Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI NGHIỆM THU BUỔI THAM QUAN THỰC TẾ CÁC ĐỐI TÁC CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.6 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

--------------

MÔN: KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG
BÀI NGHIỆM THU BUỔI THAM QUAN THỰC TẾ CÁC ĐỐI TÁC
CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM
(Địa điểm Trung tâm triển lãm Giảng Võ – Hà Nội)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Th.S NGUYỄN QUỐC VIỆT

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

ĐẶNG THỊ HOA

LỚP:

KHÓA 18

NĂM HỌC:

2013 - 2014

HÀ NỘI – 2014


I.



Đánh giá giá trị thương mại của hàng xuất khẩu Việt Nam tại hội chợ so với
một số mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam
1. Vị thế
Nhật Bản là nền kinh tế hàng đầu tại châu Á và là quốc gia có nền kinh tế phát
triển, minh chứng cho điều đó là vị trí đứng thứ 3 trên thế giới với tổng GDP
năm 2013 là 4.800 tỷ USD, chỉ đứng sau Mỹ (17.500 tỷ USD) và Trung Quốc
(12.000 tỷ USD) theo đánh giá của IMF và World Bank (WB). Bình quân đầu
người tại quốc gia này cũng đạt 47.096USD/người. Nhật Bản nổi tiếng với
những thành tựu từ thế kỷ 20, luôn được coi là con rồng của châu Á. Nền kinh tế
của quốc gia này đã được khẳng định trên trường quốc tế, với các mặt hàng xuất
khẩu nổi tiếng chủ yếu là công nghệ. Trong khi đó, Việt Nam chỉ là quốc gia mà
thế giới luôn coi là cậu bé chập chững biết đi vào thị trường quốc tế, với vị trí
7/11 quốc gia tại Đông Nam Á, 35/45 tại Châu Á, 117/173 trên thế giới, GDP
cũng chỉ ở mức 173 tỷ USD, còn bình quân đầu người đạt 1.970USD/người. Sẽ
là nói không ngoa nếu nói so sánh giá trị thương mại của Việt Nam và Nhật Bản
là quá khập khiễng. Tuy nhiên không phải là chúng ta quá thua kém nước bạn.
Ví dụ, Nhật Bản có vị trí địa lý kém thuận lợi hơn Việt Nam, cả 2 đều phải đón
những cơn bão, vậy kém ở đây là gì? Việt Nam nằm ở nơi khí đâu cận xích đạo
còn Nhật Bản thì ôn đới, nơi có những đoạn đứt gãy trong lòng đất, luôn phải
chịu những trận sóng thần và động đất kinh hoàng, gây tổn thất không nhỏ cho
nền kinh tế, phải xây lại từ đầu trong khó khăn. Vậy cớ sao họ lại hơn chúng ta?
Chúng ta phải trải qua 2 cuộc chiến tranh, không những vậy, lệnh cấm vận nền
kinh tế cũng chỉ được Mỹ mở cho Việt Nam vào năm 1995, còn khi đó Nhật Bản
đã nổi lên là con rồng của Châu Á. Về thiên thời, chúng ta hoàn toàn thua Nhật,
cái đó thì không phải bàn cãi. Về địa lợi, tất nhiên mỗi vị trí đều có thuận lợi
riêng, có thể chúng ta không thua, nhưng chúng ta lại tiếp tục thua tại nhân hòa,
người Nhật đã trải qua những đau thương và họ biết cách vượt qua điều đó, họ



luôn tuân thủ theo một kỷ luật mà đến thế giới cũng phải ngạc nhiên. Còn nhớ
trận sóng thần gây ra thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, một em bé
dù được ưu tiên tiếp tế thực phẩm nhưng em bé vẫn xếp hàng chờ đến lượt mình,
còn Việt Nam, hãy nhớ đến việc xe chở bia đổ, người qua đường chỉ biết vơ về
phần mình, tuy nhiên đó không phải là tất cả người Việt Nam, nhưng qua đó
chúng ta cũng nên học người Nhật. Quay trở lại với hội chợ, chúng ta sẽ đánh giá
qua mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, một mặt hàng xuất khẩu không còn
quá xa lạ với bạn bè quốc tế, còn đánh giá các sản phẩm công nghệ Nhật Bản
vào Việt Nam. Có thể sự đánh giá này là 2 mặt khác nhau, nhưng hãy nhìn Nhật
Bản tạo ra giá trị thương mại của họ như thế nào?
Việt Nam luôn xác định Nhật Bản là đối tác tiềm năng để xuất khẩu các mặt
hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và Nhật Bản cũng vậy họ coi Việt Nam là đối
tác tin cậy. Với Việt Nam, những mặt hàng chúng ta xuất khẩu sang Nhật là
những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, là những sản phẩm truyền thống, đa dạng về
mẫu mã, và thường xuyên được xuất khẩu sang Nhật. Tuy nhiên, giá trị thương
mai của các doanh nghiệp Việt Nam thường không cao. Nhật Bản đòi hỏi chất
lượng các sản phẩm rất cao, do các sản phẩm là nghề thủ công mỹ nghệ nên năng
suất sản phẩm sẽ rất thấp, Việt Nam lại là quốc gia có khoa học kỹ thuật kém xa
với Nhật Bản, nên đã có có không ít lần các mặt hàng của Việt Nam hoặc bị cấm
vận, hoặc bị kiểm tra gắt gao và ép thuế, điều này gây ảnh hưởng không ít tới giá
trị uy tín gây tổn thất cho giá trị thương mại xuất khẩu của Việt Nam. Các sản
phẩm không chỉ vào Nhật Bản mà còn khu vực EU và Mỹ, các sản phẩm bị ép
giá và luôn trong tình trạng chống bán phá giá. Giá đầu vào thì liên tục tăng, còn
giá bán thì vẫn dậm chân tại chỗ khiến các doanh nghiệp nhiều lợi nhuận, mở
rộng kinh doanh nhằm tạo thành giá trị thương mại. Các sản phẩm của Nhật Bản
đánh đúng vào tâm lý người mua ưa thích bao gồm sản phầm đẹp, nhẹ, gọn


gàng, phù hợp với không gian sống của họ. Khách hàng Nhật cũng là những
khách hàng trung thành, tuy nhiên cũng rất khó tính, họ thích dùng các sản phẩm

thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vì có những nét tương đồng với văn hóa Nhật
Bản, thêm lý do khác là người Nhật rất yêu quý người Việt và hàng Việt. Theo
bà Setsuko Okura cho rằng, các nhà sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam cần chú trọng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của thị trường
Nhật Bản từ kích thước, kiểu dáng phù hợp với khí hậu, đặc trưng văn hoá, tập
quán sinh hoạt, độ tuổi, mức thu nhập của các đối tượng dân cư, yêu cầu thời
trang, kết hợp với không gian của gia đình họ… Nghĩ có vẻ đơn giản, nhưng các
doanh nghiệp Việt Nam thì chưa làm được điều đó. Những sản phẩm của Việt
Nam vẫn cầu kỳ tinh xảo, đó là điều tốt, nhưng lại không phù hợp với phong
cách và không gian của họ, lại làm giảm năng suất của của doanh nghiệp, chi phí
tốn kém, cần nghiêm túc xem xét lại các vấn đề này.


Những sản phẩm thủ công của Nhật Bản, nổi tiếng nhật tại vùng Tohoku,
những sản phẩm ở đây vẫn giữ được nét truyền thống, những sản phẩm này rất ít
dược xuất khẩu ra bên ngoài, tuy nhiên giá trị của nó cũng rất cao, do những chế
tác tinh sảo và mang tính truyền thống, mẫu mã thì khiến những khách hàng phải
yêu thích vì các thiết kế đặc biệt này.


Sản phẩm thủ công của Nhật Bản

Sản phẩm thủ công của Việt Nam
II.Phong

cách làm việc, nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

và bài học cho chúng ta
1.


Tôn trọng danh thiếp, chớ nên bỏ ngay

danh thiếp của đối tác vào túi áo.
Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc
trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất
trang trọng - một nghi lễ được gọi là Meishi
kokan. Khi nhận danh thiếp, người ta sẽ cầm
bằng cả hai tay, xem xét nội dung cẩn thận và
sau đó đọc to các thông tin được in trong tấm


thiếp. Tiếp đến, họ sẽ đặt vào trong một chiếc hộp đựng danh thiếp hoặc đặt lên
bàn trước mặt họ để nhắc đến nó khi cần. Họ không bao giờ bỏ danh thiếp vào
túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.
Chúng ta học được gì từ đó?
Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự coi trọng lẫn nhau. Nó thể hiện rằng
bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai.
2.

Làm hài lòng các “cây cao bóng cả”

Theo phong tục, trong một cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra
những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người có
cấp cao nhất đang hiện diện ở đó, không ai bày tỏ sự bất đồng với người đó.
Khi cúi đầu - một hình thức chào hỏi truyền thống của người Nhật, người ta
luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người có địa vị cao nhất.
Chúng ta học được gì từ đó?
Văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những
người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải cùng với những đóng góp quan
trọng của họ cho công ty. Ở Nhật Bản, tuổi tác đi cùng với địa vị, nói nôm na là

“sống lâu lên lão làng”. Vì vậy, một người càng cao tuổi càng trở nên quan
trọng.
3.

Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu
Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi

sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một
cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành. Và đó


cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng
nhân viên.
Chúng ta học được gì từ đó?
Những cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày như thế này là nhằm nhắc nhở
các nhân viên một cách thường xuyên về những mục tiêu lâu dài của công ty.
Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc
làm lu mờ những mục tiêu ấy.
4.

“Làm mặt lạnh”

Bạn sẽ không bao giờ thấy được những khuôn mặt lạnh như tiền như những
khuôn mặt trong một văn phòng của người Nhật. Ngoại trừ đôi lúc cười đùa,
nhân viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài, đặc biệt là trong các
cuộc họp. Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thường nhắm mắt
lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói - một thói quen mà nhiều người nhầm lẫn
là dấu hiệu của sự chán nản.
Chúng ta học được gì từ đó?
Người Nhật luôn tôn trọng môi trường

làm việc. Khiếu hài hước không có nhiều
đất dụng, ngoại trừ trong giờ nghỉ. Hầu
như không có chuyện va chạm cơ thể giữa
các đồng nghiệp. Còn vỗ lưng? Tuyệt đối
không.
5.

Làm hăng say, chơi nhiệt tình


Sau một ngày thảo luận quyết liệt, các nhân viên Nhật Bản sẵn sàng tìm cách
xả xì trét. Đi đến các quầy bar là một hoạt động phổ biến nếu không muốn nói là
truyền thống. Nếu công sở là nơi đầy những lễ nghi hà khắc thì quầy bar lại là
nơi để các doanh nhân Nhật Bản được trút hết bầu tâm sự.
Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người
được thoải mái hát hò với tiêu chí “hát hay không bằng hay hát”. Các điểm đến
về đêm như thế này ngoài việc giúp họ cân bằng công việc với giải trí thì còn là
nơi để các đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tập thể.
Chúng ta học được gì từ đó?
Một điều quan trọng cần phải nhớ là không được để công việc chiếm lĩnh cuộc
sống riêng. Giải trí cũng là một phần quan trọng không kém trong một ngày. Nó
giúp giải tỏa căng thẳng và làm vơi bớt lo âu. Khi đi chơi hoặc làm bất kỳ việc gì
với đồng nghiệp, có một cam kết bất thành văn là luôn là một phần của nhóm.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp không phải là những chuẩn mực nguyên tắc
hà khắc và cũng không phải là sự thoải mái không giới hạn mà văn hóa doanh
nghiệp là sự dung hòa giữa công việc và tinh thần, là sự phù hợp giữa cá nhân và
tổ chức, giữa các cá nhân, tập thể với nhau. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là
tạo nên một môi trường tổ chức chuyên nghiệp và tạo nên những bản sắc riêng
cho mỗi doanh nghiệp
III. Kinh nghiệm khi làm việc với đối tác là người Nhật Bản.


1. Thể hiện thiện chí tìm hiểu văn hóa địa phương
Truyền thông gián tiếp là cách hiệu quả nhất ở Nhật Bản. Người Nhật tin rằng


những cử chỉ, sắc thái phi ngôn từ nói lên được nhiều điều hơn là những lời nói
giao tiếp.
Một người Mỹ dùng bữa tối với doanh nhân Nhật Bản nhận ra trên bàn chỉ
có những đôi đũa, mà ông thì không biết dùng. Tất thảy các nhà hàng Nhật Bản
đều có chuẩn bị sẵn nĩa cho khách phương Tây, chỉ không dọn sẵn trên bàn. Tuy
thế, tốt nhất là vị doanh nhân người Mỹ không nên yêu cầu phục vụ mang nĩa ra.
Khi chủ nhà người Nhật nhận ra vị khách không thoải mái khi sử dụng đũa, họ
sẽ hỏi vị khách có muốn dùng nĩa thay thế không. Và họ rất vui lòng được giúp
khách.
Vậy vì sao vị doanh nhân người Mỹ kia không nên yêu cầu trước khi đối tác
Nhật nhận ra?
Vì với người Nhật, việc yêu cầu dùng nĩa phát đi tín hiệu rằng đối phương
không sẵn lòng để tìm hiểu về văn hóa của họ. Và nếu người đó không sẵn lòng
học cách dùng đũa thì làm thế nào chắc chắn được rằng họ có thể đảm trách
những tình huống kinh doanh phức tạp với nhiều khác biệt về văn hóa hơn?
Thực tế, người Nhật thường quan sát đối tác của mình thông qua những bữa
tiệc, những lần chơi golf để đo lường tính cách của họ.
2. Người Nhật thường không từ chối
Có thể bạn đã từng nghe người Nhật nói có trong khi thật ra họ lại không muốn
điều đó. Thực tế là người Nhật thường hay có xu hướng từ chối, nhưng để tránh
làm mất lòng đối phương hoặc giữ thể diện, họ sẽ nói ngược lại.


Vậy thì đây là những dấu hiệu cho thấy người Nhật đang không thật sự muốn
đồng ý với điều được đề nghị: chỉ ra rằng điều đó có thể khó thực hiện, nghiêng

đầu và rít không khí giữa hai hàm răng, xác nhận rằng họ đã hiểu, đề nghị một
giải pháp không liên quan đến vấn đề, chuyển chủ đề trò chuyện, im lặng.
3. Đừng ngại cúi chào
Cúi đầu khi chào là một trong những nguyên tắc hành xử truyền thống của người
Nhật. Thậm chí bạn sẽ thấy người Nhật vô ý cúi chào người ở đầu bên kia của
một cuộc điện thoại. Song để thực hiện động tác cúi chào chính xác theo truyền
thống Nhật Bản thì khá phức tạp. Việc cúi chào thấp đến mức nào, trong thời
gian bao lâu phụ thuộc vào địa vị xã hội, tuổi tác, kinh nghiệm và vị trí công
việc.
Người Nhật không mong đợi bạn sẽ hiểu hết những quy tắc phức tạp đó nên
họ cũng không trông đợi bạn sẽ cúi chào đúng cách. Do đó, động tác tốt nhất bạn
nên làm để chứng tỏ thành ý tôn trọng văn hóa của họ là nghiêng người cúi chào.
4. Cần nhiều thời gian để đàm phán
Thông thường những cuộc họp theo phong cách Mỹ thì mỗi công ty chỉ cử 1
hoặc 2 đại diện tham dự và đàm phán. Ngược lại, các công ty Nhật sẽ cử khoảng
20 người đến tham dự để nắm hết những gì bạn trình bày.
Tại Nhật Bản, những cuộc họp thường được tổ chức để thu thập thông tin.
Thảo luận các điều khoản hoặc để đi đến quyết định cuối cùng với các đối tác
Nhật cần một khoảng thời gian dài chứ không thể chốt trong một vài cuộc họp
ngắn ngủi. Điều cần lưu ý là nếu bạn nóng vội muốn rút ngắn thời gian sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với đôi bên.


5. Lưu ý khi sử dụng hậu tố "- san"
Hậu tố "- san" là một trong nhiều kính ngữ người Nhật dùng để xác định các mối
quan hệ xã hội và hệ thống phân cấp giữa hai người. Tương tự cách dùng từ
"Mr", "Mrs" trong tiếng Anh, cách dùng hậu tố "- san" cũng có vài khác biệt.
Ví dụ, tại Mỹ, khách hàng và nhà cung cấp có vai trò bình đẳng. Song, tại
Nhật, khách hàng quan trọng hơn. Do đó, như một cử chỉ tôn kính, người Nhật
thường thêm từ "- san" phía sau tên các khách hàng.

6. "Sayonara" có nghĩa là "Vĩnh biệt"

Có một vài từ tiếng Nhật quen thuộc mà nhiều người đã từng nghe một vài
lần, như từ Sayonara, nhưng nghĩa chính xác của nó thì không giống như mọi
người nghĩ.
Có một đồng nghiệp của Stuart Friedman đã từng gặp sự cố với cụm từ này.
Sau vài tháng thương thảo với một khách hàng tiềm năng người Nhật, một thỏa
thuận giữa hai công ty cũng gần đi đến hồi ký kết. Một cuộc gặp sau đó được tổ
chức để cùng thương lượng về giá cả trong bối cảnh một đối thủ khác của vị
doanh nhân này đang tiếp cận công ty Nhật với mức giá thấp hơn. Đến cuối cuộc
họp, vị doanh nhân này đã nói "Sayonara" để bày tỏ thiện ý với đối tác Nhật.
Vài tuần sau đó, khi ông gọi lại cho đối tác Nhật, họ cho biết đã ký kết hợp
đồng với công ty đối thủ của ông. Lý do là vì sau khi nghe ông nói Sayonara, họ
đã nghĩ rằng ông không đồng ý hạ mức giá thấp hơn và từ bỏ cuộc đấu thầu. Lúc
này, vị doanh nhân mới hiểu "Sayonara" có nghĩa là "Vĩnh biệt".


Vì vậy, bạn cần lưu ý tìm hiểu rõ ý nghĩa của những từ tiếng Nhật sẽ dùng, dù
đó chỉ là những câu chào cơ bản.
IV.

Kế hoạch chuẩn bị kiến thức cho tương lai
1. Chứng chỉ ngoại ngữ và tin học

Ít nhất là bạn phải có chứng chỉ B ngoại ngữ và chứng chỉ tin học Văn phòng
(tương đương bằng A) nhưng đó chỉ là yêu cầu thấp nhất, tối thiểu nhất để bạn
hoàn tất hồ sơ xin việc. Tuy nhiên về thực lực bạn phải khá lưu loát một ngoại
ngữ phổ cập hiện nay, có thể giao tiếp được, chủ yếu là tiếng anh và sử dụng
thành thạo vi tính văn phòng. Khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là điều kiện giúp bạn có
cơ hội tìm được công việc tốt ở các công ty liên doanh hoặc công ty có vốn đầu

tư của nước ngoài với mức lương và chế độ đãi ngộ khá tốt đấy nhé.
2. Các chứng chỉ chứng nhận các kỹ năng mềm mà chúng ta có
a. Kỹ năng giao tiếp
b. Kỹ năng thuyết trình
c. Kỹ năng làm việc theo nhóm
d. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
e. Kỹ năng quản lý thời gian
f. Kỹ năng sử dụng máy móc công nghệ
g. Kỹ năng truyền đạt thông tin
h. Kỹ năng lập kế hoạch …


3. Những thói quen tốt
Sẽ góp phần giúp bạn định hình tính cách và phản xạ xử lý công việc hiệu quả
hơn. Đó có thể là tính thói quen gọn gàng — ngăn nắp, thói quen làm việc đúng
giờ, thói quen ăn mặc lịch sự, thói quen không buôn chuyện trong giờ làm việc,
… do đó hãy tự rèn luyện cho mình những thói quen tốt để tạo nên cho bản thân
những lực bẩy giá trị bạn nhé.

4. Một tinh thần cầu tiến, dám ước mơ, dám thực hiện
Đây là một tính cách khá quan trọng mà chúng ta cần phải có, bởi vì thành
công chỉ thực sự đến với những người luôn biết cố gắng vươn lên và có một tinh
thần cầu tiến không ngừng trong mọi hoàn cảnh. Chính tinh thần ấy sẽ giúp
chúng ta vượt qua được những khó khăn, thử thách trong thời gian đầu mới ra
trường, dần dần tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng để ngày một hoàn thiện hơn,
thành công hơn.
5. Sự tự tin
Tin vào khả năng, thế mạnh của bản thân mình, sự tự tin sẽ giúp chúng ta phát
huy được những thế mạnh vốn có để nổi bật và tỏa sáng.
6. Trang phục lịch sự


V. Đánh giá ý nghĩa của buổi đi thực tế


Buổi thực tế thực sự rất ý nghĩa với chúng em, nhờ nó mà chúng em học hỏi
được nhiều điều, tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.
Học trên sách vở là một phần và rất quan trọng nó giúp chúng e có nền tảng
kiến thức cho công việc sau này. Đi thực tế rất có ích cho mỗi chúng ta, nó giúp
chúng ta tích lũy thêm kiến thức thực tiễn, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc
sống, rèn luyện kỹ năng giao tiếp,xử lý tình huống…
Không chỉ có vậy buổi đi thực tế môn Kinh tế đại cương là một hoạt động rất
bổ ích, nó giúp chúng e nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân trong tập
thể, tinh thần làm việc nhóm và giúp đỡ nhau trong học tập…
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo bộ môn Nguyễn Quốc Việt và khoa Quan
hệ quốc tế đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia buổi thực tế đầy bổ ích và ý
nghĩa.
Em hi vọng trong tương lai nhà trường và các khoa sẽ tổ chức những buổi đi
thực tế ở nhiều môn học khác nhau cho sinh viên để tạo niềm hứng thú trong học
tập cho sinh viên cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.




×