Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Luận văn về sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.18 KB, 18 trang )

Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, Các Mác và Ăng ghen dự
báo rằng: cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập
trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Vận
dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào thực tế lịch sử mới của thế giới vào cuối
thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã chứng minh: Chủ nghĩa tư bản
chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh, gắn với cơ chế “bàn tay vô hình”, sang
giai đoạn phát triển cao hơn là chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự xuất hiện của
cơ chế mới – cơ chế độc quyền. Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa đế quốc là giai
đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản”. Các tổ chức độc quyền ban đầu xuất
hiện vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX. Xuất phát từ đó, giai đoạn này có thể
gọi là chủ nghĩa tư bản độc quyền. Theo nghiên cứu của Lênin, chủ nghĩa tư
bản độc quyền, xét về bản chất kinh tế, được đặc trưng bởi 5 đặc điểm cơ bản.
Các đặc điểm này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với nấc thang phát
triển cao hơn của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một
trong số các đặc điểm đó là sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
1.Sự tập trung sản xuất:
Tập trung sản xuất là sự phát triển rất lớn của công nghiệp và quá trình
tập trung cực kỳ nhanh chóng của sản xuất vào trong các xí nghiệp ngày càng
to lớn. Đây là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của chủ nghĩa tư bản.
Áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn tới khả năng tập
trung nguồn lực vào tay nhóm nhỏ người thắng cuộc. Cơ hội thôn tính hay thỏa
hiệp cho phép các chủ thể mạnh cạnh tranh có lợi thế trên thị trường so với
những chủ thể yếu thua cuộc, Nguồn lực tập trung đến lượt nó tạo thuận lợi hơn
cho việc bành trướng, khẳng định ưu thế trong sân chơi. Cụ thể:


• Quy mô to lớn của các xí nghiệp làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn,
từ đó sinh ra khuynh hướng thỏa hiệp, liên minh với nhau làm cho số lượng
xí nghiệp trong một ngành giảm đi.
• Khi một ngành chỉ còn một số ít xí nghiệp lớn thì chúng có thể dễ dàng
thỏa thuận với nhau để độc quyền về giá mua, giá bán và thị trường


Đó là logic dẫn tới hình thành độc quyền trên thị trường.
2.Khái niệm độc quyền:
Theo Ăng-ghen, tư bản độc quyền là “một thứ hội liên hiệp có mục đích
điều tiết việc sản xuất, họ quyết định tổng số phải sản xuất, phân phối tổng số
ấy với nhau, và do đó, nắm được các giá bán đã quy định trước”. Nói cách
khác, tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa những nhà tư bản nắm phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, dịch vụ nào đó nhằm mục đích
thu lợi nhuận độc quyền cao.
Xuất phát từ căn nguyên hình thành độc quyền như đã nêu ở mục 1, tổ chức
độc quyền thể hiện cơ cấu liên minh của nhiều chủ thể kinh tế thông qua thôn
tính, liên kết hay sáp nhập vì động cơ lợi nhuận cao hơn.
Độc quyền về kinh tê là sự tập trung lực lượng kinh tế vào trong tay một số
chủ thể kinh tế làm cho họ có quyền lực khống chế đối với quá trình tái sản
xuất xã hội. Các tổ chức độc quyền nắm đa số các nguồn lực kinh tế như đầu
vào (nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất,…) và đầu ra (thị trường). Quyền
lực này có thể chi phối được thị trường và buộc đối thủ cạnh tranh yếu thế và
người tiêu dùng chấp nhận mức giá do họ đặt ra. Do đó, họ chiếm được lợi
nhuận cao hơn lợi nhuận bình quân.


Sức mạnh độc quyền thể hiện thông qua thị phần của liên minh tư bản này
trong việc chiếm lĩnh các loại thị trường. Liên minh có thể hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất, lưu thông, đầu tư, v.v... Mục tiêu của liên minh tư bản chi phối thị
phần là lợi nhuận độc quyền cao. Ngay từ 1890, Mỹ đã đưa ra luật Sherman để
điều tiết thị phần của doanh nghiệp trên thị trường nhằm hạn chế tác động xấu
của độc quyền.
3.Nguyên nhân hình thành độc quyền vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ
XX:
Theo Lênin, các tổ chức độc quyền hình thành do những căn nguyên chính
sau đây:

a. Sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất và năng lực kinh tế
của các tổ chức kinh tế tư bản
Xu hướng hình thành độc quyền diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XIX.
Cách mạng công nghiệp Tây Âu thực sự tạo ra hiệu suất cao cho phát triển các
ngành nghề trong xã hội, tăng trưởng kinh tế và tích lũy tư bản trên quy mô lớn.
Hệ quả là sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất – kỹ thuật
dựa trên nền tảng đại cơ khí được khẳng định vững chắc, khả năng tích lũy của
nội tại các nền kinh tế tư bản càng trở nên dồi dào.
Kế tiếp phát minh ra đầu máy hơi nước là phát kiến ra điện, vận dụng điện
năng vào các lĩnh vực cơ bản là một đột biến vĩ đại của nhân loại. Điện năng
được vận dụng vào vật lý cho ra đời nhiều ngành công nghiệp ứng dụng, chẳng
hạn ngành luyện kim, vô tuyến điện. Ngành luyện kim cho phép sáng tạo nhiều
nguyên vật liệu, hợp kim nhằm thúc đẩy mạnh ngành chế tạo máy, động lực.
Điện năng được vận dụng vào hóa học cho ra đời nhiều ngành ứng dụng, như
hóa dầu, chế tạo chất hữu cơ nhân tạo, từ đó tạo tiền đề cho các ngành công
nghiệp khác phục vụ đời sống nhân dân. Điện năng được ứng dụng để sáng tạo


ra các loại động cơ điện, nền tảng cơ bản để cơ khí từng bộ phận, dần dần tới
toàn bộ nền kinh tế tự bản trong những năm cuối thế kỷ XIX.
Như vậy, những thành tựu của cách mạng công nghiệp đã tạo ra tiền đề
quyết định cho sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất trong các
ngành kinh tế tư bản. Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến về số lượng và chất
lượng, từ đó chúng làm cho năng lực nền kinh tế tư bản có khả năng tích lũy to
lớn. Phân công lao động xã hội trong các nước tư bản trở nên tinh vi hơn, nhiều
ngành nghề mới được hình thành với sự chuyên môn hóa sâu sắc, từ đó nó góp
phần nâng cao năng suất lao động xã hội trong các nước tư bản.
Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh tế lớn trong nền kinh tế tư bản xuất hiện,
thâu tóm những nguồn lực lớn vào quá trình sản xuất, lưu thông và đầu tư trong
nhiều ngành nghề. Đó là một xu hướng tất yếu dẫn tới hình thành các liên minh

độc quyền.
b. Tác động của các quy luật kinh tế trong nấc thang phát triển cao
hơn của chủ nghĩa tư bản
Trong nền kinh tế thị tường TBCN, các hiện tượng, quá trình kinh tế bị chi
phối mạnh mẽ của hệ thống các quy luật kinh tế, như là Quy luật cạnh tranh,
Quy luật giá trị, Quy luật sản xuất giá trị thặng dư, v.v… Trong giai đoạn này,
• Quy luật giá trị đã biểu hiện thành Quy luật giá cả độc quyền:
o Giá cả Độc quyền cao: dùng khi bán
o Giá cả Độc quyền thấp: dùng khi mua
• Quy luật sản xuất giá trị thặng dư biểu hiện thành Quy luật lợi nhuận
độc quyền:
Lợi nhuận ĐQ = Lợi nhuận BQ + các nguồn lợi nhuận khác


Quy luật này phản ánh mối quan hệ thống trị và bóc lột của tư bản độc
quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế
giới.
Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa như Mác đã chứng minh. Nó quy định động lực thúc đấy
sản xuất – kinh doanh của các chủ thế kinh tế trên cơ sở tối ưu hóa lợi nhuận,
nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí cá biệt. Đây chính là lợi nhuận
siêu ngạch mà Lenin đã từng nhắc tới: “…độc quyền đem lại lợi nhuận siêu
ngạch, nghĩa là món lợi dư ra ngoài số lợi nhuân TBCN bình thường và thông
thường trên toàn thế giới”. Tối ưu hóa lợi nhuận là động lực tuyệt đối của các
nhà tư bản. Để có lợi nhuận tối đa nhà tư bản nào cũng ra sức tích lũy tư bản
nhằm tới tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu.
c. Yêu cầu duy trì ổn định và đối phó với những biến động lớn của nền
kinh tế
Dưới áp lực cạnh tranh tàn khốc, nhiều biến động kinh tế có thể diễn ra và
khó dự đoán nên, hậu quả để lại cho các chủ thể kinh tế càng trầm trọng. Thực

tiễn kinh tế vào những thập kỉ cuối thế kỉ XIX cho thấy rằng nền kinh tế tư bản
luôn nằm trong tình trạng bất ổn, khủng hoảng, chẳng hạn khủng hoảng 1873,
1900 - 1903. Tuy nhiên, hậu quả của khủng hoảng lại không gây tác động như
nhau tới các chủ thể kinh tế. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản
còn nhiều doanh nghiệp quy mô lớn thì đối phó tốt hơn nên tồn tại. Từ đó xuất
hiện một tâm ly kinh doanh là phát triển doanh nghiệp quy mô lớn trong chừng
mực có thể để bảo đảm ổn định lợi nhuận trong các tình huống biến động.
Mặt khác, các cuộc khủng hoảng dẫn tới phá sản, bán chạy, hợp nhất,
chuyển đổi sở hữu của hàng loạt doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Quá trình


này dẫn tới tái cấu trúc doanh nghiệp. Sự thôn tính của các doanh nghiệp này
diễn ra dẫn tới hình thành chủ thể kinh tế mới với quy mô tái cấu trúc lớn hơn.
Đó là dấu hiệu dẫn tới xu hướng hình thành các tổ chức độc quyền. “Sau cuộc
khủng hoảng là giai đoạn phát triển rộng rãi của những Cartel, nhưng những
Cartel đó vẫn còn là những ngoại lệ, còn sau cuộc khủng hoảng, Cartel trở
thành một trong những cơ sở của toàn bộ đời sống kinh tế”.
4.Các hình thức cơ bản của độc quyền:
 Có rất nhiều hình thức độc quyền khác nhau. Ban đầu, các tổ chức này

hình thành theo liên kêt ngang, nghĩa là liên kêt giữa các xí nghiệp, công ty
trong cùng một ngành, lĩnh vực dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust,
Consortium.
a. Cartel:

Cartel là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký thỏa thuận với
nhau về giá cả, kỳ hạn trả tiền, phân chia thị trường tiêu thụ, sản lượng hàng
hóa,… Các nhà tư bản tham gia Cartel vẫn độc lập với nhau về sản xuất và lưu
thông.
Chính vì thế, Cartel là liên minh không vững chắc vì không gắn chặt lợi ích

của các thành viên trong các khâu cơ bản của quá trình tái sản xuất. Trong
nhiều trường hợp, những thành viên thấy không có lợi đã rút ra khỏi Cartel, làm
cho Cartel đổ vỡ trước kỳ hạn.
Cartel phát triển nhất ở Đức. Một số dạng Cartel tiêu biểu:
• Cartel có mục đích ngăn cản thị trường:


o Các quy chế, nội quy của các hiệp hội đặt ra các điều kiện mang tính
ràng buộc phản cạnh tranh đối với bên mới gia nhập hiệp hội.
o Điều khoản cấm cạnh tranh, ví dụ cấm việc rút khỏi liên minh để gia
nhập một liên minh mới đang ở vị thế cạnh tranh với liên minh cũ.
o Điều khoản phân chia thị trường phân phối
o Điều khoản hạn chế sản xuất hoặc ấn định quota sản xuất
o Điều khoản tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp khác
• Cartel giá (phổ biến nhất):
o Cùng nhau ấn định giá tối thiểu, giá tối đa.
o Trao đổi thông tin về công thức tính giá, biên độ tăng/giảm giá nhằm
đạt sự đồng bộ về giá.
b. Syndicate:

Syndicate có liên minh cao hơn và ổn định hơn Cartel. Các thành viên của
Syndicate vẫn duy trì tính độc lập về sản xuất, nhưng hợp nhất về lưu thông.
Ban quản lý chung của Syndicate thực hiện mọi việc mua bán hàng hóa, dịch
vụ. Ban quản lý chung của Syndicate thống nhất đầu mối mua và bán để độc
quyền về giá bán hàng đặt và mua nguyên vật liệu giá rẻ nhằm thu lợi nhuận
cao.
Syndicate phát triển nhất ở Nga, Pháp.
c. Trust:

Trust là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate, theo đó

các thành viên Trust thống nhất việc sản xuất và lưu thông dưới sự quản lý của
ban quản trị Trust. Các thành viên tham gia Trust trở thành những cổ đông,


đóng cổ phần và hưởng lợi tức cổ phần hay chấp nhận thua lỗ theo mức đóng
góp.
Về căn bản, Trust là những công ty cổ phần khổng lồ, thống trị trong một
ngành sản xuất nào đó. Điều khác biệt lớn của Trust là sự cải biến sâu sắc về
quan hệ sở hữu: từ sở hữu tư bản cá thể chuyển thành sở hữu tư bản độc quyền,
đánh dấu bước ngoặt về hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Lênin đã viết: “Sự khác nhau giữa hai khái niệm (Cartel và Trust)
chính là ở những quan hệ sở hữu, trong Cartel có các chủ sở hữu khác nhau,
trong khi đó thì trong Trust chỉ có một chủ”.
Quê hương của Trust là nước Mỹ và vị “cha đẻ” của hình thức này chính là
“Vua dầu lửa” John Davison Rockefeller.


Năm 1870, Rockefeller thành lập tập đoàn dầu mỏ Stanrd Oil cùng với anh
trai William và các cộng sự Samuel Andrews, Henrry Flager, Stephen
Harkness, O.B. Jennings. Khi đó, Standard chiếm lĩnh 10% ngành công nghiệp
dầu mỏ Mĩ. Ban đầu, Rockerfeller nhận thấy giá cả đầu vào thấp và thị trường
dầu đang thừa cung. Để tồn tại, ông đưa ra giải pháp là hợp thành một công ty
lớn, kiểm soát việc lọc dầu, đưa dầu vào các kho chứa cũng như sản xuất các
phụ phẩm lọc hóa dầu. Standard Oil bắt đầu trở thành công ty lớn.
Vào thời điểm năm 1873, Cleveland đã trở thành một trong năm trung tâm
lọc dầu lớn nhất nước Mỹ. Bằng cách thu tiền hoa hồng bí mật từ các công ty
đường sắt, Rockefeller đã tạo ra một lợi nhuận thế trong cạnh tranh. Ông âm
thầm mua lại các nhà máy lọc dầu của đối thủ cạnh tranh. Trong vòng không



đầy 4 tháng của năm 1872, Standard Oil đã thâu tóm đến 22 trong 26 đối thủ tại
Cleveland. Đến trước năm 1873, gần như tất cả các công ty lọc dầu ở Ohio đểu
bị Standard mua đứt. Khi “cuộc tàn sát Cleveland” (Cleveland Massacre) kết
thúc vào tháng 4/1872, Standard Oil của Rockefeller đã kiểm soát 25% ngành
công nghiệp dầu lửa Hoa Kỳ.
Sau khi “chiếm được” Cleveland, Standard tiếp tục bành trướng sang Vùng
Dầu Pennsylvania. Nhiều nhà lọc dầu đối thủ hoàn toàn không hay biết chuyện
gì đang xảy ra. Standard giành quyền kiểm soát Imperial Refinery gần Oil City
và đặt J.J. Vandergrift dưới quyền điều hành của mình. Hai hãng dầu lớn ở
Titusville cũng gia nhập Standard. Năm 1875, Standard Oil tiếp tục mua thêm
các công ty đường ống và năm 1877 sáp nhập tất cả vào United Pipe Lines. Các
công ty dầu ở Philadelphia, New York, New Jersey, New England,
Pennsylvania cũng như West Virginia cũng lần lượt trở thành công ty con của
Standard Oil. Tới năm 1879, Standard Oil đã kiểm soát khoảng 90% ngành lọc
dầu Hoa Kỳ, trong đó 70% được xuất khẩu ra nước ngoài.
Năm 1882, năm 43 tuổi, tất cả các công ty dầu mỏ mà Rockefeller nắm giữ
được ông hợp nhất thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong
lịch sử. Đó là Tập đoàn Standard Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD.
Rockefeller trở thành người giàu nhất nước Mỹ. Ở tiểu bang nào cũng có mặt
"Standard Oil Trust" - tập đoàn dầu mỏ gần như duy nhất! Người ta nói mỗi
sáng thức dậy, tài sản của Rockefeller lại phình to hơn. Ông tạo ra một hình
thái doanh nghiệp mới mà sức mạnh và ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế Mỹ
còn ghê gớm hơn cả ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.
Standard Oil Trust đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên độc quyền công
nghiệp thời hiện đại, khi họ không chỉ nắm các nhà máy lọc dầu mà còn cai


quản cả hệ thống cung cấp sản phẩm đầu vào, phân phối, tiếp thị… Standard
Oil trở thành dạng “khủng long” trong làng công nghiệp dầu thế giới, còn
Rockefeller được coi là cha đẻ của Trust quản lý, là Vua của Chế độ Tư bản

Độc quyền và là Hoàng đế của ngành Công nghiệp Dầu mỏ.
d. Consortium:

Consortium là hình thức độc quyền cao nhất, không những bao gồm các nhà
tư bản lớn mà các Syndicate và các Trust. Một Consortium có thể có hàng trăm
xí nghiệp gồm nhiều ngành nghề khác nhau như công nghiệp, thương nghiệp,
giao thông vận tải,..v.v... Liên minh này được hình thành trên cơ sở thống nhất
tài chính của một nhóm tư bản lớn.
Thực chất , đây là hình thức độc quyền đa ngành, tồn tại dưới dạng một hiệp
nghị kí kết giữa các ngân hàng và công nghiệp để cùng tiến hành nghiệp vụ tài
chính lớn như: phát hành chứng khoán có giá, phân phối công trái, đầu cơ
chứng khoán có giá ở các sở giao dịch, hay hợp tác với nhau để thực hiện các
dự án lớn về xây dựng các công trình công nghiệp vận tải.
Thông thường, đứng đầu một Consortium là một ngân hàng độc quyền lớn.
Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến đó là Ngân hàng Moocgan ở My. JPMorgan
Chase là một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới.
Công ty này có trụ sở tại Thành phố New York, là đơn vị hàng đầu trong dịch
vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản.
 Năm 1799, gia đình Morgan lập một ngân hàng nhỏ ở Manhatthan. Sau đó,
gia tài nhỏ bé này được truyền lại cho J.P Morgan. J.P Morgan đã nhanh chóng nhân
vốn lên trở thành ngân hàng đầu tư để thôn tính các công ty khác.
Đầu tiên là lĩnh vực đường sắt. Năm 1871, vốn đã lớn mạnh, ông đã thành lập
Công ty đầu tư J.P Morgan và bắt đầu có mặt khắp nước Mỹ. Năm 1872, J.P Morgan


bắt đầu vươn sang đầu tư và thôn tính các công ty ở Châu Á. Năm 1879, ông thôn tính
tới 75% cổ phần của Vanderbilt giành quyền kinh doanh đường sắt. Tới năm 1900,
Morgan nắm trong tay quyền kiểm soát tới 108.000 km đường sắt.
Thừa thắng trong lĩnh vực đường sắt, J.P Morgan chuyển mục tiêu sang thôn tính
các công ty điện lực và sản xuất kinh doanh sắt thép. Năm 1892, J.P Morgan đã thôn

tính hai công ty là Edison General Electric và Thomson-Houston Electric để thành lập
Công ty mới là General Electric. J.P Morgan tiếp tục thôn tính Federal Steel
Company, Carnegie Steel Company và một số công ty khác, trong đó có Consolidated
Steel và Wire Company để thành lập the United States Steel Corporation (Tập đoàn
sắt thép Mỹ). Năm 1901, Morgan đã thôn tính toàn bộ “Đế chế sắt thép” khi đó là
Dale Carmegie với giá trên 400 triệu USD. J.P Morgan đã mua luôn một số công ty
khai khoáng đang nằm trong tay “Vua dầu lửa” Rockefeller để thành lập “Tập đoàn
gang thép Mỹ” với số vốn tới 1 tỉ USD, tập đoàn đầu tiên trên thế giới có số vốn lớn
tới 1 tỉ USD thời bấy giờ. Năm 1907, tình hình kinh tế tài chính sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất gặp khó khăn, Morgan đã lần lượt thôn tính và cứu nhiều công ty tài
chính khác đang gặp khó khăn, trong đó đã cứu Sở giao dịch chứng khoán New York
tránh được tai họa sập tiệm.
Như vậy, chỉ trong vòng mấy chục năm với chiến lược chiến thuật đúng đắn, với
nghệ thuật thôn tính điêu luyện, Morgan đã “nuốt” rất nhiều công ty, bắt đầu xưng bá
ở Mỹ và thế giới, trở thành “Đế quốc” trên nhiều lĩnh vực, trong đó có Công ty điện
thông dụng Mỹ, Tập đoàn sắt thép, Tập đoàn đường sắt, Trung tâm Ngân hàng tài
chính Mỹ.
Sự thống trị của độc quyền thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng
thời nó cũng làm biến đổi sâu sắc quan hệ sản xuất. Trước hết là về mặt quan hệ sở
hữu, sở hữu tư nhân của tư bản cá thể đã chuyển thành sở hữu độc quyền, tức sở hữu
tư bản tập thể của một số nhà tư bản lớn, tức là sở hữu mang tính xã hội. Đây là hiện
tượng đánh dấu bước ngoặt về hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa.

 Kể từ sau chiên tranh thê giới thứ 2, độc quyền đã có những hình thức

biểu hiện mới. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất khoa học, công nghệ,
quá trình hình thành những liên kêt giữa các độc quền đã diễn ra theo cả 2
chiều ngang và dọc ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở những liên kêt đó đã
hình thành các hình thức tổ chức độc quyền mới. Đó là các Concern và các

Conglomerate.


a. Concern:

Concern là tổ chức độc quyền đa ngành và thành phần của nó gồm hàng
trăm xí nghiệp có quan hệ với các ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều
nước. Trong số 500 công ti lớn nhất của Mĩ, có tới 94% là loại Concern so với
49% năm 1949. Điển hình là tính đa ngành của Concern GMC (General Motor
Coporations). Năm 1996, GMC có doanh số là 136 tỉ USD. Ngoài ngành ô tô
chiếm từ 80%- 90% tổng giá trị sản phẩm, GMC còn thâu tóm những xí nghiệp
sản xuất đồ điện thông dụng như mô tơ, tua bin, đầu máy ,điê zen, máy hút bụi
và một số mặt hàng khác. GMC có tới 136 xí nghiệp ở Mĩ, Canada, Tây Âu,
Ôxtrâylia, Mĩ Latinh, và châu Á. Năm 1997, tổng số công nhân của GMC lên
tới 876 nghìn người. Một ví dụ tiêu biểu khác là Công ty ITT của Mỹ. Không
chỉ bành trướng trong ngành thông tin liên lạc mà ITT còn thâm nhập vào ngân
hàng khai thác đá biển, vũ trụ, bảo hiểm, báo chí, khách sạn,thực phẩm…
Nguyên nhân chủ yêu dẫn đên việc hình thành độc quyền đa ngành là do
trong điều kiện gay gắt giữa các độc quyền và sự chuyển biến mau lẹ của thị
trường thì việc kinh doanh chuyên môn hóa hẹp dễ bị phá sản; trái lại, việc kinh
doanh tổng hợp tạo điều kiện di chuyển vốn vào những lĩnh vực có lợi nhuận
cao, lấy lãi ở ngành hàng này bù cho những ngành hàng khác gặp khó khăn.
Thứ hai, tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày càng làm
cho tư bản cố định bị hao mòn nhanh, và một số ngành cũ nhanh chóng trở nên
lạc hậu. Do vậy, trong khi chưa giải tỏa được hững ngành lạc hậu, để tồn tại
vẫn phát triển thêm những ngành mới, làm cho cơ cấu tập đoàn phình to ra và
bao gồm nhiều ngành khác nhau. Bên cạnh đó, hình thức độc quyền đa ngành
còn là kết quả của sự chuyển hóa thay thế các Trust để đối phó với luật chống
độc quyền có ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa (luật này cấm 100% một mặt
hàng trong một ngành).



b. Conglomerate:

Conglomerate là hình thức tổ chức độc quyền xuất hiện từ những năm 60.
Đó là sự kết hợp vài ba chục hãng vừa và nhỏ không có bất cứ sự liên quan nào
về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất.\
Mục đích chủ yêu của các Conglomerate là chiếm đoạt lợi nhuận bằng kinh
doanh chứng khoán. Do vậy phần lớn các côngơlômêrết dễ bị phá sản nhanh
hoặc chuyển thành các Concern. Tuy nhiên, một bộ phận các Conglomerate vẫn
tồn tại vững chắc bằng cách kinh doanh trong lĩnh vực tài chính trong những
điều kiện thường xuyên biến đổi của nền kinh tế thế giới.
5.Tác động của các tổ chức xã hội tới đời sống xã hội
Khi các tổ chức độc quyền ra đời tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội:
a. Lợi nhuận kếch xù cho các nhà tư bản
Theo một bài báo có nói rằng: “Tư bản tránh sự ồn ào và cãi cọ, và có bản
tính rụt rè. Đó là sự thật nhưng chưa phải là tất cả sự thật. Tư bản sợ tình trạng
không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân
không. Với một lợ ích thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo
10% lợi nhuận thì người ta có thể dung tư bản vào đâu cũng được, được 20% tì
nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó
chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, nếu được 300% thì không tội ác nào nó
không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ…” Nói như vậy, tư bản sẽ làm mọi
thứ để tạo lợi nhuận lớn nhất cho mình. Vậy, làm thế nào mà tư bản thu được
lợi nhuận kếch xù:


 Ở Mỹ, quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn

ra nhanh chóng, hình thức chủ yếu là Trust với những ông vua dầu lửa, vua

ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.


Robert Morris

Nhà tài phiệt đầu tiên của nước Mỹ, được bổ nhiệm vào vị trí Tổng
Giám sát Tài chính (Finance Superintendent) tương đương Bộ trưởng
Tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ.


Nathan Rothschild

Chỉ trong vài này nhờ vào thông tin tình báo từ trận chiến Waterloo, ông
kiếm được một lượng tiền gấp 20 lần tổng số tài sản mà Hoàng đế
Napoleon & Công tước Wellington có được từ mấy chục năm chiến
tranh. Trận Waterloo biến Nathan thành chủ nợ lớn nhất của Chính phủ
Anh & chi phối quyền phát hành công trái Anh quốc.


John Pierpont Morgan

Nắm quyền Công ty J.P. Morgan, mua lại Cty Gang thép Carnegie cơ
cấu lại toàn bộ & biến nó thành United Steel Corp. Ông được xem là một
trong các nhà tài phiệt giàu nhất thế giới đầu thế kỷ XX


John Davison Rockefeller

Thành lập Standard Oil, là cha đẻ của Tơ-rớt quản lý, Vua của Chế độ
Tư bản Độc quyền và là Hoàng đế của ngành Công nghiệp Dầu mỏ.

Được mệnh danh là “người giàu có nhất trong những người giàu có”


James Jerome Hill


Thôn tín hàng loạt các Cty đường sắt sau khủng hoảng 1873. Ông được
mệnh danh là Vua Đường sắt.
 Song song với đó, Mĩ không chỉ phát triển kinh tế ở trong nước mà còn

vươn lên phát triển ngoại thương và xuất cảng tư bản. Thị trường đầu tư và
buôn bán của Mĩ là Canađa, các nước vùng Caribê, Trung Mĩ và một số
nước châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. Vì thế, từ một quốc
gia có lịch sử ra đời không lâu, Mỹ vươn lên là cường quốc kinh tế trên thế
giới.
Cùng với sự phát triển ghê gớm của tập trung sản xuất, hình thức tích lũy tư
bản đầu tiên ở châu Âu ra đời, bắt nguồn từ buôn bán hàng hóa với các nước
châu Á. Trong bộ Tư bản, Các Mác có viết: “Công ty Đông Ấn của Anh nắm
độc quyền tuyệt đối trong việc buôn bán chè, cũng như việc buôn bán với
Trung Quốc nói chung và việc chuyên chở hàng hóa từ châu Âu sang và trở về
châu Âu. Nhưng công việc hàng hải dọc bờ biển Ấn Độ và giữa các đảo, cũng
như việc buôn bán trong nội địa, lại là độc quyền của các nhân viên cao cấp
của công ty. Việc độc quyền về muối, thuốc phiện, trầu và nhiều thứ hàng khác
là nguồn làm giàu vô tận. Các viên chức tự mình đặt ra giá cả và bóc lột
những người Ấn Độ bất hạnh đến tùy thích. Những tài sản lớn mọc lên như
nấm sau mưa và việc tích lũy ban đầu được thực hiện mà không cần phải ứng
trước một đồng xu nào.”
Dần dần, tất cả của cải của xã hội đều rơi vào tay tư bản độc quyền và tư
bản độc quyền trở nên giàu có một cách không tưởng và là người nắm quyền
trực tiếp đến cuộc sống xã hội.



b. Đẩy cuộc sống của người dân tới tầng đáy xã hội
Nước Anh là nước thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, nhưng
đồng thời người lao động Anh gặp vấn đề trong lao động và tiền công.
Theo số liệu thống kê, vào cuối thế kỉ XIX ở Anh, đi cùng với sự gia tăng
về lượng hàng hóa là sự xuất hiện một tầng lớp mới - lớp người bần cùng được
chính thức công nhận. Lớp người bần cùng này chính là bộ phận giai cấp công
nhân đã mất điều kiện sinh sống của mình, tức mất khă năng bán sức lao động
và chỉ sống cầm hơi nhờ sự bố thí của xã hội. Năm 1855, số người bần cùng là
851 369 người, năm 1856 là 877 767, năm 1865 là 971 433. Do nạn khan hiếm
bông nên số người bần cùng lên đến 1078382. Cuộc khủng hoảng nă 1866, mà
nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Luân Đôn, đã khiến cho trung tâm này của thế
giới, tăng số người bần cùng lên 19,5% so với năm 1865, và tăng 24,4% so với
năm 1864, và năm 1867 còn tăng nhiều hơn nữa so với năm 1866….
Những tầng lớp được trả công tồi tệ nhất nước Anh cũng vô cùng khốn khổ
về điều kiện ăn ở và sinh hoạt. Theo quan sát của một bác sĩ, ông đã đưa đến
một kết luận: Các công nhân trong thành thị tiêu dung một lượng đạm với số
lượng nhiều hơn một ít với mức tối thiểu tuyệt đối, người ăn đói chủ yếu là đàn
bà và trẻ em, vì “đàn ông cần phải ăn để làm việc”. Học ăn uống tồi tàn đến nỗi
không tránh khỏi những trường hợp thiếu thốn khốc liệt và huỷ hoại sức khỏe
(tất cả những cái đó là sự hi sinh của nhả tư bản- không trả những tư liệu cần
thiết cho công nhân để họ sống cầm hơi). Trong một báo cáo y tế của một bác
sỹ có ghi về tình hình ăn uống như sau:
“ Bất cứ ai đã quen với viêc chữa bệnh cho dân nghèo hay đã từng biết đến
những người bệnh ở bệnh viện..đều khẳng định rằng những trường hợp do


thiếu ăn mà sinh bệnh tật hay làm cho bệnh tật trở nen trầm trọng thì nhiều vô
kể. Và hơn nữa xinh hãy lưu ý rằng, người ta chỉ chịu ăn đói khi đã chịu đựng

nhiều sự thiếu thốn khác trước đó. Áo quần và củi sưởi đều trở nên thiếu thốn
hơn cả cái ăn. Không còn đủ điều kiện để chống đỡ tiết trời khắc nghiệt, nhà ở
bị thu hẹp đến mức trở thành nguyên nhân gây bệnh tật; dụng cụ gia đình hay
bàn ghế, tủ, giường hầu như không có gì. Nhà ở thì người ta chọn ở những nơi
nào tiền thuê nhà rẻ nhất, ở những khu phố mà hoạt động của cảnh sát ít hiệu
quả nhất, cống rãnh tồi tàn nhất, đi lại bất tiện nhất, nhiều rác rưởi trên đường
phố nhất, nước nôi cung cấp ít nhất, và là nơi thiếu ánh sang và không khí nhất
trong thành phố. Tất cả những điều ấy cộng lại đè nặng một cách kinh khủng
lên cuộc sống. Cuộc sống nghèo khổ ở đây không phải là sự nghèo khổdo lười
biếng mà đó chính là sự đánh đổi cuộc sống giàu có và sung sướng của giai
cấp tư bản.”
Đó là cuộc sống của bộ phận công nhân Anh bị đẩy đến mức không đủ thỏa
mãn nhu cầu tối thiểu nhất về ăn, ở, hay là chinh môi trường sống. Toàn bộ
cuộc sống lúc bấy giờ chủ yếu chỉ còn biết lo ăn, lo làm việc cuộc sống cùng
cực ở mọi tầng lớp xã hội: giai cấp nông dân, dân thường xuyên di cư do mục
đích công việc, đến tầng lớp tiểu tư sản và trung lưu không tránh khỏi làn sóng
độc áp bức và bóc lột của tư bản độc quyền.



×