Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

THỰC TRẠNG kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH HEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN dược VTYT THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.83 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
1.1.Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp.......................................................................................................................1

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết Tắt

Diễn giải
Cổ phần
Vật tư y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Kinh phí công đoàn
Tài sản cố định
Sản phẩm
Chi phí
Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nguyên vật liệu

CP
VTYT
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ


TSCĐ
SP
CP
Thuế GTGT
Thuế TNCN
Thuế TNDN
NVL

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội loài người,việc sáng tạo ra của cả vật chất đều không thể
tách rời lao động.Lao động là điều kiện đầu tiên,cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người,là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất.Ttong quá
7


trình sản xuất,kinh doanh ở các doanh nghiệp,người lao động bỏ sức lao động ra
sản phẩm thì doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ,thù lao lao động
được biểu hiện qua thước đo giá trị gọi là tiền lương.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động ,nó là yếu tố
kích thích người lao động tăng năng suất,làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội.Tiền
lương không chỉ là vấn đề lợi ích kinh tế mà còn liên quan đến việc thực hiện
các chính sách về quản lý lao động và gắn với việc sử dụng lao động của doanh
nghiệp.Do đó,việc hạch toán và chi trả lương đúng,đủ,công bằng sẽ có tác dụng
nhằm tái sản xuất sức lao động cho người lao động.Công tác tiền lương và các
khoản trích theo lương cần phải chính xác,kịp thời,để đảm bảo quyền lợi của
doanh nghiệp cũng như người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của doanh nghiệp,vận dụng kiến thức đã học ở trường
vào thực tế em đã chọn đề tài :Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại công ty CP Dược- VTYT Thanh Hóa.

Nội dung ngoài lời nói đầu và kết luận,gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
công ty CP Dược – VTYT Thanh Hóa
Chương III: Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP Dược – VTYT Thanh
Hóa.
Hà nội,Ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên thực tập

8


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương trong doanh nghiệp

1.1 Khái niệm tiền lương.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí sức lao động sống cần thiết
mà doanh nghiệp phải trả người lao động theo thời gian,khối lượng công việc
mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
Một khái niệm khác cho rằng: Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử

dụng lao động trả cho người lao động theo nhiệm vụ,chức năng quy định.Khái
niệm này nêu rõ bản chất của tiền lương là giá cá của sức lao động được hình
thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức
lao động và người sử dụng lao động.
1.2.Các khoản trích theo lương.
Theo quy định hiện hành các khoản trích theo lương gồm: Khoản đóng
góp BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN. Việc tính trích các khoản này tại doanh
nghiệp được tiến hành trong tháng theo tỉ lệ quy định,Kế toán căn cứ vào quỹ
lương thực tế trong tháng( quỹ lương cơ bản và quỹ lương thực tế) và tỷ lệ quy
định cụ thể cho từng khoản trích để tìm ra số BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN
người lao động phải đóng góp từ tiền lương và BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN
người sử dụng lao động phải đóng góp được tính vào chi phí sản xuất,kinh
doanh.Do vậy,cùng với tiền lương,các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN
là khoản chi phí nhân công trong gía thành sản phẩm dịch vụ.
1.3.Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Để thực hiện được chức năng của kế toán trong điều hành quản lý hoạt động
của doanh nghiệp,góp phần tích cực quản lý lao động,tiền lương và bảo hiểm,kế
toán trong doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiệm vụ sau:

1


- Tổ chức ghi chép,phản ánh chính xác kịp thời và đầy đủ tình hình sử
dụng thời gian lao động và kết quả lao động.Trên cơ sở đó tính toán chính xác
các khoản có thể liên quan phải trả cho người lao động đúng chính sách,chế độ
về lao động tiền lương và BHXH.
- Tính toán và phân bổ chính xác,đúng đối tượng về tiền lương và các
khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Thanh toán kịp thời tiền lương,các khoản phải trả cho người lao động và
các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN theo đúng quy định đúng của cơ

quan quản lý.
- Kiểm tra,giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng lao động,quỹ tiền lương
đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành.Cung cấp thông tin cần thiết cho
công tác quản lý.
2.CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG.
Trên thực tế,thường áp dụng 2 hình thức trả lương sau:Tiền lương theo thời gian
và tiền lương theo sản phẩm.
2.1.Hình thức tiền lương theo thời gian
Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo
thời gian làm việc,cấp bậc kĩ thuật và thang lương người lao động.Hay nói cách
khác ,doanh nghiệp trả lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc
thực tế( ngày công thực tế) và mức lương thời gian (lương bình quân ngày).
Theo yêu cầu và khả năng quản lý ,theo thời gian lao động của doanh
nghiệp,việc tính trả lương thời gian cần tiến hành theo tiền lươngthời gian giản
đơn hay tiền lương thời gian có thưởng
- Tiền lương thời gian giản đơn: Là số tiền trả cho người lao động căn cứ
vào bậc lương là thời gian thực tế làm việc.Hình thức trả lương này không xét
đến thái độ và kết quả lao dộng,chế độ lương này chỉ áp dụng cho công việc
không thể định mức và tính toán chặt chẽ công việc.
Tiền lương theo thời gian đơn giản bao gồm:

2


+ Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo bậc lương
quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại,phụ
cấp khu vực…,Tiền lương tháng thường được áp dụng cho nhân viên là công
việc quản lý hành chính,quản lý kinh tế,…
Công thức:
Mi = Mn x Hi + (Mn x Hi x Hp)

Trong đó:

Mi: Mức lương lao động bậc i
Mn: Mức lương tối thiểu
Hi:Hệ số cấp bậc lương bậc i
Hp: Hệ số lương phụ cấp

+ Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ
để tính trợ cấp BHXH phải trả cho CBCNV,thường áp dụng trả cho nhân viên
trong thời gian hoc tập,hội họp hoăc làm nhiệm vụ khác.Lương ngày được xác
định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ trong
tháng.
Công thức:
Tiền lương

Tiền lương tháng

=

ngày
+ Lương giờ: Là tiền lương một giờ làm việc được tính trên cơ sở mức
lương ngày và số giờ làm việc trong ngày theo chế độ .
Công thức :
Tiền lương

Tiền lương ngày

=

giờ

Tiền lương thời gian có thưởng: Là kết hợp giữa hình thức tiền lương
giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
Tiền lương thời gian =
có thưởng

Tiền lương thời gian

+

Tiền thưởng

giản đơn

Ưu điểm: Dễ làm,dễ tính đến thời gian làm việc thực tế có thể lập bảng tính
sẵn.
3


Nhược điểm: Chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối lao động vì hình thức này
chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động,chưa phát huy hết khả năng
sẵn có của người lao động nên không khuyến khích được người lao động quan
tâm đến kết quả lao động.
Vì vậy,để khắc phục bớt những hạn chế này ngoài việc tổ chức theo dõi ghi
chép đầy đủ thời gian làm việc của công nhân viên doanh nghiệp,cần phải
thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng của công nhân viên kết
hợp với chế độ khen thưởng hợp lý.
2.2Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo số lượng,chất
lượng sản phẩm,công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn
giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm.

Có các hình thức tính lương theo sản phẩm như sau:
- Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp: Được áp dụng chủ yếu đối
với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ hoàn
thành đúng quy cách,phẩm chất và đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm.
Công thức:
Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x Đơn gía tiền lương
- Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp: Đây là tiền lương trả cho công nhân
viên phụ cùng tham gia sản xuất với công nhân viên chính đã hưởng lương theo
sản phẩm.Được xác định căn cứ vào hệ số giữa mức lương sản phẩm đã sản xuất
ra.Tuy nhiên,cách trả lương này còn hạn chế là: do phụ thuộc vào kết quả sản
xuấ của công nhân chính nên việc trả lương chưa được chính xác,chưa thực sư
đảm bảo đúng hao phí lao động mà công nhân phụ đã bỏ ra.
Công thức:
Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn x Đơn giá tiền lương
gián tiếp

thành của công nhân sản xuất

gián tiếp

- Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng: Đây là sự kết hợp
tiền lương sản phẩm trực tiếp với tiền lương thưởng khi người lao động hoàn
4


thành công việc vượt mức chỉ tiêu theo quy định như tiết kiệm nguyên liệu,tăng
năng suất lao động,nâng cao chất lượng sản phẩm
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm lũy tiến : Hình thức trả lương này
có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động nên thường được áp dụng
ở những khâu khác trong thời điểm chiến dịch kinh doanh để giải quyết kịp thời

hạn quy định.
Công thức
Tiền lương
SSP lũy
tiến

Đơn giá
= lương SP

Khối
x

lượng SP

Khối lượng
+

SP vượt kế

Đơn giá
x lương

Tỷ lê
x

lũy tiến

hoàn thành
hoạch
SP

- Hình thức tiền lương khoán: Theo hình thức này,người lao động sẽ
nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công
việc được giao theo đúng thời gian,chất lượng quy định đối với loại công việc
này. Có hai phương pháp khoán: khoán công việc và khoán quỹ lương
+ Khoán công việc: Doanh nghiệp quy định mức lương cho mỗi công việc
hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành.Người lao động căn cứ vào mức lương
này có thể tính được tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình
đã hoàn thành.
+ Khoán quỹ lương: Theo hình thức này,người lao động biết trước số tiền
lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc kịp thời gian được
giao.Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản phẩm và thời
gian cần thiết để hoàn thành mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương.
2.3.Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương.
- Ngoải tiền lương,BHXH công nhân có thành tích trong sản xuất,trong công tác
được hưởng khoản tiền lương,việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và
chế độ khen thưởng hiện hành.
-Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng,căn cứ vào kết quả bình xét A,B,C,và
hệ số tiền thưởng để tính.
5


-Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm.tiết kiệm vật tư,tăng
năng suất lao đông căn cứ vào hiệu quả kinh tế để xác định.
3.QUỸ TIỀN LƯƠNG,QUỸ BHXH,QUỸ BHYT,KPCĐ,BHTN.

1.Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền của doanh nghiệp trả cho
tất cả các loại lao động mà doanh nghiệp quản lý,sử dụng kể cả trong và ngoài
doanh nghiệp.Quỹ tiền lương gồm các khoản sau:
- Tiền lương trả theo thời gian,trả theo sản phẩm,tiền lương khoán

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất vì
các nguyên nhân khách quan như: đi học,tập quân sự,hội nghị…
- Các khoản phụ cấp làm đêm,làm thêm giờ,phụ cấp độc hại,..
- Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên.
Để phục vụ cho kế toán phân tích,tiền lương của doanh nghiệp được chia
thành 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm
nhiệm vụ chính đã được quy định,bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các
khoản phụ cấp kèm theo ( phụ cấp trách nhiệm,phụ cấp khu vực…)
- Tiền lương phụ: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian
không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định
như đi tập quân sự,đi học tập bồi dưỡng…và nó không gắn với quá trình sản
xuất ra sản phẩm.
Việc phân chia tiền lương chính,tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối
với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm.Tiền
lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm
và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất ra từng loại sản phẩm.Tiền
lương lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm
nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.
2.Quỹ bảo hiểm xã hội

6


Theo chế độ hiện hành,quỹ BHXH được trích hàng tháng trên lương cơ
bản theo tỷ lệ 17% do doanh nghiệp nộp và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp,7% trừ vào tiền lương của người lao động.Quỹ được dùng để
trả người lao động khi họ bị ốm đau,thai sản,tai nạn,bệnh nghề nghiệp,hưu trí,tử
tuất.Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý.
3.Quỹ bảo hiểm y tế

Được trích hàng tháng trên lương cơ bản của người lao động theo tỷ lệ :
3% do doanh nghiệp nộp và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh,1,5% người lao
động đóng góp trừ vào lương của họ.Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất
quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
4.Kinh phí công đoàn.
Là khoản tiền để duy trì hoạt động các tổ chức công đoàn các cấp trên.Các
tổ chức này hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao đời sống cho người
lao động.
Được trích hàng tháng trên tiền lương thực tế của người lao động( nơi có
tổ chức công đoàn) với tỷ lê 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh,một phần
nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên.một phần để lại cho hoạt đông công đoàn
doanh nghiệp.
5.Bảo hiểm thất nghiệp.
Là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ ổn định cuôc
sống cá nhân và gia đình trong một chừng mưc nhất đinh,từ đó tạo điều kiện cho
họ tham gia vào thị trường lao động để họ có những cơ hội mới về việc làm.
Bảo hiểm thất nghiệp được trích hàng tháng trên tiền lương.tiền công tháng với
tỷ lệ là 2%.Trong đó doanh nghiệp đóng 1% và được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh,người lao động đóng góp 1% trừ vào lương tháng.
4.TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP

4.1.Chứng từ kế toán sử dụng:
7


Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương,doanh nghiệp sử
dụng các chứng từ sau:
Về mặt thời gian các doanh nghiệp sử dụng bảng chấm công.Bảng này
lập riêng cho từng bộ phận trong đơn vị sản xuất.Trong đó ghi rõ ngày làm

việc,ngày nghỉ của người lao động.Bảng chấm công được Trưởng phòng ghi,để
nơi công khai có cán bộ công nhân viên giám sát thời gian lao động của từng
người.Cuối tháng bảng chấm công được sử dụng để tổng hợp thời gian lao động
và tính lương cho từng bộ phận,từng đội sản xuất.
Sổ ghi danh sách lao động: Sổ này do phòng lao động và tiền lương
lập,nó được mở để ghi danh sách toàn doanh nghiệp cho riêng từng bộ phận và
để nắm tình hình phân phối sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp
- Các khoản thanh toán lương,BHXH,bảng kê danh sách những người chưa
được lĩnh lương cùng với báo cáo thu chi tiền mặt phải được chuyển về kịp thời
cho phòng kế toán để kiểm tra ghi sổ.
- Các chứng từ sử dụng:
+ Bảng chấm công ( Mẫu 01- LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 02-LĐTL)
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH( Mẫu 03-LĐTL)
+ Danh sách người lao động được hưởng trợ cấp( Mẫu 04-LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 05-LĐTL)
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ( Mẫu 06-LĐTL)
+ Phiếu báo làm thêm giờ ( Mẫu 07-LĐTL)
+ Hợp đồng giao khoán ( Mẫu 08-LĐTL)
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động( Mẫu 09-LĐTL)
- Để hạch toán kết quả lao động thì doanh nghiệp sẽ sử dụng các chứng từ tùy
theo yêu cầu quản lý,giá trị nội bộ doanh nghiệp mà các chứng từ được sử dụng
sẽ khác nhau như: bảng theo dõi công tác tổ,phiếu báo ca,phiếu giao nhận sản
phẩm.Các chứng từ này phải đảm bảo có các yếu tố cơ bản cần thiết.
+ Tên công nhân
8


+ Nội dung công việc
+ Tên sản phẩm

+ Thời gian lao động
+ Kết quả làm việc hoàn thành nghiệm thu
Các chứng từ này được lập do tổ trưởng ký và cán bộ kỹ thuật xác nhận và
được chuyển về phòng lao động và tiền lương được xác nhận cuối cùng chuyển
về kế toán để làm cơ sở tính lương.
Mục đích của các chứng từ trên là nhằm quản lý về mặt hiệu quả lao động làm
việc,chất lượng công việc và cơ sở tính lương cho người lao động
- Đối với các khoản trích theo lương,các khoản trợ cấp kế toán sẽ căn cứ vào
các chứng từ liên quan như giấy báo ốm,phiếu nghỉ lương BHXH,biên bản điều
tra tai nạn lao động để làm cơ sở tính lương theo quy định.
-

Trường hợp phát sinh tiền thưởng cho công nhân viên nhiều và thường

xuyên,khi cần kế toán phải lập bảng thanh toán tiền thưởng cho công nhân viên
và quyết định liên quan để làm cơ sở tính toán ghi chép.
4.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chủ yếu sử dụng TK334 và
TK338.
* Tài khoản 334: Phải trả người lao động.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên
của doanh nghiệp về tiền lương,phụ cấp,BHXH,tiền thưởng và các khoản khác
thuộc về thu nhập của họ.Tài khoản này có kết cấu như sau:
- Bên nợ:
+ Phản ánh tiền lương và các khoản khác đã thanh toán ( trả) cho người lao
động.
+ Các khoản khấu trừ vào lương
+ Tiền lương,các khoản chưa thanh toán được kết chuyển sang khoản phải
trả phải nộp khác.


9


- Bên có: Phản ánh tiền lương,tiền công và các khoản khác phải trả cho người
lao động.
- Dư có: Tiền lương,tiền công và các khoản còn phải trả người lao động.
TK334 có thể dư nợ: Số tiền trả thừa cho người lao động
Trong hê thống tài khoản không có tài khoản cấp 2 nhưng chế độ kế toán
thường mở 2 tài khoản cấp 2:
TK3341: Phải trả công nhân viên
TK3348: Phải trả người lao động
* Tài khoản 338: ‘‘ Phải trả phải nộp khác”. Tài khoản này dùng để phản ánh
các khoản phải trả,phải nộp cho cơ quan pháp luật,cho các tổ chức,đoàn thể xã
hội,cho cấp trên về BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN,các khoản khấu trừ vào
lương,giá trị tài sản thừa chờ xử lý,các khoản vay mượn tạm thời,ký cược ngắn
hạn,các khoản thu hộ,giữ hộ.
Kết cấu cơ bản của TK338:
-Bên nợ: Phản ánh các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý
+ BHXH phải trả người lao động
+ Các khoản đã chi về KPCĐ
+ Xử lý giá trị tài sản thừa,đã trả và nộp khác
- Bên có:
+ Trích BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN
+ Giá trị tài sản thừa chờ xử lý
+ Sổ đã nộp,đã trả lớn hơn được cấp bù
+ Các khoản phải nộp khác
-Dư có: Số tiền còn phải trả,phải nộp khác,giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Tk này có thể dư nợ: số tiền đã trả,nộp thừa,..
TK338 có các TK cấp 2 sau:
TK3381: Tài sản thừa chờ giải quyết

TK3382: Kinh phí công đoàn

10


TK3383: Bảo hiểm xã hội
TK3384: Bảo hiểm y tế
TK3385: Phải trả về cổ phần hóa
TK3387: Doanh thu chưa thực hiện
TK3388: Phải trả phải nộp khác
TK3389: Bảo hiểm thất nghiệp
Ngoài 2 TK chủ yếu nói trên,kế toán còn sử dụng các TK có liên quan như :
TK335,622,627,111,…
* Hàng tháng,kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả theo từng đối
tượng sử dụng,tính BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN…và tổng hợp các số liệu để
lập “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH’’ và được chuyển cho các bộ phận kế
toán có liên quan,kế toán thanh toán dựa vào đó để lập bảng tổng hợp tiền lương
để thanh toán cho người lao động.
4.3.Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
(1) Hàng tháng,khi tính lương,phụ cấp lương phải trả cho người lao động,tùy
đối tượng sử dụng lao động,kế toán ghi:
Nợ TK622(chi tiết đối tượng):phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất,chế tạo
sản phẩm hay thực hiện các lao vụ,dịch vụ.
Nợ TK627(6271-chi tiết phân xưởng):phải trả nhân viên quản lý phân xưởng.
Nợ TK641(6421):phải trả nhân viên bán hàng,tiêu thụ sản phẩm,lao vụ,dịch vụ.
Nợ TK642(6421):phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý doanh nghiệp
Có TK334: Tổng số tiền phải trả cho người lao động
(2) Số tiền thưởng phải trả người lao động kế toán ghi:
Nợ TK353(3531) :Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng
Nợ TK622,627,641,642: Thưởng tính vào CPSXKD

Có TK334: Tổng số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên
(3)Tính số tiền ăn ca cho người lao động kế toán ghi:
Nợ TK 622,627,641,642: Số tiền trả cho các bộ phận
Có TK334: Tổng số tiền phải trả
11


Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả cho NLĐ ( phụ lục 06)
(4) Hàng tháng trích BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN kế toán ghi:
Nợ TK 622,627,641,642: Số tiền trả cho các bộ phận
Có TK338(3382,3383,3384,3389): Tổng số KPCĐ,BHXH,BHYT và
BHTN phải trích
(5) Tính BHXH phải trả cho người lao động:
Nợ TK338(3383): Phải trả phả nộp khác
Có TK334:

Phải trả người lao động

(6) Các khoản khấu trừ vào tiền lương của người lao động,kế toán ghi:
Nợ TK334: Tổng số các khoản được khấu trừ
Có TK333(3335): Thuế thu nhập phải nộp(Thuế TNCN)
Có TK141: Số tạm ứng trừ vào lương
Có TK1388: Các khoản bồi thường vật chất thiệt hại
(7) Khi thanh toán lương,BHXH cho người lao động:
Nếu thanh toán bằng tiền,kế toán ghi:
Nợ TK334: Tổng số tiền thanh toán
Có TK111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK112: Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng
Nếu thanh toán bằng vật tư,hàng hóa,kế toán ghi:
*TH doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK334: Tổng giá trị thanh toán
Có TK512: Doanh thu bán hàng nội bộ(giá chứ thuế)
Có TK3331: Thuế phải nộp
*TH doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK334: Tổng giá trị thanh toán
Có TK512: Doanh thu bán hàng nội bộ ( giá có thuế)
(8) Khi chuyển tiền nộp BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN ,kế toán ghi:
Nợ TK338(3382,3384,3384,3389):phải trả,phải nộp khác
Có TK111,112:
12


(9) Chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp:
Nợ TK338(3382): Kinh phí công đoàn phải trả,phỉa nộp khác
Có TK111,112: Thu được tiền mặt hoặc TGNH
(10) Đến kỳ lĩnh lương,nếu người lao động chưa đến nhận lương,kế toán ghi:
Nợ TK334: Phải trả người lao động
Có TK338(3388): phải trả người lao động
Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương (phụ lục 07)
* Đối với việc trích trước tiền lương nghỉ phép
Đối với các doanh nghiệp sản xuất,để đảm bảo tính ổn định của gia thành sản
phẩm,doanh nghiệp có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực
tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất sản phẩm,coi như một khoản chi phí phải
trả.Mức trích trước được tính như sau:
Mức trích trước tiền lương
nghỉ phép hàng tháng

Tiền lương thưc tế phải trả
=


theo kế hoạch
Tỷ lệ trích
trước

cho CN trực tiếp SX

Tỷ lệ
x

trích trước

trong tháng

=
Tổng tiền lương chính phải trả theo KH năm của CNSX trưc tiếp

+ Khi trích trước tiền lương nghỉ phép,kế toán ghi:
Nợ TK622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK335: Chi phí phải trả
+ Tiền lương nghỉ phép thưc tế phải trả,kế toán ghi:
Nợ TK335: Chi phí phải trả
Có TK334: Phải trả người lao động
+ Cuối kỳ,nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phải trả,kế toán ghi:
Nợ TK335: chi phí phải trả
Có TK622: chi phí nhân công trực tiếp
+ Trường hợp ngược lại,kế toán trích bổ sung và ghi:
Nợ TK622: chi phí nhân công trực tiếp
Có TK335:chi phí phải trả
13



14


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP DƯỢC-VTYT THANH HÓA
2.1.Khái quát chung về công ty Cổ phần Dược-VTYT

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP DƯỢC-VYTY
Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa, tên Giao dịch quốc tế là
Thanh Hoa medical materials pharmaceutical joint stock company, tên viết tắt
là THEPHACO.
Ngày thành lập: 10/4/1961
Địa chỉ văn phòng công ty: Số 232- Đường Trần Phú- Phường Lam SơnThành phố Thanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa.
Là doanh nghiệp Nhà nước thành lập ngày 10/4/1961 và chuyển đổi
thành Công ty cổ phần từ ngày 01/12/2002 theo Quyết định số 3663/QĐ_CT
ngày 05/11/2002 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Theo giấy phép kinh doanh số 280023198 ngày 15/12/2009 ( thay đổi lần
2) do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp, lĩnh vực kinh doanh và các
nhiệm vụ của công ty là :

Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược và tân dược, cao đơn hoàn
tán,kinh doanh hóa chất dược dụng hóa chất xét nghiệm,mỹ phẩm kinh
doanh,sản xuất,sửa chữa thiết bị vật tư y tế.

Kinh doanh thuốc bắc,nam,kinh doanh thuốc,nguyên liệu làm thuốc
và thiết bị vật tư y tế.

Kinh doanh thiết bị y học kĩ thuật,vật tư dân dụng,văn phòng

phẩm,công nghệ phẩm.

Sản xuất kinh doanh thuốc,thực phẩm,sản phẩm dinh dưỡng.

Kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật.
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần DượcVật tư y tế Thanh Hóa:
Công ty cổ phần Dược- Vật tư y tế Thanh Hóa có tư cách pháp nhân
theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo qui định của pháp luật, được tổ
chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp và theo điều lệ của công ty cổ phần,
15


được Đại hội cổ đông của công ty thông qua và đăng ký kinh doanh theo Luật
định.
Vốn cổ phần:
1.
Vốn điều lệ : 40.388.000.000đ
2.
Số vốn cổ phần phát hành: 4.033.880 cổ phần.Mệnh giá một cổ
phần : 10.000đ/ cổ phần.
BẢNG kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2011 và
2012 ( Phụ lục 01)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012
và 2012 của công ty ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển
khá tốt, đặc biệt là năm 2012 với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ là 836.542.640.133 đồng, tăng

30,34%. Giá vốn bán hàng là


733.944.405.085 đồng, tăng 29,4%.
Mặc dù các loại chi phí đều tăng ở mức cao( chi phí bán hàng là
41,04% và chi phí quản lý doanh nghiệp là 51,12%) tuy nhiên lợi nhuận trước
thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 vẫn đạt tỷ lệ tăng cao lần lượt
là 55,98% và 61,07%.
Thu nhập bình quân người/ tháng năm 2012 là 4.350.000. Đây là
mức thu nhập cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành và trên địa bàn
Thành phố Thanh hóa.
Thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta thấy
được sự phát triển và vị trí nhất định của công ty trong toàn ngành và trên cả
nước.
2.1.3.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ( Phụ lục 03)
•Quản đốc: Điều hành sản xuất của xí nghiệp theo nhiệm vụ được giao. Tổ
chức phân công công việc, đôn đốc công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng
tiến độ, yêu cầu chất lượng. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị vật tư,thành
phẩm,bán thành phẩm,kho bãi,hàng hóa thuộc xí nghiệp phụ trách.

16


•Phó quản đốc: Hỗ trợ quản đốc về mặt kỹ thuật cũng như kế hoạch của
phân xưởng. Theo dõi kế hoạch đảm bảo chất lượng sản phẩm và chi phí sản
xuất tối thiểu.
•Tổ phụ trách kỹ thuật: Giám sát,quản lý các dịch vụ kỹ thuật,thực hiện
việc lắp đặt sửa chữa,kiểm tra vận hành,bảo trì và bảo dưỡng cho các thiết
bị,máy móc sản xuất.
•Các tổ trưởng sản xuất: Quản lý sản xuất,kiểm soát toàn bộ quá trình
sản xuất theo đúng quy trình. Báo cáo kết quả sản xuất và các vấn đề liên quan
thuộc phạm vi quản lý cho cấp trên.

2.1.3.2.Tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ bộ máy quản lý ( Phụ lục 02)
•Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công
ty.Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần,quyết định những
vấn đề theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty,thông qua các báo cáo tài
chính hằng năm và ngân sách tài chính tiếp theo.
•Hội đồng quản trị:Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn chức năng để thực
hiện quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuôc Đại hội đồng cổ
đông.Hội đồng quản trị quản lý,chỉ đạo hoạt động kinh doah và các công việc
của công ty.
•Ban kiểm soát:Có nhiệm vụ giúp các cổ đông kiểm soát hoạt đông quản
trị và quản lý điều hành công ty.
•Ban tổng giám đốc:Thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
và Hội đông quản trị,kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã
được Đại hội đồng cổ đông và quản trị thông qua.Tổ chức điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty.
•Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng xây dưng phương án kiện
tòan bộ máy tổ chức trong Công ty,quản lý nhân sự,thực hiên công tác hành
chính quản trị.
•Phòng kinh doanh: Có chức năng trong việc xác định mục tiêu ,phương
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.

17


•Phòng Kế toán- Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử
dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty,phân tích hoạt đông kinh tế,tổ chức
công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý
tài chính của Nhà nước.
Xí nghiệp sản xuất: Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất theo phương án hiệu

quả nhất,tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu đồng thời sản phẩm đạt chất lượng
theo yêu cầu đặt ra
2.1.4.Tổ chức bộ máy kế toán
1.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Để bộ máy kế toán được gọn nhẹ và thống nhất được sự chỉ đạotập
trung về nghiệp vụ kế toán,công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức
tập trung,toàn bộ công việc xử lý thông tin được thực hiện tập trung ở phòng kế
toán.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
- Sơ đồ bộ máy kế toán ( Phụ lục 04)


Kế toán trưởng: là thành viên của Ban giám đôc ,người chỉ đạo

chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài
chính,kế toán cho doanh nghiệp.Kế toán trưởng là người hướng dẫn ,chỉ
đạo,kiểm tra,điều chính những công việc mà các kế đã làm sao cho hợp lí nhất.

Phó phòng tài chính kế toán: Chịu sự điều hành và chỉ đạo
chuyên môn trực tiếp của KTT,có nhiệm vụ giúp KTT thực hiện công tác hạch
toán và tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Pháp luật và Công
ty.


Kế toán vồn bằng tiền: Phản ánh chính xác kịp thời những khoản

thu chi và tình hình tăng giảm thừa thiếu của từng loại vốn bằng tiền.Kiểm tra
thường xuyên tình hình thưc hiện chế độ quản lý vốn bằng tiền.

Kế toán công nợ: Theo dõi và quản lý các khoản phải thu ,tình

hình thu tiền nợ và các khoản nợ phải trả của khách hàng.

Kế toán nguyên vật liệu: Tổng hợp các phiếu nhập,xuất kho.Theo
dõi tình hình nhập xuất tồn của vật tư.Xây dựng định mức sản xuất.
18




Kế toán hàng hóa, thành phẩm: Kiểm tra,kiểm soát số liệu hàng

hóa nhập,xuất thực tế so với hợp đồng mua bán và hóa đơn chứng từ .Quản lý
báo cáo số liệu nhập xuất tồn kho của tất cả các kho hàng .Kiểm kê định lý hàng
tồn kho.


Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính và phân

bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử
dụng.Hướng dẫn,kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban
lương thực hiện đầy đủ theo quyết định.Lập báo cáo về lao động và tiền lương
kịp thời chính xác.

Kế toán thuế: Lập báo cáo thuế GTGT,thuế TNCN,thuế
TNDN,báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.Cuối năm,quyết toán tình hình sử
dụng hóa đơn,quyết toán TNCN,quyết toán TNDN.
2.1.5.Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty cổ phần DượcVật tư y tế Thanh hóa
2.1.Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định
số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

2.2.Kỳ kế toán:
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày
31/12 năm dương lịch.
2.3.Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán:
Đơn vị tiền tệ sử dung trong ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).
2.4.Hình thức kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung sử dụng trên máy vi
tính(phụ lục 05).
2.5.Phương pháp kê khai và tính thuế giá trị gia tăng:
Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2.6.Phương pháp khấu hao tài sản cố định:
Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thảng.
2.7.Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho:
19


- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc.
- Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
tháng.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm
2.2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG CỦA CÔNG TY CP DƯỢC-VTYT.

2.2.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản thanh toán tại Công ty CP
Dược-VTYT.
Kế toán tiền lương là một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động của công
ty CP Dược-VTYT.Tổ chức công tác kế toán tiền lương và thanh toán với cán
bộ công nhân viên thúc đẩy tốt các chính sách chế độ về lao động tiền lương và
BHXH để từ đó giúp cho cán bộ công nhân viên có điều kiện quan tâm,chăm sóc
về vật chất,tinh thần,từ đó thúc đẩy quá trình kinh doanh của công ty ngày một

đi lên.Chính vì từ ý nghĩa đó,công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản
thanh toán theo lương được phòng kế toán- tài chính rất quan tâm.Và nó được cụ
thể hóa bằng các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép phản ánh một cách trung thực,kịp thời,đầy đủ ,chính xác
tình hình hiện có.Theo dõi sự tăng,giảm về số lượng cán bộ công nhân viên
trong công ty.
- Tính toán phân bổ chính xác các khoản tiền lương,tiền thưởng các khoản trợ
cấp cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Tính toán trích nộp đầy đủ các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN,đảm bảo
cho cán bộ công nhân viên được hưởng các chế độ theo quy định.
- Thưc hiện kiểm tra,giám sát tình hình trích nộp,tình hình chấp hành chính sách
về chế độ lao động tiền lương,tình hình chi trả về quỹ tiền lương và BHXH.
- Tổng hợp quyết toán về quỹ tiền lương,quỹ BHXH theo đúng chế độ kế toán
hiện hành.Định kỳ lập báo cáo về tiền lương,BHXH để báo cáo lên cơ quan
quản lý cấp trên.Đồng thời lập kế hoạch về quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN để báo cáo lên cơ quan cấp trên phê duyệt.
2.2.2. Các chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng.
20


2.2.2.1. Các chứng từ sử dụng:
Hiện nay tại công ty CP Dược-VTYT đang sử dụng một số chứng từ sau để hạch
toán:
-Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán BHXH
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
- Bảng tính và phân bổ tiền lương,BHXH
- Các loại phiếu thu,phiếu chi khác.

2.2.2.2.Tài khoản kế toán sử dụng:
Công ty sử dụng một số tài khoản sau: TK334,TK338.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khi hạch toán như:
- TK622: chi phí nhân công trực tiếp
- TK641(6411): Chi phí nhân viên bán hàng
- TK642(6421) : Chi phí nhân viên quản lý
- TK335: Chi phí phải trả
- TK111: Tiền mặt
- TK112: Tiền gửi ngân hàng
2.2.3.Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương.
Hiện tại công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương:
-Đối với công nhân sản xuất trực tiếp: áp dụng hình thức trả lương theo
sản phẩm
Tiền lương theo SP= Số lượng, khối lượng từng SP x Đơn giá tiền lương cho 1 SP

- Đối với bộ phận gián tiếp: công ty áp dụng hình thức trả lương theo
thời gian
Lương
tháng

=

Tiền lưong tháng x số ngày công thực tế
26 ngày

X Hệ số kinh doanh

+ Phụ cấp

Phụ cấp= Điện thoại+ xăng xe+ văn phòng phẩm+ phụ cấp độc hại sử dụng máy

21


vi tính…
VD: Số ngày làm việc thưc tế trong tháng 12/2012 của anh Tuấn là 22 ngày,hệ
số lương là 2,73,mức lương cơ bản là 1.800.000đ,phụ cấp cơm ca là 400.000đ
Lương tháng

=

(1.800.000x2,73)+400.000

X 22

26

12 của anh

= 4.496.461,54đ

Các khoản giảm trừ trong tháng:
Trừ 7%BHXH = 4.496.461,54 x 7% = 314.752,308đ
Vậy số lương thực tế anh Tuấn nhận trong tháng 12 là :
4.496.461,54 - 314.752,308 = 4.181.709,23đ
2.2.4.Cách tính trợ cấp BHXH phải trả người lao động
Đối với BHXH phải trả trưc tiếp cho người lao động,kế toán công ty căn cứ
vào các giấy tờ bệnh viện,lập phiếu trợ cấp lương theo tỷ lệ mà nhân viên được
hưởng.
Cách tính:
Trợ cấp BHXH = TLN x SN x Tỷ lệ hưởng BHXH

Trong đó:
TLN: Tiền lương ngày của người lao động
SN:

Số ngày nghỉ hưởng lương BHXH

VD: Anh Trần Văn Bình,nhân viên phòng kế toán nghỉ ốm 3 ngày được hưởng
lương BHXH.Tiền lương cơ bản của anh là 3.300.000đ/tháng.Tỷ lê hưởng
BHXH là 75%.Số ngày làm việc theo quy định là 22 ngày.(phụ lục 11)
Tiền lương ngày

=

=

Tiền lưong tháng
Số ngày làm việc theo quy định

3.330.000
22

Vậy số tiền trợ cấp mà anh Bình được hưởng là
Trợ cấp BHXH = 150.000 x 3 x 75% =337.500đ
22


×