Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN mầm non quản lý: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.89 KB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Mầm non là một bộ phận rất quan trọng trong việc hình
thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng
“ Nên người là trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, lịch sử đã được vật chất hoá và
nền văn hoá của loài người, quá trình đó chỉ được thực hiện trong điều kiện có sự
hướng dẫn thường xuyên của người lớn tức là giáo dục”
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là nâng cao chất lượng: Chăm sóc- nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể
chất- nhận thức- ngôn ngữ- tình cảm và kỹ năng xã hội- thẩm mỹ. Mở rộng nhà
trẻ và lớp mẫu giáo trên địa bàn dân cư, đặc biệt là nông thôn và những vùng khó
khăn, tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy con theo
khoa học đến các bậc phụ huynh và cộng đồng là việc làm cần thiết.
Ngoài tác động của nhà trường, trẻ em còn chịu tác động của gia đình, xã
hội. Vì vậy việc thống nhất các lực lượng giáo dục và ảnh hưởng của gia đình, xã
hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em trở thành một vấn đề
quan tâm ngày càng nhiều trong giáo dục Mầm non.
Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt
động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi Mầm
non thì sức khoẻ lại càng quan trọng hơn vì ở giai đoạn này cơ thể các cháu đang
phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được
hoàn thiện. Trẻ có sức khoẻ thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như:
Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, ngày hội, ngày
lễ,..muốn có cơ thể khoẻ mạnh phải có sự đầu tư tốn kém, lâu dài. Những bài học
kinh nghiệm cho thấy những can thiệp trực tiếp trên trẻ đã bị suy dinh dưỡng
như phục hồi trẻ suy dinh dưỡng thường khó có thể đạt được kết quả cao là do
trẻ bị đã mắc các bệnh dịch, ăn uống không đủ chất, vệ sinh cá nhân và vệ sinh
môi trường kém, phòng chống bệnh dịch cho trẻ chưa kịp thời chính vì những
nguyên nhân khách quan và chủ quan trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
của trẻ. Vì vậy việc chăm sóc sức khoẻ- dinh dưỡng cho trẻ là việc làm rất quan
trọng. Nên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khoẻ - dinh dưỡng cho trẻ” trong trường mầm non xã Nga


Tiến năm học: 2011- 2012, tôi đã tìm tòi nghiên cứu ra những biện pháp, hình
thức tốt nhất giúp cho công tác “Chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ” trong
trường mầm non được tốt hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Để trẻ lớn lên với một cơ thể khoẻ mạnh, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một
cách nhanh nhạy, tự tin, hứng thú và chính xác. Muốn phát huy được tính tích
cực, tò mò, sáng tạo của trẻ thì ngay từ những năm tháng đầu đời chúng ta phải
quan tâm đến việc “Chăm sóc sức khoẻ- dinh dưỡng trẻ”.
1


Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ ăn đủ về số lượng và đảm bảo cân đối
về chất lượng. Đủ về số lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi, cân đối
về lượng và cân đối giữa các chất dinh dưỡng Prôtêin, Vitamin và muối khoáng,
Li pít, Gluxít, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật.
*Chăm sóc dinh dưỡng: Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi
con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ, trẻ em nếu
được chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, thân hình cân đối, khoẻ
mạnh, thông minh và học giỏi. Ngược lại nếu nuôi dưỡng không đúng cách, trẻ
sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ dàng mắc bệnh.
*Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn
nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá
trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, nên công tác này đòi hỏi có tính liên
ngành cao và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung,
trong đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ
sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ, nó góp phần nâng
cao sức học tập, vui chơi, lao động, tham gia tích cực vào các hoạt động của trẻ
trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.

* Vệ sinh môi trường: Công tác vệ sinh môi trường không đảm bảo, vệ
sinh cá nhân kém và phòng tránh bệnh tật cho trẻ không kịp thời sẻ ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khoẻ của trẻ Mầm non. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường,
vệ sinh cá nhân và phòng ngừa kịp thời các bệnh dịch thường xảy ra với trẻ, nó
sẽ giảm thiểu số trẻ bị suy dinh dưỡng, giúp cho trẻ phát triển cân đối, hài hoà,
thông minh, nhanh nhẹn.
Việc phòng chống suy dinh dưỡng và chống bệnh béo phì cho trẻ Mầm
non là công việc thường xuyên và liên tục cần trải qua nhiều năm và nhiều người
thực hiện.Xuất phát từ những yêu cầu quan trọng trên đối với trẻ Mầm non. Bản
thân tôi là một cán bộ quản lý, tôi vô cùng quan tâm trăn trở với nhiệm vụ chăm
sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non xã Nga Tiến -Huyện Nga
Sơn- Tỉnh Thanh Hoá. Nhằm phát triển một cách toàn diện về thể chất- nhận
thức- ngôn ngữ- tình cảm và kỹ năng xã hội- thẩm mỹ cho trẻ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng chung:
Trường mầm non xã Nga Tiến là trường chuẩn Quốc gia cho nên cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường được trang bị đầy đủ
để phục vụ công tác “ Chăm sóc- nuôi dưỡng và giáo dục trẻ”. Nhà trường luôn
được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn và Đảng uỷ và
chính quyền địa phương, các đoàn thể trong xã hội như: Hội phụ nữ, đoàn thanh
niên, hội người cao tuổi, hội cha mẹ học sinh của nhà trường. Đặc biệt trong
những năm gần đây phòng giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp chuyên đề về
2


“Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non”, chuyên
đề “ Phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non”... đã nâng cao về kiến
thức- kỹ năng- thái độ, về hình thức, phương pháp tổ chứclồng ghép các hoạt
động chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ về cách phòng tránh các bệnh dịch,
chăm sóc giấc ngủ, giờ ăn, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ

bị bệnh béo phì và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nga Tiến là một xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển, cư đông. Phụ huynh
học sinh chủ yếu là làm nghề nông nghiệp, thu nhập thấp, nên mức đóng góp tiền
ăn và các hoạt động chăm sóc cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn, còn một số phụ
huynh học sinh chưa được thực sự quan tâm đến con cái, họ chưa thấu hiểu hết
tầm quan trọng của công tác “ Chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ” trong
trường Mầm non, một số cháu trong độ tuổi Mầm non chưa được đi học. Bên
cạnh đó còn có những bậc ông bà, cha mẹ học sinh khoán trắng việc “ Chăm
sóc- nuôi dưỡng- giáo dục trẻ” cho nhà trường
* Đối với giáo viên:
Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, ham mê học
hỏi bồi dưỡng, chuyên môn, nghệp vụ trong công tácchăm sóc- nuôi dưỡng- giáo
dục. Tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường là một khối, đoàn kết cùng nhau
một lòng, chị em thương yêu, giúp đỡ lần nhau trong mọi lĩnh vực công tác, yêu
nghề, mến trẻ, và luôn có sự trao đổi kinh nghiệm trong qua trình công tác. Năm
học: 2011- 2012 nhà trường có 23 cán bộ giáo viên trong đó: trình độ đạt chuẩn
là 7 đ/c = 30,4 % và trên chuẩn là 16 đ/c = 69,6 %. Tuy nhiên kỹ năng tuyên
thông của giáo viên cho các bậc phụ huynh và trong cộng đồng chưa cao, kiến
thức về phòng chống bệnh béo phì cho trẻ còn lơ mơ, ý thức trách trách nhiệm
của một số giáo viên, nhân viên đôi lúc còn mang tính đối phó.
* Đối với học sinh:
Chế độ ăn của các cháu ở nhà còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia
đình, nhà nào có điều kiện kinh tế tốt thì cho ăn quá nhiều dẫn đến cháu béo phì,
còn gia đình nghèo thì ăn uống không đầy đủ dãn đến cháu bị suy dinh dưỡng và
thấp còi dễ bị mắc các bệnh dịch.Tình trạng trẻ đến trường chưa ngủ đủ giấc vẫn
còn, thói quen ăn uống của trẻ đôi lúc còn gây mất vệ sinh, còn một số trẻ chưa
có thói quen ăn đủ 4 nhóm chất,...
2. Thực trạng của vấn đề:
Vào đầu năm học: 2011- 2012 tôi đã khảo sát kiến thức của giáo viên và
nhân viên, chất lượng các cháu qua hoạt động chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng

trẻ có kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát kiến thức của giáo viên và nhân viên về chăm sóc sức
khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ mầm non trường Mầm non Nga Tiến.

3


Nôi dung khảo sát
-Giáo viên

kiến
thức- kỹ
năng
truyền
thông

- Giáo viên
thực hiện vệ
sinh ATTP và
vệ sinh môi
trường

- Giáo viên có - Tổ chức bữa - Ý thức trách
kiến thức về ăn và rèn nếp nhiệm của giáo
phòng
bệnh ăn cho trẻ
viên về chăm
cho trẻ
sóc sức khoẻ
và dinh dưỡng

cho trẻ

23
16
18
17
18
17
Tỷ lệ %
69.6
78.3
73.9
78.3
73.9
Bảng 2: Khảo sát chất lượng trẻ qua hoạt động chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ.
Tổng
Chăm
số trẻ
sóc
Chăm sóc dinh dưỡng
Cân đo khám sức khoẻ
khảo
giấc
sát
ngủ
- Trẻ ngủ Cháu có thói Trẻ
khoẻ
Cân nặng
Chiều cao
Trẻ

chưa đủ quen ăn uống mạnh, thông
mắc
giấc,
đủ 4 nhóm
minh, mạnh
các
Kênh Kênh Kênh Kênh
BT
SDD BT
thấp
còi
40cháu
75
265
260
246
55
225
76
( 3 trẻ
ở trên
+3)
Tỷ lệ %
24.9%
88%
86.4%
81.7
18.3
74.8
25.2

13.3%

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bồi dưỡng công tác truyền thông giáo dục chăm sóc sức khoẻ và dinh
dưỡng cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường:
a- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên:
Mạng lưới tuyên truyền viên là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ, Chính vì thế mà ngay vào
đầu năm học tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng và lên kế hoạch xây
dựng đội ngũ tuyên thông gồm các đối tượng là Ban giám hiệu, giáo viên, nhân
viên nấu ăn trong nhà trường nhằm huấn luyện đội ngũ thành những tuyên truyền
viên tốt có được phong cách, kỹ năng trình bày, có năng lực thuyết trình, ngôn
ngữ mạch lạc, dễ hiểu, truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng nghe tóm tắt
nhanh những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích, tư vấn cho phụ
huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ
cho các bước tiếp xúc với cha mẹ trẻ thêm phong phú, ấn tượng. Tôi đã xây dựng
được 3 tổ truyên truyền viên là tổ nuôi, tổ mẫu giáo, tổ nhà trẻ.
b- Củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội tuyên truyền viên:
Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng phụ trách mảng Chăm sóc- nuôi dưỡng, tôi
tự nhận thấy, muốn nâng cao được trình chuyên môn cho đội ngũ tuyên truyền
viên. Trước hết tôi phải là người có đầy đủ kiến thức về chuyên môn. Vì vậy tôi
đã không ngừng học hỏi tìm đọc các tài liệu tập san như: “Sổ tay hướng dẫn
chăm sóc sức khoẻ”, “Sổ tay hướng dẫn chế biến các món ăn”, “Bé tập làm nội
4


trợ”, “Vệ sinh trẻ em lứa tuổi mầm non”, “Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
0- 5 tuổi”, “Vệ sinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non”, “Sách
phòng chống các bệnh dịch cho trẻ lứa tuổi mầm non”,...
Khi tôi đã có đầy đủ kiến thức về chuyên môn, tôi đã mạnh dạn truyền đạt

những kiến thức của mình phổ biến cho đội truyên truyền viên vào các buổi sinh
hoạt chuyên môn, các buổi hội thảo, tôi còn hướng dẫn cho đội tuyên truyền xây
dựng các bảng, góc tuyên truyền ở các nhóm, lớp. cung cấp tài liệu cho học viên
giúp người học nắm chắc để truyền thông cho phụ huynh cách nuôi dạy con đến
từng gia đình, từng nhóm, lớp, từng lứa tuổi. nên đã thống nhất được cách chăm
sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho các cháu một cách hợp lý và thu hút được sự
tham gia của đa số các bậc phụ huynh.
* Kết quả: Chính vì vậy mà kiến thức về chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng của
đội tuyên truyền viên nâng cao hơn, đồng thời kiến thức của các thành viên trong
nhà trường cũng được nâng cao rõ rệt. Qua đó tôi có được uy tín, niềm tin đối
với các giáo viên trong nhà trường, các bậc cha mẹ học sinh.
c- Lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng, cho cả năm học: 2011- 2012:
Bắt đầu năm học tôi đã chỉ đạo các lớp xây dựng nội dung tuyên truyền
thực hiện các chủ đề, các đề tài như:
-Tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề “ Giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” cụ thể cho cả năm học, từng tháng, tuần
bám vào chủ đề để cho đội ngũ tuyên truyền và tất cả các cán bộ, giáo viên thực
hiện.
Ví dụ: Tôi xây dựng kế hoạch tháng 10 năm 2011 với chủ đề : “Gia đình”
và lồng ghép các nội dung sau:
- Xây dựng nội dung tuyên truyền cho các bậc phụ huynh bám vào nội
dung của chủ đề là:
+ Nhu cầu của gia đình: Cần phải ăn đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột
đường, chất béo, chất vi tamin và muối khoáng.
+ Các hoạt động của gia đình liên quan sức khoẻ: Cần phải tập thể dục thể
thao, cần được nghỉ ngơi, thư giãn.
Ví dụ: học ở chủ đề: “ Bản thân” tôi chỉ đạo cho các nhóm lớp như:
- Xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục cho trẻ trong chủ đề:
+ Hướng dẫn, lồng ghép cho trẻ về vệ sinh cá nhân trẻ như: rửa mặt, rửa
tay, chải đầu.

+ Lồng ghép vào trong các hoạt động: kể chuyện “ Ai quan trọng hơn”
giáo dục trẻ cần ăn uống đầy đủ thì các bộ phận của cơ thể mới phát triển và hoạt
động tốt...
Tôi còn chỉ đạo cho giáo viên ở các nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền
gồm các nội dung:
+Về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ như:
Mỗi lần cân đo phải có thông tin sức khoẻ của trẻ và danh sách cháu suy
dinh dưỡng, cháu béo phì và có những giải pháp cụ thể để giáo viên và phụ
huynh cùng nhau phối hợp có chế độ ăn uống và tập luyện cho trẻ phù hợp.
5


Ví dụ: Cháu Mai Văn A, con ông B sinh ngày tháng 25/1/2007 có cân
nặng tháng 9 là 14kg và chiều cao là 99cm, cháu mắc bệnh còi xương và cô giáo
đưa ra 1 số biện pháp để cho phụ huynh biết cùng nhà trường chăm sóc bé.
Cách khác khi lập kế hoạch truyền thông tôi còn chọn thời điểm, chọn nội
dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với nội dung truyền thông của
thế giới; trong nước, của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ví dụ: Tháng 1 hàng năm UBND xã tuyên truyền “Tháng hành động về
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” thì tại trường mầm non cũng có Bandroll
tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động này, đồng thời trên các bảng tuyên
truyền của nhóm lớp phổ biến các tin như: Lựa chọn thực phẩm an toàn; cách
chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh; dạy trẻ rửa tay trước khi ăn;
cách bảo quản thức ăn. Giới thiệu hoạt động hội thi “ Tay nghề cấp dưỡng”tổ
chức tại trường cho các bậc phụ huynh tham dư và học tập.
* Kết quả: Từ việc truyền thông giáo dục sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ và các
bậc phụ huynh như trên nên đại đa số phụ huynh học sinh đã có kiến thức về
cách chăm sóc nuôi dưỡng con hợp lý.
2. Nâng cao ý thức trách nhiệm cho nhân viên tổ nuôi, cho giáo viên phụ
trách các nhóm, lớp, cho các bậc phụ huynh.

Chất lượng chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề,
trình độ nghiệp vụ và ý thức của những người thực hiện như: các nhân viên, tổ
nuôi, kế toán, y tế, các cô giáo trực tiếp trên nhóm, lớp. Nhận thức được tầm
quan trọng đó tôi đã đi sâu, đi sát tìm hiểu về năng lực của giáo viên để biết được
giáo viên có khả năng, kiến thức, ý thức trách nhiệm về “ Chăm sóc sức khoẻ và
dinh dưỡng cho trẻ”như thế nào.Tôi thấy ý thức của giáo viên về vấn đề chưa
cao, chưa nhận thức được hết tầm quan trọng về công việc của mình như: Với cô
nuôi thì nhận thức rằng chỉ cần cơm chín, canh ngọt là được, ít để ý đến việc làm
cho đúng qui trình, còn giáo viên tổ chức bữa ăn không ý thức được chính bản
thân khi tổ chức bữa ăn trên lớp cũng có thể gây ra việc mất vệ sinh an toàn thực
phẩm và cần phải lồng ghép nội dung dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân trong các
bữa ăn.
Qua khảo sát đầu năm về chất lượng giáo viên, nhân viên như sau:
- Tổng số giáo viên có nội dung tuyên truyền và nội dung giáo dục lồng ghép
phù hợp 16/2 = 69.6%.
- Cô nuôi có khả năng chế biến món ăn đúng qui trình 3/5 = 60%
- Giáo viên trên lớp có khả năng tổ chức bữa ăn đúng qui cách và hợp vệ sinh là
14/17 = 82.4%
Từ thực trạng trên mà tôi đã băn khoăn, trăn trở để tìm ra những biện pháp
hữu hiệu nhất để làm chuyển biến nếp nghĩ và thói quen của giáo viên trong nhà
trường. tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và tâm tình cùng với giáo viên nuôi và giáo
viên phụ trách ở các nhóm lớp, động viên họ cần quan tâm và làm chu đáo hơn
công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ. Trong nhà trường Mầm non cần
phải chú trọng cả 3 nội dung là chăm sóc- nuôi dưỡng - giáo dục, không coi nặng
nội dung giáo dục, mà xem nhẹ nội dung chăm sóc và nuôi dưỡng. Để có chất
lượng hơn tôi đã thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị những
6


giáo viên và cô nuôi chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác của mình từ khâu

xếp bàn ăn, trên bàn có đầy đủ đĩa đựng cơm rơi và đĩa để khăn lau tay cho trẻ
chưa, trước khi ăn cả cô và trẻ cần phải rửa tay trước khi ăn, ăn xong xu dọn đồ
dùng để ăn và lau miệng, lau tay, lau bàn ăn sạch sẽ....
Với cô nuôi tôi đã trực tiếp phân tích giảng giải: Cơm ngon, canh ngọt
không có nghĩa là không gây ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà ta cần thực
hiện đúng theo qui trình chế biến của ngành đã qui định từ khâu làm sạch đến
khâu chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín đều phải tuân theo các nguyên
tắc chế biến từ ngoài vào trong, các dụng cụ chế biến phải phù hợp.
Ví dụ: Khi chế biến thì thực phẩm sống, chín phải dùng dao, thớt riêng và
thực hiện theo qui trình bếp 1 chiều.
Trong năm học 2011- 2012 tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường
đã tổ chức thi tay nghề “Cô nuôi giỏi” Hình thức thi: thi thực hành nấu 2 món ăn
và thi lý thuyết về dinh dưỡng. Kết quả: Đạt giải nhất là cô: Nguyễn Thị Vinh,
giải nhì là: cô Mai Thị Duyên trong tổ nuôi. Nhờ có được ý thức, trách nhiệm về
chuyên môn, nghiệp vụ nên kết quả hội thi đã đạt rất cao. Qua đó tay nghề chăm
sóc nuôi dưỡng đã được nâng lên.
Ngoài ra tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường phải chú ý đến
việc nâng cao ý thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà bếp, y tế đối với công
tác chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ. Dành thời gian cho các tổ chuyên
môn duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ, đảm bảo những
quyền lợi vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhất là
nhân viên trong tổ nuôi, y tế. Bồi dưỡng và nâng cao tinh thần trách nhiệm, có
phẩm chất đạo đức tốt, không bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, đối xử công bằng
với trẻ và động viên trẻ ăn hết suất
* Kết quả: Từ giải pháp trên đến cuối năm học tôi thấy ý thức, trách nhiệm của
giáo viên đứng lớp và cô nuôi đã chuyển biến rõ rệt, họ làm công việc tự giác và
có ý thức trách nhiệm cao hơn, không những họ tự ý thức được bản thân mình
mà còn nhắc nhở cho đồng nghiệp trong khi thực hiện công việc được giao đầy
trách nhiệm
- Tổng số giáo viên có nội dung tuyên truyền và nội dung giáo dục lồng

ghép phù hợp 21/22 = 91.3%.
- Giáo viên cô nuôi có khả năng chế biến món ăn đúng qui trình 5/5 = 100%
- Giáo viên trên lớp có khả năng tổ chức bữa ăn đúng qui cách và hợp vệ sinh là
16/17 = 94.4%
3. Đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch an toàn cho trẻ
a- Vệ sinh môi trường:
Con người sống trong môi trường thiên nhiên, luôn tiếp xúc với yếu tố của
môi trường, có những yếu tố có lợi cho sức khoẻ và có những yếu tố có hại nguy
hiểm cho sức khoẻ. Nước- Ánh sáng- Không khí là ba nguồn tài nguyên vô giá
mà tự nhiên ban tặng cho con người nói riêng và mọi vật nói chung. Nếu chúng
ta có ý thức bảo vệ, có ý thức trong khi sử dụng và giữ vệ sinh môi trường sạch
sẽ thì phòng tránh được 85% bệnh tật. Như vậy môi trường chính thức liên quan
đến sức khoẻ và hạnh phúc của con người. Đối với các cháu tuổi Mầm non môi
7


trường ấy chính là phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, nhà bếp, sân chơi, nhà vệ
sinh, đồ dùng cá nhân, đồ dùng đồ chơi, dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sócnuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Chính vì lý do và tầm quan trọng trên tôi đã triển
khai cho tất cả các nhóm lớp, bộ phận nhà bếp treo lịch vệ sinh cụ thể là:
- Vệ sinh hàng ngày:
+ Các phòng nhóm, lớp, nhà bếp vệ sinh quét dọn lau chùi, mở cửa thông
thoáng hàng ngày lau chùi bàn ghế, lau sàn nhà,...
+ Đồ dùng, dụng cụ phục vụ ăn uống rửa sạch tráng nước sôi hoặc phơi
nắng và xếp đặt gọn gàng sạch sẽ.
+ Khăn mặt, khăn ăn của trẻ được ngâm xà phòng giặt sạch phơi nắng.
+ Thực hiện vệ sinh cá nhân trẻ luôn sạch sẽ như: Rửa tay trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng, đánh răng sau khi ăn,...
- Vệ sinh hàng tuần, hàng tháng, năm:
+ Khăn mặt của trẻ, bát thìa của trẻ mỗi tuần luộc 1 lần vào thứ 6.
+ Tổng vệ sinh phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, nhà bếp, vệ sinh môi

trường xung quanh khuôn viên của trường 1 lần/ tuần.
+Tủ lạnh được xả đá, tuyết 1 lần/ tuần.
+Hàng tháng tổng vệ sinh giặt chiếu, chăn, màn, gối, cọ rửa dụng cụ ăn
uống đồ dùng đồ chơi, rửa các phòng nhóm, nhà bếp, cắt tỉa cây cảnh, cây bóng
mát...
Để duy trì đều đặn chế độ, lịch vệ sinh, tôi đã lên kế hoạch kiểm tra định
kỳ, thường xuyên, đột xuất và đánh giá xếp loại hàng tháng để có kết quả
thưởng, phạt rõ ràng. Tôi đã phân công, phân khu cho từng nhóm, lớp, giáo viên
về công tác vệ sinh môi trường.
Nhờ có biện pháp này mà giáo viên đã thực hiện nghiêm túc đúng với yêu
cầu: Môi trường trong và lớp sạch sẽ, và nhờ có phân khu, chia nhóm nên việc
quản lý của tôi về môi trường cũng được dễ dàng và hiệu quả hơn.
* Kết quả:
+ Vệ sinh môi trường luôn được duy trì và làm sạch sẽ.
+ Vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng được giáo viên thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc 10/10 nhóm, lớp = 100%
4. Điều chỉnh mức tiền ăn cho trẻ một cách hợp lý, tổ chức tốt bữa ăn và rèn
luyện nếp ăn của trẻ:
* Điều chỉnh mức tiền ăn:
Tiền ăn là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để làm nên bữa ăn
có chất lượng, đủ về định lượng Calo. Vì vậy phải cần một mức tiền phù hợp để
đảm bảo đủ lượng, đủ chất cho trẻ, việc nâng mức tiền ăn của trẻ ở xã bãi ngang
là một điều rất khó khăn, Chính vì điều này mà tôi đã nghĩ ra các biện pháp
tuyên truyền hữu hiệu để thuyết phục phụ huynh như:
- Lên kế hoạch thống nhất giữa Ban giám hiệu và ban chấp hành hội phụ
huynh. Đảng uỷ, UBND xã về mức đóng góp tiền ăn cho phù hợp với giá cả thị
trường, định lượng Calo.

8



- Thông qua cuộc họp phụ huynh, hội thảo của nhà trường tôi đã cùng với
ban chấp hành hội phụ huynh nêu lên nguyên nhân các cháu bị suy dinh dưỡng
và thấp còi, nhận thức kém, trẻ không tăng cân, chậm chạp, là do các cháu trong
nhà trường ta chế độ ăn chưa đảm bảo mức định lượng Calo theo qui định của
ngành. Chính vì định lượng ăn của các cháu quan trọng như vậy mà tôi rất mong
các bậc phụ huynh hãy qua tâm đến việc đóng góp số tiền ăn cho các cháu là:
14.000đ/ ngày/ cháu để đảm báo định lượng Calo. Thông qua các dịp này mà
100% các bậc phụ huynh hiểu rõ và nhất trí cao với việc đóng góp tiền ăn cho
các cháu.
Ngoài ra tôi còn khai thác từ các nguồn như: các cơ quan, đoàn thể cho
thêm, nhà trường tham gia hỗ trợ từ vườn rau, cây quả mà nhà trường tăng gia
chăm sóc. trong năm học: 2011- 2012 nhà trường đã tăng gia và thu nhập từ
vườn rau của nhà trường có rau sạch cho các cháu ăn có trị giá 3.500.000đ.
*Kết quả:
+ 100% trẻ được ăn và chăm sóc tại trường:
+ Đảm bảo cho trẻ ăn đủ no, đủ chất theo định lượng Calo qui định: Nhà
trẻ:1180; mẫu giáo: 1470/trẻ/ ngày. Ở trường trẻ đã đạt trên 70% lượng Calo
theo qui định.
+ Sức khoẻ của trẻ được nâng lên và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật
và số trẻ đi học đều đặn và thường xuyên hơn, trẻ tăng cân, khoẻ mạnh, thông
minh, nhanh nhẹn.
* Tổ chức tốt bữa ăn và rèn nếp ăn cho trẻ:
Ăn uống hợp lý là một trong những điều kiện tốt cơ bản cho sự phát triển
thể lực và tầm vóc trẻ. Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ là làm cho trẻ ngon miệng, ăn
hết suất, cơ thể trẻ hấp thu thức ăn một cách tốt nhất. Giáo dục cho trẻ những
hành vi đẹp trong bữa ăn như không nói chuyện, không làm rơi vãi, khi ho phải
quay ra ngoài,..
Tôi chỉ đạo cho tất cả các giáo viên và nhân viên nhà bếp sắp xếp khoa
học, đồ dùng để ăn được rửa sạch sẽ tráng lại bằng nước sôi úp xuống cho khô,...

Tôi còn yêu cầu giáo viên hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ những hành vi đẹp
trong ăn uống: trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn, khi ăn không nhai ngồm
ngoàm, không ăn miếng to quá, cần ăn hết suất. Trước khi ăn phải mời cô, mời
bạn, khi nhận cơm phải cảm ơn, cầm thìa tay phải không thò tay bốc thức ăn,
không ngậm cơm trong miệng,..lau miệng, uống nước, đi vệ sinh rồi vào đi ngủ.
chuẩn bị cho trẻ ăn trưa đúng giờ, tạo cho trẻ ăn uống sạch sẽ, xếp đặt đẹp mắt
gây phản xạ kích thích trẻ ăn ngon miệng, trẻ ngồi ăn thoải mái không gò, bó
chặt chội.
Dạy trẻ luân phiên nhau trực nhật như sau khi ăn bạn đó có nhiệm vụ xu
xếp bàn, ghế ăn cùng cô, cất khăn lau tay, đĩa, bát, thìa rồi dùng khăn lau sạch
bàn ăn.

9


( Hình ảnh: Các cháu lớp cô Hoàng Thị Huân lớp 5-6 tuổi đang ăn cơm trưa tại trường mầm
non Nga Tiến)

Để đánh giá được việc thực hiện của giáo viên cụ thể hàng ngày tôi
thường xuyên kiểm tra cách tổ chức bữa ăn ở tất cả các nhóm lớp, nhắc nhở giáo
viên, trẻ chưa thực hiện đúng theo qui trình ăn uống. Chính vì vậy mà 10/10
nhóm, lớp đã tổ chức bữa ăn đúng theo yêu cầu.
5. Chăm sóc tốt giấc ngủ cho trẻ:
Giấc ngủ trưa đem lại sự thoải mái về tinh thần cho cơ thể trẻ, phù hợp
với sự phát triển và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi. Trẻ ở lứa tuổi
Mầm non giấc ngủ trưa của trẻ cần được coi trọng như tổ chức bữa ăn cho trẻ.
Trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc là một điều cần thiết cho sư phát triển toàn diện của
trẻ, nên ở trường Mầm non Nga Tiến đã thực hiện tổ chức tốt giấc ngủ trưa cho
trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ trưa của các cháu như vậy nên
tôi đã đưa ra các yêu cầu cho giáo viên ở các nhóm, lớp thực hiện các nội dung

sau:
- Tạo nơi ngủ cho trẻ: Nơi ngủ của trẻ phải có không khí trong lành thoáng
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, ánh sáng dịu và có đủ trang thiết bị cần thiết
đảm bảo cho trẻ ngủ. Vì thế tôi chỉ đạo cho giáo viên phải chuẩn bị tốt phòng
ngủ cho trẻ theo thời tiết trong ngày, phù hợp theo mùa.
- Rèn thói quen cho trẻ ngủ: đi vệ sinh trước khi ngủ; cởi tất, quần áo dày,
khăn mũ,.. trước khi ngủ; không chạy, nhảy trước khi ngủ; không nói chuyện
trong khi ngủ, cất dép đúng nơi qui định, nằm đúng vị trí ngủ của mình, ngủ
đúng giờ, đủ giấc theo qui định.
- Chăm sóc trẻ ngủ: Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. trước khi trẻ ngủ cô
cần tạo cảm giác cho trẻ dễ ngủ bằng cách cô kể chuyện, hát những bài hát ru,
cho trẻ nghe băng những làn điệu hát ru mượt mà giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
Khi trẻ ngủ cô phải quan sát để phát hiện xử lý kịp thời những tình huống có thể
10


xảy ra trong khi trẻ ngủ như: Sửa tư thế nằm cho trẻ, đắp chăn cho trẻ, điều chỉnh
tốc độ quạt cho phù hợp,...
Những trẻ khó ngủ cô cần quan tâm dỗ dành trẻ để tất cả trẻ đều được ngủ
trưa.

( Hình ảnh: Cô giáo : Nguyễn Thị Ngoan lớp 4-5 tuổi trường mầm non Nga Tiến đang chăm
sóc cháu ngủ trưa)

6. Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn và
quá trình thực hiện:
Chỉ đạo, giám sát việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn là một biện
pháp thể hiện tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý. tính khẩu phần ăn và xây
dựng thực đơn đa dạng, phong phú, đảm bảo định lượng Calo. Là Phó hiệu
trưởng nhà trường tôi đã cùng kế toán, nhà bếp, giáo viên chủ nhiệm để đưa ra

một thực đơn phù hợp với mùa và đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ.
Tôi còn theo dõi sát sao trong quá trình xây dựng thực đơn và tính khẩu
phần ăn để làm sao bữa ăn của trẻ đảm bảo về lượng và chất, đảm bảo chuẩn về
định lượng Calo, phù hợp với từng độ tuổi, cân đối giữa các chất với nhau, cần
thay đổi thực đơn liên tục tránh sự nhàm chán về thức ăn của trẻ, tạo cho trẻ ăn
ngon miệng và mát mắt.
Ví dụ:
Thực đơn mùa hè
Thứ/ngày Bữa trưa
Bữa chiều
2
- Thịt, đậu phụ sốt cà chua
- Cháo gà
- Canh xương rau ngót
3
- Muối lạc, vừng
- Bún thịt
- Canh cua rau đay
4
- Tôm rim
- Phở bò
- Canh bí đao hầm xương
5
- Thịt xào giá đậu xanh
- Bánh mỳ kẹp thịt
- Canh hến
6
- Trứng rán
- Xôi ruốc đậu xanh
11



- Canh rau ngót nấu xương
Thực đơn mùa đông
Thứ/ngày Bữa trưa
Bữa chiều
2
- Thịt xào giá
- Bún thịt
- Canh cua nấu rau cải
3
- Trứng đúc thịt
- Miến nấu thịt
- Canh cà chua trứng
4
- Muối lạc, vừng
-Phở gà
- Canh củ hầm xương
5
- Cá rim
- Xôi ruốc đậu xanh
- Canh rau bắp cải
6
- Thịt sốt cà chua
- Cháo đậu xanh đường
- Canh rau cải cúc nấu hến
Khi xây dựng được thực đơn xong tôi đã triển khai việc lên kế hoạch hợp
đồng thực phẩm có đầy đủ các thực phẩm trong thực đơn và được ký kết giữa
bên A là nhà trường, UBND xã, Trạm y tế và bên B là người cung cấp thực
phẩm thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng đã ký kết, nếu ai làm sai hợp đồng

phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi triển khai đến cho tất cả giáo viên và nhân viên trong nhà trường thực
hiện đúng theo thực đơn đã xây dựng.
* Kết quả: Từ thực đơn trên tôi thấy các cháu trong trường ăn ngon miệng, ăn
hết suất, các cháu tăng cân, giảm tỷ lệ suy dinh và thấp còi, phòng chống được
các bệnh dịch.
7. Chống thất thoát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
* Chống thất thoát:
Đây là vấn đề luôn đặt ra trong các trường Mầm non và cán bộ quản lý,
thất thoát thực phẩm phải được xác định là có thể xảy ra ở trong tất cả các khâu,
bắt đầu từ lúc nhận tiền, đi chợ đến chế biến, cho trẻ ăn trên lớp và bắt kỳ sự sơ ý
nào cũng gây thất thoát. Tôi đã nêu ra một số nguyên nhân gây thất thoát để
nhân viên tổ nuôi cần thực hiện như:
Ví dụ: Chế biến thức ăn không ngon, cháu ăn ít, mua thực phẩm không
ngon phải loại bỏ nhiều, mua thực phẩm có nguy cơ ngộ độc phải loại bỏ, thức
ăn chia xong chẳng may bị nhiễm bẩn phải bỏ đi. Nấu củi làm cơm cháy xém
nhiều. Hơn thế nữa tôi còn tổ chức quản lý chặt chẽ để tránh sự thất thoát, lãng
phí thức ăn hoặc thất thoát thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của chất lượng
nuôi dưỡng của nhà trường.
Từ nguyên nhân thất thoát trên mà tôi đã đưa ra biện pháp để chống thất
thoát như:
+ Mua thực phẩm phải tươi sống, ngon, an toàn đảm bảo chất lượng.
+ Chia ăn phải cẩn thận, sạch sẽ, không để rơi vãi, chảy ra ngoài và đậy
nắp vung luôn.

12


+ Tham mưu với Ban giám hiệu và Hội phụ huynh mua nồi cơm điện để
chống cháy xém nhiều, chất lượng cơm ngon hơn. Năm học: 2011- 2012 tôi đã

tham mưu và mua được tổng số là 4 cái nồi cơm điện đủ phục vụ cho số lượng
cháu ăn trong nhà trường là 301 cháu.
* Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh trong lúc chế biến đã được qui định rất cụ thể
trong qui chế của ngành. Do đó tôi đã xây dựng được mô hình “Chăm sóc giáo
dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”như: nâng cao kiến thức cho giáo
viên, nhân viên tổ nuôi xây dựng được mạng nội dung hoạt động theo các chủ
đề, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với độ tuổi.
Vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay là vấn đề bức xúc nhất trong toàn xã
hội, do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, chưa có qui định trách nhiệm nghiêm ngặt
nên thực phẩm kém chất lượng hoặc có nhiều hoá chất vẫn còn tràn lan trên thị
trường mà mắt thường không thấy được, chỉ khi chế biến, hoặc xảy ra ngộ độc
mới biết được. Để giảm tối đa những trường hợp đáng tiếc tôi đã chỉ đạo.
- Nguồn gốc cung cấp thực phẩm phải rõ ràng.
- Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch an toàn rõ nguồn gốc. Để làm được điều
đó cần phải xem xét chọn mua thực phẩm với những người đã được đăng ký mua
bán với nhà trường cụ thể.
- Hàng ngày khi giao nhận thực phẩm tôi chỉ đạo cho nhân viên y tế kết
hợp cùng với tổ nuôi kiểm tra, ghi nhận có phiếu thu chi hàng ngày, thực phẩm
từ người cung cấp thực phẩm mang đến, nếu đảm bảo, số lượng, chất lượng thì
tôi mới nhận, không đảm bảo thì yêu cầu đổi lại.

( Hình ảnh: Kiểm tra giao nhận thực phẩm hàng ngày trường mầm non Nga Tiến)

- Đến khâu sơ chế, chế biến theo quy trình một chiều, từ sống đến chín,
không để gần thức ăn sống với thức ăn chín và thực hiện đúng theo qui trình.
- Khi chia thức ăn phải được bỏ vào xoong đậy nắp để đảm bảo vệ sinh an
toàn tránh bụi, ruồi.
13



- Người chia thức ăn phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang. Những
người không phận sự không vào bếp.
- Cô nuôi hàng tháng, năm phải phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ, không có
bệnh truyền nhiễm.
* Kết quả: Nhờ việc thực hiện tốt các biện pháp này cho nên sức khoẻ của trẻ tốt
hơn, trong năm học không để xẩy ra một ca nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn nào,
trẻ có khả năng chống đỡ bệnh tật cao. Trẻ phát triển cân đối, hài hoà tạo điều
kiện cho trẻ phát triển thể lực tốt.
Trong năm học: 2011- 2012 nhà trường đã tổ chức cho các cháu tham gia
hội thi “ Bé khoẻ- Bé ngoan” cấp trường và tham dự hôi thi cấp huyện đạt giải ba
toàn đoàn, có 3 cháu đạt giải nhì và 7 cháu đạt giải 3 cấp huyện.
8. Phòng chống bệnh béo phì cho trẻ Mầm non:
Qua khảo sát sức khoẻ đầu năm học của trường tôi phát hiện 3 cháu bị
bệnh béo phì là người quản lý chịu trách nhiệm mảng chăm sóc- nuôi dưỡng tôi
nhận thức được rằng:
Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sự sáng tạo, sự phát triển của trẻ và
thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm
khớp,.. Chính vì tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh béo phì như vậy mà
Tôi đã triển khai đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt chuyên đề :
“ Phòng chống bệnh béo phì và suy dinh dưỡng” cho trẻ Mầm non, đặc biệt là
những giáo viên có các cháu bị bệnh béo phì trong năm học: 2011- 2012 những
nội dung như sau:
- Thay đổi dần dần chế độ ăn uống cho trẻ:
+ Trước tiên việc chữa trị cho trẻ béo phì vẫn phải đảm bảo cho trẻ lớn lên và
phát triển về mọi mặt. Do đó không bắt trẻ nhịn ăn, hoặc ăn quá ít sẽ làm cho trẻ
mỏi mệt, luôn luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút
và từ đó sẽ dễ bị bệnh tật. Như vậy nên cho trẻ ăn uống cho vừa đủ, cần lưu ý
đến một số điều sau:
Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, tuy

nhiên cũng không nên dùng nhiều. Vì vậy khi nấu nướng thức ăn nên dùng cách
luộc, hấp nhiều hơn chiên, xào, ăn các loại trái cây tươi ít ngọt ( mận, thanh long,
bưởi, táo ta, đu đủ, cam,..) để vừa giảm cung cấp năng lượng vừa bổ sung thêm
lượng Vitamin, muối khoáng vừa dễ tiêu hoá hấp thu và ngừa táo bón, thải
Cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Hạn chế tối đa các chất ngọt như: Kẹo, bánh ngọt, Sôcôla, không nên cho
trẻ luôn ăn quà vặt, giữa các bữa ăn nếu trẻ đói có thể cho trẻ ăn trái cây.
+ Cho trẻ thực hiện các bài tập thể dục:
Các trẻ béo phì cần tập thể dục ít nhất một đến hai lần mỗi ngày. Lúc tập
thể dục sáng xong cho trẻ tập thêm các bài tập dành cho trẻ béo phì. Như cho trẻ
trẻ lắc vòng, leo thang,.. với các nội dung trang bị tại sân trường. Hoạt động thể
lực sẽ làm tiêu bớt mỡ thừa, cơ thể sẽ săn chắc và gọn hơn.
Ở trường vẫn cho trẻ ăn đủ lượng Prôtít, tăng cường rau xanh, cho trẻ ăn
hàng ngày như: rau cải, bí xanh, rau dền, mồng tơi,..

14


Các cô giáo cho trẻ béo phì tham gia các hoạt động trong lớp như: Trực
nhật, xếp ghế, phơi khăn phụ cô,..
Giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi, cung cấp kiến thức để trẻ có ý thức phòng
bệnh bằng cách lồng ghép nội dung giáo dục vào các hoạt động, tình huống, câu
chuyện, tạo tác động giúp trẻ cảm nhận bằng sự so sánh trực quan cụ thể.
Ví dụ: Cô giáo chọn 5 bạn vừa được chọn đi thi “ Bé khẻo- Bé ngoan” lên
và cho một số bạn béo phì tham gia trò chơi vận động “Đi qua chướng ngại vật”
tìm chất dinh dưỡng cung cấp chất Vi ta min và muối khoáng mà phòng chống
được bệnh béo phì. Cách tổ chức chia hai đội, một đội là các cháu vừa chọn đi
thi và một đội là các cháu bị béo phì có số lượng như nhau. Như vậy các cháu sẽ
lên chọn các loại rau, củ quả như: mậm thanh long, bưởi, táo ta, đu đủ, cam, rau
cải, bí xanh... qua trò chơi cho trẻ biết: các bạn béo phì cần phải ăn uống theo

hướng dẫn của người lớn, siêng năng tập thể dục để có thân hình cân đối và
nhanh nhẹn, thông minh như các bạn. Từ đó thái độ của các cháu mắc bệnh béo
phì sẽ có ý thức hơn trong cách sinh hoạt, ăn uống và luyện tập để có thân hình
cân đối, nhanh nhẹn, thông minh như các bạn khác.
Tôi thường chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ tham quan dã ngoại nhằm
phát triển cho trẻ về thế giới xung quanh và tăng cường rèn luyện thể lực cho trẻ.
Khi đi thăm quan phối hợp cho trẻ vận động làm giảm béo phì cho trẻ.
Tuy nhiên việc áp dụng chế độ ăn cho trẻ không nên làm đột ngột mà phải
từ từ, cho trẻ quen dần.
* Kết quả: Qua quá trình tôi triển khai và thực hiện của các giáo viên nghiêm túc
nên đến cuối năm học không còn cháu bị bệnh béo phì.
9- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục:
* Về cơ sở vật chất:
Ngoài lực lượng cán bộ, giáo viện học sinh trong nhà trường làm nồng cốt.
Ngoài ra tôi đã cùng Ban giám hiệu nhà trường Mầm non xã Nga Tiến tham mưu
với tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, các lực lượng tham gia công tác giáo
dục, các cơ quan đóng trên địa bàn, các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp
trong xã, các con em làm ăn thành đạt xa quê, để ủng hộ và đóng góp trong việc
xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ
và nuôi dưỡng cho trẻ. Nhà trường thường xuyên tuyên truyền tầm quan trọng
của giáo dục Mầm non đến các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương, các tổ
chức đoàn thể trong xã, các bậc phụ huynh. Phối hợp và tuyên truyền kiến thức
khoa học về “ Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ” cho các bậc phụ huynh
và cộng đồng.Từ đó các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh
và cộng đồng nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc - dinh dưỡng - giáo dục
trẻ được tốt hơn và quan tâm tạo điều kiện ủng hộ cơ sở vật chất cho nhà trường.
Năm học: 2011- 2012 tôi đã cùng với Ban giám hiệu tham mưu và đạt
được kết quả sau:
+ Phụ huynh đóng góp: 28.142.000đ
+Ngân sách xã đầu tư:10.000.000đ

+Cá nhân ủng hộ: 4.793.000đ
* Số lượng đồ dùng, trang thiết bị được mua sắm mới và bổ xung là:
15


- 45 đôi chiếu = 4.950.000đ
- 35 cái chăn = 2.975.000đ
- 8 cái xoong = 760.000đ
- 65 cái bát I nốc+ thìa = 510.000đ
- 1 tủ lạnh =3.800.000đ
- 30 cái xô+ chậu =1.050.000đ
- 19 cái rổ+ rá =475.000đ
- Xây thêm 1 bể nước = 5.500.000đ
- Khăn mặt 301 chiếc = 1.505.000đ
- Nồi cơm điện 4 chiếc = 7.800.000đ
- Máy xay thịt = 2.300.000đ

- 30 cốc uống nước = 300.000đ
- 1 bếp ga công nghiệp = 720.000đ
- 6 giá phơi khăn = 900.000đ
- 3 giá để guốc, dép = 330.000đ
- 34 bô vệ sinh = 340.000đ
- Khoan thêm 1 giếng nước ngọt
=7.500.000đ
- Ry đo che bóng nắng các phòng
học là 10 chiếc = 650.000đ
- Mua 1 tủ thuốc+ ống nghe+ cấp
nhiệt độ+ cáng khiêng = 570.000đ

Tổng mua sắm bổ sung phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi

dưỡng trong năm học là: 42.935.000đ ( Bốn hai triệu, chín trăm ba lăm ngàn
đồng)
* Về chăm sóc sức khoẻ:
Tôi còn phối kết hợp với trạm y tế xã cân đo, khám sức khoẻ, tiêm chủng
và cho trẻ uống thuốc giun, Vi taminA,... cho các cháu theo định kỳ, 100% các
cháu được cân đo và khám sức khoẻ theo định kỳ, chấm vào sổ sức khoẻ để biết
được mức độ tăng, giảm cân nặng, chiều cao của trẻ để có biện pháp phòng tránh
suy dinh dưỡng và béo phì, các bệnh cho trẻ một cách kịp thời.
Trong năm học 2011-2012 tình hình bệnh dịch rất phức tạp đặc biệt là
bệnh “Tay- Chân- Miệng” đã và đang lay lan ra khắp cả nước.Vì vậy ngay từ
đầu năm học bản thân tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường
phối kết hợp với trạm y tế xã đề nghị và đầu tư kinh phí mua thuốc khử trùng
phun trong địa bàn nhà trường, thuốc tẩm để giặt chăn, gối cho các cháu, mời
cán bộ y tế đến khám bệnh, kiểm tra lâm sàng. Tôi còn tham mưu với trạm y tế
xã xin tranh ảnh tuyên truyền về các bệnh dịch để treo ở các nhóm, lớp tuyên
truyền cho giáo viên thực hiện ở trường và phụ huynh lưu ý thực hiện ở nhà cho
trẻ các biện pháp như sau:
Ví dụ: Nội dung tuyên truyền về bệnh: “ Tay- Chân- Miệng”
- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
- Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
- Cho trẻ ăn chín. Không ăn chung thìa, bát.
- Luộc sôi hoặc ngâm Cloramin B 2%, quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt
sạch.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, Cloramin B 2%
hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
- Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước
sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh
cho trẻ.

16



- Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu
gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp,...Tránh làm vỡ
các nốt bỏng của trẻ.
- Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm
mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời
cho trẻ.
* Kết quả: Chính vì công tác tuyên truyền và thực hiện tốt như vậy, nên trong
năm học 2011- 2012 mặc dù đâu đó ở các trường trong huyện có các cháu bị
bệnh “Tay- chân- miệng” nhưng trường Mầm non Nga Tiến không sảy ra một
trường hợp nào cháu mắc bệnh này.

(Hình ảnh: Bác sỹ: Mai Thị Thoa- Trạm y tế xã Nga Tiến đang khám bệnh
“ Tay- chân- miệng” cho các cháu trường mầm non)

Đồng thời nhà trường được thụ hưởng dự án của tổ chức Care quốc tế về
“ Phòng ngừa tủi ro” cho các vùng dễ bị thiên tai, hiểm hoạ trong huyện cho nên
nhà trường đã thực hiện tốt công tác “ Phòng ngừa thiên tai, hiểm hoạ” cho các
cháu trong trường Mầm non:
- Tôi đã lên kế hoạch hoạt động cho các nhóm, lớp.
- Chỉ đạo giáo viên soạn 10 giáo án tổ chức dạy cho trẻ có kiến thức- kỹ
năng, thái độ trong việc phòng ngừa thiên tai, hiểm hoạ:
Ví dụ: Bão, lụt, lũ, sóng thần, sạt lở đất, phòng chống cháy , mưa đá, lốc,...
Để đảm bảo chất lượng về “ Phòng ngừa thiên tai, hiểm hoạ” tôi đã tham
mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức thi cho các cháu vẽ tranh;
hội thi tiểu phẩm về “ phòng ngừa thiên tai và thảm hoạ”. Qua hội thi này giúp
trẻ củng cố sâu hơn kiến thức- kỹ năng- thái độ về phòng ngừa thiên tai và hiểm
hoạ khi có thiên tai, hiểm hoạ rảy ra.


17


* Kết quả: Từ việc làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mà nhà trường đã mua
sắm thêm được thêm rất nhiều trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác
chăm- nuôi dưỡng của nhà trường đảm bảo chất lượng. Công tác chăm sóc sức
khoẻ cho các cháu tốt hơn nhiều.
IV. KIỂM NGHIỆM:
Qua quá trình vận dụng các biện pháp tích cực của bản thân cùng với sự
nỗ lực phấn đấu chung của tập thể nhà trường đến cuối năm học : 2011- 2012
chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng của nhà trường đã có kết quả khả quan như
sau:

Bảng 1: Khảo sát kiến thức của giáo viên và nhân viên về chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng
cho trẻ mầm non
Nôi dung khảo sát
Tổng số giáo -Giáo viên - Giáo viên - Giáo viên có - Tổ chức bữa - Ý thức trách

kiến
thức- kỹ
năng
truyền
thông

thực hiện vệ kiến thức về ăn và rèn nếp nhiệm của giáo
sinh ATTP và phòng
bệnh ăn cho trẻ
viên về chăm
vệ sinh môi cho trẻ
sóc sức khoẻ

trường
và dinh dưỡng
cho trẻ

23
21
22
21
23
22
Tỷ lệ %
93.3%
95.7%
93.3%
100%
95.7%
Bảng 2: Khảo sát chất lượng trẻ qua hoạt động chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ.
Tổng
Chăm
số trẻ
sóc
Chăm sóc dinh dưỡng
Cân đo khám sức khoẻ
khảo
giấc
sát
ngủ
- Trẻ ngủ Cháu có thói Trẻ
khoẻ
Cân nặng

Chiều cao
Trẻ
đủ giấc, quen ăn uống mạnh, thông
mắc
và ngủ
đủ 4 nhóm
minh, mạnh
các
Kênh Kênh Kênh Kênh
BT
SDD BT
thấp
còi
25
274
289
275
277
24
276
25
cháu
Tỷ lệ %

91%

96%

91.4%


92%

8%

91.7
%

8.3%

8.3%

- Số trẻ được khám bệnh: 301/301 cháu = 100%
- Không còn cháu nào ở kênh trên +3
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Qua thực tế công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng “ Chăm sóc sức khoẻ và
dinh dưỡng cho trẻ mầm non” tại xã Nga Tiến- Huyện Nga Sơn đã cho chúng tôi
thấy được công tác “ Chăm sóc- nuôi dưỡng và giáo dục” nói chung và công tác
chăm sóc- nuôi dưỡng nói riêng có tính chất quyết định đến sự hình thành và
phát triển nhân cách trẻ Mầm non một cách toàn diện. Việc tổ chức loại hình “
Bán trú” cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là một yếu tố khách quan, là nhu cầu cấp
18


thiết do thực tế giáo dục trong giai đoạn mới này đòi hỏi. Do đó việc chăm sócnuôi dưỡng và giáo dục trẻ bán trú là nhân tố quyết định đến chất lượng của nhà
trường Mầm non, là vấn đề thiết thực đến lợi ích trước mắt và mai sau, là nguyện
vọng tha thiết và chính đáng của đa phần các bậc cha mẹ học sinh, là thực hiện
đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, của Bác Hồ. Vì vậy muốn nâng
cao được chất lượng “ Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ” Mầm non thì
người cán bộ, giáo viên Mầm non cần làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ, thực hiện công tác tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng
cho trẻ Mầm non đến cộng đồng, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm, vệ sinh cá nhân trẻ, cô, vệ sinh môi trường, xây dựng thực đơn chuẩn theo
qui định của ngành, theo các độ tuổi, làm tốt công tác phòng chống các bệnh
dịch và phối kết hợp với trạm y tế xã trong việc khám và chữa bệnh cho trẻ Mầm
non. Người quản lý cần lựa chọn và cung cấp kiến thức cơ bản về cách chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học thông qua việc tổ chức các buổi tập huấn
chuyên đề cho giáo viên và phụ huynh học sinh. Chỉ đạo giáo viên thực hiện
nghiêm túc chế độ sinh hoạt cho trẻ và thực hiện cân đo, khám sức khoẻ trẻ trên
biểu đồ tăng trưởng một cách chính xác. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị
suy dinh dưỡng và béo phì để từ đó có những biện pháp chăm sóc- nuôi dưỡng
sao cho phù hợp nhằm ngăn chặn đúng lúc và kịp thời nguy cơ suy dinh dưỡng
và béo phì của trẻ. Hơn thế nữa người cán bộ, giáo viên là người tuyên truyền
viên tích cực về công tác “ Chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục” để thu hút các
nguồn đầu tư từ cá nhân, từ các tổ chức xã hội, từ phụ huynh để mua sắm trang
thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ nói
riêng và “ Chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục” nói chung. Có như vậy thì chất
lượng giáo dục của nhà trường Mầm non mới đạt được yêu cầu của ngành giáo
dục giao cho.
Để có được những kết quả khả quan đáng khích lệ như trên trường Mầm
non xã Nga Tiến chúng tôi đã và đang có những biện pháp tích cực, năng động,
sáng tạo trong hoàn cảnh và điều kiện của địa phương mình điều đó cũng phản
ánh được vai trò trách nhiệm và góp phần đáng kể vào sự nghiệp giáo dục của
huyện Nga Sơn.
2. Đề xuất:
Đứng trước tình trạng số trẻ em ở vùng nông thôn và các xã vùng đặc biệt
khó khăn đang bị suy dinh dưỡng nhiều, các chất phụ gia, phun thuốc hoá học
vào cây lượng thực, thực phẩm có chất độc hại cho cơ thể con người. Vì vậy tôi
đề nghị với các cấp lãnh đạo, các lực lượng chức năng hãy nêu cao tinh thần
trách nhiệm hơn nữa và có biện pháp quản lý và chỉ đạo chặt chẽ, phần nào giảm

bớt được nguy cơ độc hại đến với con người nói chung và các cháu Mầm non nói
riêng. Nhà nước cần có chế độ, chính sách ưu tiên chế độ tiền ăn cho tất cả các
cháu mẫu giáo vùng đặc biệt khó khăn để giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng cho
trẻ.
Trên đây là “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ mầm non” ở trường Mầm non xã Nga Tiến- Huyện
Nga Sơn đã được thực nghiệm và có kết quả khả quan. Song trong quá trình
19


thực hiện cũng không tránh khỏi những lúng túng, thiếu sót, rất mong được sự
góp ý, đóng góp của Hội đồng khoa học ngành giáo dục, để sáng kiến của tôi có
kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Tiến; Ngày 10 tháng 4 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN

Mai Thị Thuý

20



×