Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 28 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ”.
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh.
Nói đến qua trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non nói chung
và trẻ mẫu giáo nói riêng thì các cô phải chăm sóc như thế nào để có được một
cơ thể tốt, một sức khởe tốt đó mới là điều quan tâm của ban giám hiệu nhà
trường, các cô giáo và nhất là các cô nuôi chúng tôi. Đòi hỏi các cô nuôi phải có
trình độ chuyên môn về nuôi dưỡng và phải có tinh thần yêu nghề mến trẻ, phải
luôn luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm về chế biến các món ăn để vận
dụng vào công việc chăm sóc trẻ của mình tại trường.Cùng với sự phát triển
kinh tế và quá trình đô thị hóa, đời sống nhân ta được cải thiện hơn, tình trạng
thiếu ăn, nghèo đói đã và đang giảm đi, song nhiều thách thức mới về dinh
dưỡng đã nảy sinh. Chúng ta, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì đều cần có chế độ
dinh dưỡng hợp lý, vì hàng ngày mọi người trong khi làm việc và vui chơi đã
tiêu hao một số năng lượng nhất định, nếu năng lượng đó không được bù đắp
đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đến khả năng hoạt động của cơ thể.
Xong, việc bù đắp đó như thế nào để đảm bảo được đủ về lượng và chất thì
không phải gia đình nào, không phải ai cũng làm đúng, đặc biệt với trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của trẻ. Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng tối ưu giúp định hình sự phát
triển toàn diện trong tương lai của trẻ như trí tuệ, thể chất.
Hiện nay mọi nhà đã thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự phát
triển đi lên trong xã hội, nhịp sống công nghiệp hối hả, thời gian làm các công
việc xã hội của các ông bố, bà mẹ chiếm hầu hết thời gian trong ngày, chính vì
vậy các dịch vụ về ăn uống ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống đã trở thành
đơn giản, người lớn đi làm thì tiện đâu ăn đấy, một số gia đình chưa chú ý đến
1/29



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
việc nuôi con đúng cách, khoa học. Hầu hết các gia đình sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu ăn uống của con trẻ, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Có khi, trong bữa ăn trẻ
chỉ thích ăn cơm thịt mà không ăn rau hoặc trẻ ăn không ra bữa, lúc thì hộp sữa,
lúc thì cái bánh… Tất nhiên là đứa trẻ không bị đói nhưng với chế độ ăn uống
như vậy tưởng chừng như đã đầy đủ chất, là khỏe mạnh, phát triển cân đối,
nhưng như chúng ta thấy hiện nay tỉ lệ mắc bệnh suy dinh dưỡng không phải là
ít. Đây chính là một vấn đề rất quan trọng mà trách nhiệm ở đấy không phải của
riêng ai mà nó là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Các cấp, các ngành có
liên quan đến vấn đề này đã có những chiến dịch truyền thông rộng rãi trong
toàn xã hội để mọi người cùng biết thế nào là bữa ăn đủ chất và hợp lý đó áp
dụng và thực hiện đúng, đặc biệt là những người làm công việc nội trợ, công tác
nuôi dưỡng.
Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng trong trường mầm
non nơi tôi công tác, tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm góp phần nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường đem đến cho trẻ những bữa ăn, món ăn
hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Tôi luôn luôn nhận thức rằng một bữa ăn cho trẻ không chỉ là cơm ngon,
canh ngọt mà bữa ăn đó phải hợp vệ sinh và đảm bảo được lượng calo và sự cân
đối giữa các chất phù hợp với từng độ tuổi. Làm thế nào để tạo một thói quen
dinh dưỡng cho trẻ tốt từ những năm đầu đời? Đâu là các nhu cầu thực của
chúng trong thời kỳ tăng trưởng? Những nguyên tắc và căn cứ cho một chế độ
dinh dưỡng đúng cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ? Từ những suy
nghĩ, trăn trở đó, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng một số biện pháp đơn
giản những có hiệu quả và trình bày trong đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu:
– Nghiên cứu để nâng cao chất lượng chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.


2/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
– Trên cơ sở đó đề xuất đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề “Một số biện chỉ đạo nâng cao chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non”. nơi tôi công tác
– Tìm hiểu thực trạng Chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng
trong trường mầm non.
4. Phạm vi và thời gian thực hiện của đề tài SKKN:
- Đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác, nuôi dưỡng của đội ngũ
nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non nơi tôi công tác.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp tham khảo tài liệu.
– Phương pháp điều tra thực trạng.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.

3/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.


CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh

dưỡng để phát triển thể lực và trí lực. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trước tuổi
đến trường, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là chỉ số nhạy cảm nhất về mức sống và sự
phát triển của trẻ em. Ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, suy dinh
dưỡng đang còn chiếm tỷ lệ cao và mang tính chất xã hội. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
cao của trẻ trước tuổi đến trường đe doạ sự phát triển đầy đủ nguồn nhân lực của
đất nước trong tương lai. Suy dinh dưỡng hay béo phì cũng đều ảnh hưởng
không tốt đến sự phát triển trí tuệ, trong khi đó thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế
trí thức, rất cần những con người có sức khoẻ tốt, có khả năng tiếp thu tri thức
để lao động, sáng tạo có hiệu quả và năng suất cao. Muốn trẻ phát triển tốt là
phải đảm bảo cho cơ thể trẻ có đủ chất dinh dưỡng, mà cách tốt nhất là đảm bảo
bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất. Trẻ khoẻ mạnh mới tham gia chơi đùa cùng
bạn bè và học tập mới được tốt .Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát
triển và lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta
phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non ngay từ khi còn nhỏ .Như chúng ta đã
biết cơ thể trẻ em đang ở trạng thái phát triển dần dần các cơ quan chưa ổn
định .Vì vậy khi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non không đảm bảo về nhu cầu
dinh dưỡng và rèn luyện thân thể trẻ không hợp lý sẽ kìm hảm sự phát triển của
trẻ ,trẻ sẽ dễ đau ốm bệnh tật .Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non không
chu dáo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, ngành giáo dục đã phối
hợp với các ban, ngành để tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ, tổ chức các hội thi: Hội khoẻ măng non, ngày hội dinh dưỡng…
Xác định được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ em tôi thấy nâng cao
chất lượng bữa ăn cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và cũng rất cấp thiết.

4/29



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Trong các nhà trường mần non nói chung và trường Mầm non nơi tôi công tác
nói riêng.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Đặc điểm tình hình chung:
1.1 Nhiệm vụ của trường mầm non:
Điều lệ trường Mầm non quy định trường mầm non có nhiệm vụ “Tổ
chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chăm sóc, giáo
dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” không những thế trường
mầm non còn phải “Chủ động kết hợp với cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em; kết hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội
nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ em cho gia đình
và cộng đồng” Chính vì vậy vài trò của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong
trường mầm non là rất quan trọng.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có được tốt, đạt hiệu quả cao hay không phụ
thuộc lớn vào cách chỉ đạo tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng của người
quản lý, các điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Trong đó vai trò chỉ
đạo của người quản lý và năng lực của đội ngũ có vai trò quyết định nên chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Bởi vì người quản lý có tìm ra giải pháp chỉ
đạo đúng đắn thì mới đem lại hiệu quả; người giáo viên, nhân viên mầm non có
phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng thì việc tổ chức hoạt
động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mới tốt được. Cũng như Bác Hồ đã nói về người
thầy, nghề thầy và với mầm non Bác thể hiện quan điểm: “Làm mẫu giáo là
thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ
hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như
trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt
thì sau này các cháu thành người tốt”.

5/29



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Mặt khác trẻ lứa tuổi mầm non cơ thể chưa được phát triển hoàn chỉnh, song lại
là độ tuổi phát triển mạnh, do đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt là rất cần
thiết cho sự phát triển của trẻ trước mắt cũng như tạo tiền đề về sau.
1.2.Nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non:
* Tổ chức ăn:
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.
+ Nhu cầu năng lượng tại trường của 1 trẻ trong 1 ngày ở trường:
Nhà trẻ: 708-826 Kcalo (hai bữa chính, một bữa phụ)
Mẫu giáo: 735-882 Kcalo (một bữa chính, một bữa phụ)
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Nhà trẻ:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 35-40% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45-53% năng lượng khẩu phần.
Mẫu giáo:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 20-30% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 55-68% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống:
+ Nhà trẻ: Khoảng 0,8-1,6 lít / trẻ / ngày (kể cả nước trong thức ăn)
+ Mẫu giáo: Khoảng 1,6 -2,0 lít / trẻ / ngày (kể cả nước trong thức ăn)
- Xây dựng thực đơn hàng ngày theo tuần, theo mùa.
6/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
* Tổ chức ngủ:

Cho trẻ ngủ 1 giấc buổi trưa khoảng 150 phút đối với cả trẻ mẫu giáo và trẻ nhà
trẻ (24-36 tháng).
* Vệ sinh:
- Vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng đồ chơi. Giữ sạch nguồn
nước và xử lý rác thải.
* Chăm sóc sức khỏe và an toàn:
- Khám sức khỏe định kỳ. Theo dõi đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều
cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
- Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
1.3. Thực trạng việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non:
Trường Mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn xã thuần nông. Đời sống
chính của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ buôn
bán nhỏ.
Đảng bộ và nhân dân đoàn kết khắc phục khó khăn, xây dựng địa phương phát
triển toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, giá trị thu nhập
ngày càng khá. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt,
đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, nếp sống văn
hóa có nhiều đổi mới văn minh. Giáo dục đang dần dần trên đà phát triển, năm
học 2014 – 2015 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ I.
Trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn tiếp
cận với chương trình giáo dục mầm non mới, không ngừng phần đấu để từng
bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết trẻ đến trường đã có
7/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
được nề nếp thói quen trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ chơi. Chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ được nhà trường quan tâm và thường xuyên cải tạo các món ăn

đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tại trường.
Năm học:2016 - 2017 tổng số CB, GV, NV là 41,
Trong đó: CBQL: 03 đồng chí;
Giáo viên: 27 đồng chí , cô nuôi 7 đồng chí
Nhân viên: 04 đồng chí trong đó 01 nhân viên kế toán và 01 nhân viên y tế, 01
nhân viên văn thư và 1 đồng chí bảo vệ.
Tổng số trẻ đến trường: 365
Toàn trường có 14 nhóm lớp:
Trong đó: - Nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi có 80 cháu
- Nhóm lớp 3 – 4 tuổi có 95 cháu.
- Nhóm lớp 4- 5 tuổi có 102 cháu.
- Nhóm lớp 5- 6 tuổi có 88 cháu
Nhà trường luôn chủ động, tích cực trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ. Song trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ trường gặp một số thuận lợi và khó khăn:
+ Về tình hình sức khỏe của trẻ:
Qua kiểm tra,theo dõi sức khỏe của trẻ khi vào trường đầu năm học 2016-2017
tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau:

8/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Kênh
Độ tuổi

Tổng số trẻ

Kênh bình


SDD/

thường

Trẻ mắc
Bệnh
TMH

TC

bệnh

Trẻ mặc
các bệnh

Sâu răng

khác

24 – 36 tháng

80

75

5

2

0


0

3-4 tuổi

95

89

6

1

3

2

4-5 tuổi

102

94

8

2

2

2


5-6 tuổi

88

83

5

1

4

1

Cộng

365

341

24

6

9

5

Tỷ lệ


100%

93%

7%

1,6,%

2,4%

1,4%

Kết quả trên ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và mắc các loại bệnh đầu năm
còn rất cao, các cháu mắc bệnh phần đa là bị sâu răng và viêm phế quản.
+ Về Công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng
Điều kiện cơ sở vật chất:
Trường có khuôn viên rộng, đủ lớp học rộng rãi, đảm bảo diện tích cho tổ chức
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và đủ diện tích cho trẻ hoạt động.
Có phần mềm Kidsoft ứng dụng trong tính ăn cho trẻ, có đủ máy tính để phục
vụ quản lý, ứng dụng trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Bếp ăn có 02 nhà bếp, hệ thống bếp một chiều, có hệ thống bếp ga công nghiệp,
100% giáo viên, nhân viên có kiến thức về chăm sóc trẻ và có kế hoạch phòng
chống suy dinh dưỡng, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Năng lực của đội ngũ:

9/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường, năng động, sáng tạo, có trình độ
chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, đam mê, tích cực trong công tác.
BGH nhà trường, nhanh nhạy trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ, chủ động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những kiến thức về
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Cán bộ giáo viên, nhân viên được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn của
Phòng GD, Sở GD. Đi tham quan học hỏi ở trường Hoa Mai ở quận hoàng mai.
Tình hình học sinh:
100% số trẻ ăn bán trú ở trường đó là điều kiện thuận lợi để các cháu
được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt và đồng thời là điều kiện thuận lợi cho nhà
trường trong việc quản lý và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.
Song trẻ có thể lực, sức khỏe, trí tuệ không đồng đều, một số ít trẻ thể lực kém.
Về phía phụ huynh:
Đa số phụ huynh đều ý thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non
đối với sự phát triển của trẻ. Song kiến thức nuôi dạy trẻ của một số phụ huynh
chưa tốt, chưa thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng con theo khoa học, còn nuông
chiều con trong việc ăn uống và tự phục vụ vệ sinh cá nhân.
Mặt khác một số các bậc cha mẹ trẻ đi làm Công nhân các công ty, xí
nghiệp..nên để con ở nhà cho ông bà, người thân chăm nom nên việc phối hợp
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế.
1.4. Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
ở trường mầm non:
Giải pháp 1: Bồi dưỡng đội ngũ nâng cao nhận thức về vấn đề chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ.

10/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Là một cán bộ quản lý tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng kiến thức, kĩ năngvề

chăm sóc nuôi dưỡng là vô cùng quan trọng bởi cán bộ giáo viên có nắm chắc
kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì mới thực hiện tốt được. Vì vậy tôi bồi
dưỡng bằng nhiều hình thức:
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
cho toàn thể Cán bộ giáo viên vào tháng 8/2016 và thực hiện bồi dưỡng theo
chuyên đề, thực hiện các tiết mẫu để giáo viên học tập.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng
tổ chức các hoạt động CS ND trẻ cho các thành viên trong tổ. Tổ chuyên môn
bồi dưỡng cho mỗi giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nội
dung bồi dưỡng dựa trên kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường và tình hình thực tế
của tổ mình cho phù hợp, yếu về nội dung nào bồi dưỡng về nội dung đó. .
Khuyến khích giáo viên, nhân viên tự học tập, bồi dưỡng: Không hình thức bồi
dưỡng nào hiệu quả bằng chính mỗi giáo viên tự mình bồi dưỡng. Chính vì vậy
tôi luôn tìm mọi cách khơi dậy năng lực tự học, khuyến khích giáo viên, nhân
viên tích cực học tập qua các kênh thông tin khác nhau: Ti vi, tạp chí giáo dục
mầm non, thăm quan học tập, qua mạng Internet, để phục vụ cho công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ. Từ đó khuyến khích giáo viên tham khảo thông tin, trao đổi,
từ đó áp dụng công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của mình.
Bồi dưỡng qua các cuộc thi: Phối hợp với công đoàn tổ chức Hội thi nữ công
gia chánh thi nấu ăn chào mừng ngày “Thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam”, ngày “Quốc tế phụ nữ” thao giảng chào mừng 20/ 11 để nâng cao tay
nghề nữ công gia chánh cho giáo viên, nhân viên, mà đặc biệt năm học này tổ
chức cho giáo viên thi thực hành tổ chức 01 hoạt động chăm sóc hoặc nuôi
dưỡng trẻ như: tổ chức giờ ăn, ngủ, dạy trẻ rửa tay, rửa mặt, …
Ngoài ra tôi luôn động viên giáo viên tham gia chia sẻ kinh nghiệm cho nhau,
đồng thời dựa vào đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên tâm huyết để làm điển hình
11/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

nhân rộng. Mặt khác đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻvào các tiêu chí thi
đua của nhà trường để giáo viên có động lực học tập bồi dưỡng.

Cán bộ giáo viên tham gia lớp bồi đưỡng cuyên môn nghiệp vụ
Giải pháp 2: Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nuôi
dưỡng, Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên, nhân viên
Cơ sở vật chất là các điều kiện cần thiết giúp cho nhà trường thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Với nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cơ sở
vật chất còn đóng vai trò quan trọng hơn bởi nếu như hoạt động giáo dục giáo
viên có thể tận dụng được các điều kiện, nguyên vật liệu tự nhiên để thực hiện
thì hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng cần rất nhiều đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị
có giá trị lớn: đồ dùng nhà bếp, đồ dùng để ăn, đồ dùng phục vụ ngủ, đồ dùng
phục vụ vệ sinh, …

12/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Chính vì vậy tôi kiểm kê cơ sở vật chất vào đầu năm học để kịp thời có kế hoạch
bổ xung, thay thế, bảo dưỡng các đồ dùng, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng.
Có kế hoạch phân bổ sử dụng cơ sở vật chất, giao nhận cho từng giáo viên, nhân
viên. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc sử dụng đồ dùng của từng giáo viên,
nhân viên trong việc sử dụng đồ dùng để tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ, bảo quản đồ dùng, thiết bị; sử dụng và bảo quản đồ dùng đạt hiệu
quả. Chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng. Cuối năm
tôi kiểm kê đánh giá việc bảo quản, sử dụng đồ dùng để cán bộ, giáo viên, nhân
viên có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị.
Ngoài ra nhà trường phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt
động giáo dục dinh dưỡng, VSATTP cho trẻ. Đưa việc sử dụng và bảo quản đồ

dùng, trang thiết bị vào tiêu chí thi đua khen thưởng.

Khu nhà bếp được đầu tư khang trang, sạch sẽ
Việc tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ giáo viên, nhân viên là vô cùng
quan trọng ở đây không chỉ đơn thuần là môi trường vật chất, có đủ các điều
kiện, đồ dùng dụng cụ phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động CSND trẻ như:
13/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
diện tích phòng, lớp, sân chơi đảm bảo, phản nằm, chăn gối, đồ dùng cá nhân
của trẻ, đồ dùng phục vụ vệ sinh, các trang thiết bị hỗ trợ như máy tính, mạng
internet… Môi trường thuận lợi ở đây bao gồm cả môi trường về tinh thần.
Tham mưu với Hiệu trưởng đầu tư cơ sở vật chất: Mua sắm trang thiết bị, đồ
dùng cho bếp và cho các nhóm lớp đảm bảo an toàn, có lợi cho sức khỏe. Mua
sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, xà phòng rửa tay
cho trẻ.
Tham mưu với các cấp ngành giáo dục trang bị các điều kiện vật chất phục vụ
cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ. Thường
xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ chơi ngoài trời, vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong
lớp sạch sẽ, thông thoáng phòng lớp, trồng cây xanh, bổ xung hoa theo mùa, tạo
môi trường Xanh - Sạch - Đẹp an toàn cho trẻ.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh và
cộng đồng đầu tư hỗ trợ về kinh phí để mua đồ dùng cá nhân cho trẻ, đồ dùng
phục vụ vệ sinh trong nhà trường.
Luôn gần gũi, thân thiện và tin tưởng vào giáo viên, nhân viên. Vì vậy tôi luôn
tạo môi trường tinh thần một cách thoải mái để giáo viên thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một cách nhẹ nhàng.
Giải pháp 3:Chú trọng công tác y tế học đường, chăm sóc sức khỏe, phòng

chống dịch bệnh cho trẻ:
Công tác y tế học đường có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ. Chính vì vậy tôi chỉ đạo giao trách nhiệm cho nhân viên y tế Theo dõi, quản
lý, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn, phòng
tránh tai nạn cho trẻ, quản lý dụng cụ y tế và tủ thuốc của nhà trường. Lên lịch
cân, đo cho từng lớp và quản lý, sử dụng sổ sách y tế: Sổ nhật ký theo dõi sức
14/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
khỏe toàn trường ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên trẻ, lớp, diễn biến, chuẩn đoán,
xử trí; sổ theo dõi sức khỏe của từng trẻ. Ngoài ra tôi chỉ đạo nhân viên y tế
cùng tôi giám sát việc giữ gìn vệ sinh môi trường của các nhóm, lớp và giám sát
việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà bếp, viết bài tuyên truyền giáo
dục cách chăm sóc nuôi dạy trẻ cho phụ huynh.
- Theo dõi khám sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trong trường
mầm non cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo lịch. Vì vậy nhà
trường đã xây dựng kế hoạch, phối kết hợp với trạm y tế phường để tổ chức
khám sức khỏe cho cháu một năm 2 lần.
Lần 1: Vào ngày 10/10, lần 2 vào ngày 10/4.
- 100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức khỏe
trên biểu đồ tăng trưởng.
Về phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch
phòng chống dịch bệnh. Căn cứ vào kế hoạch đó tôi giao cho nhân viên y tế có
vai trò chủ đạo trong việc phòng chống dịch bệnh và phân chia nhiệm vụ cho
từng bộ phận để góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh: giao cho đoàn
thanh niên phối hợp với nhân viên bảo vệ thường xuyên khơi thông cống rãnh
xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp trong trường; giáo viên các nhóm lớp
đảm bảo môi trường của lớp mình, đảm bảo vệ sinh trong tổ chức ăn, ngủ..; giao
cho nhân viên y tế, tổ nuôi dưỡng đảm bảo VSATTP. Nhà trường phối hợp với y

tế xã để có kế hoạch chủ động đối phó với các dịch bệnh và phun thuốc khử
khuẩn cloraminB phòng dịch bệnh.

15/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Trung tâm y tế tổ chức khám bệnh định kỳ cho các be
Giải pháp 4: Xây dựng thực đơn phù hợp, thực hiện nghiêm túc công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm:
Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ là một việc làm mang tính
chất khoa học, nhằm mục đích tính khẩu phần ăn đảm bảo về năng lượng, sử
dụng tiền ăn với chất lượng cao. Khi tiền ăn được phân phối hợp lý sẽ tránh
được những chi tiêu không hợp lý, giảm tối đa sự thâm, thừa tiền ăn trong ngày.
Khi xây dựng thực đơn tôi luôn chú ý xây dựng thực đơn theo mùa, mùa nào thứ
ấy để tránh các thực phẩm trái mùa có chứa chất bảo bảo quản, thuốc hóa học và
đảm bảo 5 ngày trong tuần thực đơn không trùng nhau. Tận dụng thực phẩm sẵn
có ở địa phương và hợp đồng với nhà cung cấp là phụ huynh học sinh để đảm
bảo an toàn cho trẻ
Ví dụ thực đơn cho trẻ mùa hè
Thực đơn mùa hè tuần lẻ
Thời gian

Bữa chính

Bữa Phụ
16/29



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Cá, Thịt lợn rim
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6

Canh bí đỏ nấu xương
Thịt gà, thịt lợn om nấm
Canh rau thập cẩm nấu thịt
Thịt bò, thịt lợn hầm khoai tây cà rốt
Canh bầu nấu ngao
Tôm, Thịt lợn sốt cà chua
Canh bí xanh nấu xương
Thịt lợn, trứng cút kho tầu
Canh rau ngót (Rau cải) nấu thịt

Cháo thịt vịt
Mỳ nấu cua
Bánh bao-Sữa Nutrikid
Mỳ (Miến) nấu thịt vịt
Cháo thịt bò (Cháo ngao
rau cải)

Thực đơn mùa hè tuần chẵn
Thời gian
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4

Thứ 5
Thứ 6

Bữa chính
Tôm, thịt lợn sốt cà chua

Bữa Phụ
Cháo thịt bò, bí đỏ

Canh rau ngót(rau cải) nấu thịt
Thịt lợn, trứng cút kho tầu

(cháo ngao rau cải)
Mỳ chũ nấu thịt gà

Canh bí đỏ nấu xương
Thịt lợn rim, cá
Canh rau thập cẩm nấu thịt
Thịt bò, thịt lợn om khoai tây cà rốt
Canh bầu nấu ngao
Thịt gà, thịt lợn om sấu
Canh bí xanh nấu xương

(Miến thịt vịt)
Cháo thịt vịt khoai tây cà rốt
Bánh tẻ nhân thịt, sữa
nutrikid
Mỳ nấu cua

Sử dụng phần mềm Nutrikisd để tính khẩu phần ăn cho trẻ để đảm bảo

năng lượng 650 – 850 kcalo trong 1 ngày ở trường cho 1 trẻ. Cân đối các chất
theo tỷ lệ P: 14-20, L: 18-26%, G: 60-65%, cân đối giữa mỡ, đạm động vật và
thực vật.

17/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài việc tính khẩu phần ăn cân đối, phù hợp thì việc đảm bảo VSATTP là rất
càn thiết để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ. Vào đầu năm học nhà trường tổ
chức mời các khách hàng về ký hợp đồng thực phẩm, đảm bảo cung cấp thường
xuyên, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định và có trách nhiệm trước pháp luật về chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà trường sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn cho trẻ. Đồ dùng,
dụng cụ ăn uống của trẻ đảm bảo vệ sinh, loại bỏ các đồ dùng bằng nhựa.
Chỉ đạo giáo viên, nhân viên tổ dinh dưỡng thực hiện quy trình một chiều để
đảm bảo vệ sinh; giữ gìn nơi chế biến thực phẩm, có dụng cụ riêng cho thực
phẩm sống và chín; giáo viên, nhân viên phải đeo tạp dề, đội mũ khi chế biến,
đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Ngoài
ra tôi có lịch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của tổ nuôi dưỡng
để nâng cao trách nhiệm của họ.
Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, có
sổ theo dõi ghi rõ ngày, giờ lưu mẫu.
Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng chuyên đề GDDD VSATTP:
Thực hiện tốt công tác giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà
trường sẽ góp phần lớn trong việc phát triển thể chất cho trẻ từ đó giúp trẻ phát
triển toàn diện. Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục dinh dưỡng - vệ
sinh an toàn thực phẩm. Chuyên đề GD DD VSATTP đã được triển khai thực
hiện trong nhiều năm qua đã góp phần đem lại hiệu quả trong công tác chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Liên Châu. Song tôi vẫn luôn chú trọng

đến việc chỉ đạo thực hiện chuyên đề để ngày một nâng cao chất lượng thực hiện
chuyên đề nói riêng qua đó nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
nói chung.
Xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế và triển khai hướng dẫn giáo viên xây
dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhóm
18/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
lớp; tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch đa đề ra.
Chỉ đạo nghiêm túc và sâu sát các hoạt động của chuyên đề, tăng cường kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chuyên đề. Tôi tiến hành kiểm tra, phân loại đồ dùng
phục vụ ăn ngủ và các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục
dinh dưỡng cho trẻ. Xây dựng kế hoạch đầu tư bổ xung thiết bị đồ dùng, đồ chơi
phục vụ chuyên đề.
Tổ chức kiến tập chuyên đề để cùng nhau trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm và
học tập nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề của giáo viên.
Tôi chỉ đạo giáo viên giáo dục cho trẻ các kĩ năng vệ sinh cá nhân, hành vi văn
minh và vệ sinh trong ăn uống, giáo dục dinh dưỡng - VSATTP cho trẻ thông
qua các hoạt động trong ngày, trong các giờ rèn kĩ năng thông qua tích hợp vào
các giờ hoạt động chung, giờ ăn, giờ ngủ…; tổ chức bé tập làm nội trợ cho trẻ
lớp 5 tuổi và cuối của lớp 4 tuổi; sáng tác các bài thơ, ca hò, vè, các trò chơi về
giáo dục dinh dưỡng qua đó giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả.
Với giáo viên nhân viên tổ nuôi dưỡng tôi chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo
quy tắc bếp 1 chiều, lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng. Ngoài ra giáo viên
nhân viên nhà bếp phải khám bệnh và xét nghiệm ký sinh trùng 6 tháng 1 lần để
đảm bảo điều kiện sức khỏe, tránh các bệnh lây nhiễm.
Tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện chuyên đề theo từng
giai đoạn để có biện pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện chuyên

đề trong học kì và trong năm học. Động viên, khen thưởng cho giáo viên thực
hiện tốt chuyên đề, phê bình thẳng thắn với giáo viên thực hiện chưa tốt.
Giải pháp 6:Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ:
Tôi chỉ đạo giáo viên, nhân viên tổ dinh dưỡng sử dụng phần mềm Kidsoft để
cân đối khẩu phần, xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ. Chỉ đạo Tổ dinh
19/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
dưỡng nghiên cứu ứng dụng các phần mềm mới để xây dựng thực đơn tốt hơn;
tham khảo các thực đơn lấy trên mạng để nghiên cứu, áp dụng sao cho phù hợp
với điều kiện nhà trường.
Chỉ đạo giáo viên thường xuyên cập nhật thông tin về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
theo khoa học vừa để bồi dưỡng thêm về chuyên môn vừa để có thêm kiến thức
để tuyên truyền cách nuôi dạy trẻ theo khoa học cho phụ huynh. Khai thác trên
mạng những mục dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ mầm non, những kỹ năng
cần thiết trong cuộc sống để giáo viên cô nuôi học tập.
Ngoài việc khuyến khích giáo viên, nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhà trường thực hiện quản lý, chỉ đạo việc
chăm sóc trẻ bằng ứng dụng công nghệ thông tin: đưa các báo cáo tổng hợp sức
khoẻ của trẻ, các nội dung chăm sóc - nuôi dưỡng qua mạng theo từng đợt quản
lý trên máy một cách khoa học.
Giải pháp 7:: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên,
nhân viên:
Việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của
giáo viên, nhân viêncó vai trò quan trọng. Qua kiểm tra, tôi nắm được đầy đủ
những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng
phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để
kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các

hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng của giáo viên, nhân viên.
Người quản lý phải sâu sát việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
của giáo viên, nhân viên để có những thông tin phản hồi thực tế, khách quan và
đánh giá việc thực hiện đó đồng thời để điều chỉnh chỉ đạo thực hiện.
Tôi kiểm tra các giờ vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ ở các lớp; kiểm tra mảng tuyên
truyền về dinh dưỡng ở các nhóm, lớp; dự giờ hoạt động chung xem giáo viên
tích hợp GD DD VSATTP không?... Thường xuyên kiểm tra đột xuất giám sát
20/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
trực tiếp đối với bếp ăn, kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm, cách chế biến
bữa ăn cho trẻ của giáo viên nhân viên tổ nuôi,… Saukiểm tra tôi đánh giá
khách quan, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên, nhân viên để giúp giáo
viên, nhân viên phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế để thực
hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn.
Giải pháp 8: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục:
Tuyên truyền rộng rãi với các cấp các ngành mọi tầng lớp nhân dân về chủ
trương xã hội hóa giáo dục. Để họ nhận thức được xã hội hóa giáo dục vừa là
quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mọi người. Xây dựng kế hoạch, chủ động tiến
hành nội dung hoạt động xã hội hóa giáo dục, biết tận dụng vai trò của hội đồng
giáo dục. Mặt khác đa dạng hóa, chú trọng đến hiệu quả nuôi dưỡng chăm sóc
giáo dục trẻ tại trường mầm non .
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để phụ huynh nhận thức thấy rõ việc ăn
uống là một nhu cầu cấp bách hàng ngày của trẻ ăn uống theo đúng yêu cầu dinh
dưỡng thì thể lực, trí tuệ phát triển tốt giúp gia đình đạt được ước mơ con cái
khoẻ mạnh, thông minh, học giỏi. Để phụ huynh tham gia ủng hộ xây dựng cơ
sở vật chất
Có kế hoạch xây dựng cải tạo cơ sở vật chất ngay từ đầu năm học, làm mới sân
trường khu trung tâm và xây bể nước mưa

Có kế hoạch mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến thực
phẩm đảm bảo cho việc nuôi dưỡng chăm sóc nuôi dưỡng các cháu hàng ngày,
hàng tháng có kiểm kê đánh giá chất lượng đồ dùng thiết bị nhà bếp có đảm bảo
an toàn, đảm bảo vệ sinh trong các khâu chế biến hay không, có đánh giá khen
thưởng kịp thời.
Giải pháp 9: Công tác phối hợp gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ:
21/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Việc phối hợp với gia đình và cộng đồng là rất quan trọng trong công tác
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm chia sẻ trách nhiệm, huy động sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thúc đẩy và tạo điều kiện tối
ưu cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
*Phối hợp với phụ huynh:
Để phụ huynh và cộng đồng nhận thức rõ và sâu sắc tầm quan trọng của
nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non thì nhà trường thực
hiện phối hợpbằng các hình thức sau:
- Thông qua các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, họp phụ huynh toàn
trường, qua Hội nghị cán bộ công chức…
- Viết bài tuyên truyền trên thông tin đại chúng.
- Xây dựng góc tuyên truyền lớn của nhà trường.
- Mời phụ huynh dự các giờ tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Qua tổ chức hội thi.
- Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên tuyên nhỏ của từng lớp, tuyên truyền
trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ,…
- Qua các cuộc họp đoàn thanh niên.
Chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh theo dõi những tiến bộ, thay đổi, biểu

hiện bất thường … của trẻ hàng ngày để cùng với giáo viên có sự điều chỉnh nội
dung, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức
chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho trẻ ở gia đình góp phần nâng cao hiệu
quả những biện pháp đã thực hiện ở trường
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để lắng nghe ý kiến đóng góp,
nguyện vọng của phụ huynh tham gia với nhà trường về chế độ ăn của trẻ, việc
22/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
thực hiện chăm sóc trẻ của giáo viên…Phối hợp với phụ huynh trong việc cung
cấp thực phẩm sạch cho nhà trường.
* Phối hợp với đoàn thanh niên:
Nhà trường giao cho Chi đoàn thanh niên việc cải tạo cảnh quan sư phạm
trong trường, hàng tháng cắt tỉa cây, bón phân, bổ xung cây hoa phù hợp mùa.
Thường xuyên kiểm tra hiện trạng các đồ chơi ngoài trời để kịp thời bảo dưỡng
tu sửa tạo môi trường an toàn thân thiện cho trẻ hoạt động. Không những thế
Chi đoàn thanh niên còn đảm nhận việc trồng và chăm sóc vườn rau trong
trường cung cấp được phần nào rau xanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
cho bữa ăn của trẻ.
Với điều kiện thuận lợi là nhà trường có Chi đoàn thanh niên nên công tác phối
hợp với đoàn thanh niên gặp nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả.
* Phối hợp với Hội phụ nữ:
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phần lớn là do bà, mẹ, cô, chị… đảm nhận
Vì vậy nhà trường phối hợp với phụ nữ để trang bị cho hội viên kiến thức chăm
sóc nuôi dưỡng con theo khoa học như: Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, nuôi con
bằng sữa mẹ, lịch tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng, đảm bảo an toàn về
thể chất và tâm lý cho trẻ, chăm sóc răng miệng cho trẻ….
- Qua tham gia tập huấn của y tế xã.
- Qua buổi phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học của hội phụ nữ.

* Phối hợp với trạm y tế xã:
Hàng năm nhà trường lên kế hoạch phối hợp với trạm y tế khám bệnh cho trẻ
2 lần/năm. Không những thế nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với y tế xã trong
việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ, nhà trường được sự hỗ trợ về tài liệu, thông

23/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
tin phòng chống dịch bệnh, được tập huấn, cung cấp thuốc khử khuẩn clominB
để vệ sinh phòng, lớp học và cọ rửa đồ dùng đồ chơi.
1.5. Kết quả sau khi thực hiện đề tài .
Qua quá trình áp dụng các giải pháp trong quản lý chỉ đạo thực hiên hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non,
nhà trường đã thu được rất nhiều kết quả hết sức khích lệ cụ thể như: Giáo viên
nắm vững kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng, nắm vững đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ, không ngừng nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc nuôi
dưỡng. Đối với giáo viên nuôi dưỡng luôn cập nhật hoá các phương pháp chế
biến món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm đảm bảo ngon mắt,
ngon mũi, ngon miệng, hợp khẩu vị, trẻ ăn hết khẩu phần của mình, giúp trẻ
tăng cân đều hàng tháng, luôn thay đổi cách chế biến các món ăn theo mùa phù
hợp với địa phương, phụ huynh quan tâm phối hợp với nhà trường trong công
tác chăm sóc trẻ.
Năm học: 2016 - 2017 Số trẻ đến trường ngày càng đông, tỉ lệ bán trú 100%.
Các cháu được đảm bảo an toàn 100% tại trường. Trẻ suy dinh dưỡng tỷ lệ giảm
xuống còn 3%, Trẻ mắc các loại bệnh còn rất thấp kết quả được thể hiện như
sau:
Qua kiểm tra,theo dõi sức khỏe của trẻ cuối năm học 2016 - 2017 tôi thấy tình
hình sức khỏe trẻ như sau:
Tổng

Độ tuổi

số trẻ

Kênh bình
thường

Kênh
SDD/TC

Bệnh
TMH

Trẻ mắc
bệnh
Sâu răng

Các
bệnh
khác

Đầu năm học
24 – 36 tháng

80

70

5


2

0

0

3-4 tuổi

95

89

6

1

3

2

4-5 tuổi

102

97

8

2


2

2
24/29


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
5-6 tuổi

88

85

5

1

4

1

Cộng

365

341

24

6


9

5

Tỷ lệ

100%

93%

7%
Kênh

1,6,%

2,4%

1,4%

SDD/

Bệnh
TMH

Độ tuổi

Tổng số Kênh bình
trẻ
thường


TC

Trẻ mắc
bệnh
Sâu răng

Các
bệnh
khác

cuối năm học
24 – 36 tháng

80

74

1

0

0

0

3-4 tuổi

95


92

3

1

1

1

4-5 tuổi

102

100

5

1

1

1

5-6 tuổi

88

88


2

2

2

2

Cộng

365

354

11

5

4

4

Tỷ lệ

100%

97%

3%


1,3,%

1%

1%

Nhìn vảo bảng trên cho thấy sức khoẻ của trẻ cuối năm học được tăng lên tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng và bênh tật giảm xuống so với đầu năm học.
- Sáng kiến kinh nghiêm này khi triển khai tập huấn cho giáo viên, nhân viên
được các giáo viên đón nhận hưởng ứng nhiệt tình, đánh giá cao. Các giáo viên
đều có nhận xét là sáng kiến hay và có thể áp dụng rộng rãi để làm tài liệu bồi
dưỡng cho các giáo viên ở các trường Mầm non trong toàn huyện.
- Khi áp dụng sáng kiến này trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, chất
lượng chăm sóc trẻ được nâng lên trẻ tăng cân tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và bệnh
tật của trẻ giảm xuống.

25/29


×