TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA LUẬT
------ ------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
CƯM’GAR TỈNH ĐẮK LẮK VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã số sinh viên
: Tiến sỹ Luật Hồ Xuân Thắng.
: Nguyễn Văn Nghĩa.
: DLH21102-K11.
: 3211430158.
Cư M’gar, Đắk Lắk năm 2016
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA LUẬT
------ ------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
CƯM’GAR TỈNH ĐẮK LẮK VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã số sinh viên
: Tiến sỹ Luật Hồ Xuân Thắng.
: Nguyễn Văn Nghĩa.
: DLH21102-K11.
: 3211430158.
Cư M’gar, Đắk Lắk năm 2016
2
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo - giảng viên - Tiến sỹ
Luật Hồ Xuân Thắng, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập
tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới những thầy giáo, cô giáo, giảng viên trong
Trường Đại học Sài Gòn; đặc biệt là những thầy giáo, cô Khoa Luật đã giảng dạy em
trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, Em xin cảm ơn lãnh đạo ông Vũ Như Luận Chánh án TAND
Huyện và ông Đặng Ngọc Thắng thẩm phán TAND, Huyện Cư Mgar, Tỉnh Đắk
Lắk đã tạo điều kiện và hết sức nhiệt tình giúp đỡ em được tiếp xúc với thực tế để
tìm hiểu nghiệp vụ Luật của cơ quan Luật nhà nước, giúp em hoàn thành đợt thực
tập này và cũng cố thêm kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc của bản
thân.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn, giới thiệu của các anh,
chị trong Tòa án nhân dân huyện Cư Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trong việc tiếp cận
với số liệu, hệ thống các loại văn bản liên quan, nhờ đó mà em có được cách nhìn
mới hơn, thực tế hơn về lĩnh vực hoạt động giải quyết tranh chấp tại tòa án dân sự.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, báo cáo
thực tập tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của giảng
viên, tiến sỹ Luật Hồ Xuân Thắng để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Nguyễn Văn Nghĩa
3
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
Cư M’gar, ngày…….tháng 4 năm 2016
CHÁNH ÁN
4
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……………………………………………..………………………………………………………
……….., ngày…….tháng
năm 2016
Giảng viên hướng dẫn
5
MỤC LỤC BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tiêu
chí
thành
phần
1
2
3
4
Kết cấu nội dung
Vị trí
trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………
Mục đích …………………………………………………………………………
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu….………………………
Mục tiêu nghiên cứu………………………………..…………………………
Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp…………….…………………………
Chương 1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp dân sự và giải
quyết tranh chấp dân sự tại TAND……………...…………………………
Chương II. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về giải
quyết tranh chấp dân sự tại TAND Huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk
Lắk từ năm 2010 đến nay và một số kiến nghị hoàn thiện…………
I
1
2
2.1
2.2
2.3
2.4
II
1
2
2.1
2.2
3
4
Chương 1…………………………………………………………………………
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH CHẤP DÂN SỰ VÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ TẠI TÓA ÁN NHÂN
DÂN…………………………………………….………………………………..…
Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp dân sự và giải quyết tranh
chấp dân sự tại TAND……………….……………………………………..…
Khái niệm …………………………………….………………………………..…
Đặc điểm tranh chấp dân sự:…………….………………………………..…
Giải quyết tranh chấp dân sự………….…………………………………..…
Các tranh chấp dân sự được Tòa án thụ lý giải quyết……………..…
Các yêu cầu về dân sự được tòa án thụ lý giải quyết…….………..…
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự………………………...…
Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự tại
TAND cấp Quận, Huyện. Thẩm quyền của Tòa án được quy định
tại Chương 3 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm
2011) ……………………….………………….………………………………..…
Thẩm quyền của tòa án.…………..……….………………………………..…
Vai trò, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp dân sự ………………
Vai trò……………………….…………………..………….…………………..…
Đối tượng nghiên cứu của môn học …..………………………………..…
Ý nghĩa về thẩm quyền của tòa án…..…………………………………..…
thẩm quyền của luật sư Giải quyết tranh chấp Dân sự……………..
6
Chương II………………….………..…………..………….…………………..…
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ TẠI TAND HUYỆN
CƯ M’GAR TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
I
1
2
II
1
2
3
III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đặc điểm tình hình …….………..…………..………….…………………..…
Quá trình thành lập…….………..…………..…………...…………………..…
Về tổ chức …….………..…………..………….…………………….………..…
Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật tại TAND Huyện Cư
M’gar tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến nay. .…………….…………..…
Vụ án thứ nhất: Tranh chấp hợp đồng cho vay tài sản.…………..…
Vụ thứ 2: Vụ việc về tranh chấp đất đai…………………..…………..…
Vụ thứ ba: Vụ việc ly hôn………………..………………………………..…
Một số kiến nghị hoàn thiện……………..………………………………..…
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự
về hợp đồng vay tài sản…………..………………………………………...…
Đối tượng của hợp đồng…………..…………………………………..……...
Hình thức của hợp đồng…………..………………………………….…….....
Nghĩa vụ của bên cho vay…………..………………………………………...
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay…………..………………………………......…
Sử dụng tài sản vay…………..………………………………………..........…
Lãi suất…………..……………………………………………………….….....…
Một số Kiến nghị về luật hôn nhân gia đình……………………….....…
Một số kiến nghị Đối với điều kiện về thẩm quyền giải quyết của
Tòa án ………..…………………………….…………………………….….....…
KẾT LUẬN….…………………………….………………………………......…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………......…
7
MỞ ĐẦU
Bộ luật dân sự có vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự
trong xã hội, bảo đảm sự an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự.
Làm Luật là hoạt động chấp hành và điều hành luật nói chung và quá trình
giải quyết giải quyết tranh chấp dân sự Bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sản
của cá nhân, quan hệ tài sản của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và các quyền
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Luật là công tác nghiệp vụ không thể thiếu trong các hoạt động của các cơ
quan Đảng và Nhà nước, là nghiệp vụ quan trọng để giải quyết các công tác Luật
nhằm mục đích phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trên nhiều lĩnh vực như:
kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội…
Vì vậy từ xa xưa cha ông ta đã biết cách và coi trọng công tác Luật để phục
vụ cho quá trình xây dựng và quản lý đất nước, sinh hoạt hàng ngày và truyền kinh
nghiệm cho các thế hệ sau.
Ngày nay, cuộc sống xã hội ngày càng hiện đại, xã hội ngày càng phát triển
không ngừng về tất cả các lĩnh vực thì công tác Luật được cụ thể hóa hơn, và công
tác Luật ngày càng khẳng định hơn vai trò, vị trí quan trọng của mình trong hoạt
động quản lý nhà nước nói chung và của từng cơ quan nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Luật nói chung và vấn đề giải
quyết tranh chấp dân sự nói riêng trong thời gian thực tập em đã cố gắng vận dụng
kiến thức của mình đã được học với thực tế tình hình công tác Luật vào thực tiễn
giải quyết các vấn đề tranh chấp dân sự như: tranh chấp về hợp đồng cho vay tài
sản, tranh chấp đất đai, ly hôn... tại TAND, Huyện Cư Mgar, Tỉnh Đắk Lắk, để
không ngừng nâng cao học hỏi kinh nghiệm từ thực tế và hoàn thiện được hơn về
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
1. Mục đích:
- Tăng cường công tác giải quyết tranh chấp dân sự
- Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác giải quyết tranh chấp dân sự.
2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: Thực trạng áp dụng quy
định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự tại TAND huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk từ năm 2010 đến nay và một số kiến nghị hoàn thiện.
3. Mục tiêu nghiên cứu: Để nhằm làm sáng tỏ quản lý nhà nước đối hoạt
động giải quyết tranh chấp dân sự tại TAND huyện Cư M’gar.
4. Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp: Mở đầu, hai Chương, Kết luận và
Danh mục tài liệu.
8
Chương 1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp dân sự và giải quyết tranh
chấp dân sự tại TAND.
Chương II. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về giải quyết tranh
chấp dân sự tại TAND Huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến nay và
một số kiến nghị hoàn thiện.
9
Chương 1
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH CHẤP DÂN SỰ VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ TẠI TÓA ÁN NHÂN DÂN
I. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp dân sự và giải quyết tranh chấp
dân sự tại TAND.
1. Khái niệm: Tranh chấp dân sự là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
được pháp luật bảo vệ. Phổ biến có các loại tranh chấp dân sự sau: tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn, các yêu cầu về tuyên bố mất tích hoặc
tuyên bố chết....
Đối với các vụ việc tranh chấp dân sự các chủ thể tham gia có thể thỏa thuận
với nhau hoặc yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đặc thù của tố
tụng dân sự là những người tham gia vào quan hệ tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ và tự chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, có căn cứ giải
quyết.
Vì vậy đối với các vụ việc dân sự các bên đương sự cần phát huy tính chủ
động, tích cực cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ, tài liệu,
các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách quan và đầy đủ, đưa ra các lý lẽ,
các quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy định của pháp luật có liên quan để giải
quyết vụ án.
Bên cạnh những chuẩn bị về mặt nội dung vụ việc, các đương sự tham gia vụ
án dân sự cần nắm rõ quy trình, thủ tục tố tụng tại tòa án, am hiểu về pháp luật tố
tụng để xác định được những cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thời gian
giải quyết vụ việc và quy trình xử lý vụ việc.
2. Đặc điểm tranh chấp dân sự:
2.1. Giải quyết tranh chấp dân sự
Tranh chấp dân sự là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp
luật bảo vệ. Phổ biến có các loại tranh chấp dân sự sau: tranh chấp về quyền sở hữu
tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, các vấn đề về ly hôn, các yêu cầu về tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố
chết....
Đối với các vụ việc tranh chấp dân sự các chủ thể tham gia có thể thỏa thuận
với nhau hoặc yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đặc thù của tố
tụng dân sự là những người tham gia vào quan hệ tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ và tự chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, có căn cứ giải
quyết.
10
Vì vậy đối với các vụ việc dân sự các bên đương sự cần phát huy tính chủ
động, tích cực cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ, tài liệu,
các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách quan và đầy đủ, đưa ra các lý lẽ,
các quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy định của pháp luật có liên quan để giải
quyết vụ án.
Bên cạnh những chuẩn bị về mặt nội dung vụ việc, các đương sự tham gia vụ
án dân sự cần nắm rõ quy trình, thủ tục tố tụng tại tòa án, am hiểu về pháp luật tố
tụng để xác định được những cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thời gian
giải quyết vụ việc và quy trình xử lý vụ việc.
2.2. Các tranh chấp dân sự được Tòa án thụ lý giải quyết:
Điều 25 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định Những tranh chấp về dân sự thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án gồm:
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
- Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định
của pháp luật về đất đai.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của
pháp luật.
- Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
2.3. Các yêu cầu về dân sự được tòa án thụ lý giải quyết:
Điều 26 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định Những yêu cầu về dân sự thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án gồm:
- Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành
vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản
của người đó.
- Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người
mất tích.
11
- Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một
người là đã chết.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân
sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án
nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài
sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài mà không
có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
2.4. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự
Hiện nay các vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng có xu hướng gia tăng về số
lượng và độ phức tạp. Do không am hiểu pháp luật và trình tự tố tụng nên khách
hàng thường mất phương hướng và không biết giải quyết các vướng mắc của mình
như thế nào? Khởi kiện tại tòa án nào? Làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình? Làm sao để thu thập được các chứng cứ tài liệu có giá trị pháp lý? Cần
áp dụng quy phạm pháp luật nào để giải quyết vụ việc tranh chấp?...
Vì vậy để giải quyết các tranh chấp dân sự cần đến sự tư vấn của luật sư, luật
sư với trình độ pháp lý cao và kinh nghiệm thực tiễn của mình luật sư sẽ đại diện
khách hàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Những hoạt động của luật
sư đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự trong
các giai đoạn của quá trình tố tụng giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được
quyền và lợi ích chính đáng của mình, đảm bảo cho hoạt động tố tụng được diễn ra
theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ công lý.
Văn phòng Luật sư Quang Thái với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn
cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp dân sự tại tòa án
sẽ giúp quý khách hàng giải quyết được vụ việc của mình một cách nhanh chóng,
hiệu quả nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Luật sư sẽ tư vấn và hướng dẫn khách
hàng các công việc sau đây:
Xác định nội dung vụ kiện, đối tượng tranh chấp, tòa án có thẩm quyền, thời
hiệu khởi kiện, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hồ sơ;
Đưa ra phướng án cụ thể giải quyết tranh chấp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích
chính đáng cho khách hàng;
Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết
định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
khách hàng;
Tiến hành điều tra, phân tích, thu thập các chứng cứ cần thiết, kiểm tra đánh
giá chứng cứ trước khi giao nộp trướcTòa án;
12
Soạn thảo đơn khởi kiện và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;
Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
thân chủ tại tòa án các cấp trong các vụ án liên quan đến quan hệ dân sự có tranh
chấp;
Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng
thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.
II. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự tại TAND cấp
Quận, Huyện. Thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Chương 3 Bộ luật
Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
1. Thẩm quyền của tòa án
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Tòa án
nhân dân cấp Quận, huyện, thị xã có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án dân
sự, vụ án hôn nhân và gia đình, vụ án kinh doanh - thương mại, vụ án lao động, vụ
án hành chính theo quy định của pháp luật.
Hoạt động của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do
chánh án lãnh đạo. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức công tác xét xử và công tác khác theo quy
định của pháp luật; báo cáo công tác của tòa án nhân dân cấp mình trước hội đồng
nhân dân cùng cấp và với tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp.
Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp sau đây:
+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27
của Bộ luật này;
+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ
luật này;
+ Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau
đây:
+ Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ
luật này;
+ Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều
28 của Bộ luật này.
13
- Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại
diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước
ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
2. Vai trò, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp dân sự.
2.1. Vai trò:
Luật dân sự là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
điều chỉnh các quan hệ cơ bản, có tính phổ biến, liên quan trực tiếp đến tất cả các
quan hệ xã hội, các mặt của đời sống. Nghiên cứu và áp dụng pháp luật dân sự là
nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội, góp phần giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy
kinh tế phát triển cũng như bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể trong
xã hội.
2.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học:
Bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, quan hệ tài sản của
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và các quyền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
3. Ý nghĩa về thẩm quyền của tòa án.
Việc quy định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự có
ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phía tòa án và đương sự.
* Đối với tòa án:
Việc quy định rõ ràng thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việc
dân sự là cơ sở pháp lý để xác định một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình hay không. Tòa án sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật
để xác định xem, đối với yêu cầu này thì mình có thẩm quyền giải quyết không. Từ
đó, tòa án có thể thụ lý, giải quyết đúng các việc dân sự phát sinh trong xã hội
thuộc thẩm quyền của mình, tránh trường hợp áp dụng không thống nhất gây kéo
dài thời gian giải quyết do phải chuyển đi chuyển lại giữa các tòa án. Từ việc xác
định được đúng thẩm quyền của mình, cũng tránh được trường hợp có tranh chấp
thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp với nhau.
Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý,
khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với
các cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau. Từ đó, góp phần tạo điều kiện cần
thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các việc dân sự, nâng cao
được hiệu quả giải quyết việc dân sự.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán
bộ ở tòa án. Trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án phải thực hiện
được chức năng, nhiệm vụ của mình.
14
* Đối với đương sự:
Việc phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự
là cơ sở để đương sự yêu cầu tòa án giải quyết các việc dân sự theo thủ tục TTDS.
Trong cuộc sống, có nhiều việc dân sự mà tự bản thân đương sự không giải quyết
được thì những quy định này sẽ là căn cứ để tổ chức, cá nhân biết được việc của
mình có được giải quyết theo thủ tục TTDS hay không?
Ngoài ra, qua đó đương sự sẽ xác định được tòa án mà mình có thể gửi đơn
yêu cầu tòa án thuận lợi cho mình trong việc tham gia tố tụng. Từ đó, giúp đương
sự nhanh chóng thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn lên tòa án không có thẩm quyền gây
mất thời gian và chi phí.
Như vậy, các quy định về thẩm quyền của Tòa án là một bảo đảm cho việc
thực hiện quyền tiếp cận công lý của công dân.
4. thẩm quyền của luật sư Giải quyết tranh chấp Dân sự
Trong việc giải quyết tranh chấp dân sự, điều quan trọng nhất để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình là tạo, thu thập chứng cứ và chứng minh yêu
cầu của mình là có căn cứ. Không phải ai cũng hiểu rõ điều này, vì vậy vai trò của
luật sư ngày càng phát huy. Với kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ của mình,
luật sư sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, thường có hai giai đoạn: Giai
đoạn tiền tố tụng và giai đoạn tham gia tố tụng. Trong giai đoạn tiền tố tụng, khi
nhận được yêu cầu của khách hàng, Luật sư giải quyết tranh chấp dân sự sẽ phải
xác định xem yêu cầu của đương sự là quan hệ pháp luật nào, tranh chấp dân sự đó
có thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án hay không? Hay do một cơ quan khác
có thẩm quyền giải quyết. Vụ việc đó có nên khởi kiện hay không? Nếu khởi kiện
thì thủ tục ra sao? Thời hiệu khởi kiện còn hay không?…
Trong giai đoạn tố tụng: Luật sư giải quyết tranh chấp dân sự sẽ hướng dẫn
khách hàng thu thập chứng cứ; giao nộp chứng cứ cho tòa án và đề nghị tòa án thu
thập chứng cứ; hướng dẫn cho các đương sự lấy lời khai, thủ tục hòa giải. Trong
nhiều trường hợp luật sư sẽ tự đi xác minh, thu thập chứng cứ để phục vụ cho công
việc của mình…
Trong phiên tòa, Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự sẽ thực
hiện các quyền tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ mình
và làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Sau phiên tòa, trong nhiều trường hợp, luật sư sẽ
hướng dẫn cho đương sự làm thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật. Trong
nhiều trường hợp, nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật, luật sư còn hướng dẫn cho
khách hàng về thủ tục thi hành án và các vấn đề khác có liên quan. Đối với các việc
dân sự, khi thực hiện dịch vụ pháp lý, luật sư sẽ giúp chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giải
quyết việc dân sự và tham gia trong giai đoạn tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu.
15
Những hoạt động tích cực của Luật sư giải quyết tranh chấp dân sự trong các
giai đoạn của quá trình tố tụng có thể xem như một công cụ hữu hiệu để giúp cho
các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình, đảm
bảo cho hoạt động tố tụng được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật,
góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ công lý.
Chương II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ TẠI TAND HUYỆN CƯ M’GAR TỈNH ĐẮK LẮK
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
I. Đặc điểm tình hình
1. Quá trình thành lập:
TAND Huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk Thành lập năm 1984 khi đó trụ sở sơ
sài chỉ có 2 gian nhà gỗ tạm bợ.
- Năm 1990 do quy hoạch chợ, trụ sở cơ quan năm trên đường giao thông và
thuộc diện giải tỏa nên phải nhờ trụ sở làm việc của ngân hàng để làm việc.
- Năm 1994 trụ sở ngân hàng cũng bị giải tỏa nên nhờ trụ sở của trường bổ túc
để làm việc
- Năm 1996 đến nay chuyển về trụ sở mới tại: 139 Hùng Vương, Thị trấn
Quảng Phú, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk, Điện thoại: 0500 3834148.
2. Về tổ chức:
- Toàn án nhân dân huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk có 21 biên chế, trong đó: 8
thẩm phán, 9 thư ký, 1 văn thư, 1 kế toán, 1 bảo vệ và 1 tạp vụ.
II. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật tại TAND Huyện Cư
M’gar tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến nay.
Tình hình giải quyết các vụ án dân sự tại TAND huyện Cư M’gar:
1. Vụ án thứ nhất: Tranh chấp hợp đồng cho vay tài sản
Nguyên đơn: Bà Đỗ Thị Ngọc Ánh; sinh năm 1975 ( Có mặt)
Trú tại: Tổ 1, Thôn Tiến Đạt, xã Quảng Tiến, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
Bị đơn: Huỳnh Thị Anh; sinh năm 1967 ( Có mặt)
Trú tại: Số 141 Nguyễn Du, TT Quảng Phú, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
Nội dung vụ án như sau:
Theo đơn khởi kiện ngày 31/3/2015, đơn khởi kiện bổ sung ngày 15/4/2015,
bản tự khai cũng như tại phiên tòa nguyên đơn trình bày:
16
Do có quan hệ quen biết nên tôi đã nhiều lần cho bà Huỳnh Thị Anh vay tiền,
cụ thể các đợt vay như sau: Vào ngày 23/12/2010 (âm lịch) tôi có cho bà Anh
mượn số tiền là 20.000.000đ. Tiếp đến ngày 27/12/2011 (âm lịch) lại vay tiếp của
tôi 20.000.000đ. Ngày 29/3/2012 (âm lịch) có mượn của tôi 20.300.000đ. Các
khoản tiền trên bà Anh chưa trả cho tôi nên tôi yêu cầu bà Anh phải trả tổng số tiền
trên cho tôi là 60.300.000đ.
Tại bản tự khai và biên bản hòa giải cũng như tại phiên tòa bị đơn Huỳnh Thị
Anh trình bày:
Vào ngày 23/12/2010 bà Ánh chồng tiền huê cho tôi 20.000.000đ bà Ánh là
chủ hụi còn tôi là con hụi. Cụ thể từ ngày 22/01/2010 bắt đầu kỳ 1, bà Ánh chơi
cùng lượt với tôi, đến kỳ (tháng) thứ 5 thì bà Ánh bảo tôi vào chơi chân của bà Ánh
đến mãn kỳ rồi chị em tính với nhau. Phần tôi từ kỳ 01 đến kỳ 12 là: 12 tháng x
1.000.000đ = 12.000.000đ , còn phần hụi của bà Ánh tôi đóng từ kỳ thứ 5 đến kỳ
12 là 8 kỳ x 1.000.000/kỳ = 8.000.000đ. vậy tổng số tiền mà tôi nhận là
20.000.000đ bà Ánh giao tôi 20.000.000đ và bảo tôi ghi giấy biên nhận. Phần bà
Ánh tính: 12 x 2.000.000đ = 24.000.000đ trừ cho huê hồng 500.000đ, trừ tiền lời 4
kỳ của bà Ánh là 600.000đ vậy còn lại là 22.900.000đ trừ 19 ngày không đóng là
60.000đ x 19 ngày = 1.140.000đ, trừ 4 kỳ bà Ánh chơi là 4 x 850.000đ =
3.400.000đ nên tôi thối lui 1.640.000đ.
Theo như đã thỏa thuận bà Ánh có vay của tôi 100.000.000đ ngày 22/9/2010
âm lịch và cứ mỗi năm bà ánh trả tôi 20.000.000đ vào tháng 12 cuối năm nên ngày
27/12/2011 bà Ánh mang tiền đến trả tôi ghi giấy biên nhận. Khi tôi cho vay
100.000.000đ chúng tôi có thỏa thuận là đến ngày 25/12 hàng năm thì bà Ánh có
nghĩa vụ trả nợ cho tôi. Như vậy số tiền bà Ánh khởi kiện tôi 20.000.000đ ngày
27/12/2011 là tiền bà Ánh trả tôi trong số 100.000.000đ mà chúng tôi đã thỏa
thuận.
Với số tiền 20.300.000đ theo chứng cứ bà Ánh cung cung cấp ngày 29/3/2012
là bà Ánh ghi chứ thực chất là ngày 12/9/2011. Cụ thể từ ngày 12/11/2010 tôi chơi
hai chân huê, 850.000đ x 2 = 1.700.000d đến kỳ 11 là ngày 12/09/2011 tôi hốt 01
chân và đóng 01 chân, bà Ánh tính cho tôi : Lỗ 01 người 150.000đ, huê hồng
300.000đ chồng 11 kỳ là 11.000.000đ là 10.550.000đ đóng chết kỳ 12 là
1.000.000đ còn lại 9.550.000đ và 01 chân chút ống ngày 12/9/2011 tôi yêu cầu trút
ống trước và được bà Ánh đồng ý với số tiền 12.000.000đ trừ huê hồng 300.000đ,
đóng chết kỳ 12 là 1.000.000đ còn lại 10.700.000đ. Như vậy một chân hốt là
9.550.000đ + một chân chút ống là 10.700.00đ = 20.250.000đ bà Ánh bớt tiền huê
hồng 50.000đ tổng cộng là 20.300.000đ. Như vậy số tiền này bà Ánh chồng Huê
cho tôi.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân the pháp luật tố tụng dân sự trong
việc giải quyết vụ án: Đối với Thẩm phán đã tuân thủ đầy đủ đúng theo quy định
của bộ luật tố tụng Dân sự tuy nhiên việc đưa vụ án ra xét xử quá thời hạn giải
17
quyết vụ án 4 ngày. Đối Hội đồng xét xử đã tuân thủ đầy đủ đúng theo quy định
của bộ luật tố tụng Dân sự; Nguyên đơn chấp hành đúng theo quy định tại Điều 58,
60 và 209 bộ luật tố tụng Dân sự; Đối với bị đơn chấp hành đúng theo quy định tại
Điều 58, 60 bộ luật tố tụng Dân sự.
Tòa án nhân dân huyện Cư mgar nhận thấy:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại
phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận
định:
Về quan hệ pháp luật: Nguyên đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đổng
vay tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Cư Mgar theo
khoản 3 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung: Theo đơn khởi kiện của bà Đỗ Thị Ngọc Ánh do có mối quan hệ
quen biết với nhau nên bà Đỗ Thị Ngọc Ánh đã nhiều lần cho bà Anh vay tiền cụ
thể như sau: vào ngày 23/12/2010 (âm lịch) bà Huỳnh Thị Anh có nhận tiền của bà
Đỗ Thị Ngọc Ánh với số tiền 20.000.000đ, ngày 27/12/2011 (âm lịch) bà Huỳnh
Thị Anh có nhận tiếp của bà Đỗ Thị Ngọc Ánh số tiền 20.000.000đ và ngày
29/3/2012 (âm lịch) bà bà Huỳnh Thị Anh có nhận tiền của bà Đỗ Thị Ngọc Ánh
với số tiền 20.300.000đ. Tổng số tiền bà Ánh nhận của bà Anh là 60.300.000đ. Về
phía bà Anh cũng thừa nhận chữ viết và chữ ký trong các giấy nhận nợ trên là do bà
viết và ký nhận. Tuy nhiên, bà cho rằng đối với số tiền 20.000.000đ ngày
23/12/2010 là tiền bà đã nhận tiền chơi huê, hui với bà Anh, chứ không phải do là
bà mượn tiền của bà Ánh. Đối với số tiền 20.000.000đ ngày 27/12/2011 là tiền mà
bà Ánh trả tiền cho tôi vì bà Ánh có mượn tôi 100.000.000đ hai bên thỏa thuận là
mỗi năm trả 20.000.000đ và còn số tiền 20.300.000đ ngày 29/3/2012 như bà Ánh
trình bày là không đúng, bà Ánh đã tự điền ngày 29/3/2012 trong giấy nhận tiền tuy
nhiên ngày thực là ngày 29/9/2012 vì ngày đó là ngày tôi hốt huê, hụi chứ không
phải là tôi vay tiền của bà Ánh.
Hội đồng xét xử xét thấy việc bà Anh nhận tiền của bà Ánh là có thật, việc
nhận tiền này làm ba đợt khác nhau trong ba năm khác nhau. Theo bà Ánh cung
cấp tài liệu cho tòa án thì mượn tiền giữa các bên chỉ ghi là bà Anh có “nhận” số
tiền của nhau, lãi suất các bên tự tỏa thuận bằng miệng, việc nhận đó cũng chỉ ghi
vào một mảnh giấy nhỏ. Trên cơ sở các chứng cứ tài liệu, lời khai của các bên Hội
đồng xét xử xét thấy do có quan hệ quen biết và chơi huê với nhau nên các bên có
việc vây mượn tiền và trả tiền lẫn nhau, các bên cũng thừa nhận là có chơi huê với
với nhau và có việc bà Ánh mượn tiền của bà Anh là 100.000.000đ ngày 22/9/2010
để trả hàng năm 20.000.000đ.
Trên cơ sở xem xét toàn bộ chứng cứ vụ án Hội đồng xét xử xét thấy việc bà
Đỗ Thị Ngọc Ánh khởi kiện bà Huỳnh Thị Anh là thiếu cơ sở vì các bên có quan hệ
làm ăn và vay mượn qua lại từ nhiều năm nay trong khi bà Ánh vẫn còn nợ của bà
18
Anh với số tiền 100.000.000đ mượn ngày 22/9/2010 khi mà mỗi năm bà Ánh phải
trả cho bà Anh 20.000.000đ nên việc ký nhận tiền của nhau là có, bên cạch đó các
bên cũng thừa nhận là chơi huê hụi vơi nhau từ lâu nay, giấy nhận tiền mà bà Ánh
cung cấp cho Tòa án bà Anh có nhận của bà Ánh số tiền, việc nhận đó không ghi là
vay hay là mượn cụ thể, theo bà Ánh thì ghi từ nhận đó giống như vay, mượn giữa
các bên là không có sơ sở để Hội đồng chấp nhận được, bà Ánh cho rằng các bên
có thỏa thuận lãi suất bằng miệng với nhau với việc vay mượn từ ngày 22/9/2010
cũng chưa trả lãi suất nào cho bà Ánh, các bên cũng thừa nhận từ khi nhận tiền đến
nay không có việc đòi số tiền trên, từ nhứng nhận định trên HĐXX bác yêu cầu
khởi kiện của bà Đỗ Thị Ngọc Ánh yêu cầu bà Huỳnh Thị Anh trả số tiền
60.300.000đ vào các ngày 23/12/2010 âm lịch, 27/12/2011 âm lịch, 29/3/2012 âm
lịch.
Về án phí: Do yêu cầu của nguyên đơn nên không được chấp nhận nên
nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm cụ thể: 60.300.000 đồng x 5% = 3.015.000
đồng (ba triệu không trăm mười lăm ngàn đồng), được khấu trừ vào số tiền tạm ứng
án phí đã nộp tại chi cục thi hành án huyện Cư Mgar. Cụ thể bà Đỗ Thị Ngọc Ánh
còn phải nộp 3.015.000đ – (1.000.000đ +507.000đ) = 1.508.000đ (một triệu năm
trăm lẽ tám ngàn đồng).
Do bác đơn khởi kiện của nguyên đơn nên bị đơn không phải chịu phí Dân sự
sơ thẩm.
Tòa án nhân dân huyện Cư Mgar căn cứ vào quyết các quy định quyết định
- Căn cứ khoản 3 Điều 25; khoản 1Điều 33, Điều 131; Điều 245 Bộ luật Tố
tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 27 Pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa
án;
- Căn cứ vào các Điều 471; Điều 474 Bộ luật dân sự;
Tuyên xử: Bác yêu cầu khởi kiện và yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên
đơn Đỗ Thị Ngọc Ánh.
Về án phí: Bà Đỗ Thị Ngọc Ánh phải chịu 3.015.000 đồng (ba triệu không
trăm mười lăm ngàn đồng) án phí DSST, được khấu trừ vào số tiền 1.000.000đ tạm
ứng án phí đã nộp theo số AA/2012/26307 ngày 03/4/2015 tại chi cục thi hành án
dân sự huyện Cư Mgar và số tiền 507.000đ tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai số
AA/2012/26337 ngày 20/4/2015 tại chi cục thi hành án dân sự huyện Cư Mgar.
Vậy bà Đỗ Thị Ngọc Ánh phải tiếp tục nộp 1.508.000đ (một triệu năm trăm lẽ tám
ngàn đồng).
Đương sự có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo kể từ ngày tuyên án.
2. Vụ án thứ 2: Vụ việc về tranh chấp đất đai
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Kiều Anh – Có mặt
Trú tại: Số 3G Lý Chiêu Hoàng, Phương 10, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.
19
Đại diện theo ủy quyền: Ông Lê Quang Trình – Có mặt
Trú tại: số 36 Ngô Quyền, Phường Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Bị đơn: Ông Trịnh Hữu Minh và bà Trần Thị Hạnh – Có mặt
Trú tại: số 7 đường 13B, thôn 2, xã Hòa Thuận, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk
Lăk
Đại diện theo ủy quyền: Ông Bùi Đức Sỹ – Có mặt
Trú tại: số 694/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí
Minh.
Người có nghĩa vụ liên quan:
Đại diện UBND huyện Cư Mgar: Ông Trần Tuấn Ngọc – Trưởng phòng tài
nguyên và môi trường huyện Cư Mgar – Vắng mặt
Nội dung vụ án như sau:
Trong đơn khởi kiện đề ngày 09/06/2014 và quá trình tố tụng, nguyên đơn bà
Nguyễn Thị Kiều Anh trình bày:
Ngày 31/8/2007, tôi có nhận chuyển nhượng của ông Trịnh Hữu Minh và bà
Trần Thị Hạnh một lô rẫy cà phê tại buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư
Mgar, tỉnh Đăk Lăk có diện tích là 3.795m 2 thuộc thửa số 117, tờ bản đồ số 01 theo
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 743424 do UBND huyện Cư Mgar cấp
ngày 18/09/2006. Khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chúng
tôi chỉ ghi giá 17.000.000đ , thực tế giá trị chuyển nhượng tài sản này lên đên
120.000.000đ. Tôi đã hoàn tất việc sang tên thửa đất này. Tuy nhiên vào tháng
5/2010 gia đình ông Y Trí Ê ban trú tại buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng, huyện
Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk đến canh tác trên lô đất trên. Ông Y Trí Ê ban có đưa ra
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số vào số 232646/QSDĐ đối với thửa số
1, tờ bản đồ số 17, diện tích 3.795m2 đứng tên người sử dụng là ông Y Trí Ê ban.
Nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, tôi đã làm đơn
khởi kiện vụ án hành chính đối với người bị kiện là UBND huyện Cư Mgar về việc
cơ quan ngày cùng một lúc cấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cùng
một thửa đất. Kết quả là UBND huyện Cư Mgar đã ra quyết định số 587/QĐUBND ngày 29/11/2013 thu hồi và hủy bỏ giá trị pháp lý giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của tôi vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này đã được Phòng tài
nguyên và môi trường huyện Cư Mgar cấp cho chủ sử dụng đất trước đây trái với
quy định của pháp luật về đất đai.
Việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tôi là hoàn toàn ngay tình và
hợp pháp, cụ thể là đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực hợp đồng
và đã thực hiện xong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi, nhưng
vì một lý do nào đó mà tôi và ngay cả các cơ quan có thẩm quyền không thể biết
20
được vào thời điểm nhận chuyển nhượng này bị vô hiệu đã gây thiệt hại rất lớn đến
quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi làm đơn này yêu cầu
Tòa án nhân dân huyện Cư Mgar buộc ông Trịnh Hữu Minh và bà Trần Thị Hạnh,
người bán thửa đất cho tôi phải: 1, Trả lại số tiền mà tôi đã trả cho họ khi mua thửa
đất trên; 2, bồi thường thiệt hại cho tôi theo quy định của pháp luật. (giá trị thửa đất
hiện tại ước tính khoảng 300.000.000đ).
Đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Lê Quang Trình cơ bản thống
nhất như đơn yêu cầu khởi kiện và bản tự của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Kiều
Anh, ông có bổ sung như sau:
- Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu.
- Xác định lỗi: áp dụng nghị quyết 02/2014/QĐ-HĐTP và Nghị quyết
01/2003/NQ-HĐTP theo đó bên bán hoàn toàn có lỗi vì đã làm cho bên mua nhầm
tưởng là có đủ điều kiện để mua bán và quyền sử dụng đất bán là hợp pháp (điểm
2.4 mục 2 Nghị quyết 01/2003). Tuy nhiên thửa đất này là không hợp pháp dẫn đến
vô hiệu.
- Xác định thiệt hại: là khoản tiền chênh lệch giũa giá đất cho hai bên thỏa
thuận và giá đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm (thông qua định giá)
- Buộc ông Minh và bà Hạnh phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì họ là
người hoàn toàn có lỗi trong sự việc này, bên mua hoàn toàn không có lỗi.
Số tiền thiệt hại do Tòa án căn cứ vào việc xác minh, định giá của tổ chức cá
nhân có chức năng trên cơ sở đó đưa ra mức thiệt hại.
- Yêu cầu bồi thường mà bên bị đơn đã nhận (giá bán) là 120.000.000đ và bồi
thường thiệt hại.
Theo bản tự khai ngày 25/8/2014 bị đơn bà Trần Thị Hạnh và ông Trịnh
Hữu Minh trình bày:
Vợ chồng tôi thừa nhận ngày 31/8/2007 có bán cho bà Nguyễn Thị Kiều Anh
một lô đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất số AE 743424 do Ủy
ban nhân dân huyện Cư Mgar cấp ngày 18/9/2006 thửa đất số 117 tờ bản đồ số 1
diện tích 3.795 m2 tại xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar với giá 17.000.000đ khi mua
bán hai bên đã làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật. Vợ chồng tôi đã giao đất cho bà Anh và đã nhận đủ tiền và hoàn tất thủ
tục chuyển nhượng đất cho bà Anh, hai bên không tranh chấp gì từ đó đến nay. Nay
bà Anh khởi kiện yêu cầu vợ chồng tôi phải trả 300.000.000đ thì vợ chồng tôi
không đồng ý. Vì vợ chồng tôi mua bán là hoàn toàn ngay tình, phù hợp với pháp
luật được các cấp chính quyền xác nhận và hoàn tất thủ tục mua bán cho bà Anh.
Đại diện theo ủy quyền của bị đơn ông Bùi Đức Sỹ trình bày trong bản tự
khai ngày 02/10/2014: Ngày 04/8/2014 bà Nguyễn Thị Kiều Anh khởi kiện tranh
21
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất buộc ông Trịnh Hữu Minh và bà
Trần Thị Hạnh bồi thường thiệt hại ước tính 300.000.000đ là không có cơ sở và căn
cứ theo quy định pháp luật dẫn chứng chứng minh trong hồ sơ gồm có: Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của ông Minh và bà Hạnh chuyển nhượng đúng theo quy
định của pháp luật, hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng ông Minh và bà Kiều
Anh, quyết định số 2272/QĐ-UB, báo cáo số 34/BC – TNMT, báo cáo số 183/BCTTc. Qua những tài liệu trong hồ sơ nêu trên cho thấy bà Kiều Anh khởi kiện đòi
vợ chồng ông Minh là không có cơ sở và căn cứ pháp lý.
Theo hợp đồng chuyển nhượng trên giữa vợ chồng ông Minh và bà Kiều
Anh là 17.000.000đ đây là con số giao dịch đúng theo quy định chuyển nhượng bất
động sản, còn số tiền 120.000.000đ là không có căn cứ chứng minh số tiền này giao
dịch trong hơp đồng. Trong đơn khởi kiện của bà Kiều Anh yêu cầu vợ chồng ông
Minh bà Hạnh bao gồm 120.000.000đ tiền chuyển nhượng và 180.000.000đ tiền
thiệt hại là không có căn cứ và chứng minh số tiền đó. Tuy nhiên trong hợp đồng
chuyển nhượng được Ủy ban nhân dân xã xá nhận là 17.000.000đ. Vậy số tiền
300.000.000đ là không có căn cứ.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đại diện Ủy ban nhân dân huyện
Cư Mgar – ông Trần Tuấn Ngọc trình bày: Vào năm 1995 Ông Y Trí Ê ban có lô
đất thửa số 117 tại buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar cho ông Võ
Kiểng thuê với thời hạn 15 năm (có xác nhận của UBND xã Cuôr Đăng). Đến
tháng 4/1999 cả ông Y Trí Ê ban và ông Võ Kiểng đến hội đồng đăng ký kê khai
xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa số 117, do sơ xuất trong quá trình
kiểm tra xét duyệt nên Hội đồng cấp giấy xã Cuôr Đăng đã đồng ý đề nghị cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt CNQSDĐ) thử đất số 117 cho cả hai hộ.
Trong thời gian thông báo công khai kết quả xét duyệt Ủy ban nhân dân xã
CuôrĐăng không nhận được bất kỳ đơn khiếu nại nào.
Ngày 8/12/1999 phòng địa chính huyện Cư Mgar đã trình Ủy ban nhân dân
huyện cấp giấy chứng nhận cho 827 hộ dân tại xã Cuôr Đăng trong đó có hộ ông Y
Trí Êban và ông Võ Kiểng; Hộ ông Y Trí Êban được cấp giấy CNQSDĐ số
P027421 và hộ ông Võ Kiểng được cấp giấy CNQSDĐ số P 027730 đều thuộc thửa
số 117, tờ bản đồ số 01 với diện tích 3795 m2 đất nông nghiệp tại xã Cuôr Đăng.
Sau khi được cấp ông Y Trí Ê ban vẫn giữ nguyên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, còn ông Võ Kiểng thì lập hợp đồng chuyển nhượng cho bà Trần Thị
Hạnh và ông Trịnh Hữu Minh vào năm 18/9/2006 và đã được Ủy ban nhân dân
huyện Cư Mgar cấp giấy CNQSDĐ số AE 743424 thửa số 117 tờ bản đồ số 01.
Đến tháng 11/2007 hộ ông Minh bà Hạnh lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất cho bà Nguyễn Thị Kiều Anh có xác nhận đăng ký biến động ngày
12/11/2007 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cư Mgar. Do trên sổ
mục kê đất đai lưu tại Phòng tài nguyên và môi trường thửa đất số 117 còn trống,
không ghi tên chủ sử dụng đất, sổ địa chính thì hộ ông Võ Kiểng và hộ ông Y Trí Ê
22
ban được lập ở hai trang khác biệt nên cơ quan Tài nguyên và môi trường không
thể phát hiện ra việc cấp giấy CNQSDĐ trên bằng phương pháp quản lý thủ công
trên hệ thống hồ sơ địa chính như hiện nay.
Năm 2010 thì xẩy ra tranh chấp giữa bà nguyễn Thị Kiều Anh và hộ ông Y
Trí Êban, bà Kiều Anh đã khởi kiện yêu cầu tòa ánh nhân dân dân huyện Cư Mgar
giải quyết, sau đó ngày 27/6/2011 Tòa án nhân dân huyện Cư Mgar đã đình chỉ giải
quyết vụ án, theo quyết định số 31/2011/QĐST-VADS ngày 27/6/2011 của Tòa án
nhân dân huyện Cư Mgar đo các đương sự các đương sự hoãn khởi kiện vụ án
tranh chấp đất đai lại kiện vụ án Hành chính trước, sau đó tiếp tục khởi kiện vụ án
tranh chấp đất đai. Ngày 17/2013 phòng tài nguyên và môi trường đã cùng với Ủy
ban nhân dân xã Cuôr Đăng đã làm việc với với ông Y Trí ÊBan thì thửa đất 117 là
ông Võ Kiểng đã thuê của ông Y Trí ÊBan thời hạn 15 năm đến năm 2010 là hết
hạn.
Sau hi kiểm tra việc cấp giấy sai quy định như trên, Phòng tài nguyên và môi
trường đã có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân huyện Cư Mgar, Ủy ban nhân dân
huyện Cư Mgar đã giao cho thanh tra huyện tiến hành thẩm tra lại toàn bộ nội dung
vụ việc theo quy định, ngày 06/11/2013 Thanh tra huyện Cư mgar có báo cáo số
183/BC-TTc về kết quả thẩm tra việc cấp giấy CNQSDĐ đối với thửa số 117 tờ
bản đồ số 01 xã Cuôr Đăng; căn cứ vào báo cáo của cơ quan thanh tra huyện, ngày
29/11/2013 phòng tài nguyên và môi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân
huyện quyết định số 587/QĐ-UBND thu hồi và hủy bỏ giá trị pháp lý giấy
CNQSDĐ số AE 743424 cấp ngày 18/9/2006 của bà Nguyễn Thị Kiều Anh.
Tại biên bản lấy lời khai ngày 27/11/2014 Người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan ông Y Trí Ê ban và bà H’ Wỡ Byã trình bày: Việc khởi kiện của bà Kiều
Anh đối với ông Trịnh Hữu Minh và bà Trần Thị Hạnh thì vợ chồng tôi không có ý
kiến gì, lô đất mà các bên chuyển nhượng là lô đất của tôi cho ông Võ Kiểng thuê,
ông võ Kiểng đã tự ý làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật, đã bị
Ủy ban nhân dân huyện hủy và đã trả lại đất cho tôi. Cuối năm 2011 sau khi thu
hoạch cà phê bà Kiều Anh đã trả lại đất cho tôi sử dụng từ đó đên nay, hiện trạng
cà phê giao cho tôi bình thường, qua thời gian chăm sóc từ đầu năm 2011 đên nay
cà phê tốt và đẹp.
Tại phiên tòa các đương sự vẫn giữ nguyên quan điểm, không có ý kiến bổ
sung gì;
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá
trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật
của người tham gia tố tụng:
Đối với Thẩm phán: thực hiện đầy đủ theo quy định tại điều 41 Bộ luật tố
tụng dân sự.
23
Đối với Hội đồng xét xử: thực hiện đúng theo quy định về pháp luật tố tụng
dân sự
Đối với đương sự: Nguyên đơn chấp hành đúng theo quy định tại điều 58,
Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), Bị đơn chấp hành đúng theo quy định
tại Điều 59 và Điều 60 BLTTDS
Tòa án nhân dân huyện Cư Mgar căn cứ vào quyết các quy định quyết định
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên
tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Về quan hệ pháp luật: Nguyên đơn yêu cầu giải quyết là tranh chấp về hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân huyện CưM’gar theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân
sự.
Về thủ tục tố tụng: Tòa án đã tiến hành triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đại diện Ủy ban nhân dân huyện Cư Mgar – ông Trần Tuấn Ngọc và ông
Y Trí Ê ban và bà H’ Wỡ Byã hợp lệ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
nhưng các đương sự có đơn xin vắng mặt. Tòa án tiến hành xét xử vụ án khi người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 202
BLTTDS.
Về nội dung: Vào năm 1995 Ông Y Trí Ê ban có lô đất thửa số 117 tại buôn
Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar cho ông Võ Kiểng thuê với thời hạn
15 năm. Trong thời hạn cho thuê cả ông Y Trí Ê ban và ông Võ Kiểng đến hội đồng
đăng ký kê khai xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa số 117, do sơ xuất
trong quá trình kiểm tra xét duyệt nên Hội đồng cấp giấy xã Cuôr Đăng đã đồng ý
đề nghị CNQSDĐ thử đất số 117. Ủy ban nhân dân huyện Cư Mgar đã cấp cho hộ
ông Y Trí Ê ban giấy CNQSDĐ số P027421 và hộ ông Võ Kiểng được cấp giấy
CNQSDĐ số P 027730 đều thuộc thửa số 117, tờ bản đồ số 01 với diện tích 3795
m2 đất nông nghiệp tại xã Cuôr Đăng.
Sau khi được cấp CNQSDĐ ông Võ Kiểng lập hợp đồng chuyển nhượng cho
bà Trần Thị Hạnh và ông Trịnh Hữu Minh vào năm 18/9/2006 và đã được Ủy ban
nhân dân huyện cư Mgar cấp giấy CNQSDĐ số AE 743424 thửa số 117 tờ bản đồ
số 01. Đến tháng 11/2007 hộ ông Minh bà Hạnh lập hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Kiều Anh có xác nhận đăng ký biến động
ngày 12/11/2007 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cư Mgar..
Năm 2010 thì xẩy ra tranh chấp giữa bà nguyễn Thị Kiều Anh và hộ ông Y
Trí Êban, sau khi kiểm tra việc cấp giấy sai quy định như trên, Phòng tài nguyên
và môi trường đã có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân huyện Cư mgar, Ủy ban nhân
dân huyện Cư Mgar ra quyết định số 587/QĐ-UBND thu hồi và hủy bỏ giá trị pháp
lý giấy CNQSDĐ số AE 743424 cấp ngày 18/9/2006 của bà Nguyễn Thị Kiều Anh.
Do đó bà Nguyễn Thị Kiều Anh đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông
24
Trịnh Hữu Minh và bà Trần Thị Hạnh trả lại số tiền chuyển quyền sử dụng đât đã
mua và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Xét thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thửa số 117 tờ bản đồ
số 01 với diện tích 3795 m2 đất nông nghiệp tại buôn Cuôr Đăng, xã Cuôr Đăng,
huyện Cư Mgar giữa ông Trịnh Hữu Minh và bà Trần Thị Hạnh với bà Nguyễn Thị
Kiều Anh là hoàn toàn tự nguyện, các bên đã tuân thủ nội dung của hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đã đăng ký quyền sử dụng đất. Bà Kiều Anh
đã sử dụng đất từ khi vợ chồng ông Minh bà Hạnh chuyển nhượng đến khi ông Y
Trí Êban đến tranh chấp dòi lại đất và ngày 29/11/2013 phòng tài nguyên và môi
trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện và ra quyết định số 587/QĐUBND thu hồi và hủy bỏ giá trị pháp lý giấy CNQSDĐ số AE 743424 cấp ngày
18/9/2006 của bà Nguyễn Thị Kiều Anh.
Từ việc Ủy ban nhân dân huyện thu hồi và hủy bỏ giá trị pháp lý giấy
CNQSDĐ số AE 743424 cấp ngày 18/9/2006 của bà Nguyễn Thị Kiều Anh.
HĐXX xét thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Trịnh Hữu
Minh và bà Trần Thị Hạnh với bà Nguyễn Thị Kiều Anh đã vi phạm về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự do mục đích và nội dung của giao dich vi phạm
điều cấp của pháp luật. Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ thu thập trong hồ sơ vụ án
và các tài liệu của các đương sự cung cấp thì thửa số 117 tờ bản đồ số 01 với diện
tích 3795 m2 Ủy ban nhân dân huyện Cư Mgar đã cấp cho ông Võ Kiểng là đất của
ông Y Trí Ê ban, ông Võ Kiểng trong thời gian thuê đất của ông Y Trí ÊBan đã tự
ý kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất vợ chồng ông Võ Kiểng và bà Dương Thị Toàn đã chuyển nhượng quyền
sử dụng đất cho vợ chồng ông Trịnh Hữu Minh và bà Trần Thị Hạnh là hoàn toàn
trái với quy định của pháp luật. Trong quá trình cấp đất do sơ suất trong quá trình
kiểm tra nên hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Cuô Đăng
đã cấp đất số thửa 117 cho cả hai hộ, Ủy ban nhân dân huyện Cư Mgar đã không
phát hiện ra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trùng nhau. Xét thấy thửa
số 117 tờ bản đồ số 01 với diện tích 3795 m2 không phải là đất của vợ chồng ông
Võ Kiểng và bà Dương Thị Toàn mà chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông
Trịnh Hữu Minh và bà Trần Thị Hạnh là vi phạm điều cấm của pháp luật về đất đai.
Do thửa số 117 tờ bản đồ số 01 với diện tích 3795 m 2 của ông Y Trí Êban nên việc
chuyển nhượng của ông Minh bà Hạnh là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp
luật về giao dịch dân sự.
Theo yêu cầu khởi kiện của bà Kiều Anh buộc ông Trịnh Hữu Minh và bà
Trần Thị Hạnh trả lại số tiền chuyển quyền sử dụng đất đã mua và bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật.
HĐXX xét thấy đối với việc yêu cầu trả lại số tiền chuyển quyền sử dụng đất
đã mua là có cơ sở cần được chấp nhận. bà Kiều Anh cho rằng trong quá trình mua
bán các bên đã lập thành 2 hợp đồng mua bán mục đích nhằm giảm thuế trước bạ
25