Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN mần non: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG SỐ LƯỢNG TRẺ NHÀ TRẺ RA LỚP, NHẰM PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON XÃ BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.33 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC

Ttrang

I .MỜ ĐẦU
1. lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NHIỆM
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3. Các giảo pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ nhà trẻ ra lớp tỉ lệ chưa cao
3.2. Giải pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền phụ huynh và cộng

1
2
2
3
3
3
5
8
8
9

đồng để huy động trẻ Mầm non ra lớp
3.3. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ để duy


11

trì và huy động số lượng
3.4. Giải pháp tự học tập và nâng cao năng lực công tác
3.5. Giải pháp làm tốt công tác xã hội hoá để tu sửa cơ sở vật chất,

13
15

mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
4. Kiểm nghiệm hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

16
18

1. Kết luận

2. Kiến nghị

18
19

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục Mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu
của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và tạo tiền đề vững chắc cho trẻ

1



khi bước vào trường Tiểu học. Nhiệm vụ cụ thể của giáo dục mầm non là thực
hiện việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi Mầm non. Giúp trẻ
phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực.
Để thực hiện đạt hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ đặt
ra, thì việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp là nhiệm vụ đầu tiên mà mỗi nhà
trường mầm non luôn phải quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Bởi vì mọi hoạt
động của trường học đều thực hiện hướng tới đối tượng là học sinh. Với giáo dục
mầm non, nếu có trẻ ra lớp học thì nhà trường và giáo viên mới có thể thực hiện
được nhiệm vụ chăm sóc giáo dục.
Trong thực tế hiện nay, một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu đặt
ra đối với sự phát triển của mỗi nhà trường mầm non, đó chính là yêu cầu về quy
mô trường lớp và phát triển số lượng học sinh, với mục tiêu huy động trẻ ra lớp
đạt tỷ lệ cao nhất theo thực tế của mỗi địa phương. Tiêu chuẩn về huy động trẻ ra
lớp là một những tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của mỗi nhà trường.
Như vậy phải nói rằng, việc huy động trẻ ra lớp là việc làm hết sức cần
thiết đối với các trường mầm non và mỗi giáo viên mầm non.
Trường mầm non Ba Đình là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Trong những năm gần đây nhà trường đặc biệt quân tâm đến việc huy động trẻ ra
lớp với tỉ lệ cao. Vì vậy nhiệm vụ công tác của mỗi giáo viên nhà trường đều
phải quan tâm thưc hiện nhiệm vụ huy động trẻ ra lớp theo yêu cầu chỉ đạo của
nhà trường.
Một thực tế bất cấp so với yêu cầu về phát triển số lượng ở trường mầm
non Ba Đình hiện nay là: Trong những năm qua, nhà trường huy động tốt về số
lượng trẻ mẫu giáo ra lớp ( Đạt 100%). Nhưng với trẻ trong độ tuổi nhà trẻ thì tỉ
lệ huy động ra lớp trong các năm qua của nhà trường còn đạt ở tỉ lệ thấp. Nhà
trường cũng đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thực hiện. Tuy vậy nhưng kết quả về

2



huy động số lượng của nhà trường vẫn chưa đạt được như mong muốn. Đây là
một trong những nhiệm vụ mà nhà trường đang luôn băn khoan và trăn trở.
Bản thân tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động trẻ ra
lớp; đồng thời cũng là nhiệm vụ mà nhà trường giao cho giáo viên trong mỗi
năm học. Trong năm học 2015 - 2016, tôi được phân công nhiệm vụ phụ trách
nhóm trẻ 19 - 24 tháng tuổi. Đây là độ tuổi mà thực tế tại địa phương trẻ ra lớp
đang ở tỉ lệ thấp. Nhà trường đã giao chỉ tiêu huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp
cho giáo viên được phân công phụ trách các nhóm lớp trong độ tuổi đó.
Vì vậy để thưc hiện tốt về chỉ tiêu số lượng mà nhà trường giao cho bản
thân tôi, cũng như đạt mục tiêu phát triển số lượng trẻ ra lớp của trường trong
năm học. Tôi đã tìm tòi một số cách làm mới để thực hiện nhiệm vụ này. Tôi đã
chọn đề tài đúc rút sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2015 - 2016
chính là: “Một số giải pháp huy động số lượng trẻ nhà trẻ ra lớp, nhằm phát
triển số lượng tại trường mầm non xã Ba Đình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp về vai trò của giáo viên trọng việc huy động trẻ
ra lớp trong độ tuổi nhà trẻ , nhằm phát triển số lượng tại trường mầm non xã Ba
Đình.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số giải pháp, cách làm mới của giáo viên tổ chức thực huy
động trẻ nhà trẻ ra lớp. Nhằm nâng cao số trẻ nhà trẻ ra lớp đạt tỉ lệ cao hơn so
với thực trạng về vấn đề số lượng tại nhà trường.
Thông qua đề tài rút ra các giải pháp đạt hiệu quả để ứng dụng trong công
tác huy động trẻ nhà trẻ ra lớp học tại trường mầm non.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

3



Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, liên quan đến
những yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục mầm non trẻ trong độ tuổi nhà trẻ.
Lý luận về vai trò chăm sóc giáo dục trẻ mầm non của các trường mầm non, để
từ đó có cơ sở lý luận cho việc huy động trẻ đến lớp để thực hiện nhiệm vụ chăm
sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non.
Lý luận từ thực trạng trẻ ra lớp đối với sự phát triển của trẻ thông qua thực
tế chăm sóc giáo dục trẻ.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát thực trạng;
- Phương pháp thực hành trải nghiệm;
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm;
- Phương pháp đề xuất các giải pháp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay được ban hành tại thông
tư số 17/2009-BGD&ĐT, quy định rất rõ về yêu cầu cần phải chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ mầm non theo từng độ tuổi đối với trẻ từ 0 - 72 tháng tuổi. Nghiên cứu
chương trình chúng ta thấy rằng: Để phát triển tốt về tâm sinh lý và nhân cách
toàn diện cho trẻ trong độ tuổi mầm non, thì việc chăm sóc giáo dục trẻ cần thiết
phải được tiến hành theo một phương pháp khoa học dựa trên đặc điểm tâm sinh
lí của trẻ.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học nhất thiết phải được thực hiện
thông qua chương trình chăm sóc giáo dục tại các trường mầm non, các cơ sở
giáo dục mầm non được nhà nước quản lý. Các nhà trường, các cơ sở giáo dục
dục đảm bảo về đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục
trẻ mầm non. Như vậy, đồng nghĩa với việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đạt

4



hiệu quả, nhất thiết phải thông qua hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại các
trường mầm non, các cơ sở giáo dục mầm non.
Để có điều kiện chăm sóc trẻ được tốt theo khoa học, thì việc trẻ đến
trường học là điều kiện tiên quyết. Nếu ta muốn chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa
học mà không có đối tượng trực tiếp là trẻ, thì không thể thực hiện được.
Chính vì vậy mà việc huy động trẻ ra lớp là nhiệm vụ quan trọng của các
trường mầm non, được dựa trên cơ sở lý luận lô gich khoa học của vấn đề,
hướng tới mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục mầm non; Song hành với
nhiệm vụ quan trọng chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ, đó là nhiệm vụ huy
động trẻ ra lớp. Huy động trẻ ra lớp đạt tỉ lệ cao là cơ sở để ngành giáo dục mầm
non thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện mục tiêu phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Phát triển số lượng trẻ là nhiệm vụ hằng năm của các nhà trường mầm non
và mỗi cán bộ giáo viên mầm non. Trách nhiệm của mỗi trường mầm non cũng
như mỗi giáo viên mầm non, là phải luôn tìm tòi các giải pháp phù hợp điều kiện
thực tế địa phương và nhà trường để duy trì số lượng và huy động trẻ ra lớp với
tỉ lệ cao nhất.
Như vậy, nhà trường mầm non và giáo viên mầm non hàng năm phải xây
dựng kế hoạch điều tra số lượng trẻ trong độ tuổi Mầm non trên địa bàn để huy
động trẻ ra lớp. Nghiên cứu đề ra một số giải pháp huy động trẻ trong độ tuổi
phù hợp với thực tế địa phương. Mỗi giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu thực
trạng việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp ở năm học trước đó, từ đó đề ra giải
pháp đưa vào áp dụng nhằm làm tốt việc huy động trẻ ra lớp đạt tỉ lệ cao nhất.
2. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm
a) Thực trạng chung
* Điều kiện cơ sở vât chất, nhà trường
5



Trường mầm non Ba Đình là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I; điều
kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi các nhóm lớp tương đối đáp
ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu tối thiểu; số phòng học đảm hoạt
động chăm sóc giáo dục cho 100% các cháu mẫu giáo trên địa bàn ( Từ 180 cháu
210 cháu); đảm bảo cho khoảng 50% trẻ nhà trẻ ra lớp ( Khoảng từ 90 đến 120
cháu nhà trẻ).
Nhà trường đã thường xuyên chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo theo các chủ để. Vì vậy đồ dùng đồ chơi phụ vụ trẻ vui chơi học
tập cơ bản đáp ứng.
* Thực trạng về điều kiện về điều tra và huy động trẻ
Thực tế công tác huy động số lượng trẻ ra lớp trong các năm gần đây
tương đối tốt. tỉ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt tỉ lệ 100%. Hàng năm công tác điều tra
số lượng trẻ được nhà trường quan tâm.
- Kết quả điều tra số lượng toàn trường trong năm học 2015 - 2016 là: ( Điều
tra đến tháng 7 năm 2015)
STT Số trẻ sinh Số trẻ sinh Số trẻ sinh Số
Năm 2010

53

Năm 2011

54

Năm 2012

75


trẻ Số

trẻ Số

trẻ

sinh Năm sinh Năm sinh Năm
2013

2014

2015

48

58

36

- Kết quả % huy động trẻ ra lớp toàn trường trong 3 năm gần đây:
Đối tượng
Mẫu giáo

Huy

động

năm Huy

học 2012 - 2013

100%

động

năm Huy

học 2013 - 2014
100%

động

năm

học 2014 - 2015
100%
6


Nhà trẻ

36%

37,4%

38,6%

Kết quả tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đã đạt tỉ lệ chung của ngành quy định.
Tuy nhiên so với yêu cầu giáo dục của nhà trường thì tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra
lớp còn thấp.
- Mục tiêu huy động số lượng trẻ ra lớp năm học 2015 - 2016 là:

+ Mẫu giáo: 100%.
+ Nhà trẻ: 43%.
Như vậy với mục tiêu nhà trường để ra huy động 43% trẻ nhà trẻ ra lớp
trong năm học 2015 - 2016, yêu cầu tăng so với năm học trước là 5%. Mục tiêu
này là sự đạt ra thực hiện sự tiến bộ vượt trội về huy động trẻ so với sự phát triển
trong 3 năm học trước. Đây là một mục tiêu khó đối với nhà trường và giáo viên,
đặc biệt là giáo viên phụ trách nhà trẻ được giao nhiệm vụ huy động đạt chỉ tiêu
trẻ trong độ tuổi lớp phụ trách để đạt được hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì
phải thực hiện.
* Điều Kiện về giáo viên
Nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên nhân viên 25 người. Đội ngũ có
trình độ chuyên môn đạt 100% trên chuẩn, trong đó có 58% cán bộ giáo viên có
trình độ trên chuẩn. Giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong công
việc. Có nhiều giáo viên có năng lực khá tốt. Đây là điều kện tốt để thực hiện
nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường; cũng là điều kiện để phụ
huynh tin tưởng gửi con em đến trường đi học.
* Điều kiện cá nhân và nhóm lớp
Bản thân tôi là giáo viên có trình độ trên chuẩn, được nhà trường đánh giá
năng lực chuyên môn khá. Tôi luôn có trách nhiệm cao trong công việc; nhận

7


thức tốt về trách nhiệm huy động trẻ ra góp phần vào thực hiện tốt mục tiêu phát
triển số lượng chung của toàn trường.
Tôi được phân công nhiệm vụ phụ trách nhóm 18 - 24 tháng tuổi, đồng
nghĩa với việc được giao nhiệm vụ chính, cùng với toàn trường huy động trẻ
trong độ tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu nhà trường đề ra.
Với mục tiêu huy động số lượng trẻ sinh năm 2014, tôi chịu trách nhiệm
phụ trách và huy động chính là:

+ Số lượng điều tra: 58 cháu
+ Kế hoạch huy động là: 25 cháu = 43% trẻ ra lớp.
Đây là một mục tiêu lớn và không phải dễ thực hiện đối với nhà trường và
bản thân tôi, trong điều kiện thực tế địa phương có nhiều khó khăn trong huy
động trẻ nhà trẻ ra lớp, nhất là huy động trẻ trong độ tuổi nhỏ 18 - 24 tháng.
Thực trạng về huy động trẻ trong độ tuổi sinh năm 2014, đến thời điểm
tháng 9 năm năm 2015, mới được 20 cháu, đạt 34,5%.
Trong số trẻ đã ra lớp, nếu nhà trường, giáo viên mà không quan tâm đến
việc duy trì số lượng thì có thể trẻ đi học không ổn định và dễ bỏ học.
Tôi có thể thống kê kết quả về huy động trẻ đầu năm ra lớp để có sơ sở
thực hiện như sau:
Đối tượng

Kết quả trẻ ra lớp đầu Kết quả trẻ ra lớp đầu năm

Mẫu giáo
Nhà trẻ

năm toàn trường
182 cháu = 100%
51/142 cháu

nhóm lớp 19 – 24 tháng tuổi
20 cháu/58 cháu = 34,5%

= 35,9%

8



Hình ảnh 1: thực trạng số lượng và nề nếp trẻ đến lớp đầu năm học
Trước nhiệm vụ khó khăn, tôi đã quyết tâm thực hiện bằng việc trăn trở
tìm các giải pháp, các cách làm tốt để thực hiện. Tôi đã mạnh dạn áp dụng một
số giải pháp và cũng là đề tài đăng ký sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm
học 2015 - 2016.
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ nhà trẻ ra lớp tỉ lệ chưa cao
Muốn giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó, việc tìm hiểu nguyên nhân
là việc làm cần thiết đầu tiên. Khi biết được nguyên nhân thì ta mới có thể có
cách giải quyết phù hợp và hiệu quả. Tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến tỷ lệ trẻ nhà trẻ tại địa phương ra lớp thấp là do:
- Điều kiện kinh tế và dân trí của người dân làm nông nghiệp nên còn
nhiều hạn chế nhất định. Đa số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc
cho trẻ trong độ tuổi đến trường Mầm non, đặc biệt là việc giáo dục trẻ nhà trẻ
tại trường. Nhiều người dân đang còn nghĩ: trẻ nhà trẻ đã biết gì mà học. Ngày
nông nhàn để con em ở nhà tự trông coi, đi học phải đóng góp tiền ăn, tiền đồ
dùng các nhân, đồ dùng trẻ học tập.

9


- Một số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng phải cho trẻ nhà trẻ
đến trường thì chưa thật sự tin tưởng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ tại
trường.
Từ kết quả điều tra và phân tích, tìm hiểu kỹ nguyên nhân như trên.
Tôi đã tiến hành các giải pháp tiếp theo.
3.2. Giải pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền phụ huynh và cộng đồng để
huy động trẻ Mầm non ra lớp
Tuyên truyền trong giáo dục là một hoạt động cần thiết. Đối với giáo dục
Mầm non càng phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới các bậc cha mẹ

có con trong độ tuổi Mầm non và toàn thể nhân dân.
Về phía nhà trường, đã hực hiện tốt công tác tuyên truyền, được thể hiện
ở việc thành lập ban chỉ đạo công tác tuyên truyền. Các thành viên tham gia công
tác tuyên truyền bao gồm sự tham gia của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đại
diện hội phụ nữ, văn hoá xã, đoàn thanh niên, đại diện ban đại diện cha mẹ học
sinh... Xây dựng kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để
làm tốt công tác tuyên truyền.
Nhà trường đã Chỉ đạo, phân công mỗi giáo viên phụ trách công tác tuyên
truyền một xóm.
Nhà trường đã chỉ đao mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch tuyên truyền
của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tế của xóm mình phụ trách.
Từ điều kiện thực tế về thực hiện công tác tuyên tryền của nhà trường. Bản
thân tôi xác định nhiệm vụ tuyên truyền của mình, để thực hiện mục tiêu huy
động số lượng chung của nhà trường và huy động số lượng mà nhà trường đã
giao chỉ tiêu cho cá nhân tôi.
Tôi xác định rõ nội dung tuyên truyền đến phụ huynh như thế nào để đạt
được mục tiêu thuyết phục phụ huynh tự nguyện đưa trẻ ra lớp. Nếu tôi chỉ nói
xuông với phụ huynh là nên đưa trẻ ra lớp, thì điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì để
10


phụ huynh cho con em đến lớp. Vì vậy tôi xác định cần phải tuyên truyền cho
phụ huynh nắm vững và có nhận thức đầy đủ về vấn đề cần phải chăm sóc giáo
dục trẻ theo khoa học. Mà việc chăm sóc trẻ theo khoa học sẽ được thực hiện đạt
hiệu quả tốt nhất là thông qua hoạt động chăm sóc tại trường mầm non.
Tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức. Tôi nghĩ, đưa
được những nội dung chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học, không thể chỉ nói
bằng lời không, mà cần phải có các phương tiện đưa đến cho phụ huynh đễ nhớ,
dễ hiểu. Vì vậy tôi đã soạn thảo các nội dung cần chăm sóc giáo dục trẻ trong các
độ tuổi, lịch hoạt động của bé trong một ngày ở trường mầm non. Tôi đã in thành

các tài liệu ngắn gọ để phát cho phụ huynh. Đồng thời tôi trao đổi trực tiếp với
phụ huynh các nội dung cần thiết, để phụ huynh nhận thức được vai trò quan
trọng của nhà trường, của cô giáo trong chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học.
Ngoài ra tôi đã thực hiên công tác tuyên truyền với các biện pháp sau:
+ Hàng tháng, tôi kết hợp với Trưởng xóm, Hội phụ nữ xóm, Chi đoàn
thanh niên của xóm, thông qua các buổi sinh hoạt để tuyên truyền tới các bậc cha
mẹ có con trong độ tuổi Mầm non về tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non và
các bài tuyên truyền. Giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ ý nghĩa của việc nuôi dạy con
theo khoa học, có kiến thức để chăm sóc con tốt hơn; điều đó rất cần thiết phải
đưa con em đến trường để được nhà trường và cô giáo chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Xây dựng góc tuyên truyền tại nhóm lớp, trang trí tạo môi trường tuyên
truyền tại các nhóm, lớp đảm bảo thu hút sự chú ý đến nội dung tuyên truyền.
+ Tuyên truyền thông qua các ngày hội, ngày lễ, các hội thi của trường,
của lớp. Đây cũng là một dịp để tuyên truyền rất tốt, đem lại hiệu quả cao.
Thông qua các ngày hội ngày lễ, phụ huynh được chứng kiến sự tiến bộ của con
em khi được chăm sóc giáo dục tại trường. Từ đó mà chính bản thân các phụ
huynh có con em đã được đị học sẽ tuyên truyền cho các gia đình trong anh em,
bà con lối xóm đưa các cháu ra lớp.
11


Ví dụ: Ngày hội bé đến trường; theo kế hoạch của nhà trường chỉ đạo các
lớp chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, văn nghệ, giáo viên chuẩn bị tâm
lý đón trẻ làm tuyên truyền với phụ huynh, để thu hút trẻ thích thú đến trường,
phụ huynh nhận thấy sự cần thiết phả đưa trẻ đến trường.
" Ngày hội đến trường của bé", đây là ngày đầu tiên trẻ đến trường mở
đầu cho một năm học, vì vậy tôi luôn chú ý chuẩn bị các điều kiện cá nhân có thể
làm, để ngày lễ của trường được diễn ra đúng tính chất của một ngày hội, mang
lại cảm giác rộn ràng, vui tươi, hứng khởi, hứng thú đi học ở trẻ và giúp các bậc
phụ huynh tin tưởng gửi con mình tại trường.

Thông qua các hoạt động hằng ngày, tôi trao đổi tuyên truyền thông qua
các phụ huynh đang có con học, tuyên truyền với các phụ huynh thân cận chưa
cho con em ra lớp.
Ngoài ra ngoài giờ lên lớp tôi đến để trực tiếp vận động phụ huynh đưa trẻ
ra lớp.
Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện của địa phương xã để xây
dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp. Việc tuyên tuyền phối hợp đã góp phần
nâng tỷ lệ huy động trẻ toàn trường cũng như ở độ tuổi nhóm lớp tôi được giao
nhiệm vụ ra lớp nâng lên rõ rệt. Chỉ sau thời gian học 2 tháng, tôi đã cố gắng duy
trì được 100% các cháu đã ra lớp từ đầu năm học, đồng thời đã huy động thêm
được 4 cháu đi học mới. Tiếp theo các thời gian sau đó, các bậc phụ huynh vẫn
tiếp tục đưa các cháu đến trường. Đến cuối học kỳ I của năm học sĩ số học sinh
của lớp tôi đã lên tới 27 cháu, vượt kế hoạch giao của trường là 2 cháu = , vượt
kế hoạch chung của trường là 46,6%, tăng so với kế hoạch 3,6%.
3.3. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ để duy trì và
huy động số lượng
Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ là cơ sở quan trọng để
tác động tốt công tác huy động trẻ ra lớp. Phụ huynh đã đưa trẻ ra lớp rất quan
12


tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của cô giáo. Dù cho phụ huynh đã đưa
con em đi học, nhưng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên không tốt
tthì phụ huynh sẽ lị không cho trẻ em tiép tục đi học nữa. Vì vậy để duy trì số
lượng tôi luôn chú trọng thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục
trẻ tại nhóm lớp.
Để thực hiện tốt chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc. Do điều kiện là xã
vùng nông thôn nông nghiệp, điều kiện kinh tế của phụ huynh còn nghèo, nhận
thức về nuôi dưỡng trẻ tại trường. vậy nên việc tổ chức bán trú cho trẻ tại trường
còn hạn chế, mức ăn của trẻ còn hạn chế (10.000 đ/ngày/cháu). Tôi đã đề xuất với

nhà trường chỉ đạo phải xây dựng thực đơn phù hợp, năng động, tìm tòi thực
phẩm để trẻ có bữa ăn đủ lượng, đủ chất và cân đối về dinh dưỡng. Bản thân tôi
là giáo viên phụ trách lớp, tôi luôn quan tâm chăm sóc bữa ăn cho trẻ, giúp trẻ ăn
hết xuất, đảm vệ sinh trong tổ chức ăn. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ tốt, để trẻ khỏe
mạnh tăng cân khi trẻ ăn bán trú tại trường. Từ đó mà phụ huynh yên tâm để gửi
con em và tuyên truyền với các phụ huynh khác đưa con em đến trường.
Cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để
kịp thời có những biện pháp tham mưu với nhà trường, phối hợp với phụ huynh
giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng như:
Tham mưu nhà trường thay đổi, chế biến các món ăn hợp khẩu vị để trẻ ăn
hết xuất.
Tuyên truyền, vận động phụ huynh tăng khẩu phần trứng, sữa cho trẻ
trong tuần, giáo viên chú ý tới trẻ suy dinh dưỡng nhiều hơn trong bữa ăn.
Để thực hiện chất lượng về giáo dục, tôi thực hiện chương trình đúng sự chỉ
đạo của nhà trường, đặc biệt chú trọng việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học
lấy trẻ làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực của trẻ, tạo môi trường phong
phú, an toàn cho trẻ hoạt động.

13


Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, phù hợp chủ đề, để bổ sung cho
các góc chơi của trẻ. Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế các hình
thức tổ chức dạy học sinh động, hấp dẫn, thu hút trẻ. Tích cực chú ý rèn luyện
cho các cháu mạnh dạn, tự tin. Đặc biệt đối với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ cần sự thân
thiện của cô giáo để tạo cho trẻ tâm lý yên tâm, yêu cô giáo. Từ đó các cháu
thích được đi học hơn. Vì thế phụ huynh yên tâm cho trẻ đến trường.
Khi thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, kết
quả đạt được là chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp được nâng lên, đạt
được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ của tôi. Theo đó, từ những kết quả chất

lượng chăm sóc trẻ được quan tâm, đã tác động trực tiếp đến sự mong đợi của
phụ huynh về con em của họ, khi họ gửi con em đến trường. Kết quả các cháu có
nề nếp thói các quen tốt như: Nề nếp di học ( Trẻ thích đi học), nề nếp thói quen
chào hỏi, vệ sinh, một số kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với độ tuổi, làm
được một số việc đơn giản tự phục vụ như cất đồ dùng đúng nơi quy định, thói
quen đi vệ sinh ...; trẻ có một số kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh qua
việc trẻ được cô giáo cung cấp cho trẻ làm quen ở trường, hát một số bài hát, đọc
thơ...
Điều đó đã tạo cho phụ huynh sự tin tưởng và nhận thức cần thiết phải đưa
trẻ đến trường đồng thời cũng có cảm giác yên tâm khi gửi con em đến lớp.
3.4. Giải pháp tự học tập và nâng cao năng lực công tác
Tôi xác định, từ nguyên nhân phụ huynh chưa thật sự tin tưởng vào việc
chăm sóc giáo dục của nhà trường, cũng có nguyên nhân từ việc giáo viên thực
hiện chưa tốt yêu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ. Có thể do thực hiện trách nhiệm
chưa cao hoặc do chưa nắm vững chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy tôi đã có kiến
nghị với nhà trường chỉ đạo đội ngũ giáo viên tự học tập để nâng cao năng lực sư
phạm. Đặc biệt là nhà trường cần có hội thảo về chuyên đề nâng cao năng lực sư
phạm của giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ. Trong hội nghị cán bộ giáo viên
14


tôi cũng có ý kiến góp ý về các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ trong công
tacvs quả lý chỉ đạo của nhà trường. Nhà trường cần có biện pháp đánh giá năng
lực hiệu quả công tác của từng cán bộ giáo viên để bồi dưỡng và chỉ đạo công tác
tự bồi dưỡng cho đội ngũ. Bản thân tôi cũng tự nhìn lại mình, tìm hiểu lại các
yêu cầu nghiệp vụ sư phạm, năng lực chuyên môn để tự bồi dưỡng bản thân; đặc
biệt là qua việc tự đánh giá và bồi dưỡng qua các tiêu chí chuẩn tại thông tư
02/BGD&ĐT về đánh giá giáo viên mầm non.
Tôi đã cố gắng thực hiện việc chăm sóc các cháu trên lớp thật tốt, yêu
thương các cháu để các cháu yêu cô, thích đến trường với cô. Đồng thời phụ

huynh thấy yên tâm khi gửi con em cho tôi. Tôi cũng tích cực trong công tác
phối hợp với phụ huynh để đề nghị phụ huynh quan tâm đến các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ cùng với cô. Từ đó mà phụ huynh thấy được sự tân tụy của cô
giáo đối với trẻ; phụ huynh thấy được trẻ đến trường được chăm sóc, giáo dục
theo khoa học qua việc làm của cô. Đồng thời giúp phụ huynh nhận thức được sự
cần thiết phải đưa trẻ đến trường.
Như vậy việc giáo viên quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác,
để thực hiện tốt chuyên môn tốt, đã giúp cho tôi vững thêm kiến thức và năng lực
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời qua việc tự học tập bồi dưỡng
bản thân, đã cho tôi có thêm nhận thức và kỹ năng trong công tác phối hợp với
phụ huynh và cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là bản
thân nâng cao được kỹ năng tuyên truyền và vận động phụ huynh thực hiện các
hoạt động thiết thực cùng nhà trường thực hiện hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ đó tôi đã vận dụng đạt hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cũng
như góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động trẻ ra lớp. Đồng thời cũng
làm chuyển biến được nhận thức của phụ huynh khi chưa yên tâm khi cho trẻ
đến trường qua việc thể hiện năng lực của cô giáo trong chăm sóc giáo dục trẻ.

15


3.5. Giải pháp làm tốt công tác xã hội hoá để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
Cơ sở vật chất rất quan trọng trong công tác huy động trẻ ra lớp, cơ sở vật
chất đầy đủ, khang trang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của trẻ, các
bậc phụ huynh sẽ tin tưởng hơn khi cho con tới trường. Vì vậy hàng năm, vào
đầu năm học tôi đều xây dựng kế hoạch tu sửa vật chất và mua sắm trang thiết bị
của nhóm lớp, phù hợp với địa phương và tình hình thực tế của nhà trường của
lớp để tham mưu cho trường có kế hoạch phối hợp với phụ huynh đầu tư mua
sắm.

Để đảm bảo về cơ sở vật chất cho chăm sóc giáo dục trẻ, cần phải được
quan tâm đầu tư từ môi trường vật chất chất trong ngoài lớp học. Ngoài lớp cần
xây dựng môi trường khuôn viên đảm bảo các điều kiện về đồ chơi ngoài trời, về
các khu cho trẻ vận động trải nghiệm như: Vườn thiên nhiên, vườn cổ tích, khu
vận động thể chất...; đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp hấp dẫn với trẻ.
Các điều kiện cơ sở vật chất ngoài lớp được đầu tư, trước hết là đảm bảo
điều kiện để chăm sóc giáo dục trẻ đúng yêu cầu. Đồng thời cũng là cảm quan để
thu hút sự chú ý của phụ huynh về các điều kiện học tập vui chơi của trẻ. Từ đó
mà phụ huynh có nhận thức cần đưa trẻ đến trường mầm non, trẻ mới có thể có
điều kiện chăm sóc giáo dục tốt cho các cháu; đó cũng là yếu tố thu hút phụ
huynh tích cực đưa trẻ ra lớp nhiều hơn.
Nhà trường đã có cơ sở vật chất lớp học khang trang, nhưng các trang thiết
bị như bàn ghế, tủ góc, đồ chơi, phản nằm cho trẻ còn hạn chế, nên tôi đã đề xuất
với nhà trường tìm biện pháp huy động nguồn kinh phí từ phụ huynh, thống nhất
với Ban đại diện cha mẹ học sinh để trang bị mua sắm tủ góc, đồ dùng đồ chơi,
tạo điều kiện cho trẻ hoạt động được tốt hơn.
Riêng nhóm lớp tôi, tôi tích cực tuyên truyền vận động phụ huynh thu nhặt
các phế liệu để tôi tự là đồ dùng đồ chơi cho trẻ, làm phong phú đồ dùng, môi
16


trường lớp học để thu hút trẻ say mêm hoạt động với môi trường trong lớp học.
Từ đó mà mỗi buổi ra về trẻ lại thích được đến lớp để được chơi với các đồ chơi
đẹp trong ngày tiếp theo.
Để có được các điều kiện về cơ sở vật chất trong ngoài lớp học tốt, thì
công tác xã hội hóa là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng đối với mỗi nhà trường
và mỗi giáo viên. Với thực tế địa phương xã Ba Đình là vùng quê ngèo, điều
kiện địa phương còn nhiều khó khăn, nên vệc đầu tư bổ xung cơ sở vật chất,
trang thiết bị hàng năm đều chỉ thực hiện được thông qua công tác xã hội hóa
giáo dục.

Kết quả: Trong năm học 2015 - 2016, với giải pháp xã hội hóa đầu tư cơ
sở vật chất trang thiết bị, nhà trường đã xây dựng được môi trường ngoài lớp
khang trang sạch đẹp, có đủ điều kiện cho các cháu vui chơi học tập, môi trường
trong lớp cũng thu hút sự tích cực tham gia hoạt động của trẻ. Điều đó đã được
đánh giá là có tác động tích cực đến sĩ số trẻ nhà trẻ ra lớp trong năm học.

Hình ảnh 2: Môi trường đã góp phần thu hút phụ huynh đưa trẻ đến trường
4. Kiểm nghiệm kết quả của sáng kiến

17


Sau khi áp dụng một số giải pháp đã tổ chức thực hiện trong sáng kiến
kinh nghiệm, tôi đánh giá kết quả đạt được đó là:
Nhà trường và giáo viên nắm vững được các nguyên nhân về tỉ lệ học sinh
nhà trẻ ra lớp chưa cao, từ đó có các biện pháp tác động phù hợp.
Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi được đầu tư nhiều hơn.
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng chung nhà trường và nhóm lớp được
nâng lên.
Giáo viên nhà trường có ý trách nhiệm cao hơn trong việc chăm sóc giáo
dục trẻ.
Phụ huynh đã tin tưởng vào kết quả chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường,
của giáo viên, đã yên tâm cho con em đến trường.
Kết quả huy động trẻ của nhà trường cuối năm đã được tăng lên rõ rệt. Kết
quả thực tế cuối năm về số lượng huy động trẻ ra lớp của nhà trường, của lớp
như sau:
Đối

Kết quả trẻ ra Kết quả trẻ ra Tỉ lệ tăng so với đầu năm và so với kế


tượng

lớp đầu năm lớp đầu năm hoạch
toàn trường

nhóm lớp
19 - 24 tháng

Mẫu

166

cháu

giáo
Nhà trẻ

100%
65 cháu/ 142
cháu = 44,2%

=
27/58 cháu = -Toàn trường: Tăng 13 cháu = 8,8%.
46,6%

(Tăng 1,2% So với kế hoạch đầu năm)
- Nhóm lớp 18 – 24 tháng: tăng 6 cháu =
10.3% so với đầu năm; (Tăng 3,6% so
với kế hoạch)


18


Hình ảnh : thực trạng số lượng và nề nếp trẻ đến lớp cuối năm học
Như vậy, từ kết quả đã đạt được, khẳng định các giải pháp đã được tổ
chức thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm là có hiệu quả.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với năm giải pháp nhằm huy động tốt trẻ mầm non ra lớp tại trường mầm non
xã Ba Đình. Phạm vi các giải pháp tổ chức thực hiện cơ bản khai thác cách làm
của giáo viên trong ciệc huy động trẻ ra lớp. Qua trình tổ chức thực hiện các giải
pháp, tôi rút ra được những kết luận về hiệu quả của các giải pháp như sau:
- Phụ huynh và cộng đồng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục
mầm non, đặc biệt là việc cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường,
phụ huynh tin tưởng vào các cô giáo, từ đó quan tâm hơn tới việc cho con em
mình đi học. Trong năm học nhà trường và nhóm lớp tôi phụ trách đã thực hiện

19


vượt chỉ tiêu kế hoạch về số lượng ( Nhà trẻ mục tiêu kế hoạch năm học là 9 so
với dân số độ tuổi năm sau đều cao hơn năm trước:
- Với những kết quả đạt được như vậy, đã khẳng định những biện pháp tôi
đưa ra là phù hợp và tin tưởng rằng trong những năm học tiếp theo trường Mầm
non Ba Đình sẽ tiếp tục duy trì số lượng trẻ và huy động được trẻ nhà trẻ ra lớp ở
tỉ lệ cao hơn.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với nhà trường có kế hoạch tiếp tục Bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng nuôi
dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Cần chú trọng tới công tác tham mưu, công tác xã hội hoá giáo dục để
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo những điều kiện tốt nhất cho các
hoạt động học tập, vui chơi và sinh hoạt tại trường của trẻ, để giúp cha mẹ trẻ tin
tưởng, yên tâm gửi con em tại trường.
Trên đây là một số sáng kiến huy động số lượng trẻ ra lớp, để thực hiện
nhiệm vụ của giáo viên nhóm lớp trong việc huy động trẻ ra lớp, góp phần phát
triển số lượng học sinh, phù hợp với thực tế của nhà trường mầm non Ba Đình.
Tôi rất mong được sự dóng góp ý kiến của ban giám hiệu nhà trường và đồng
nghiệp để tôi hoàn thiện thêm cách làm tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ huy
động số lượng trẻ ra lớp.
Tô xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ba Đình, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình, không sao
chép của người khác.

Hoàng Thị Huệ

Người viết sáng kiến

20


Hà Thị Phượng

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO
1. Báo giáo dục Thanh Hóa số: 6/2013

2. Tập san giáo dục mầm non số: 9/2012. số 5/2013
3. Thông tư 17/2009/TT-BGD&ĐT.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN chu kỳ II).

21



×