ý tưởng tượng sáng
tạo của cô và trẻ biến những nguyên vật liệu này thành những cái bát, cái cốc,
tàu hỏa, cây ăn quả, hoa, con ngỗng, con vịt, con công, củ cải, củ cà rốt, xà lách,
những đồ dùng này ngộ nghĩnh xinh xắn đáng yêu.


9


( Hình ảnh làm bằng đồ dùng phế thải, xốp)
Làm đồ dùng nguyên liệu thiên nhiê phục vụ cho hoạt động âm nhạc
Khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ làm đồ chơi thì đồ chơi cần đơn giản, dễ
làm, rèn luyện được các kỹ năng và phù hợp với khả năng của trẻ. Phát huy
được sự sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Rèn kỹ năng vừa học hoặc rèn kỹ năng phân loại từ đơn giản đến phức tạp
các loại đồ chơi, xắp xếp chúng thành những đồ dùng phục vụ cho việc học.
Trong khi làm đồ chơi cô phải hướng dẫn các bước làm cụ thể, rõ ràng và
dễ hiểu để trẻ có thể làm được.
Để làm được đồ chơi đó cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì? đồ dùng
gì? khi thực hiện gồm mấy bước? ( bước nào cần làm trước…)
Khi làm " Trống cơm, phách "
-Chuẩn bị: các ống tre, ,kéo, keo, giấy màu, xốp, vỏ ống sữa khô, võ sữa
ông thọ, dao
- Bước 1: Cô đo ống tre dài 25cm rộng 4cm, ke các dải giấy màu 2cm
- Bước 2: Cô dùng dao chẻ những thanh tre rộng 4cm dài 25cm rồi vót
nhẵn, trẻ cắt những dải giấy rời ra
- Bước 3: Bôi keo phía sau dải giấy rồi cuộn tròn lên thanh tre, tạo thành
phách, trống…
Kết quả: 100 % trẻ hứng thú khi làm đồ dùng cùng cô

( Hình ảnh: Cô và trò trường MN Nga Thạch đang làm trống cơm và phách
trẻ)
Sau đây là một số phương pháp thực hiện làm Đồ dùng đồ chơi cho trẻ:
Chủ đề: động vật
* Làm “Con ngỗng"

- Cần chuẩn bị: xốp màu, keo, kéo, bút chì, bông
10


- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ 2 thân ngỗng, 2 cánh, mắt, mào, mỏ ra xốp màu

Hình 1

Hình 2

Hình 3

+ Bước 2: Cắt rời các mảng đầu, đuôi, cánh, mỏ.

Hình 4
+ Bước 3: Lấy bông bỏ vào giưã dán 2 thân ngỗng lại với nhau, dán tiếp
mỏ ở phía trước, dán mào ở trên đầu, dán cách ở 2 bên. Như vậy chúng ta đã
hoàn thành xong con ngỗng.

Hình 5

Hình 6

Hình 7

Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, hoạt động cho trẻ làm
quen với toán, bé khám phá khoa học.
Chủ đề: Thế giới thực vật
* Làm “Vườn rau của bé”

- Cần chuẩn bị: Bìa cát tông , xốp màu, keo, kéo, bút chì, bông
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ củ cà rốt, củ cải, lá cà rốt lá cải lên xốp màu
+ Bước 2: Cắt rời các mảng đã vẽ thành hình củ, lá cà rốt
+ Bước 3: Lấy bông cuộn vào giữa sau đó gắn các lá cà rốt vào với nhau
tạo thành cây cà rốt, cây cải

11


+ Bước 4: Vẽ thêm các chi tiết phụ để tạo thành gân lá. Cứ như vậy ta
thực hiện ở những cây tiếp theo tạo thành vườn rau.
Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, làm mô hình cho hoạt
động có chủ định...

( Hình ảnh vườn rau của bé do cô và trẻ cùng làm)
* Hay Thực hiện làm “ Quả dứa”
- Cần chuẩn bị: Lon bia, xốp màu, keo, kéo, dặp gim, bia cát tông, vỏ kẹo
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Gấp 2 mép vỏ kẹo lại
+ Bước 2: Rồi dùng dặp gim bấm lại
+ Bước 4: Cắt miếng xốp màu xanh lá cây rộng 5cm dài 30cm. Sau đó cắt
thành hình quả núi tạo tành lá dứa.
+ Bước 5: Cuộn miếng xốp xanh tạo thành nõn dứa, sau đó lấy keo gắn
vào đầu của lon bia .
+ Bước 6: Dùng những vỏ kẹo đã gấp , dùng keo dính lại với nhau xung
quanh lon bia lại tạo thành quả dứa. Như vậy ta đã hoàn thành xong phương
pháp làm quả dứa.
Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, Làm quen với toán,
khám phá khoa học...

* Phương pháp thực hiện mô hình “Vườn cây của bé”
- Chuẩn bị vật liệu: Hàng rào, Các loại cây đã làm, các loại cây hoa, các loại
rau, xốp màu, keo, kéo, đá sỏi nhỏ...
- Thực hiện:
Bước 1: Hướng dẫn trẻ định hướng các khu vực cần sắp xếp ( Ngôi nhà,
khu vực trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa,
Bước 2: Cho trẻ xây dựng hàng rào thành khuôn viên khu vườn
Bước 3: Tạo cây ăn quả, cây hoa, cây rau bằng cách gắn các lá, hoa, quả
vào các thân cây

12


Bước 4: Sắp xếp và phân chia thành các khu riêng biệt tạo thành vườn cây
của bé.
Như vậy từ những sản phẩm trẻ cùng cô đã làm đã tạo thành một khu vườn thật
xinh xắn nó không chỉ giúp trẻ đem lại cảm giác mới lạ mà còn thoả mãn tính tò
mò ham hiểu biết của trẻ khi tham gia các trò chơi.

Hoạt động nêu gương bé ngoan
* Thực hiện làm “Bảng bé ngoan”
- Chuẩn bị vật liệu: bạt, xốp màu các loại, keo 502, giấy màu, que tăm, kéo
- Thực hiện:
Bước 1: Đo bạt chiều dài 60cm, chiều rộng 80cm, dùng giấy màu cạm, màu
hồng, màu vàng vẽ nhưng hình tròn làm cây nấm, đo giải rộng 7cm, dài 30cm,
40cm, vẽ một hình tròn to làm đế nấm và vẽ các ống cờ, vẽ hoa,
Bước 2: Cắt bạt theo chiều đã đo
Bước 3: cắt các hình tròn tỉa để tạo ra cây nấm
Bước 4: cắt các giải giấy để làm thân nấm
Bước 5: cắt hình tròn to đế tạo thành đế nấm

Bước 6: dùng kéo cắt tỉa các ống cơ, dùng keo gắn vào bảng bé ngoan
Bước 7: cắt tỉa các hoa, dùng keo phết phía sau hoa dán vào mỗi que tăm
Bước 8: Đặt các hoa vào ống cờ
Với bảng bé ngoan này dùng cho trẻ chơi cắm cờ bé ngoan vào cuối buổi hàng
ngày

13


( Hình ảnh bé gắn cờ bé ngoan)
Chủ đề: Phương tiện giao thông
* Thực hiện làm “Tàu hỏa”để làm được tàu hỏa cần có chuẩn bị các nguyên
vật liệu như sau
Chuẩn bị: Xốp màu, vỏ hộp sửa chua, keo 502, kéo, giấy đề can
Cách thực hiện:
Bước 1: lấy xốp màu kẻ 1cm daì 30cm, vẽ các hình tròn nhỏ, vẽ các hoa

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Bước 2: cắt rời các dải ra, cắt các hình tròn, cắt tỉa hoa

Hình 4
Hình 5
Hình 6
Bước 3: Dùng keo 502 dán 2 vỏ hộp sửa chua lại với nhau, dán các hình tròn
nhỏ và hoa lên trên các toa tàu, dán một dải nhỏ vào giữa các toa tàu, cuộn các

dải thành vòng tròn lại làm bánh xe, rồi dán vào toa tàu, mối các dải từ toa này
sang toa kia, cuôn một ống dài 5cm làm ống khói. Như vậy ta đã hoàn thành
xong phương pháp làm đoàn tàu.

14


Hình 7

Hình 8

Hình 9

Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, Làm quen với toán,
khám phá khoa học...
4. Sử dụng sản phẩm trong các hoạt động của trẻ.
Ở trường Mầm non, hoạt động một ngày của trẻ diễn ra từ lúc đón trẻ đến
khi trả trẻ. Vì vậy khi trẻ tự làm ĐDĐC cô cần cho trẻ được hoạt động nhiều
trên sản phẩm của mình ở mọi hoạt động. Hoạt động học, hoạt động góc, trang
trí các mảng tường, lớp học và cho trẻ trải nghiệm thật nhiều trên sản phẩm của
mình làm ra để trẻ thấy được sản phẩm làm ra của mình thật có ích. Khi sử dụng
nhiều tạo cho trẻ động cơ phấn khởi, hứng thú để tiếp tục học làm những đồ chơi
về sau và hứng thú khi khám phá các hoạt động..
Ví dụ 1: - Tôi trưng bày các sản phẩm của trẻ làm ra theo từng chủ đề,
theo từng góc như: Chủ đề trường mầm non, trưng bày đồ dùng
-Góc xây dựng cầu trượt, bập bênh, cây hoa, cây xanh và sắp sếp ở các
góc để trẻ chơi và khám phá, khi trẻ đến chơi tôi đặt câu hỏi để trẻ trả lời.
+ Đây là đồ dùng gì? đu quay, cầu trượt, bập bênh, cây hoa, cây xanh
+ Đồ dùng này làm bằng chất liệu gì? Can nước rữa bát, võ sưa chua xốp
màu, bìa cứng

+ Có màu gì? Xanh đở vàng
Qua đó khuyến khích trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi và giáo dục trẻ biết cách
giữ gìn bảo vệ đồ chơi trẻ thấy được ý nghĩa của đồ chơi mình làm.
Ví dụ 2: Chủ đề: Gia đình :Trong hoạt động "Khám phá khoa học "
Đề tài: Tre quan sát nhận biết phân biệt một số đồ dùng trong gia đình
Trẻ quan sát nhóm đồ dùng dùng để ăn như: bát, thìa, đĩa
+ Đây là đồ dùng gì? Bat, thìa, đĩa
+ Làm bằng chất liệu gì? Võ lọ nước rữa bát và thìa râu câu, lọ c2
Trẻ quan sát nhóm đồ dùng dùng để uống
+ Đồ dùng này dùng để làm gì? Dùng để uống
Nhóm đồ dùng sinh hoạt như : ti vi, quạt, tủ lạnh, bàn ghế..
+ Đây là đồ dùng gì? Ti vi, quạt, tủ lạnh, bàn ghế..
+ Làm bằng chất liệu gì? Các võ hộp bánh
15


+ Công dụng của nó để làm gì? Để mát, để xem phim, để ngồi…
* Trò chơi: Nói theo yêu cầu của cô
- Muốn mát cần có gì? Có quạt
- Quay được nhờ có gì? Có điện
- Đồ dùng gì dùng để ngồi? Cái ghế
- Đồ dùng gì dùng để xem phim? Ti vi
* Trò chơi: Phân loại đồ dung
Để chơi được trò chơi này tôi chuẩn bị đồ dùng như quạt, ti vi, tủ lạnh,
giường….
Cách chơi : chia trẻ làm 3 tổ mỗi tổ lây về cho tô mình một đồ dùng, ti vi,
quạt, ghế sau 3 phút tổ nào lấy được nhiều đúng tổ đó thắng
Qua các trò chơi đó trẻ hiểu được đồ dùng trong gia đình tôi đã cho trẻ
những vỏ chai nhựa tìm và cho trẻ quan sát nhận xét về đồ dùng đó. Từ đó trẻ
được trải nghiệm, sử dụng có hiệu quả và ghi nhớ đặc điểm của đồ dùng trong

gia đình.
Từ những sản phẩm của trẻ làm ra được chúng ta trân trọng trẻ sẽ cảm
thấy phấn khởi, có ý nghĩa từ đó trẻ có ý thức giữ gìn, tôn trọng sản phẩm của
mình làm ra tốt hơn. Trẻ chú ý học bài đạt kết quả hơn.
Kết quả: 100% trẻ học có hứng thú. Nắm được kiến thức của bài học,
tích cực tham gia các hoạt động.
5. Tổ chức hội thi bé khéo tay
Để hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi và trẻ nắm được kỹ năng làm
đồ dùng tôi đã tổ chức hội thi bé khéo tay
Để tổ chức tốt hội thi cần tham mưu lên ban giám hiệu nhà trường và cùng
thống nhất với cha mẹ phụ huynh mời dự hội thi và chứng kiến kết quả hội thi
của lớp
Hội thi được tổ chức vào các kỳ sau
Kỳ 1: Tổ chức hội thi vào ngày nhà giáo việt nam 20/11
Kỳ thi thứ 2: Tổ chức hội thi vào ngày 8/3
Ví dụ: Kỳ 1: Tổ chức hội thi vào ngày nhà giáo việt nam 20/11
Chủ đề : Gia đình
- Mục đích:
+ Trẻ phát huy được tính sáng tạo
+ Trẻ kiên trì khéo léo
+ Trẻ biết đoàn kết tập thể trong hội thi
- Chuẩnbị :
+ Địa điểm tại lớp học
+ các nguyên vật liệu phế thải, thiên nhiên như: Vỏ lọ nước rửa bát, vỏ váng
sửa, vỏ lọ C2, vỏ lọ tương ớt, giấy đề can, keo, kéo, Vỏ hộp bánh, gấu bông
+ Số cháu tham dự 31 cháu chia thành 3 gia đình
Gia đình số 1: Làm đồ dùng dùng để ăn
Gia đình số 2: Làm đồ dùng dùng để uống
Gia đình số 3: Làm đồ dùng sinh hoạt
16



-Tổ chức hội thi: Thời gian dành cho các đội là 90 phút, sau thơi gian trên
các đội đã làm ra sản phẩm là cốc, bát, phích, ti vi, tủ đội đó sẽ chiến thắng
- Kết thúc buổi thi trao phần thưởng cho các đội là một con gấu bông nhằm
động viên khuyến khích trẻ
Kết quả: 100% trẻ hứng thú tham gia vào hội thi làm đồ dùng đồ chơi làm ra sản
phẩm là: cốc, bát, phích, ti vi, tủ…
6. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh thu gom các nguyên
liệu.
- Thống nhất làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động học, các góc
chơi, trò chơi, phục vụ với nội dung của từng chủ đề, nội dung của từng trò chơi
- Triển khai tất cả các bậc phụ huynh trong lớp để cùng thống nhất nội dung,
phương pháp và hình thức thực hiện
- Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh cùng đóng góp kinh phí để mua
sắm các nguyên vật liệu, xốp màu, keo..thu gom các nguyên vật liệu phế thải,
sẵn có ở địa phương , các nguyên vật liệu thiên nhiên
- phối hợp với phụ huynh tổ chức hội thi “bé khẻo khéo tay” tại lớp
- Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kịp thời về tình hình sức khẻo cũng như khả
năng nhận thức, kết quả học tập, kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi của trẻ …
Việc kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để có sự hỗ trợ nguyên vật liệu
làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động tốt hơn, ngay vào đầu năm học tôi đã
mời các bậc phụ huynh đến họp và thành lập ban chấp hành phụ huynh bàn về
tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi bàn bạc hỗ trợ đóng góp nguyên vật liệu
đặc trưng của địa phương như: rơm, rạ, bẹ ngô, võ lạc
Nguyên vật liệu phế thải như: Lọ nước rữa bát, chai dầu ăn, lõi giấy vệ sinh
Kêu gọi phụ huynh ủng hộ đóng góp thêm kinh phí để mua thêm nguyên vật liệu
như: keo, kéo, xốp, nến dính keo, thông qua đó để các bậc phụ huynh biết được
con em mình đến trường không chỉ học và chơi mà con làm ra nhiều đồ dùng đồ
chơi từ nguyên vật liệu phế thải đẹp hấp dẫn

Ngoài việc học ở trường ra về nhà các bậc phụ huynh khéo tay giúp trẻ làm
thêm đồ dùng ở nhà như làm thuyền bằng mo cau,đó là nguyên vật liệu thiên
nhiên mà phụ huynh đã thu lươm được

17


Ví dụ:
Từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phụ huynh đã ủng hộ như:
rơm, rạ tôi đã làm thành ngôi nhà bằng rơm đây là đặc trưng của quê tôi là một
vùng chiêm trũng chỉ có cây lúa nước, việc lựa chọn các nguyên vật liệu từ lúa,
rơm khô để làm ra các loại đồ chơi rất phong phú, từ đó lồng ghép vào các bài
học rất bổ ích cho trẻ.

Rơm kết thành ngôi nhà ( dùng trong hoạt động góc, KPKH…)
Hay từ rơm ,vỏ sữa chua, thìa rau câu tôi đã làm ra những chú hưu cao
cổ ,những chú vịt , con bướm để phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học

(Hình ảnh: Chú hươu cao cổ được làm từ rơm)
+ Để làm các bức tranh phục vụ cho chủ đề giáo dục tôi đã vận động phụ huynh
mang những tờ lịch cũ, hoạ báo, vỏ trai, vỏ ngao, hột hạt,... để làm đồ dùng đồ
dạy học cho trẻ.
Kết quả đạt được:
Việc cho trẻ tự làm ĐDĐC được phụ huynh đồng tình hưởng ứng, đến
cuối năm có tới 31/31 phụ huynh tham gia thu gom nguyên vật liệu, đóng góp
kinh phí tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt công việc của mình.
IV. KIỂM NGHIỆM

18



Qua một năm áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban
giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các
buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
Kết quả khảo sát cho thấy: việc hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi rất có ý
nghĩa, tôi đã thu được kết qủa cao so với đầu năm. Trẻ cùng nhau có ý thức thu
thập nguyên vật liệu cao, trẻ hứng thú và sáng tạo trong việc làm ĐĐĐC, tất cả
trẻ đều có ý thức trân trọng và giữ gìn sản phẩm của cô và trẻ làm ra.
TT

Tổng số
trẻ

1

31

2

31

3

31

4

31

5


31

Nội dung

Trẻ tích cực tham gia thu gom các
nguyên vật liệu
Trẻ tích cực hứng thú trong hoạt
động làm ĐDĐC
Trẻ có kiến thức, kỹ năng, thẫm mỹ
khi làm đồ dùng đồ chơi

Trẻ có tính kiên trì, khéo léo
Ý thức biết trân trọng và giữ gìn
SP do mình làm ra
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Kết quả khảo sát
Đạt
Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
%
đạt
%

29

94

2


6

30

97

1

3

29

94

2

6

31

100

0

0

31

100


0

0

I- Kết luận.
qua việc thực hiện các phương pháp tổ chức và thực hiện hướng dẫn trẻ làm
ĐDĐC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tôi nhận thấy rằng cần nghiên cứu tài liệu, tìm
tòi, học hỏi và bằng sự sáng tạo bằng đôi bàn tay khéo léo, tính kiên trì, thẫm
mỹ đã làm nên đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn
Đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có phù hợp an toàn, không độc hại
không nguy hiểm, cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế thành đồ chơi phù
hợp với từng chủ đề
Cô thu gom nguyên vật liệu bằng nhiều hình thức vào những ngày nghĩ và
giờ đi học về, rồi mang về tảy rửa, còn trẻ thu gom tại gia đình và mang đến lớp
vào thứ hai
-Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh biết được tầm quan trọng của việc làm đồ
dùng đồ chơi nên tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình như sau
* Bài học kinh nghiệm
Đối với cô giáo phải là người nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức
hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm
nguyên vật liệu, nâng cao tay nghề trong việc làm đồ chơi cho trẻ
- Giáo viên cần tôn trọng ý tưởng sáng tạo của trẻ kịp thời động viên
khuyến khích những trẻ có sáng tạo
- Khi trẻ làm ĐDĐC tự tạo tôi thấy trẻ hoạt bát hơn, chăm chú lắng nghe,
tích cực đưa ra ý kiến sáng tạo vì được hoạt động , khám phá với đồ vật - điều
trẻ yêu thích. Qua đó, các kiến thức cô cung cấp thêm cho trẻ, được trẻ tiếp thu
nhanh hơn.
19



- Trẻ làm ĐDĐC phong phú, hấp dẫn, trẻ được nâng cao thêm kiến thức,
đưa giờ học, giờ chơi thêm thích thú, bổ sung, củng cố kiến thức cho trẻ một
cách nhẹ nhàng và hiệu quả cao.
- Với việc tự làm ĐDĐC phục vụ cho hoạt động học, trang trí lớp, trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở lớp tôi phụ trách đã phát triển tốt về tư duy, tự tin, thông minh
hơn, biết yêu quý sức lao động của mình làm ra.
Vì vậy để thực hiện tốt nội dung hướng dẫn làm ĐDĐC cho trẻ đòi hỏi
chúng ta những nhà giáo dục phải kiên trì, sáng tạo, không thể lập trên một mặt
trận chung chung mà nó phải được xác định một cách có kế hoạch, có mục đích
và được tổ chức ở mọi hoạt động, mọi thời điểm, mọi lúc mọi nơi và phải biết
tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia thực hiện. Đây cũng chính là
một trong những nội dung vô cùng quan trọng góp phần thực hiện nâng cao chất
lượng toàn diện cho trẻ có hiệu quả hơn
II. Ý kiến đề xuất
Nhà trường kết hợp với hội phụ huynh, huy động phụ huynh đóng góp
nguyên vật liệu phế thải
Phòng giáo dục tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi tư nguyên vật liệu,
phế liệu
Trên đây, là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc hướng dẫn trẻ
5 - 6 tuổi tự tạo đồ dùng đồ chơi cho mình. Rất mong được sự góp ý của Hội
đồng khoa học ngành cũng như của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nguyễn Thị Hồng

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY
Tác giả


Mai Thị Hưng

20



×