Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN mầm non: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC BẰNG VẬT THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO 34 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.92 MB, 20 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Khám phá khoa học với trẻ mầm non bao gồm tất cả các yếu tố của tự nhiên
và xã hội, bao quanh đứa trẻ, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và
có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển toàn diện của trẻ
mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng. Vì vậy việc cho trẻ khám
phá khoa học là một trong những hoạt động vô cùng cần thiết và quan trọng đối
với trẻ, hoạt động này góp phần tích cực trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện
các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và thể lực.
Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi nói riêng có rất nhiều hoạt động học và các hoạt động giúp trẻ phát triển
toàn diện, một trong những hoạt động học góp phần xây dựng nền móng tri thức
ban đầu cho trẻ đó là hoạt động khám phá khoa học. Hoạt động khám phá khoa
học giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh trẻ, Trẻ được trải nghiệm thông
qua các hoạt động học và trực tiếp khám phá chúng: Biết được tên, đặc điểm,
mùi vị, công dụng..các đối tuợng mà trẻ khám phá. Tuy nhiên qua quá trình tìm
hiểu và sử dụng một số biện pháp cho trẻ khám phá khoa học tôi thấy các
phương pháp như: Dùng hình ảnh qua tranh minh hoạ hay qua băng đĩa chưa
giúp trẻ nhận thức sâu sắc về đối tượng hay sự vật mà trẻ cần khám phá, hoặc trẻ
nhận thức được đặc điểm của sự vật, hiện tượng nhưng chưa sâu sắc, chưa kích
thích được trí tượng tượng, tìm tòi và khả năng ghi nhớ của trẻ về sự vật, hiện
tượng đó còn hạn chế. Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn
mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ hoạt động khám phá khoa học.
Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương pháp hay và
hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung
quanh và trong quá trình giúp trẻ nhận biết về thế giới xung quanh tôi quan sát
và thấy được rằng cho trẻ khám phá khoa học bằng vật thật đã giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức nhanh hơn và có hiệu quả hơn. Đặc biệt với trẻ 3 - 4 tuổi nhận thức
của các cháu còn hạn chế, vốn hiểu biết mới chỉ là sơ đẳng thì việc lựa chọn và
sử dụng đồ dùng là vật thật cho trẻ khám phá khoa học rất quan trọng. Khám
phá khoa học bằng vật thật làm cho trẻ thích thú vì trẻ không chỉ được nhìn mà


trẻ còn được sờ, mó, nếm, ngửi. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp
sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật trong hoạt động khám phá khoa học
đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non nga trung” nhằm tìm ra

1


phương pháp giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh nhất chính xác nhất và hiệu quả
nhất.
II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật
thật trong hoạt động khám phám phá khoa học đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
giúp trẻ hứng thú và đạt kết quả cao trong giờ hoạt động khám phá khoa học.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng trẻ 3 – 4 tuổi ở trường
mầm non Nga Trung làm đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời
* Nhóm các phương pháp dạy học trực quan
* Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn
* Phương pháp dạy học bằng trò chơi
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I. C¬ së lý luËn của sáng kiến kinh ngiệm
Ở độ tuổi trẻ 3- 4 tuổi là giai đoạn tâm lí trẻ chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé
đang trải qua thời kì khủng hoảng tuổi lên 3 tính độc lập ở trẻ bắt đầu xuất hiện,
trẻ có nhu cầu muốn khẳng định mình.Trẻ thích làm mọi việc, thích tự chơi theo
ý thích, ngang bướng, nghịch ngợm trẻ thích tham gia nhiều hơn tới thế giới
xung quanh, các bé thích quan tâm nhiều hơn tới vật dụng gia đình quan sát các
hiện tượng tự nhiên, bắt chước động tác các con vật biết thể hiện cảm xúc của

mình, bày tỏ tình cảm với người thân trong gia đình. Với tất cả những gì diễn ra
xung quanh trẻ thì việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có vai trò
rất quan trọng. Thông qua hoạt động học trẻ được khám phá một thế giới của
riêng mình, khám phá môi trường xung quanh. Trẻ được cung cấp vốn kiến thức
sơ đẳng về thế giới xung quanh mình, không những phát triển nhận thức mà trẻ
còn được rèn luyện óc quan sát, tri giác, khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy và
tưởng tượng...Khám phá môi trường xung quanh nhằm củng cố hệ thống hoá
kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, qua đó làm giàu
vốn từ của trẻ.Trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình, những điều trẻ
chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa cụ thể. Trẻ được trải nghiệm thông qua các

2


hot ng hc bng vt tht v trc tip khỏm phỏ chỳng. Hn th hot ng hc
cũn giỏo dc l giỏo, giỏo dc v sinh, dinh dng cho tr.
II.Thc trng ca vn trc khi ỏp dng sỏng kin kinh nghim
1.Thuận lợi :
*Đi ví giỏo viờn:
Trng mm non Nga Trung cú 100% giỏo viờn t chun v trờn chun.
Trng cú i ng Cỏn b giỏo viờn nhit tỡnh nng ng, cú chuyờn hot ng
nghip v vng vng, c tip thu chuyờn giỏo dc mm non mi. luôn luôn
nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và kỷ
luật lao động cao.
Ban giỏm hiu luụn quan tõm u t v c s vt cht v ch o sỏt sao
trong cụng tỏc chuyờn hot ng, nh trng ó trang b y ti liu, hc liu.
Lp hc trang b cỏc thit b hin i phc v cho ging dy: mỏy chiu, ti vi,
u a.
* Đi vi hc sinh
Nm hc 2015-2016 tng s hc sinh lp tụi l 39 chỏu, a s cỏc chỏu ú

qua lp nh tr ngoan ngoón, l phộp, l hc sinh vựng nụng thụn nờn cỏc chỏu
thun tuý, bit võng li cụ giỏo v cha m.
Cú hi ph huynh luụn quan tõm n cỏc hot ng ca nh trng, c
bit l chi hi ph huynh ca lp 3- 4 tui, ó u t dựng chi cho con
em mỡnh y , hng ng mi phong tro ca lp v nh trng ra.
2. Khó khăn
*Đi vi giỏo viờn:
Giỏo viờn cha cú nhiu sỏng to trong vic thay i hỡnh thc, cỏch thc
lờn lp cũn dp khuụn n iu, giỏo viờn cha to mụi trng, to ra cỏc tỡnh
hung v t chc cỏc hot ng cho tr tip xỳc trói nghim vi cỏc s vt,
hin tng, v mụi trng xung quanh.vv.. Qua thc t, vn cũn mt s hot
ng dy hỡnh thc t chc ni dung khỏm phỏ n iu, kộm hp dn, dựng
cha sỏng to, hp dn thu hỳt tr. Cỏch thc t chc khỏm phỏ cha thc s
phỏt huy c tớnh tớch cc ca tr.
- Cha cú nhng dựng thớ nghim phự hp phc v cho tr thớ
nghim khỏm phỏ khoa hc.
- C s vt cht phc v cho cụng tỏc dy v hc vn cũn thiu thn,
Phũng hc cũn thiu, cng nh hng khụng nh n cụng tỏc giỏo dc tr

3


* Khã kh¨n đối với học sinh
Xã Nga Trung là một xã đồng màu kinh tế chậm phát triển, đời sống còn
gặp rất nhiều khó khăn, sự quan tâm của phụ huynh đối với con em ở lứa tuổi
mầm non còn nhiều hạn chế đa số con nhà nông, có nhiều cháu lần đầu ra lớp
đang nhút nhát, chưa tự tin khi giao tiếp với người lạ. Một số trẻ chưa hứng thú
khi tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm, trẻ cảm thấy mệt mỏi, gò
bó, chưa tập trung. Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động.
Khả năng tiếp thu kiến thức về khám phá khoa học không đồng đều. Vì vậy

cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
3.Kết quả của thực trạng:
Năm học 2015-2016 Tôi đựợc phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo bé (3 - 4
tuổi), tôi nhận thấy hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung
quanh còn hạn chế trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.
Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thức sâu rộng, biết
được tầm quan trọng của thế giới xung quanh trẻ và kỹ năng, cách hoạt động tìm
hiểu các đối tượng.Chính vì vậy đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để
nắm được kết quả cụ thể. Tôi tiến hành khảo sát trẻ trên nhiều hình thức: Trong
các giờ hoạt động, mọi lúc mọi nơi, đón trả trẻ…vv
*Kết quả thực trạng:
Vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng trẻ với kết quả như sau:
Trước khi áp dụng các phương pháp
Số trẻ (39 trẻ)

trên
Số trẻ

Tỉ lệ %

Trẻ chú ý vào nội dung

20/39

51

Trẻ thích được nói lên ý
kiến của mình.

18/39


46

Trẻ nắm được kiến thức

23/39

59

Nhìn vào bảng thực trạng trên, chúng ta thấy kết quả thu được qua các hoạt
động khám phá của trẻ trong lớp là rất thấp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến
phát triển nhận thức ở trẻ nói chung. Từ thực trạng này đặt ra vấn đề cấp thiết
phải có những biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá khoa học phù hợp hơn nữa.
Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để tổ chức

4


được các hoạt động khám phá cho trẻ đạt hiệu quả. Tôi mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp để tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, cụ thể như sau:
III. các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
1.Xây dựng nề nếp học tập cho trẻ.
- Nề nếp học
Để có được nề nếp học tập tốt cho trẻ, ngay từ đầu năm học tôi chú trọng
vào việc xây dựng rèn luyện nề nếp cho trẻ. Bắt đầu bằng việc sắp xếp vị trí ngồi
hợp lý cho trẻ. Tôi chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ đều có nam và nữ đồng đều,
những cháu mạnh dạn ngồi xen kẽ với cháu nhút nhát, cháu học giỏi, cháu học
khá, cháu học trung bình, cháu ngoan, cháu chưa ngoan sẽ bắt chước bạn học
ngoan. Mỗi tổ bầu ra một tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở các thành viên của
tổ mình.

- Rèn thói quen tập trung chú ý
Trong giờ học rèn tác phong ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, không nói
chuyện, giờ nào việc ấy không nói leo trong giờ học, chú ý cô giáo phát biểu ý
kiến giơ tay xin phép cô, trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Đối với những cháu
khá giỏi tôi luôn động viên, khuyến khích để cháu học giỏi hơn, còn những cháu
trung bình tôi đặc biết chú trọng quan tâm, để ý nhiều hơn để tìm hiểu nguyên
nhân vì sao trẻ tiếp thu kiến thức còn hạn chế từ đó để có những hình thức,
phương pháp tiếp cận giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ.
- Giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp
Đối với những cháu nhút nhát, nói chậm, nói chưa rõ câu, những trẻ tiếp
thu chậm, ít nói, ít giao tiếp với bạn bè, tôi thường xuyên gần gũi, quan tâm, trò
chuyện cùng trẻ mọi lúc mọi nơi. Trong giờ học thường xuyên gọi cháu lên trả
lời để cháu mạnh dạn hơn, rói rõ hơn, luôn có sự động viên, khuyến khích trẻ
tạo cảm giác thoải mái khi trẻ trả lời dù đúng hay sai để trẻ hứng thú, tập trung
trong giờ học.
Kết quả: Qua một thời gian thực hiện 100% các cháu đã vào nề nếp, giờ
nào việc ấy, lớp đã có nề nếp ý thức học tập tốt, không gò bó, thoải mái, các
cháu ngồi ngoan tập trung chú ý học bài. Đặc biệt những cháu nhút nhát đã
mạnh dạn hơn rất nhiều và đã chủ động giao tiếp trò chuyện với các bạn với cô
giáo cùng lớp.
2. Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật để phát triển các giác quan, khắc
sâu nhận thức về đối tượng tìm hiểu.

5


Các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên và xã hội xung quanh
chúng ta rất đa dạng và phong phú vì vậy tôi cần lựa chọn các sự vật hiện tượng
gần gũi với trẻ để trẻ khám phá. Ở lứa tuổi này trẻ thích tò mò, ham muốn hiểu
biết các sự vật hiện tượng, đứng trước các sự vật cụ thể trẻ rất hiếu động, trẻ

muốn tự tay mình sờ mó khám phá thông qua các giác quan vì vậy nếu sử dụng
tranh ảnh chỉ giúp trẻ quan sát, tìm hiểu bề ngoài (các bộ phận, màu sắc, hình
dáng, công cụ…) của các sự vật, hiện tượng chủ yếu bằng mắt nhìn. Để hoạt
động khám phá thêm sinh động ngoài quan sát bằng tranh ảnh, tôi luôn tranh thủ
lựa chọn những đề tài có thể sử dụng được vật thật nhằm giúp trẻ có thể tận
dụng tất cả các giác quan trong quá trình quan sát. Khi thực hiện cho trẻ quan sát
bằng vật thật bao giờ trẻ cũng rất thích thú và trẻ không những được nhìn, được
nghe tiếng kêu của con vật mà trẻ còn được sờ mó vào đồ vật, con vật nhằm
giúp trẻ tiếp nhận, mở rộng hiểu biết của mình một cách đầy đủ về đối tượng.
Ví dụ: Chủ đề Thế giới Động vật
“Tìm hiểu về các con vật sống dưới nước”. Tôi cho trẻ quan sát con cá và 1
số con vật sống ở dưới nước, thả vào chậu hoặc bình thuỷ tinh để trẻ dễ quan sát
nên trẻ rất thích thú. Mặt khác khi cho trẻ làm quen với 1 số con vật trên, muốn
cho trẻ nhận biết được về tập tính như sự đi lại, chạy nhảy, cách ăn uống của con
vật tôi đã chuẩn bị một số thức ăn cho con cá ăn. Khi trẻ tự tay thả thức ăn cho
cá ăn trẻ sẽ rất thích thú và chú ý quan sát xem con cá có ăn những thức ăn đó
không, nó ăn như thế nào và trẻ quan sát một cách kỹ lưỡng thấy con cá ăn thức
ăn bằng cách đớp mồi...
Những tập tính của con vật đã thể hiện ngay ra trước mắt trẻ, trẻ được quan
sát một cách trực tiếp sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu ắc hơn.
Ví dụ: Chủ đề bản thân:
Với hoạt động cho trẻ làm quen với quần áo và đồ dùng của bé. Trong hoạt
động này tôi phải dạy cho trẻ biết cách mặc quần, áo. Muốn trẻ nắm được các kỹ
năng về sử dụng quần áo và đồ dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng tôi đã tổ
chức cho trẻ tự mặc quần áo, lúc đó trẻ được tự tay cầm quần áo đẹp do cô
chuẩn bị, được tự mình cho tay, chân vào tay áo, ống quần, được tự cài cúc, chui
đầu qua sự gợi ý , hướng dẫn của cô. Bằng các thao tác và hành động trẻ sẽ thấy
thích thú vì trẻ nhỏ rất thích được mặc quần áo đẹp, trẻ thấy vui sướng khi được
làm quen và được thực hiện nhiệm vụ do cô yêu cầu, từ đó sẽ cố gắng thực hiện
tôt nhiệm vụ.


6


Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé rất thích cái mới lạ, hấp dẫn sinh động, còn
những cái mà quen thuộc, lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ gây cho trẻ sự nhàm chán
cho nên trong quá trình dạy trẻ tôi phải lựa chọn những hình thức sao cho sinh
động, hấp dẫn, sáng tạo và luôn có sự thay đổi để lôi cuốn sự chú ý của trẻ, đặc
biệt trong phần giới thiệu bài, vì đây là phần để gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất
trong hoạt động dạy.
Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật.
Khi tôi dạy trẻ “Làm quen với một số loại quả” chủ đề thế giới thực vật.
Trước hết tôi bám sát vào yêu cầu để đảm bảo nội dung kiến thức truyền
thụ cho trẻ và tìm nội dung tích hợp vào tiết dạy sao cho phù hợp, làm nổi bật
trọng tâm của bài, tạo giờ học thoải mái, hấp dẫn, sôi nổi, thu hút được sự hấp
dẫn, kích thích tư duy của trẻ.
Để phần giới thiệu hấp dẫn tôi đã sử dụng trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”
Giới thiệu: Buổi sáng khi cô ngủ dậy một cô tiên xuất hiện gửi tặng cô và các
con “chiếc túi kỳ lạ” chúng mình cùng khám phá xem cô tiên tặng quà gì nhé.
Tôi cho trẻ sờ và đoán trong túi có gì. Trẻ sờ túi và nói tên từng loại quả.
Sau đó dẫn dắt vào bài và khám phá đặc điểm, tác dụng sự đa dạng của từng loại
quả bằng quả thật, đó là món quà cô tiên tặng trong đó có quả cam, quả chuối,
quả xoài. Ở trong đề tài này tôi dùng hoàn toàn bằng quả thật để trẻ quan sát,
khám phá thực tế.

Hình ảnh cô và trẻ làm quen các loại quả
7


Tôi cũng lần lượt thực hiện trình tự các bước có tích hợp hoạt động toán,

văn học, âm nhạc, đàm thoại từng đặc điểm và tác dụng của từng loại quả cho
trẻ được sờ, được ngửi, được nếm mùi vị … Sau đó so sánh mở rộng thêm các
loại quả khác và lồng ghép giáo dục trẻ. Mỗi loại quả đưa ra bằng hình thức
khác nhau: bằng câu đố, bằng hình thức trốn cô, trời tối, trời sáng…
Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về một số loại quả, biết được đặc
điểm, màu sắc, hình dáng, mùi vị và biết cách sử dụng khi ăn các loại quả này
tôi còn tạo điều kiện cho trẻ được tập làm người lớn, biết trang trí đĩa hoa quả
ngày lễ, ngày tết thông qua trò chơi “bàn tay khéo léo”.
Tôi đã chuẩn bị các loại quả thật, đĩa, bàn ghế. Tôi chia lớp thành 3 nhóm
để cùng sắp xếp, trang trí đĩa trái cây. Sau khi xếp xong trẻ giới thiệu đĩa trái cây
tên gì, gồm có loại quả nào? Nhóm nào trang trí đẹp sẽ được thưởng một hộp
quà. Trò chơi này không chỉ giúp trẻ củng cố các loại quả mà còn phát triển khả
năng thẩm mỹ, bàn tay khéo léo ở trẻ. Vì trẻ được tiếp xúc với vật thật, được tự
tay mình sắp xếp, trang trí đĩa trái cây thật đẹp theo khả năng thẩm mỹ của trẻ
để từ đó cô phát hiện thêm khả năng của từng trẻ và trẻ biết được lợi ích, ý nghĩa
của các loại quả trong đời sống hàng ngày.
Để trẻ được vận động qua trò chơi, phát triển cơ tay, cơ chân khi trẻ nhảy
bật qua các vòng thể dục và hái quả. Tạo sự hứng thú và thoải mái khi trẻ được
tự tay mình hái những trái cây ngon lành qua trò chơi “Hái quả”.
Cách chơi: Có 2 cây ăn quả, trên cây có rất nhiều loại quả. Lớp chia làm 2
đội, nhẩy bật qua 3 vòng thể dục và lên hái quả. Đội nào bật nhanh, đúng luật,
hái nhanh và được nhiều quả đội đó sẽ chiến thắng. Thời gian là một bản nhạc.
Kết thúc tiết học tôi và trẻ cùng hát bài “Quả” đi ra ngoài và chuyển sang
hoạt động khác.
Như vậy trong đề tài này tôi đã sử dụng lồng ghép, tích hợp nhiều hoạt
động học khác nhau như toán, âm nhạc, tạo hình, thể dục, văn học và các trò
chơi như trên, đã giúp trẻ không bị nhàm chán, và rất hứng thú trong mọi hoạt
động.
Kết quả: qua các hoạt động học cho trẻ quan sát bằng vật thật đã giúp trẻ
phát triển các giác quan trẻ được nhìn, được nghe, được sờ các con vật, đồ vật,

được nếm mùi vị. do đó 90% trẻ rất thích thú, nắm được kiến thức bài học, tích
cực tham gia hoạt động.

8


3. Khám phá khoa học thông qua thí nghiệm thực hành
Với phương châm trẻ làm thí nghiệm và thực hành để phát hiện “khám phá
khoa học mới” tôi phát hiện trẻ khám phá khoa học một cách khác nhau cháu
hứng thú với những gì chưa biết, chưa làm và đặc biệt hứng thú với thí nghiệm
khám phá cái mới lạ. Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mới lạ quả là
một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được
trải nghiệm, được thử, sai, đúng và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ
là một điều lý thú đối với trẻ. Trẻ sẽ say mê với phát hiện mới và đưa ra được
hàng trăm hàng nghìn câu hỏi: Cô ơi, mẹ ơi vì sao xung quanh ta lại có nhiêu cái
lạ thế? lại có cháu nói cô ơi cháu biết rồi, trẻ phán đoán và tìm ra câu trả lời trí
tưởng tượng của trẻ sẽ bay xa bay cao và phát triển một cách tốt nhất đấy các
bạn ạ. Với giải pháp này tôi đã áp dụng rất thành công ở trẻ lớp tôi tôi đưa ra
đây một số thí nghiệm :
* Thí nghiệm 1: Thí nhiệm về tác dụng của cây cần nước, ánh sáng và
không khí:
- Mục đích:
+ Thông qua thí nghiệm trẻ biết được cây sống được là nhờ có nước, ánh
sáng và không khí.
+ Giáo dục trẻ cây xanh có tác dụng rất lớn với môi trường sống
+ Khuyến khích trẻ trồng cây xanh, yêu quý và bảo vệ cây xanh
- Chuẩn bị: Hai chậu cây, nước
- Tiến hành:
+ Cô lấy 2 chậu cây xanh 1 chậu cô cho trẻ tưới nước hàng ngày, một chậu
5 ngày không được tưới nước.

+ Sau 5 ngày cô mang 2 chậu cây cho trẻ nhận xét, phán đoán:
- Cô hỏi trẻ vì sao một chậu cây xanh tốt (vì cây được tưới nước)
- Vì sao một cây bị khô héo( vì cây không được tưới nước)

9


Hình ảnh cô và trẻ làm thí nghiệm tác dụng của nước đối với cây
- Cây sống được là nhờ cái gì? (nhờ nước)
Muốn cho cây được xanh tốt thì chúng ta phải làm gì? (tưới nước, chăm
sóc cây).
*Thí nghiệm 2: Nổi- chìm
- Mục đích:
+ Trẻ nhận biết được tại sao vật chìm, vật nổi.
Chuẩn bị:
+ Đồ dùng: Các mẩu gỗ hình chữ nhật mỏng, dày khác nhau.
Bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, sắt nam châm, một miếng xốp, giấy,
chậu đựng nước sạch
+Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít trẻ đã gấp, bóng nhựa, đồ chơi nhựa.
-Tiến hành : Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước , và
yêu cầu trẻ nhận xét vật nào chìm? vật nào nổi tại sao ?

10


Hình ảnh cô và trẻ làm thí nghiệm nổi – chìm
Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu được những vật có tính chất kim loại như
sắt dễ chìm những vật nhẹ, mỏng, xốp khó chìm trong nước.
Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi
trường xunh quanh trẻ tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan

sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động
khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và
phát triển nhiều vốn kinh nghiệm và vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả
năng diễn đạt tổt hơn.
*Thí nghiệm 3: Những đồ vật bay và không bay
Mục đích:
- Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ gió thổi bay và có những
thứ gió thổi không bay
- Nhận biết có những đồ vật bay được và không bay được tùy thuộc vào
chất liệu khác nhau
Chuẩn bị:
- Quạt trần, quạt nan, quạt mo, quạt giấy
11


- Các đồ dùng khác nhau: Giấy màu, vải mỏng, kẹp ghim, kéo, xắc xô…
Cách tiến hành:
- Đặt các đồ vật trên bàn, cho trẻ quan sát phỏng đoán “ Vật nào bay và
không bay khi mở quạt hoặc thổi ”
- Trẻ nêu ý kiến và giải thích lý do tại sao?
- Cô mở quạt và quan sát xem vật nào bay và không bay
- Trẻ lí giải hiện tượng
Giải thích và kết luận:
Những vật thường bay khi gặp gió là những vật nhẹ như giấy, vải. Còn
những vật như kẹp ghim, kéo… được làm từ sắt nặng nên khi gặp gió thì không
bay được.

Hình ảnh cô và trẻ làm thí nghiệm những đồ vật bay và không bay
* Thí nghiệm 4: Dạy về không khí
Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:

Trò chơi 1: “ Bịt mũi”
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được
Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: thở được không?
Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: thở được không?
12


Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: thở được không?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy
không khí có ở đâu? → Không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi kết luận: như vậy không khí có ở xung quanh chúng ta.
Tôi tiếp tục đặt tình huống: thế không khí có bắt được không? → Có cháu
nói được có cháu nói không.
Tôi hỏi tiếp: Làm cách nào để bắt được không khí? → Lúc này các cháu
đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không
khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí
xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi…. Nhưng các cháu vẫn chưa
thấy gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ”
Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải
xoắn hay cột túi lại.
Sau đó tôi giải thích: : không khí đang ở trong túi các con đấy
Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí….
Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ
thấy hơi thoát → đó là không khí.
Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn
luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở
được.

Kết quả: 100% trẻ trong lớp rất hứng thú và tập trung chú ý cao khi được
học thông qua hoạt động thí nghiệm . 90% trẻ nắm được kiến thức về khám phá
khoa học
4. Khám phá khoa học thông qua hoạt động ngoài trời.
Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu thêm về sự vật hiện
tượng vì thế ngoài kiến thức trẻ được biết trong giờ hoạt động chính thì những
đồ dùng là vật thật vẫn được sử dụng một cách có hiệu quả trong các giờ hoạt
động ngoài trời. Tôi đã hướng dẫn trẻ quan sát vật thật ở hoạt động ngoài trời đó
là: bằng nhiều hình thức khác nhau tôi đưa đối tượng quan sát là vật thật ra cho
trẻ quan sát, tôi cho trẻ quan sát và tìm hiểu về đối tượng từ tổng thể đến chi tiết
sau đó tôi cho trẻ so sánh đặc điểm khác và giống nhau của đối tượng đó với

13


một đối tượng khác, sau đó tôi kết luận lại các đặc điểm chính cũng như tác
dụng của đối tượng đó.
Ví dụ: với chủ đề: thế giới thực vật đề tài quan sát vườn rau trong trường
tôi cho trẻ ra vườn rau ở trường cho trẻ quan sát. Vì trường tôi có vườn rộng
trồng nhiều loại rau nên tôi cho trẻ đến tầng loại rau và cho trẻ quan sát tên gọi
các đặc điểm nổi bật, tác dụng của tầng loại rau. Trẻ còn được giáo dục biết
chăm sóc, tưới nước nhổ cỏ và không được dẫm lển rau, trẻ còn được giáo dục
vệ sinh trong ăn uống.

Hình ảnh cô và trẻ quan sát rau mồng tơi
Với chủ đề phương tiện giao thông đề tài: quan sát chiếc xe máy.
Vì có sẵn các phương tiện là xe của các cô giáo đi làm trong trường tôi đã
chuẩn bị chiếc xe máy thật cho trẻ quan sát. Tôi dùng thủ thuật trời tối trời sáng
và đưa xe ra cho trẻ quan sát tên gọi và từng đặc điểm nổi bật của xe, công dụng,
chất liệu... tôi đưa xe đạp cho tre so sánh xe đạp và xe máy. Được trực tiếp quan

sát bằng các phương tiện giao thông đường bộ thật trẻ nhận rõ các đặc điểm nổi
bật của các phương tiện giao thông đó.
Với chủ đề: nước và một số hiện tượng tự nhiên tôi cho trẻ quan sát nước
giếng tôi đã chuẩn bị hai chăụ nước, một chăụ nước giếng và một chăụ nước
mưa tôi tập trung trẻ và cho trẻ đọc bài thơ Nước và trò chuyện sau đó tôi đưa
chăụ nước giếng cho trẻ quan sát và nói tên gọi các đặc điểm nổi bật của nước,
tác dụng của nước với con người, cây cối con vật, tôi đưa chậu nước mưa cho
14


trẻ so sánh điểm khác và giống nhau của hai loại nước sau đó tôi kết luận lại các
đặc điểm của nước.
Kết quả: Qua việc cho trẻ tiếp xúc với vật thật ở hoạt động ngoài trời đã
mang đến cho trẻ cơ hội tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bé được tự mình trải
nghiệm và khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Qua đó, giúp kích thích
phát triển tư duy, khả năng quan sát và cách giải quyết tình huống của trẻ.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trên hoạt động học.
Để hòa nhập cùng cả nước đưa công nghệ thông tin vào trường học nói
chung và bậc học mầm non nói riêng. Tôi đã tiến hành sử dụng công nghệ thông
tin vào như một phương pháp để hỗ trợ trong hoạt động học sử dụng đồ dùng là
vật thật.khi cho trẻ quan sát đối tượng, trẻ tri giác về đối tượng, ngoài biện pháp
quan sát trực tiếp thì hình thức cho trẻ quan sát qua trình chiếu sẽ giúp trẻ tìm
hiểu thêm về đối tượng đó.

Hình ảnh ứng dụng CNTT trong tổ chức họat động
Ví dụ: với chủ đề thế giới thực vật đề tài làm quen một số loại hoa: hoa
hồng, hoa cúc, hoa mai. Tôi chuẩn bị hoa thật cho trẻ quan sát sau đó tôi mở
rộng thêm kiến thức cho trẻ bằng cách quan sát trên trình chiếu các vườn hoa
được các bác nông dân trồng.
Với chủ đề thế giới động vật đề tài làm quen với một số con vật sống dưới

nước con tôm, con cua, con cá. Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào để hỗ
trợ cho hoạt động học đó là cho trẻ xem vi deo các con vật sống dưới nước.
15


được xem các con vật trên máy trình chiếu rõ nét hình ảnh sống động hấp dẫn
trẻ rất thích thú.
Kết quả: Trong năm học tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động học cũng như hỗ trợ hoạt động học khám phá khoa học rất thành
công.Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động khám phá khoa học đã giúp
trẻ sớm được tiếp xúc với công nghệ thông tin do đó trẻ rất hứng thú học và hoạt
động một cách tích cực.
6. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
Gia đình chính là cái nôi đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, tư duy, tính cách
và tình cảm của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Vì vậy cùng với việc dạy trẻ
ở lớp giáo viên cần phối kết hợp với gia đình để hai bên cùng dạy dỗ, chăm sóc,
giáo dục các cháu phát triển toàn diện. Nếu như gia đình và giáo viên có chiều
hướng chăm sóc, giáo dục khác nhau thì kết quả sẽ không như mong đợi. Bởi trẻ
không chỉ học ở trường, ở mọi lúc mọi nơi mà học cả ở nhà nữa. Vì vậy tôi đã
phối hợp với các bậc phụ huynh thật tốt bằng nhiều hình thức. Hằng ngày tôi
thường xuyên trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh về tình hình học tập cũng
như sức khỏe của trẻ ở trên lớp trong giờ đón, trả trẻ, trao đổi với phụ huynh vào
những buổi họp phụ huynh đặc biệt chú trọng những cháu chậm ngôn ngữ, trí
tuệ phát triển chậm, những cháu nhút nhát, sức khỏe yếu để gia đình bồi dưỡng
thêm cho trẻ. Đồng thời tôi tư vấn cho phụ huynh một số biện pháp, phương
pháp, nội dung bộ hoạt động khám phá khoa học để phụ huynh dạy trẻ:
Ví dụ: Trong gia đình mình có những ai, dạy trẻ cách xưng hô, giao tiếp
ứng xử văn hóa trong gia đình và với người ngoài. Thường xuyên trò chuyện với
trẻ mọi lúc mọi nơi như trong giờ ăn mẹ hỏi trẻ nay gia đình mình ăn những
món gì, những món ấy cung cấp cho ta chất gì hay trẻ cầm bát ăn hỏi trẻ đây là

gì? cái bát, cái thìa, cái đĩa, nồi cơm điện là đồ dùng trong gia đình…
Hay những lúc trẻ được bố mẹ đưa đi chơi ở vườn bách thú thì hỏi con
trong vườn bách thú có những con vật gì?
Những lúc bố mẹ chở con đi trên đường bố mẹ hỏi trẻ trên đường có những
phương tiện nào và đến ngã tư hỏi trẻ vì sao các phương tiện phải dừng lại: vì có
đèn đỏ, đèn xanh thì sao? Hay qua đường tàu có ràn chắn hỏi trẻ vì sao phải
dừng lại.
Các bậc phụ huynh không chỉ hỏi trẻ và nhiều trẻ tò mò hay hỏi rất nhiều
tôi tư vấn cho các bậc phụ huynh nên đáp ứng trả lời những câu hỏi mà trẻ muốn
khám phá không nên quát trẻ vô cớ. Vì từ đây các bậc phụ huynh càng hiểu sâu
16


thêm tâm tư, tình cảm, ý nghĩa, nguyện vọng, sự phát triển trí tuệ và ngôn ngữ
của trẻ theo từng giai đoạn để có những biện pháp kịp thời uốn nắn, dạy dỗ trẻ.
Ngoài ra tư vấn thêm các bậc phụ huynh mua thêm sách, tranh ảnh về môi
trường xung quanh và các đồ chơi lắp ghép cho trẻ luyện thêm ở nhà. Tuyệt đối
phụ huynh không nên cho trẻ chơi với những đồ chơi gây bạo lực, những lời nói
không hay trẻ dễ bị bắt chước theo người lớn. Vì vậy cần cho trẻ nghe những
ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, nói chuẩn tiếng phổ thông.
Kết quả: biện pháp phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường đã được
100% phụ huynh đồng tình hưởng ứng cùng nhà trường để chăm sóc con em
mình phát thiển toàn diện.
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục với
bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình thực hiện một số biện pháp trên, cùng với sự cộng tác của
phụ huynh, sự nỗ lực nhiệt tình của mình đến nay chất lượng lớp tôi đạt kết quả
đáng kể.
Kết quả khảo sát như sau:


Số trẻ ( 39 trẻ)

Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng các
các phương pháp trên phương pháp trên
Số trẻ

%

Số trẻ

%

Trẻ chú ý vào nội dung

20/39

51

35/39

90

Trẻ thích được nói lên ý
kiến của mình.

18/39

46

37/39


95

Trẻ nắm được kiến thức

23/39

59

35/39

90

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Bộ hoạt động khám phá khoa học là một trong những nội dung trọng tâm
của chương trình giáo dục mầm non. Qua bộ hoạt động này giúp trẻ phát triển
toàn diện, trang bị cho trẻ những kiến thức hiểu biết nhất định về tự nhiên xã hội,
tạo tiền đề tốt cho trẻ bước vào các bậc học tiếp theo vững vàng và tự tin. Vì vậy
cùng với mục tiêu và yêu cầu giáo dục đề ra, giáo viên là người trực tiếp giáo dục
trẻ cần phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên hoạt động nghiệp
vụ, học hỏi và tiếp thu các chuyên đề tham khảo ý kiến đóng góp của ban giám
17


hiệu và đồng nghiệp,sưu tầm đồ dùng đồ chơi đảm bảo tính thẩm mỹ. nắm bắt kịp
thời công nghệ thông tin hiện đại để đưa vào thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ, tạo
được môi trường tốt để trẻ phát huy khả năng chủ động sáng tạo, đạt kết quả cao.
2. Kiến nghị:
- Tôi muốn đề xuất phòng giáo dục tạo điều kiện để giáo viên tham gia dự

các tiết mẫu về phương pháp sử dụng đồ dùng là vật thật trong các hoạt động
học
- Đầu tư thêm trang thiết bị, những đồ dùng, đồ chơi có chất lượng để trẻ
khám phá tốt.
- Trang bị thêm tài liệu về cách nghiên cứu các đồ dùng, đồ chơi là vật thật
để sử dụng vào hoạt động học có hiệu quả cao.
- Mua sắm thêm các trang thiết bị thí nghiệm phù hợp với trẻ.
Trên đây là Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật trong
hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Để hoàn thành
sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp
và đặc biệt là của ban giám hiệu nhà trường. Nhưng không tránh khỏi những
thiếu sót rất mong được sự góp ý của ban lãnh đạo cấp trên và của đồng nghiệp
để sáng kiến này đạt hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Trần Thị Hiền

Nga sơn, ngày 18 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết SKKN

Hỏa Thị Hải

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Trong quá trình thực hiện SKKN này tôi đã sử dụng một số tài liệu cho SKKN
của mình là:
TT
1
2
3
4

Tên tài liệu tham khảo
Chương trình giáo dục mầm non
Giáo dục học mầm non
Tạp chí giáo dục mầm non
Học hỏi qua mạng, qua đồng

Tác giả tài liệu
Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà xuất bản đại học sư
phạm
Bộ giáo dục và đào tạo

nghiệp, tranh ảnh sách báo.

19


MỤC LỤC
STT


NỘI DUNG

SỐ TRANG

1

A. LỜI MỞ ĐẦU

2

2

I. Lí do chọn đề tài.

2

3

II. Mục đích nghiên cứu.

3

4

III. Đối tượng nghiên cứu.

3

5


IV. Phương pháp nghiên cứu.

3

6

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

7

I. C¬ së lý luËn của sáng kiến kinh nghiệm.

3

8

II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm.

4

9

III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

6

10


1. Xây dựng nề nếp học tập cho trẻ.

6

11

2. Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật để phát triển các
giác quan, khắc sâu nhận thức về đối tượng tìm hiểu.

6

12

3. Khám phá khoa học thông qua thí nghiệm thực hành.

10

13

4. Khám phá khoa học bằng vật thật thông qua hoạt động
ngoài trời.

14

14

5. Ứng dụng côngnghệ thông tin trên hoạt động học.

16


15

6. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.

17

16

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động
giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.

18

17

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

18

18

1. Kết luận

18

19

2. Kiến nghị


19

20



×