Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện tâm thần hà tĩnh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.52 KB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM VUI

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ
TĨNH NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM VUI

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ
TĨNH NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TCQLD
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Phương Nhung
Thời gian thực hiện: 18/7/2016 – 8/11/2016

HÀ NỘI 2016




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp cùng gia đình, bạn
bè.
Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thị Phương
Nhung là người thầy trực tiếp hướng dẫn phương pháp luận và luôn sát sao
giúp đỡ từng bước đi của tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Đỗ Xuân Thắng, phó chủ nhiệm Bộ
môn Quản lý và kinh tế dược đã chỉ bảo, cho tôi những lời khuyên bổ ích
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học,
tập thể cán bộ giảng viên Bộ môn Quản lý và kinh tế dược cùng toàn thể các
thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn ban Lãnh đạo, cùng tập thể nhân viên khoa
Dược-TBYT, khoa Khám bệnh cấp cứu, phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh
viện Tâm thần Hà Tĩnh đã ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình thân
thương và những người bạn đã luôn là nguồn động lực, tiếp sức cho tôi trong
quá trình học tập và công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016.
Học viên

Nguyễn Thị Kim Vui


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1. TỔNG QUAN

3

1. Sử dụng thuốc trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện

3

1.1. Vài nét về cung ứng thuốc bệnh viện

3

1.1.1. Quản lý lựa chọn thuốc

4

1.1.2. Quản lý mua thuốc.

4

1.1.3. Quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc.


4

1.1.4. Giám sát chẩn đoán theo dõi

6

1.2. Hoạt động sử dụng thuốc

5

1.2.1. Giám sát chẩn đoán theo dõi

6

1.2.2. Giám sát kê đơn thuốc

6

1.2.3. Giám sát cấp phát thuốc

6

1.2.4. Giám sát tuân thủ điều trị

7

2. Vài nét về bệnh tâm thần và bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh

8


2.1. Vài nét về bệnh Tâm thần

8

2.1.1. Khái niệm

8

2.1.2. Phân loại bệnh tâm thần theo nguyên nhân gây bệnh

9

2.1.3. Thuốc sử dụng điều trị trong bệnh tâm thần

10

2.2. Dịch tễ học bệnh tâm thần trên thế giới và tại Việt Nam

11

2.2.1. Dịch tễ học bệnh tâm thần trên thế giới

11

2.2.2. Dịch tễ học bệnh tâm thần tại Việt Nam

11

2.3. Vài nét về bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh


13

2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh.

13

2.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện Tâm

14


thần Hà Tĩnh
3. Một số phương pháp phân tích dữ liệu trong sử dụng thuốc

16

3.1. Phương pháp phân tích theo nhóm tác dụng dược lý

16

3.2. Phương pháp phân tích ABC

16

4. Thực trạng sử dụng thuốc tâm thần trên thế giới và tại Việt Nam

19

4.1. Thực trạng sử dụng thuốc tâm thần trên thế giới


19

4.2. Thực trạng sử dụng thuốc tâm thần tại Việt Nam

20

4.3. Tình hình sử dụng thuốc trong dự án Chương trình mục tiêu

21

5. Tính cấp thiết của đề tài

22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1. Đối tượng nghiên cứu

24

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

24

2.3. Phương pháp nghiên cứu

24


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

24

2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

24

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu và kỹ thuật lấy mẫu

25

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

27

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

35

3.1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện Tâm thần hà Tĩnh
năm 2015

35

3.1.1. Cơ cấu phân loại thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

35

3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng trong danh mục thuốc bệnh viện


36

3.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo chẩn đoán bệnh

37

3.1.4. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc sản xuất

38

3.1.5. Thuốc mang tên gốc (INN) và mang tên biệt dược đã sử
dụng

39

3.2. Khảo sát một số tiêu chí sử dụng thuốc tại bệnh viện Tâm thần
Hà Tĩnh năm 2015

41

3.2.1. Thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc ngoại trú

41


và chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án
3.2.2. Khảo sát hoạt động quản lý sử dụng thuốc trong quá trình
cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh


45

3.2.3. Hoạt động thông tin thuốc và giám sát ADR.

48

Chương 4. BÀN LUẬN

53

4.1. Về phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện Tâm thần hà
Tĩnh năm 2015

53

4.1.1. Cơ cấu phân loại thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

53

4.1.2. Cơ cấu thuốc theo danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện, cơ
cấu thuốc sử dụng theo chẩn đoán bệnh

53

4.1.3. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc sán xuất, thuốc mang tên gốc
và biệt dược đã sử dụng

54

4.1.4. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân tích ABC


55

4.2. Về khảo sát một số tiêu chí sử dụng thuốc tại bệnh viện Tâm
thần Hà Tĩnh năm 2015

56

4.2.1. Thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc ngoại trú
và chỉ định thuốc trong HSBA

56

4.2.2. Khảo sát hoạt động quản lý sử dụng thuốc trong quá trình
cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh

58

4.2.3. Hoạt động thông tin thuốc và giám sát ADR

60

4.3. Hạn chế của đề tài

62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc các chứng tâm thần ở một số nước
Bảng 1.2: Ngân sách Quốc Gia Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần
cộng đồng và trẻ em từ năm 2010 - 2014.
Bảng 1.3: Kinh phí địa phương cấp cho chương trình
điều trị bệnh tâm thần
Bảng 2.1. Các biến số trong phân tích cơ cấu thuốc trong danh
mục thuốc sử dụng.
Bảng 2.2. Nhóm biến số của phân tích ABC
Bảng 2.3. Nhóm biến số phân tích các chỉ tiêu thực hiện quy chế
kê đơn ngoại trú
Bảng 2.4. Các biến số phân tích các chỉ tiêu thực hiện
quy chế chuyên môn chỉ định thuốc trong HSBA
Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu hoạt động giao phát thuốc
Bảng 2.6. Các biến số nghiên cứu một số chỉ số chăm sóc bệnh
nhân

11
21

22

28
28
29


30
31
32

Bảng 2.7. Nhóm biến số về số liệu tư vấn thuốc

32

Bảng 2.8. Các biến số về số liệu giám sát ADR

33

Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

35

Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc sử dụng trong danh mục thuốc BV đã
lựa chọn
Bảng 3.3. Giá trị của nhóm thuốc chính sử dụng tại BVTT năm
2015
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc sản xuất
Bảng 3.5. Tỷ lệ thuốc mang tên generic và tên biệt dược đã sử
dụng

36

37
38
38



Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân tích ABC
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
hạng A

39
40

Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý

40

Bảng 3.9. Tình hình thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú tại BV

41

Bảng 3.10. Thực hiện Quy chế sử dụng thuốc, quy chế chẩn
đoán bệnh
Bảng 3.11. Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc

44

45

Bảng 3.12. Thời gian phát thuốc trung bình tại bệnh viện TTHT

45


Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế tại bệnh viện

46

Bảng 3.14. Một số chỉ số chăm sóc bệnh nhân

47

Bảng 3.15. Số liệu về tư vấn thuốc năm 2015

48

Bảng 3.16. Tỷ lệ báo cáo ADR theo khoa

49

Bảng 3.17. Tỷ lệ xuất hiện ADR của thuốc theo tuổi

49

Bảng 3.18. Tiền sử dị ứng thuốc

50

Bảng 3.19. Đối tượng tham gia báo cáo ADR

51

Bảng 3.20. Biểu hiện lâm sàng của ADR được ghi nhận


51


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Quy trình cung ứng thuốc

3

Hình 1.2. Tổ chức bộ máy bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh

13

Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu

24

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm dược lý

36

Hình 3.2. Biểu đồ phân tích ABC

39

Hình 3.3. Tỉ lệ thuốc nghi ngờ gây ADR

52



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADR
BHYT
BYT
BA
BN
BS
BV
BVTT
CTMT
CSKCB
CSSKTT&CĐ
DLS
DMT
DMTBV
DSĐH
DSTH
DLS
GT
HĐT&ĐT
HSBA
KHTH
MHBT
NK
SL
SXTN
TBYT
TL%
TT
TTLT

TTT
TTYTDP
VNĐ
WHO
WTO

Phản ứng có hại của thuốc
Bảo hiểm y tế
Bộ Y tế
Bệnh án
Bệnh nhân
Bác sỹ
Bệnh viện
Bệnh viện tâm thần
Chương trình mục tiêu
Cơ sở khám chữa bệnh
Chăm sóc sức khỏe tâm thần và cộng đồng
Dược lâm sàng
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc bệnh viện
Dược sĩ đại học
Dược sĩ trung học
Dược lâm sàng
Giá trị
Hội đồng thuốc & điều trị
Hồ sơ bệnh án
Kế hoạch tổng hợp
Mô hình bệnh tật
Nhập khẩu
Số lượng

Sản xuất trong nước
Thiết bị y tế
Tỷ lệ %
Thông tư
Thông tư liên tịch
Thông tin thuốc
Trung tâm y tế dự phòng
Việt Nam đồng
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, thế kỷ 21 sẽ xuất hiện gánh
nặng bệnh tật mới làm tiêu tốn khối lượng tiền của khổng lồ đó chính là rối
loạn tâm thần. Sức khỏe tâm thần sẽ là gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai, chỉ
đứng ngay sau bệnh tim mạch trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, phần lớn
các nước nghèo và trung bình chỉ chi chưa đến 2% kinh phí y tế cho tâm thần,
quá thấp so với nhu cầu.
Việt Nam gần đây đã có những nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe tâm thần. Chương trình mục tiêu quốc gia về sức khỏe tâm thần tập
trung xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng đã bao phủ 64
tỉnh thành, đã lồng ghép sức khỏe tâm thần vào chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cả nước với 33 bệnh viện
chuyên khoa tâm thần (trong đó có 2 bệnh viện chuyên khoa khu vực), hàng
chục khoa tâm thần trong các bệnh viện đa khoa, trung tâm phòng chống bệnh
xã hội.
Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh
có chức năng khám, chữa, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh

tâm thần trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Để thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh
thì việc cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện giữ một vai trò quan
trọng, mang tính quyết định đến chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe người dân.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động sử
dụng thuốc tại bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài "Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tâm
thần Hà Tĩnh năm 2015 " với hai mục tiêu:
Mục tiêu 1: Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện Tâm thần Hà
Tĩnh năm 2015.


Mục tiêu 2: Khảo sát một số tiêu chí sử dụng thuốc tại bệnh viện Tâm
thần Hà Tĩnh năm 2015.
Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt
động sử dụng thuốc tại bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh.


Chương 1. TỔNG QUAN
2. Sử dụng thuốc trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện
1.3.

Vài nét về cung ứng thuốc bệnh viện

Cung ứng thuốc bệnh viện là một chuỗi các hoạt động bao gồm từ việc
lựa chọn thuốc, sau đó đến tổ chức mua sắm, cấp phát và sử dụng thuốc. Quy
trình cung ứng thuốc trong bệnh viện được Cơ quan khoa học vì sức khỏe của
Hoa kỳ mô tả theo sơ đồ (Hình 1.1) dưới đây

Lựa chọn


Sử dụng

Hội đồng thuốc và điều trị

Mua sắm

Phân phối

Chính sách và luật pháp
Hình 1.1. Quy trình cung ứng thuốc [32]
Như vậy, một chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện bao gồm 4
chức năng cơ bản: lựa chọn, tổ chức mua sắm, tồn trữ và cấp phát, sử dụng.
Trong chu trình cung ứng thuốc nêu trên thể hiện rõ vai trò và nhiệm vụ của
HĐT&ĐT
HĐT&ĐT chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc trong bệnh viện, bao gồm xây dựng và duy trì danh mục thuốc, biên
soạn và liên tục cập nhật các thuốc trong danh mục, giảm thiểu các lãng phí
trong điều trị và tối đa hóa hiệu quả/chi phí [5].
Khoa Dược chịu trách nhiệm kiểm soát phân phối thuốc và thúc đẩy sử


dụng thuốc an toàn. Những hoạt động khác của dược bệnh viện gồm đánh giá
sử dụng thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc và theo dõi sai sót trị liệu.
Người dược sĩ trong bệnh viện là chuyên gia về thuốc chịu trách nhiệm cung
cấp lời khuyên về kê đơn, dùng thuốc, giám sát cũng như là quản lý cung ứng
thuốc để đảm bảo là thuốc luôn sẵn có thông qua mua, bảo quản, phân phối,
kiểm soát tồn kho và đảm bảo chất lượng.
1.3.1. Quản lý lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là công việc đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc.

Lựa chọn thuốc trong bệnh viện chính là việc xây dựng danh mục thuốc. Lựa
chọn thuốc phải dựa vào mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị, DMT thiết yếu,
DMT chủ yếu, nguồn kinh phí, khả năng chi trả của người bệnh, dự đoán tình
hình bệnh tật [6]
Hội đồng Thuốc & điều trị cần phải thống nhất rõ ràng các tiêu chí lựa
chọn thuốc dựa trên các tiêu chí đã có của WHO để đảm bảo quy trình lựa
chọn thuốc được khách quan, có cơ sở khoa học và phù hợp với từng bệnh
viện.
1.3.2. Quản lý mua thuốc.
Mua sắm thuốc dựa trên việc xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại;
lựa chọn các hình thức đầu thầu; ký kết các hợp đồng kinh tế; thanh toán tiền
và kiểm nhận thuốc [6]
Quá trình mua thuốc có hiệu quả mới đảm bảo cung cấp đúng thuốc,
đúng số lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng được thừa nhận.
1.3.3. Quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc.
Quản lý tồn kho là trọng tâm của quản lý cung ứng thuốc. Hệ thống
quản lý tồn kho hiệu quả giúp cho thuốc luôn sẵn có và hạn chế những sai sót
ở mức thấp nhất trong tồn trữ, cấp phát. Tồn trữ bảo quản bao gồm cả quá
trình xuất nhập kho, giám sát, kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và quá trình bảo quản
hàng hoá. Thực hiện nghiêm túc quy định về mua thuốc đảm bảo chất lượng,


kiểm nhập thuốc, bảo quản, theo dõi hạn dùng của thuốc. Quán triệt cho tất cả
các khoa trong bệnh viện có sử dụng thuốc đều phải thực hiện các quy chế
dược chính. Để đảm bảo chất lượng thuốc trong quy trình tồn trữ đòi hỏi các
khoa Dược phải có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc có
quy trình thực hành bảo quản thuốc tốt trong khoa Dược. Đảm bảo thực hiện
các quy chế quản lý thuốc gây nghiện, hướng thần theo quy chế của Bộ y tế.
Sau khi thuốc được nhập vào kho, kho dược tồn trữ, bảo quản và cấp
phát đến các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và phục vụ bệnh nhân.

Như vậy một chu kỳ phân phối thuốc bắt đầu từ khi thuốc được đưa ra
từ nhà sản xuất hoặc nhà cung câp và kết thúc khi thông tin tiêu thụ được báo
cáo lại. Tất cả các thuốc đều phải đảm bảo được quản lý giám sát đầy đủ về
nguồn gốc xuất xứ, số đăng ký lưu hành, lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm,
chất lượng bằng cảm quan [21]
1.3.4. Giám sát sử dụng thuốc
Việc dùng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là
nguyên nhân làm giảm chất lượng điều trị và chăm sóc y tế, tăng chi phí cho
người bệnh và cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ, tăng nguy cơ xảy ra phản
ứng có hại và làm cho bệnh nhân lệ thuộc quá mức vào thuốc.
Việc sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu
lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng
liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được
những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm
giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng [9] [11]
Sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm các trường hợp kê đơn thuốc
không cần thiết, kê sai thuốc điều trị, kê và cấp phát các thuốc không hiệu
quả, không an toàn, không kê các thuốc có hiệu quả và sẵn có, bệnh nhân
dùng thuốc sai.
1.4. Hoạt động sử dụng thuốc


1.4.1. Giám sát chẩn đoán theo dõi
Người kê đơn phải tìm ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên thông
tin cập nhật về các loại thuốc và phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả
mong muốn với từng bệnh nhân. Để đảm bảo công tác này, người thầy thuốc
phải có kiến thức chuyên môn tốt và liên tục cập nhật các thông tin liên quan
đến thuốc và bệnh học, đồng thời phải chú ý đến tình trạng của bệnh nhân
cũng như bệnh sử, cơ địa của người bệnh.
1.2.2 Giám sát kê đơn thuốc

Kê đơn và chỉ định dùng thuốc là do bác sỹ thực hiện. Các nguyên nhân
sai sót ở khâu kê đơn có thể do trình độ chẩn đoán bệnh, hiểu biết về thuốc,
do ý thức trách nhiệm y đức, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị
trường… Vì vậy, để quản lý việc kê đơn an toàn, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm,
cần yêu cầu bác sĩ thực hiện đúng các quy định của Bệnh viện và các quy chế
mà Bộ y tế đã ban hành [29]
Đối với kê đơn thuốc ngoại trú: Thực hiện việc giám sát kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú theo Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định về kê đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế.
Đối với kê đơn trong hồ sơ bệnh án: Thầy thuốc thực hiện đúng các quy
định về làm hồ sơ bệnh án và chỉ định thuốc theo thông tư số 23/2011/TT BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. HĐT
& ĐT tiến hành phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng (bình bệnh án)
ít nhất mỗi tháng một lần [7].
Bên cạnh đó, việc kê đơn cần lưu ý đến sự tương tác thuốc. Nhiệm vụ
của bác sỹ là phải hiểu những nguyên lý cơ bản của tương tác thuốc. Dược sỹ
có trách nhiệm phát hiện các tương tác thuốc nghiêm trọng khi đọc đơn thuốc.
Điều dưỡng phải nhận biết được những dấu hiệu lâm sàng của tác dụng nguy
hại khi người bệnh dùng thuốc.


1.2.5. Giám sát cấp phát thuốc
Nhằm đảm bảo thuốc được đưa đến đúng người bệnh, với liều dùng,
chất lượng thuốc tốt và có hướng dẫn sử dụng rõ ràng, thông tư số
23/2011/TT - BYT và thông tư số 22/2011/TT - BYT đã quy định rõ về trách
nhiệm của khoa dược và khoa lâm sàng trong hoạt động cấp phát thuốc và
giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị [18]. Thông tư 07/2011/TT - BYT hướng dẫn
công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh tại bệnh viện.
-Đóng gói, dán nhãn
Những thuốc được chuẩn bị cấp phát theo đơn cho người bệnh cần
được đóng gói cẩn thận sao cho người bệnh có thể cất giữ đảm bảo chất lượng

thuốc và hiểu rõ cách sử dụng. Việc dán nhãn có vai trò quan trọng vì vậy
cần được viết rõ dễ đọc, đảm bảo cung cấp thông tin tên thuốc và hiểu rõ cách
sử dụng giúp bệnh nhân nắm rõ thông tin và sử dụng thuốc đúng cách.
- Giao phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho bệnh nhân dựa
trên đơn kê bao gồm chuẩn bị, tư vấn sử dụng và ghi nhãn thuốc. Giao phát
thuốc tốt đảm bảo rằng thuốc được đưa cho đúng người bệnh với liều dùng và
chất lượng thuốc tốt, có hướng dẫn rõ ràng và thuốc được đựng trong bao bì
duy trì được hiệu lực của thuốc. Bất kỳ sai sót trong quá trình giao phát đều
có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh.
1.2.6. Giám sát tuân thủ điều trị
Là sự hợp tác tự nguyện của bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn đã được
kê bao gồm thời gian sử dụng, liều dùng và số lần dùng thuốc. Các lý do dẫn
đến bệnh nhân không tuân thủ điều trị bao gồm: thiếu sự hướng dẫn của nhân
viên y tế, thiếu tiền để mua thuốc và điều trị bệnh, thiếu phương tiện cung cấp
thông tin, lịch làm việc ảnh hưởng tới việc dùng thuốc, phác đồ điều trị phức
tạp, thời gian điều trị bệnh dài...
Để cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh, có thể sử dụng
một số biện pháp như:


- Bác sỹ thân thiện, nhiệt tình, giải thích cụ thể cho bệnh nhân. Tăng
mối tương tác giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.
- Kê đơn phù hợp với văn hóa và thói quen sống.
- Liều dùng được viết rõ ràng trên hộp thuốc
- Viết hoặc dùng biểu tượng chỉ thời gian dùng thuốc
- Giải thích cho bệnh nhân biết về tác dụng phụ của thuốc...
2. Vài nét về bệnh tâm thần và bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh
2.2. Vài nét về bệnh Tâm thần
2.1.1 Khái niệm
Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn mà

gây ra những biến đổi bất thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong,
suy luận, ý thức người bệnh.
Trong khi, sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối
loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải
mái, cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp
giữa cá nhân, người xung quanh và môi trường xã hội [31].
Ngày nay, khi mà xu hướng phát triển kinh tế xã hội theo công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cuộc sống con người nhiều áp lực và stress.
Công nghiệp hóa gây ô nhiễm môi trường bằng tiến ồn, sóng cao tần và chất
thải công nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường của người dân, tai nạn giao thông
tăng gây chấn thương sọ não, nghiện rượu, nghiện ma túy rối loạn hành vi của
thanh thiếu niên…tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tâm thần, gây
ra những tổn thương tinh thần cho những người đang sống. Chính vì thế có
thể nói bệnh tâm thần là bệnh của xã hội phát triển. Sức khỏe tâm thần không
bình thường thể hiện ở rối loạn khả năng tự chủ bản thân, rối loạn với khả
năng thích ứng với môi trường, rối loạn khả năng cải tạo môi trường có những
hành vi và cảm xúc bất thường kỳ dị do rối loạn nhận thức ảo giác [28] [31]


Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm giảm sút khả
năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành
viên trong gia đình và tổn thiệt về cả kinh tế [18]. Bệnh tâm thần nếu không
được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh
trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời
là để ngăn chặn sự tiến triển xấu này.
3.1.2. Phân loại bệnh tâm thần theo nguyên nhân gây bệnh [4]
* Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân thực tổn:
- Do tổn thương trực tiếp tổ chức não: chấn thương sọ não, nhiễm trùng
thần kinh (viêm não, giang mai thần kinh…), nhiễm độc thần kinh (nghiện
rượu, ma túy…)

- Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa,
nội tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố…
* Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân tâm lý:
- Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn
sang chấn sau stress, rối loạn thích ứng.
- Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối
loạn phân ly
- Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên do giáo dục không đúng, môi
trường xã hội không thuận lợi.
- Rối loạn ám ảnh, lo âu…
* Bệnh tâm thần phát sinh do cấu tạo thể chất bất thường và phát
triển tâm lý gây ra.
- Các dị tật bẩm sinh
- Thiếu sót về hình thành nhân cách
* Các nguyên nhân chưa rõ ràng:
Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp là:
- Bệnh tâm thần phân liệt.


- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
- Động kinh nguyên phát.
3.1.3. Thuốc sử dụng điều trị trong bệnh tâm thần [13]
* Thuốc an thần gây ngủ
Dựa vào cấu trúc hóa học chia thành 3 nhóm:
+ Dẫn xuất của acid barbituric: phenobarbital, hexobarbital,...
+ Dẫn xuất benzodiazepin: diazepam, nitrazepam,...
+ Các dẫn xuất khác: Buspiron, zolpidem, glutethimid,...
* Thuốc chống động kinh
Dựa vào cơ chế tác dụng, chia thuốc chống động kinh thành 4 nhóm.
+ Ức chế kênh Na+: Phenytoin, carbamazepin, oxcarbamazepin,

lamotrigin...
+ Ức chế kênh Ca+: Ethosuximid, trimethadion...
+ Tăng hoạt tính GABA: Phenobarbital, diazepam, cloazepam,
vigabatrin...
+ Đa cơ chế: Acid valproic
* Thuốc điều trị rối loạn tâm thần
- Thuốc ức chế tâm thần: Theo cấu trúc hóa học chia thành các loại sau:
+ Dẫn xuất phenothiazin: Clopromazin, fluphenazin,...
+ Dẫn xuất butyrophenon: Haloperidol...
+ Dẫn xuất benzamid: sulpirid, remoxiprid...
+ Các dẫn xuất klhác: dẫn xuất benzisoaol (risperidon), dẫn xuất
thioxanthen, dẫn xuất diphenylbutyl piperazin (pimozid), dibenzodiazepin
(clozapin), alcaloid cây ba gạc (reserpin),..,
- Thuốc chống trầm cảm: bao gồm các loại sau:
+ Ức chế monoamin oxydase (IMAO): Phenelzin, isocarboxazid
+ Chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin, imipramin...
+ Ức chế chọn lọc thu hồi serotonin: Fluoxetin, paroxetin, sertralin...


+ Các thuốc khác: Amoxapin, maprotilin, venlafaxin...
- Thuốc điều hòa hoạt động tâm thần: Lithium...
3.2. Dịch tễ học bệnh tâm thần trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.3. Dịch tễ học bệnh tâm thần trên thế giới
Rối loạn tâm thần là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến
trên thế giới, ước tính gây ra khoảng 14% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo
công bố năm 2011, tỷ lệ mắc các chứng tâm thần ở một số nước như sau [1].
Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc các chứng tâm thần ở một số nước.
TT

Nước


Tỉ lệ % dân số

1

Mỹ

58.0

2

New zealand

47.0

3

Ukraina

43.1

4

Australia

40.4

5

Colombia


37.4

6

Cebanon

36.0

7

Iran

29.8

8

Canada (chưa nghiên cứu nghiện chất)

21.9

9

Châu âu( 06 nước)

21.2

10

Bắc Kinh


17.4

2.2.4. Dịch tễ học bệnh tâm thần tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra quốc gia năm 1999 - 2000 cho thấy ở nước ta tỷ
lệ mắc 10 bệnh tâm thần thường gặp chiếm khoảng 15% dân số (tương đương
với khoảng 13,5 triệu người) với khoảng 3 triệu người mắc các rối loạn tâm
thần nặng [31]. Trong đó tâm thần phân liệt 0,47%; trầm cảm 2,8%; động
kinh 0,33%; rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn tâm thần sau chấn


thương sọ não 5,2%; chậm phát triển tâm thần 0,63%; rối loạn hành vi ở
thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần do rượu, ma túy 5,3%.
Báo cáo kết quả hoạt động năm 2014 và kế hoạch hoạt động năm 2015
của Viện tâm thần quốc gia:[14]
* Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt:
- Số bệnh nhân phát hiện, quản lý và điều trị mới 3.474 đưa tổng số
bệnh nhân cả nước lên 196.019 bệnh nhân, tương đương 78% ( ước tính trong
cả nước gần bằng 253.000 bệnh nhân - Tỷ lệ nghiên cứu năm 2012)
- Phục hồi chức năng, giảm tỷ lệ mãn tính tàn phế xuống dưới 20% số
bệnh nhân TTPL được phát hiện và quản lý.
* Đối với bệnh nhân động kinh:
- Năm 2014 phát hiện điều trị cho 16.365 bệnh nhân mới, đưa tổng số
bệnh nhân động kinh được quản lý và điều trị lên 99.570 tương đương 61% (
ước tính trong cả nước gần bằng 253.000 bệnh nhân - Tỷ lệ nghiên cứu năm
2012)
- Điều trị ổn định, chống tái phát cho 80% số bệnh nhân động kinh
được phát hiện và quản lý.
Hiện tại, Việt Nam là một trong 35 nước chưa có luật về sức khỏe tâm
thần. Hơn một nửa các nước Đông Nam Á không có hoạt động chăm sóc sức

khỏe tâm thần tại cộng đồng hay hoạt động điều trị các rối loạn tâm thần nặng
tại tuyến cơ sở, các bệnh viện và viện vẫn là cơ sở điều trị chủ yếu. Trước nhu
cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe tâm thần, việc xây dựng Luật Sức
khỏe Tâm thần, thành lập Ủy ban Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần, đơn vị
chuyên trách về sức khỏe tâm thần trong Bộ Y tế là những vấn đề cần được
ưu tiên triển khai thực hiện. Nội dung này được đưa ra tại Hội thảo tham vấn
về Chiến lược Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần giai đoạn 2016-2025 và tầm
nhìn đến 2030 do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế phối hợp với tổ


chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ
chức sáng ngày 07/12/2015 [1].
2.3. Vài nét về bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh.
Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh là đơn vị sự nghiệp công lập, được thành
lập theo Quyết định số 2204/QĐ-UBND ngày 06/8/2008 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh. Bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo hoạt động toàn diện, trực tiếp của Sở
Y tế, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bệnh viện
Tâm thần Trung ương I. Tuy nhiên, đến tháng 10/2014 bệnh viện mới bắt đầu
thu dung bệnh nhân vào điều trị nội trú, toàn bộ số liệu báo cáo năm 2015
phản ánh hoạt động của bệnh viện trong năm đầu tiên thực hiện công tác
chăm sóc khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người
bệnh tâm thần trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
* Tổ chức bộ máy
Ban giám đốc

05 Phòng chức năng

06 Khoa


Phòng Kế hoạch tổng hợp

Khoa Khám bệnh CC

Phòng Tổ chức hành chính

Khoa Cấp tính Nam

Phòng Tài chính kế toán

Khoa Cấp tính Nữ

Phòng Chỉ đạo tuyến

Khoa Dược - TBYT

Phòng điều dưỡng

Khoa Cận lâm sàng
Khoa KSNK dinh dưỡng

Hình 1.2. Tổ chức bộ máy bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh


*Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện
Tính đến tháng 6 năm 2016, toàn tỉnh có hơn 4740 bệnh nhân tâm thần,
động kinh và các rối loạn tâm thần khác đang được điều trị quản lý trong Dự
án CSSKTT cộng đồng. Trong đó tâm thần phân liệt đang được quản lý và
điều trị hơn 3169 bệnh nhân [2].
Dự báo nhu cầu khám chữa bệnh tâm thần ngày càng nhiều nếu không

được dự phòng tích cực, khám phát hiện sớm và điều trị tích cực, thì tỷ lệ
bệnh nhân sẽ ngày càng tăng cao. Do đặc thù của bệnh tâm thần là bệnh mãn
tính, điều trị duy trì nên công tác khám chữa bệnh của bệnh viện tập trung vào
khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân. Hoạt động sử dụng thuốc của bệnh
viện chủ yếu là hoạt động kê đơn ngoại trú bao gồm nguồn thuốc chương
trình mục tiêu quốc gia, và thuốc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế. Với những lý do
trên đề tài thực hiện khảo sát hoạt động sử dụng thuốc của bệnh viện thông
qua hoạt động quản lý sử dụng thuốc trong quá trình cấp phát thuốc CTMT,
BHYT tại bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh.
2.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện Tâm
thần Hà Tĩnh
Là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược - TBYT có chức năng quản lý tham mưu cho Giám đốc
bệnh viện về toàn bộ công tác Dược, quản lý vật tư - thiết bị y tế trong bệnh
viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc, các vật tư - thiết bị y tế
có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý.
Khoa Dược-TBYT có các bộ phận và hoạt động theo quy chế, quyền
hạn như quy định tại Thông tư 22/2011/TT-BYT của Bộ y tế thực hiện công
tác Nghiệp vụ dược, Thống kê, Dược lâm sàng- thông tin thuốc, kho cấp phát.
Về nhân sự hiện tại có 01 DSĐH, 03 DSTH và 01 cán bộ thiết bị y tế trong


tổng số 62 cán bộ nhân viên toàn bệnh viện (14 bác sỹ). Thông thường tỷ lệ
nhân sự dược chiếm 5-7% so với tổng biên chế toàn bệnh viện và theo thông
tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV về hướng dẫn định mức biên chế sự
nghiệp trong các cơ Sở Y tế Nhà nước tỷ lệ DSĐH/BS là 1/8 -1/15,
DSĐH/DSTH là 1/2-1/2,5. Từ số liệu trên ta thấy tổng nhân sự khoa dược là
5/62 tỷ lệ 8,1%, DSĐH/BS là l/14, DSĐH/DSTH là 1/3. Như vậy cơ bản nhân
sự dược đáp ứng được yêu cầu theo khuyến cáo.

*Đơn vị Thông tin thuốc
Đơn vị Thông tin thuốc được thành lập vào năm 2015, gồm có 9 thành
viên, chủ tịch Hội đồng Thuốc & điều trị làm tổ trưởng, 01 DSĐH trưởng
khoa dược là ủy viên thư ký, các thành viên bao gồm 01 bác sỹ phòng Kế
hoạch tổng hợp, các bác sỹ trưởng khoa điều trị, 01 điều dưỡng trưởng bệnh
viện, 01 DSTH thuộc khoa dược.
Hình thức hoạt động của đơn vị thông tin thuốc bao gồm:
+ Tư vấn trực tiếp qua điện thoại tới các bác sĩ.
+ Bảng thông tin thuốc đặt tại khoa dược.
+ Tài liệu thông tin thuốc: các văn bản mới về dược, thông báo về
thuốc bị đình chỉ, lưu hành, thông tin về thuốc mới, chỉ định, phối hợp ( Dược
thư, Vidal, Website www.mims.com/vietnam ...), Thông tin về tương tác
thuốc (Website , ...), Thông
tin về phản ứng có hại của thuốc. Các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng thông tin về
thuốc từ tạp chí Y- dược, tài liệu do bệnh viện Tâm thần Trung ương I soạn
thảo...
+ Tư vấn xây dựng và sử dụng danh mục thuốc bệnh viện. Tham vấn
xây dựng phác đồ điều trị một số bệnh trong chuyên khoa tâm thần tại bệnh
viện.
+ Thảo luận thông qua các buổi giao ban chuyên môn và các buổi sinh
hoạt khoa học của bệnh viện.


×