I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống
giáo dục quốc dân, “Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Nó là
giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả năng
của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã nêu rõ: “Sức khoẻ của trẻ em hôm
nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”
Sức khoẻ là vốn quí của con người, chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ hôm
nay là chăm sóc cho nguồn nhân lực của đất nước mai sau. Vì vậy, việc giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là mục tiêu trong việc chăm sóc giáo
dục và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm Non.
Ở lứa tuổi này, việc chăm sóc giáo dục sức khoẻ cho trẻ là nhiệm vụ cần
thiết và không thể thiếu được. Trẻ rất cần bàn tay chăm sóc của bố mẹ, người
thân và cô giáo. Thông qua hoạt động chăm sóc nhằm giúp trẻ phát triển toàn
diện của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn,
cơ thể phát triển hài hoà, cân đối, giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn,
giúp đỡ mọi người xung quanh, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích
cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp, mong muốn được tạo ra cái đẹp, thích khám phá
tìm tòi, có một số kĩ năng cơ bản như: So sánh, quan sát, phân tích tổng hợp, suy
luận…,cần thiết làm tiền đề cho trẻ bước vào trường phổ thông.
Như vậy, có thể nói: Đảng và nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến việc
chăm sóc sức khoẻ trẻ em và xem việc nâng cao sức khoẻ cho trẻ em là vấn đề
quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Trong những năm qua bậc học
mầm non đã tổ chức tập huấn rất nhiều lớp chuyên đề về vệ sinh an toàn thực
phẩm và kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non. Nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Chính vì
vậy, đối với con người nói chung, trẻ mầm non nói riêng muốn tham gia các
hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói đến phải có sức khỏe tốt, đặc biệt sức
khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp
lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ… trong đó: chế độ dinh
dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ được ăn uống đủ chất, cân
đối giữa các chất như: Đạm - mỡ - đường - vitamin và chất khoáng. Nếu trẻ
thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân, môi trường không
tốt…đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do vậy
công tác chăm sóc - nuôi dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị trí vô cùng
quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường và đây cũng
là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất, các cơ quan của cơ thể đang trên đà
hoàn thiện và hình thành nhân cách của trẻ tốt nhất của cuộc đời, đồng thời đây
cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ bước vào bậc
học phổ thông một cách vững chắc nhất.
Song thực tế hiện nay vẫn còn một số giáo viên và phụ huynh chưa quan
tâm đúng mức đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. kiến thức nuôi dạy trẻ
còn hạn chế, do đó tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng mắc các loại bệnh như: viêm
phế quản, sâu răng… còn quá nhiều. Với nhận thức trên năm học 2015 - 2016
tôi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu. Đó là “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Nga Thanh”
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại
trường Mầm non Nga Thanh đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt.
Giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao kiến thức dinh dưỡng và công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non đạt kết quả cao hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và trẻ độ tuổi từ 18 - 72 tháng tuổi
ở trường mầm non Nga Thanh.
4. Phưong pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu, sách báo, mạng Internet có
nội dung nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của mọi
người, mọi nhà và toàn xã hội, mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc nuôi
dưỡng và được học tập một cách bình đẳng không phụ thuộc hoàn cảnh riêng về
gia đình, dân tộc, địa phương. Đó không những là mục tiêu của cách mạng mà
còn là ước mơ tha thiết của những người làm cha làm mẹ, vì trẻ em là niềm hạnh
phúc của mọi gia đình, là tương lai của mọi dân tộc.
Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Song để cho trẻ ăn, ngủ, học hành như thế nào cho khoa học là cả một quá
trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cả gia đình, nhà trường và của toàn xã
hội mà chiếc nôi đầu tiên của trẻ là gia đình, môi trường đầu tiên trẻ tiếp xúc là
trường mầm non. Vì vậy người giáo viên mầm non vừa là người mẹ thứ hai của
trẻ vừa là người nuôi trẻ, chăm sóc trẻ.Việc chăm sóc giáo dục trẻ là một vấn đề
rất quan trọng trong xã hội chúng ta. Sức khoẻ của trẻ có tác dụng rất lớn trong
việc phát triển trí tuệ, phát triển đầy đủ về các mặt giúp trẻ thông minh, nhanh
2
nhẹn trong hoạt động hàng ngày. Cơ thể con người có thể tồn tại hoạt động và
phát triển được là nhờ ta đưa vào cơ thể các chất dinh dưỡng vì thế mà cơ thể trẻ
đòi hỏi được cung cấp hàng ngày đầy đủ năng lượng và các chất cần thiết ở mỗi
thời kỳ khác nhau, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên đòi hỏi nhu
cầu dinh dưỡng khác nhau.
Trước kia có người từng quan niệm “trời sinh voi trời sinh cỏ” theo quan
niệm này thì việc đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo một cách tự nhiên theo năm
tháng miễn là cho trẻ ăn để nó lớn, còn ăn như thế nào? có phu hợp với nhu cầu
dinh dưỡng của cơ thể hay không? có đảm bảo thành phần dinh dưỡng của các
chất và cân đối hợp lý khẩu phần ăn hay không thì không cần biết. Nhưng ngày
nay điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học ngày càng phát triển, trình độ dân trí
ngày càng cao. Vấn đề dinh dưỡng đối với con người là hết sức cần thiết. Dinh
dưỡng đối với con người là cả một công trình khoa học đã được nhiều nhà dinh
dưỡng học trong nước và trên thế giới nghiên cứu. Đặc biệt là đối với trẻ lứa
tuổi mầm non, không phải chỉ cho trẻ ăn no là đủ mà phải cho trẻ ăn đủ chất, đủ
lượng, cân đối, hợp vệ sinh có như vậy thì trẻ mới có đủ sức khoẻ tốt, cơ thể mới
phát triển hài hoà, cân đối là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất
và trí tuệ.
Bởi vì trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh như bệnh đường ruột, hô hấp, còi xương...
ở trẻ bộ máy tiêu hoá phát triển chưa hoàn thiện nên chăm sóc không đúng khoa
học sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Việc phòng chống để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng trong toàn cộng đồng đặc biệt là đối với trẻ trong trường mầm non nói
riêng và trẻ em trong toàn xã hội nói chung là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo
dục.Muốn giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non thì đầu
tiên phải nói đến việc tổ chức cho trẻ ăn, ngủ tại trường mầm non đầy đủ chế độ
theo từng độ tuổi.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên trường mầm non ngoài nhiệm vụ giáo
dục thì nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng là khâu then chốt. Trẻ đến trường mầm
non được chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học phù hợp với sự phát triển tâm
sinh lý của trẻ qua từng giai đoạn để giúp cơ thể phát triển tốt cả về thể chất, trí
tuệ, hành vi văn minh, những thói quen ban đầu. Trẻ tham gia vào các hoạt động
tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, phát triển trí thông minh, năng lực hoạt
động trí tuệ, nhận thức thế giới xung quanh mình một cách đầy đủ hơn, hoàn
thiện hơn từ đó trẻ biết yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, thái độ
hành vi đúng đắn của trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
Nếu cho trẻ ăn thiếu chất hoặc thừa chất đều là những mầm mống gây bệnh
tật cho trẻ. Nếu thiếu chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, có thể còi xương, dễ mắc
bệnh nhiễm khuẩn. Nếu trẻ ăn thừa chất trẻ sẽ bị béo phí và mắc một số bệnh về
tim mạch rất nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là việc làm
hết sức cần thiết chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đứng vị trí hàng đầu trong
trường mầm non. Do đó người phụ trách chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại
trường mầm non cần phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu dinh
3
dưỡng cần thiết của trẻ trong một ngày để có biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt
nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng nhằm giúp trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn, cơ thể
phát triển hài hoà, cân đối góp phần giáo dục trẻ thành con người phát triển toàn
diện có ích cho xã hội.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng chung
Nga Thanh là một xã Nghèo của huyện Nga Sơn, có tổng hộ nghèo là 273/
toàn xã, với tổng diện tích đất tự nhiên 1550 ha, ngành nghề chủ yếu là sản xuất
tiểu thủ công nghiệp và cây cói, toàn xã có 7 xóm với số khẩu là 6.269 nhân
khẩu.
Nhân dân Nga Thanh là những người nông dân chăm chỉ cần cù tự vươn
lên trong mọi khó khăn, các điều kiện đó cũng góp phần thuận lợi về sự phát
triển giáo dục của nhà trường. tuy nhiên do mức thu nhập của người dân chưa
cao, chưa đồng đều, dân trí còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển giáo dục nói chung và phát triển Mầm Non nói riêng. Đời sống của
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc tạo điều kiện cho con em đến trường
được ăn ngủ, nghỉ ngơi, học tập, vui chơi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, và được
chăm sóc một cách khoa học, đang còn là một vấn đề nan giải của rất nhiều phụ
huynh trong toàn xã.
2.2. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, Phòng giáo dục đào
tạo tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe
tâm huyết với nghề .
Nhà trường có quy mô rộng rãi thoáng mát, môi trường xanh sạch đẹp, đã
có bếp ăn một chiều, tủ lưu mẫu thức ăn, hệ thống nước sạch...
2.3. Khó khăn:
Do đặc điểm của địa phương là một xã có nhiều hộ nghèo mức sống chưa
cao, do đó việc huy động trẻ ăn bán trú tại trường còn rất thấp, số tiền đóng góp
cho trẻ ăn đầu năm chỉ: 10.000đ /1 trẻ/ngày, nên việc xây dựng thực đơn phong
phú, hấp dẫn cho trẻ ăn tại trường còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó còn một số
phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học,
nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa gọn gọn
gàng sạch sẽ.
Ngoài ra trang thiết bị hiện đại phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn thiếu
thốn. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trẻ, thiếu kinh nghiệm trong thực
hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và 3 nhân viên nuôi dưỡng chưa đạt
chuẩn về nghiệp vụ nấu ăn do, vậy việc chế biến thức ăn như thế nào để đảm
bảo tốt việc nuôi dưỡng cũng là một vấn đề gặp rất nhiều nan giải.
4
Qua thực đơn ta thấy các cháu ăn thịt lợn nạc nhiều, không được ăn cá cua
tôm. Nhìn chung chất lượng bữa ăn không đồng điều, tỷ lệ các chất lại mất cân
đối nên ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cơ thể trẻ. Do vậy giá trị dinh dưỡng
khẩu phần ăn của trẻ bị giảm đi.
Hơn nữa các loại thực phẩm có nguy cơ bị làm giả, làm nhái, và còn bị tẩm
ướp các hóa chất độc hại luôn ẩn chứa những nguy cơ nhiễm khuẩn làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm giảm chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường mầm
non.
2.4. Kết quả của thực trạng:
* Kêt quả khảo sát đầu năm học 2015 - 2016: (Tháng 9/2015)
Nội dung khảo sát
Số trẻ được
khảo sát đầu
năm học
Tỷ lệ %
1. Chất lượng chăm sóc
Tổng số trẻ đến trường / trẻ điều tra
187/275
68
Tổng số trẻ ăn bán trú
180
96,2
Trẻ khám sức khỏe định kỳ
187
100
Trẻ mắc các bênh
46
24,5
Trẻ chưa có thói quen nề nếp vệ sinh cá nhân
80
42,7
2. Chất lượng nuôi dưỡng
Trẻ cân nặng bình thường
154
82,3
33
17,6
Trẻ chiều cao bình thường
160
85,6
Trẻ thấp còi
27
14.4
Trẻ Suy dinh dưỡng
Kết quả trên ta thấy chất lượng chăm sóc và chất lượng nuôi dưỡng đầu
năm số cháu ăn bán trú tai trường rất thấp, tỷ lệ trẻ mắc bệnh, trẻ suy dinh
dưỡng, trẻ thấp còi, còn rất cao, còn lại đa phần là trẻ chưa có nề nếp thói quen
vệ sinh cá nhân.
* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Trường mầm non Nga Thanh,
có tổng số 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó: có 03 cán bộ quản lý, 15
giáo viên, 5 nhân viên (01 nhân viên kế toán, 3 nhân viên nuôi dưỡng). Cán bộ
quản lý và giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn về nghiệp vụ nuôi dạy trẻ mầm
non, 15 giáo viên trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ trên lớp, 4 nhân viên nuôi
dưỡng đều mới có bằng sơ cấp chế biến thức ăn. Qua kiểm tra đánh giá chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của giáo viên tôi thấy chất lượng chăm sóc, nuôi
5
dưỡng và giáo dục trẻ đạt tỷ lệ chưa cao, nhân viên nuôi dưỡng chưa có kinh
nghiệm trong việc chế biến thức ăn cho trẻ.
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Đối với nhân viên nuôi dưỡng:
Để cán bộ giáo viên hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác chăm
sóc nuôi dưỡng, nắm vững nội dung các chuyên đề có liên quan đến giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm một cách nhẹ nhàng. Tôi đã tham mưu
với Ban giám hiệu nhà trường về công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng trong
việc tổ chức cho trẻ bán trú tại trường mầm non là hết sức cần thiết, vì vậy
những người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cần phải nhận thức rõ mục
đích, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực của việc tổ chức cho
trẻ ăn bán trú tại trường.
Bồi dưỡng củng cố cho cô nuôi về qui trình bếp một chiều, cách bảo quản
thực phẩm, rau củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các
thao tác về qui trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon cho cô nuôi.
Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho cô nuôi, qua các đợt hội
thảo chuyên đề, những vấn đề chủ yếu như định lượng khẩu phần ăn, các chất
dinh dưỡng cần đạt để cung cấp calo cho trẻ và các kiến thức để đảm bảo vệ sinh
môi trường, vệ sinh trong khi chế biến.
Nhân viên nuôi dưỡng được nhà trường cho đi khám sức khỏe và xét
nghiệm phân theo định kỳ 1năm 2 lần theo quy định.
Đối với giáo viên:
Giáo viên trong trường Mầm non là lực lượng quyết định chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung, việc bồi dưỡng về nhận thức cung cấp các
kiến thức và kỹ năng thực hành về chăm sóc sức khỏe cho trẻ đối với giáo viên
là vấn đề phải làm thường xuyên, liên tục.
Vào đầu năm học tôi đã tham mưu nhà trường tổ chức cho giáo viên học
các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu, biết cách sử lý và phòng tránh một số
tai nạn gây thương tích ở trẻ như: trẻ bị sặc, hóc xương, ngậm thức ăn và các
loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ…Những kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, cách tổ
chức giờ ăn giờ ngủ cho trẻ ở từng độ tuổi, cách xử lý một số tình huống đặc
biệt như trẻ khó ăn khó ngủ, trẻ khó thích nghi với điều kiện mới đến trường,
cách tổ chức và quản lý môi trường lớp học, vệ sinh và an toàn cho trẻ, cách tổ
chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với “Dinh dưỡng dành cho bé”, “Bé tập
làm nội trợ”. Đó là những nội dung bồi dưỡng rất thiết thực với đội ngũ giáo
viên và nhân viên cấp dưỡng hàng năm.
Tổ chức học các lớp chuyên đề như: chuyên đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ
sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm
non…
6
Hình ảnh: Giáo viên tham gia học chuyên đề về CSSK cho trẻ.
Với chức năng là một phó hiệu trưởng quản lý công tác chăm sóc nuôi
dưỡng, trong nhà trường tôi tham mưu với ban giám hiệu mua một số sách báo
có nội dung về cách nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ, các tài liệu về vệ sinh
dinh dưỡng. Bên cạnh đó tôi chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh
dưỡng vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề.
Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non”, chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp
những nội dung sau: - Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất,
rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn;
ngồi ăn ngay ngắn, tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không
nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
- Tập cho trẻ tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn
đồ dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ.
- Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định,
rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh môi trường như không
khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi qui định
Đặc biệt là tôi chỉ đạo 100% giáo viên vệ sinh nhóm lớp vệ sinh môi
trường trong và ngoài lớp học 1 tuấn 1 lần, vệ sinh đồ dùng đồ chơi của trẻ 2
lần một tuấn, Tổng vệ sinh khơi thông cống rãnh 1 tháng 1 lần..
Kết quả:
- 100% giáo viên nắm vững nội dung phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ, biết vận dụng nội dung vào giảng dạy một cách linh hoạt.
7
- 100% các cô nuôi có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách
lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ dưới 6 tuổi.
3.2. Lấy chất lượng để huy động số lượng trẻ đến trường.
Trẻ đến trường không phải chỉ cần học tập, vui chơi mà chính là phải được
chăm sóc nuôi dưỡng theo phương pháp khoa học, nghĩa là phải được tổ chức
tốt mọi hoạt động trong ngày từ giờ học, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh.Vì
vậy nhà trường phải tổ chức thật tốt các bữa ăn cho trẻ đảm bảo đẩy đủ khẩu
phần ăn trong ngày, chất lượng bữa ăn đảm bảo năng lượng, tỉ lệ cân đối giữa
các chất sinh năng lượng, thực phẩm và chế độ ăn phù hợp với từng lứa tuổi.
Lượng dinh dưỡng trong ngày phải đảm bảo đối với trẻ nhà trẻ từ 12 - 36 tháng
tuổi là 1.180 kcal/ngày ở trường mầm non cần đạt 708-826 kcal/ngày (60% 70% nhu cầu cả ngày) năng lượng cả ngày.
Đối với trẻ mẫu giáo từ 36-72 tháng tuổi là 1.470 kcal/ngày ở trường cần
đạt 735-882 kcal/ngày (50% - 60% nhu cầu cả ngày), đảm bảo đủ chất dinh
dưỡng:
•
Nhà trẻ tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:
- Protit cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần
- Lipít cung cấp khoảng 35-40% năng lượng khẩu phần
- Gluxit cung cấp khoảng 45-53 năng lượng khẩu phần
•
Mẫu giáo tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:
- Protit cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần
- Lipít cung cấp khoảng 20-30% năng lượng khẩu phần
- Gluxit cung cấp khoảng 55-68% năng lượng khẩu phần.
Qui định chế độ dinh dưỡng lứa tuổi 12-72 tháng tuổi: (nhu cầu dinh
dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam theo quyết định số2824/QĐBYT ngày 30 tháng 7 năm 2007)
Tôi đã chỉ đạo tới tất cả giáo viên và nhân viên trong việc tổ chức bữa ăn cho
trẻ trong việc nuôi dưỡng thì phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đặc
điểm tâm, sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí
tuệ, nhưng bộ máy tiêu hoá, chức năng tiêu hoá và hấp thụ của trẻ chưa hoàn chỉnh,
các chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể hoạt động còn yếu, khả
năng miễn dịch của trẻ đối với bệnh tật chưa cao. nên chúng ta phải chăm sóc trẻ
phù hợp theo lứa tuổi, thức ăn của trẻ phải ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, từ
8
loãng đến đặc, từ bột đến cháo, đến cơm nát, đến cơm thường phải cho trẻ ăn đúng
giờ, đủ chất, đủ lượng đảm bảo 50% thức ăn động vật và 50% thức ăn thực vật,
thức ăn phải nấu nhừ, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi, thức ăn của
trẻ mềm, sạch, an toàn, dễ tiêu hoá, để bữa ăn cho trẻ đủ chất cần chọn và phối hợp
nhiều loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
thức ăn của trẻ trong một bữa cần phôi hợp 4 nhóm thực phẩm chất đạm, chất béo,
chất bột đường, chất vi ta min và muôi khoáng.
* Chất lượng bữa ăn:
Để thực hiện tốt yêu cầu mà ngành học mầm non đề ra trong công tác nuôi
dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Để cho trẻ được ăn đầy đủ các
chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn thì đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên
theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo tổ nuôi dưỡng thực hiện tốt một số nội dung:
Xây dựng khẩu phần ăn:
Xây dựng được thực đơn và khẩu phần ăn hợp lý nhằm đảm bảo đầy đủ
nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, xây dựng khẩu
phần ăn phải dựa trên một số nguyên tắc để vận dụng thay thế các loại thực
phẩm, đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất động vật và thực vật, vitamin và chất
khoáng…đảm bảo khẩu phần ăn ở trường của trẻ .
Xây dựng thực đơn.
Phải căn cứ vào thực tế để xây dựng thực đơn chuẩn đảm bảo cân đối giữa
các chất.
Phải căn cứ vào mức tiền ăn của 1 trẻ/ ngày, căn cứ vào tỉ lệ của các chất
(P_L_G) và lượng clo yêu cầu.
Căn cứ theo mùa, căn cứ vào tâm sinh lý của trẻ mà xây dựng thực đơn cho
trẻ. Việc xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý là rất quan trọng, do
vậy ngoài việc làm trực tiếp tôi còn phải học hỏi thêm những người có kinh
nghiệm, chuyên môn để cho cơ cấu khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi.
Thực đơn xây dựng theo mùa, ngày đảm bảo đủ, đúng chất dinh dưỡng phù
hợp với nguồn thực phẩm có ở địa phương. Song phải đảm bảo thực đơn ngon,
sử dụng được nhiều loại thực phẩm, phù hợp với mức tiền cha mẹ trẻ đóng.
Khi đã xây dựng được thực đơn chuẩn rồi, bản thân tôi thường xuyên kiểm
tra chỉ đạo cho tổ nuôi phải tổ chức thực hiện theo đúng thực đơn, nếu có vướng
mắc, chỉnh sửa gì thì phải báo cáo ngay để phối hợp giải quyết. Tránh trường
hợp không đảm bảo chế độ ăn, hoặc không phù hợp với độ tuổi, chỉ đạo việc chế
biến các món ăn phù hợp, thay đổi thực phẩm hàng ngày để giúp trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết khẩu phần, đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ nước nhất là vào mùa hè,
đảm bảo tốt khâu vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh đồ dùng.
Do mức đóng góp tiền ăn của trẻ đầu năm chỉ mới 10.000đ/1 xuất, nên định
lượng calo chưa đảm bảo. Vì vậy tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nâng mức
9
đóng góp lên 12.000đ/1 xuất ăn. Để đảm bảo khẩu phần ăn được cân đối và hợp
lý, đảm bảo đầy đủ năng lượng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiế tôi đã xây
dựng thực đơn như sau.
Ví dụ: Tôi đã biết vận dụng vào thực tế và nguồn thực phẩm theo mùa để
xây dựng thực đơn 1 tuần hợp lý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
Thứ ngày
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa chính
Thịt sốt cà chua
Canh rau ngót nấu cua
Tôm rim thịt
Muối lạc
Canh bí hầm xương
Cơm
Ruốc thịt nạc
Canh mồng tơi nấu ngao
Cơm
Cá rim
Canh rau cải nấu cua
Cơm
Thịt đậu phụ sốt cà chua
Muối vừng
Bữa phụ
Cháo khoai bí ngô
Cháo lươn
Xôi đậu xanh
Cháo xương thịt nạc
Bún riêu cua
* Tóm lại: Việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ tại trường đảm bảo an toàn và hình
thành nề nếp trong ăn uống cho trẻ tốt thì rất thuận lợi cho việc huy động số
lượng trẻ ăn ngủ tại trường ngày càng tăng
Kết quả:
275/275 cháu = 100% trẻ đến trường đều ăn bán trú tại trường.
3.3. Chỉ đạo giáo viên nuôi dưỡng chế biến thực phẩm:
Chế biến thức ăn là khâu quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất,
đủ khẩu phần về năng lượng và các chất dinh dưỡng, khi chế biến thực phẩm
cần đảm bảo phù hợp với độ tuổi và khả năng tiêu hoá của trẻ (các cô nuôi cần
nắm vững 10 nguyên tắc vàng để đảm bảo an toàn thực phẩm và 10 lời khuyên
dinh dưỡng hợp lý).
Yêu cầu đối với khâu chế biến thực phẩm:
Dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, có ký hiệu, dùng riêng cho
thực phẩm sống và thực phẩm chín (dao, thớt, rổ, rá, nồi, xoong...) các loại thực
phẩm rửa sạch rồi mới thái nhỏ, thái trên bàn sạch sẽ, dụng cụ chế biến thực
phẩm xong phải rửa ngay, tráng nước sôi, thực phẩm đi theo một chiều từ thực
phẩm sống, làm sạch, rửa, thái nhỏ, nấu chín, chia ăn.
10
Hình ảnh: Nhân viên nuôi dưỡng chế biến món ăn cho trẻ.
Cách nấu và chế biến thực phẩm cần đảm bảo thức ăn còn đầy đủ các chất
dinh dưỡng, không để lại bệnh tật gì do ăn uống, đề phòng thức ăn bị ô nhiễm từ
giai đoạn thức ăn sống được nấu chín và đưa đến trẻ sử dụng.
Cách chế biến: Các cô nuôi phải biết cách chế biến các thực phẩm sao cho
thực phẩm phải ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, hấp dẫn, gây được sự thèm ăn
của trẻ, cụ thể như sau:
Cách nấu cơm: Vo gạo để loại bớt các tạp chất, cát, sạn là cần thiết, tuy
nhiên vo gạo cũng làm thoát các chất dinh dưỡng B1 hao hụt từ 20-30%, chất
đạm 25%. Chất béo 42,6%, chất bột đường 2%, muối khoáng có thể mất tới
70%.
Nấu cơm hạn chế tối đa mất B1: Vo gạo bằng rá trong chậu nước, nhặt
thóc, sạn, nước nấu sôi mới bỏ gạo vào, cho nước vừa đủ, không chắt nước cơm.
Cách chế biến rau: Nhặt sạch rau, rửa nhẹ nhàng, rửa dưới vòi nước sạch,
khi nào nấu mới cắt rau và nấu liền, để lâu sẽ bị mất vitamin, khi nấu cho rau
vào nước đã sôi nêm muối, hao hụt sẽ ít hơn, tránh nấu lâu, nấu xong cho trẻ
dùng ngay, nên cho trẻ ăn cả rau lẫn nước.
Cách chế biến thịt, cá: Thịt, cá rửa sạch, bỏ xương, xay nhỏ, ướp mắm,
muối sau đó phi hành mỡ thơm cho thịt, cá vào đảo đều vừa chín mềm, có mùi
thơm ngọt cho trẻ ăn ngay.
Cô cấp dưỡng phải được tập huấn các lớp chế biến các món ăn cho trẻ, nắm
vững cách chế biến các món ăn của trẻ và thực hiện đúng 10 nguyên tắc vàng để
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ví dụ chế biến bữa phụ : Cháo thập cẩm:
Nguyên liệu cho 10 suất ăn
11
Gạo nếp, gạo tẻ: 500g, tôm: 100g, cua: 200g
Thịt lợn nạc vai: 100g, hành, mùi: 50g, cà rốt: 100g
Khoai tây: 200g, dầu thực vật: 100g
Mắm, muối; vừa đủ, nước sạch: 400ml
Cách làm:
Rau nhặt, rửa sạch, thái nhỏ,
Gạo vo, đãi sạn, thóc, để ráo nước
Tôm lột vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ đen trên lưng, thái nhỏ, ướp mắm, muối, hành
khô.Phi thơm hành, dầu, cho tôm vào xào chín, nêm vừa mắm, nuối. Nước đong
vừa đủ 1/3 để nấu chín, 2/3 để lọc cua. Cua ngâm nước, rửa sạch đất, bỏ mai,
yếm miệng, để ráo nước, khều gạch của ra bát, cho cua vào xay nhỏ, cho một ít
muối, đổ nước lạnh vào bốp, lọc lấy nước.
Đun sôi nước cua, thả hành khô đã nướng, đập dập vào, khi cái cua nổi,
đông chắc vớt cái cua ra bát, dầm nhỏ. Phi thơm hành dầu, chưng gạch cua. Thịt
rửa sạch thái nhỏ, xay nhỏ, ướp mắm muối chừng 15 phát, sau đó phi thơm hành
dầu, cho thịt vào xào chín.
Cà rốt tươi, ngon, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, bỏ vào nồi đun
sôi, sau đó cho giạo vào, khi hạt gạo nở làm đôi cho nước cua đã đun sôi vào
đun tiếp đến khi cháo nhừ, cho thịt, tôm đã xào vào đun sôi một lúc, nêm vừa
mắm muối bắc nồi ra khỏi bếp, cho hành, mùi vào.
Yêu cầu thành phẩm: Cháo sánh, nhừ, vừa ăn, thơm ngon, ngọt
Thức ăn nấu xong đậy kín, tránh ruổi, bụi bẩn và chia ăn ở trên bàn chia ăn.
3.4. Tổ chức tốt bữa ăn hình thành nề nếp thói quen trong giờ ăn cho trẻ:
Ăn uống hợp lý là một trong những điều kiện cơ bản nhằm đảm bảo tới sự
phát triển thể lực và tầm vóc của trẻ. Vì vậy giáo viên phải hình thành cho trẻ
một số nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong bữa ăn, phải rửa tay sạch bằng
xà phòng trước khi ăn, biết mời cô giáo, bạn, trong khi ăn không được nói
chuyện riêng, ăn chậm, nhai kỹ, không xúc cơm của mình đổ cho bạn, không
làm vãi cơm ra bàn ăn, biết sử dụng một số đồ dùng ăn uống, biết cách ăn sạch,
ăn đủ, đảm bảo vệ sinh, sau khi ăn lau miệng (đánh răng đối với trẻ mẫu giáo).
* Chỉ đạo giáo viên tổ chức bữa ăn tại lớp:
Phân công sắp xếp công việc giữa các giáo viên một cách hợp lý, cần tạo cho
trẻ ăn, uống hợp vệ sinh, chuẩn bị trước bữa ăn quét dọn phòng ăn sạch sẽ, bàn ghế
sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, lau sạch bàn chia thức ăn, bát, thìa, đĩa tráng nước sôi
để dùng cho bữa ăn, đồ dùng ăn uống sạch sẽ, khô ráo, bầy xếp đẹp mắt, sẽ gây được
phản xạ kích thích trẻ thèm ăn, hứng thú ăn ngon miệng, ăn hết xuất, sắp xếp chỗ
ngồi ăn của trẻ phải thoải mái, tránh ngồi quá chật trẻ bị gò bó, ăn mất ngon hoặc gây
vướng sẽ bị đổ cơm, bố trí cho trẻ có chỗ ra vào, cô chia ăn phải rửa tay bằng xà
phòng, đeo khẩu trang, đi găng tay, mặc tạp dề chia thức ăn, chia cơm chia xong cho
trẻ ăn ngay, trẻ rửa tay bằng xà phòng mới vào bàn ăn.
12
Chăm sóc trẻ trong bữa ăn: Cho trẻ ăn phải thực hiện đúng gìơ, đúng qui
định vệ sinh, cô rửa tay bằng xã phòng trước khi chia thức ăn và cho trẻ ăn, khi
trẻ ăn cô đến gần trẻ nhẹ nhàng, ân cần, khéo léo giới thiệu món ăn là biện pháp
tâm lý gây cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
Hình ảnh: Cô giáo chăm sóc và hướng dẫn cho trẻ ăn tại lớp
Đối với trẻ mẫu giáo trẻ ăn xong đem bát thìa bỏ vào xô, sau đó dọn ghế
của mình xếp vào nơi qui định, cô nhắc trẻ rửa tay, lau miệng, uống nước.
Vệ sinh sau khi ăn: Trẻ ăn xong cô thu dọn bàn ghế ngay, lau bàn bằng
khăn ướt, giặt khăn phơi ngoài nằng cho khô, lau sàn nhà sau mỗi bữa ăn, rửa
bát thìa bằng nước rửa bát tráng lại nước sạch sau đó tráng nước sôi hoặc phơi
nắng cho khô rồi xếp vào nơi qui định.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng chặt
chẽ để kịp thời khen thưởng giáo viên và học sinh hàng tháng, học kỳ, nhằm
nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng của
giáo viên và trẻ.
Tóm lại: Việc tổ chức ăn uống và hình thành tốt nề nếp thói quen ăn uống
cho trẻ góp phần quan trọng bảo vệ, nâng cao thể lực và giáo dục đạo đức, hành
vi văn minh cho trẻ, ban giám hiệu nhà trường lập kế hoạch chỉ đạo sát sao,
kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của giáo viên theo nội qui nhà trường đề ra phối
hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc và giáo
dục trẻ, giáo dục những thói quen văn minh trong ăn uống, chỉ có thể đạt kết quả
vững chắc khi nó là công việc chung của nhà trường và gia đình.
Kết quả: 100% nhân viên nhà bếp biết cách chế biến và thực hiện tốt đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
13
3.5. Giáo viên tổ chức giấc ngủ cho trẻ:
Ngoài vấn đề đảm bảo ăn uống thì đảm bảo giấc ngủ cho trẻ là một trong
những điều kiện cần thiết giúp sức khoẻ trẻ phát triển, nên tôi luôn nhắc nhở tổ
nuôi dưỡng phải đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ. Vì đối với trẻ nếu thiếu ngủ
sẽ tiêu hoá và hấp thụ thức ăn kém, chỉ ngủ đủ giấc thì việc tận dụng chất dinh
dưỡng để tái tạo và sinh sản tế bào mới tốt. Vì vậy ở trường mầm non cần coi
trọng việc tổ chức giấc ngủ không kém gì việc tổ chức ăn uống. Cần cho trẻ ngủ
đúng giờ và đủ giờ (trẻ từ 18-72 tháng ngủ 1 giấc trưa 150 phút), trẻ ngủ sâu để
hình thành phản xạ đúng giờ cũng như thói quen ngủ nhanh chóng thì hàng ngày
cần cho trẻ ngủ đúng giờ qui định như cho trẻ ngủ từ 11g30 phút đến 14 giờ,
sớm quá trẻ chưa ngủ được hình thành thói quen thao thức, nếu ngủ muộn quá
trẻ không còn muốn ngủ nữa, cần cho trẻ ngủ đúng giờ qui định sẽ không ảnh
hưởng đến hoạt động buổi chiều của trẻ.
Làm tốt công tác vệ sinh trước khi cho trẻ ngủ. Phòng ngủ phải thoáng,
sạch sẽ, mát về mùa hè, ấm về mua đông, phải đảm bảo đủ không khí,
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ rất quan trọng. Cô chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ,
tạo chỗ nằm cho trẻ thoải mái để trẻ dễ ngủ, quần áo hợp vệ sinh.
Những trẻ khó ngủ cô cần phải quan tâm gần gũi dỗ dành, kể chuyện cho
trẻ nghe hoặc hát ru cho trẻ ngủ. Trong khi trẻ ngủ cô theo dõi, quan sát trẻ
thường xuyên sửa tư thế nằm ngủ cho trẻ, cô không làm việc riêng, không nằm
ngủ cùng trẻ, cô theo dõi để uốn nắn trẻ ngủ thoải mái.
Kết quả: 100% giáo viên nhận thức đầy đủ về việc chăm sóc giấc ngủ cho
trẻ ở trường góp phần thực hiện tốt chương trình của bộ giáo dục đã đề ra cũng
như chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Hình ảnh: Cô giáo chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ tại lớp
14
3.6. Tổ chức khám sức khoẻ và vệ sinh phòng bệnh:
Bảo vệ sức khoẻ luôn đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ
chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Sức khoẻ ảnh hưởng mạnh mẽ đến
điều kiện sống, đặc biệt ở trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ nên công
tác vệ sinh phòng bệnh cần được quan tâm đúng mức, việc thực hiện chế độ vệ
sinh chăm sóc trẻ, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi
trường. Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc, ban giám hiệu phải kiểm tra
thường xuyên để đảm bảo cho trẻ luôn sống trong môi trường sạch sẽ, ngăn
ngừa những tác động bất lợi cho sức khoẻ của trẻ.
Để đảm bảo chế độ cân đo, khám sức khoẻ định lỳ cho trẻ, nhằm theo dõi
sát tình hình sức khoẻ của trẻ, phát hiện sớm bệnh tật, phối hợp nhà trường và
gia đình tham mưu với cấp uỷ, chính quyền sở tại bố trí cán bộ y tế xã thường
xuyên theo dõi sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non
Hình ảnh trẻ được cân đo khám sức khỏe định kỳ tại trường
Khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm, tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
phòng bệnh cho trẻ. Cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng 1 quí/lần.
Vệ sinh phòng bệnh: Mỗi trẻ điều phải có đồ dùng riêng có ký hiệu như
(quần áo, cốc, bát thìa, khăn mặt) chăn, gối, chiếu thường xuyên giặt, phơi nắng
hàng tuần, phòng ăn, phòng ngủ hàng ngày lau chùi, mở cửa thông thoáng, đồ
dùng đồ chơi của trẻ được lau chùi cọ rửa thường xuyên.
Vệ sinh môi trường: Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp. Giữ nguồn nước
sạch, xử lý rác, chất thải, khơi thông cống rãnh, quét dọn sân vườn sạch sẽ,
thoàng mát. Phun thuốc diệt ruồi muỗi vào buổi chiều sau khi trẻ về với gia
đình, hàng tuần các lớp tổng vệ sinh phòng, lớp, nhà trường, tổng vệ sinh trong
ngoài khu vực trường đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
15
Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh rửa tay cho trẻ bằng xà
phòng. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn để phòng chống sâu rằng, trẻ mẫu giáo tập
cho trẻ đánh răng, trẻ nhà trẻ cô cho trẻ súc miệng bằng nước.
* Kết quả:
- 100% cháu được cân đo và khám sức khỏe định kỳ.
- 92,2% trở lên cháu có sức khỏe bình thường, tỉ lệ cháu suy dinh dưỡng,
mắc các loại bệnh giảm.
3.7. Tổ chức, tham gia các hội thi tay nghề, Phối kết hợp các lực lượng
hỗ trợ đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường.
Phối kết hợp với các đoàn thể, lực lượng xã hội khác tổ chức, tham gia
các hội thi tay nghề.
Phối hợp cùng hội phụ nữ, ban văn hoá xã tổ chức tuyên truyền kiến thức
nuôi dạy con theo khoa học đến các bậc phụ huynh trên thông tin đại chúng, qua
các buổi sinh hoạt, hội họp địa phương tổ chức, kết hợp cùng nhà trường để tổ
chức các hội thi cho trẻ như hội thi “Bé khoẻ bé ngoan, nuôi con khoẻ, gia đình
dinh dưỡng trẻ thơ” Hội thi “Hội khỏe, Bé mầm non”
Hội thi “Hội khỏe, Bé mầm non” đều có nội dung liên quan đến giáo dục
dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, đặc biệt là hội thi “Bé tập làm nội trợ”
qua các hội thi được đông đảo phụ huynh hưởng ứng, lãnh đạo địa phương quan
tâm ủng hộ, các cháu hào hướng phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, nắm vững kiến
thức về nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác tuyên truyền qua các hội thi luôn đạt kết quả tốt (Vì trong hội thi
có đủ các thành phần tham dự như trẻ, cô, bố mẹ cùng tham gia), thông qua hội
thi giúp cho trẻ, giáo viên và phụ huynh hiểu biết, cũng cố kiến thức kỹ năng
thực hành giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cho phụ huynh
học sinh hiểu thêm được tầm quan trọng của ngành học mầm non.
Hình ảnh trẻ tham gia “ Hội khỏe bé khỏe mầm” non cấp trường
16
*Phối hợp nhà trường và gia đình thống nhất phương pháp chăm sóc
giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ tại trường mầm non.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh đóng vai trò quan
trọng trong việc huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ ở trường mầm non. Tôi đã thực hiện nhiều hình thức đa dạng, phong phú
như: Họp phụ huynh, bảng thực đơn, trên thông tin đại chúng mỗi tháng 2 lần
vào tối chủ nhật tuần 2 và tuân 4 hàng tháng về tầm quan trọng và sự cần thiêt
của việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ tại trường mầm non. Để các bậc phụ huynh nắm
bắt được kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ như phổ biến kiến
thức nuôi con theo khoa học, nuôi con khoẻ dạy con ngoan, cách lựa chọn thực
phẩm và kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ.
Ví dụ: Bữa ăn hợp lý thì phải ăn đúng giờ, ăn đủ các chất, hợp vệ sinh, cân
đối 50% đạm động vật, 50% đạm thực vật, đảm bảo 4 nhóm thực phẩm như chất
đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng, định lượng calo cần
cho cơ thể trẻ trong ngày trẻ từ 1-36 tháng tuổi năng lượng cả ngày là 1.180
kcal/trẻ/ngày nhu cầu năng lượng tại trường mầm non là 708-826 kcal/trẻ/ngày,
trẻ từ 36-72 tháng tuổi năng lượng cả ngay là 1.470 kcal/trẻ/ngày, nhu cầu năng
lượng tại trường mầm non là 735-882 kcal/trẻ/ngày.
Hướng dẫn giáo viên thông tin bảng tuyên truyền tại lớp, thông qua giờ đón
trẻ, trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tinh hình sức khoẻ, chế độ ăn uống, chăm
sóc để thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục, đề phòng một số bệnh theo
mùa, bệnh thông thường, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ trẻ và hinh
thành nề nếp thói quen cho trẻ trong ăn, ngủ, nề nếp sinh hoạt, chế độ luyện tập.
Mời phụ huynh đến trường xem tổ nuôi dưỡng chế biến các món ăn, tổ
chức bữa ăn cho trẻ, phân tích cho phụ huynh biết thức ăn chế biến phải đảm
bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ, phù hợp với lứa tuổi,
thức ăn của trẻ phải thái nhỏ, nấu nhừ. Thành lập ban phụ huynh chăm sóc sức
khoẻ ở trường gồm mỗi lớp hai thành viên, ban này có thể dự giờ thăm lớp, dự
cách chế biến các món ăn theo kế hoạch tuần, tháng, đột xuất và từ đó góp ý xây
dựng cho giáo viên, cho trường để nhà trường kịp thời sửa sai và điều chỉnh về
chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Kết quả:
Thông qua các hội thi 100% giáo viên và phụ huynh đã có nhận thức đầy
đủ nắm vững kiến thức về nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ tại trường đã làm cho tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, mắc các loại
bệnh giảm đáng kể. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình hơn trong
công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua quá trình nghiên cứu và đưa ra các biện pháp trong quản lý chỉ đạo
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như trên, sáng kiến của tôi đã
được ứng dụng đem lại hiệu quả, sự chuyển biến rõ rệt trong công tác chăm sóc
17
nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non nga thanh, kết quả ấy được thể hiện cụ thể
như:
4.1. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
100% trẻ ra lớp được tiêm và uống đầy đủ các loại vác xin, đảm bảo an
toàn, cân đo và khám sức khỏe định kỳ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
Số trẻ đến trường tăng so với đầu năm là 88 cháu, tỉ lệ trẻ ăn bán trú tại
trường ngày càng đông đạt 100%. và trẻ suy dinh dưỡng, mắc các loại bệnh
giảm đáng kể .
100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, không để trẻ xảy ra
ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, qua biểu đồ tăng trưởng,
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt so với đầu năm, còn lại trẻ mắc các loại
bệnh là 6,5 % chủ yếu là bệnh sâu răng.
* Kêt quả khảo sát cuối năm so với đầu năm được thể hiện như sau:
Nội dung khảo sát
Số trẻ
đầu năm
Tỷ lệ %
Số trẻ
cuối năm
Tỷ lệ %
187/275
68
275
100
Tổng số trẻ ăn bán trú
180
96
275
100
Trẻ khám sức khỏe định kỳ
187
100
275
100
Trẻ mắc các bênh (Sâu răng,
Viêm phế quản)
46
24.6
18
6.5
Trẻ không có nề nếp vệ sinh cá
nhân
80
42.7
15
0.5
Trẻ cân nặng bình thường
154
82
261
95
Trẻ Suy dinh dưỡng
33
17
14
0.5
Trẻ chiều cao bình thường
160
85
264
96
Trẻ thấp còi
27
15
11
0.4
1. Chất lượng chăm sóc
Tổng số trẻ đến trường/tổng số
điều tra
2. Chất lượng nuôi dưỡng
4.2. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và nhà trường:
- 100% giáo viên, nhân viên nhận thức rõ được tầm quan trọng của công
tác chăm sóc nuôi dưỡng và nắm vững nội dung phương pháp chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ, biết vận dụng vào giảng dạy một cách linh hoạt.
18
100% cô nuôi có kiến thức về vệ sinh an toàn thự phẩm, biết cách lựa chọn
và chế biến món ăn cho trẻ đảm bảo dinh dưỡng.
9/9 nhóm lớp xây dựng được góc tuyên truyền về chất lượng chăm sóc và
nuôi dưỡng trẻ ở trường.
Trong năm học nhà trường đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn
thực phẩm bếp ăn của nhà trường đã được trung tâm y tế dự phòng tỉnh kiểm tra
và công nhận bếp ăn đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với đội ngũ giáo viên đã hiểu rõ nhận thức đúng được tầm quan trọng
của công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Từ đó các cô đã nêu cao
tinh thần trách nhiệm của mình trong việc nuôi dưỡng các cháu và hưởng ứng
các phong trào thi đua rất sôi nổi nhiệt tình và có ý thức tự học hỏi lẫn nhau.
4.3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh
Qua công tác tuyên truyền của giáo viên phụ huynh đã hiểu được việc
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là rất quan trọng, phụ huynh đã
đầu tư cho trẻ đến trường và ăn ngủ tại trường đạt 100%.
95% đã nhận thức đầy đủ về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, đồng tình ủng
hộ về cách giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xãy ra trong nhà
trường. Đã góp phần thực hiện tốt chương trình của Bộ giáo Dục đã đề ra cũng
như chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Chúng ta biết rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một công việc khó
khăn, vất vả. Ảnh hưởng đến việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho
trẻ, đến lợi ích trước mắt và sau này cho thể hệ mầm non. Đó là đường lối của
Đảng, là nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh. Vì vậy trong quá trình
quản lý và chỉ đạo, Bản thân phối hợp với ban giám hiệu nhà trường phải xác
định được tầm quan trọng của công tác nuôi dạy và chăm sóc trẻ ở trường Mầm
non nơi tôi cong tác, để xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo rõ ràng, cụ thể, luôn bám sát hoạt động bán trú, tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát. Nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ.
Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập các chuyên
đề, bổ sung kiến thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc
và nuôi dưỡng và chế biến các món ăn, tổ chức các bữa ăn, tổ chức giấc ngủ,
hình thành nề nếp thói quen vệ sinh văn minh.
Với những kinh nghiệm trên một năm qua tôi đã thực hiện trong quá trình
chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường mầm non nga thanh đạt kết
quả tốt, góp phần nhỏ bé và sự nghệp giáo dục mầm non xã nhà.
19
2. KIẾN NGHỊ :
Đối với phòng giáo dục: Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng
vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả cán bộ giáo viên nhân viên tham gia trực
tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Đối với nhà trường: Tham mưu với các cấp ủy chính quyền địa phương
làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường, quan tâm đầu tư cơ sở vật
vật chất phục vụ bán trú ở trường.
.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Thanh, ngày 07 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI VIẾT SKKN
Mai Thị Thùy
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược phát triển giáo dục: 1998-2020
2. Tài liệu bồi duỡng CBQLMN năm học 2013-2014
3. Chương trình chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ ở các độ tuổi.
4. Một số vấn đề quản lý trường mầm non
5. Sách chăm sóc sức khỏe trong trường mầm non
6. Sách hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm
non (NXB giáo dục)
7. Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người việt nam của bộ y tếViện dinh dưỡng (NXB Y học Hà nội năm 2004).
8. 10 lời khuyên ăn uống hợp lý của thạc sỹ Cù Thị Thủy- Cục nhà giáo và
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giai đoạn 2006-2010.
9. Sổ tính khẩu phần ăn dùng trong các trường mầm non do sở giáo dục
thanh hóa cấp.
10.Nghị quyết trung ương II ( Khóa VIII) NXB CTQG Hà Nội/1997
21
MỤC LỤC
Trang
I . MỜ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1. Cơ sở lý luận
2
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
6
3.1. Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên về vấn đề chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ.
6
3.2. Lấy chất lượng để huy động số lượng
8
3.3. Chỉ đạo giáo viên nuôi dưỡng chế biến thực phẩm:
10
3.4. Tổ chức tốt bữa ăn hình thành nề nếp thói quen trong giờ
ăn cho trẻ:
12
3.5. Giáo viên tổ chức giấc ngủ cho trẻ:
14
3.6. Tổ chức khám sức khoẻ và vệ sinh phòng bệnh:
15
3.7. Tổ chức, tham gia các hội thi tay nghề, Phối hợp các lực
lượng hỗ trợ kết hợp đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
20
22