Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MỘT SỐ BI ỆN PH ÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC B ẢO VỆ MÔ I TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGA LĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.43 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
STT
I
1
2
3
4
II
1
2
2.1
2.2
2.3
3
3.1

TRANG
MỞ ĐẦU
1 -2
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG
2 - 19
Cơ sở lý luận
2-4


Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
Thuận lợi
4
Khó khăn
4
Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát
4-5
Các giải pháp đã sử dụng
5
Kiểm tra đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch 5
nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề.

3.1.1

Kiểm tra đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm qua các năm học.

5

3.1.2.

6-7

3.5.1

. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng thực hiện
chuyên đề
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề cho đội ngũ giáo
viên - nhân viên trong trường:
Tổ chức mở lớp chuyên đề củng cố, nâng cao lý thuyết

Bồi dưỡng qua thực hành tại các lớp điểm
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng thông qua tổ chức hội thi làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu phế thải sẵn có tại địa phương.
Chỉ đạo giáo viên tích cực hướng dẫn trẻ thực hành các hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường.
Lập bảng bé trực nhật
Tổ chức buổi lao động của bé
Chỉ đạo giáo viên tổ chức nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
thông qua cáchoạt động trên ngày và ở mọi lúc, mọi nơi.
Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền với các bậc cha mẹ và cộng
đồng để thực hiện tốt nội dung chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường:
. Tuyên truyền qua hội nghị và tranh ảnh:

3.5.2

Phối hợp với phụ huynh dạy trẻ qua các bài thơ, bài hát

17

3.2
3.2.1
3.2.2.
3.2.3
3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.4.
3.5.

NỘI DUNG


7
7- 8
8-9
9 - 10
11
11
12
16
16
16

3.5.3. Phối kết hợp với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ và qua góc tuyên 17 - 18
truyền


4
III
1
2

Hiệu quả
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

18 - 19
19 - 20
19 - 20
20



I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường (MT) là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Hàng ngày
mỗi con người chúng ta rất cần một không gian nhất định để hoạt động như: nhà ở, nơi
nghỉ ngơi, không khí, nước uống, lương thực, thực phẩm, đất đai để sản xuất, sinh hoạt…
Đặc biệt MT còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên rất cần thiết cho đời sống và sản
xuất của con người.
Ngày nay MT đang bị ô nhiễm và huỷ hoại rất nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng
sinh thái, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Sự ô nhiểm MT do hàng loạt các nguyên nhân gây ra như: gia tăng dân số, do nghèo
đói lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hoá diễn ra ở nhiều nơi, khí thải công nghiệp
tập trung ở các công trường nhà máy, lượng rác thải trong sinh hoạt quá lớn nhưng không
được xử lý tốt. Đặc biệt là sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người là một trong
những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên sự suy thoái nghiêm trọng đó.
Bảo vệ MT cứu lấy trái đất, phát triển bền vững đang là thông điệp khẩn cấp cho tất cả
các quốc gia trên toàn thế giới. Ngày nay sự hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ
môi trường (GDBVMT) đã trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
Đồng thời, GDBVMT là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường
học và được quan tâm ngay từ bậc học mầm non, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Thực tế việc xây dựng môi trường ( XDMT) và GDBVMT trong các
trường mầm non được tích hợp, lồng ghép thông qua các hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ. Qua các hoạt động này hình thành cho trẻ nề nếp thói quen, giá trị tốt
đẹp, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa. Để làm được điều đó cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa gia đình,
nhà trường và toàn xã hội. GDBVMT phải được thực hiện xuyên xuốt trong quá trình lâu
dài, ở mọi lứa tuổi nhất là lứa tuổi mầm non những chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ
góp phần làm cho nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung luôn được sống trong
môi trường xanh, sạch, đẹp. Để con người và mọi sự sống trên toàn cầu có một không

gian sống trong lành, sạch sẽ. Bởi vậy, GDBVMT nhằm mục đích làm cho con người
trong cộng đồng quan tâm hơn nữa đến các vấn đề môi trường, có thái độ, kỹ năng và
hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường (BVMT).
GDBVMT cho trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành
những hành vi ứng xử tốt với MT.Thông qua các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một
ngày tại trường mầm non. Được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ về nhà với bố
mẹ. Được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và tích hợp các nội dung GDBVMT
một cách phù hợp, tự nhiên mang lại hiệu quả cao nhất.
Là một cán bộ quản lý phụ trách chỉ đạo chuyên môn, tôi luôn trăn trở tìm ra các giải
pháp để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và giáo dục các cháu học sinh có ý
thức bảo vệ MT.Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Nga Lĩnh”.
Làm đề tài nghiên cứu trong gần một năm qua. Nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ
CBGV để thực hiện tốt chuyên đề, cũng như cung cấp cho trẻ những hiếu biết ban đầu về
MT sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với
môi trường để đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Từ đó, trẻ có những
1


kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, cách chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân. Đồng
thời, có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật và con người với
môi trường sống để trẻ được giao tiếp, biết yêu thương gần gũi những người xung quanh
mình, biết chăm sóc bảo vệ các loại cây cối, bảo vệ các con vật nơi mình ở. Giúp trẻ có
thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh MT sạch sẽ, trẻ tích cực tham
gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ MT trong trường/ lớp học, gia đình nơi mình ở như:
tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa ở gia đình, trường
lớp học… bằng những công việc vừa sức với trẻ như:
Biết tiết kiệm chia sẻ và hợp tác với bạn bè cùng những người xung quanh để: sống
tiết kiệm, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và tiết kiệm trong sinh hoạt. Có phản ứng với các hành
vi con người làm bẩn MT và phá hoại MT như: vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, dẫm

lên cỏ, bắn giết động vật, không tiết kiệm nước và làm ô nhiễm nguồn nước...
Biết yêu quý gần gũi với thiên nhiên. Quan tâm đến những vấn đề của MT trong
trường/ lớp học, gia đình, và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như:
giữ gìn vệ sinh MT bằng cách bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định; sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi gọn gàng; giữ gìn lớp học sạch sẽ; chăm sóc vật nuôi cây trồng; thu gom rác thải, lá
ở sân trường…
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là tìm ra những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng
thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Nga Lĩnh .
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phó hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh
của trường Mầm non Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hóa về việc thực hiện nội dung của
chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Nga Lĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Qua tài liệu chuyên đề, sách, tập san,
Chỉ thị, Chương trình mục tiêu, chiến lược...
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, phỏng vấn, điều tra, bảng
hỏi, khảo sát, hội thảo, thống kê, thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý thông tin: Phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh, xử lý kết
quả, tổng kết kinh nghiệm ( của Trường và bản thân).
- Phương pháp thực hành trải nghiệm;
- Phương pháp toán học.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Trên thực tế môi trường đang bị huỷ hoại rất nghiêm trọng. Làm cho mỗi năm trên
thế giới có trên 22 vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi
trường mất vệ sinh gây ra ( Theo đề tài CNKH cấp Bộ, mã số B2002- 49-2008 vụ giáo
viên chủ trì ). Hiện nay trên thế giới đã coi GDBVMT cho trẻ là một vấn đề đặt lên hàng
đầu. Ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển đã đưa các nội dung GDBVMT rất cụ
thể và tích hợp vào các chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như ở Hàn quốc,

úc, Nga…
2


Còn ở Việt Nam: Đã đưa các nội dung GDBVMT cho mọi cấp học trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Đề ra chiến lược bảo vệ MT quốc gia, đã được triển khai thí điểm 12 tỉnh,
thành phố, đã tích hợp các nội dung GDBVMT vào các lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ như: Khám phá môi trường tự nhiên và MT xã hội, giáo dục trẻ quan tâm đến
MT. Biết tiết kiệm nước, điện, bỏ rác vào thùng đúng nới quy định, biết sắp xếp đồ dùng,
đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp…
Tuy nhiên để việc GDBVMT cho trẻ đảm bảo các nội dung yêu cầu của chuyên đề thì
cần phải xây dựng MT giáo dục trong trường mầm non thật sự xanh, sạch, đẹp và đảm
bảo mục đích giáo dục. Trong đó bao gồm các yếu tố:
MT tự nhiên, không gian đất đai, vị trí địa lý, hệ sinh thái tự nhiên các công trình bếp
ăn, lớp học sân chơi bao quanh cuộc sống vui chơi của trẻ;
MT xã hội là bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người, trong đó có
mối quan hệ của trẻ với cô giáo, trẻ với trẻ, cô giáo với các bậc phụ huynh. Đó là, MT
trong sáng lành mạnh cho trẻ vui chơi, học tập và phát triển. Trẻ em lứa tuổi mầm non cơ
thể đang hình thành và phát triển nhanh nhưng còn non nớt, trẻ tăng trưởng và phát triển
luôn chịu sự tác động mạnh mẽ có tính quyết định của MT. Khi trẻ được hoạt động trong
môi trường trong sạch, sẽ góp phần đáng kể trong việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ MT.
Để giúp trẻ có môi trường hoạt động vui chơi đảm bảo an toàn chúng ta không chỉ xây
dựng môi trường học tập, mà còn giáo dục cho trẻ có ý thức trách nhiệm và trực tiếp tham
gia các hoạt động chăm sóc bảo vệ MT.
Như vậy, MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người,có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường của Việt nam
năm 2005). MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã
hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất như: tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không
khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học. Sự thiếu

hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô
nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan
trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát
hiện và xử lí các vấn môi trường trong thực tiễn giáo dục trường mầm non. Ngày
21/4/2006 Vụ giáo dục mầm non, Bộ giáo dục và đào tạo đã có hướng dẫn thực hiện chỉ
thị của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ
môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2005 – 2010”.
Nhà trường đã thực hiện chiến lược quốc gia GDBVMT trong quá trình chăm sóc
nuôi dưỡng giáo dục trẻ từ năm 2006. Cho đến nay, chuyên đề giáo dục bảo vệ môi
trường vẫn là chuyên đề trọng tâm và không ngừng được củng cố duy trì tích hợp lồng
ghép trong chương trình giáo dục mầm non.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thuận lợi
Hàng năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch để thực hiện chuyên đề và triển khai chỉ
đạo đến tất cả các nhóm lớp. Nhờ đó, đến nay đã tạo ra được môi trường bên trong và bên
ngoài lớp luôn xanh, sạch, đẹp. Nhà trường luôn luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của
các cấp lãnh đạo về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị của nhà
trường ngày một khang trang và nâng lên rệt. Trường được xây dựng theo yêu cầu của
3


trường chuẩn quốc gia, nằm ngay trung tâm xã, với tổng số 9 nhóm/ lớp, có vị trí địa lý rất
thuận lợi về nguồn nước, điện phát sáng, điện sinh hoạt đảm bảo đầy đủ, có cảnh quan sư
phạm xanh, sạch, đẹp, các phòng nhóm lớp được trang bị đầy đủ các tủ giá góc để đồ
dùng, đồ chơi.
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng vững về chuyên môn, đoàn kết vượt qua mọi khó
khăn, yêu nghề mến trẻ. Biết lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
Ban giám hiệu luôn đoàn kết, nhất trí trong việc lãnh chỉ đạo nhà trường thực hiện, kế
hoạch nhiệm vụ năm học cũng như thực hiện các chuyên đề trọng tâm trong năm.

Các bậc phụ huynh quan tâm tạo điều kiện nhiều mặt để nhà trường hoạt động ngày
một vững vàng.
Các cháu đi học đều, rất tự tin, chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động. Có ý thức giúp
đỡ cô giáo sưu tầm phế liệu, sách báo cũ, hộp nhựa, bìa cát tông để cô giáo làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo.
2.2. Khó khăn:
Nga Lĩnh là một xã thuần nông nên hầu hết bố mẹ các cháu làm nghề nông nghiệp,
điều kiện sống chưa cao, nhận thức còn nhiều hạn chế, sự hiểu biết về môi trường còn
kém. Do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng góp xây dựng môi trường giáo dục, cảnh
quang sư phạm xanh, sạch, đẹp ở nhà trường và cùng phối hợp với nhà trường hình thành
cho trẻ có thói quen bảo vệ môi trường tại gia đình còn nhiều khó khăn và bất cập.
Giáo viên chưa biết cách xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề. Biểu hiện trong
việc chưa biết cách lựa chọn các nội dung phù hợp với đặc điểm của trẻ ở từng nhóm/
lớp; chưa biết cách tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo
dục trẻ hàng ngày một cách hợp lý. Một số giáo viên còn hiểu sai lệch về việc tích hợp
các nội dung trong chuyên đề, nên tích hợp quá nhiều trong một tiết dạy hay trong các
hoạt động
Việc xắp xếp trang trí nhóm lớp, xây dựng môi trường giáo dục chưa thực sự được
chú trọng, xây dựng và trang trí còn rập khuân, mang tính hình thức, chưa phù hợp với
lứa tuổi .
Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và cung cấp cho trẻ những kiến thức về giáo dục bảo
vệ môi trường ở một số nhóm/ lớp chưa được thực hiện một cách thường xuyên, dẫn đến
kết quả rèn luyện kỹ năng thói quen bảo vệ MT cho trẻ chưa cao .
Việc đánh giá xếp loại giáo viên còn mang tính hình thức, giáo viên đánh giá trẻ còn
nặng hình thức.
2.3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát:
Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên
Kết quả đạt được
T
Tổn

Nội dung khảo sát
Đạt

T
g số
T % K % TB % Y %
1
Nắm vững lý thuyết chuyên đề
18
3 17 5 28 9 50 1 5
2
3
4

Xây dựng kế hoạch thực hiện
Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động
Công tác tham mưu, tuyên truyền

18
18
18

3
4
4

17
22
22


4
4
4

22
22
22

10
8
8

56
44
44

1
2
2

5
12
12
4


* Bảng 2: Kết quả chất lượng trên trẻ:
T
T
1

2

Nội dung khảo sát

Số
trẻ

T

%

Kết quả trên trẻ
Đạt
K % TB %


Y %

Trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn
nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường sạch sẽ
Tích cực tham gia các hoạt động, gần
gũi bảo vệ môi trường ở trường/ lớp.

271 40 15

51 19 112 41

68 25


271 45 17

52 19 101 37

73 27

Biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và
người xung quanh

271 38 14

45 16 110 41

78 29

Có phản ứng với hành vi của con
người làm bẩn môi trường và phá hoại 271 41 15
môi trường.

45 17 103 38

82 30

3. Các giải pháp đã sử dụng
3.1. Kiểm tra đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch nâng
cao chất lượng thực hiện chuyên đề.
3.1.1. Kiểm tra đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm qua các năm học.
Căn cứ vào kết quả thực hiện chuyên đề cuả các năm học. Tôi tổ chức thảo luận
nhóm, đánh giá kết quả, nhận xét ưu, khuyết điểm, đúc rút kinh nghiệm về việc thực hiện
chuyên đề ở các nhóm lớp. Ví dụ:

Lớp mẫu giáo 3 – 4 Tuổi do cô Trần Hoàn phụ trách, tạo môi trường chưa phù hợp
với lớp mình cụ thể: ở góc làm quen với văn học, chữ viết chưa cần trang trí các chữ cái,
hay ở góc bé đến lớp, bé trực nhật, bé ở nhà việc làm ký hiệu bằng chữ cái là chưa phù
hợp đối với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và nội dung giáo dục. Nên cần phải thay đổi các
ký hiệu đó bằng việc sử dụng chữ số từ 1- 5, hay các ký hiệu bằng đồ vật, con vật được
thay đổi màu sắc đảm bảo mỗi trẻ không giống nhau.
Ở lớp cô Nguyễn Thị Thu việc xây dựng góc tuyên truyền với các bậc phụ
huynh chưa phù hợp về mặt nội dung và hình thức, chưa có góc lưu trữ trưng
bày các sản phẩm trẻ tự làm, đặc biệt là các đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh làm từ
phế liệu sách báo cũ. Giáo viên chưa biết cách lồng ghép tích hợp các nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp, còn ôm đồm quá nhiều các nội dung vào
trong hoạt động học và các hoạt động trên ngày.
Ở lớp cô Nguyễn Tuyết việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật
liệu phế thải còn rất hạn chế, nghèo nàn về chủng loại chưa tạo được các đồ
dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, chưa có góc lưu trữ sản phẩm của trẻ nên
chưa khuyến khích được trẻ vào các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
Chưa chú ý đến việc rèn thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ như: thói quen giữ
gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh chung, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi
quy định, bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định

5


Tổng hợp các ý kiến đều nhận xét: các lớp xây dựng môi trường giáo dục còn rập
khuân, chưa phù hợp với lớp mình, chưa biết cách tạo môi trường kín, mở cho trẻ hoạt
động. Chưa xây dựng được góc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ hoặc có làm nhưng không
tạo được môi trường mở cho trẻ hoạt động mà sử dụng các mảng kín rất cứng nhắc. Các
lớp chưa chú ý đến việc làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu, phế thải sẵn có ở địa
phương. Đồng thời, các lớp chưa chú trọng đến việc rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ,
đặc biệt là giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng…hoặc

đã rèn nhưng chưa được thực hiện thường xuyên.
Về phía ban giám hiệu nhà trường tự nhân xét đánh gía một cách trung thực tổng thể
cảnh quan chung của nhà trường về cơ sở vật chất như: Sân, vườn, phòng nhóm/ lớp, bếp
ăn, nguồn nước sạch, cây bóng mát, vườn rau sạch của bé, vườn thiên nhiên, đồ dùng đồ
chơi ngoài trời… Những cái gì đã có, những cái gì cần bổ sung thay thế. Trên cơ sở đó
lập kế hoạch tham mưu với cấp uỷ đảng chính quyền, tuyên truyền vận động các bậc phụ
huynh, các ban ngành đoàn thể hỗ trợ kinh phí bổ sung mua sắm các trang thiết bị cần
thiết phù hợp với trường lớp và điều kiện thực tế ở địa phương mình.
3.1.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề
Muốn chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề cần phải xây dựng kế hoạch một cách rõ ràng,
cụ thể. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tổ thảo luận, đúc rút kinh nghiệm, rút ra
những mặt tồn tại hạn chế của từng nhóm lớp, hoặc có làm nhưng chưa hiệu quả. Từ đó
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nội dung chuyên đề cho phù hợp với từng nhóm
lớp, từng giáo viên.
Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao, tôi căn cứ vào các nội dung đã thống
nhất, những điểm mới, những nội dung trọng tâm cần chỉ đạo, những điểm đang còn yếu,
hiệu quả chưa cao. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch thực hiện năm học của nhà trường và
căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, đạt
hiệu quả cao. Ví dụ: Kế hoạch tháng 8, 9,10: trẻ học chủ đề “Trường mầm non” và “
Bản thân" tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo các giáo viên thực hiện theo các yêu cầu:
* Đối với trẻ:
Tôi lập kế hoạch chỉ đạo các nhóm lớp dạy trẻ với nội dung: Con người và môi trường
sống.
- Giáo dục trẻ hiểu được môi trường ở trường mầm non có: Phòng, nhóm/lớp, sân,
vườn, cống rãnh, hàng rào bao quanh, cây xanh, cây cảnh, cỏ, các đồ dùng của lớp, của
cô, của cá nhân trẻ; Con người bao gồm: giáo viên, nhân viên, trẻ, các bậc phụ huynh và
các mối quan hệ.
- Phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn ở trường mầm non và gia đình.
+ Môi trường sạch: là môi trường ngăn nắp, đủ ánh sáng, không có khói bụi, không có
mùi hôi, nấm mốc, tiếng ồn, nhiều cây xanh thoáng mát…

+ Môi trường bị ô nhiễm: Là do các đồ dùng sắp xếp không ngăn nắp, không gọn gàng,
bụi bẩn, nhiều rác thải vứt bừa bãi…
- Dạy trẻ biết bảo vệ môi trường bằng những hành vi phù hợp:
+ Dạy trẻ biết vứt rác vào thùng rác đúng nơi quy định; không khạc nhổ bừa bãi; biết lau
đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế sạch sẽ và sắp xếp ngăn nắp; biết chăm sóc các loại cây xanh,
cây cảnh ở sân vườn trường; không vẽ, bôi bẩn lên tường nhà, bàn ghế.

6


+ Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định; đi xong biết vặn nước xối sạch chống mùi hôi và
biết khoá vòi nước lại để tiết kiệm nước, không để nước bẳn tung toé ra ngoài máng nước.
+ Biết lao động hàng ngày như: trực nhật lớp, phòng ăn.
- Dạy trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ như: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa
mặt, tắm gội sạch sẽ, chải đầu tóc gọn gàng, thay quần áo hàng ngày trước khi đến lớp và
khi ở nhà.
- Dạy trẻ về nhà đánh răng sạch sẽ trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dạy,…
* Đối với giáo viên:
Tôi chỉ đạo cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục, trang trí sắp xếp phòng
nhóm đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng chủ đề.
Việc đưa kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động giáo dục,
hoạt động chăm sóc sức khoẻ, hoạt động góc vào các thời điểm trong ngày, các kiến thức
lồng ghép, tích hợp là do giáo viên lựa chọn nội dung sao cho phù hợp, nhưng các nội
dung phải theo một nguyên tắc nhất định không lặp lại nhiều lần.
Sau khi hoàn thành kế hoạch tổng thể tôi chỉ đạo cho giáo viên bám vào kế hoạch của
nhà trường, để lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp với từng nhóm lớp,
từng công việc cụ thể theo từng tháng, từng chủ đề.
3.2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề cho đội ngũ giáo viên nhân viên trong trường:
3.2.1. Tổ chức mở lớp chuyên đề củng cố, nâng cao lý thuyết:
Từ kế hoạch đã xây dựng, tôi tích cực tham mưu với đồng chí bí thư chi bộ, hiệu

trưởng nhà trường phê duyệt kế hoạch nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề. Đồng
thời thống nhất mở lớp chuyên đề giúp 100% cán bộ giáo viên nắm vững lý thuyết, các
nội dung mới cần bổ sung, giúp đội ngũ giáo viên cập nhật kiến thức xây dựng kế hoạch
thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Sau khi học xong lý thuyết chúng tôi tổ chức cho đội ngũ giáo viên trao đổi viết thu
hoạch, đề xuất, kiến nghị những khó khăn khi triển khai thực hiện nội dung chuyên đề,
chúng tôi còn sưu tầm, mua thêm những tài tiệu, tập san, sách báo, tranh ảnh, có nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường, hoặc sưu tầm các thông tin trên các chuyên mục bảo vệ môi
trường được phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam để chị em tham khảo vận dụng.
Ngoài việc tổ chức bồi dưỡng thông qua các lớp chuyên đề trường còn có kế hoạch tổ
chức bồi dưỡng tại chỗ thông qua các hội thảo chuyên môn, hội thảo chuyên đề, sinh
hoạt tổ chuyên môn thường kỳ hàng tháng. Xây dựng hệ thống câu hỏi thảo luận:
- Khi xây dựng môi trường giáo dục trẻ cần căn cứ vào những nguyên tắc nào?
- Để phát huy tác dụng của góc truyên truyền với phụ huynh cần thiết kế xây dựng như
thế nào?
- Tạo hứng thú khi tổ chức các hoạt động như thế nào để kích thích, lôi cuốn trẻ tích
cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân?
- Cách làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp như thế nào để cuốn hút sự quan tâm chú ý
của các bậc phụ huynh trong việc thực hiện chuyên đề, để họ cùng phối hợp giáo dục các
cháu tại gia đình...
Một trong những yêu cầu rất quan trọng góp phần thực hiện chuyên đề giáo dục bảo
vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu quả cao, rất cần có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học, phương
tiện, thiết bị, mỗi hoạt động cần lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp.
7


Trong hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, mời giáo viên có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo
giới thiệu cách làm, cách sử dụng các đồ chơi đó vào các góc chơi, các hoạt động, để mọi
người học tập làm phong phú thêm thế giới đồ chơi của trẻ và triển khai nhân ra đại trà.
Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên dự các hoạt động của giáo viên biết

lắng nghe ý kiến góp ý, đề xuất của giáo viên để có hướng giải quyết, điều chỉnh sơ bộ,
đánh giá từng giai đoạn kịp thời. Nhiều sáng kiến đã được phát huy sau hội thảo. Kết quả
là phụ huynh từng lớp đã hỗ trợ cung cấp tư liệu, tranh ảnh, sáng tác thơ ca, sưu tầm nhiều
phế liệu và cùng làm đồ chơi để phục vụ cho chuyên đề.
3.2.2. Bồi dưỡng qua thực hành tại các lớp điểm:
Cùng với việc bồi dưỡng nội dung chuyên đề như trên, tôi tiến hành xây dựng
bồi dưỡng thực tế ở các lớp điểm, nhằm xây dựng được môi trường phù hợp và cho giáo
viên quan sát, cùng nhau thảo luận đúc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường
bên trong, bên ngoài lớp học đảm bảo cả môi trường kín và môi trường mở. Trên cơ sở
đó, định hướng cho giáo viên cách sắp xếp trang trí các lớp, các phòng, sao cho đảm bảo
an toàn vệ sinh để trẻ hoạt động, khuyến khích sử dụng các sản phẩm tự làm của cô và trẻ,
đặc biệt là những sản phẩm sử dụng từ nguyên vật liệu phế thải, ít tốn kém về kinh tế, dễ
kiếm, sẵn có ở địa phương, để trang trí nhóm lớp và tạo môi trường giáo dục phù hợp với
lớp mình. Trên cơ sở đó chọn và xây dựng 3 lớp điểm về việc thực hiện các chuyên đề
trọng tâm. Đó là lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi do cô Nguyễn Thị Tuyết phụ trách, lớp mẫu giáo
4 – 5 tuổi do cô Nguyễn Thị Thu phụ trách và nhóm trẻ 25 – 36 tháng do cô Mai Thị
Tuyết phụ trách. Từ mô hình này tất cả giáo viên được tham khảo, rút kinh nghiệm và
nhân ra diên rộng. Tạo động lực thúc đẩy các nhóm lớp thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả
tốt. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá đi làm lại rất tốn kém và mất nhiều thời
gian công sức. Ví dụ:
-Việc bố trí các góc chơi phù hợp .
- Góc xây dựng ồn ào không xếp gần góc học tập yên tĩnh.
- Các đồ dùng đồ chơi được sắp xếp có mục đích giáo dục và phải gây được hứng thú
cho trẻ tham gia hoạt động tích cực.
Mặt khác, tôi xây dựng các hoạt động dạy mẫu, các hoạt động có lồng ghép
tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với đối tượng trẻ và
tổ chức cho giáo viên dự giờ mẫu. Tuy nhiên giờ mẫu phải được đầu tư chặt chẽ về nội
dung, hình thức, phương pháp dạy theo hướng đổi mới, tích hợp, lồng ghép các nội dung
của chuyên đề một cách hợp lý, không lạm dụng, ôm đồm quá nhiều nội dung tích hợp
trong một môn học hay một hoạt động. Tôi chọn giáo viên có năng lực chuyên môn, cùng

với ban giám hiệu xây dựng giáo án, tổ chức giờ mẫu tại trường và mời phụ huynh tới dự.
Đồng thời, tôi còn phân công giáo viên dự giờ chéo các giờ có lồng ghép nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường trong tháng, trong chủ đề. Mỗi giáo viên dạy và dự giờ đồng
nghiệp 8 tiết trên năm.
Đối với học sinh ở các lớp điểm tôi yêu cầu giáo viên thường xuyên tổ chức
các hoạt động cho trẻ được thực hành trải nghiệm về giáo dục bảo vệ môi
trường, để hình thành cho trẻ có thói quen tốt và những hành vi có lợi cho môi
trường bằng những việc làm nhỏ nhất như: Bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định,
sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, cùng cô tưới nước chăm sóc cây,

8


lau chùi bàn ghế, đồ dùng đồ chơi hàng ngày, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân
và vệ sinh chung...

Hình ảnh trẻ MG 5 – 6 tuổi thực hành bỏ rác đúng nơi quy định
Ngoài ra, tôi còn tạo điều kiện cho giáo viên thăm quan các trường điểm của
huyện.Việc làm trên đã đáp ứng cải thiện môi trường giáo dục vừa có hiệu quả trong đổi
mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, vừa tiết kiệm không tốn kém, vừa có tác dụng
cao trong việc tạo môi trường lành mạnh cho trẻ hoạt động.
Nhờ có công tác bồi dưỡng chặt chẽ với nhiều hình thức, 100% cán bộ giáo viên nắm
vững được nội dung chuyên đề và thực hiện một cách có hiệu quả.
3.2.3. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng thông qua tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi
tự tạo từ nguyên vật liệu phế thải sẵn có tại địa phương.
Đây là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ
GV – NV, các cháu học sinh và các bậc phụ huynh, góp phần nâng cao chất lượng
chuyên đề và có sức lan toả lớn. Hơn nữa, một trong những yêu cầu vô cùng quan
trọng góp phần thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu
quả cao là rất cần có sự hỗ trợ của đồ dùng , đồ chơi dạy học, phương tiện, thiết

bị, mỗi hoạt động cần được lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp. Trong hội thảo,
sinh hoạt chuyên đề, tôi thiết kế và sưu tầm nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo,
được làm từ các nguyên vật liệu, phế thải.... Là những nguyên vật lệu dễ thu,
gom, mua rẻ tiền, dễ tìm kiếm, sẵn có ở địa phương. Tôi tổ chức cho giáo viên
lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, thảo luận nhóm và giới thiệu cách làm, cách sử dụng
các đồ chơi đó vào các góc chơi, các hoạt động, để mọi người học tập, làm
phong phú thêm thế giới đồ chơi của trẻ. Những việc làm trên đã đáp ứng cải
thiện môi trường giáo dục vừa có hiệu quả trong làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo,
xây dựng môi trường giáo dục, vừa tiết kiệm, không tốn kém, vừa có tác dụng
cao trong việc tạo môi trường lành mạnh cho trẻ hoạt động. Thông qua các hoạt
động này cũng khuyến khích được ý thức của trẻ trong việc giáo dục trẻ các nội
dung bảo vệ môi trường như trẻ biết cùng cô: Sưu tầm các phế liệu, sách báo,
tạp chí, hộp cát tông, ống chai nhựa để cùng cô giáo làm đồ dùng dạy học, đồ
chơi tự tạo; trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân tốt…là đang
góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài việc lựa chọn những bộ đồ dùng dạy học, đồ
9


chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải. Tôi cùng với các đồng chí tổ trưởng tổ
chuyên môn thường xuyên dự các hoạt động dạy mẫu có sử dụng những đồ dùng
đồ chơi tự làm. Cùng nhận xét những ưu điểm, hạn chế để có hướng giải quyết,
điều chỉnh sơ bộ, đánh giá từng giai đoạn kịp thời. Đồng thời, tham mưu với nhà
trường lựa chọn triển khai nhân ra đại trà. Tạo nên không khí thi đua sôi nổi về
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Hưởng ứng phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi tự tạo,
bổ sung vào thế giới đồ chơi phong phú cho trẻ qua đó giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi
trường, trẻ cùng cô làm những đồ chơi đơn giản, sưu tầm chai lọ, vỏ hộp sữa, hoạ báo...
cùng tạo thành những sản phẩm đồ chơi đơn giản, gẫn gũi với trẻ, Trong hội thi nhà
trường đã lựa chọn được nhiều bộ đồ dùng đồ chơi tham gia hội thi cấp huyện
và được đánh giá cao.


Một số hình ảnh phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tham gia hội thi
Kết quả: Nhiều sáng kiến của tôi đã được phát huy sau hội thảo.phụ huynh của các
nhóm lớp đã cung cấp tư liệu, tranh ảnh, sáng tác thơ ca, sưu tầm nhiều phế liệu và họ
cũng tích cực tham gia cùng giáo viên làm đồ chơi để phục vụ chuyên đề.
3.3 Chỉ đạo giáo viên tích cực hướng dẫn trẻ thực hành các hoạt động giáo dục bảo
vệ môi trường.
Để giúp trẻ có những kiến thức, kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường. Điều quan
trọng giáo viên luôn làm mẫu cho trẻ noi theo, luôn hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì
thực hiện việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Trên cơ sở giáo dục trẻ biết yêu quý gần
gũi với môi trường và biết đánh giá các hành vi tốt xấu của con người trong việc chăm
10


sóc, bảo vệ môi trường và làm hại môi trường. Giáo viên phải xác định rõ yêu cầu cần đặt
ra đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những khái niệm đơn giản và gần
gũi với trẻ như:
+ Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn và các tác
hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo
vệ sức khỏe của trẻ.
+ Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng,
đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rữa tay sau
khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày. Hướng dẫn trẻ cách
gieo hạt, trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh
rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây cối
tạo ra cảnh đẹp và không khí trong lành rất tốt cho sức khoẻ.
Tôi đã thiết kế một số bài tập thực hành yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp thực
hiện như sau:
3.3.1. Lập bảng bé trực nhật
Bảng bé trực nhật chia làm hai phần treo trước lớp: dùng để dán ảnh ( hoặc ký hiệu
của bé), hay là dán các hình vẽ minh hoạ về công việc của bé như:

- Bé thu dọn sắp xếp, lau chùi đồ dùng, đồ chơi.
- Bé phơi khăn vào giá.
- Thu dọn bát đĩa.
- Thu dọn chiếu, chăn, gối...Mỗi ngày công việc của trẻ có thể thay đổi theo nhóm
bảng ảnh (ký hiệu cá nhân).

3.3.2. Tổ chức buổi lao động của bé: Hàng tuần vào buổi chiều thứ 5 hoặc
thứ 6 trời không mưa cho trẻ tham gia lao động trong phòng lớp hoặc sân vườn.
Các công việc trẻ làm đó là:
- Lau đồ chơi, giá đựng đồ chơi, lau lá cây bằng khăn ẩm.
- Quét dọn phòng lớp bằng chổi mềm.
- Xếp lại đồ dùng, đồ chơi ở các góc và ở xung quanh lớp học.
- Nhặt lá rụng, rác ở sân trường bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.
- Tưới nước chăm cây.

11


Hình ảnh trẻ MG 5 – 6 tuổi lao động tưới nước chăm cây
Các buổi lao động phải được tổ chức thường xuyên. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo
giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho trẻ, luôn nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ thường
xuyên và đặc biệt giáo viên luôn là tấm gương sáng cho trẻ học tập noi theo.
3.4. Chỉ đạo giáo viên tổ chức nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông
qua cáchoạt động trên ngày và ở mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài việc thiết kế một số bài tập thực hành yêu cầu giáo viên dạy trẻ. Tôi
còn chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ thực hành trải nghiệm về giáo dục bảo vệ
môi trường thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ và ở mọi lúc mọi nơi.
- Hoạt động đón trẻ : Giáo viên giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường
ngay từ khi đón trẻ vào lớp cho đến khi trả trẻ về nhà với bố mẹ bằng các hoạt
động như: Nhắc nhở trẻ biết chào hỏi lễ phép, chào cô, chào bố mẹ và mọi người

xung quanh: trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, không mang quà đến
lớp...

Hình ảnh trẻ cất dép và ba lô vào đúng nơi quy định ngăn nắp, gọn
gàng
Trao đổi với phụ huynh về các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để họ
phối hợp giáo dục các cháu tại gia đình khi trẻ về nhà đã làm các công việc có
12


ích cho môi trường giống ở trên lớp cô giáo dạy như: Bỏ rác vào thùng đúng nơi
quy định, không khạc nhổ lung tung, không bôi bẩn ra nhà, tiết kiệm nước, lau
chùi bàn ghế, quét dọn nhà cửa, đi vệ sinh đúng nơi quy định, tắm gội, cắt móng
tay, thay quần áo hàng ngày... Đồng thời dạy trẻ đọc thuộc, hiểu nội dung các
bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Thông qua
đó nắm bắt tình hình để nhắc nhở phụ huynh tích cực rèn luyện cho các cháu có
thói quen bảo vệ môi trường khi trẻ ở nhà. Tích cực trò chuyện tổ chức các trò
chơi cho trẻ về các nội dung bảo vệ môi trường. Những công việc rất nhỏ bé đó
nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá
nhân và vệ sinh môi trường chung.
- Hoạt động có chủ định: Giáo viên cần lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường phù hợp với từng đối tượng trẻ, tích hợp phải hợp lý, không ôm đồm quá
nhiều làm loãng đi nội dung trọng tâm của bài dạy và không mang lại hiệu quả. Giáo dục
trẻ từ những việc làm nhỏ nhất như: tự trẻ lấy và biết cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng
nơi quy định; trong hoạt động Tạo hình cắt, xé dán về các loại cây, hoa, quả, các con
vật...giáo dục trẻ biết thu gom những mảnh giấy vụn bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định,
hay khi học vẽ, nặn phải biết giữ gìn vệ sinh chung, không bôi bẩn, vẽ lên tường, bàn,
ghế...; trong hoạt động bé khám phá khoa học, trẻ được khám phá về các loại cây, hoa,
con vật, đồ dùng...Trẻ không chỉ được khám phá để biết về đặc điểm cấu tạo, lợi ích tác
dụng của từng đối tượng với con người, thông qua đó còn giáo dục trẻ biết yêu quý, có ý

thức chăm sóc bảo vệ các con vật, cây cối hoa lá, đồ dùng...Từ những việc làm tưởng
chừng nhỏ bé ấy lại có tác dụng rất lớn trong việc hình thành ở trẻ những hành vi ứng xử
tốt với môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường, không làm môi trường bị ô nhiễm.
- Hoạt động ngoài trời: Hàng ngày khi tổ chức hoạt động giáo viên nhẹ
nhàng lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Khi trẻ được
dạo chơi, quan sát các hiện tượng tự nhiên, cây cối, hoa lá, con vật, các đồ
dùng…dạy trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ, biết yêu quý cỏ cây, hoa lá, các con
vật... Sau đó cho trẻ được thực hành trải nghiệm gieo hạt, trồng, tưới nước, nhổ
cỏ chăm sóc cây, nhặt lá rụng ở sân trường bỏ vào thùng rác để làm sạch môi
trường để khắc sâu cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường.

Hình ảnh giáo viên và học sinh lớp MG 5 – 6 tuổi tham gia chăm sóc cây
- Hoạt động góc: Đối với trẻ tuổi mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo. Xác định
rõ điều đó, tôi chỉ đạo giáo viên phải giáo dục trẻ phải đoàn kết và giữ trật tự trong khi
13


chơi, biết nhường nhịn sẻ chia, không tranh giành đồ chơi của nhau cùng vui chơi đoàn
kết. Biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi ở các góc nhẹ nhàng, tránh làm hư hỏng. Khi chơi
xong phải biết cất và sắp xếp đúng nơi quy định. Ví dụ trẻ chơi trò chơi cắt, xé gián về các
con vật, vườn cây ăn quả, các loại hoa... khi chơi xong phải biết nhặt bỏ các mảnh giấy
vụn vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ. Đồng thời tổ chức cho trẻ chơi các
trò chơi dân gian, trò chơi có mô phỏng các hành động bảo vệ môi trường như: trò chơi
gieo hạt, trẻ được thực hành các động tác bảo vệ môi trường. Xây dựng mô hình vườn
cây ăn quả, vườn hoa, công viên cây xanh…

Hình ảnh trẻ xây dựng vườn hoa của bé trong hoạt động góc
- Trong giờ ăn: Giáo viên tích cực rèn cho trẻ các thói quen: Trước khi ăn
phải rửa tay sạch sẽ, khi rửa tay phải vặn nhỏ vòi nước, rửa xong phải khoá vòi
nước lại để tiết kiệm nước. Sau khi ăn xong lau miệng và phơi khăn vào giá

đúng nơi quy định:

Hình ảnh trẻ MG 5 – 6 tuổi rửa tay, lau miệng trước và sau khi ăn
Trong khi ăn không được nói chuyện riêng, không làm cơm rơi vãi, khi cơm
rơi phải nhặt bỏ vào đĩa để làm thức ăn cho các con vật tránh lãng phí thức ăn,
khi ho phải lấy tay che miệng, ăn chậm nhai kỹ để có lợi cho sức khoẻ; không được
khạc nhổ lung tung; khi ăn xong phải cất ghế đúng nơi quy định, uống nước, lau miệng
chú ý không làm nước bắn tung toé ra ngoài; các học sinh được phân công trực nhật
cùng cô giáo thu dọn bát đĩa, vệ sinh lau bàn ghế... Bằng những việc làm trên, trẻ được
14


thực hành trải nghiệm hàng ngày là điều kiện tốt để rèn các thói quen giáo dục bảo vệ
môi trường.
- Trong giờ ngủ: Trước khi ngủ giáo viên cho trẻ lao động tự phục vụ, trẻ trải chiếu,
lấy gối, đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong biết vặn vòi xối nước để tránh mùi hôi và
mất vệ sinh. Giờ ngủ không nói chuyện. khi ngủ dạy cùng cô thu dọn chăn, chiếu, gối...
sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định, chải đầu tóc gọn gàng... Với những việc làm này
giúp trẻ có thói quen tốt trong việc giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đây
là điều kiện quan trọng nhất để rèn thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu quả cao.
- Hoạt động chiều: Giáo viên luôn coi trọng việc củng cố để trẻ khắc sâu kiến thức
các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở trên lớp để trẻ có ý thức
thực hiện khi ở nhà. Bằng cách tổ chức các trò chơi, bài hát, bài thơ câu chuyện có nội
dung về giáo dục bảo vệ môi trường như: Bài hát Cá vàng bơi, Dạy đi thôi, Ra chơi vườn
hoa..., bài thơ Ăn, Chổi ngoan, Không vứt rác ra đường, Phải là hai tay..., truyện Nỗi đau
của lá, Ai có lỗi... Ví dụ giáo viên cho trẻ hát bài “Khám tay” để các bạn trực nhật đi
khám tay các bạn trong lớp, sau đó cô cắt móng tay cho các bạn trước khi về nhà với bố
mẹ và nhắc nhở các cháu nhắc bố mẹ thường xuyên cắt móng tay sạch sẽ, vệ sinh thân thể
cho bé trước khi đến lớp. Hay tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế
thải cùng cô…


Hình ảnh trẻ chơi trò chơi Khám tay
Hình ảnh cô và trẻ cùng làm đồ
và trực nhật kiểm các bạn
chơi tự tạo từ phế liệu
3.5. Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền với các bậc cha mẹ và cộng đồng
để thực hiện tốt nội dung chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường:
Xác định chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một
trong những chuyên đề quan trọng trong năm học 2015 – 2016, không tốn kém
về đầu tư kinh phí mà ở đây chủ yếu là ý thức tự giác, suy nghĩ đúng của mỗi
người góp phần làm nên thành công của chuyên đề. Vì vậy tôi đã tích cực tham
mưu với đồng chí bí thư chi bộ hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ
đạo thực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề, xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử
mẫu mực, các mới quan hệ gần gũi thân thiện. Cùng với ban giám hiệu tham
mưu với lãnh đạo đảng chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp. Qua thực tế cho thấy: Bản thân trẻ chịu
15


ảnh hưởng rất lớn của môi trường gia đình trong việc giáo dục nề nếp thói quen,
nếp sống gọn gàng, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung, góp phần
giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên tuyên
truyền, phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh bằng nhiều hình thức:
3.5.1. Tuyên truyền qua hội nghị và tranh ảnh:
Thông qua họp phụ huynh, mời phụ huynh dự giờ, thăm lớp, hội thảo, hội
thi … tuyên truyền các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường bằng cách trang trí
nhóm/lớp nổi bật chuyên đề, tuyên truyền qua các tranh pa nô, áp phích tại
trường:

3.5.2. Phối hợp với phụ huynh dạy trẻ qua các bài thơ, bài hát:

Tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên phô tô các bài thơ, câu chuyện, bài hát về giáo dục
bảo vệ môi trường để phụ huynh cùng giáo dục các cháu khi ở nhà như:
- Thơ: Không vứt rác ra đường:(PhongThu), Ăn, Chổi ngoan, Cô dạy (Phạm Hổ)
- Truyện: Nỗi đau của lá, Ai có lỗi, Chú sâu róm đói quá, Mỗi người một việc….
- Bài hát: Ra chơi vườn hoa, Cá vàng bơi....
- Trò chơi:Gieo hạt, gió thổi cây nghiêng.. biểu thị các hành động bảo vệ môi trường.
Qua các bài thơ câu truyện, bài hát, trò chơi góp phần hình thành và củng cố kỹ năng lao
động tự phục vụ, lao động bảo vệ môi trường, có nếp sống gọn gàng ngăn nắp ở trẻ ngày
một có hiệu quả. Để trẻ có ý thức bảo vệ môi trường tốt thì việc phối hợp với phụ huynh là
vô cùng cần thiết, về các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được tổ chức rèn
luyện cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục và ở mọi lúc mọi nơi. Do số thời gian trẻ ở
nhà gần 1/3 thời gian trong tuần (Thứ 7 và chủ nhật). Kể cả khi trẻ trở về nhà vào cuối buổi
đến trường hàng ngày, phụ huynh cũng cần giáo dục cho trẻ các nề nếp, thói quen chung
mà cô giáo dạy ở lớp.
3.5.3. Phối kết hợp với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ và qua góc tuyên truyền:
Trước và sau giờ đón trả trẻ trò chuyện nhắc nhở phụ huynh rèn luyện thói quen vệ sinh,
kỹ năng lao động cho trẻ như:
- Tự làm vệ sinh cá nhân, tự thay quần áo.
- Tự cất quần áo, những đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
- Tự xúc cơm ăn, biết để thức ăn rơi vài vào đúng nơi quy định.
- Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Giúp người lớn quét dọn nhà cửa.
16


- Biết tiết kiệm điện, nước, thức ăn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Biết giữ vệ sinh chung và tập cho trẻ có nếp sống gọn gàng.
Tuyên truyền với phụ huynh không mua quà cho trẻ mang đến trường. Thu gom
nguyên vật liệu, phế thải giúp cô giáo và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc
chăm sóc giáo dục trẻ và thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả.

Kết quả: 100% phụ huynh ở các nhóm/lớp nhiệt tình ủng hộ sưu tầm các nguyên vật liệu
phế thải để làm đồ dùng đồ chơi, các bài hát, bài thơ câu chuyện có nội dung về giáo dục
bảo vệ môi trường trẻ thuộc rất nhanh,có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung
sạch sẽ, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên… Các nội
dung ở góc tuyên truyền được phụ huynh nắm bắt góp ý kiến và trao đổi hàng ngày, xử lý
tốt lượng thông tin hai chiều. Từ đó giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường chung ở
trường cũng như ở nhà

Hình ảnh các nội dung tuyên truyền ở góc trao đổi với phụ huynh
Bên cạnh đó, tôi còn chỉ đạo giáo viên ở các nhóm/lớp tích cực vận động phụ huynh
tham gia phong trào giáo dục bảo vệ môi trường chung của nhà trường, xây dựng cảnh
quan sư phạm xanh, sạch, đẹp. Thông qua các cuộc họp phụ huynh, hội nghị, hội thảo;
qua góc tuyên truyền, tranh ảnh; phụ huynh tích cực ủng hộ tiền để mua cây cảnh, làm
giàn trồng hoa ở các nhóm/lớp tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho các cháu học tập và
vui chơi.
4. Hiệu quả
Với một số biện pháp trên, cùng với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ
giáo viên công nhân viên trong trường, nên hiệu quả chuyên đề đã đem lại kết quả đáng
phấn khởi. Nhận thức của giáo viên, công nhân viên và phụ huynh trong công tác xây
dựng môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt. Bảo vệ môi trường
không phải từ đâu xa mà phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của mỗi con người, từ việc
làm nhỏ đến việc làm lớn như: (nhặt những mẩu giấy bánh kẹo vứt vào thùng giác, không
khạc nhổ lung tung… ), nhưng đã đem lại hiệu quả rất lớn. Không những thế điều quan
trọng lớn nhất mà chuyên đề mang lại, đó là việc rèn luyện hình thành cho trẻ nề nếp thói
quen sống gọn gàng ngăn nắp, biết vệ sinh cá nhân, biết chăm sóc giữ gìn và tích cực
17


tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Bản thân có nhiều kinh nghiệm trong quá
trình chỉ đạo chuyên môn, không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo

dục trẻ của nhà trường.
Bảng 1: Kết quả xếp loại giáo viên
T
T

Tổn
g số

Nội dung khảo sát

1

Nắm vững lý thuyết chuyên đề
18
Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên
18
2
đề
Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động 18
3
4

Công tác tham mưu, tuyên truyền

18

T
12
8


%
67
45

Kết quả đạt
Đạt
K % TB %
6 33 0
0
6 33 4 22

7

39

7

39

4

6

33

8

45

4


22
.
22
.


Y %
0 0
0 0
0

0

0

0

Bảng 2: kết quả đánh giá chất lượng trên trẻ theo các tiêu chí :
T
T

Nội dung khảo sát

Số
trẻ

Trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn
1 nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường 27
sạch sẽ

1
Tích cực tham gia các hoạt động, gần
2 gũi bảo vệ môi trường ở trường/ lớp.
27
1
Biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và người
3
xung quanh
27
1
Có phản ứng với hành vi của con người
làm bẩn môi trường và phá hoại môi
27
4
trường.
1

T

%

Kết quả trên trẻ
Đạt
K % TB %

162

60

63 24


28

10

18 6

162

60

61 23

27

10

20 7

161

59

60 23

28

10

22 8


159

59

61 23

28

10

23 8


Y %

III, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :
1. Kết luận:
Bất kỳ một công việc gì nếu không có kế hoạch thì không thể xác định được thời
gian và tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí của các cấp lãnh đạo, các tổ chức, hội cha mẹ học
sinh... để thực hiện. Kế hoạch cần xây dựng cụ thể, rõ ràng, khúc triết, đảm bảo tính khả
thi và có sức thuyết phục tới mọi đối tượng. Phải đánh đánh giá thực trạng việc thực hiện
chuyên đề của nhà trường qua các năm học trước, lấy cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
nâng cao chất lượng chuyên đề .
18


Giáo viên trực tiếp phụ trách từng phần việc, là người quyết định chất lượng chuyên
môn chung của toàn trường cũng như chất lượng hiệu quả thực hiện các chuyên đề.
Muốn có chất lượng của các chuyên đề đạt kết quả tốt cần phải coi trọng việc bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ cho từng người. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên là một quá trình khó khăn phức tạp, cần phải tiến hành
liên tục, thường xuyên, phải căn cứ từ thực tế để có phương thức chỉ đạo phù hợp.
Tóm lại : Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tiến hành thực hiện đề tài này bản
thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm đó là:
- Ban giám hiệu, giáo viên và công nhân viên trong toàn trường phải có nhận thức đầy đủ
đúng đắn về môi trường sống, từ nhận thức đúng đắn sẽ đi đến hành động đúng.
- Kiểm tra đánh giá thực hiện chuyên đề nghiêm túc.
- Lên kế hoạch thực hiện chuyên đề sát với nhà trường, phù hợp với địa phương và phù
hợp với nội dung chủ đề.
- Phải định hướng cho giáo viên trang trí lớp tạo môi trường nhóm/ lớp phù hợp.
- Phát động được phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải.
- Chú trọng công tác tuyên truyền sâu rộng đến các bậc phụ huynh và cộng đồng.
- Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp để bổ sung cơ sở vật chất cho nhà
trường.
+ Đối với giáo viên:
- Tham gia đầy đủ các lớp do trường và các cấp tổ chức.
- Tham gia làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải
- Sắp xếp trang trí môi trường nhóm lớp phù hợp.
- Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động sinh hoạt phù hợp.
- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng viết về môi trường, sống tích cực có hiệu quả với môi
trường và giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm thực hành.
+ Đối với phụ huynh:
- Cùng ủng hộ nhà trường trong việc thu gom nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ
chơi, cũng như hỗ trợ nhà trường mua sắm trang thiết bị và tạo cảnh quang sư phạm xanh,
sạch đẹp .
- Phối kết hợp với giáo viên giáo dục nề nếp thói quen bảo vệ môi trường tại gia đình.
2. Kiến nghị:
- Đề nghị với PGD – Sở giáo dục tổ chức hội thi chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường

với nhiều hình thức và cung cấp thêm các loại sách, các tạp trí có liên quan đến công tác
giáo dục bảo vệ môi trường để giáo viên có thêm tài liệu tham khảo.
- Cung cấp các tranh ảnh khổ lớn có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường làm tranh ảnh
tuyên truyền tại trường. Tiếp tục đưa chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường là một trong
những chuyên đề trọng tâm các năm tiếp theo.
Trên dây là một số giải pháp tôi đã áp dụng tại trường và đã đạt được một số kết quả
đảng phấn khởi. Những kinh nghiệm trên của tôi không tránh khỏi phần thiếu sót và hạn chế,
rất mong hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm các cấp đóng góp ý kiến.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Nga Lĩnh, ngày 02 tháng 4 năm 2016
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao
chép nội dung của người khác
19


Người viết
Yên Thị Tương

Hoả Thị Thuý

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ giáo dục và đào tạo, chương trình giáo dục mầm non (Thông tư 17/2009/TT
–BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của bộ trưởng bộ GD&ĐT). Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam.
2, Bộ giáo dục và đào tạo -Vụ giáo dục mầm non hướng dẫn thực hiện nội
dung GDBVMT trong trường Mầm Non

3, Bé thực hành các tình huống bảo vệ môi trường dành cho trẻ mầm non của tác
giả: Trần Thị Ngọc Tâm, Nguyễn Thị Quyên, Lương Thị Bình – NXB giáo dục Việt
Nam.
4, Đĩa đi xi đi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thân thiện với
môi trường của tác giả Vũ Yến Khanh, L ương Thị Bình, Nguyễn Thị Sinh
Thảo , V ũ Ngọc Minh, Mai Thị Mai.
5, Tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT trong trường mầm non của Bộ
giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục mầm non.
6, Hướng dẫn sử dụng bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo BVMT. Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
7, Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục BVMT cho trẻ mầm non( Tài
liệu dành cho giáo viên và cha mẹ). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
8, Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển ,
hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi. Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
9, Bé bảo vệ môi trường – Bộ giáo dục và đào tạo – vụ giáo dục mầm non.
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
10, Tranh ảnh, lô tô, hướng dẫn trẻ mẫu giáo giáo dục BVMT- Nhà xuất bản
giáo dục việt nam.


PHỤ LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9

NỘI DUNG NHỮNG CỤM TỪ
Môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường GDBVMT
Xây dựng môi trường XDMT
Bảo vệ môi trường BVMT
Cán bộ giáo viên
Công nghệ khoa học
Giáo viên- nhân viên
M ẫu giáo
Phòng giáo duc

VIẾT TẮT
MT
GDBVMT
XDMT
BVMT
CBGV
CNKH
GV-NV
MG
PGD



×