Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

THỰC TRẠNG kế TOÁN THUẾ GTGT tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại NGHĨA NHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.42 KB, 39 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KẾ
TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1. 1.Thuế GTGT
1.1.1 Lịch sử ra đời của thuế GTGT
Thuế GTGT (tiếng anh là Value Added Tax, viết tắt là VAT) được nghiên
cứu từ lâu trên thế giới và Pháp là nước đầu tiên áp dụng vào năm 1954 ở phạm
vi hẹp, đến năm 1968 mới áp dụng trên diện rộng. Ở Việt Nam, thuế GTGT
được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 vào những năm 90 của
thế kỷ XX. Thuế GTGT được ban hành luật và được Quốc Hội nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội khóa IX
ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Thuế GTGT là
một luật thuế mới vó phạm vi áp dụng trên diện rộng nên đã gặp nhiều khó khăn
vương mắc. Vì vậy, sau một thời gian thi hành đến nay, luật thuế GTGT đã được
Quốc Hội nhiều lần sửa đổi và bổ sung.
1.1.2. Khái niệm thuế GTGT
Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ là phần tăng thêm mới được tạo
ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa
tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua
vào tương ứng. Do đó, thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của
sản phẩm, hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng và được nộp vào NSNN theo mức độ tiêu thụ hàng hóa dịch vụ.
1.1.3. Đặc điểm của thuế GTGT
Từ khái niệm về thuế GTGT như trên, chúng ta có thể thấy thuế
GTGT có những đặc điểm như sau:
- Thuế GTGT là thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa,
dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập thông qua sự đóng góp của người



SV:Trần Thị Kiều Trang

1

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

tiêu dùng còn nhà sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ chỉ là người đứng ra
nộp hộ
- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao.
- Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rộng, áp dụng cho tất cả các hàng hóa,
dịch vụ tiêu thụ trong nước, đối với mọi tổ chức cá nhân thuộc lĩnh vực sản xuất
kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
- Thuế GTGT có tính lãnh thổ rõ rệt
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng
hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đén tiêu dùng. Thuế
GTGT đánh trên từng khâu bán hàng hóa, dịch vụ
- Thuế chỉ thính trên phần giá trị tăng thêm của HH, DV ở từng khâu bán
hàng nên khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu, không bị ảnh hưởng
bởi việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp là phân đoạn hay
tiêu thụ khép kín
Nguyên tắc chung là trong từng kỳ kế toán (thường là 1 tháng) lấy số
thuế đầu ra trừ đi số thuế đầu vào, nếu kết quả là một số dương thì đó là số thuế
GTGT phải nộp trong kỳ, nếu kết quả là một số âm thì đó là số thuế doanh

nghiệp được hoàn lại trong kỳ, nếu kết quả là số 0 thì doanh nghiệp không phải
nộp thuế trong kỳ
- Đối với hàng hóa xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%
1.1.4. Vai trò của thuế GTGT
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được
thể hiện như sau:
Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của nền kinh tế thông qua điều
tiết phần thu nhập của tổ chức, các nhân tiêu dùng HH, DV chịu thuế GTGT,
qua đó điều tiết sản xuất, tiêu dùng, trên cơ sở đó điều tiết nền kinh tế.
Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của NSNN: cùng với xu hướng tăng
trưởng kinh tế, quy mô của hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả
kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế GTGT ngày càng lớn và
tương đối ổn định cho NSNN.
SV:Trần Thị Kiều Trang

2

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Thuế GTGT không thu trùng lặp: do thuế GTGT chỉ tính trên giá trị tăng
thêm của HH, DV trên mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu
dùng không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã
nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau nên khuyến khích các tổ

chức, cá nhân bỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích
chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất, phù hợp với định hướng phát triển của
nền kinh tế nước ta.
Khuyến khích xuất khẩu HH, DV thồn qua việc áp dụng mức thuế suất
0%: doanh nghiệp xuất khẩu HH, DV không những không phải chịu thuế GTGT
ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ thuế đã nộp ở các khâu trước nên
có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều
kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tanh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hóa đơn, chứng từ,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt kết quả cao.
Tóm lại, thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, việc áp dụng thuế GTGT
khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế”. Thuế
GTGT đã đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia áp dụng nó thông qua việc
khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho
NSNN.
1.1.5. Nội dung cơ bản của thuế GTGT
1.1.5.1. Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua
của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
1.1.5.2. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung và Nghị định 209/2014/NĐ-CP
ngày 19 tháng 06 năm 2014 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều luật thuế GTGT” và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014
gồm 26 đối tượng không chịu thuế GTGT có những đặc điểm sau:
SV:Trần Thị Kiều Trang

3

MSV:

11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Là sản phẩm của một số ngành SXKD trong các điều kiện khó khăn phụ
thuộc vào thiên nhiên, sản xuất ra lại dùng cho chính người sản xuất và nhu cầu
toàn xã hội.
- Là SP, HH, DV thiết yếu phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội, nhằm nâng
cao đời sống vật chất, văn hóa không ngừng tăng lên.
- Là SP, HH, DV nhằm phục vụ nhu cầu toàn xã hội không vì mục tiêu lợi
nhuận.
- Là SP, HH, DV không tiêu dùng ở VN như hàng tạm nhập, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập, hàng quá cảnh…
- Là SP, DV được ưu đãi vì mang tính xã hội, tính nhân đạo cao.
- là SP, HH, DV do nhà nước cần khuyến khích đầu tư.
1.1.5.3. Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hính thức kinh
doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) bao
gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật
hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự
nghiệp và các tổ chức khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia
hợp tác KD theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (hay là Luật đầu tư); các tổ
chức, các nhân nước ngoài hoạt động KD ở Việt Nam nhưng thành lập tại Việt
Nam;
- Cá nhân, hộ gia đính, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng
khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
SV:Trần Thị Kiều Trang

4

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Tổ chức, cá nhân SXKD tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả các trường
hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.
1.1.5.4. Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.
- Gía tính thuế GTGT
Gía tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế GTGT số
13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội khóa 12:
- Đối với HH, DV là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với HH,DV chịu
thuế TTĐB thì giá tính thuế là giá đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
- Đối với HH nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu
(nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng với thuế BVMT (nếu có).

- Đối với HH, DV dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá
tính thuế GTGT của HH, DV cùng loại tương đương tại thời điểm phát sinh các
hoạt động này.
- Đối với hoạt động cho thuê TS là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
+ TH cho thuế theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả tiền thuê cho
một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho
thời hạn thuê chưa có thuế GTGT.
+ TH thuê máy móc, thiết bị, phượng tiện vận tải của nước ngoài loại
trong nước chưa SX được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả
cho nước ngoài.
- Đối với HH bán theo phương thức trả chậm, trả góp là giá bán của HH
tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm các khoản lãi
trả chậm, trả góp.
- Đối với HH gia công là giá gia công.
- Đới với HH, DV khác là do chính phủ quy định.
- Thuế suất thuế GTGT.
Mức thuế suât 0%:
SV:Trần Thị Kiều Trang

5

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bổ sung hướng dẫn áp dụng mức thuế suất 0%: hàng hóa xuất khẩu tại

chỗ theo quy định của pháp luật.
Bổ sung hướng dẫn vận tải quốc tế thuộc đối tượng áp dụng thuế
suất 0% bao gồm cả điểm đi và đến đều ở nước ngoài, không phân biệt có
phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện.
Bổ sung các nội dung của Thông tư số 112/2009/TT-BTC ngày 02/6/2009
của Bộ Tài chính về điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế, dịch
vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước
ngoài hoặc thông qua đại lý.
Đồng thời bổ sung:
+ Đối với các dịch vụ của ngành hàng không: bổ sung dịch vụ chất xếp,
kiểm đếm hàng hoá.
+ Đối với các dịch vụ của ngành hàng hải: bổ sung đăng kiểm.
Mức thuế suất 5%:
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất
kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức cho vật nuôi khác.
- DV đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm
quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật này.
- Mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, lưới, dây giềng và sợi để đan lưới
đánh cá.
- Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản
phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật này.
- Đường, phụ phẩm cho sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã
bùn.

SV:Trần Thị Kiều Trang


6

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vở dừa… SP thủ côn khác sản
xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp, bông sơ chế, giấy in báo.
- Máy móc thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp.
- Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế, thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh…
- Giáo cụ dùng để giản dạy và học tập.
- Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật,
sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
- Đồ chơi cho trẻ em, sách các loại, trừ sách quy định tại Khoản 15 Điều 5
của Luật này.
- DV khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
Mức thuế suất 10%: đối với HH, DV dầu mỏ, khí đốt, điện, thương
phẩm… và các HH, DV còn lại không thuộc đối tượng áp dụng thuế 0% và 5%.
1.1.5.5. Phương pháp tính thuế GTGT
Doanh nghiệp hiện nay đang nộp thuế theo một trong 2 phương pháp: phương
pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
- Đối tượng áp dụng: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ theo quy định của phương pháp khấu trừ về kế toán, hóa đơn,
chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; trừ các đối tượng

áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT

=

phải nộp
Trong đó:
Thuế GTGT

=

Số thuế

Số thuế GTGT

GTGT đầu ra

đầu vào

Gía tính thuế của HH,

x

Thuế suất của

đầu ra
DV chịu thuế bán ra
HH, DV
Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua

HH, DV (bao gồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất, kinh doanh HH, DV chịu
thuế GTGT.
SV:Trần Thị Kiều Trang

7

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

1.1.5.5.1. Phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT
- Đối tượng áp dụng: cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp
luật; tôt chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật đầu tư; hoạt động
kinh doanh, mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ…
- Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp

GTGT của HH,
=

DV chịu thuế

Thuế xuất thuế
X


GTGT của HH, DV
đó

Trong đó:
GTGT của HH,

=

Doanh số của

-

Gía vốn của HH, DV

DV chịu thuế
HH, DV bán ra
bán ra
Đối với hoạt động SXKD là số chênh lệch giữa doanh số bán ra với số vật
tư hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh.
Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư,
hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số bán ra thì được xác định như
sau:
Trị giá vốn
hàng bán ra

Trị giá hàng
=

tồn đầu kỳ


Trị giá hàng
+

mua vào trong

Trị giá hàng
-

tồn cuối kỳ

kỳ
1.1.5.5.2. Đăng ký kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế GTGT
- Đăng ký nộp thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT kể cả các chi nhánh,
cửa hàng, cơ sở trực thuộc phải đăng ký nôp thuế với cơ quan thuế trực tiếp
quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập thời gian đăng ký nộp
thuế GTGT chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận kinh doanh
nhưng đã hoạt động kinh doanh thì phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.
Trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi ngành
SV:Trần Thị Kiều Trang

8

MSV:
11D05511



Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

nghề kinh doanh, cơ sở phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày
trước khi tiến hành các hoạt động trên.
- Kê khai thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT từng tháng thì nộp tờ khai thuế cho
cơ quan thuế trong 20 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không
phát sinh thuế đầu vào hay thuế đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và
nộp tờ khau thuế cho cơ quan thuế nhưn bình thường. Cơ sở kinh doanh phải kê
khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của việc kê khai.
Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu HH, DV chịu thuế phải kê khai và
nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu
với hải quan nơi thu thuế nhập khẩu.
Cơ sở kinh doanh buôn bán chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng
chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mà mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại HH, DV có mức thuế GTGT khác nhau phải
kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại HH, DV.
Nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo tưng mức thuế suất thì phải
tính và nộp theo mức thuế suất cao nhất của HH, DV mà cơ sở có sản xuất, kinh
doanh.
Cơ sở kinh doanh khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
thì thời gian chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình
thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp thì thời hạn nộp tờ khai
thuế chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày diễn ra hoạt động trên.
- Nộp thuế
Thuế GTGT nộp vào NSNN theo các quy định sau:

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào NSNN theo
thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi
trong thông báo và chậm nhất là không quá 20 ngày của tháng tiếp theo.
SV:Trần Thị Kiều Trang

9

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Cơ sở kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế GTGT theo từng lần
nhập. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu
được thực hiện theo từng thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ
tính thuế tiếp theo. Trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới TSCĐ, có số thuế
đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy
định của chính phủ.
Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng VNĐ.
- Quyết toán thuế
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan
thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 90
ngày kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán
thuế cho cơ quan thuế. Thuế nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp
theo.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải
thể, phá sản cơ sở kinh doanh cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan
thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định trên.
- Hoàn thuế
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế
GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được
khấu trừ hết.
 Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được xét hoàn
thuế GTGT hàng quý nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong
quý lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế đầu vào được khấu trừ bao gồm số thuế đầu
vào phát sinh trong tháng và số thuế đầu vào được khấu trừ của tháng trước
chuyển sang.

SV:Trần Thị Kiều Trang

10

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

 Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần
xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì
được xét hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc từng tháng.
Hoàn thuế đối với cơ sở kinh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế trong trường hợp lũy kế sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đâug tiên hoặc ít

nhất sau 4 quý tính từ tháng, quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được
khấu trừ mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư mà số thuế
GTGT của HH, DV mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và
số thuế còn lại từ 300 triệu trở lên thì được hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế
GTGT khi chuyển đổi quyền sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sát nhập, hợp
nhất, chia, tách, phá sản, chấm dứt hoạt động mà có số thuế GTGT nộp thừa
hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và trong trường hợp hoàn thuế GTGT theo
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài xuất cảnh và đối với các
chương trình dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
1.2. Kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp.
1.2.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào khấu trừ
- Chứng từ kế toán sư dụng:
- Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ HH, DV mua vào mẫu số 01-2/GTGT
SV:Trần Thị Kiều Trang

11

MSV:
11D05511



Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT
- Quyết toán thuế GTGT mẫu số 11/GTGT
- Các chứng từ có liên quan…
- Tài khoản kế toán sử dụng:
* TK 133: “Thuế GTGT được khấu trừ” có 2 TK cấp 2:
- TK 133(1): “Thuế GTGT được khấu trừ của HH, DV” phản ánh thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ của HH, DV mua ngoài vào SXKD hàng hóa thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT.
- TK 133(2): “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ” phản ánh thuế GTGT đầu
vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Kết cấu cuả TK 133:
Bên nợ: Thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ.
Bên có:
+ Số thuế GTGT được khấu trừ
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
+ Thuế GTGT đầu vào của HH, DV mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá
+ Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
Số dư bên nơ: số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thues GTGT còn
được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
- Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: ( Phụ lục số 01)
+ Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ, mua bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ.

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
SV:Trần Thị Kiều Trang

12

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).
+ Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642,. . . (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).
+ Khi mua hàng hoá giao bán ngay :
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán)
+ Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng

hoá:
- Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì
thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
- Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động
văn hóa, phúc lợi. . . được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án
hoặc quỹ khen thưởng, phúc lợi thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
được tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế GTGT và thuế nhập
khẩu)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
+ Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do
SV:Trần Thị Kiều Trang

13

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội


kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ
Nợ TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 152, 153, 156, 211,. . . (Giá mua chưa có thuế GTGT).
+ Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế
GTGT.Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213 (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331,…
+ Khi mua TSCĐ có Hoá đơn GTGT dùng chung vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế
GTGT.
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
+ Vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác
định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT
đầu vào của số hàng hoá này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất
chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi
có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ
chức, cá nhân, ghi:
Nợ TK 111, 334,. . . (Số thu bồi thường)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
SV:Trần Thị Kiều Trang

14

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

(Nếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay).
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư hàng hóa dịch vụ, TSCĐ liên
quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ hoàn thuế theo
chế độ quy định như trường hợp mua vật tư hàng hóa , dịch vụ, TSCĐ như trong
nước.
+ Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số
thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được
hoàn lại, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ .
1.2.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001

- Bảng kê hóa đơn cứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT
- Sổ theo dõi thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp.
- Tài khoản sử dụng:
* TK 333(1): “Thuế GTGT phải nộp” có 2 TK cấp 3:
- TK 333(11): “Thuế GTGT đầu ra” phản ánh thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT
đầu vào đã khấu trừ, thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế
GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của SP, HH, DV tiêu thụ trong kỳ.
- TK 333(12): “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” phản ánh số thuế GTGT của hàng
nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSNN.
Kết cấu TK 333(1):
Bên nợ:
+ Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
+ Số thuế GTGT được giảm trừ và số thuế GTGT phải nộp
+ Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
+ Số thuế GTGT của HH bị trả lại, giảm giá
Bên có:
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của HH, DV đã tiêu thụ
SV:Trần Thị Kiều Trang

15

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

+ Số thuế GTGT phải nộp của HH nhập khẩu

Số dư bên có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
- Phương phápkế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (Phụ lục 02)
+ Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ: Kế toán phản ánh doanh
thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ (theo giá bán chưa có thuế GTGT) và thuế
GTGT,Kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán.
Có TK 511: Doanh thu BH và CCDV(Theo giá bán chưa có thuế)
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp.
Nếu là bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ nội bộ thì kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112, ,…(Tổng giá thanh toán)
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa thuế)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
+ Khi bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp:
Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(chưa VAT)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (lãi trả chậm)
+ Khi xuất bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo phương thức hàng
đổi hàng:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 511:Doanh thu BH và CCDV (Giá bán chưa thuế GTGT)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp ( của sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ đem đi trao đổi)
+ Khi hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa thuế GTGT)
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp(của hàng bán bị trả lại)
Có TK 111, 131,..: Tổng giá thanh toán (của hàng bán bị trả lại)
+ Cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tư thu
tiền trước cho thuê nhiều kỳ (doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng
số tiền cho thuê đã thu chia cho số kỳ cho thuê).

SV:Trần Thị Kiều Trang

16

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khi nhận tiền trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền nhận được
Có TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa thuế)
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu cho thuê trong kỳ hiện tại:
Nợ TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511(3) : (doanh thu cho thuê TSCĐ hữu hình, vô hình)
Hoặc Có TK 511(7) : (doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư).
1.3. Kế thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
1.3.1.Kế toán thuế GTGT đầu vào ( phụ lục 03)
- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
+ Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ dùng vào SXKD, kế toán phản ánh
giá trị vật tư mua, hàng hóa, dịch vụ, là tổng giá thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211: Giá mua có cả thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán
+ Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ dùng ngay vào SXKD, kế toán phản
ánh giá trị mua vật tư, hàng hóa dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán, kế
toán ghi:

Nợ TK 641, 642, ,621,627: Giá mua có cả thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi xuất, biếu
tặng, kế toán ghi:
Nợ TK 641, 642 …
Nợ TK 353: Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng
+ Khi mua TSCĐ dùng vào SXKD kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua vào là
bao gồm cả thuế GTGT đầu vào, kế toán ghi:
Nợ TK 211: Tổng thanh toán
Có TK 111, 112, 331, 311,….
- Trường hợp mua vật tư HH, DV dùng cho hoạt động SXKD thuộc diện không
chịu thuế GTGT hoặc thuộc diện chịu thế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
SV:Trần Thị Kiều Trang

17

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Nợ TK 152, 153, 156, 211: Gía mua đã có thuế
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
- Trường hợp mua hàng hóa nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh
thuộc diện không chịu thuế GTGT hoặc thuốc diện chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính

vào giá trị hàng mua:
Nợ TK 152, 153, 156, 211... giá mua chưa có thuế GTGT và thuế NK
Có TK 333: thuế và các khoản phải nộp NN (3332,3333,33312)
Có TK 111, 112, 331…
1.3.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra (Phụ lục 04)
+ Khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, kế toán phản ánh doanh thu bán sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng ( đã có thuế GTGT)
+ Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác kế
toán ghi:

Nợ TK 111, 112…
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711: Thu nhập khác

+ Số tiền trả lại cho khách hàng, vì hợp đồng cung cấp dịch vụ, cho thuê tài sản
không được thực hiện, kế toán ghi:
Nợ TK 3387: Nếu chưa kết chuyển doanh thu
Nợ TK 511 : Nếu đã kết chuyển doanh thu
Có TK 111, 112: Tổng số tiền trả lại
+ Khi được giảm thuế GTGT, kế toán ghi:
- Trường hợp số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong
kỳ:
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711: Thu nhập khác
- Trường hợp khác số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền ghi:
Nợ TK 111, 1112
Có TK 711: Thu nhập khác
SV:Trần Thị Kiều Trang


18

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

SV:Trần Thị Kiều Trang

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

19

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI NGHĨA NHUNG
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Thương mại Nghĩa Nhung
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển về công ty
Công ty TNHH thương mại Nghĩa Nhung là một trong những đơn vị có
uy tín, đã khẳng định được thương hiệu Nghĩa Nhung trong lĩnh vực xây dựng

và kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận .
Ngày 1/10/2004, Công ty Trách nhiện hữu hạn thương mại vật tư Nghĩa
Nhung thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102009481 của Sở Kế
hoạch và đầu tư Tỉnh Phú Thọ.
Ngày 25/5/2010, theo quyết định của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ,
công ty được đổi tên thành Công ty TNHH thương mại Nghĩa Nhung, tên gọi
này hiện nay vẫn là tên chính thức của công ty.
. Tên công ty: Công ty TNHH thương mại Nghĩa Nhung.
. Trụ sở chính: Số nhà 3093, đường Hùng Vương, phường Vân Cơ, thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
. Điện thoại: 02103852518.
. Tài khoản ngân hàng: 42310000037073 tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh
tỉnh Phú Thọ.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Bán buôn, bán lẻ vật liệu, thiết bị lắp
đặt khác trong xây dựng, trong các cửa hàng chuyên doanh. Kể từ khi thành lập
đến nay công ty đã không ngừng mở rộng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của
thị trường và tạo được uy tín tốt đối với khách hàng.
2.1.2. Đặc điểm quy trình kinh doanh hàng hóa của Công ty TNHH Thương
mại Nghĩa Nhung
* Những mặt hàng chủ yếu của công ty:
- Xi măng.
- Thép xây dựng.
SV:Trần Thị Kiều Trang

20

MSV:
11D05511



Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Công ty TNHH thương mại Nghĩa Nhung chuyên kinh doanh mặt hàng vật liệu
xây dựng. Nhập hàng từ những nhà cung cấp sau đó phân phối cho các đại lý,
rồi đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cuối cùng được bán cho người tiêu dùng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
kinh doanh
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty được khái quát theo sơ đồ ( Phụ lục 05 )
Một giám đốc: Phụ trách công tác tổ chức hành chính, trực tiếp chỉ đạo
công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, là người trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế.
Một phó giám đốc: Giúp việc trực tiếp cho giám đốc, chịu trách nhiệm chính
phần phụ trách của mình.
Phòng tổ chức hành chính: 5 người. Có nhiệm vụ xây dựng và quản lý
toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu của công ty theo nguyên tắc văn thư bảo mật.
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện công tác xây dựng cơ bản.Thực
hiện công tác quản lý, chăm lo đời sống tinh thần của cán bộ trong công ty,
tuyển chọn, đào tạo nhân viên, sắp xếp vào các vị trí thích hợp nhằm phát huy
khả năng của cán bộ nhân viên.
Phòng kinh doanh: Tổ chức tìm hiểu thị trường, lập các kế hoạch , quảng
cáo và tiêu thụ các mặt hàng của công ty.
Phòng kế toán: 03 người. Thực hiện công tác kế toán tài chính của đơn vị,
giám sát, kiểm tra các hoạt động của công ty thông qua các chứng từ, sổ sách kế
toán, vào sổ và thực hiện quyết toán hàng quý, lập báo cáo tài chính quyết toán
năm. Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quản lý tài chính cũng như
các công tác khác.
Phòng kĩ thuật: Tổ chức lắp đặt ,bảo hành,bảo dưỡng các máy móc, thiết bị
điện tử mà công ty nhập vào.

Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho công ty. Kiểm tra kiểm soát mọi vấn đề an toàn về con người và tài sản.

SV:Trần Thị Kiều Trang

21

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2.1.4.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Xã hội phát triển, Công ty cũng không ngừng đón nhận những cơ hội mới,
cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo, công ty đã đạt
được những thành tích đáng nể.
Từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2013, 2014
(Phụ lục 06) ta có thể đưa ra những nhận xét như sau:
 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 so với năm 2014 tăng
9.466.990.751 đồng.( tương ứng tăng 5%). Có thể thấy doanh thu tăng một cách
đột biến.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm tương ứng với 300.000.000 đồng.
Điều này cho thấy, ban giám đốc đã có những biện pháp giảm thiểu chi phí một
cách hiệu quả và để làm giảm các chi phí không cần thiết, nhằm giảm chi phí
quả cách hợp lý và tăng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu cuối cùng đáng quan tâm là Lợi nhuận sau thuế TNDN vì lợi
nhuận thuần bị âm nên lợi nhuận thực sự mà doanh nghiệp được hưởng

là không có.
Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy công ty đang gặp tình trạng thua lỗ trong
năm vừa qua, ban lãnh đao cần tìm ra giải pháp để giúp công ty tránh việc lợi
nhuận sau thuế bị âm như tìm kiếm giải pháp giảm tải chi phí như giá vốn, tìm
nguồn cung cấp chất lượng và rẻ…
- Năm 2013, công ty nộp ngân sách 1 tỷ đồng.
- Năm 2014, công ty nộp ngân sách 1,4 tỷ đồng. Đảm bảo thu nhập ổn định
cho hơn 30 cán bộ công nhân viên với mức lương trung bình 3,6 triệu
đồng/người/tháng. Công ty còn được nhận bằng khen của Bộ Tài chính dành cho
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và giấy khen của Cục thuế tỉnh Phú Thọ.

SV:Trần Thị Kiều Trang

22

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán hiện đang
áp dụng tại công ty.
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Công ty TNHH thương mại Nghĩa Nhung là một đơn vị hạch toán độc lập,
có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Công ty tổ chức kế toán
theo hình thức tập trung.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty . ( Phụ lục 07)

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về công
tác kế toán, quản lý tài chính của công ty và mọi hoạt động của phòng, kiểm tra
các bộ phận kế toán.
Kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán : Thu thập kiểm tra từ ban đầu
và kèm theo thủ tục thanh toán, toàn bộ chi phí bằng tiền mặt tiền gửi, theo dõi
chặt chẽ hoạt động về số liệu, thu chi, lập báo cáo tho sự phân công của kế toán
trưởng.
Kế toán vật tư : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, tiến
hành phân bổ quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư hàng tháng, hàng quý tiến
hành đối chiếu với thủ kho, theo dõi quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ: Có trách nhiệm theo dõi bán
hàng, thống kê bán hàng, hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của
hàng hoá, tổng hợp doanh thu chuyển cho kế toán theo dõi. Kê khai tính thuế,
theo dõi và đốc thúc thu tiền công nợ, vào bàng kê và sổ chi tiết.
Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính chi trả lương cho lao động,
ngoài ra còn tính và trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tế ( BHYT ),
Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ qui định.
Thủ quỹ: Là người quản lý số tiền mặt tại Công ty, thu, chi theo phiếu thu,
phiếu chi, hàng tháng, hàng kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán.

SV:Trần Thị Kiều Trang

23

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2.2.2. Chế độ và các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty TNHH Thương mại Nghĩa Nhung áp dụng
chế độ kế toán theo QĐ15/2006 /BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài
chính.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm.
- Kỳ kế toán: áp dụng theo quý.
- Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam, ký hiệu “đ”.
- Hình thức kế toán: Theo hình thức “Nhật ký chung” (Phụ lục số 08)
- Phương pháp tính thuế, kê khai thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
thuế.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp xác định giá trị vật tư, hàng hóa xuất kho: Theo phương
pháp nhập trước-xuất trước.
2.3. Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Thương mại Nghĩa
Nhung
2.3.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào
* Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ HH, DV mua vào mẫu số 01-2/GTGT
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT
- Quyết toán thuế GTGT mẫu số 11/GTGT
- Các chứng từ có liên quan…

* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ nhật ký chung
SV:Trần Thị Kiều Trang

24

MSV:
11D05511


Luận văn tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Sổ cái TK 133(1) - Thuế GTGT đầu vào.
- Sổ theo dõi thuế GTGT đầu vào tại doanh nghiệp.
- Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại.
- Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn, giảm.
* Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 133: “Thuế GTGT được khấu trừ”: TK này phản ánh số thuế GTGT đầu ra,
số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGTG đã nộp và còn phải nộp cho
NSNN.
- TK 1331_ Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.
- TK 1332_ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ 1: Ngày 03/11/2014, căn cứ HĐGTGT số 0000148 công ty mua của
công ty TNHH Trường Thắng 1 chiếc máy in Canon 3200 với tổng giá thanh
toán 47.190.000 đ( trong đó Thuế suất thuế GTGT 10%). Công ty đã thanh toán
bằng tiền gửi NH. ( Phụ lục số 09 )
Kế toán định khoản:

Nợ TK 211: 42.900.000 đ
Nợ TK 133(2) : 4.290.000 đ
Có TK 112 : 47.190.000 đ
Ví dụ 2: Ngày 11 tháng 11 năm 2014, căn cứ theo hóa đơn GTGT số
0000139 , về việc mua 10.000 m2 tấm thạch cao PVC của công ty TNHH
Thương mại và dịch vụ Quang Phú với tổng số tiền thanh toán là
1.925.000.000đ ( thuế suất thuế GTGT 10%), công ty chưa thanh toán tiền cho
người bán (Phụ lục số 10)
Kế toán ghi:
Nợ TK 156:
Nợ TK 133(1):

1.750.000.000 đ
175.000.000 đ

Có TK 331_ cty Quang Phú: 1.925.000.000đ

SV:Trần Thị Kiều Trang

25

MSV:
11D05511


×