Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
1
Cấu trúc tài liệu ôn tập gồm 02 phần:
Phần Nghị Luận Văn học:
- VHVN hiện đại (từ trang 1 – 9)
- VH Trung đại (từ trang 10 – 16)
Phần Nghị Luận Xã hội: Từ trang 16 –>hết
________________________
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11
A. PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ
THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945
Đề bài: phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.
1. Mở bài:
- Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng là những tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Tác phẩm chí phèo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp sang tác của Nam Cao, là tác phẩm có
giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ chứng tỏ trình độn nghệ thuật bật thầy của Nam Cao.
- Tác giả thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật chí Phèo – điển hình cho người nông dân
trước cacha mạng.
2. Thân bài:
- Chí phèo là một nông dân hiền lành, lương thiện:
+ Khi mới sinh ra Chí bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ, được dân làng nhặt về nuôi nấng.
Tuổi thơ bất hạnh, tủi cực “ hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm
20 tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến”
+ Bà ba sai bóp chân, hắn: “vừa làm vừa run” “ thấy nhục chứ yêu đương gì”
+ Chí là một con người có lòng tự trọng: khi bị bà ba sai bóp chân, Chí “thấy nhục hơn là
thích” trước một việc làm mà Chí cho là “không chính đáng”.
+ Có ước mơ giản dị: “ có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải.
Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”
Xã hội thực dân nửa phong kiến không để yên cho con người ấy được sống với những ước mơ và
khát vọng, Bá Kiến ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cáo già Bá Kiến
biến Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành lương thiện thành một kẻ lưu manh, côn đồ khét tiếng
. Sau 7, 8 năm tù ra, Chí đã bị cái xã hội ấy vằm nát cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành một kẻ lưu
manh, một con quỷ dữ.
- - Chí phèo một kẻ lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại
+ Nhân hình: Bị xã hội lưu manh vằm nát bộ mặt người.
• Gương mặt: “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng,
hai mắt gườm gườm trông gớm chết”
• Trang phục: “mặc quần nái đen với cái áo tây vàng”
• Thân thể: “cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm
chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế”.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
2
+ Nhân tính: Hành động và lời nói thể hiện tính cách của một kẻ liều lĩnh, hung hăng:
• “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế
chiều…Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tận tên tục ra mà chửi”.
Chí bộc lộ tính lưu manh cùng đường: “đập cái chai vào cột cổng”, lăn lộn dưới đất…cào vào mặt”,
sau đó hắn trở thành tay sai của BK, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người “nông dân
hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Từ đây chí sống
bằng rượu và máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện: “Hắn đã đập nát biết bao
nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện”. Hắn làm
những việc ấy trong lúc say “ ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say… đập đầu,
rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận”. Chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn
tại trên đời bởi vì “ những cơn say của hắn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh
mang”.
Giữa lúc Chí đang rơi vào ngõ thẳm đêm đen của tội lỗi thì Nam Cao bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc
đã xuất hiện đúng lúc.
- Sự thức tỉnh sau khi gặp Thị Nở
+ Cuộc gặp gỡ với Thị Nở trong một đêm trăng bên bờ chuối đã thức tỉnh phần người của Chí giúp
hắn trở về kiếp người. Sự quan tâm, chăm sóc của Thị Nở đã giúp Chí cởi bỏ phần “quỷ” để sống lại
làm người, khát khao hoàn lương, làm người lương thiện.
+ Diễn biến tâm lí, tình cảm của Chí Phèo từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ
• Tỉnh rượu: lần đầu tiên – từ khi mãn hạn tù – Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm
thanh hằng ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng một gõ nhịp vận hành cùng với
sự thức tỉnh của Chí Phèo. * “Ở đây (căn lều) người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên
ngoài vẫn sáng” * “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Tiếng mấy bà đi chợ về, tiếng anh thuyền
chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông” . Những âm thanh này ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là
lần đầu tiên chí mới nhận ra: chao ôi là buồn!
• Tỉnh ngộ : nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai * Qúa
khứ :“Hắn nao nao buồn” nhớ về một thời hắn đã từng ước mơ “có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc
mướn,…”
* Hiện tại: “Hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc”, “hắn “đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời”, “cơ thể
đã hư hỏng nhiều”
* Tương lai: đáng buồn và lo sợ vì nghĩ đến nhiều điều bất hạnh: “tuổi già”, “đói rét và ốm đau, và cô
độc”. Tỉnh ngộ, Chí muốn khóc… Chí Phèo đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh về kiếp người.
+ Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc
• Chí ngạc nhiên và xúc động “mắt hình như ươn ướt” khi Thị Nở mang “một nồi cháo hành
còn nóng nguyên” vì đây là lần đầu tiên “hắn được một người đàn bà cho”, “đời hắn chưa bao giờ
được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Chí lại nghĩ đến con mụ Bà Ba và lấy làm kinh tởm vì những
trò
dâm
đãng
“nó
chỉ
mong
cho
thỏa
nó
chứ
yêu
đương
gì”.
• Chí “ăn năn”, “thấy lòng thành trẻ con” và “muốn làm nũng với thị như với mẹ” khi được Thị
Nở chăm sóc bằng tình cảm thương yêu.
• Chí trở nên hiền lành đến khó tin: “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó vẫn là cái thằng Chí
Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt đâm chém người?”, “cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi” đã trỗi
dậy mạnh mẽ, Chí sống đúng với con người thật của mình, giống như anh canh điền hiền lành trước
đây.
• Chí mong muốn trở lại làm người lương thiện: “Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn
làm hoà với mọi người biết bao !... Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của
những người lương thiện”
• Chí khát khao hạnh phúc và có một mái ấm gia đình: “Gía cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”,
“Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.” giống như lời cầu hôn chất phác, giản dị. Qua miêu
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
3
tả tâm lí hồi sinh của nhân vật Chí Phèo, Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có
ngay trong con người bị tha hoá.
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
+ Nguyên nhân: Thị Nở đã cắt đứt với Chí Phèo vì bị bà cô cấm đoán xã hội ko ai đón nhận linh
hồn người vừa trở về của Chí. Định kiến của bà cô cũng là định kiến của cả xã hội đương thời. - Chí
đau đớn và tuyệt vọng:
+ Uống rượu cho thật say nhưng “càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn!”
+ “Hắn ôm mặt khóc rưng rức” càng thấm thía nỗi đau khôn cùng của thân phận.
+ Phẫn uất, Chí xách dao đi, định đến nhà Thị Nở. Trong ý định, Chí định đến nhà đam chết con
“khọm già”, con “đĩ nở” nhưng sự thức tỉnh ý thức về thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của
CP dẫn Chí đến thẳng nhà Bá Kiến. Hơn ai hết lúc này Chí hiểu ra rằng: kẻ đã làm cho mình phải
mang lốt quỷ, kẻ đã làm mình ra nỗng nỗi khốn cùng này chính là BK.
+ Lòng căm thù đã âm ỉ bấy lâu trong con người của Chí càng thấm thía tội ác kẻ đã cướp đi
quyến làm người, cướp đi cả bộ mặt và linh hồn của mình. - Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là
một con người thức tỉnh, đòi quyền làm người: “ Tao muốn làm người lương thiện”
+ “ Ai cho tao lương thiện?” Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời giải đáp.
Câu hỏi chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân.
• Chí giết Bá Kiến và tự sát. Cái chết của Chí Phèo là bản án tố cáo xã hội thực dân nửa phong ,
một cuộc sống mà trong đó, con người muốn sống lương thiện cũng không được.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm.
Đề bài: Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện trong
chương sách “Hạnh phúc của một tang gia”.
A. Mở bài
- “Số đỏ” (1936) là một kiệt tác lừng danh của nhà văn hiện thực trào phúng kiệt xuất Vũ Trọng
Phụng (1912 – 1939).
- Toàn bộ tác phẩm là một chuỗi cười châm biếm giòn giã, sảng khoái, nhưng cay độc, ném
thẳng vào bộ mặt xã hội thượng lưu, trưởng giả thành thị chạy theo “mốt”, “văn minh”, “Âu hóa”,
“Cải cách xã hội” hết sức nhố nhăng, đồi bại và bịp bợm đương thời.
- Tiếng cười trào phúng đặc sắc và đầy tài năng ấy của Vũ Trọng Phụng dường như được kết tinh ở
“Hạnh phúc của một tang gia”, một chương sách có giá trị hiện thực vừa rộng lớn, vừa sâu sắc.
B. Thân bài
I. Nêu ý nghĩa nghệ thuật trào phúng
“Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói đến nghệ thuật gây tiếng cười mang ý nghĩa phê phán,
lên án, đả kích xã hội. Trước hết, nó đòi hỏi phải vạch ra được mâu thuẫn đáng cười của đối tượng,
rồi dùng biện pháp phóng đại (cường điệu) để tô đậm làm nổi bật mâu thuẫn đó, khiến cho đối tượng
càng trở nên đáng cười. Nhà văn trào phúng tài năng là nhà văn giỏi phát hiện ra những mâu thuẫn
trào phúng, tạo nên những tình huống trào phúng, dựng lên được những chân dung trào phúng”
II. Mâu thuẫn trào phúng trong chương sách “Hạnh phúc của một tang gia”.
- Mâu thuẫn trào phúng trước hết được thể hiện ngay ở nhan đề giật gân, đầy tính chất mỉa mai,
châm biếm: “Hạnh phúc của một tang gia”. Tang gia là một sự kiện gợi nỗi đau mất mát đau thương
khi bị mất người thân. Thế mà nhà có người chết lại vui, lại hạnh phúc. Nhan đề đã thể hện mâu thuẫn
trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của đọc giả vừa phản ánh một sự
thật mỉa mai tàn nhẫn.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
4
- Tạo tình huống độc đáo: người chết là cụ cố Tổ, ông cụ để lại một gia tài lớn, nhưng cụ già di
chúc chỉ chia gia tài cho con cháu khi cụ đã qua đời. Cái chết của ông cụ là niềm hạnh phúc cho họ
bởi họ được hưởng gia tài mà họ chờ đợi từ lâu.
- Chân dung những nhân vật biếm họa: chung quanh hạnh phúc chung của tang gia mỗi thành viên
trong gia đình lại có hạnh phúc riêng không ai giônga ai, gắn liền với tinhd cách của mỗi nhân vật.
Mỗi nhân vật là một mâu thuẫn trào phúng. ( Cụ cố Hồng, vợ chồng văn Minh, cô Tuyết, Cậu Tú Tân,
ông Phán,…Mỉa mai hơn nữa là hạnh phúc của gia đình có đám tang này rất lớn, lớn đến nỗi tràn cả
ra để những người ngoài gia đình cũng được hưởng (sự mâu thuẫn giữa những hình thức và nội dung
của những chân dung trào phúng, đã được ngòi bút của Vũ Trọng Phụng điểm qua nhưng rất chân
thực, sinh động và đầy ấn tượng và có ý nghĩa châm biếm, đả kích rất sâu sắc: (Xuân Tóc Đỏ, chủ
tiệm Âu Hóa, sư Tăng Phú, cảnh sát Min Đơ, Min Toa, đám trưởng giả, bạn thân cụ Cố Hồng,…)
- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ở cảnh tượng đám tang: Đây là một đám ma rất to, rất đông
được tiến hành trọng thể, nhưng kì thực đó là một đám rước đám hội hóa trang rất linh đình và vui vẻ.
Ở đây một lần nữa bộc lộ tài trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng.
+ Cái đám tang của cụ Tổ quả thật “rất gương mẫu”, to tát “danh giá nhất tất cả”, có đủ mọi
thứ nghi thức sang trọng. Nhưng cái đám tang “vui vẻ” ấy đã phơi bày bản chất khoa trương, rởm
hợm, vô văn hóa. Cái đám tang của nhà cụ Tổ có đủ mọi thứ rất “to tát” có thể làm cho “người chết
nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng” ấy lại thiếu một yếu tố quan trọng để thành một
đám ma bình thường.
Đó là tình người, nỗi đau buồn đối với người đã khuất (thái độ, tình cảm của người đi đưa tang,
những mẩu đối thoại vụn vặt, lộn xộn đã nói được bản chất đồi bại, không đạo lí, tình nghĩa của
những kẻ mang danh “tân thời”…).
+ Cảnh tượng đám tang nói trên được kết thúc bằng một chi tiết có ý nghĩa đả kích thâm thúy
sâu cay (chi tiết vừa khóc rống lên ra dáng một cháu rể quý hóa, vừa giữ bí mật “dúi vào tay Xuân
Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp tư” để “giữ chữ tín làm đầu” và chuẩn bị hợp tác với hắn một
cuộc kinh doanh mới mà ông Phán đã trù tính). Ông Phán quả là một diễn viên kịch xuất sắc là đây là
đỉnh cao của sự trào phúng trong màn hài kịch “Đám ma gương mẫu”.
- Góp phần cho tiếng cười đầy mỉa mai còn phải kể đến ngôn ngữ của tác phẩm. Khi kể chuyện, bao
giờ Vũ Trọng Phụng cũng có sự kết hợp những ngôn từ trái ngược nhau trong một câu văn để làm bật
lên sự vô nghĩa lý của cuộc đời. Chẳng hạn, tác giả gọi nhà đám là bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng
ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ…, hoặc tác giả miêu tả : Thật là một đám to tát có thể
làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!
C. Kết luận:
Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” đã được tác giả miêu tả bằng một nghệ thuật trào
phúng điêu luyện khiến cho người ta phải mỉm cười nhưng là nụ cười xót xa cho sự lừa dôi. Đoạn
trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu đương thời.
Đề: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân.
1. Mở bài:
- Trong văn hoc hiện đại Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo.
- Chữ người tử tù là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy của Nguyễn Tuân được trích trong
“vang bong một thời”
- Tác giả đã thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao
2. Thân bài:
- Hai nhân vật trung tâm của truyện Huấn Cao và Viên Quản Ngục được đặt vào tình huống éo le:
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
5
+ Xét về quan hệ xã hội: họ là hai kẻ thù của nhau.
+ Xét về bình diện nghệ thuật: họ là 2 người bạn tri âm tri kỷ, 2 tâm hồn hòa hợp.
Nhấn mạnh nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và hiểu được tấm lòng của VQN.
- Huấn Cao mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp - tài viết chữ rất
nhanh và rất đẹp.
+ Tài năng ấy nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn và lan đến cả chốn ngục tù.
+ “Chữ ông HC đẹp lắm, vuông lắm …có được chữ ông Huấn mà treo là có một báo vật trên đời”.
+ Tài năng ấy được tô đậm bằng ao ước của VQN.
+ Thậm chí tài viết chữ của ông Huấn nức danh đến nỗi thầy thơ lại cũng cảm thấy tiếc nuối, xót
xa nếu “phải chém một người như ông”.
- Huấn Cao còn có khí phách của một trang anh hùng lẫm liệt.
+ Chủ xướng phất cờ khởi nghĩa.
+ Sống những ngày cuối cùng của cuộc đời vẫn đường hoàng, ung dung, thanh thản.
+ Dám đối đầu với chủ ngục.
+ Đêm trước ngày ra pháp trường đôi bàn tay trĩu nặng gông vẫn ung dung múa bút, không một
chút run rẩy hay sợ sệt. Nét chữ cuối đời ông vẫn vuông vắn, tươi tắn; vẫn thể hiện cái hoài bão tung
hoành của cả một đời người.
- Huấn Cao còn sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của con người có then lương.
+ Ông trân trọng nghệ thuật và ý thức sâu sắc về giá trị của nghệ thuật.
+ Ông chưa bao giờ vì quyền lực hay tiền bạc mà ép mình phải cho chữ.
+ Là người trọng nghĩa trọng tình, “không phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”; xúc động chân
thành trước cái tâm trong sáng, coi trọng người biết yêu cái đẹp, biết quý cái tài: “Ta cảm thấy tấm
lòng biệt nhỡn liên tài….”
+ Sẵn sàng cho chữ VQN va khuyên bảo rất chân thành, sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người.
* Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sang ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh
cho chữ - “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
+ Thời gian: đêm khuya, chỉ còn văng vẳng tiếng mõ trên vọng canh.
+ Không gian: “ buồng tối chật hẹp ẩm ướt và đầy mạn nhện ,khói tỏa như đám nhà cháy”.
Nơi chết chốc, hủy diệt lại là nơi sản sinh ra cái đẹp, sáng tạo nghệ thuật.
- Những quan hệ đối lập kỳ lạ:
+ Người nghệ sĩ cho chữ (tử tù) cổ đeo gông chân vướn xiềng say mê dậm tô từng nét chữ; rồi ân
cần khuyên bảo.
+ Người nhận chữ (quản ngục) khúm núm, run run, nghẹn ngào bái lĩnh.
Trật tự xã hội bị đảo lộn, nơi xấu xa và tội lỗi lại là nơi tỏa sáng thiên lương và nhân phẩm.
Chính cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng.
Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài
và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời đồng thời thể hiện sự trân trọng những giá trị
tinh thần của dân tộc.
3. Kết bài: Bằng tài năng của mình, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một hình tượng nhân vật
độc đáo: Huấn Cao-một khí phách uy vũ bất năng khuất. Huấn Cao-một tai năng đượcví"hữu
xạ tự thiên hương". Huấn Cao-một thiên lương"nhất sinh đê thủ bái mai hoa". Trong con
người của Huấn Cao hội tụ cả ba vẻ đẹp nhân, trí, dũng. Thông qua đó, nhà văn đã bày tỏ sự
trân trọng những thú vui tao nhã, thanh cao của người xưa.
Đề: Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh Ông Huấn
Cao cho chữ trong trại giam (trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân).
Vì sao tác giả lại cho đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có ?
(Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, theo Sách Ngữ Văn 11- Nâng Cao, tập
1- NXB GDVN, 2010)
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
6
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
* Phân tích cảnh ông Huấn Cao cho chữ (là một cảnh tượng xưa nay chưa tùng có)
- Bức tranh với những màu sắc tương phản dữ dội: buồng giam tối mịt, ẩm ướt – bó đuốc tẩm dầu
cháy ngùn ngụt, đỏ rực như đám cháy nhà.
- Nồi bật với ba bóng người hoạt động với ba tư thế khác nhau (quản ngục, thầy thơ lại, Huấn Cao).
- Tư thế, vị thế của kẻ giữ tù và tử tù hoàn toàn đảo ngược (quản ngục >< Huấn Cao). Điều đó cho
thấy sức cảm hóa kì diệu của nhân cách, tài năng và cái đẹp.
- Lời khuyên của Huấn Cao có giá trị thức tỉnh, cứu vớt một con người.
- Giữa buồng giam chật hẹp, tối tăm, hình ảnh người tử tù bỗng trở nên lớn lao phi thường, ngời
ngời tỏa sang.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
+ Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
+ Ngôn ngữ tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.
- Đánh giá chung về giá trị nghệ thuật và tư tưởng.
Đề: Tâm trạng của nhân vật Liên trước khung cảnh thiên nhiên và con người nơi
phố huyện trong “hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
1. Mở bài:
- Thạch Lam là một trong những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học hiện đại Việt
Nam.
- Truyện ngắn của thạch Lam thường đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm giác
mong manh mơ hồ khó hiểu.
- Hai đứa trẻ được trích trong tập “nắng trong vườn”, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy của
thạch Lam. Nhà văn đã thành công trong việc khắc họa tâm trạng của nhân vật Liên trước khung cảnh
thiên nhiên và con người nơi phố huyện.
2. Thân bài:
a- Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Cảnh chiều tàn đẹp nhưng cũng lặng lẽ, vắng lặng với hình ảnh mặt trời lặn “ những đám mây ánh
hồng như hòn than sắp tàn” và “những viền tre đang cắt hình sẫm lại phía chân trời”; với tiếng
trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;với âm thanh của tiếng ếch nhái kêu rang ngoài đồng,
tiếng muỗi bắt đầu vo ve trong cửa hang hơi tối của chị em Liên
- Vẻ xơ xác, tiêu điều của một vùng quê nghèo khó trong “cái giờ khắc của ngày tàn”: Cảnh chợ tàn
vắng lặng gợi nỗi buồn thấm thía: chợ đã vãn từ lâu chỉ còn vài người bán hang,… với những rác
rưỡi, vỏ bưởi, vỏ thị,mùi ẩm bốc lên……
Giọng văn điềm tĩnh, nhỏ nhẹ mà thấm sâu vào lòng người. Cảnh chiều tàn chợ tàn gợi trong Liên
nỗi buồn man mác.
b. Tâm trạng của Liên trước những kiếp người tàn tạ:
- Nhịp sống của những người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen
thuộc, những suy nghĩ mong đợi như mọi ngày. Họ mong “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo
khổ hằng ngày”
+ “Mấy đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre…..”
+ Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt óc; chiều nào cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm mà chẳng
được bao nhiêu” cuộc sống lay lắt bế tắt .
+ Bà cụ Thi hơi điên với tiềng cười khanh khách ám ảnh một cuộc đời tàn tạ bi thương.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
7
+ Gia đình Bác Xẩm với tiếng đàn bầu “run bần bật”.
+ Bác Siêu bán phở cũng chập chờn một chấm lửa nhỏ trong đêm tối mất đi rồi lại hiện ra .Cuộc
đời bác chẳng khác gí cái chấm lửa ấy yếu ớt lẻ loi.
+ Hai chị em Liên và An:
Tuy còn nhỏ phải lo bán hàng từ sáng đến tối.
Cửa hàng nhỏ bán những thứ lặt vặt, rẻ tiền, ít người mua.
- Tâm trạng của Liên:
+ Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội.
+ Buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ.
+ Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
+ Cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.
c. Tâm trạng liên khi trời tối:
- chuyến tàu đêm- Là biểu tượng của thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó
đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện
- Chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc bâng khuâng lúc tàu đi qua.
- Con tàu mang theo ước mơ về một thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức
lung linh về Hà Nội xa xăm.
Niềm trân trọng thương xót đối với những kiếp người nhỏ bé, sống trong nghèo nàn tăm tối, buồn
chán nơi phố huyện của Thạch Lam.
3. Kết bài:Qua tâm trạng của chị em Liên Thạch Lam muốn lay tỉnh những con người đang buồn
chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của
tác phẩm.
Đề: Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn “hai đứa trẻ”của Thạch
Lam.
1. Mở bài:
- Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930 - 1945. Ông sở trường về truyện
ngắn. Văn phong của Thạch Lam trong trẻo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và, đằng sau những trang văn tinh
tế đầy cảm xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ.
- Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập
truyện ngắn Nắng trong vườn 1938.
- Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức
tranh cuộc sống
2. Thân bài:
a. Bức tranh cảnh vật:
* Bức tranh phố huyện lúc chiều tối.
- Tác giả chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc một tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần. Bóng
tối bắt đầu lan tỏa khắp nơi: trên cái chòi, đám mây và lũy tre làng và bao trùm lên cảnh vật, gợi lên
từ âm thanh của “tiếng trống thu không (...) vang ra từng tiếng để gọi buổi chiều”, gợi lên từ màu sắc:
“Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đó là cảnh vật phố huyện nghèo nàn, xơ xác tiêu điều: tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran,
cảnh chợ tàn, trên nền đất chỉ còn rác rưởi, một miền đất như đang lụi tàn trong quên lãng.
* Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya: Khung cảnh thiên nhiên và con người ngập chìm trong
đêm tối mênh mông:
- Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối: “con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua
chợ về nhà, các ngõ vào làng”
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
8
- Ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng quanh ngọn đèn của chị Tí “chỉ chiếu sáng một vùng đất
nhỏ”; chấm lửa nhỏ ở bếp lửa Bác Siêu, từng hột sáng lọt qua phên nứa.
* Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: Sáng bừng lên và uyên náo trong chốt lát rồi lại chìm
trong bóng tối.
b. Bức tranh cuộc sống
- Trong cảnh xơ xác, tiêu điều ngập đầy dần bóng tối là những cuộc đời đầy bóng tối: Những đứa trẻ
nghèo vờ vật trong buổi chiều tàn. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại đội cái chõng tre tàn ra
sân ga bày bán với một hy vọng còm cõi như chõng hàng của chị. Bà cụ Thi xuất hiện trong bóng tối
và trở về cũng đi lần vào bóng tối... Thấp thoáng sau họ là một bà cụ móm phải cho thuê bớt một gian
hàng ọp ẹp, một người cha mất việc. Bao quanh họ là những đồ vật tàn: những tấm phên nứa dán nhật
trình,
cái
chõng
sắp
gãy...
- Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này qua ngày khác. Nhịp sống lặp đi không thay
đổi nói lên cái mòn mỏi, vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng
cuộc sống nghèo mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải, nhàm chán.
- Nhưng nhân vật của Thạch Lam dường như “còn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo
khổ của họ”. Họ chờ đợi cái gì không rõ, chỉ thấy nỗi lòng thương xót của nhà văn.
c. Nổi bật trong bức tranh phố huyện mù tối ấy là hai đứa trẻ, đặc biệt là cô bé Liên.
- Nhân vật Liên trong thời khắc chiều tối gây ấn tượng cho người đọc ở sự nhạy cảm và chiều sâu tâm
hồn: Cảnh thiên nhiên trong ánh nắng chiều lăng trầm và u uất làm Liên “buồn man mác trước thời
khắc của ngày tàn”. Liên thương những đứa trẻ nhặt rác ở bãi chợ.
Nhà văn như hóa thân vào nhân vật để day dứt về kiếp sống vô nghĩa, lụi tàn.
3. Kết bài: Đằng sau bức tranh phố huyện, đằng sau những kiếp người mòn mỏi là tư tưởng nhân đạo
của tác giả. Đó là lòng yêu nhân ái, nỗi day dứt trước những cuộc đời đơn điệu, nặng nề. Là tâm hồn
tinh tế, đồng cảm với nỗi khổ và khát khao ánh sáng của họ. (HẾT)
Đề:Chí Phèo, một nhân vật điển hình trong truyện ngắn Nam Cao?
1. Mở bài:
- Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng là những tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Tác phẩm chí phèo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp sang tác của Nam Cao, là tác phẩm có
giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ chứng tỏ trình độn nghệ thuật bật thầy của Nam Cao.
- Nhân vật chí Phèo – điển hình cho đề tài viết về người nông dân trước cách mạng của Nam Cao.
2. Thân bài:
- Điển hình văn học là sự thống nhất hữu cơ giữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái
quát cao.
- Nhân vật điển hình phải là nhân vật mang những đặc điểm cá tính nổi bật độc đáo, không lẫn với ai
được, vừa khái quát được những phẩm chất và tính cách của một tầng lớp người hay một giai cấp
trong xã hội nhất định.
- Tính điển hình của nhân vật Chí Phèo:
+ Nhân vật Chí Phèo có những đặc điểm rất riêng: số phận, ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, thói
quen,….
+ Tính cách của nhân vật Chí Phèo có sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Chí hiền như đất nhưng
cũng lại là con quỷ dữ của làng Vũ Đại; hắn là một thằng say, thằng mất trí nhưng cũng là kẻ có đầu
óc tỉnh táo.
- Nhân vật Chí Phèo đã khái quát được những đặc điểm và tính cách, phẩm chất của một loại người
trong xã hội. Đó là người cùng khổ, cực nhục, bị xã hội bất công tước đoạt cả nhân hình lẫn nhân tính,
trở thành kẻ lưu manh côn đồ,…Họ là người nông dân mộc mạc chất phác nhưng sự đè nén áp bức
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
9
của bọn cường hào cùng với cái đói, miếng ăn đã đẩy họ vào bước đường cùng, làm họ trở nên tha
hóa, biến chất. Đây là hiện tượng phổ biến có tính quy luật.
- Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao không chỉ phản ánh một hiện tượng xã hội đã trở thành phổ biến
và mang tính quy luật ở nông thôn mà còn bày tỏ thái độ phẫn uất lên án những bất công xã hội, lên
án thế lực tàn bạo chà đạp con người.
3. Kết bài:
- Chí Phèo là nhân vật điển hình được xây dựng bằng ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bật thầy của
Nam cao.
- Tính điển hình của Chí Phèo có ý nghĩa khái quát rộng rãi.
Theo em truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là câu chuyện về một ngày tàn,
một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn
tới cuộc sống tốt đẹp hơn?
Thông qua việc học tác phẩm Hai đứa trẻ, hãy viết bài văn trình bày ý kiến
của mình. ( Hai đứa trẻ - Thạch Lam, theo Sách Ngữ văn 11 – Nâng cao, tập 1,
- Nêu được vấn đề nghị luận
- Trước tiên, đó là câu chuyện về một ngày tàn, buổi chợ tàn và những kiếp người tàn.
+ Các hình ảnh và âm thanh báo hiệu ngày tàn ( dẫn chứng)
+ Một buổi chợ tàn ( dẫn chứng)
+ Những kiếp người tàn tạ, nghèo khổ ( dẫn chứng)
- Bên cạnh đó tác phẩm còn là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Tác giả tập trung vào việc miêu tả đoàn.
+ Qua tâm trạng mong đợi đoàn của người dân phố huyện.
- Miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, giàu chất thơ.
- Lời văn bình dị nhưng luôn ẩn chứa tình cảm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ.
- Chốt lại vấn đề nghị luận.
Phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng được nhận bát cháo hành
từ thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao).
* Nêu được vấn đề cần nghị luận
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
* Cảm nhận nhân vật:
- Buổi sáng tỉnh dậy trong cái lều của mình Chí Phèo đã tỉnh rượu để đón nhận cuộc sống xung
quanh: Tiếng chim hót, cười nói… hắn nao nao buồn. Chí Phèo nhìn lại đời mình và nhận ra đó là
chuỗi dài bi kịch: Từ quá khứ, hiện tại đến tương lai hắn buồn bã, lo sợ và sắp khóc
- Thị Nở bước vào, mang theo nồi cháo hành còn nóng nguyên, múc một bát cháo trao cho Chí Phèo
và giục hắn ăn nóng hắn ngạc nhiên khóc vì xúc động vừa vui, vừa buồn, vừa ăn năn vì lần
đầu tiên được người ta cho.
- Hắn tận hưởng bát cháo và thấm thía hương vị tình người nhận ra chỉ có thị Nở xem hắn là
người và thương hại hắn; hắn muốn làm nũng, bản chất hiền lành từ từ hồi sinh.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
10
- Hắn nghĩ đến tương lai và khiếp sợ. Hắn thèm lương thiện. Nụ cười của thị Nở củng cố niềm tin
cho Chí Phèo, hắn tràn trề hi vọng thị sẽ là nhịp cầu đưa hắn trở lại cuộc sống lương thiện hắn thấy
lòng rất vui.
* Đánh giá chung:
- Ý nghĩa của bát cháo hành đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo.
- Đây là đoạn văn hay phân tích tâm trạng nhân vật sâu sắc góp phần tạo thành công cho tác phẩm
và xây dựng nhân vật mang tính khái quát cao.
PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Đề1: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
1. Mở bài:
- Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực, giàu lòng yêu nước thương dân. Là
lá cờ đầu trong văn học yêu nước chống Pháp.
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tác phẩm tiêu biểu cho bộ phận thơ văn yêu nước chống Pháp của
ông.
- Bài văn tế được viết theo yêu cầu của Đỗ Quang Tuần phủ để đọc tại lễ truy điệu các nghĩa sĩ Cần
Giuộc
- Nguyễn Đình Chiểu thành công khi xây dựng hình tượng về người nông dân- nghĩa sĩ .
2. Thân bài:
- vẻ đẹp chân chất hồn nhiên của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc trong đời sống bình thường với
cuộc đời nghèo khó quanh năm lo toan làm ăn lẻ loi thầm lặng một cách tội nghiệp.
+ Là những người nông dân nghèo, hiền lành chăm chỉ làm lụng: “ cui cút làm ăn, toan lo nghèo
khó”
+ Thành thạo công việc đồng áng chốn làng quê: “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấytay vốn
quen làm, chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”.
+ Họ xa lạ với chinh chiến: “ chưa ưuen cung ngựa, tập khiên, tập sung, tập mác, tập cờ mắt chưa
từng ngó”.
Lời văn mộc mạc, nhiều điệp từ liệt kê trong những câu văn đối thanh đối ý nhằm tạo sức diễn đạt
chân thật và nổi bật đặc điểm nông dân của người nghĩa sĩ.
- Bước chuyển biến khi có giặc ngoại xâm
+ Hồi hộp biết tin giặc đến đã ngót năm trời “ Tiếng phong hạt phập phòng hơn mươi tháng” và
mỏi mắt trong ngóng phản ứng của triều đình “ trông tin quan như trời hạn trong mưa”.
+ Trong lòng đầy căm ghét, ghê tởm bọn thực dân Pháp “ mùi tinh chiên ….. nhà nông ghét cỏ”
+ Hằng ngày thấy tàu giặc lòng nhức nhói hờn căm, đầy khinh miệt “ Bữa thấy bong bong che
………..cắn cổ”.
+ Không cần người kêu gọi vẫn tự giác đứng lên đánh giặc với nhiệt tình yêu nước, tự mình ra sức
đánh giặc bảo vệ đất nước “ nào ai đợi ai dòi……..bộ hổ”.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
11
Phép so sánh, cách dùng từ và tạo hành ảnh gợi cảm, các câu văn biền ngẫu dan xen các điển
tích và lời văn cổ đã làm nổi bật vẻ đẹp tinh thần của người nghĩa sĩ Cần Giuộc: lòng yêu nước
bộc trực, sâu nặng trong sáng.
- Vẻ đẹp hào hùng trong trận nghĩa đánh Tây
+ Điều kiện chiến đấu vỏn vẹn chỉ một tấm lòng “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”.
+ Không được chuẩn bị tập rèn, không chờ bày binh thư.
+ Trang bị thô sơ: Vũ khí là những vật dụng hằng ngày “ngọn tầm vong, dao phay, rơm con cúi”
+ Bằng những động từ mạnh: “ đánh, đốt, chém, đạp, xô, đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm
ngang chém ngược, hò trước ó sau” làm nổi bật hành động chiến đấu với tư thế mạnh mẽ, hào hùng
chủ động tiến công như vũ bão. Tác giả đã dựng lên bức tượng đài bi tráng về người anh hùng - nông
dân – nghĩa sĩ: dũng cảm, quên mình, xả thân, đánh giặc.
Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi bản chất cao quí tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc
đời lam lũ của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm baỏ vệ đất nước.
4. Kết bài: Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công bức tượng đài nghệ thuật về người
nông dân.
Đề2: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ “Tự tình”của Hồ
Xuân Hương, “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
1. Mở bài:
- Trong văn học trung đại Việt Nam nhiều nhà văn, nhà thơ đề cập đến thân phận của người
phụ nữ Việt Nam thời phong kiến.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ “Tự
tình”của Hồ Xuân Hương, “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
2. Thân bài:
- Người phụ nữ đảm đang, tháo vát trong cuộc sống lao động vất vả một nắng hai sương:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quảng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
- Người phụ nữ giàu đức hi sinh quên mình chịu thương chịu khó vì chồng, vì con.
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm năng mười mưa dám quản công”
- Tâm trạng vừa buồn tủi, bẽ bàng:
“ Đêm khuya văng vẳng trônga canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Tâm trạng phẫn uất trước tình cảnh éo le :
“ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong XHPK ( tự tình 2)
3. Kết bài:
- Người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh nhưng họ luôn ý thức về phẩm giá của mình. Họ đảm đang,
chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh.
- Người phụ nữ này tiếp thu được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa và phát huy nó
trong xã hội mới.
Đề 3: Phân tích bài thơ “Thương vợ”của Trần Tế Xương
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
12
1. Mở bài:
- Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về người vợ đang còn sống lại càng hiếm hoi.
- Trần Tế Xương lại khác, ông có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối trong sang tác
của mình.
- Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú
2. Thân bài:
a. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng của tác giả
- Tác giả khắc họa hình ảnh bà Tú phải bươn trải trong cuộc đời rộng lớn vất vả để nuôi sống gia đình
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông”
- Bà Tú là 1 người vợ đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con “ Nuôi đủ năm con với một chồng”
- Tác giả cảm thấy xấu hổ vì không nuôi được gia đình lại trở thành gánh nặng cho vợ, xót xa và cảm
thông sâu sắc trước sự tảo tần của vợ.
“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
- Cảm phục và yêu quí với những đức tính cao đẹp của bà Tú - Người phụ nữ giàu đức hi sinh quên
mình chịu thương chịu khó vì chồng, vì con.
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm năng mười mưa dám quản công”
b. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ
- Yêu thương quý trọng và tri ân vợ
- Nhân cách cao đẹp (lời tự trách mắng chính mình).
3. Kết bài:
Với vài nét phát thảo, tác giả đã sáng tạo chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng
tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương- một điển hình đẹp của
người vợ trong truyền thống Việt Nam.
Đề 4: Cảm nhận bài thơ “tự tình 2” của Hồ Xuân Hương.
1. Mở bài:
- Trong VH trung đại HXH là một hiện tượng độc đáo; nhà thơ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ
tình đậm đà chất văn học dân gian.
- Nổi bật trong sang tác của bà là tiếng nơi thương cảm của người phụ nữ là sự khẳng định đề cao vẻ
đẹp và khátd vọng của họ
- Tự tình 2 nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài. Bài thơ thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi
tình duyên ngang trái, không hạnh phúc.
2. Thân bài:
a. Nỗi xót xa, nỗi niềm buồn tủi của tác giả:
- Nỗi niềm buồn tủi của HXH được gợi lên từ sự tĩnh lặng của đêm khuya thanh vắng:
“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”
+ Tiếng trống báo canh dồn dập, gấp gáp, liên hồi vừa là sự cảm nhân vừa là sự thể hiện bước đi
dồn dập của thời gian vừa là sự rối bời của tâm trạng, nỗi niềm buồn tủi.
+ Trong đêm khuya thanh vắng nhà thơ cảm nhận được sự bẽ bàng của duyên phận.
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Nỗi niềm buồn tủi còn được thể hiện qua tâm trạng chán chường:
+ “Ngán”: buồn chán vì thời gian cũng như tuổi trẻ và hạnh phúc cứ vô tình trôi đi.
+ Trùng điệp từ“Xuân”: Mùa xuân của thiên nhiên ,đất trời, cỏ cây hoa lá và ham muốn hạnh
phúc của tuổi trẻ không bao giờ vơi cạn. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
13
+ “Mảnh tình san sẻ tí con con”: nghệ thuật tăng tiến có tác dụng nhấn mạnh nghịch cảnh éo le
ngang trái ,tâm trạng của tác giả cũng là tâm trạng chung những người phụ nữ trong xã hội phong
kiến phải chịu lấy chồng chung.
b. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH:
- Trước trớ trêu của cuộc đời nhà thơ vẫn luôn khát khao hạnh phúc. Lòng khao khát hạnh phúc được
thể hiện ở việc tác giả muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của số phận: từ “trơ”kết hợp với “ nước non”thể
hiện sự bền gan thách đố cũng là khát vọng vượt lên sự nghiệt ngã của cuộc đời.
- Con người mượn hơi men để quên sự đời “Say lại tỉnh”: vòng quẩn quanh, càng say càng tỉnh càng
cảm nhận được nỗi đau thân phận. Hình ảnh “vầng trăng bóng xế” gợi liên tưởng thời gian - cuộc đời
qua đi, chờ đợi hạnh phúc tròn đầy nhưng vẫn chưa trọn vẹn.
- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc còn thể hiện ở sức sống mãnh liệt của tác giả:
+ Thiên nhiên được cảm nhận bằng tâm trạng → phẩn uất, bứt phá, phản kháng và khát khao
hạnh phúc.
+ Biện pháp đảo ngữ, các từ đặc tả hoạt động của sự vật mạnh mẽ, dữ dội của thiên nhiên.
Tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn chán chường; thể hiện cá
tính mạnh mẽ táo bạo của Hồ Xuân Hương
3. Kết bài:
Bằng giọng thơ buồn tủi, cay đắng tác giả bộc lộ nỗi niềm cô đơn, chán chường đồng thời thể
hiện khát vọng đón nhận hạnh phúc lứa đôi.
Đề 5: Cảm nhận bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
1. Mở bài:
- Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam. Là người có cốt cách
thanh cao có lòng yêu nước thương dân. Thơ NK nói lên tình yêu quê hương đất nước, tình gia đình,
bè bạn. Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ thu 3 bài của NK.
2. Thân bài:
- Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần; từ chiếc thuyền câu nhìn ra
mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, thuyền câu. Từ một khung ao hẹp,
không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu tỏa ra nhiều hướng thật sinh động.
- Cảnh trong “câu cá mùa thu” là điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. Không khí
mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
+ Màu sắc: “nước trong veo, sóng biết, trời xanh ngắt.
+ Đường nét, chuyển động: sóng gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
+ Hòa sắc tạo hình: sự phối hợp gam màu “xanh- vàng”.
- Cảnh thu đẹp nhưng đượm buồn và tĩnh lặng:
+ Không gian: tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng.
+ Các chuyển động rất khẽ, nhẹ không đủ tạo âm thanh.
+ Âm thanh cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng tĩnh mịt của cảnh vật.
Bằng thủ pháp lấy động tả tĩnh tác giả đã khắc họa cảnh thu đẹp nhưng đượm buồn, tĩnh lặng.
- Tác giả nói chuyện đi câu nhưng thực ra đón nhận cảnh thu vào cõi lòng- cõi lòng yên tĩnh vắng
lặng:
+ Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ “trong veo: của nước cái “hơi gợn tí” của sóng, độ “rơi khe
khẽ” của lá.
+ Sự yên tĩnh trong tâm hồn của thi nhân còn được gợi lên từ âm thanh của tiếng cá đớp mồi.
- Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẫn khúc trong tâm hồn nhà thơ.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
14
- Tư thế ngồi bó gối trong mong đợi không đơn thuần là mong cá cắn câu, mà trong hoàn cảnh
thức tại mất nước lúc bấy giờ mà nhà thơ mong muốn người hiền tài đến cùng bàn tính chuyện đại sự
mong cứu nhân dân, đất nước ra khỏi cảnh lầm than.
Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu quê hương đất nước
thầm kín.
3. Kết bài:
- Tình yêu thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ.
- Nghệ thuật: tả cảnh, cách gieo vần,…
Đề 6: Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua bài ca ngất ngưởng
1. Mở bài: - Nguyễn Công Trứ, nhà thơ giàu năng lực có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám
sống khẳng định cá nhân mình. Sáng tác của ông rất nhiều chủ yếu là chữ Nôm, đặc biệt là thể loại
phú và hát nói.
- Bài ca ngất ngưởng được viết khi cáo quan về hưu, ở ngoài vòng vương tỏa của quang trường và
những ràng buộc của lẽ giáo phận sự, đồng thời thể hiện bản lĩnh cá nhân của nhà thơ.
2. Thân bài:
- “Ngất ngưởng” chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ phục lễ” của
nhà Nho để hình thành một lối sống thật, sống như bản chất vốn có của mình, đó là cách khẳng định
bản lĩnh cá nhân. Người ngất ngưởng dám xem thường lễ giáo phong kiến, đối lập với lễ giáo phong
kiến.
- Ngất ngưởng trong khi hành đạo
+ Câu thơ chữ Hán đã nhắc đến vai trò quan trọng của kẻ sĩ thể hiện sự kiêu hãnh tự hào, khẳng
định vai trò lớn lao mà tác giả phải đảm nhiệm gánh vác.
+ Cách xưng hô : “Ông Hi Văn, tay” thể hiện cách nói của một người tự tôn, tự tin, ý thức rõ tài
năng và nhân cách của mình.
+ Khái quát 28 năm làm quan trong mấy dòng thơ ngắn ngủi, với thủ pháp liệt kê khiến lời kể
nhanh thể hiện thái độ hờ hửng, xem nhẹ công lao, danh vị biểu hiện ngất ngưởng của nhà thơ đa
tài.
+ Xem quan trường là cảnh bó buộc, cầm trói, mất tự do “ vào lồng” diễn tả quản đời làm quan –
cái nhìn khác lạ,
Con người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin kiên trì lí tưởng.
- Ngất ngưởng khi về hưu
+ Là sự ngất ngưởng của một người có tài thật sự. Vì có tài lại tận tâm với công việc và không đòi
hỏi cho bản thân nên khi hành đạo ông dám sống ngất ngưởng và vì về hưu trong danh dự nên ông có
quyền ngất ngưởng:
+ Dám cưỡi bò và buộc mo cau vào đuôi bò với ngụ ý che miệng thế gian mà đi nghênh ngang giữa
kinh kì.
+ Tâm trạng tự do thoải mái( đủng đỉnh, dương dương)
+ Xem thường được- mất, khen- chê.
+ Hưởng thú vui cầm, kỳ, thi, tửu và cả giai nhân.
Thể hiện tình yêu, niềm đam mê đặc biệt của NCT với lối sống này. Đó là lối sống vừa nghệ sĩ vừa
thanh tao của nhà nho tai tử.
- Sử dụng điển tích, điển cố để thể hiện ý thức về tài năng và giá trị cá nhân, khao khát tự do, biết
sống ngang tàng nhưng vẹn nghĩa vua tôi .
- Cuối cùng là sự tự ý thức sâu sắc, sự khẳng định cá tính một cách đầy bản lĩnh không ai sánh được
về nhân cách .
3. Kết bài:
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
15
Bằng thể thơ hát nói NCT đã thể hiện rõ bản lĩnh con người cá nhân của mình khi làm quan cũng như
lúc về hưu.
Đề 7: Bài ca ngăn đi trên cát biểu lộ sự chán ghét của một người tri thức đối với
con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Phân tích
bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát” để làm rõ ý kiến trên.
1. Mở bài:
- Cao Bá Quát là nhà thơ có tài cao, nổi tiếng văn hay, chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức
đương thời (thần Siêu thánh Quát). Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài
bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
- Bài ca ngắn đi trên cát được hình thành trong những lần nhà thơ đi từ quê ra Huế. Tác giả mượn
hình ảnh người đi trên cát khó nhọc để : biểu lộ sự chán ghét của một người tri thức đối với con
đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống
2. Thân bài:
- Hình ảnh bãi cát và con đường cùng mang nghĩa tả thực và tượng trưng
+ Bãi cát dài, mênh mông, bãi cát này tiếp bãi cát khác gợi ra một con đường như bất tận mờ
mịt :"Bãi cát dài lại bãi cát dài,Bãi cát dài, bãi cát dài ơi"..
"Đi một bước như lùi một bước" : hình ảnh chân thật, ngụ ý tượng trưng cho con đường công
danh của tác giả. H/a tượng trưng cho đường đời bế tắc đối với tầng lớp trí thức trong xã hội phong
kiến.
Bãi cát – đường đời, đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao tri thức đương thời.
+ Hình ảnh con đường cùng "đường ghê sợ", "Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng" – "Phía Nam
núi Nam sóng dào dạt" hình ảnh tượng trưng cho con đường không lối thoát.
- Hình ảnh người đi đường
+ Khốn khổ, gian nan vất vả .
+ Bắt đầu oán hận vì tự mình hành hạ thân xác, theo đuổi công danh và ước muốn trở thành ông
tiên có phép ngủ kĩ:
“Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non lội suối giân khôn vơi”
+ Sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời: kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược,chạy xuôi
như ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, trong khi đó người tỉnh lại rất ít.
+ Nỗi băn khoăn, trăn trở: đi tiếp hay từ bỏ con đường công danh? Nếu đi tiếp thì cũng không biết
đi như thế nào vì:
“Tính sao đây đường bằng mờ mịt
Đuờng ghê sợ còn nhiều đâu ít”
Phản ánh nỗi bế tắc tuyệt vọng của những trí thức chân chính muốn thành danh để cống hiến cho
đất nước.
- Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát - niềm khao khát thay đổi cuộc sống
+ Một tâm trạng đầy mâu thuẫn: giữa khát vọng công danh với thực chất bả vinh hoa.
+ Qua hình tượng thơ, tác giả cho người đọc thấy được tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử,
con đường công danh theo lối cũ.
+ Con đường mà nhà thơ đang đi là con đường cùng, con đường không thể giúp ông đạt được lý
tưởng. Nuối tiếc con đường đẹp đẽ cao sang nhưng lại đau khổ, mờ mịt, thôi thì đành đứng chôn chân
nơi bãi cát.
3. Kết bài:
Bài ca ngắn đi trên cát bộc lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự trì trệ bảo thủ của
chế độ nhà Nguyễn
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
16
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
17
PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
Đề 1: “Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi”. Trình
bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
1. Mở bài:
Giới thiệu được vấn đề nghị luận: “Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt
phải lùi”.
2. Thân bài:
- Giải thích vấn đề: Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược. Sự học là một công việc khó khăn;
không tiến ắt phải lùi; Nếu không có sự nổ lực, cố gắn cao sẽ tụt hậu, thất bại.
- Bàn luận: Học tập là một công việc khó khăn, gian khổ vì người học phải tự mình thu nhận kiến
thức (từ thầy, từ bạn, từ cuộc sống,..)
Kiến thức thì mênh mông, sức người thì có hạn, vì thế phải cố gắng, nổ lực không ngừng
để thu nhận, làm chủ kiến thức.
Xã hội cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng, nếu không cố gắng, nổ lực sẽ tụt hậu
với người khác với cuộc sống.
Câu nói xác đáng, có tác dụng cảnh tỉnh những ai chưa có sự nổ lực, cố gắng trong học
tập. Cần tuyên dương những người biết nổ lực không ngừng trong học tập phê phán những biểu hiện
thiếu kiên trì, cố gắng trong học tập.
3. Kết bài:
Cần xác định học tập chẳng những là công việc suốt đời mà còn luôn nổ lực. Có như vậy việc
học mới thành công.
Đề 2: Suy nghĩ của anh (chị)về nhận định “cuộc sống chỉ phong phú khi nó tràn ngập
tình yêu thương và sự cao thượng”.
1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận cuộc sống chỉ phong phú khi nó tràn ngập tình yêu
thương và sự cao thượng.
2. Thân bài:
- Quan niệm về tình yêu và sự cao thượng .
+ Tình yêu là tình cảm cao đẹp, nồng nhiệt bộc lộ sự gắn bó giữa người với người, người với thế
giới xung quanh. Tình yêu thương con người hướng tới chân - thiện - mỹ.
+ Tình yêu cao đẹp thường gắn với sự cao thượng với những hành động cao cả đẹp đẽ.
- Cách thể hiện tình yêu thương và sự cao thượng:
+ Những tình cảm yêu thương.
+ Một cử chỉ thân thiện dịu dàng, một sự chia sẽ chân thành thái độ quan tâm,….
+ Biêt lắng nghe ai đó đang tuyệt vọng, đau khổ để đồng cảm vvoiws khổ đau.
+ Cao thượng được bộc lộ qua hành động bảo vệ những người yếu đuối, bênh vực công lý.
- Ý nghĩa cao đẹp của tình yêu và sự cao thượng.
+ Cuộc sống con người không thể thiếu tình yêu và sự cao thượng. Nhờ có nó mà cuộc sống trở nên
phong phú.
+ Tình cảm tốt đẹp, những hành động giàu lòngnhaan ái sẽ góp phần cảm hóa cái xấu, cái ác, làm
cho những kẻ xấu biết cách phục thiện.
+ Tình yêu thương là điều duy nhất hàn gắn tâm hồn con người.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
18
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa câu nói
- Bài học bản thân.
Đề 3: Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
niệm "Tình thương là hạnh phúc của con người"
1.quan
Mở bài:
- Trong cuộc sống có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc, có người cho rằng hạnh phúc là có
cuộc sôngd vật chất đầy đủ. Có người cho rằng hạnh phúc là cuộc sống an nhàn hoặc có quyền cao
chức trọng. Bên cạnh những quan niệm trên có quan niêm về hạnh phúc được nhiều người đồng ý:
"Tình thương là hạnh phúc của con người"
2. Thân bài:
a. Giải thích khái niệm
- “Tình thương”: sự đồng cảm, sẻ chia giúp đỡ,…những người trong cộng đồng.
- “Hạnh phúc”: trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn thành được ý nguyện
b. Những biểu hiện của tình thương:
- Sự quan tâm những người trong sộng đồng
+ Giúp đỡ về tinh thần những người có hoàn cảnh khó khăn, những người bất hạnh trong cuộc
sống.
+ Giúp đỡ về vật chất những người bất hạnh: trẻ mồ côi, những người già neo đơn,..
- Sự quan tâm giữa những thành viên trong gia đình: mọi thành viên quan tâm, yêu thương giúp đỡ
lẫn nhau từ đó gia đình trở thành tổ ấm hạnh phúc.
- Phê phán những kẻ ích kỷ, chỉ biết giữ riêng cho mình, giàu có về vật chất nhưng nghèo nàn về tinh
thương, chỉ biết lo cho hạnh phúc cá nhân.
c. Ý nghĩa của tình thương:
- Tình thương làm cho nguời gần người hơn.
- Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân bản hơn khi xã hội có tình thương.
- Trong hoàn cảnh khó khăn người nhận được tình thương của người khác sẽ thấy mình đỡ bất hạnh,
đỡ đau khổ hơn trong cuộc sống.
- Người nhận được tình thương được động viên an ủi, tự tin hơn, có thêm sức mạnh hơn để vượt qua
những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
3. Kết bài:
- Tình thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống
- Mỗi người cần bỏ lối sống vị kỷ cá nhân, sống phải chia sẻ, phải có tình thương.
- Phê phán những người thiếu tình thương, thiếu sự đồng cảm.
Đề 4: Suy nghĩ của anh (chị) về lòng khoan dung trong cuộc sống.
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: lòng khoan dung
2. Thân bài:
- Giải thích khái niệm: Khoan dung là tha thứ, là sự rộng lượng đối với người khác nhất là những
người gây ra đau khổ cho mình. Là thái độ lẽ sống cao đẹp, là phẩm chất đức tính tốt đẹp của con
người.
- Bàn luận:
+ Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng, là biết hy sinh nhường nhịn đới với người khác.
+ Biết tha thứ cho những khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình và xã hội.
+ Khoan dung đối lập với ích kỷ, với lòng đố kỵ, với định kiênd thành kiến.
- Khẳng định ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
19
+ Là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng, cần được ca ngợi.
+ Bản thân thấy thanh thản hơn khi có long khoan dung và nhận thấy xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Liên hệ mở rộng
+ Khoan dung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Khoan dung không có nghĩa là bao che, dung tungd cho những việc làm sai trái.
+ Thể hiện long khoan dung đôi khi cũng tha thứ cho chính mình.
3. Kết bài: Liên hệ bản thân.
Đề 5: “ Hành trang cần thiết nhất trong cuộc đời mỗi con người là long can đảm và
tính trung thực”. Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
a. Mở bài:
“ Hành trang cần thiết nhất trong cuộc đời mỗi con người là long can đảm và tính trung thực” đó là ý
kiến hoàn toàn xác đáng.
b. Thân bài:
- Giải thích khái niệm
+ Trung thực cong gọi là thật th, không dối trá, sống ngay thẳng, người trung thưch nghĩ gì thì nói
và làm như vậy.
+ Can đảm là không sợ khó khăn nguy hiểm, dám đối diện với sự thật, dám nhận sai lầm nếu mắc
phải và có ý chí sửa chữa sai lầm.
- Bàn luận:
+ Can đảm và trung thực giữ vai trò quan trọng ở mọi lĩnh vực trong đời sống cũng như trong xã hội
( trung thực trong gia đình, công tác, kinh doanh, học tập,..)
+ Can đảm và trung thực trong cách sống rất có lợi cho con người; trung thực khiến tâm hồn thanh
thản, không vướn bận mưu mô, tạo niềm tin ở người khác.
+ Con người dám đối mặt, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, người có lòng can đảm sẽ làm được
việc lớn
+ Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi sai lầm. Dũng cảm nhận lỗi cũng đáng quý như dũng cảm
vượt qua khó khăn.
- Can đảm và trung thực không phải tự nhiên sản sinh ra. Những phẩm chất ấy có được do môi trường
và sự giáo dục của gia đình, nhà trường cũng như sự rèn luyện bản thân của mỗi người.
c. Kết bài:
- Hiện nay trung thực và can đảm ở nhiều phương diện trong cuộc sống không còn nguyên vẹn nữa.
- Những phẩm chất tốt đẹp ấy luôn tồn tại vì tính bền vững của nó.
- Bài học bản than.
Đề 6: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại
núi e sông”. Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
1. Mở bài:
- Bằng nhiều con đường khác nhau để vươn tới sự thành công.
- Quyết định sự thành công của con người là ý chí và nghị lực.
- Nêu vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
b. Gải thích khái niệm
+ Đường đi khó: đường đời.
+ “Không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” – muốn vượt qua
đường đi khó phải dẹp bỏ những gì gọi là e ngại, sợ hãi trong long, mọi vật cản rồi sẽ vượt qua bằng ý
chí nghị lực bản thân.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
20
b. Bàn luận:
- Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và đường đi còn những chông gai cần phải vượt qua.
- Con đường đi đến thành công đầy rẫy những ngã rẽ quanh co, những nguy hiểm khó nhọc luôn
hiện ra.
- Tự tin vào khả năng của mình, rèn tính kiên nhẫn, long quyết tâm, tinh thần gan thép đeer vượt núi
vượt sông và bao cám dỗ đường đời.
3. Kết bài:
- Câu nói trên hoàn toàn đúng đắn.
- Con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững quyết tâm tinh thần luôn sẵn sàng để
vượt qua mọi thử thách.
Đề 7: Quan niệm của em về lối sống giản dị của một con người.
a. Mở bài:
Trong XH có nhiều lối sống khác nhau, trái ngược nhau tuy nhiên lối sống giản dị luôn được
khẳng định những mặt tích cực của nó.
b. Thân bài:
- Giải thích nghĩa từ: “giản dị” là đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống. Người ta hay
nói ăn mặc giản dị, phong cách giản dị, nói năng giản dị,..
-
Các phương diện biểu hiện lối sống giản dị.
+ Giản dị tự nhiên trong trang phục
+ Giản dị trong lối sống, ăn uống, thói quen.
+ Giản dị trong phong cách làm việc.
- Tác dụng của lối sống giản dị.
+ Giản dị khiến cho con người dễ hòa nhập với nhau, xóa tan những khoảng cách e ngại trong
giao tiếp.
+ Giản dị làm cho con người trở nên thân thiện với nhau hơn, có thể bày tỏ những nỗi niềm
riêng để chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống
+ Giản dị góp phần làm sang ngời nhân cách của mỗi người.
- Chứng minh vẻ đẹp của lối sống giản dị trong cuộc sống và trong văn học.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại lối sống giản dị của một con người.
- Bài học liên hệ với lối sống bản thân.
Đề 8: “ Nguời không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương trôi dạt
lông bông không ra thế nào cả” Suy nghĩ của em về câu nói trên.
1. Mở bài:
- Ở đời nếu không kiên trì với tư tưởng và tình cảm của mình, con người dễ bị tác động bởi hoàn cảnh
khách quan.
- Không có chí con người thường nản lòng, chùng bước trước khó khăn, trước những lời bàn tán,
không kiên định vào lựa chọn của mình. Vì thế có ý kiến cho rằng: “ Nguời không có chí như thuyền
không lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào cả”
2. Thân bài:
a. Ý nghĩa câu nói:
- “Chí” là nghị lực tinh thần phụ thuộc vào phần nội tại của con người có tác dụng giúp họ kiên trì
theo đuổi mục đích đã được đặt ra, thực hiện một lý tưởng, một sự nghiệp đã được hướng tới.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
21
- “Trôi dạt lông bông” là trạng thái không định hướng, để mặc cho sự trôi nổi.
- Nếu thiếu chí thì chẳng khác nào con thuyền không lái, con ngựa không cương. Chỉ có chí con
người mới thực hiện được lý tưởng đề ra.
b. Bàn luận:
- Câu nói trên hoàn toàn chính xác. Vì những người xây dựng lý tưởng lớn đều có chí (Hồ Chí Minh)
- Thiếu chí là thiếu điều kiện quan trọng nhất, coi như đã mất hướng đi trong đời
- Dẫn chứng một số câu nói liên quan đến vấn đề:
+ “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
+ Lời khuyên của Bác đối với thanh niên: “ Không có việc gì khó ,…….”
- Câu nói là kim chỉ nam cho hành động của thanh thiếu niên chúng ta.
3. Kết bài:
Tuổi trẻ cần vạch ra cho mình một con đường tiến thủ, một cái chí vững bền, kiên quyết. Có như thế
mới mong thành đạt trên đường đời.
Đề 9: Nghị luận về vấn đề tài và đức
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận tài và đức
2. Thân bài:
a. Giải thích khái niệm:
- Tài: tài năng, năng lực, kỹ năng kỹ xảo của con người trong lao động. Tài là kết quả của
nhiều yếu tố : năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và
cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc.
- Đức: đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều
yếu tố: bản chất thiên phú, môi trường sinh sống, học tập trong gia đình, nhà trường xã hội, công phu
trau dồi, tu dưỡng bản thân được soi sáng bởi một lý tưởng. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói,
hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.
b. Mối quan hệ khắng khít giữa tài và đức
- Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể phục.
Nhưng họ dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã
hội, con người (người con bất hiếu, học trò bất xứng, công dân phạm pháp).
- Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức thường được mọi người
kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành
được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong công việc.
- Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu
đức, tài sẽ giống như quả bóng không được sợi dây níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ,
quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba.
Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng.
- Trước đây, cha anh ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ chủ tịch cũng từng nói : có
tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có
tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia.
3. Kết bài:
- Tài và đức có mối quan hệ gắn bó khắng khít nhau; ngày nay, tài là kỹ năng nghề nghiệp,
óc sáng tạo; đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lý tưởng dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc.
- Bản thân quyết tâm phấn đấu, rèn luyện trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào
sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
22
Đề 10: “Tự học là chìa khóa vàng của giáo dục” (Tự học – con đường đi tới thành
công). Suy nghĩ của em về vấn đề trên
1. Mở bài:
- Kho tang tri thức nhân loại là vô cùng phong phú. Muốn tiếp thu chúng ta phải học tập.
- Có nhiều con đường khác nhau để học tập.
- Tự học là vô cùng quan trọng đối với mỗi người đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục. Có ý kiến cho
rằng: “Tự học là chìa khóa vàng của giáo dục”
2. Thân bài:
a. Giải thích :
- Tự học là tự tìm tòi họchoir những kiến thức qua sách báo truyền hình, nguời thân, bạn bè,….
- Chìa khóa vàng:
+ Nghĩa đen: được đúc bằng vàng rất quý
+ Nghĩa bóng: chìa khóa quý có thể mở ra kho tàng tri thức phong phú, vô tận của nhân loại.
b. Bàn luận:
- Câu nói trên hoàn toàn đúng
+ Tri thức của nhân loại là vô cùng, vô tận, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Nếu không tự học thì không tiếp thu được lượng kiến thức trong kho tàng tri thức vô cùng vô tận
của nhân loại.
+ Việc học trên lớp là cần thiết quan trọng nhưng không phải là con đường duy nhất. Có nhiều con
đường để tiếp cận tri thức nhân loại: người thân, bạn bè, sách báo,….
- Việc học trong giờ chính khóa dưới sự hướng dẫn của thầy là rất quan trọng cần thiết có tác dụng
đặt nền móng cho qua trình học tập.
- Việc tự học cũng rất quan trọng vì nó giúp ta bổ sung những kiến thức mà thời gín ở lớp không đủ
để học tập. (D/C)
3. Kết bài:
- Mỗi cá nhân phải biết kết hợp hài hòa giữa việc hopcj có hướng dẫn với việc tự học để mở rộng tầm
hiểu biết của mình.
- Bản thân có phương pháp tự học phù hợp để có được kết quả học tập tốt.
- Tự học là chìa khóa vàng giúp ta mở rộng kho tang tri thức của nhân loại.
Đề 11: Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc
chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.
1. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn
sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa
2. Thân bài:
- Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của
mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc
sống…
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không
có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế, mọi
điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa…
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
23
+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội
trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình…
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của
một bộ phận giới trẻ:
+ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách
cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải
gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống.
+ Trong thời đại hội nhập quốc tế, một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên
không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định
được phương hướng của cuộc đời, dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo -> hình thành một bộ phận thanh
niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ: Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có
nghĩa là tự phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có
nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt
được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
- Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:
+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức,
không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng
đó.
+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành,
học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ
học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những
đóng góp tích cực cho xã hội.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa câu nói.
- Liên hệ bản thân.
Đề 12: Hãy phát biểu ý kiến về câu nói: “học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để tự khẳng định mình”
1. Mở bài:
- Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu của con người từ xưa đến nay
- Trong thời đại ngày nay UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “học để biết, học để
làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- “Học để biết”: là yêu cầu tiếp thu tri thức
- “Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”: là yêu cầu thực hành vận dụng kiến
thức, từng bước hoàn thiện nhân cách.
b. Bàn luận:
- “Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình” là 4 mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là
4 trụ cột vững chắc cho việc học.
+ “Biết” là thu nhận kiến thức là trụ cột đầu tiên của việc học vì tri thức của nhân loại thì phong phú
mà hiểu biết của con người thì giưới hạn.
+ Không chỉ thế thời đại ngày nay tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành vận dụng kiến
thức vào cuộc sống
+ “Học để chung sống” đây là mục đích mới mẻ mang dấu ấn thời đại, là nhu cầu tự nhiên, một kỹ
năng, một phẩm chất của con người, phải hiểu biết nhau, đến với nhau, giúp đỡ nhau, cách sống, xu
thế sống, kỹ năng sống.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
24
+ “Tự khẳng định mình” là cái đích cần phải đạt được của con người ngày nay trong học tập, đó là
lúc con người từng bước hoàn thiện nhân cách.
- Học tập không tự khẳng định mình thì việc học coi như không đạt kết quả
- Đây là ý kiến vừa đúng đắn, khoa học lại mới mẻ, mang dấu ấn thời đại sâu sắc.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề
- Bài học bản thân
Đề 13: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được
Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Huy-Gô)
1. Mở bài:
Nhân cách con người được hình thành từ hai mặt chủ yếu: trí tuệ và tam hồn. Nhưng làm thế
nào bồi dưỡng trí tuệ và nâng cao tâm hồn để hoàn thiện nhân cách? Có ý kiến cho rằng “Trí tuệ giàu
lên nhờ cái nó nhận được
Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Huy-Gô)
2. Thân bài:
-Giải thích:
+ “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”Con người càng thu nhận tích lũy được nhiều kiến thức
thì trí tuệ càng giàu, sự hiểu bết càng sâu rộng
+ “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Cho đi là chia sẻ tình cảm của mình đối với người khác, là
yêu thương quan tâm đến đồng loại. Trái tim biết cho đi là một trái tim nhân ái, vị tha cho đi càng
nhiều thì yêu thương càng lớn, con tim càng giàu.
- Bàn luận:
+ Trong xã hội còn đói nghèo bất công, còn những người có cảnh đời bất hạnh vì thế cần có sự quan
tâm để cưu mang giúp đỡ người khác ấm long đồng loại
+ Phải biết đồng cảm yêu thương mọi người không thờ ơ lạnh nhạt trước cuộc sống cộng đồng đặc
biệt đối với những người nghèo khổ.
+ Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm trước những cảnh đời bất hạnh,..
3. Kết bài:
Đây là thông điệp về tình yêu thương con người để môic chúng ta phấn đấu vươn tới những
con người vừa giàu trí tuệ vừa giàu lòng nhân ái.
Đề 14: “Trên đường thành công không có bước chân của người lười
biếng”
1. Mở bài:
- Để thành công trong cuộc sống con người phải phấn đấu không ngừng. Bên cạnh nghị lực ta cần
có những phẩm chất khác như cần cù,..
- Có người đã từng khằng định tầm quan trọng của tính cần cù “Trên đường thành công không có
bước chân của người lười biếng”
2. Thân bài:
a. Gải thích khái niệm
- Thành công: đạt được kết quả mục đích như dự định đã đặt ra.
- Lười biếng tràng thái không thích làm việc, ngại làm việc ngại hoạt động, ít chịu cố gắng
b. Bàn luận:
- Người lười biếng không chịu làm việc sẽ không thu được kết quả có giá trị về mặt vật chất phục vụ
cuộc sống con người, không làm được việc gì đến nơi đến chốn, công việc dở dang, không chịu hoạt
động sẽ không có mối quan hệ tốt trong cộng đồng, không tiếp thu được kiến thức của nhân loại
Tài liệu hướng dẫn ôn tập các bài văn – Ngữ Văn 11
nm
25
- Trong thực tế những người thành đạt đều là những người có chí hướng phấn đấu, có lòng quyết tâm
thực hiện mục tiêu, họ luôn biết khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. (D/C)
- Khẳng định câu nói trên hoàn toàn đúng. Vì bất cứ sự nghiệp nào cũng cần có sự chăm chỉ, cần cù.
3. Kết bài:
- Câu nói là bài học quý đối với môic người nhất là lứa tuổi học sinh cần cố gắng trong học tập
cũng như trong các hoạt động để làm nên sự nghiệp lớn trở thành người có ích cho xã hội.
Đề 15: Viết bài nghị luận ngắn bày tỏ ý kiến của mình về phương châm “học đi đôi với
hành”
a. Mở bài: Giới thệu vấn đề nghị luận“học đi đôi với hành”.
b. Thân bài:
- Giải thích khái niệm
+ “học” là quá trình tiếp thu lĩnh hội tri thức
+ “ hành” là vận dụng những tri thức đã tiếp thu vào thực hành
- Mối quan hệ giữa “học” và “hành”
+ Nếu học mà không hành thì việc tiếp thu tri thức chỉ là lý thuyết suông.
+ Ngược lại nếu hành mà không học thì hành một cách mù quán.
- Tác dụng của việc học đi đôi với hành:
+ Nắm vững kiến thức và thực hành vững vàng hơn.
+ Phát huy khả năng của mình trong mọi công việc và đạt hiệu quả cao.
c. Kết bài:
- Học đi đôi với hành là phương châm hoàn toàn đúng.
- Mỗi học sinh phải luôn học đi đôi với hành để trở thành người có ích.