Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Chủ thể nhận thức trong triết học của immanuel kant và ý nghĩa hiện thời của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 161 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VÂN HẠNH

CHỦ THỂ NHẬN THỨC
TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VÂN HẠNH

CHỦ THỂ NHẬN THỨC
TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN VĂN PHÒNG

HÀ NỘI - 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả

Nguyễn Vân Hạnh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................5
1.1. Các công trình đề cập đến cơ sở cho sự hình thành quan niệm về chủ
thể nhận thức trong triết học I.Kant ..............................................................5
1.2. Các công trình đề cập tới nội dung của quan niệm chủ thể nhận thức
trong triết học I.Kant ...................................................................................11
1.3. Các công trình liên quan đến đánh giá về quan niệm chủ thể nhận thức
trong triết học của I.Kant.............................................................................23
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.............................................33
Chương 2: CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ
NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT....................................................35
2.1. Cơ sở khách quan cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức
của I.Kant ....................................................................................................35
2.2. Nhân tố chủ quan cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức

của I.Kant ....................................................................................................68
Chương 3: CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU...........................................................................78
3.1. Khách thể, chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant. Quan niệm của
ông về chủ thể nhận thức và vai trò của nó.................................................78
3.2. Chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant được xây dựng thông qua
phương pháp phê phán ................................................................................86
3.3. Những đặc điểm của chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant.....................90
Chương 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA
QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT....116
4.1. Giá trị của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ............116
4.2. Những hạn chế cơ bản của quan niệm về chủ thể nhận thức trong
triết học I.Kant ..........................................................................................129
4.3. Ý nghĩa hiện thời của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ....141
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................151


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhiều nước tây Âu đã chuyển sang chế độ
tư bản chủ nghĩa, trong khi đó nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu.
Trong bối cảnh đó Immanuel Kant đã nổi lên như một trong những nhà khai sáng vĩ
đại của dân tộc Đức. Qua những tác phẩm của mình, ông đã bộc lộ một khát vọng
tuyệt mỹ là thức tỉnh con người bằng trí tuệ. I.Kant nhận ra rằng chỉ có ánh sáng của
trí tuệ mới có đủ sức mạnh giúp con người chống lại mọi sự cuồng tín, giáo điều đã
ăn sâu bám rễ trong đời sống nước Đức nói riêng và tây Âu nói chung.
Bởi vậy, có một thời người ta lầm tưởng rằng triết học của I.Kant chỉ đơn
thuần là triết học đề cao trí tuệ nhưng xuyên suốt các tác phẩm của triết gia vĩ đại

này, đặc biệt là bộ ba tác phẩm “phê phán”, chúng ta nhận ra rằng triết học của
ông không chỉ có vậy. Ông đặt ra cho triết học phê phán của mình câu hỏi lớn:
Con người là gì? Để trả lời được câu hỏi này cần trả lời ba câu hỏi sau: Tôi có thể
biết được cái gì? Tôi phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? Theo I.Kant,
nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ nhất thuộc về nhận thức luận. Câu hỏi thứ hai dành
cho đạo đức học. Câu hỏi thứ ba dành cho mỹ học. Xuất phát từ con người lý tính,
I.Kant đã chỉ ra cho con người con đường dẫn tới tự do và hạnh phúc, con người
phải làm gì để xứng đáng với chức phận làm người của mình, nói như nhà nghiên
cứu Trần Thái Đỉnh: “Triết học I.Kant không còn là thứ triết đề cao tri thức như
người ta vẫn lầm tưởng nữa, nhưng là triết tìm hiểu ý nghĩa và bổn phận làm
người của ta” [24, tr.34]. Có thể nói, với I.Kant lý tính là phương tiện, chứ không
phải là mục đích cuối cùng của tồn tại người. Cuối tác phẩm lừng danh “Phê phán
lý tính thuần túy”, I.Kant đã bày tỏ rõ ràng mục đích đó: “Sự phê phán đối với lý
tính liều lĩnh bay bổng bằng đôi cánh của chính mình, phải đi trước như là môn dự
bị cho mọi hoạt động của lý tính, cả hai sẽ cùng tạo thành triết học với nghĩa đúng
đắn và chân thực nhất của từ này” [42, tr.1185].
Vậy trong bối cảnh của thế kỷ XXI này, những quan điểm của I.Kant có còn
giá trị? Ngày nay khoa học đã đạt được những thành chưa từng có, vũ trụ bí hiểm


2
khôn lường cũng dần dần được hé lộ trước ánh sáng của khoa học. Nhưng nếu
chúng ta thỏa mãn với những điều mình biết thì có còn ham thích khám phá cái
mới? Cuộc sống là dòng chảy không ngừng nghỉ, bởi vậy để tồn tại và phát triển
con người cần không ngừng sáng tạo, tìm hiểu cái mới. Để làm được điều đó, chúng
ta cần làm rõ năng lực nhận thức của chính chúng ta có những quy luật nào? Con
người có thể nhận thức được gì? Quá trình nhận thức diễn ra như thế nào?... Từ ba
thế kỷ trước, triết học lý luận của I.Kant đã có những câu trả lời đó. Mặc dù câu trả
lời của I.Kant chưa phải là tối ưu nhưng nó vẫn còn ý nghĩa to lớn đối với ngày nay.
Mặt khác, cuộc sống hiện đại đã giúp con người đoạn tuyệt với xiềng xích

của lễ giáo hà khắc đưa con người tới chân trời tự do nhưng lại đẩy họ vào bi kịch
mới với những dục vọng tầm thường, nỗi cô đơn vô tận, sự tha hóa, mất lương tri,...
Con người một lần nữa lại phải đặt ra câu hỏi cho chính sự tồn tại của mình, để định
hướng lại giá trị. Trong hành trình đó con người không thể thiếu “đôi cánh của lý
tính”, bởi lẽ giữa ba giá trị cốt lõi của đời sống là Chân - Thiện - Mỹ có một mối
quan hệ hữu cơ, không thể tách rời.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn: “Chủ thể nhận thức trong triết học của
Immanuel Kant và ý nghĩa hiện thời của nó” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm về con
người với tư cách là chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant, luận án chỉ ra
những giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của quan niệm này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Phân tích chỉ ra cơ sở cho sự hình thành quan niệm về chủ thể
nhận thức trong triết học của I.Kant.
Thứ hai: Phân tích, làm rõ những nội dung về chủ thể nhận thức trong triết
học I.Kant.
Thứ ba: Đánh giá giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của quan niệm về chủ
thể nhận thức trong triết học I.Kant.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: con người với tư cách là chủ thể nhận
thức trong triết học I.Kant.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả đi sâu nghiên cứu I.Kant quan niệm như thế nào về chủ thể nhận

thức và vai trò của nó, làm rõ những đặc điểm của chủ thể nhận thức trong triết học
của ông. Để hoàn thành luận án tác giả tiến hành nghiên cứu bộ ba tác phẩm phê
phán của I.Kant, đó là “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực
tiễn” (1788) và “Phê phán năng lực phán đoán” (1790), nhưng tập trung chủ yếu
vào tác phẩm”Phê phán lý tính thuần túy” (1781), đã được dịch giả Bùi Văn Nam
Sơn dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Văn học xuất bản vào năm 2004.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây
là phương pháp luận có thể giải quyết hợp lý nhất những vấn đề do bộ môn khoa
học lịch sử triết học đề ra; để làm sáng tỏ các vấn đề: hiện tượng tư tưởng, trào lưu
tư tưởng, cá nhân nhà tư tưởng,... giải thích các mối quan hệ: tư duy và tồn tại, lôgic
và lịch sử, cá nhân và xã hội, kế thừa và sáng tạo,… Do vậy sẽ làm sáng tỏ mối
quan hệ giữa quan niệm về chủ thể nhận thức của I.Kant với tồn tại xã hội Đức và
tây Âu cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, chỉ ra những mặt tiến bộ và hạn chế trong quan
niệm của ông.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử với các phương pháp như:
Phân tích và tổng hợp; Quy nạp, diễn dịch, so sánh; Lịch sử - lôgic; Trừu
tượng hóa; khái quát hóa;…
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần luận giải và làm rõ cơ sở cho sự hình thành quan niệm về
chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant.


4
Luận án phân tích chỉ ra được một số nội dung chủ yếu của quan niệm về
chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant.
Trên lập trường của triết học Mác - Lênin, phân tích chỉ ra được giá trị và

hạn chế của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant, cũng như ý
nghĩa hiện thời của quan niệm này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án được hoàn thành sẽ góp phần làm rõ lý luận nhận thức trong triết
học I.Kant, qua đó vận dụng để làm sáng tỏ, phát triển nhận thức luận macxit.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên,
người nghiên cứu về lý luận nhận thức, triết học về con người, triết học I.Kant.
Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và
nghiên cứu triết học nói chung.
7. Kết cấu luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, các công trình khoa học đã công bố, danh mục tài
liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH
QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT

1.1.1. Nhóm các công trình của tác giả trong nước
“Lịch sử triết học phương tây” của Nguyễn Tiến Dũng [13].
Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về lịch sử triết học
phương tây từ cổ đại tới triết học cổ điển Đức. Mỗi tác giả được trình bày riêng rẽ,
nhưng người đọc vẫn nhìn thấy được một hệ thống xuyên suốt và sự kế thừa lẫn
nhau giữa các triết gia. Do vậy tác giả luận án có thể dễ dàng hiểu được tiền đề lý

luận đã hình thành nên quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant.
Phần triết học tây Âu phục hưng, Nguyễn Tiến Dũng không chỉ phân tích
điều kiện kinh tế xã hội của phương tây đương thời mà còn chỉ ra đặc điểm triết học
của thời kỳ này. Đồng thời tác giả phân tích các triết gia tiêu biểu: Côpécnic, Brunô,
Galilê. Mặc dù I.Kant không thuộc triết học tây Âu phục hưng nhưng ông chịu
nhiều ảnh hưởng bởi triết học thời kỳ này đặc biệt là tư tưởng khoa học (chẳng hạn
là những phát minh về vũ trụ).
Phần triết học cận đại, Nguyễn Tiến Dũng đã phân chia theo khu vực địa lý:
triết học Anh, Pháp, Hà Lan và Đức. Những nền triết học này mặc dù đều thuộc thời
cận đại có chung thời đại chuyển giao phương thức sản xuất từ phong kiến sang tư
bản chủ nghĩa song ở mỗi nước lại có đặc điểm riêng. Cái làm nên sự tiến bộ trong
triết học I.Kant và các triết gia cổ điển Đức khác là các ông đã tiếp thu tinh thần tiến
bộ, cách mạng của thời đại, kế thừa có phê phán triết học của những tiền bối đi
trước: triết học Anh đó là tinh thần phái duy cảm trong triết học Bêcơn, Lốccơ,
Hium,…Trong triết học Pháp đó là chủ nghĩa duy lý của Đềcáctơ, tinh thần khai
sáng của Vônte, Môngtexkiơ, Rútxô,…


6
“Bối cảnh ra đời và cách tiếp cận của I.Kant về nhận thức trong Phê phán
lý tính thuần túy” của Hà Huy Tuấn [86].
Cũng như nhiều tài liệu khác, tác giả phân tích sự bùng nổ của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa ở tây Âu ( Anh, Pháp, Hà Lan ) trong khi đó nước Đức vẫn là một
nước phong kiến lạc hậu, giai cấp tư sản phân tán, dễ thỏa hiệp. Tồn tại xã hội này là
nguồn gốc cho những mâu thuẫn trong triết học của các nhà triết học cổ điển Đức. Triết
học I.Kant là một hiện tượng nằm trong bối cảnh phát triển văn hóa và triết học cận đại,
biểu thị những đặc điểm của một chặng đường phát triển tinh thần và văn hóa của tây
Âu. Triết học I.Kant có liên hệ nội tại với toàn bộ văn hóa châu Âu thời cận đại. Đặc biệt,
văn hóa châu Âu cận đại có liên hệ mật thiết với phong trào Khai sáng - là một trào lưu
tư tưởng và văn hóa đặc biệt, hình thành ở tây Âu vào cuối thế kỷ XVII - XVIII, với các

đại biểu như: Vônte, Môngxtetkiơ, Rútxô,… Nội dung của khai sáng được thể hiện tập
trung trong chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng nhất của từ này. Văn hóa tây Âu cận đại rất
đề cao lý tính; thực chất là sự sùng bái lý tính. Trong đó, lý tính khoa học hay niềm tin
vào những khả năng vô hạn của khoa học trở thành yếu tố hàng đầu. Người ta tin rằng
những nguyên tắc bất biến của thế giới nằm trong chính bản chất của lý tính, vì một lẽ
hiển nhiên là lý tính không có những nguyên tắc thì không còn là lý tính nữa. Từ đó, các
nhà khoa học tự nhiên và triết học không ngừng theo đuổi mục đích tìm ra các quy luật,
các tri thức chân lý tất yếu và phổ quát. Thời cận đại quan niệm về bản thân văn hóa như
là giới tự nhiên thứ hai - là giới tự nhiên mới do con người sáng tạo ra, nhưng cũng quan
trọng như giới tự nhiên thứ nhất. Nếu như văn hóa thời cổ đại và trung cổ hình thành
theo nguyên tắc thích nghi với tự nhiên thì văn hóa thời cận đại hình thành trên nguyên
tắc sáng tạo tự nhiên. Nguyên tắc này định hướng thường xuyên hoạt động của con
người vào cái mới, vào việc tích lũy những sản phẩm vật chất và tinh thần ngày càng
nhiều hơn. Do đó, văn hóa châu Âu cận đại đã tiên phong thực hiện sự đề cao tính tích
cực của con người, sức mạnh sáng tạo của chủ thể văn hóa. Sự phát triển nội tại của văn
hóa châu Âu cận đại quy định thái độ phê phán của nó đối với các thời đại trước. Thời
cận đại đã tiến hành phê phán thời trung cổ bằng bầu nhiệt huyết của lý tính. Điều này
thể hiện ở hai mặt: một mặt, coi thời trung cổ là thời đại đen tối và cuồng tín tôn giáo nên
đã loại bỏ không ít thành tựu của văn hóa trung cổ; mặt khác, xu hướng tự phê phán dựa


7
trên việc giữ lại những mối liên hệ với quá khứ vẫn tiếp tục có tác động ở bên trong văn
hóa cận đại mà triết học I.Kant là ví dụ điển hình.
“Triết học cổ điển Đức” của Lê Công Sự [78].
Cuốn sách nghiên cứu ba triết gia lớn của triết học cổ điển Đức: I.Kant,
Hêghen, Phoiơbắc. Trong đó I.Kant đóng vai trò là “thủy tổ” của dòng triết học này.
Công trình được trình bày khá ngắn gọn nhưng rất sâu sắc về các vấn đề cơ bản
trong triết học của I.Kant, làm rõ những khám phá mới độc đáo cũng như những
hạn chế của nhà triết học này trên các mặt: triết học lý luận, triết học thực tiễn, triết

học về con người, nhân bản học.
Lê Công Sự trình bày khá kỹ lưỡng về thân thế, sự nghiệp các tác phẩm của
I.Kant, đồng thời còn chia hệ thống tác phẩm của ông làm hai thời kỳ tiền phê phán
và phê phán. Tác giả chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng tới từng thời kỳ trong triết học
của I.Kant. Thời kỳ tiền phê phán (1745 - 1769) I.Kant chịu ảnh hưởng của các
quan niệm duy tâm thần bí của Lépnít, Vônphơ và quan niệm duy vật siêu hình của
Đêcáctơ, Niutơn. Thời kỳ này thế giới quan của I.Kant là duy vật, mặt khác ông
mượn phương pháp kinh nghiệm của Niutơn trong khoa học tự nhiên làm phương
pháp nghiên cứu chủ yếu.
Thời kỳ phê phán trong triết học I.Kant bắt đầu từ 1770 cho đến khi ông qua đời.
Từ 1770 trở đi do chịu ảnh hưởng của nhiều biến động xã hội và chịu tác động của
những tư tưởng triết học mới của Lốccơ, Hium, Lépnít, Đềcáctơ,… các quan điểm chính
trị - xã hội của các nhà khai sáng Pháp, I.Kant đã chuyển biến lập trường tư tưởng. Từ
triết học miêu tả minh họa thế giới sang triết học phê phán với mục đích lấy con người và
những băn khoăn trong đời sống của nó làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu.
Các công trình nghiên cứu nói trên được nghiên cứu sinh kế thừa những
điểm hợp lý trong quá trình hoàn thành luận án.
1.1.2. Nhóm các công trình của tác giả nước ngoài
“Câu truyện triết học” (The story of Philosophy) của Will Durant [17].
Lịch sử triết học là một lĩnh vực chưa bao giờ là dễ dàng đối với các nhà
nghiên cứu, nhưng Will Durant viết lịch sử triết học như một câu chuyện du khảo thì
quả là tài tình. Chính vì vậy tác phẩm ra đời từ năm 1926 đến nay vẫn có sức sống rất


8
mãnh liệt. Ông chọn lọc một số nhà triết học lớn trong đó có I.Kant để nghiên cứu.
Nếu nói lịch sử triết học là một khoa học khô khan, tẻ nhạt thì nhận định đó hoàn toàn
sai khi ta đọc “The story philosophy”, ngay cả thứ triết học khó hiểu bậc nhất như
triết học của I.Kant cũng được ông viết một cách dí dỏm, tràn đầy cảm xúc.
Trong phần “Những nẻo đường đến I.Kant” tác giả W.Durant chỉ ra nguồn

gốc lý luận của triết học I.Kant, đó sự kế thừa các triết gia lớn như: Vônte, Hium,
Lốccơ, Beccơly, Rútxô,... Bằng thứ ngôn ngữ vừa hài hước vừa hàn lâm Durant đã
chỉ ra “con đường” mà I.Kant đã đi, ông kế thừa một cách có phê phán tư tưởng của
các vị tiền bối để hình thành nên đường lối triết học của riêng mình.
Cuộc đời của I.Kant được mô tả một cách lặng lẽ, buồn tẻ - khá mâu thuẫn
với sự nghiệp vĩ đại và đồ sộ của ông, với chính cuộc cách mạng trong triết học mà
ông đã tạo ra và lan xa khắp tây Âu. Sau đó tác giả W.Durant mới đi vào ba tác
phẩm phê phán của I.Kant, ông đã viết một cách rất tài tình, dí dỏm nhưng không
kém phần sâu sắc những vấn đề mà xưa nay người ta vẫn phải nhíu mày mỗi khi
nhắc đến như: cảm giác học siêu nghiệm, phân tích pháp siêu nghiệm, biện chứng
pháp siêu nghiệm, tôn giáo và lý trí,...
“Triết học cổ điển Đức” của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô [87].
Công trình nghiên cứu về các nhà triết học cổ điển Đức, trong đó I.Kant
được đề cập đến như là nhà sáng lập ra nền triết học này. Triết học I.Kant được các
nhà khoa học Liên Xô trình bày một cách ngắn gọn, súc tích những vấn đề cơ bản
nhất về lý luận nhận thức, đạo đức học, thẩm mỹ học. Đặc biệt cuốn sách đã trình
bày một cách rất sâu sắc bối cảnh nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đây
là giai đoạn phát triển tư tưởng triết học ở Đức trong thời kỳ tan rã của những quan
hệ phong kiến và thời kỳ chuyển sang chủ nghĩa tư bản. Trong đó các tác giả đã so
sánh nước Đức với một số nước tây Âu khác như Anh, Pháp, để từ đó lý giải vì sao
triết học cổ điển Đức, trong đó có triết học I.Kant lại có những đặc điểm khác biệt
với triết học tây Âu cận đại. Triết học I.Kant được tập thể các nhà khoa học của
viện Hàn lâm khoa học Liên Xô trình bày một cách cô đọng, dễ hiểu, đồng thời
phản ánh rõ tồn tại xã hội khác thường ở nước Đức lúc bấy giờ.
Trong khi các nước tây Âu đã chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa thì nước
Đức vẫn là một nước phong kiến lạc hậu. Giai cấp tư sản Đức nhỏ yếu không đủ


9
sức mạnh làm cách mạng trong thực tiễn do vậy họ đã làm cách mạng trong tinh

thần. Hoàn cảnh này cũng khiến cho tư tưởng của I.Kant và các triết gia cổ điển
Đức khác mặc dù rất đồ sộ, sâu sắc song không tránh khỏi cải lương, thỏa hiệp với
hệ tư tưởng phong kiến.
Công trình cũng phân tích những phong trào tiến bộ ở Đức thế kỷ XVIII đã
có ảnh hưởng sâu sắc tới các nhà triết học cổ điển Đức trong đó có I.Kant ví dụ như:
Phong trào Ánh sáng gồm các nhà tư tưởng như: Héctơ, Létxinh, Gớt… Đây là cuộc
đấu tranh tư tưởng mà những người đại diện cho tầng lớp tiên tiến trong giai cấp tư
sản và những nhóm quý tộc tiến bộ tiến hành chống lại hệ tư tưởng phong kiến.
Các nhà khoa học của viện Hàn lâm khoa học Liên xô cũng lý giải những yếu tố
làm nên sự tiến bộ vượt thời đại trong triết học cổ điển Đức trong đó có triết học I.Kant.
Đó là, mặc dù điều kiện kinh tế - chính trị Đức rất lạc hậu song các nhà tư tưởng của họ
đã dựa vào kinh nghiệm lịch sử to lớn của sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, đã
dựa vào thành quả triết học của thời kỳ trước và “trong chừng mực nhất định đã đếm xỉa
đến những phát minh mới của sự phát triển khoa học” [87, tr.15]. Điều này cũng lý giải
vì sao triết học I.Kant, Hêghen, Phoiơbắc vừa duy tâm vừa duy vật, vừa biện chứng vừa
siêu hình, vừa cách mạng vừa bảo thủ.
“Thế giới của Sophie” (Sofies verden) của Jostein Gaarder [26].
Đây là một cuốn sách nhập môn triết học cho thanh thiếu niên. Vì viết cho
đối tượng thanh thiếu niên nên tác giả đã không trình bày cuốn sách của mình như
một giáo trình mà ông đã viết nó dưới dạng một tiểu thuyết về lịch sử triết học cực
kỳ hấp dẫn. Ông đã trình bày lịch sử triết học như một dòng chảy từ quá khứ tới
hiện tại, triết gia đi trước là cội nguồn lý luận cho triết gia sau, những triết gia sau
thì kế thừa phê phán những tư tưởng quá khứ. Ông đã chỉ là nguồn gốc lý luận của
I.Kant là Đềcáctơ, Hium, Béccơly,… Những trang viết về văn hóa phục hưng và cải
cách tôn giáo cũng hết sức dễ hiểu và thú vị, hai sự kiện này đã thiết lập ra một mối
quan hệ mới giữa con người với thượng đế, triết học và khoa học dần tách ra khỏi
thần học. Qua đó ông chỉ ra rằng thành quả của những sự kiện này tác động mạnh
mẽ đến các nhà triết học đương thời trong đó có I.Kant. I.Kant vừa là nhà khoa học
với những tư tưởng khai sáng vĩ đại vừa là con người được sinh ra trong gia đình
mộ đạo và được hưởng nền giáo dục sùng kính nghiêm ngặt. Vì thế tác giả cũng cho



10
thấy những mâu thuẫn trong lý thuyết của ông, một mặt ông khẳng định lý tính
không thể chứng minh được liệu thượng đế có tồn tại hay không vì chúng ta không
có một chút kinh nghiệm nào về ngài, mặt khác ông lại đưa thượng đế vào các quan
hệ đạo đức. I.Kant đã hoàn thành nhiệm vụ thời đại đặt ra là hòa giải niềm tin tôn
giáo với khoa học, cứu vớt nền tảng của đức tin cơ đốc giáo.
“Lịch sử phát triển văn minh nhân loại - văn minh phương tây” của C.Brinton,
B.Christopher, RL.Wolff [5].
Trong phần chương 6 “Cải cách tôn giáo, phát triển đế quốc xung đột chính trị”
của tài liệu này các tác giả phương Tây đã phân tích cuộc cải cách tôn giáo của Luthe ở
Đức. Ban đầu đây là một cuộc nổi loạn nhưng lại mang lại thành công to lớn, trở thành
cuộc cải cách tôn giáo triệt để nhất ở châu Âu. Cuộc “nổi loạn” của Luthe xảy ra không
chỉ vì vấn đề giáo lý, nhiều sử gia Kitô La Mã công nhận rằng giáo hội Kitô La Mã mà
Luthe chống lúc bấy giờ mang rất nhiều tính cách thế tục. Cuối cùng Luthe quay sang
thỏa hiệp với lãnh chúa phong kiến và thị dân giàu, đàn áp quần chúng một cách tàn bạo.
Do sự thỏa hiệp của Luthe cuộc cải cách tôn giáo ở Đức không được tiến hành triệt để.
Đây là công trình được nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, văn hóa không phải dưới
góc độ triết học. Tuy nhiên thông qua nghiên cứu công trình này, tác giả luận án rút ra
được kết luận quan trọng: Cuộc cải cách tôn giáo của Luthe dù sao cũng đã mang lại một
cách nhìn mới về giáo hội, nó đề cao tự do tư tưởng, tự do tôn giáo - cơ sở để dẫn tới tự
do cho con người khi ấy. Thực tiễn này đã tác động tích cực vào những nhà triết học
đương thời và sau này (trong đó có I.Kant) trong quan niệm về con người của họ.
“Câu chuyện triết học” của Bryan Magee [61].
Đây là một công trình về lịch sử triết học của giáo sư Bryan Magee, tuy nhiên
lịch sử triết học đã được trình bày theo một cấu trúc khá đặc biệt, mạch lạc và dễ
hiểu, gồm có các phần sau: Người Hy Lạp và vũ trụ của họ; Cơ đốc giáo và triết học;
Nguồn gốc của khoa học hiện đại; Các nhà duy lý vĩ đại; Các nhà kinh nghiệm luận
vĩ đại; Những nhà tư tưởng cách mạng Pháp; Một thế kỷ hoàng kim của triết học

Đức; Dân chủ và triết học; Triết học thế kỷ 20. Khi viết về điều kiện tiền đề hình
thành quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant tác giả luận án đã kế thừa
được rất nhiều từ những kết quả nghiên cứu của Bryan Magee. Thông qua những mô


11
tả về bức tranh nhật tâm từ Côpécníc đến Niutơn, Bryan Magee đã phân tích quá trình
đấu tranh và chiến thắng của thuyết nhật tâm đối với thuyết địa tâm thực chất là cuộc
đấu tranh của thế giới quan duy vật tiến bộ với thế giới quan cơ đốc giáo bảo thủ lỗi
thời. Sự chiến thắng của thuyết nhật tâm đã dẫn tới sự cáo chung của thế giới quan cơ
đốc giáo và xác lập một thế giới quan duy vật cho con người tây Âu. Sự kiện khoa
học này đã tác động mạnh mẽ đến các nhà triết học cận đại trong đó có I.Kant. Các
nhà triết học phải đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Làm sao hòa giải được niềm
tin tôn giáo với khoa học? Ai mới là chủ thể thực sự của quá trình nhận thức, con
người hay là chúa? Một kỷ nguyên bùng nổ của khoa học như vậy cho thấy sức mạnh
vĩ đại của con người, vậy con người là gì, nhận thức của họ có giới hạn hay không?
Tất cả những vấn đề này đã được I.Kant trả lời trong bộ ba tác phẩm “phê phán” của
mình. Ngoài ra, những phân tích của Bryan Magee về các nhà duy lý, duy nghiệm,
những nhà khai sáng Pháp cũng hết sức sâu sắc. Triết học I.Kant là sự kế thừa có phê
phán tất cả các trường phái, trào lưu triết học đó.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP TỚI NỘI DUNG CỦA QUAN NIỆM CHỦ
THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT

1.2.1. Nhóm các công trình của tác giả trong nước
“Triết học I.Kant” của Trần Thái Đỉnh [24].
Đây là một tác phẩm nghiên cứu công phu về triết học I.Kant. Trình bày triết
học của một tác giả lớn với tầm cỡ của I.Kant bằng vài trăm trang sách là thách thức
gian nan đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào, đối với Trần Thái Đỉnh cũng không phải
là ngoại lệ. Trần Thái Đỉnh giúp người đọc đi thẳng vào ba tác phẩm chính của
I.Kant, tìm hiểu kỹ lưỡng chúng để từ đó tự mình đi sâu nghiên cứu. “Quý hồ tinh bất

quý hồ đa” là phương châm biên soạn của tác giả. Để giúp độc giả trước hết sẽ có
những kiến thức cơ bản, chính xác, chặt chẽ vì thế Trần Thái Đỉnh không mở rộng
vấn đề mà tập trung vào làm rõ những khái niệm tinh tế mạch lạc, ý đồ mới mẻ của
I.Kant. Tác giả cũng thận trọng khi đưa ra những nhận định riêng. Ngoài phần nhập
đề khẳng định về tầm vóc của I.Kant trong lịch sử triết học và giới thiệu về bộ ba tác
phẩm phê phán của triết gia này, ông tập trung làm rõ các vấn đề: Sinh hoạt tri thức
của con người; Sinh hoạt đạo đức của con người; Ý nghĩa con người.


12
Trong phần sinh hoạt tri thức của con người, I.Kant đề cập tới các vấn đề:
Thế nào là một tri thức khoa học, khả năng tri thức của con người, giới hạn tri thức
của con người. Thế nào là một tri thức khoa học, thực ra đây không phải là một vấn
đề chính, nhưng vì I.Kant muốn giải quyết vấn đề khả năng tri thức của con người
nên ông đã buộc lòng phải bắt đầu từ chỗ phân biệt thế nào là tri thức khoa học,
I.Kant đã giải quyết một loạt các vấn đề như: Tính chất khoa học của khoa lý luận,
tính chất khoa học của toán học, tính chất khoa học của khoa vật lý học thuần túy,
có thể có khoa siêu hình học không. Phần khả năng tri thức con người, tác giả Trần
Thái Đỉnh làm rõ ba giai đoạn của quá trình nhận thức: trực quan cảm tính, giác
tính, lý tính, đây thực sự là những trang sách ngắn gọn súc tích đi thẳng vào những
vấn đề cốt lõi của cuốn “Phê phán lý tính thuần túy”, Trần Thái Đỉnh đã chứng
minh rằng I.Kant không đề cao khoa học thực nghiệm và khinh miệt siêu hình học.
Trái lại ông dùng tất cả phần biện chứng siêu nghiệm để phá đổ lập trường giáo điều
của những thuyết duy lý. Khoa học phải dừng lại nơi biên cương của khoa học,
khoa học chỉ có thẩm quyền trong lĩnh vực những hiện tượng khả nghiệm thôi.
Phần thứ hai cũng là phần tác giả phân tích cuốn “Phê phán lý tính thực hành”
(Một số tài liệu dịch là “Phê phán lý tính thực tiễn”, trong luận án này tác giả hiểu lý
tính thực hành và lý tính thực tiễn là đồng nhất), trước tiên Trần Thái Đỉnh làm rõ
quan niệm của I.Kant về lý tính thực hành. I.Kant phân biệt hai lĩnh vực của lý tính lý
luận là lĩnh vực của tri thức thực nghiệm, nhằm vào các sự vật trong thiên nhiên, những

thực tại ta có thể tri giác được và lĩnh vực của lý tính thực hành tức là sinh hoạt tâm linh
và tự do, liên quan đến những thực tại mà không một khoa học thực nghiệm nào có khả
năng nghiên cứu, bởi vì vượt xa khỏi tầm kinh nghiệm của giác quan của con người.
I.Kant đặt một vực thẳm cách biệt giữa tri thức thực nghiệm và tri thức siêu hình, giữa
vật lý học và siêu hình học. Vì ông cho rằng lĩnh vực tâm linh của con người không có gì
giống với hiện tượng vật lý, những hiện tượng này thuộc quyền chi phối của những định
luật tất định, còn hành vi đạo đức là việc của ý chí tự do còn gọi là lý tính thực hành. Tác
giả chia phần 2 thành 3 chương. Chương I: I.Kant đặt vấn đề sinh hoạt đạo đức thế nào
gồm có: I. Ý thức đạo đức của mọi người; II. I.Kant phê bình những học thuyết đạo đức
xây dựng trên tri thức thường nghiệm; III. Lập trường đạo đức của I.Kant. Chương II:


13
I.Kant giải quyết vấn đề sinh hoạt đạo đức thế nào? Gồm các tiết: Tự do và quy luật đạo
đức; Tự do và tự chủ; Tự do và đối tượng của đạo đức. Chương III: Ý nghĩa thuyết đạo
đức học của I.Kant, gồm các tiết: Vấn đề sự thiện toàn hảo; Những định đề của lý trí
thuần túy thực hành.
Phần thứ ba: Ý nghĩa con người, tác giả Trần Thái Đỉnh giúp người đọc tìm
hiểu tác phẩm cuối cùng trong hệ thống triết học phê phán của I.Kant đó là: “Phê
phán năng lực phán đoán” ở đây I.Kant nghiên cứu về khả năng tình cảm thuần
túy. I.Kant cho rằng đây là cây cầu bắc ngang qua vực thẳm bao la để nối giữa một
bên là thiên nhiên tất định với một bên là nhân vị tự do. Tất cả cuốn “Phê phán
năng lực phán đoán” cho thấy đây là những vui thỏa đặc biệt của con người, những
vui thỏa vừa thấm thía vừa cao thượng, vừa tự nhiên vừa hướng thượng. Chính vì lẽ
đó I.Kant gọi năng lực phán đoán là cây cầu nối hai thế giới khả giác và khả niệm,
thế giới thực nghiệm với thế giới tinh thần. Phần ba này tác giả chia làm hai
chương: chương I: phán đoán thẩm mỹ gồm các tiết: cái đẹp và cái cao cả; chương
II: Phán đoán mục mục tiêu, gồm các tiết: bản chất của phán đoán mục tiêu; biện
chứng pháp của phán đoán mục tiêu; Luận về phương pháp của phán đoán mục tiêu.
Gần 500 trang sách, Trần Thái Đỉnh giúp người đọc hiểu được những vấn đề

triết học cơ bản của một trong những triết gia khó hiểu bậc nhất trong lịch sử triết học.
Chính vì vậy mà hơn 40 năm qua cuốn “Triết học I.Kant” vẫn còn giữ nguyên giá trị
như một trong số rất hiếm hoi các công trình tiên phong và rất bổ ích về lĩnh vực này.
“Bốn cây đại thụ của triết học phương Tây cận đại Descarter, I.Kant, Hegel,
Marx” của Lê Tử Thành [80].
Đây là tập hợp những bài giảng của thạc sĩ Lê Tử Thành về bốn triết gia lớn của
phương Tây là Đềcáctơ, I.Kant, Hêghen, Mác. Trong vô số các triết gia phương Tây thì
đây là bốn triết gia lớn và quan trọng bậc nhất đối với triết học đương thời và hiện đại.
Học thuyết của bốn triết gia này cũng không phải là những mảng ghép độc lập mà tựa
như một dòng chảy của sự kế thừa và phê phán: Đềcáctơ ảnh hưởng lên I.Kant; I.Kant
ảnh hưởng lên Haiđơgơ và Hêghen; Hêghen in dấu đậm nét lên C.Mác.
Hơn hai trăm trang sách ngắn gọn, tác giả Lê Tử Thành đã trình bày triết học
của bốn cây đại thụ của triết học phương tây một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Ở mỗi


14
triết gia tác giả đều làm rõ quan niệm của từng triết gia này về thượng đế, vũ trụ và
con người. Đây là những phạm trù cơ bản trong triết học phương tây.
Đối với I.Kant, tác giả nhấn mạnh vào một số điểm sau: Ông là người làm
cuộc cách mạng Côpécníc trong triết học, nhờ sự táo bạo này ông đã đưa ra những
quan niệm độc đáo về nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ. I.Kant cho rằng nhờ những
phạm trù tiên thiên (có sẵn ở mỗi người, không qua kinh nghiệm) mà con người có
khả năng định hình được thế giới. Ông cũng là người đầu tiên đặt câu hỏi: con
người có khả năng nhận thức đến đâu. Mỗi sự vật đều có hai phần: phần chúng ta đã
biết tường tận được gọi là hiện tượng (Vật cho ta), phần chúng ta chưa biết gọi là
“Vật tự nó”. “Vật cho ta” càng tăng thì “Vật tự nó” càng giảm. Không có ranh giới
cố định, rạch ròi nào cho “Vật cho ta” và “Vật tự nó”.
Cuốn sách nhỏ này đã giúp những bạn đọc còn xa lạ với triết học hiểu được
phần nào về nguồn gốc phát sinh và diễn tiến của triết học trong mấy ngàn năm qua.
Đối với tác giả luận án, thì đây là một công trình rất hữu ích trong quá trình nghiên

cứu của mình, những luận giải ngắn gọn dễ hiểu của Lê Tử Thành giúp tác giả làm
sáng tỏ những vấn đề còn khúc mắc trong triết học I.Kant.
“Vấn đề tính chủ quan trong triết học phương Tây hiện đại” của Đỗ Minh
Hợp [32].
Tác giả Đỗ Minh Hợp trong bài viết của mình cho rằng khi giải quyết vấn đề
tính chủ quan, triết học hiện sinh - hiện tượng luận đã xuất phát từ việc phê phán
cách giải quyết vấn đề này của triết học duy lý cổ điển mà đỉnh cao là chủ nghĩa duy
tâm tiên nghiệm. Do vậy cần trở lại với triết học của I.Kant. Quan niệm của I.Kant
về ý thức tiên nghiệm cho thấy khi nói tới các điều kiện của quá trình nhận thức,
ông không chấp nhận “bản thể luận hóa” và “tự nhiên hóa” các khái niệm tiên
nghiệm. Chính các nhà hiện sinh - hiện tượng luận đã tiếp nhận quan niệm đó của
ông. Tác giả Đỗ Minh Hợp có sự so sánh: nếu triết học cổ điển đặt ra cho mình
nhiệm vụ chỉ rõ có thể nhận thức thế giới như thế nào với một kết cấu nhất định của
ý thức và tính chủ quan con người (nhờ các khái niệm tiên nghiệm) thì triết học hiện
đại lại chủ trương mô tả chính bản thân tính chủ quan không phụ thuộc vào việc ý
thức có nhận thức hay không, mô tả không phải ý thức nhận thức như thế nào mà là


15
ý thức tồn tại như thế nào. Tính chủ quan ở đây là cái tuyệt đối của tồn tại chứ
không phải cái tuyệt đối của nhận thức theo quan niệm của triết học duy lý cổ điển.
“I.Can-tơ người sáng lập nền triết học cổ điển Đức” của Viện Triết học - Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia [83].
Cuốn sách là tập hợp 28 bài viết của các nhà khoa học có uy tín trong nước.
Công trình này đề cập đến toàn bộ triết học I.Kant cả thời tiền phê phán và phê
phán, nhưng đi sâu vào phần phê phán hơn. Trong triết học phê phán của I.Kant, các
tác giả nghiên cứu trên cả ba mảng nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ. Thông qua các
công trình này chúng ta có thể rút ra những kết luận về triết học I.Kant như sau:
I.Kant là người đầu tiên đột phá và phá vỡ quan niệm siêu hình và phương pháp tư
duy siêu hình khi đề cập đến thế giới vật chất cả vô cơ lẫn hữu cơ. Trong khi làm

việc đó ông cũng rút ra kết luận rằng, thực tại khách quan phục tùng các quy luật
phổ biến, nghĩa là phục tùng tính tất yếu. Đồng thời I.Kant cũng muốn vạch ra ranh
giới giữa ý chí tự do của con người và quy luật khách quan của tự nhiên. Mâu thuẫn
giữa tự do và tất yếu biểu hiện ra ở I.Kant như là một trong những vấn đề chủ yếu
trong triết học của ông. Điều này thu hút sự chú ý mạnh mẽ của những người sau
ông đối với triết học.
Tuy nhiên, I.Kant phát triển các tư tưởng biện chứng của ông chủ yếu là khi
nghiên cứu các vấn đề của lôgic học và của lý luận nhận thức. Bản thân cách đặt
vấn đề về khả năng của khoa học và của tri thức khoa học lý luận đã đụng độ với
siêu hình học và lôgic học truyền thống và do đó thúc đẩy việc hình thành những tư
tưởng sơ khai về lôgic học biện chứng, về vai trò của các phạm trù, về nguyên lý
mâu thuẫn, về tính tích cực của chủ thể nhận thức. Đây chính là phần tác giả luận án
đã kế thừa được rất nhiều ý kiến sâu sắc của các nhà khoa học.
“Quan niệm của I.Can-tơ về tính tích cực của chủ thể nhận thức” của
Nguyễn Trọng Chuẩn [10].
Trong bài viết này tác giả đã làm nổi bật đóng góp lớn của I.Kant trong lý luận
nhận thức, đó là I.Kant là một trong những nhà triết học tiên phong làm sáng tỏ được
tính tích cực của chủ thể nhận thức. Nguyễn Trọng Chuẩn đã phân tích cách tiếp cận
của triết gia Đức trong vấn đề lý luận nhận thức, để trả lời cho câu hỏi Tôi có thể biết


16
được cái gì?, trước hết I.Kant đã đi sâu vào các giai đoạn nhận thức của con người:
trực quan cảm tính, giác tính, lý tính, mỗi giai đoạn đều có những công cụ nhận thức
riêng, và có giới hạn riêng. Thông qua việc phân tích này, I.Kant đã chỉ ra rằng bản
chất của ý thức con người không phải là sự phản ánh thụ động khách thể, ngược lại đó
là một quá trình năng động và tích cực. Có đầy đủ cơ sở để nói rằng tính tích cực của
chủ thể nhận thức trong một giới hạn nào đó đã quyết định đặc điểm của phép biện
chứng của I.Kant và thực sự là tư tưởng đó đã thấm sâu vào toàn bộ phép biện chứng
của triết học cổ điển Đức. Nếu như trước I.Kant những tư tưởng biện chứng chủ yếu

được các nhà triết học rút ra trên cơ sở phân tích thế giới bản thể, phân tích giới tự
nhiên cùng với tính vô hạn và hữu hạn của nó thì trong triết học I.Kant thì phép biện
chứng được chuyển sang bình diện khác, bình diện tri thức. Ông đã nghiên cứu sâu sắc
mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Bắt đầu từ I.Kant trở về sau phép biện chứng
biểu hiện với tư cách là phép biện chứng của sự hoạt động, của sự sáng tạo.
Tuy nhiên tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn cũng không quên chỉ ra điểm hạn
chế của I.Kant, đó là quan điểm của ông mang màu sắc duy tâm chủ quan, chủ
nghĩa bất khả tri do đó đã làm giảm giá trị phần nào các lý luận của ông.
“Quan niệm về “Vật tự nó” của Can-tơ và đánh giá của một số nhà triết học
tiêu biểu về quan niệm đó” của Lê Công Sự [76].
Trong bài viết này tác giả Lê Công Sự tập trung vào làm rõ quan niệm “Vật tự
nó” trong triết học I.Kant. Đây là một khái niệm được tranh cãi rất nhiều trong triết học
của ông ở cả hai phái tả - hữu. Khái niệm “Vật tự nó” được một số nhà nghiên cứu về
I.Kant đánh giá như là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào triết học phê phán của
ông. Nó được I.Kant luận giải trên hai phương diện nhận thức luận và đạo đức học. Về
phương diện nhận thức luận, khái niệm “Vật tự nó” của I.Kant bao hàm những sự vật
tồn tại khách quan, tự nó, không phụ thuộc vào mọi hình thức cảm tính và lôgic của
con người, về nguyên tắc con người không thể nhận thức được nó. Mặt khác, I.Kant
hiểu “Vật tự nó” như là những tồn tại tinh thần nhưng lại là bản chất căn nguyên của
mọi tồn tại khách quan bên ngoài con người, thuộc thế giới siêu nghiệm. Về phương
diện đạo đức, “Vật tự nó” của I.Kant ám chỉ những chuẩn mực đạo đức, lý tưởng cuộc
sống có tính chất hoàn thiện, tuyệt đối mà con người hằng vươn tới nhưng không thể


17
đạt được trong đời sống hiện thực, như thượng đế, tự do, linh hồn bất tử. Những đối
tượng này thuộc thế giới bên kia, thế giới mà con người chỉ đạt được bằng niềm tin
tuyệt đối vô điều kiện chứ không phải bằng tri thức khoa học. “Vật tự nó” cũng thể
hiện rõ nét tính hai mặt trong triết học của triết gia Đức vĩ đại này: vừa duy tâm vừa
duy vật, vừa cách mạng vừa thỏa hiệp. Khi I.Kant thừa nhận rằng có một cái gì đó ở

bên ngoài chúng ta, một “Vật tự nó” nào đó phù hợp với cái gì đó ở bên ngoài chúng ta
thì ông là nhà duy vật. Khi I.Kant tuyên bố rằng cái “Vật tự nó” ấy là không thể nhận
thức được, là siêu nghiệm, là ở thế giới bên kia thì ông là nhà duy tâm.
“Phép biện chứng tiên nghiệm trong triết học Can-tơ” của Đặng Hữu Toàn [82].
Lịch sử hình thành phép biện chứng đã ghi nhận công lao to lớn của I.Kant,
ông đã tạo ra phép biện chứng tiên nghiệm - một hình thức của phép biện chứng.
I.Kant muốn thông qua phép biện chứng tiên nghiệm khắc phục những hạn chế vốn
có ở cả chủ nghĩa duy cảm lẫn duy lý. I.Kant cho rằng toàn bộ siêu hình học truyền
thống đã lấy lý tính làm nền tảng cơ sở và cố gắng xây dựng hệ thống triết học của
mình dựa trên quan niệm về lý tính thuần túy. Nhưng theo ông sai làm của siêu hình
học truyền thống là đã nghiên cứu sự hoạt động của lý tính một cách sai lệch mà
hiểu đúng lý tính lại là điều hết sức quan trọng đối với bất cứ hệ thống triết học nào.
I.Kant cho rằng, ở mỗi người đều có năng lực bẩm sinh trời phú, đó là năng
lực sử dụng phép suy diễn tiên nghiệm nhờ hoạt động trí tuệ của giác tính. Tác giả
Đặng Hữu Toàn phân tích ba giai đoạn trong quá trình nhận thức của con người là:
cảm tính, giác tính, lý tính. Ở giai đoạn cảm tính cần có khâu trung gian để có khả
năng gắn liền khái niệm với kinh nghiệm, đó là khái niệm không gian và thời gian.
Ở giai đoạn giác tính thì công cụ nhận thức là các phạm trù, ở giai đoạn này giác
tính chỉ nhận thức được thế giới hiện tượng và bất lực trước thế giới “Vật tự nó”.
Đến giai đoạn lý tính - năng lực trí tuệ cao nhất của con người, I.Kant xác định đây
là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng tiên nghiệm. Nền siêu hình học cũ đã
nghiên cứu hoạt động của lý tính một cách sai lệch. Quan niệm của I.Kant về lý tính
khác với siêu hình học cũ. Lý tính là mục đích, là lý tưởng mà nhận thức con người
cần hướng tới, chúng làm thức tỉnh và điều hòa hoạt động của giác tính. Tuy nhiên,
tác giả cũng nhận thấy trong lý tính còn tồn tại những nghịch lý, đó chính là các


18
antinômi. Dù còn nhiều hạn chế song phép biện chứng tiên nghiệm của I.Kant đã có
vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển phép biện chứng.

“Siêu hình học - tồn tại hay không tồn tại” của Đỗ Minh Hợp [34].
Tác giả khảo sát siêu hình học từ cổ đại, trung đại cận đại và cổ điển Đức.
Siêu hình học cổ đại tác giả đã đề cập tới quan niệm của Arixtốt, siêu hình học của
nhà triết học cổ đại này nghiên cứu cái thực tồn và sự tồn tại của cái thực tồn, các
bản nguyên và các nguyên tắc của mọi cái thực tồn. Các bản nguyên này cũng chính
là mục đích nhận thức của con người. Về thực chất, siêu hình học học cổ đại cùng
với việc tìm tòi những nguyên tắc hay các bản nguyên siêu cảm tính của tồn tại đã
trở thành khuôn mẫu của siêu hình học nói chung.
Trong triết học trung cổ, siêu hình học thể hiện là hình thức tối cao của nhận
thức lý tính về tồn tại, về sự phục tùng tri thức siêu lý tính được đem lại trong mặc
khải. Tác giả Đỗ Minh Hợp đã đề cập tới triết học của Tômát Đacanh. Tômát
Đacanh đã luận chứng cho sự đồng nhất của siêu hình học và thần học, cho rằng
siêu hình học là sự nhận thức nguyên nhân tối cao (chúa, đấng sáng thế). Thần học
trung cổ không gắn liền với tồn tại nói chung như ở Arixtốt mà toàn bộ siêu hình
học phải phục tùng thần học một cách tuyệt đối.
Siêu hình học cận đại có đặc thù là toàn bộ hệ vấn đề triết học truyền thống
được xem xét từ giác độ khoa học mới, còn khoa học tự nhiên, nhất là toán học thì trở
thành cái biểu thị cho tính khoa học của triết học. Siêu hình học cận đại đã biến thành
siêu hình học của nhận thức. Sự hình thành và tự xác định của các khoa học cụ thể đã
khiến cho siêu hình học lâm vào khủng hoảng, biến thành công cụ hệ thống giáo điều
với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các hệ thống tri thức triết học phổ quát.
Siêu hình học cổ điển Đức, không đồng tình với siêu hình học giáo điều - thứ
siêu hình học lãng quên thực chất của tồn tại người. I.Kant đã cố gắng nắm bắt chính
xác các vấn đề nội tại của siêu hình học trước đó, để trên cơ sở ấy, phân tích một cách
có phê phán và luận chứng cho một phương thức triết lý mới. I.Kant coi siêu hình học
chính là sự kết thúc văn hóa tư duy của con người. Quan điểm của I.Kant về tính tích
cực của chủ thể nhận thức đã đem lại một xung lượng mới cho triết học cổ điển Đức.


19

Các nhà triết học sau I.Kant như Phichtơ, Sêling, Hêghen đã gắn liền tư duy với thượng
đế, lý tính với giới tự nhiên, siêu hình học với khoa học, đã lý giải biện chứng của lý
tính không phải như một sự bế tắc lý luận mà như động lực phát triển nhận thức.
“Một hướng tiếp cận đặc điểm lý luận nhận thức trong triết học cổ điển Đức”
của Lê Văn Quang [69].
Tác giả Lê Văn Quang đặt lý luận nhận thức của I.Kant trong hệ thống lý
luận nhận thức cổ điển Đức. Chính I.Kant là người đặt nền móng cho vấn đề này.
I.Kant đã tách rời thế giới hiện thực và nhận thức loài người. Theo đó, con người,
loài người không thể nhận thức được thế giới vốn có, còn các kiến thức có được chỉ
là những hình thức tiên nghiệm. Chính kết quả trên vừa là một chấm phá của I.Kant
trong lý luận nhận thức, vừa là sự phản ánh khả năng hạn chế trong lý giải khoa học
sự thống nhất biện chứng giữa sự tồn tại khách quan của thế giới tự nhiên và khả
năng nhận thức của con người, loài người.
Nối tiếp ông là các đại biểu như Phíchtơ, Hêghen, Phoiơbắc. Qua đây tác giả
khái quát một số đặc điểm cơ bản của lý luận nhận thức trong triết học cổ điển Đức.
Đó là, lý luận nhận thức của triết học cổ điển Đức được xây dựng trên nền tảng cả
lập trường duy tâm và thế giới quan duy vật; trong quá trình hình thành, phát triển
có sự đan xen của phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình; lý luận nhận
thức của triết học cổ điển Đức chịu sự chi phối mạnh mẽ của hệ tư tưởng của giai
cấp, đặc biệt là trong nhận thức các vấn đề xã hội.
“Quan niệm của Can-tơ về bản chất và giới hạn của nhận thức” của Dương
Văn Thịnh [81].
Để làm rõ quan niệm của I.Kant về bản chất và giới hạn của nhận thức tác
giả Dương Văn Thịnh đã đi sâu nghiên cứu khái niệm “Vật tự nó”. Trong đó, “Vật
tự nó” là những hiện tượng được I.Kant đồng nhất với các kinh nghiệm mà chúng ta
chưa nhận thức được, đó là bản chất của mọi sự vật tồn tại bên ngoài chúng ta,
thuộc về lĩnh vực siêu nghiệm và về nguyên tắc chúng ta không thể nhận thức được,
“Vật tự nó” ám chỉ những lý tưởng, chuẩn mực của mọi sự hoàn hảo tuyệt đối mà
con người không thể đạt tới được, là những điều mà toàn nhân loại hằng mơ ước -



20
đó là chúa, tự do, sự bất tử của linh hồn. Quan niệm của I.Kant về “Vật tự nó” như
vậy thể hiện rõ tính chất nhị nguyên trong quan niệm của ông về thế giới, đồng thời
cũng thể hiện rõ giới hạn của nhận thức con người. Trong lý luận nhận thức của
mình mặc dù còn nhiều hạn chế song I.Kant đã có những đóng góp to lớn, một
trong những đóng góp đó là I.Kant đã nhấn mạnh đến vai trò của chủ thể con người
trong quá trình nhận thức. Con người là chủ thể sáng tạo ra tri thức của mình chứ
không phải thụ động phụ thuộc vào thế giới bên ngoài
“Lôgíc học siêu nghiệm của I.Cantơ” của Nguyễn Anh Tuấn [85].
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã phân tích những giá trị và hạn chế trong lôgic học
siêu nghiệm của I.Kant. Coi các quy luật và hình thức lôgíc của tư duy là những cái
hoàn toàn tách rời hiện thực, I.Kant khẳng định quy luật mâu thuẫn lôgíc hình thức là
thuần túy hình thức, không có nội dung và đối với các phán đoán tổng hợp, thì chỉ có
các quy luật của lôgíc học siêu nghiệm mới có tác dụng. Từ quan niệm đó, ông đã cố
gắng xây dựng lôgíc học siêu nghiệm khác hẳn về nguyên tắc với lôgíc học Arixtốt.
Lôgíc học siêu nghiệm mà I.Kant xây dựng có nhiệm vụ xác định nguồn gốc, phạm vi
và tính giá trị khách quan của các tri thức tiên nghiệm. Lôgíc học siêu nghiệm, theo
I.Kant, có tính phổ biến và tất yếu; nó bao gồm phương pháp phân tích siêu nghiệm
trong lĩnh vực giác tính và phép biện chứng tiên nghiệm với tư cách học thuyết về lý
tính. Không chỉ thế, lôgíc học siêu nghiệm còn được I.Kant coi là học thuyết về các
phạm trù với tư cách hệ thống liên kết các khái niệm phổ biến và tất yếu; đồng thời,
làm rõ những khác biệt của nó so với lôgíc học hình thức. Tuy nhiên, về cơ bản, lôgíc
học siêu nghiệm của I.Kant chỉ là thứ lôgíc chủ quan và do vậy, là lôgíc học duy tâm.
Đặt ra nhiệm vụ xây dựng lôgíc học nội dung thì ông lại tạo ra lôgíc chủ quan; chủ
trương xây dựng sự thống nhất không thể tách rời, thậm chí là đồng nhất của lôgíc học
và lý luận nhận thức, nhưng ông lại không biết phô bày và chứng minh nó. Bản chất
của lôgíc học biện chứng, mối liên hệ của nó với lý luận nhận thức, lần đầu tiên, được
nhà tư tưởng Đức vĩ đại khác là Hêgen chỉ ra. Tuy nhiên lôgic học siêu nghiệm của
I.Kant chứa đựng những yếu tố biện chứng thiên tài, nó là gợi mở không thể thiếu để

C.Mác xây dựng lý luận nhận thức duy vật biện chứng.


21
“Triết học Cantơ dưới nhãn quan của G.W.F.Hêghen” của Nguyễn Chí Hiếu [29].
Tác giả Nguyễn Chí Hiếu cho rằng Hêghen không chỉ phê phán những hạn
chế mà còn đánh giá cao những đóng góp của triết học I.Kant, coi triết học I.Kant là
cơ sở và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại”. Trong bài viết của mình tác giả
đã phân tích các vấn đề cơ bản trong triết học I.Kant dưới nhãn quan của Hêghen.
Nhận xét một cách khái quát về triết học I.Kant, Hêghen cho rằng triết học này dẫn
chúng ta về với bản chất của tự ý thức, nhưng lại không thể cung cấp được một thực
tại cho bản chất đó của tự ý thức và không chỉ ra được tồn tại ở trong chính bản thân
nó. Theo Hêghen thì I.Kant đã không đúng khi cho rằng trước khi nhận thức thì
người ta phải nghiên cứu chính khả năng nhận thức và để đạt được đến chân lý,
trước tiên người ta phải nhận thức chính các loại công cụ và những công dụng của
chúng, bởi như vậy chẳng khác nào phải nhận thức khả năng nhận thức trước khi
nhận thức. Mặc dù vậy Hêghen vẫn đánh giá rất cao việc I.Kant đưa nhận thức của
con người ra xem xét và coi đó là một bước tiến lớn, một bước tiến quan trọng. Việc
I.Kant phát triển các phạm trù của nhận thức dựa trên sơ đồ bộ ba: lý tính lý luận, lý
tính thực tiễn, sự thống nhất của hai cái đó - năng lực phán đoán đã tạo ra “bản
năng” cho khái niệm. Đánh giá cao công lao của I.Kant trong việc nhận ra những
mâu thuẫn sâu sắc trong việc nhận ra những mâu thuẫn sâu sắc trong các phạm trù
cơ bản, song theo Hêghen thì I.Kant đã không đạt đến chỗ coi các mâu thuẫn có tính
bản thể luận, mà chỉ thừa nhận nguồn gốc của chúng trong tư duy.

1.2.2. Nhóm các công trình của tác giả nước ngoài
“Lô gích học biện chứng” của E.V.Ilencôv [41].
Cuốn sách là công trình nghiên cứu một cách hệ thống có phê phán cuộc
tranh luận về bản chất của tư duy và của khoa học về nó, mà cội nguồn của tranh
luận ấy cả về mặt lịch sử lẫn về mặt lôgic đều nằm sâu trong lịch sử triết học. Mục

đích của nghiên cứu này thông qua cuộc tranh cãi nhiều thế kỷ nay giữa thế giới
quan duy tâm và duy vật, phương pháp siêu hình và biện chứng để làm sáng tỏ quan
điểm Mác - Lênin về phép biện chứng như là lôgic và lý luận nhận thức. Tranh
luận, tranh cãi, và đụng độ các ý kiến đối lập nhau - vốn là đặc tính riêng của phép
biện chứng. Nghệ thuật phân tích biện chứng còn tựu chung ở chỗ để biết cách nâng


×