Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HẢI VÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.68 KB, 32 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ THỦY TIÊN

QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
VICEM HẢI VÂN
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60.34.05

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ QU
DOANH

ẢN TRỊ KINH

Đà Nẵng – Năm 2015



Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH

Phản biện 1: TS. Đặng Văn Mỹ


Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Dũng Thể

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 18 tháng 01 năm 2015.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-

Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng

-

Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng


55

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành xi măng đã qua rồi giai đoạn phát triển theo
chiều rộng, để tồn tại trong giai đoạn khó khăn chung này, các doanh
nghiệp cần định hướng phát triển cho mình theo hướng chất và lượng,
tái cấu trúc doanh nghiệp xi măng theo chiều sâu. Là một doanh nghiệp
thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam có quy mô sản
xuất lớn, Công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân cần phải có những
biện pháp triệt để để có thể tồn tại và phát triển sản xuất theo chiều sâu
trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Mục tiêu trung và dài hạn của công ty CP xi măng Vicem Hải
Vân là hiện đại hóa công nghệ và giảm giá thành sản xuất thì việc quản

trị NVL sao cho hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là một yếu tố quan
trọng giúp đạt được mục tiêu này. Từ ý nghĩa đó, công tác quản trị NVL
cần và phải được chú trọng nhiều hơn nữa trong giai đoạn này để đảm
bảo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, tác giả muốn
chọn đề tài: “Quản trị NVL công ty cổ phần xi măng Hải Vân” để làm
đề tài thực hiện nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị
kinh doanh của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị NVL trong
doanh nghiệp sản xuất. Sau đó đi vào tìm hiểu, phân tích thực trạng
hoạt động kinh doanh của Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân để thấy


66
được những điểm đạt được cần phát huy và nguyên nhân gây nên những
hạn chế trong công tác quản trị NVL từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản trị NVL tại công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. 1.Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý
luận cơ bản và thực tiễn công tác quản trị NVL tại Công ty CP xi măng
Vicem Hải Vân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung
chủ yếu trong hoạt động quản trị NVL và các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản trị NVL tại công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải
Vân. Các giải pháp được đề xuất chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn hiện
nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế: khảo
sát, thống kê, so sánh, đánh giá, phân tích và dự báo.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nắm bắt kịp thời tiến độ cung cấp các loại NVL là cần thiết
đối với mọi doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến
tiến độ sản xuất. NVL đầu vào cho quá trình sản xuất xi măng là
clinker, thạch cao và phụ gia. Đây là loại NVL khó bảo quản nên kế
hoạch: thu mua, dự trữ, cung ứng và tồn kho cần phải luôn được quan
tâm và quản lý một cách sát sao, không để xảy ra tình trạng cung cấp
thiếu gây ngừng sản xuất, thừa gây ứ đọng vốn sản xuất.


77

6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị NVL.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị NVL tại công ty CP xi
măng Vicem Hải Vân.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị
NVL tại công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân.

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để có cơ sở lý luận thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tham khảo
các tài liệu, giáo trình chuyên ngành Quản trị kinh doanh mà cụ thể là
các giáo trình Quản trị sản xuất giảng dạy tại Trường Đại học kinh tế
Đà Nẵng, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, cùng một số sách do Nhà
Xuất bản Tài chính, Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Trong những tài

liệu trên các tác giả đã nêu nội dung của công tác quản trị sản xuất nói
chung và quản trị vật liệu nói riêng, các phương pháp tính toán, ví dụ cụ
thể để so sánh và rút ra những ưu nhược điểm, đánh giá những điểm
mạnh, những điểm yếu của từng phương pháp áp dụng, tìm ra những
giải pháp tối ưu nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất và quản trị
NVL trong các doanh nghiệp.
Tham khảo một số tài liệu nước ngoài và một số tài liệu trên
Internet.
Các báo cáo của ngành xi măng và các tài liệu của công ty (năm
2010 - 2012) để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị NVL tại công ty.
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo một số bài luận khác. Tuy nhiên,
các bài báo cáo này chưa nhấn mạnh về một công tác rất quan trọng


88
trong việc hoạch định nhu cầu NVL đó là lập kế hoạch sản xuất, một kế
hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch cầu NVL và đảm bảo việc
cung cấp NVL nhịp nhàng cho quá trình sản xuất. Các giải pháp trong
hoạch định có xem xét đến biến động của thị trường tuy nhiên, còn
chưa đề cập nhiều đến giải pháp kiểm soát các biến động ảnh hưởng
đến dự báo và kiểm soát dự báo.
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN
TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguyên vật
liệu
NVL là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật
hoá, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và khi
tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của sức lao động chúng

bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra
hình thái vật chất của sản phẩm. Toàn bộ giá trị NVL được chuyển hết
một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
1.1.2. Chức năng, vai trò của nguyên vật liệu 1.1.3. Sự luân
chuyển của dòng nguyên vật liệu


99

1.2. QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2.1. Định nghĩa và mục tiêu của quản trị
nguyên vật liệu
Quản trị NVL là một chức năng chịu trách nhiệm lên kế hoạch,
tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển và kiểm soát NVL nhằm sử dụng tốt nhất
các nguồn lực cho việc phục vụ khách hàng đáp ứng mục tiêu của công
ty.
Mục tiêu của quản trị NVL là phải giữ NVL ở mức hợp lý và tiếp
nhận hay sản xuất giá trị này vào thời điểm thích hợp.

1.2.2. Vai trò của quản trị nguyên vật liệu 1.2.3.
Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu 1.2.4.
Nội dung quản trị nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất
a. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Để có cơ sở tiến hành mua sắm NVL cần phải xác định số lượng
cần thiết cho toàn bộ thời kỳ nào đó và cho từng thời điểm mua sắm
trong kỳ cũng như xác định giá cả trong từng thời điểm mua sắm.
Để hoạch định nhu cầu NVL cần dựa trên 3 chỉ tiêu: lượng NVL
cần dùng, lượng NVL cần mua sắm và lượng NVL cần dự trữ:
Một công cụ cung cấp các báo cáo chi tiết cho các bộ phận là

NVL nào cần phải đặt hàng, khi nào đặt hàng và hoàn thành đơn hàng
là kỹ thuật MRP.
b. Hoạch định mua sắm và kế hoạch tiến độ mua sắm - Hoạch
định mua sắm: Các quyết định cơ bản trong hoạch định mua sắm


10 10
bao gồm: mua từ một nguồn hay nhiều nguồn, mua hay sản xuất,
phân tích giá trị và củng cố các quan hệ với nhà cung cấp.
- Lập kế hoạch tiến độ mua sắm: Thực chất của kế hoạch này là
xác định số lượng, chất lượng, quy cách và thời điểm mua hàng.
Các phương pháp xác định kích cỡ lô hàng theo kỹ thuật MRP
§

Mô hình đưa hàng theo lô ứng với nhu cầu (Lot for lot: LFT)

§

Mô hình EOQ

§

Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn

§

Phương pháp cân đối các chi tiết – thời kỳ (PPB)

§ Phương pháp chi phí đơn vị thấp nhất (Last unit cost: LUC).
c. Tổ chức các hoạt động mua sắm, vận chuyển và tiếp nhận

Hoạt động mua sắm tiến hành tùy theo các loại hàng hóa, tùy
theo tầm quan trọng của hàng hóa.
Chi phí vận chuyển và thời hạn giao nhận hàng rất quan trọng.
Công ty cần phải xem xét lựa chọn phương tiện vận chuyển, sắp đặt
cách thức gởi hàng, các bảng giá cước vận tải khác nhau cho mỗi loại
hàng hóa để có được chi phí và thời hạn vận chuyển thích hợp, kiểm
soát các chuyến vận chuyển nhằm tối ưu chi phí.
Tiếp nhận phải theo dõi các khâu: dở hàng hóa và xác nhận
chuyến hàng đến, làm báo cáo nhận hàng và đưa các mặt hàng đến các
điểm cần thiết để đo đếm, kiểm tra, cất giữ và sử dụng.
d. Tổ chức hoạt động cấp phát và sử dụng
Cấp phát NVL là hình thức chuyển NVL từ kho xuống các bộ
phận sản xuất. Việc cấp phát NVL có thể tiến hành theo hai hình thức
sau: cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất và cấp phát theo
tiến độ kế hoạch (cấp phát theo hạn mức).
e. Kiểm soát sản xuất


11 11
Kiểm soát sản xuất thực hiện việc phát triển các kế hoạch ngắn
hạn và hoạch định tiến độ từ các kế hoạch dài hạn.
f.

Kiểm soát tồn kho NVL
Kiểm soát tồn kho NVL là kiểm soát tồn kho cho nhu cầu phụ

thuộc. Một loại nhu cầu phục vụ cho sản xuất sản phẩm, thường biến
động lớn vì nó sẽ được bổ sung theo lô và phụ thuộc vào khối lượng sản
xuất.
MRP cũng là một công cụ kiểm soát tồn kho, giúp giảm thiểu chi

phí và lượng dự trữ NVL, giảm thời gian sản xuất và thời gian cung
ứng. MRP xác định mức dự trữ hợp lý, đúng thời điểm, giảm thời gian
chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HẢI VÂN

2.1 . GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP
XI MĂNG VICEM HẢI VÂN
Tiền thân công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân là doanh
nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam,
được cổ phần hóa vào năm 2007. Hiện nay, Tổng công ty công nghiệp
xi măng Việt Nam nắm giữ cổ phần vốn chi phối và có năng lực sản
xuất 900.000 nghìn tấn/năm.
-

Lĩnh vực kinh doanh: Chủ yếu là sản xuất và kinh doanh xi
măng các loại. Và nhóm sản phẩm chính của công ty gồm: xi
măng porland PCB30, PCB40 và PCB40 gia công ngoài.

-

Quá trình hình thành và phát triển

-

Thành tích đạt được


12 12

-

Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

-

Hình thức tổ chức của công ty

-

Quy trình sản xuất sản phẩm xi măng

2.2 .TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NVL TẠI CÔNG TY CP XI
MĂNG VICEM HẢI VÂN

2.2.1 Đặc điểm NVL của công ty
Sản phẩm chủ yếu của công ty là xi măng nên đối tượng nghiên
cứu trong đề tài này là NVL sản xuất xi măng. Là đơn vị sản xuất công
đoạn cuối bao gồm khâu nghiền và khâu đóng bao xuất xưởng nên NVL
của công ty gồm: clinker, thạch cao, phụ gia, chất trợ nghiền, điện, dầu
bôi trơn, mỡ, dầu ADO, xăng, bi đạn, vỏ bao.
Trong đó:
+ NVL chính: clinker, thạch cao và đá phụ gia.
+ NVL phụ: chất trợ nghiền CBA1250, vỏ bao.
+ Nhiên liệu: điện, dầu bôi trơn, mỡ, dầu ADO, xăng, bi đạn.
+ Phụ tùng: xe nâng, xe cẩu,...
2.2.2 Hoạch định nhu cầu NVL tại công ty CP xi măng Vicem

Hải Vân
Trong công ty phòng KH - CƯ gồm 07 người, là phòng chịu

trách nhiệm tất cả các hoạt động liên quan đến NVL. Hiện tại cán bộ
phụ trách chuyên môn chỉ có một người đảm nhiệm khâu tìm kiếm
những NCƯ trên thị trường của tất các NVL là tương đối nhiều. Điều
này có thể làm giảm hiệu quả trong việc tìm kiếm nguồn hàng tốt hơn.
Hiện tại, công ty chủ yếu căn cứ vào kế hoạch dự báo nhu cầu
sản xuất để xây dựng kế hoạch cầu NVL.


13 13
Kế hoạch dự báo nhu cầu sản xuất: Vào quý IV hàng năm, dựa
theo kết quả tiêu thụ của kỳ trước, của kỳ này năm trước và theo số
lượng đơn đặt hàng, lượng tồn kho từng loại, cùng với những dự đoán
nhu cầu thị trường, những nguồn lực hiện có của công ty…phòng
KHCƯ lập kế hoạch dự báo nhu cầu sản xuất có sự điều chỉnh theo
khách quan ít có sự nghiên cứu, đánh giá và dự báo thị trường tiêu thụ
trong việc lập kế hoạch này.
Căn cứ vào đặc điểm máy móc thiết bị và công suất sản xuất của
từng phân xưởng tiến hành phân bổ sản lượng sản xuất cho từng phân
xưởng.
Dựa vào lượng khách hàng đã giao dịch với công ty trong nhiều
năm qua, phân tích chung về tình hình tiêu thụ xi măng trên thị trường
khu vực địa bàn TP. Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, sự
thuận lợi của thời tiết cho việc xây dựng,… công ty lên kế hoạch sản
xuất cho từng tháng.

Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu sản xuất theo tháng năm
2013
ĐVT: Tấn
QUÝ


THÁNG

PCB30

PCB40

PCB40GC

10

8.350

21.980

19.800

11

7.450

20.750

18.550

12

7.600

21.800


16.950

Tổng quý IV

23.400

64.530

55.300

IV

(Nguồn: Phòng KH-CƯ)
Công ty lập các kế hoạch ngắn hạn chủ yếu dựa trên các nghiên
cứu thị trường trung và dài hạn. Cụ thể, khoảng 2-3 năm công ty mới


14 14
thực hiện nghiên cứu hoặc khi có biến động thị trường mạnh mới thực
hiện. Công ty chưa có kế hoạch nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch
từng kỳ cho mỗi năm.
Bảng kế hoạch dự báo nhu cầu sản xuất chỉ đơn thuần là đưa ra
mức sản phẩm phải hoàn thành trong một kỳ, chứ chưa được dùng để
theo dõi tiến độ lên kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng ngày.
Kế hoạch cầu NVL: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, dự báo tình
hình tồn kho NVL và mức dự trữ thường xuyên phòng KH - CƯ sẽ lập
kế hoạch tổng cầu NVL cho cả năm.

Bảng 2.4: Nhu cầu sản lượng NVL chính và NVL
năm 2013

STT

Diễn giải

Sản lượng
Số lượng cần mua sắm
xi măng ĐVT Số lượng Dự trữ Số lượng cần
sản xuất
cung ứng an toàn
mua sắm

1

Clinker

650.000 Tấn

473.438

3.000

476.438

2

Thạch cao

650.000 Tấn

30.345


300

33.345

3

Phụ gia

650.000 Tấn

93.343

500

98.000

4

Chất trợ nghiền

650.000

Kg

339.274

700

346.274


5

Vỏ bao

400.000

Cái 11.550.027

50.000

11.600.000

(Nguồn: Phòng KH-CƯ)
Hiện tại, mức dự trữ thường xuyên của công ty đã có tính đến
mức dự trữ NVL an toàn. Nhưng mức dự trữ an toàn này thường được
ước lượng cố định và tương đối lớn mà không căn cứ vào thực tế của
NVL trên thị trường và kế hoạch sản xuất từng kỳ.


15 15
Với mức dự trữ cố định này công ty có thể có được sự đảm bảo
an toàn cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, đặc điểm sản phẩm của
công ty có tính thời vụ, vào những mùa thấp điểm lượng dự trữ sẽ tăng
tất yếu chi phí dự trữ cũng tăng gây ứ đọng vốn và thiếu tính linh hoạt.
2.2.3 Hoạch định, tổ chức mua sắm, vận chuyển và tiếp nhận
a. Hoạch định và tổ chức mua sắm
Các quyết định lựa chọn NCƯ của công ty:
-


Clinker và thạch cao: là một công ty trực thuộc Tổng công ty công
nghiệp xi măng Việt Nam nên clinker và thạch cao được mua từ các
nhà máy sản xuất trong Tổng công ty và do Tổng công ty chỉ định,
clinker chủ yếu mua từ đối tác là công ty Vicem Hoàng Thạch (Hải
Dương) và thạch cao là công ty Cổ phần Thạch cao xi măng. Trong
trường hợp nguồn NVL này khan hiếm sẽ nhập khẩu trực tiếp từ nước
ngoài.
Dưới sự chỉ đạo này nguồn NVL sẽ đảm bảo chất lượng để sản
xuất xi măng. Nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm
nguồn NVL có thể tốt hơn về giá, chất lượng.

-

Đá phụ gia Puzolan: mua của các đơn vị khai thác từ các mỏ đá Hòa
Sơn – Hòa Vang, Long Thọ - Huế, Quảng Ngãi,… có chất lượng tốt
đáp ứng yêu cầu của công ty, các đơn vị này đã được chọn thông qua
đấu thầu.

-

Nguồn vỏ bao xi măng, chất trợ nghiền CBA1250: chủ yếu mua từ đối
tác lâu năm là Công ty Cổ phần Vicem Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng.

-

NVL phụ: dầu bôi trơn, mỡ, dầu ADO, bi đạn mua trực tiếp khi cần.
Việc mua từ đối tác lâu năm sẽ rất thuận lợi trong các công tác mua
hàng và đảm bảo sự chắc chắn cho nguồn NVL. Nhưng đây không phải
là mặt hàng khan hiếm và nhà phân phối cũng không phải độc quyền.
Về nguồn vỏ bao xi măng, việc mua từ đơn vị thành viên Vicem là



16 16
Công ty Cổ phần Vicem Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng giá vỏ bao bì
đựng xi măng của các đơn vị thành viên VICEM đưa ra cao hơn các
đơn vị cung cấp vỏ bao xi măng khác từ 150 – 200 đồng/bao (với chất
lượng tương đương).
Việc lập kế hoạch mua sắm mà ít có sự khảo sát thị trường về
loại NVL này trong mỗi lần mua sẽ dễ bỏ qua những nguồn cung đảm
bảo chất lượng với giá cả tốt hơn.
Bảng 2.6: Sản lượng NVL thực tế mua năm 2012
Số lượng
Chênh lệch
Số lượng
thực tế
STT
Loại NVL
ĐVT
mua
SL
%
mua
01
Clinker
Tấn
423.430
428.730
5300 0,001
02
Thạch cao

Tấn
28.345
28.582
237 0,738
Phụ gia
03
Tấn
91.340
91.354
14 0,019
Chất trợ nghiền
04
Kg
337.270
339.116 1.846 0,848
05
Vỏ bao
Cái
10.250.025 10.297.715 47.690 0,640

(Nguồn: Phòng KH-CƯ)
Tình hình thực hiện kế hoạch mua sắm đều đạt kế hoạch về chi
phí nhưng hầu hết lại vượt kế hoạch về sản lượng do trong những năm
gần đây ngành sản xuất xi măng đang trong giai đoạn khó khăn, mức
tiêu thụ thấp xuất hiện tình trạng dư thừa, giá cả thị trường NVL biến
động và có xu hướng giảm. Một số trường hợp công ty đã tăng số lượng
nhập để đảm bảo kế hoạch chi phí, dự trữ phòng kế hoạch tăng giá.
Công ty chưa có một kế hoạch đặt hàng, lượng đặt hàng và thời
gian đặt hàng tối ưu mà chỉ tính toán theo kinh nghiệm ước lượng nhu
cầu cho tất cả các kỳ vào đầu năm, căn cứ vào nhu cầu NVL để sản xuất

theo kế hoạch xác định lượng NVL cần cung ứng cho từng tháng. Định
kỳ công ty kế hoạch nhận hàng hai lần trong một tháng; căn cứ vào
lượng tồn kho đầu kỳ, lượng dự trữ thường xuyên tối thiểu cuối kỳ và


17 17
lượng NVL cần dùng bình quân một ngày đêm để xác định thời gian
cần đặt lại hàng và số lượng mỗi đơn hàng để tiến hành kế hoạch mua
sắm. Việc mua hàng được thực hiện qua một quy trình chặt chẽ.
b. Tổ chức vận chuyển
Clinker và thạch cao: Thực hiện công tác vận chuyển các
nguồn NVL này là công ty TNHH Vĩnh Phước. Đây là đơn vị duy nhất
ký kết hợp đồng vận chuyển clinker và thạch cao với công ty trong thời
gian qua. Tuy nhiên, giá cước ký kết mà bên Vĩnh Phước đưa ra cao
hơn so với giá vận chuyển của các đơn vị khác cùng lĩnh vực. Đơn vị
vận tải không qua đấu thầu đã đưa ra giá cước cao hơn so với giá vận
chuyển của các đơn vị khác cùng lĩnh vực, mức chênh lệch có thể lên
đến 20.000 - 40.000 đồng/tấn.
NVL đấu thầu hoặc trực tiếp mua: Công tác vận chuyển do
NCƯ trực tiếp chịu trách nhiệm được thỏa thuận trong hợp đồng.
c. Tổ chức tiếp nhận
Vào mùa mưa, việc tiếp nhận và kiểm tra NVL còn gặp nhiều
khó khăn vì NVL là loại sản phẩm không tiếp xúc lâu được với nhiệt độ
ngoài trời. Các thùng xe container và hầm tàu hay bị ẩm ướt, thường có
một lượng bị hư hỏng, công tác giải quyết, xử lý thường là mời cơ quan
giám định kiểm tra mới tiến hành dở hàng. Điều này làm ảnh hưởng
nhiều đến thời gian lưu kho và hoạt động sản xuất.

2.2.4 Tổ chức cấp phát và sử dụng NVL
Căn cứ vào yêu cầu sản xuất, định mức tiêu hao NVL và công

suất của máy móc thiết bị chưa được lập thành một bản kế hoạch khoa
học để theo dõi và điều chỉnh tại phòng KH - CƯ.


18 18

Bảng 2.10: Nhu cầu sản lượng NVL năm 2012
STT

Diễn giải

Sản lượng sản
xuất xi măng

ĐVT

Số lượng
cung ứng

Số lượng
sử dụng

1

Clinker

620.000

Tấn


451.587

435.240

2

Thạch cao

620.000

Tấn

28.944

22.940

3

Phụ gia

620.000

Tấn

89.035

62.000

620.000


Kg

329.638

319.920

370.000

Cái

4
5

Chất trợ nghiền
Vỏ bao

7.421.460 7.421.460
(Nguồn: Phòng KH-CƯ)
Công tác cấp phát và sử dụng NVL thực tế thấp hơn so với kế

hoạch, kế hoạch cung ứng hoàn thành về khối lượng NVL trong kỳ.
Nguyên nhân này do định mức dôi hao tự nhiên khi xây dựng định mức
NVL là ước lượng còn tương đối cao và do trình độ kỹ thuật của công
nhân được cải thiện.

2.2.5 Kiểm soát hoạt động sản xuất
Công tác xây dựng định mức tiêu hao NVL: Hiện tại, công ty
xây dựng định ở từng phân xưởng và cho từng sản phẩm bằng việc vận
dụng phương pháp thực nghiệm sản xuất kết hợp kinh nghiệm sản xuất
nhiều năm để xây dựng định mức.

Bảng 2.11: Định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất xi măng PCB40HV

(Theo QĐ số 01338/QĐ – XMHV – KT ngày 23 tháng
08 năm 2011)
STT

Tên NVL

ĐVT

Định mức kế hoạch
PX1

PX2

Định mức thực tế
PX1

PX2


19 19
1

Clinker

Tấn

0,834


0,830

0,827

2

Thạch cao

Tấn

0,050

0,050

0,050

3

Phụ gia

Tấn

0,110

0,110

0,108

4


Chất trợ nghiền

Kg

0,600

0,600

0,600

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Định mức tiêu hao sản xuất thực tế đều thấp hơn kế hoạch và
định mức tiêu hao ở phân xưởng 1 thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Do
máy móc thiết bị ở phân xưởng 2 mới được trang bị mới, hiện đại nên
mức độ hao hụt NVL là thấp và chính xác. Trong khi đó ở phân xưởng
1 đã cũ nên công ty xây dựng định mức tiêu hao NVL có tính đến mức
bù hao NVL là tương đối lớn.
Kiểm soát sự không phù hợp của NVL khi đưa đến sản xuất:
được thực hiện qua một quy trình chặt chẽ. Thông qua quy trình kiểm
soát chất lượng NVL có thể thấy công ty khá chú trọng trong khâu này.
Vận chuyển nội bộ: Quá trình phân bố theo nguyên tắc FIFO vì
vậy, NVL nhập trước thì di chuyển và phân bố đưa vào sản xuất trước.
NVL chính: Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được đưa vào kho
chứa theo quy định. Trong trường hợp sản xuất gấp, khi NVL về sẽ đưa
thẳng vào các silô và phải có chứng chỉ xuất xứ của nhà chế tạo, phòng
KCS tổ chức kiểm tra, thử nghiệm trong quá trình sản xuất. Các lô NVL
nhập về phòng KCS kiểm tra đầy đủ có ghi ký hiệu, ngày, tháng.
NVL phụ: theo phiếu yêu cầu xuất kho sản xuất nhân viên kho sẽ
đưa đến phân xưởng khi phát lệnh sản xuất.
Trong quá trình sản xuất cán bộ kĩ thuật kiểm tra, giám sát việc

thực hiện quy trình công nghệ, các hướng dẫn công nghệ tại các phân
xưởng. Tại các vị trí thích hợp phòng KCS tiến hành lấy mẫu kiểm tra,


20 20
thử nghiệm để báo cáo cho các bộ phân liên quan điều chỉnh các thiết bị
công nghệ nhằm duy trì các mức chất lượng phù hợp với yêu cầu.

2.2.6 Kiểm soát tồn kho NVL
Phân bố và chất xếp hàng hóa: NVL gồm clinker, thạch cao và
phụ gia đều được đánh đống trong kho 6, một kho chứa hàng riêng biệt.
Chất trợ nghiền, vỏ bao được chứa trong khu B kho 5 trên các kệ riêng
gồm 10 kệ, mỗi kệ 8 giá. Nhiên liệu đều chứa trong kho điện cơ được
phân loại riêng biệt để tiếp cận và di chuyển hợp lý, an toàn. NVL khi
đưa vào kho được đánh số thứ tự và sắp xếp theo mô hình FIFO đã
được nghiên cứu và quy định tránh NVL phải chờ ngoài trời hoặc khó
nhập- xuất.
Chăm sóc, giữ gìn hàng hóa: Vào những năm gần đây với sự
nóng lên của Trái Đất, thời tiết luôn thay đổi thất thường. Việc chăm
sóc và giữ gìn NVL sao cho thích hợp với môi trường luôn được chú
trọng.
Đặc điểm NVL sản xuất xi măng rất dễ hút ẩm, dễ đóng cục nên
thường xuyên có nhân viên kỹ thuật đi đo và kiểm tra tính ổn định của
NVL trước khi đưa vào sản xuất.
Kiểm kê NVL: Trong quá trình bảo quản, sử dụng NVL có thể bị
mất mát, hư hỏng, kém phẩm chất, dôi thừa do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Nhưng công tác kiểm kê xác định số lượng, chất lượng NVL tồn
kho thường vào cuối năm hoạch toán kế toán hoặc khi phát hiện vấn đề
mới tiến hành kiểm kê, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý.
Bảng 2.12: Bảng tổng kết tình hình sử dụng NVL cuối quý I/2012

STT

Tên NVL

ĐVT

Tồn kế
hoạch

Tồn thực
tế

Chênh lệch
SL

%


21 21
01

Clinker

Tấn

15.000

18.391,912

3.391,91


22,61

02

Thạch cao

Tấn

1.000

1.146,39

146,39

14,64

03

Phụ gia

Tấn

3.515

3.510,715

-4,28

-0,122


04

Chất trợ nghiền

Kg

13.000

12.854,38

-145,62

-1,120

05

Vỏ bao

Cái

500.000 433.854,54

-16.145,46

-3,588

(Nguồn : Phòng KH – CƯ)
Mức tồn kho thực tế của clinker và thạch cao vượt mức so với kế
hoạch, clinker đạt 122,61% và thạch cao đạt 114,64%. Điều này sẽ làm

cho chi phí lưu kho cũng sẽ tăng so với kế hoạch. Các NVL còn lại gần
đạt về yêu cầu tồn kho kế hoạch.
Xem xét tình hình tồn kho hàng hóa và NVL của công ty có thể
thấy: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên từ 58 ngày (2011)
lên 66 ngày (2012) và 72 ngày (20102). Số ngày này vẫn còn ở mức cao
trong khi đó cả NVL và sản phẩm xi măng của công ty bảo quản tốt
nhất là dưới 60 ngày.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: giá trị hàng tồn kho có xu hướng
tăng dần qua các năm. Biến động tăng này một phần xuất phát từ
nguyên nhân tình trạng xi măng cung vượt cầu trong giai đoạn vừa qua.
Bên cạnh lượng xi măng tồn kho lớn, lượng NVL tồn kho cũng còn
tương đối cao so với nhu cầu NVL dùng vào sản xuất kinh doanh, điều
này gây khó khăn về vốn kinh doanh cho công ty. Trong khi đó nợ ngắn
hạn của công ty (chủ yếu là để mua NVL phục vụ sản xuất kinh doanh)
rất lớn. Công ty sẽ gặp rủi ro rất cao nếu không luân chuyển HTK để trả
các khoản nợ ngắn hạn.
Là công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng nên việc hoạch
định nhu cầu là chắc chắn trong đa số các trường hợp. Nhu cầu được


22 22
tính toán là yếu tố then chốt để xác định số lượng NVL. Nhưng mối
quan hệ giữa nhu cầu và số lượng đặt hàng NVL chưa tối ưu.
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HẢI
VÂN

3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU
- Lập các dự báo định lượng cho các dự báo nhu cầu sản xuất

cần phải có giám sát và kiểm soát dự báo.
Theo dự báo bổ sung mới nhất hiện nay của Bộ xây dựng, hiện
tại ngành xi măng đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng thừa,
nhu cầu xi măng dự báo từ 2013 sẽ tăng trở lại. Đây là một cơ hội tốt để
công ty có thể gia tăng sản lượng tiêu thụ. Muốn tận dụng tốt cơ hội này
công tác lập kế hoạch cần phải có sự theo dõi thị trường sát sao để có
thể lập được kế hoạch dự báo nhu cầu sản xuất chính xác phục vụ tối ưu
các thị trường.
Hiện tại, công tác dự báo nhu cầu sản xuất của công ty còn mang
tính định tính chủ yếu là lấy ý kiến từ ban điều hành và từ các đại lý.
Hàng tháng cần dựa vào bảng tổng kết số lượng đơn đặt hàng, chủng
loại, mẫu mã của sản phẩm theo đơn đặt hàng, lượng tồn kho mỗi loại
cùng với những nghiên cứu, đánh giá và dự báo nhu cầu thị trường kỳ
tới tiến hành công tác dự báo định lượng theo xu hướng có điều chỉnh
theo mùa.
Khi lập các dự báo nhu cầu sản xuất cần theo dõi, thường xuyên
phân tích, đánh giá biến động giữa nhu cầu thực tế và nhu cầu dự báo
các tháng và các năm đã thực hiện thông qua hệ số tín hiệu theo dõi từ


23 23
đó phân tích nguyên nhân và tìm các hướng giải quyết tránh ảnh hưởng
lâu dài.
Và để kiểm soát tốt nhất các giới hạn của dự báo, công ty cần đưa
ra giới hạn kiểm soát. Một khi tín hiệu theo dõi vượt ra khỏi phạm vi
giới hạn cho phép thì cần phải có kế hoạch thay đổi, điều chỉnh dự báo.
Giới hạn kiểm tra trên


24 24


+
Tín hiệ u chấ p nhận
RSFE
MAD

Tín hiệ u theo dõi báo
động

Giới hạ n kiể m tra dưới

- Sử dụng kỹ thuật MRP để tính toán nhu cầu NVL.
Với đặc điểm sản xuất là sản xuất với khối lượng lớn theo lô liên
tục. Chiến lược mà công ty luôn theo đuổi là chiến lược cẩn trọng, an
toàn nên kế hoạch dự trữ thường xuyên sẽ luôn có dự trữ an toàn. Có
thể điều chỉnh số lần và số lượng đặt hàng linh hoạt hơn để cực tiểu chi
phí với phương pháp đặt hàng cân đối các chi tiết - thời kỳ của kỹ thuật
MRP trong hoạch định nhu cầu NVL có sự xem xét đến dự trữ an toàn


25 25
linh hoạt theo từng giai đoạn sản xuất đảm bảo thích ứng với môi
trường.

3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH, TỔ
CHỨC MUA SẮM, TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN VÀ
TIẾP NHẬN
Clinker và thạch cao: Cần ổn định nguồn cung hiện có, phải
thường xuyên cùng với NCƯ hỗ trợ, phát triển và mở rộng thị trường,
nắm rõ kế hoạch sản xuất của các NCƯ, phối hợp về kế hoạch sản xuất

và kế hoạch đặt hàng, thực hiện việc giám sát thực hiện hợp đồng.
NVL mua qua hình thức đấu thầu: Hiện tại, danh sách mời thầu
do tổ xét thầu, phòng KH-CƯ và phòng HC-QT xem xét và lựa chọn
còn hạn chế. Ngoài những đối tượng và thị trường mua sắm NVL
truyền thống, để đảm bảo mua được hàng với chất lượng tốt và giá cả
hợp lý, công ty cần mở rộng đối tượng và thị trường mua sắm thông qua
chào giá cạnh tranh, mời thầu rộng rãi và đấu thầu thường niên để có
thể lựa chọn được CNƯ tốt nhất.
NVL mua trực tiếp: Định kỳ trao đổi thông tin với các NSX về
tình hình thị trường, phản hồi kịp thời chất lượng NVL, chính sách về
giá của các NCƯ khác trên thị trường để có thể đàm phán tiếp hay xem
xét và quyết định có tiếp tục duy trì các NCƯ này hay lựa chọn NCƯ
khác.
Bổ sung thêm cán bộ phụ trách khâu tìm kiếm NCƯ trên thị
trường, chỉ định rõ ràng, đầy đủ đặc điểm của NCƯ. Lập bảng phân tích
đánh giá cụ thể theo từng tiêu chí để lựa chọn NCƯ tốt nhất.
Cần tổ chức thực hiện đấu thầu lựa chọn đối tác vận chuyển. Việc
đấu thầu này cần được tổ chức với một quy trình đấu thầu công khai.


×