Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Vấn đề phòng vệ thương mại ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.46 KB, 69 trang )

1

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

THỰC HÀNH
NGHỀ NGHIỆP 1
ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ PHÒNG VỆ
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn

:

Khưu Minh Đạt

Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn Ngọc Kiều Loan

Lớp

:

13DKQ1

MSSV



:

1321002568


2

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

THỰC HÀNH
NGHỀ NGHIỆP 1
ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ PHÒNG VỆ
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC

: CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

ASEAN : HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
AFTA


: KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN

APEC

: DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

ASEM

: DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á ÂU

CEPT

: HIỆP ĐỊNH THUẾ QUAN ƯU ĐÃI CÓ HIỆU LỰC CHUNG KHU
VỰC ASEAN

EU

: LIÊN MINH CHÂU ÂU

FTA

: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

GATS

: HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

GATT

: HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI


ITC

: TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ GIỚI

TRC

: HỘI ĐỒNG TƯ VẤN VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

VCA

: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

WTO

: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI


4

MỤC LỤC


5
DANH MỤC BẢNG

LỜI NÓI ĐẦU
Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2015.
AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện
của các nền kinh tế Đông Nam Á và sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với

kinh tế Việt Nam. Với mục tiêu phát triển ASEAN trở thành một khu vực ổn định,
thịnh vượng, cạnh tranh với sự phát triển kinh tế công bằng, giảm đói nghèo và
phân hóa kinh tế -xã hội, tại Hội nghị Bali diễn ra vào tháng 10 năm 2003, các nhà
lãnh đạo ASEAN đưa ra tuyên bố về việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC). Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể xâm nhập vào thị
trường nội địa một cách tự do, bình đẳng và không bị hạn chế nhằm tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, thu lợi nhuận một cách hợp pháp.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, ASEM, APECT, tham gia
vào CEPT, khu vực mậu dịch tự do AFTA, WTO và gần tới thời điểm AEC có hiệu
lực. Việc kí kết các Hiệp định thương mại song phương cũng như tham gia các Hiệp
định thương mại đa phương đã mở ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều
thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội kinh tế quốc tế theo xu hướng khu
vực hóa, toàn cầu hóa. Trong thời gian vừa qua, trong tiến trình đổi mới, Việt Nam
đã có những nổ lực to lớn trong việc xây dựng và điều chỉnh chính sách pháp luật
quốc gia cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Luật doanh nghiệp 1999, Luật đầu tư
nước ngoài 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000, Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu
sửa đổi năm 1998, Luật Hải quan năm 2001 lần lượt ra đời đã phần nào đáp ứng
được những yêu cầu của tiến trình cải cách hệ thống pháp luật nói chung và pháp
luật kinh tế quốc tế nói riêng.
Thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc
tế, dần dần hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả dựa trên cơ sở đảm bảo độc lập tự


6
chủ thì việc xây dựng một văn bản pháp lý có giá trị cao để điều chỉnh các nguyên
tắc cơ bản khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tích cực vào hoạt động ngoại thương là
cần thiết. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra cho nền kinh tế chuyển đổi và đang từng
bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực của Việt Nam là nghiên cứu một cách
nghiêm túc các quy định quốc tế, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước để vận

dụng vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của mình. Thực tiễn thương mại ở Việt
Nam trong những năm qua đã chứng minh nhu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong
trường hợp cần thiết để hạn chế sự gia tăng đột biến của một loại sản phẩm cụ thể
nào đó.
Khi gia nhập WTO, chúng ta đã ban hành Pháp lệnh về đối xử Tối hệ quốc và
đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu
hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
ngày 25 tháng 5 năm 2002 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 năm 2002.
Sự ra đời của hai Pháp lệnh này, đặc biệt là Pháp lệnh về tự vệ nhập khầu hàng hóa
nước ngoài vào Việt Nam đã phần nào khắc phục được những thiếu sót của Pháp
luật Việt Nam về thương mại quốc tế, tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp
hoạt động thuận lợi.
Xuất phát từ thực tiễn thương mại về bảo hộ hàng hóa nói chung và tự vệ
thương mại nói riêng ở Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này
trên cơ sở đó có thể đóng góp ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong vấn đề
sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Phòng vệ thương mại và các biện pháp tự vệ thương mại ở Việt Nam” làm đề tài
cho bài thực hành nghề nghiệp 1 của mình. Công việc nghiên cứu bắt đầu từ việc
tìm hiểu lý thuyết, thực tiễn áp dụng phòng vệ thương mại và các biện pháp tự vệ
thương mại ở Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục, hoàn thiện hơn nữa
chính sách và pháp luật Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp dựa trên sự vận dụng kết quả các công trình khoa học đã công bố, các văn
bản pháp luật, các tài liệu tham khảo. ..
Bài thực hành nghề nghiệp 1 này bao gồm lời nói đầu và ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận


7
Chương 2: Thực trạng sử dụng công cụ phòng vệ thương mại trong bối

cảnh hiện nay ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường sử dụng công cụ phòng vệ thương mại
trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.
Cuối cùng phần Kết Luận và Danh mục tài liệu tham khảo

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào
đó có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Chính vì vậy, Việt Nam
cũng không thể đứng ngoài, ngược lại còn phải tham gia tích cực vào quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Thành tựu thu được từ quá trình hội nhập là không nhỏ, song
vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Toàn cầu hóa, đa phương hóa có nghĩa là các
rào cản thương mại cần được bác bỏ. Sự giao thoa giữa các nền kinh tế ngày được mở
rộng và tăng cường. Tuy nhiên, với những nên kinh tế còn non yếu, toàn cầu hóa có
thể gây tổn hại tới nền kinh tế. Và từ đây, một nhu cầu thiết yếu được đặt ra là: “Làm
thế nào để ngăn ngừa, hạn chế những tổn thương tới nền kinh tế quốc gia?”
Trong hệ thống các công cụ thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại
ngày càng đóng vai trò quan trọng. Việc phòng vệ thương mại không còn xa lạ đối
với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, song vấn đề này vẫn còn rất mới
mẻ ở Việt Nam. Trong thời gian gần đây, nhất là gần tới thời điểm AEC có hiệu lực,
vấn đề này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà
kinh tế và pháp lý.
2

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CỤ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

I.2.1. Khái niệm
Các biện pháp phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại
của các quốc gia. Các biện pháp này được sử dụng nhằm bảo vệ các ngành công



8
nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, bao gồm các biện pháp
chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Các công cụ thương mại này đều có
chung mục đích là bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước trước việc tự do hóa thương
mại mà hệ quả là việc xuất hiện hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa. Trong
khi các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với
hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu,
thì các biện pháp tự vệ lại được sử dụng nhằm giúp các ngành sản xuất nội địa có
thêm thời gian để điều chỉnh tăng cường tự do hóa thương mại.
Ngoài việc bảo vệ các ngành sản xuất nội địa khỏi cạnh tranh từ hàng hóa
nhập khẩu, các biện pháp phòng vệ thương mại còn được sử dụng như hàng rào
ngăn cản gia nhập thị trường. Nhìn trong lịch sử tự do hóa thương mại quốc tế, có
thể thấy các vòng đàm phán về tự do hóa thương mại theo các quy định của Hiệp
định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), mà thành công nhất là vòng đàm
phán Uruguay, giữa các nước có khối lượng thương mại chiếm đa số trong thương
mại toàn cầu đã giúp hạ thấp (cắt giảm) mức thuế quan áp dụng cho hàng trên toàn
thế giới. Từ đó, các ngành sản xuất nội địa vốn được bảo vệ bởi chính sách thuế cao
trước đó bị đặt vào tình thế “nguy hiểm” khi phải cạnh tranh với các đối thủ nước
ngoài. Điều đó khiến các ngành sản xuất hoạt động không hiệu quả có thể phải chịu
thiệt hại. Thêm vào đó, việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào thị trường nhiều
hơn, dễ dàng hơn cũng kéo theo những nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh nhằm
các mục tiêu khác nhau gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.
Nếu như những thiết hại này có thể quy trách nhiệm cho hàng hóa nhập khẩu, thì
tùy vào từng trường hợp, các quốc gia có thể áp dụng biện pháp phòng vệ dưới dạng
chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ.
Với bản chất này, nếu được áp dụng đúng mục tiêu, thì các biện pháp phòng
vệ thương mại không có gì mâu thuẫn với xu hướng tự do hóa thương mại. Tuy
nhiên, khi các biện pháp phòng vệ thương mại bị lạm dụng và được sử dụng như
công cụ trá hình để bảo hộ các ngành sản xuất nội địa, thì chúng sẽ đi ngược lại với
mục tiêu tích cực của thương mại tự do. Đó chính là lý do vì sao Tổ chức Thương

mại thế giới (WTO) lại quy định những nguyên tắc về thủ tục nhằm đưa việc áp
dụng những biện pháp phòng vệ thương mại này vào khuông khổ cụ thể, để hạn chế
tối đa tình trạng lạm dụng các biện pháp này.


9
I.2.2. Các hình thức của phòng vệ thương mại
Phòng vệ thương mại gồm có 3 hình thức: Biện pháp chống bán phá giá, biện pháp
chống trợ cấp và biện pháp tự vệ.
I.2.2.1. Biện pháp chống bán phá giá
Bán phá giá có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất
khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại
thị trường nước xuất khẩu. Trong WTO, đây được xem là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh của các nhà xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước
nhập khẩu.
Kiện chống bán phá giá: Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là một quy
trình điều tra mà nước nhập khẩu tiến hành đối với một hàng hóa từ một nước hoặc
một số nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng loại hàng hóa đó bị bán phá giá
vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập
khẩu. Vụ kiện chống bán phá giá là một thủ tục hành chính và được đảm nhận bởi
cơ quan hành chính nước nhập khẩu. Thủ tục này nhằm giải quyết những tranh chấp
thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu và một bên là
các nhà sàn xuất, xuất khẩu nước ngoài. Do trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan
được thực hiện tương tự như trình tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại tòa án.
Điều kiện áp dụng
Theo quy định WTO, biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ
quan điều tra của nước nhập khẩu, sau khi đã tiền hành điều tra chống bán phá giá,
ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của 03 yếu tố sau:
• Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ bán phá giá không thấp
hơn 2%);

• Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể
hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước;
• Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại
nói trên.
Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu
bởi các chủ thể có quyền khởi kiện là:


10
• Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của
ngành);
• Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ
đơn kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
• Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít
nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý
kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện;
• Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự
chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản
xuất trong nước.
Trình tự tiến hành:
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác
minh các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá đối với hàng hoá bị kiện hay không.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng
cứ ban đầu);
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối

đơn kiện, không điều tra);
Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi
cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các
bên tự cung cấp);
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời
như buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều
tra thực địa tại nước xuất khẩu);


11
Bước 6: Kết luận cuối cùng;
Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng
khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại);
Bước 8: Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có
thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều
chỉnh mức thuế);
Bước 9: Rà soát lại (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá
hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét
chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
Từ bước 1 đến bước 7 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dài
khoảng 18 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, bước 8 và 9 có thể kéo rất dài sau đó. Ví
dụ, trong vụ kiện cá tra, cá basa ở Hoa Kỳ chẳng hạn, đơn kiện nộp ngày
28/6/2002, quyết định áp thuế ban hành ngày 7/8/2003. Sau đó 2005 và 2006 đều
đã có rà soát lần 1, 2 đối với một số công ty xuất khẩu của Việt Nam2.
Biện pháp chống bán phá giá có thời hạn áp dụng tối đa là 5 năm, tuy nhiên,
thời hạn này có thể được gia hạn nhiều lần sau mỗi kỳ rà soát lại. Chính vì vậy, thời
hạn áp dụng thực tế của một quyết định áp thuế chống bán phá giá có thể lên tới vài
chục năm. Ví dụ, Hoa Kì đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản
phẩm ống thép hàn cacbon nhập khẩu từ Thái Lan từ năm 1986, lệnh áp thuế này

được gia hạn sau các đợt rà soát cuối kỳ3.
Bảng 1.1 Các vụ điều tra chống bán phá giá liên quan đến Việt Nam quý
II/2015
S
Nước
t
điều tra
t

Nước bị điều Ngày
tra
tháng

Mặt hàng
bị điều tra

Biện pháp

2 Nguồn: 12/11/2015
3 Nguôn: 12/11/2015


12

1 Ấn Độ

Tấm gỗ MDF
Việt
Nam,
(Plain

Medium
07/05/2015
Indonesia
Density
Fibre
Board)

Khởi xướng
điều
tra
chống bán
phá giá

2 Malaysia

Việt Nam, Đài
Loan, Indonesia,
Thép không gỉ cán
Hàn Quốc Hồng
28/04/2015 nguội (Cold Rolled
Kong, Nhật Bản,
Stainless Steel)
Phần Lan, Pháp,
Trung Quốc

Khởi xướng
điều
tra
chống bán
phá giá


3 Malaysia

Tôn phủ màu (PreTrung
Quốc,
painted/Painted
28/04/2015
Việt Nam
/Colour
Coated
Steel Coil)

Khởi xướng
điều
tra
chống bán
phá giá

4

Thổ Nhĩ Việt
Kỳ
Bulgari

Nam,

27/05/2015 Gỗ dán (Plywood)

Khởi xướng
điều

tra
chống lẩn
tránh thuế
chống bán
phá giá

Nguồn: Bảng tin Phòng vệ Thương mại, số 6 quý II/2015
Mặc dù không phải là mục tiêu lớn của các vụ kiện chống bán phá giá nhưng
với năng lực xuất khẩu ngày càng tăng và với lợi thế cạnh tranh chủ yếu về giá,
nhiều loại hàng hoá Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều hơn với những
nguy cơ kiện chống bán phá giá ở các thị trường.
Trái lại tính tới nay, Việt Nam mới chỉ có một vụ kiện chống bán phá giá vào
năm 2013 đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan. Ngày 05/09/2014 vụ điều tra chống bán
phá giá đầu tiên do Việt Nam tiến hành đối với hàng nước ngoài nhập khẩu vào Việt
Nam đã đi đến kết quả cuối cùng với quyết định chính thức áp thuế chống bán phá


13
giá đối với các sản phẩm liên quan nhập khẩu vào Việt Nam như sau: Trung Quốc:
4.64-6.87%; Indonesia: 3.07%; Malaysia: 10.71%; Đài Loan: 13.79-37.29% 4.
I.2.2.2. Biện pháp chống trợ cấp
Trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ
chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:
• Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ góp vốn, cho vay, góp cổ
phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);
• Miễn hoặc cho qua các khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ như ưu đãi thuế, tín
dụng);
• Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng chung);

• Thành toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến
hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.
Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng
hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng
thương mại bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính
toán thương mại thông thường).
Trợ cấp được chia thành 03 loại, bao gồm:
• Trợ cấp bị cấm (hay còn gọi là trợ cấp đèn đỏ) là những hình thức trợ cấp mà
hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng, bao gồm: (i) trợ cấp xuất
khẩu là trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp
nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản
phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi
tín dụng xuất khẩu… và (ii) trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa so
với hàng nhập khẩu.
• Trợ cấp không bị khiếu kiện (hay còn gọi là trợ cấp đèn xanh) là hình thức các
nước thành viên có thể áp dụng mà không bị các thành viên khác khiếu kiện,
bao gồm: (i) trợ cấp không cá biệt là các loại trợ cấp không hướng tới một
ngành, một nhóm doanh nghiệp, một khu vực địa lý cụ thể nào, hay nói cách
khác tiêu chí để được hưởng trợ cấp loại này là khách quan, không do cơ quan
có thẩm quyền một cách tùy tiện, không xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi
4 Nguồn: Bảng tin Phòng vệ Thương mại số 2+3, quý II+III/20142 24/11/2015


14
riêng cho bất kỳ đối tượng nào; và (ii) các trợ cấp như: trợ cấp cho hoạt động
nghiên cứu do các công ty tổ chức nghiên cứu tiến hành, trợ cấp cho các khu
vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân
hoặc tỷ lệ thất nghiệp), trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho
phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Cho đến nay, quy định về trợ cấp
đèn xanh trong WTO đã hết hiệu lực, vì vậy về nguyên tắc là không còn loại

trợ cấp này.
• Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (hay còn gọi là trợ cấp đèn
vàng) bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn
xanh nêu trên). Các nước thành viên có thể sử dụng các hình thức trợ cấp này
nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất các sản
phẩm tương tự của nước khác thì có thể bị kiện ra WTO.
• Kiện chống trợ cấp: cũng tương tự như một vụ kiện chống bán phá giá, về bản
chất, một vụ kiện chống trợ cấp là một quy trình điều tra mà nước nhập khẩu
tiến hành đối với một loại hàng hóa từ một nước hoặc một số nước nhất định
khi có những nghi ngờ rằng loại hàng hóa đó được trợ cấp và gây thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. Vụ kiện chống
trợ cấp là một thủ tục hành chính và được đảm nhận bởi cơ quan hành chính của
nước nhập khẩu. Thủ tục này nhằm giải quyết tranh chấp thương mại giữa một
bên là ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu và một bên là các nhà sản xuất,
xuất khẩu nước ngoài. Tuy nhiên, khác với thủ tục kiện chống bán phá giá, kiện
chống trợ cấp liên quan đến cả Chính phủ nước xuất khẩu. Do trình tự, thủ tục
và các vấn đề liên quan được thực hiện tương tự như trình tự tố tụng xử lý một
vụ kiện tại tòa án nên thủ tục này được xem như “thủ tục bán tư pháp”. Ngoài
ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của cơ quan
hành chính, các bên có thể kiện ra Tòa án.
Điều kiện áp dụng
Theo quy định của WTO, việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp chỉ có thể
thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều
tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
• Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp - tức là trị giá phần trợ
cấp trên trị giá hàng hóa liên quan - không thấp hơn 1%);


15
• Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể

hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước;
• Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại
nói trên.
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và
không được áp thuế chống trợ cấp) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và
có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 4% tổng nhập khẩu hàng hoá tương
tự vào nước nhập khẩu đó. Là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng quy
chế này. Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu
từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9% tổng lượng nhập
khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu.
Một vụ kiện chống trợ cấp chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi
các chủ thể có quyền khởi kiện là:
• Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành);
• Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
• Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít
nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý
kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện;
• Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm
ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất
trong nước.
Trình tự tiến hành
Một vụ kiện chống trợ cấp thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh
các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống
trợ cấp đối với hàng hoá bị kiện hay không.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống trợ cấp” như sau:
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng
cứ ban đầu);



16
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối
đơn kiện, không điều tra);
Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc trợ cấp và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho
các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự
cung cấp);
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dung biện pháp tạm thời
như buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc trợ cấp và thiệt hại (có thể bao gồm điều tra
thực địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6: Kết luận cuối cùng;
Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (nếu kết luận cuối cùng
khẳng định có việc trợ cấp gây thiệt hại);
Bước 8: Rà soát lại biện pháp chống trợ cấp (hàng năm cơ quan điều tra có thể
sẽ điều tra lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều
chỉnh mức thuế);
Bước 9: Rà soát lại (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống trợ cấp hoặc
rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm
dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
Tương tự như biện pháp chống bán phá giá,thuế chống trợ cấp hay thuế đối
kháng có thời hạn áp dụng trong 5 năm, tuy nhiên, thời hạn này có thể được gia hạn
nhiều lần sau mồi kỳ rà soát lại. Chính vì vậy, thời hạn áp dụng của một quyết định
áp thuế chống trợ cấp có thể lên tới vài chục năm.
Bảng 1.2 Các vụ điều tra chống trợ cấp liên quan đến Việt Nam năm 2014
Nước
điều tra

Nước bị điều
Ngày tháng

tra

Mặt hàng

Canada

Việt Nam, Ấn 19/09/2014
Độ, Đài Loan,
Indonesia,
Philippine,

Ống thép dẫn CITT kết
dầu
(Oil bộ khẳng
Country
thiệt hại
Tubular
ngành sản

Biện pháp
luận sơ
định có
đối với
xuất nội


17
địa

Hàn

Quốc, 19/09/2014
Thái Lan, Thổ
Nhĩ
Kỳ,
Ukraina
21/07/2014

Goods)

CBSA gia hạn thời
gian điều tra sơ bộ
về phá giá và trợ
cấp
Khởi xướng điều
tra chống bán phá
giá và chống trợ
cấp

Nguồn: Bảng tin Phòng vệ Thương mại số 2+3, quý II+III/2014
Nếu so với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, nguy cơ hàng Việt Nam xuất
khẩu bị kiện chống trợ cấp ở nước ngoài thấp hơn. Xét trong bình diện chung, số vụ
kiện chống trợ cấp ở tất cả các nước thành viên WTO cũng thấp hơn nhiều so với số
vụ kiện chống bán phá giá. Trên thực tế, hàng hoá Việt Nam chưa từng bị áp thuế
chống trợ cấp ở nước ngoài và ở Việt Nam vẫn chưa áp dụng dụng chống trợ cấp
với bất kì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần thận trọng trước nguy cơ này bởi với nền
kinh tế được chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá trước kia, hàng hóa Việt Nam
rất dễ bị quy chụp là được trợ cấp bởi nhiều lý do. Nguy cơ này càng tăng lên với sự
tăng trưởng tương đối lớn về xuất khẩu và lợi thế cạnh tranh chủ yếu về giá của
hàng hoá Việt Nam hiện nay.

I.2.2.3. Biện pháp tự vệ
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số
loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt
hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Điều kiện áp dụng
Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành
điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:
• Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;


18
• Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó
bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;
• Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại
hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.
Để áp dụng biện pháp tự vệ, sự gia tăng về số lượng của hàng hoá nhập khẩu
phải đáp ứng các điều kiện sau:
• Sự gia tăng này là gia tăng tuyệt đối (ví dụ lượng nhập khẩu tăng gấp 2 lần)
hoặc tương đối so với sản xuất trong nước (ví dụ lượng hàng nhập khẩu hầu
như không tăng nhưng cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước lại
giảm mạnh);
• Sự gia tăng này phải mang tính đột biến (diễn ra đột ngột, nhanh và tức thời).
Thủ tục áp dụng
Khác với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không có
nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên,
Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO có đưa ra một số các nguyên tắc cơ bản mà
tất cả các thành viên phải tuân thủ, ví dụ:
• Đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được
thông báo công khai; Báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối
cuộc điều tra…);

• Đảm bảo quyền tố tụng của các bên (các bên liên quan phải được đảm bảo cơ
hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ, lập
luận của đối phương);
• Đảm bảo bí mật thông tin (đối với thông tin có bản chất là mật hoặc được các
bên trình với tính chất là thông tin mật không thể được công khai nếu không
có sự đồng ý của bên đã trình thông tin);
• Các điều kiện về biện pháp tạm thời (phải là biện pháp tăng thuế, và nếu kết
luận cuối cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch do tăng thuế phải
được hoàn trả lại cho bên đã nộp; không được kéo dài quá 200 ngày…).
Trình tự tiến hành
Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thường đi theo trình tự
sau đây:


19
• Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu;
• Khởi xướng điều tra;
• Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố tình hình nhập khẩu; tình
hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại.
Về biện pháp tự vệ, các nước chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ ở mức cần
thiết đủ để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại và tạo điều kiện để ngành sản xuất
nội địa điều chỉnh; biện pháp tự vệ không được kéo dài quá 4 năm (tính cả thời gian
áp dụng biện pháp tạm thời) và phải giảm dần theo định kỳ sau năm đầu tiên áp
dụng. Trường hợp biện pháp được áp dụng trên 3 năm thì phải được xem xét lại vào
giữa kỳ để cân nhắc khả năng chấm dứt hoặc giảm mức áp dụng mạnh hơn nữa.
Biện pháp tự vệ có thể gia hạn biện pháp tự vệ nhưng tổng cộng thời gian áp dụng
và gia hạn không được quá 8 năm. Tuy nhiên, WTO có quy định đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam có thể kéo dài thời hạn áp dụng thêm 2 năm, tức là
các nước đang phát triển như Việt Nam có quyền áp dụng biện pháp tự vệ với thời
hạn không quá 10 năm.

Bảng 1.3 Các vụ điều tra tự vệ liên quan đến Việt Nam năm 2015
Nước
điều
tra

Nước bị điều tra

Thổ
Nhĩ
Kỳ

Các quốc gia có
xuất khẩu sản phẩm
liên quan vào Thổ 28/04/2015
Nhĩ Kỳ (trong đó có
Việt Nam)

Ngày tháng

Mặt hàng

Biện
pháp

Bộ đồ ăn, đồ dùng nhà
bếp
bằng
gốmsứ
(porcelain and ceramic
tableware

and
kitchenware)

Khởi
xướng
điều tra
tự vệ

Nguồn: Bảng tin Phòng vệ Thương mại số 6, quý II/2015
I.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Những nguyên tắc về các biện pháp phòng vệ thương mại được quy định tại
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) đầu tiên năm 1947 và nay
là các hiệp định chi tiết của WTO. Những hiệp định này quy định rằng các biện
pháp phòng vệ thương mại có thể được áp dụng sau khi tiến hành các cuộc điều tra
và phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.


20
Các biện pháp phòng vệ thương mại một quốc gia áp dụng với một quốc gia
thành viên khác phải thỏa mãn yêu cầu của các quy định tại Hiệp định chung về
Thuế quan và Thương mại (GATT) và các hiệp định khác của WTO. Mỗi quốc gia
lại có những quy định riêng, được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung của
WTO. Do vậy, các vụ điều tra về phòng vệ thương mại và việc áp dụng các biện
pháp phòng vệ thương mại trên thực tế tại các quốc gia tuân thủ theo các quy định
nội địa tại các quốc gia đó.
I.3.1. Đối với biện pháp chống bán phá giá
Trong WTO, các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại:
• Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT): bao gồm các
nguyên tắc chung về vấn đề này;
• Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumpinp – ADA) chi tiết

hóa Điều VI GATT: bao gồm các quy tắc, điều kiện,trình tự thủ tục điều tra và
áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Văn bản pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá được quy định tại:
• Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam (“Pháp lệnh 20/2004”);
• Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam (“Nghị định 90/2005”);
• Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ;
• Quyết định 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý
cạnh tranh (“Quyết định 848”);
• Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Bộ Tài chính
quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
I.3.2. Đối với biện pháp chống trợ cấp
Trong WTO, các nguyên tắc về chống trợ cấp được quy định tại:


21
• Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (Subsidy and
Countervailing Measures Agreement): bao gồm các nguyên tắc chung có liên
quan đến trợ cấp và biện pháp đối kháng mà tất cả các thành viên WTO phải
tuân thủ.
Tại Việt Nam, vấn đề chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài được quy định:
• Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về Chống trợ cấp đối
với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

• Nghị định 89/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
• Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ;
• Quyết định 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý
cạnh tranh (“Quyết định 848”);
• Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Bộ Tài chính
quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
I.3.3. Đối với biện pháp tự vệ
Trong WTO, các nguyên tắc về việc sử dụng biện pháp tự vệ được quy định tại:
• Điều XIX Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT);
• Hiệp định về biện pháp tự vệ.
Văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ
quy định tại:
• Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 về Tự vệ trong nhập
khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
• Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chitiếtthi hành Pháp lệnh về tự vệ
trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
• Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ;


22
• Quyết định 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý
cạnh tranh (“Quyết định 848”);

• Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Bộ Tài chính
quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
I.4. TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÒNG VỆ
THƯƠNG MẠI
Trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và
tự vệ được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại.
Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng để đối phó với hành
vi cạnh tranh không lành mạnh. Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá
giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết
luận là phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. Thực
tế, thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông
thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp
dụng biện pháp chống bán phá giá.
Tương tự như biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp được áp
dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi biện pháp
chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp thì biện pháp
chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực xuất phát từ các chính sách
trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. Thuế chống trợ cấp (hay còn gọi là thuế đối
kháng)là cũng là khoản thuế bổ sung, ngoài thuế nhập khẩu thông thường đánh vào
sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu. Đây có thể được xem là
biện pháp nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài bị trợ cấp, chứ không
nhằm vào chính phủ nước ngoài thực hiện việc trợ cấp.
Khác với hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện pháp tự vệ
thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất nội địa trong trường
hợp khẩn cấp nhằm hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước
do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, biện pháp tự vệ
có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện hoạt động kinh
doanh chính đáng, không có tình trạng cạnh tranh không công bằng, nên về hình
thức, việc áp dụng biện pháp tự vệ bị coi là đi ngược lại tự do hóa thương mại. Tuy



23
vậy, biện pháp tự vệ vẫn là biện pháp được thừa nhận trong WTO, với các điều kiện
áp dụng chặt chẽ nhằm tránh việc các quốc gia thành viên lạm dụng công cụ này.
Lý do là trong hoàn cảnh buộc phải mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại theo
các cam kết WTO, các biện pháp tự vệ là một hình thức “van an toàn” mà hầu hết
các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn. Với chiếc van này, nước
nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội
địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn. Đây là
một biện pháp mà chính phủ các quốc gia có thể sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất
nội địa trong ngắn hạn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Hiện nay, công cụ phòng vệ thương mại gồm 3 biện pháp cụ thể như sau:
Chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ. Các biện pháp này được áp
dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài. Căn
cứ vào tình hình cụ thể và các quy định liên quan của pháp luật mà doanh nghiệp
quyết định là có tiến hành áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nào cho hiệu
quả, có thể áp dụng 1 biện pháp hoặc có thể áp dụng biện pháp kép, có nghĩa là cả
chống bán phá giá và chống trợ cấp. Bên cạnh đó, chúng ta có thể khẳng định là
biện pháp phòng vệ thương mại chỉ được áp dụng với hàng hoá khi vào thị trường
Việt Nam, không áp dụng đối với dịch vụ.
Nếu xét trên khía cạnh công bằng thì nếu các biện pháp chống bán phá giá và
chống trợ cấp có vai trò đảm bảo tính công bằng theo chiều ngang, thì các biện pháp
tự vệ thương mại có ý nghĩa nhằm đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc, tức là
các ngành sản xuất có trình độ khác nhau thì cần phải được đối xử khác nhau, đảm
bảo lợi ích được phân chia một cách hợp lí giữa các nền kinh tế.
Việt Nam là một quốc gia đang xây dựng nền kinh tế hội nhập sâu, hướng vào
mục tiêu xuất khẩu các mặt hang chủ lực ra thế giới, bên cạnh đó, chúng ta cũng là
một quốc gia nhập siêu hàng hoá nhưng tỷ lệ doanh nghiệp biết về các công cụ

phòng vệ thương mại vẫn còn rất ít. Vì vậy, thực trạng sử dụng công cụ phòng vệ
thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay đang là vấn đề cần được chú trọng.


24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Công cụ phòng vệ thương mại không chỉ được biết đến như là một rào cản ở
nước ngoài, mà còn được xem như công cụ có thể sử dụng ở trong nước để bảo vệ
chính doanh nghiệp nội địa. Ở Việt Nam, thống kê của Hội đồng Tư vấn phòng vệ
thương mại Trung tâm WTO và Hội nhập với hơn 1.000 doanh nghiệp được thực
hiện từ cuối năm 2014 cho thấy, có 60 - 70% doanh nghiệp được hỏi đã biết về
công cụ phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa hầu hết đều
chưa có kiến thức chuyên sâu cũng như chưa sử dụng hiệu quả công cụ này 5.Số
lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại ở Việt Nam quá ít và dường như phòng vệ
thương mại là công cụ bị bỏ quên tại Việt Nam.
2

CHÍNH SÁCH PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HIỆN NAY
Từ năm 1992, Việt Nam đã thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại, chủ động tham gia vào các tổ chức kinh tế-thương mại khu vực và quốc tế
thông qua việc tham gia vào các Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
Diển đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và khu vực mậu dịch
tự do Đông Nam Á (AFTA), tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), kí
kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, hơn 80 Hiệp định Thương mại với
các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng đi vào
chiều sâu thông qua việc đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do
(FTAs) với nhều đối tác thương mại lớn, đặc biệt là việc Việt Nam tham gia cộng

đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành vào cuối năm 2015, đồng thời hoàn
tất đàm phán Hiệp định TPP với 11 đối tác. Những bước tiến đó đã giúp nước ta
thâm nhập và mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu, tranh thủ thêm vốn, công
nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, mở rộng hợp tác đầu tư, đáp ứng các nhu cầu
nhập khẩu của thị trường nội địa, rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước đồng
thời phục vụ đầy đủ cho công cuộc đổi mới để phát triển nhanh có hiệu quả và bền
vững. Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của ta ngày càng được đơn giản hoá và
mang tính dài hạn nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
5 27/11/2015


25
Chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan để
thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư là không thể tránh khỏi trong quá trình hội
nhập. Tính đến năm 2014, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu về 0%
cho gần 6.900 dòng thuế có xuất xứ từ ASEAN, chiếm khoảng 72% trong tổng số
9.558 dòng thuế nhập khẩu 6.
Khi tham gia hội nhập kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức lớn
khi phải mở rộng cánh cửa cho hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. Chúng ta sẽ phải
chấp nhận những tác động tiêu cực khi hàng hoá nước ngoài có ưu thế về khả năng
cạnh tranh tràn vào quá mức đe doạ ngành sản xuất trong nước. Để giải quyết vấn đề
này các nước đều phải xây dựng một chính sách thích hợp làm công cụ điều tiết vĩ
mô hiệu quả để giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi do các biến động trên thị trường quốc tế
gây ra. Chính sách phòng vệ thương mại chính là một trong những công cụ quan
trọng đáp ứng mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất trong nước nói trên. Thêm vào đó,
trong khi các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào lưu lượng hàng hoá nhập
khẩu được giảm thiểu thì Việt Nam lài càng cần phải xây dựng các chính sách quản
lý, điều tiết thương mại mới nhằm tạo tính chủ động, linh hoạt thật sự trong công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu. Ngoài các chính sách bảo hộ thương

mại được quốc tế thừa nhận như chống bán phá giá, chống trợ cấp, chúng ta cần có
một cơ chế chính sách để áp dụng các biện pháp tự vệ nhằm khắc phục tình trạng mất
ổn định trên thị trường trong nước do diễn biến bất thường của việc nhập khẩu một
loại hàng hoá gây ra. Hiện nay việc các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các công cụ
thương mại từ WTO để bảo vệ môi trường kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh
của hàng hoá nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều điểm cần khắc phục.
Biện pháp phòng vệ thương mại được thừa nhận trong khuôn khổ WTO với
các điều kiện chặt chẽ để tránh bị lạm dụng. Trong hoàn cảnh buộc phải mở cửa thị
trường và tự do hoá thương mại theo các cam kết WTO, các biện pháp phòng vệ
chính là “van an toàn” mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều
mong muốn thực hiện khi thấy cần thiết. Với chiếc van này, nước nhập khẩu có thể
ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu hàng hoá để giúp ngành sản xuất nội địa của
mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp khó khăn.

6 27/11/2015


×