Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Vận dụng lí luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN để nâng cao hiệu quả quản lí và sử lí vốn ở các DN nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.25 KB, 9 trang )

‫ ص‬Mở Đầu ‫ص‬
Là một nước đang trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam
luôn đứng trước những cơ hội và thách thức của thời đại đòi hỏi đảng và nhà nước
ta phải có chủ trương và chính sách đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Đối với Việt Nam hiện nay,nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa ,hiện đại hóa
đất nước ,hội nhập cùng nền kinh tế thị trường thế giới là nhiệm vụ rất quan trọng.
Đó khong chỉ là thời cơ, điều kiện cần thiết để sản phẩm hàng hóa của Việt Nam có
mặt nhiều hơn trên thế giới mà còn là thử thách lớn về nhiều mặt đối với các doanh
nghiệp và doanh nhân Việt Nam.
Tuy nhiên ,để xây dựng một nền kinh tế mới chúng ta cần một khối lượng
vốn đầu tư khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Không những thế chúng ta còn gặp
phải khó khăn trong việc sản xuất ,lưu thông,tìm kiếm thị trường, đối tác…Hơn
bao giờ hết chúng ta cần sự lãnh đạo của Đảng,cần một lí luận làm kim chỉ nam
dẫn đường. Lý luận đấy không thể nào khác hơn là lí luận của chủ nghĩa MácLênin.Tiêu biểu hơn đó chính là đề tài mà em sẽ nghiên cứu trong bài tiểu luận
này: “ Vận dụng lí luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản vào trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lí và xử lí vốn ở các
doanh nghiệp nước ta.”

‫ ص‬dung ộiN ‫ص‬


I.Những vấn đề lí luận.
1.Tuần hoàn của tư bản.
Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất),trong quá trình
tuần hoàn đều vận động theo công thức :
SLĐ
T–H

…SX…H’-T’
TLSX


a, Ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản
*Giai đoạn thứ nhất-giai đoạn lưu thông :
SLĐ
T–H
TLSX
-Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ (T).
-Tiền được sử dụng để mua tư liệu sản xuất và sức lao động . Hàng hóa tư
liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động phải phù hợp với nhau về số lượng và chất
lượng.
=> Tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
* Giai đoạn thứ hai-giai đoạn sản xuất:
TLSX
H

…SX…H’
SLĐ

-Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất ( TBSX ), có
chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản
xuất ra hang hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư.
-Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản, giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết
định nhất .


=> Tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
*Giai đoạn ba-giai đoạn lưu thông: H’ – T’.
-Trong giai đoạn ba tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng
là thực hiện giá trị của khối lượng hang hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm
một lượng giá trị thặng dư .
-Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường để bán hàng , nhà tư bản bán hàng đúng

giá trị thu được T’>T vì trong H’ đã có giá trị thặng dư.
=> Kết thúc giai đoạn ba tư bản hàng hóa chuyển hóa thfnh tư bản tiền tệ
( Lớn hơn tư bản ứng trước ).
b, Ba hình thái tuần hoàn của tư bản .
-Tư bản tiền tệ : bắt đầu và kết thúc là tiền còn tư bản hàng hóa và tư bản sản
xuất là trung gian.
- Tư bản sản xuất : H’ –T’- H quá trình sản xuất diễn ra ,bắt đầu và kết thúc là
sản xuất còn tư bản hàng hóa và tư bản tiền tệ chỉ là trung gian.
-Tư bản hàng hóa :H’-T’- H –SX –H” bắt đầu là hàng hóa kết thúc cũng là
hàng hóa còn tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất là trung gian.
Sự vận động qua ba giai đoạn trên là sự vận động có tính tuần hoàn: tư bản
ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới hình thái tiền có
kèm theo giá trị thặng dư . Quá trình đó tiếp tục được lặp đi lặp lại không ngừng
gọi là sự vận động tuần hoàn của tư bản.
=>Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai
đoạn lần lượt mang ba hình thái khác nhau,thực hiện ba chức năng khác nhau để
rồi quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
Tóm lại, nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất trong sự
vận động của tư bản,còn mặt lượng của sự vận động được nghiên cứu ở chu
chuyển của tư bản.
2. Chu chuyển của tư bản.


Sự tuần hoàn của tư bản , nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi
mới và thường xuyên lặp đi lặp lại ,thì gọi là chu chuyển của tư bản.
a,Thời gian chu chuyển của tư bản.
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông .
*Thời gian sản xuất:
-Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.

-Thời gian sản xuất bao gồm:thời gian lao động ,thời gian gián đoạn lao động
và thời gian dự trữ sản xuất.
-Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố
như : tính chất của ngành sản xuất;quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm;sự tác
động của quá trình tự nhiên đối với sản xuất;năng suất lao động và tình trạng dự
trữ các yếu tố sản xuất.
*Thời gian lưu thông :
-Là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông .
-Thời gian lưu thông gồm thời gian mua và thời gian bán hàng hóa.
-Trong lưu thông , tư bản không làm chức năng sản xuất , do đó không sản xuất
ra hàng hóa,cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư.
-Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc vào các nhân tố :thị trường xa hay
gần ,tình hình thị trường xấu hay tốt,trình độ phát triển của vận tải và giao thông.
=> Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho gí
trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn,tư bản càng được lớn nhanh hơn.
b, Tốc độ chu chuyển của tư bản
-Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong
một năm.
- Công thức số vòng chu chuyển của tư bản:


n = CH/ ch
Trong đó:n là số vòng chu chuyển; CH là thời gian trong năm ;ch là thời gian
cho một vòng chu chuyển của tư bản.
3.Tư bản cố định và tư bản lưu động.
a, Tư bản cố định .
-Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc,thiết bị,
nhà xưởng… về hiện vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất ,nhưng giá trị của
nó bị khấu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra.
- Trong quá trình sử dụng tư bản cố định bị hao mòn dần và có hai hình thức

hao mòn:
+ Hao mòn hữu hình :là hao mòn về vật chất ,hao mòn về cơ học có thể nhận
thấy do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư
bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và phải được thay thế.
+Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị do sự phát triển của
khoa học công nghệ dẫn đến máy móc bị mất giá trong khi vẫn đang sử dụng.
-Để tránh hao mòn vô hình , các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng
cường độ lao động,tăng ca kíp làm việc…nhằm tận dụng công suất của máy móc
trong thời gian càng ngắn càng tốt.
b, Tư bản lưu động.
-Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu ,nhiên
liệu , vật liệu phụ, sức lao động…giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản
phẩm và được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.
II. Vận dụng ,liên hệ với thực tiễn.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang một thời kì mới. Nhiều doanh
nghiệp đã trụ vững và phát huy được vai trò định hướng,trung tâm liên kết các
thành phần kinh tế.Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều mặt hạn
chế đặc biệt là trong việc quản lí và xử lí vốn. Từ thực tế trên chúng ta phải sớm


đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lí và xử lí vốn ở các doanh
nghiệp nước ta.
*Lựa chọn phương án kinh doanh,phương án sản phẩm.
Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có khả
năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp này có ý nghĩa quyết định hiệu quả
kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng đắn phương án kinh
doanh, phương án sản phẩm được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường.Có như
vậy sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp mới có khả năng tiêu thụ được,quá
trình sản xuất mới tiến hành bình thường,tài sản cố định mới có khả năng phát huy
hết công suất, vốn lưu động chu chuyển đều đặn.

*Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn.
Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư thì các doanh nghiệp cần huy
động những nguồn vốn bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh tiến hành bình
thường và mở rộng quy mô hoặc đầu tư chiều sâu. Các nguồn huy động bổ sung
vốn bao gồm nhiều nguồn: nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung,vay ngân hàng,vay
các đối tượng khác,liên doanh liên kết.
*Tổ chức và quản lí tốt quá trình sản xuất.
Đây là một vấn đề quan trọng giúp quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành thông
suốt đều đặn , nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ ,sản xuất, tiêu thụ. Nhằm hạn chế
tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc , ứ đọng vật tư… gây lãng phí yếu tố sản
xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.
-Quản lí vốn cố định:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp cần :
+Bố trí dây truyền sản xuất hợp lí, khai thác hết công suất thiết kế , giảm chi phí
khấu hao trong giá thành sản xuất.
+Phân cấp quản lí tài sản cố định cho các phân xưởng,bộ phận trong nội bộ doanh
nghiệp giảm tối đa thời gian ngừng việc giữa ca hoặc ngừng việc để sửa chữa.
+Doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định , tránh
mất mát hư hỏng trước tình trạng khấu hao.


-Quản lí vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phụ thuộc vào việc tiết kiệm và tang nhanh tốc
độ luân chuyển vốn lao động. Do vậy các doanh nghiệp cần có các biện pháp quản
lí như sau:
+Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động ần thiết cho từng kì sản xuất.
+Tổ chức tốt quá trình thu mua , dự trữ vật tư ,hạn chế tình trạng ứ đọng làm mất
phẩm chất vật tư , gây ứ đọng vốn lao động.
+Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lí doanh nghiệp,chi phí lưu thông nhằm góp
phần giảm chi phí sản xuất tang lợi nhuận.

*Tổ chức tốt công tác hoạch toán ,kế toán và phân tích hoạt động kinh
Thực hiện thống kê kế toán tài chính theo định kì doanh nghiệp thường xuyên
nắm được số vốn hiện có ,cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành và các
biến động tăng, giảm vốn trong kì, tình hình và khả năng thanh toán.Nhờ đó doanh
nghiệp đè ra các giải pháp đúng đắn để xử lí kịp thời các vấn đề tài chính.
*Áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Kĩ thuật tiến bộ và coogn nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp
sản xuất ra những srn phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó doanh
nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tang giá bán, tăng lợi nhuận ,
đồng thời doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kì sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao
nguyên vật liệu hoặc sử dụng các vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển
vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm.


‫ ص‬Kết luận ‫ص‬
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển trên con đường mà chủ nghĩa mácLênin đã để lại. Tuy vậy ,không phải là chúng ta đi một cách máy móc theo họ mà
phải kế thừa , phát huy và vận dụng một cách sang tạo những điều đó vào tình hình
cụ thể của đất nước ta.
Như chúng ta đã biết ,doanh nghiệp là một tế bào cơ bản của nền kinh tế quốc
dân, là nguồn tạo nên sức mạnh kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, việc
quản lí và xử lí vốn hiệu quả của các doanh nghiệp là một vấn đề tương đối phức
tạp.Giữa lí luận và hiên thực còn có nhiều vấn đề vướng mắc chưa được giải
quyết.Vì vậy, nghiên cứu học thuyết “tuần hoàn và chu chuyển tư bản” với điều
kiện có của doanh nghiệp là rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp để xác định được
vị trí và chỗ đứng trên thị trường.Với lí luận về “tuần hoàn và chu chuyển của tư
bản” ta có thể nhìn nhận rõ hơn về vấn đề tuần hoàn và chu chuyển tư bản cũng
như nguồn vốn trong các doanh nghiệp. Là cơ sở cho các doanh nghiệp nhìn nhận
đúg hơn vai trò của vốn để từ đó xây dựng những phương án ,giải pháp cho vấn đề
sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Đây là nhân tố và tiền đề cho sự phát triển của
mỗi quốc gia.





×