Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Những khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác bồi dưỡng HSG huyện môn GDCDNguyễn Thị Sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.96 KB, 15 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của môn GDCD ở trường THCS nhằm giáo dục cho HS các chuẩn mực
của xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sỏ đó góp
phần hình thành những nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Với mục tiêu trên thì môn
GDCD là một trong những môn học quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục đạo đức
HS. Bởi thế, hiện nay Sở Giáo dục và Đào tạo đã có những sự quan tâm đặc biệt về
môn học này như tổ chức thi HSG lớp 9; hằng năm cho GV giảng dạy môn học được
đi bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới do ban tuyên giáo tổ chức. Ngoài ra nghành
giáo dục huyện nhà còn mời chuyên viên sở về trao đổi, bồi dưỡng thêm để giải quyết
những khó khăn mà giáo viên dạy môn GDCD gặp phải để rồi khẳng định vị trí, vai
trò của môn học cho bản thân mỗi GV giúp họ không tự ti, mặc cảm ... Đặc biệt hơn,
sắp tới môn GDCD ở trường THPT là một trong 4 môn bắt buộc dành cho HS còn lại
các môn học khác là sự tự lựa chọn. Những quan tâm trên thật là tự hào và vinh dự
cho chúng tôi – những GV giảng dạy môn GDCD.
Để tương lai đất nước có những con người “xứng tầm” về đức thì cần quan
tâm đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách HS. Muốn vậy phải đề cao việc dạy đạo
đức, dạy những kĩ năng sống cho các em ngay từ bây giờ trong đó môn GDCD đóng
một vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, với những lí do khác nhau nên trong thực tế hiện nay
còn có một số quan niệm sai lầm khi cho rằng đây chỉ là “môn phụ” không được phụ
huynh và học sinh chú ý quan tâm. Cụ thể, nhiều em đến tiết học GDCD tỏ thái độ coi


thường, xem nhẹ, học cho có chứ không hào hứng, nhiệt tình gì. Còn phụ huynh cũng
vậy, họ tỏ thái độ rất rõ về môn học như khi con thiếu điểm họ nói: “môn GDCD mà
cô cũng cho thiếu điểm à, khiếp thế” ... Trong suy nghĩ của họ thì môn phụ nên cô
phải đánh giá nhẹ nhàng cho con mình đủ điểm là được. Nghe mà chua xót cho chúng
tôi.
Tuy vậy, cũng không trách họ được bởi họ làm vậy đều có lí do của nó. Vì
ngay cả giáo viên, là những người được đào tạo chính quy chuyên ngành môn GDCD
cũng đang tự ti về môn mình đứng lớp. Ví dụ, khi được hỏi dạy môn gì thì đưa ra câu


trả lời không có sự tự hào, sự tự tin trong đó với nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn
đồng nghiệp tôi xin được nêu ra một vài ví dụ cụ thể để thấy sự phũ phàng của người
GV dạy môn GDCD.
Ngày tôi mới chuyển về trường với biết bao háo hức, chờ đợi vì nghĩ rằng
được về trường tốp đầu của huyện thật là vinh dự. Tuy nhiên, sự háo hức đó vụt tắt
khi rất nhiều lời nhận xét về tôi mà chính xác là cách dạy dỗ của tôi đại thể như: môn
GDCD mà sao em làm căng thế (căng ở đây được hiểu là xem kiểm tra không cho giở
sách, giở tài liệu, kiểm tra bài cũ thường xuyên ...); môn GDCD thì vừa vừa thôi em ạ,
răng em làm nghiêm rứa ... Rất nhiều câu hỏi đặt ra cho một người mới như tôi làm
tôi thấy hụt hẫng vô cùng. Ngày chọn HS để tham gia bồi dưỡng thi huyện càng tự ái
hơn nữa. Lên hỏi 34 em lớp chọn chẳng mảy may có em nào quan tâm rằng cho em
đăng kí cô nhé làm cho tôi lại càng nản. Tôi quyết định sang các lớp thường để lựa


chọn nhưng tôi cũng đã nhầm vì vận động mãi mới được 5/8 em theo tiêu chuẩn tham
gia đăng kí dự thi. Phải nói rằng tôi đã thực sự buồn và “ tự ái ngút trời”.
Nhưng rồi tôi đã hạ quyết tâm mình phải làm cho các em có sự thay đổi. Tôi
dẹp sự tự ái sang một bên và bắt đầu chịu khó cho cuộc hành trình mới đầy gian nan
của mình và tôi đã thành công để rồi hôm nay đây tôi quyết định ngồi viết lại những
kinh nghiệm nhỏ ấy để được chia sẻ, bổ sung, góp ý của đồng nghiệp giúp tôi thành
công hơn nữa trong công tác bồi dưỡng HSG môn GDCD 9 nói riêng và giảng dạy
môn GDCD nói chung. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Những khó
khăn và giải pháp khắc phục trong công tác bồi dưỡng HSG huyện môn GDCD 9”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Khi giảng dạy hay bồi dưỡng HSG môn GDCD đều có những thuận lợi nhất
định như kiến thức liên hệ thực tiễn rất nhiều nên người dạy có thể dễ dàng liên hệ và
lồng ghép kiến thức đó vào bài dạy để bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Nếu
chất lượng HS đồng đều thì có thể hướng dẫn HS tự tìm hiểu những kiến thức trên
mạng xã hội và đức rút từ việc trải nghiệm cuộc sống. Ngoài ra những năm gần đây,

ngành giáo dục cũng đã có sự quan tâm đến môn học ...
Tuy nhiên thuận lợi thì ít nhưng khó khăn thì chồng chất
2. Những khó khăn trong công tác bồi dưỡng HSG lớp 9 cấp huyện môn GDCD.
2.1 Về phía phụ huynh và học sinh.


Thường bị xem là môn phụ, học sinh còn coi nhẹ môn học vì vậy khi lựa chọn
HS thì giáo viên môn GDCD thường phải chờ các môn khác lựa chọn hết đến khi chỉ
còn lại những em không được đi thi môn nào thì mới đăng kí thi môn GDCD. Đó là lí
do vì sao chất lượng đầu vào của đội tuyển chưa cao. Thậm chí có những em trả lời
thẳng thắn rằng thà không được đi thi môn nào chứ nhất quyết không chịu thi môn
GDCD. Khi được hỏi vì sao thì đa phần các em trả lời do bố mẹ không cho hoặc em
phải học các môn khác để thi lên THPT. Đã có trường hợp HS tham gia ôn tập trong
đội tuyển thi tỉnh mà bố mẹ không biết vì HS đó sợ nói ra thì bố mẹ không cho đi thi
nữa. Đó là một câu chuyện có thật. Một sự thật rất đau lòng cho những người làm
giáo viên GDCD như tôi.
Theo quan điểm của một số phụ huynh HS thì thà cho con ôn thi môn Văn, Toán,
Anh nếu không đậu thì cũng có ích cho việc thi lên lớp 10 hoặc tương lai sau này.
Còn ôn thi môn GDCD làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng các môn học khác mà lại
không mang lại lợi ích trước mắt là đạt điểm cao cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Họ nói
rõ ràng quan điểm của mình thì những giáo viên như tôi chỉ biết có ngậm ngùi mà
thôi.
2.2. Sách tài liệu tham khảo còn ít.
Khó khăn thứ hai mà tôi muốn nhắc đến là việc hạn chế về tài liệu, sách tham
khảo làm việc đầu tư kiến thức nâng cao cũng gặp không ít khó khăn. So với các môn
Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh ... thì tài liệu, sách nâng cao của môn GDCD ở THCS hầu


như không có. Có chăng chỉ một vài quyển bài tập gần giống như sách giáo khoa và
một vài lời hướng dẫn giải khá sơ sài và có phần đơn điệu.

2.3. Kiến thức xã hội rộng, đáp án mở.
Bên cạnh khó khăn về tài liệu thì một khó khăn quan trọng không kém phần
quan trọng nữa là đề thi môn GDCD thường có nhiều kiến thức xã hội và thực tế. Đây
là vấn đề rộng và có đáp án mở làm cho thí sinh thường gặp khó khăn trong việc xác
định vấn đề và cách giải quyết vấn đề theo hướng nào để phù hợp với yêu cầu của
người ra đề. Có khi đề ra nêu lên những đoạn trích có chút mơ hồ rất khó xác định
được vấn đề, kể cả người đi dạy như tôi cũng phải đọc rất nhiều lần mới hiểu được
người ta muốn hỏi cái gì. Có khi đề ra yêu cầu nêu ý nghĩa của một chương trình
truyền hình hoặc trình bày hiểu biết của chương trình truyền hình nào đó. Thật khó
khăn cho các em khi suốt ngày chỉ có học, học và học chứ làm gì có quỹ thời gian cho
nhiều chương trình truyền hình đến vậy để mà biết hết. Vậy thì có người lại nói sao
giáo viên không chuẩn bị cho các em? Lại vì giáo viên. Khổ nỗi đâu phải năm nào họ
cũng đề cập vấn đề giống nhau. Năm thì chương trình truyền hình, năm thì ngày nọ
tháng kia tổ chức cuộc thi gì, cũng có năm cảm nghĩ của em về gia đình, mái
trường ... Ôi, phong phú và đa dạng những kiến thức ngoài SGK mà người dạy như
tôi không thể “đi tắt, đón đầu”.
Thú thực mà nói, với những câu hỏi này không thực sự là quá khó. Tuy nhiên, vì
chất lượng đội tuyển như đã trình bày từ đầu thì quả là cam go cho các em. Chúng tôi,
những GV dạy môn GDCD đã từng tâm sự với nhau: nếu những em thi Văn mà thi


môn GDCD thì không ôn thi nó cũng đậu. Nói thế có hơi phiến diện song là sự thật ở
trường tôi đang giảng dạy. Với những dạng đề mở này yêu cầu người học phải có sự
nhạy bén về kiến thức xã hội và thông minh vận dụng những kiến thức ấy để làm bài.
Song với nhiều HS chọn môn GDCD thì chỉ làm tốt những bài mà đã gặp, đã làm, và
cô đã đề cập. Tuy nhiên nói thế không phải là tất cả HS nào cũng vậy mà cần loại trừ
những HS tình nguyện tham gia vào đội tuyển ngay từ đầu mà không vì “thế bí”.
2.4. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa có nhiều kinh nghiệm.
Nếu như các môn tổ chức thi HSG khác đều có ít nhất một giáo viên ở một
trường thì đội ngũ GV dạy môn GDCD lại không phải như thế. Tính đến nay, cấp

THCS trên địa bàn huyện Quỳ Hợp chỉ có khoảng 8 GV được đào tạo chuyên ngành
môn Giáo dục Chính trị để dạy môn GDCD. Còn lại những trường chưa có GV
chuyên ngành thì có GV các môn Văn, Sử, Địa, thậm chí là Toán sang dạy kèm thêm
môn GDCD mà thôi. Trong số 8 người được nhắc ở trên thì chủ yếu là GV trẻ, một
vài đồng chí mới ra trường chưa có kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng để bản thân
tôi học hỏi, trao đổi. Còn lại những đồng chí khác họ cũng như tôi chưa thực sự có
nhiều kinh nghiệm mà chủ yếu là tự mày mò, học hỏi rồi trao đổi với nhau.
Mặt khác cũng vì bị xem là môn phụ, không có dạy thêm, học thêm nên nhiều
GV còn mặc cảm, tự ti về môn học mình giảng dạy nên chưa có sự đầu tư chu đáo, kĩ
càng thậm chí là cả ở trên lớp học có đồng chí còn có ý nghĩ người ta không muốn
học thì mình cũng dạy cho qua chuyện.


2.5. Nhiều đồng nghiệp trong ngành giáo dục cũng chưa hiểu hết vai trò, vị trí
của môn GDCD.
Trên thực tế, còn có nhiều đồng nghiệp xem thường môn GDCD ra mặt. Cụ thể
như năm học này, có em HS tham gia ôn luyện trong đội tuyển thi huyện môn Văn và
GDCD. Khi tôi phân tích những khó khăn và thuận lợi để khuyên em nên bỏ đi một
môn cho phù hợp với khả năng của em thì em ấy đã chọn môn GDCD. Đến khi thi
huyện xong kết quả của em là đạt giải 3 cấp huyện. Một thầy giáo dạy Toán đã hỏi
tôi: Bỏ cả môn Văn để chạy theo GDCD mà chỉ được có giải 3 thôi à. Tôi biết nói
sao: chỉ biết có ngậm ngùi. Đôi khi tôi tự hỏi liệu mình có nhạy cảm với câu hỏi của
người ta quá hay không mà tôi cứ thấy không bằng lòng với suy nghĩ của họ? Đó là
một trường hợp điển hình, còn nhiều đồng nghiệp khác cũng vậy, họ rất hay xem
thường môn GDCD.
3. Giải pháp để khắc phục, hạn chế những khó khăn
3.1. Khâu tìm kiếm, lựa chọn HS.
Để HS không chán ghét môn GDCD thì việc giảng dạy ở trên lớp có ý nghĩa
quan trọng nhất. Muốn vậy người dạy phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho tiết
học không nhàm chán, khô khan. Bên cạnh đó GV tự mở rộng sự hiểu biết của mình

về kiến thức xã hội bằng cách theo dõi tình hình thời sự với những vấn đề kinh tế xã
hội trong nước và ngoài nước để liên hệ vào những tiết học có liên quan giúp tiết học
sinh động, hấp dẫn hơn. Ngoài ra người GV cũng phải gần gũi, thấu hiểu và biết động
viên học sinh khi cần thiết. Họ không chỉ là người thầy, người cô mà còn là người bạn


biết thông cảm, chia sẻ và tháo gỡ những khúc mắc của các em trong cuộc sống. Khi
HS yêu thích môn học, yêu thích cô giáo dạy môn đó thì việc lựa chọn HS sẽ dễ dàng
hơn nhiều.
Trong quá trình gần gũi với các em HS, người GV cần động viên, phát hiện và
giải thích cho các em hiểu sự cần thiết của việc học môn GDCD trong cuộc sống như
thế nào để các em nhận thức rõ về vấn đề này. Nếu các em còn do dự thì mình có thể
chỉ rõ cho các em những lợi ích khi tham gia thi HSG môn GDCD để các em tham gia
một cách tự nguyện. Khi đưa ra những tình huống cần giải quyết trong cuộc sống,
người GV cần theo dõi kịp thời và phát hiện những em có tố chất phù hợp với việc
học môn GDCD thì động viên, khích lệ các em tham gia.
3.2. Lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể và thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra.
Những năm gần đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo thường tổ chức thi HS giỏi
vào cuối tháng 10 nên việc bồi dưỡng cho các em HS chỉ được khoảng 10 buổi. Vì
vậy, GV cần lựa chọn nôi dung phù hợp và lên kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu. Nội
dung kiến thức bồi dưỡng nên tập trung vào phần pháp luật lớp 8 và những bài lớp 9
đã học cho đến ngày thi. Những nội dung nào không dạy được ở trên lớp thì cần
hướng dẫn và phô tô tài liệu cho các em tự học ở nhà. Việc lên kế hoạch và chọn nội
dung bồi dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy người GV cần cân nhắc kĩ
lưỡng. Sau khi đã lên kế hoạch thì phải thực hiện bằng được kế hoạch đã đặt ra. Điều
này tránh việc dạy nội dung tùy tiện, thích đâu dạy đó không theo một trình tự nào
khiến cho người học cảm thấy chán nản, khó chịu. Ngoài ra với sự đầu tư chu đáo của


người GV cũng cho thấy sự quan trọng của môn học mà trở thành động lực học tập

cho các em.
3.3. Về phía giáo viên
3.3.1. Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Khoảng từ năm 2007 Phòng Giáo dục và Đào tạo Qùy Hợp tổ chức cho HS
tham gia thi HSG môn GDCD và cũng từ đó các GV dạy môn GDCD bắt đầu mày mò
học cách tiếp cận và bồi dưỡng HS tham gia thi huyện. Mặc dù số lượng GV không
nhiều nhưng cũng có người có thâm niên trong nghề. Bởi thế, để công tác bồi dưỡng
được tốt thì người GV dạy bồi dưỡng nên trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiêm từ các
đồng ngiệp của mình như trao đổi tài liệu, đề thi các năm và sưu tầm đề thi của huyện
bạn để biết cách tiếp cận.
3.3.2. Từ những kiến thức SGK, sách tham khảo thì GV có thể tự đặt ra những
tình huống có thực trong cuộc sống mà liên quan đến các bài học để giải quyết.
Hầu như năm nào đề thi môn GDCD cũng đều có những tình huống liên quan
đến các bài học được đặt ra để HS giải quyết. Bởi vậy khi dạy đến nội dung nào thì
người GV nên đặt ra những tình huống khác nhau và hướng dẫn các em tìm cách giải
quyết. Muốn vậy, người học phải nắm chắc những kiến thức cơ bản trên lớp.
VD: Trong giờ học môn GDCD Nam đã đưa bài tập môn Toán ra làm. Thấy
vậy, Tuấn khen Nam là có cách học sáng tạo, có hiệu quả, chất lượng.
Hỏi: a, Em hãy nhận xét việc làm của Nam và lời nói của Tuấn?
b, Nếu là bạn học của hai bạn khi chứng kiến việc đó em sẽ làm gì?


Hướng giải quyết TH:
a, Việc làm của Nam và lời nói của Tuấn là sai.
- Đó không phải là cách học có sáng tạo. Nó cũng không đem lại chất lượng và hiệu
quả.
- Nam là vậy là vi phạm kỉ luật vì thiếu tôn trọng giáo viên giảng dạy ở đó.
- Nam là vậy thì học GDCD không có hiệu quả mà cũng không thể tập trung làm tốt
bài tập Toán được.
b, Khuyên Nam nên cất bài tập Toán để tập trung học môn GDCD.

- Khuyên Tuấn lần sau cần nhắc nhở bạn chứ không được khuyến khích bạn như thế.
- Chỉ ra cho hai bạn biết việc làm đó sai trái như thế nào và gây ra hậu qủa gì.
- Nếu 2 bạn không nghe thì báo với giáo viên để GV xử lí vi phạm của Nam.
3.3.3. Người GV thường phải xem truyền hình, mạng Internet để nắm được
những vấn đề nóng xảy ra hàng ngày trong xã hội.
Ví dụ như những vấn đề về tình hình biển đông, các chương trình truyền hình
mang tính nhân đạo ,... Trao đổi với phụ huynh để họ tạo điều kiện cho con em mình
được tìm hiểu các thông tin trên mạng Internet với sự quản lí của bố mẹ. Bố mẹ
không nên cấm tuyệt đối việc học trên mạng Internet của con mà thay vào đó là hãy
để con tự tìm tòi, học hỏi với sự giám sát, quan tâm của mình.
3.3.4. Hướng dẫn HS về dạng câu hỏi khó mang tính nghị luận xã hội hoặc
những vấn đề có liên quan


Đối với những dạng câu hỏi mang tính nghị luận xã hội người GV cần tham
khảo ý kiến của GV dạy Văn để hướng dẫn HS thực hiện. Ví dụ khi trình bày vấn đề
vô cảm trong xã hội hiện nay thì GV cần hướng dẫn HS trình bày được:
-

Hiểu biết về vấn đề vô cảm
Thực trạng vấn đề
Nguyên nhân của vấn đề
Hậu quả mà vấn đề gây ra
Giải pháp đề khắc phục vấn đề
Liên hệ bản thân

Đối với những câu hỏi cảm nghĩ về những vấn đề xung quanh như về mái
trường, bạn bè, thầy cô, tình bạn thì các em không nên quá lo lắng mà trình bày ngắn
gọn, sức tích chứ không được viết quá nhiều như một bài Văn.
VD: Khi yêu cầu nêu cảm nghĩ về mái trường thì cần nêu được:

- Những kỉ niệm đáng nhớ: ghế đá, hàng cây, niềm vui, nỗi buồn ...
- Bày tỏ sự nhớ nhung, biết ơn nơi chôn dấu bao kỉ niệm và những người
thầy, người cô đã lo lắng, quan tâm mình như thế nào.
- Cần phải sống sao cho xứng đáng với những gì mình đã được quan tâm.
Đối với những câu hỏi là tranh ảnh hay một vấn đề nào đó cũng vậy. Cần xác
định tranh ảnh nói về vấn đề gì sau đó trình bày thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và
giải pháp.
4. Một số hiệu quả khi áp dụng những kinh nghiệm trên.
Như đã trình bày từ đầu việc vận động HS tham gia bồi dưỡng HSG môn
GDCD quả là khó khăn và vất vả. Tuy nhiên, nếu giải quyết được vấn đề này thì mọi
việc sẽ nhẹ nhàng hõn nhiều. Bởi vậy khi tôi áp dụng những kinh nghiệm trên thì việc
ôn thi HSG đỡ vất vả và kết quả cũng hết sức khả quan. Cụ thể:


Năm học 2014 - 2015 đạt có 2/4 em giải khuyến khích
Năm học 2015 - 2016 đạt 2/4 em giải khuyến khích
Năm học 2016 - 2017 đạt 4/6 em và có 3 em đạt giải ba.
Mặc dù kết quả đạt được là chưa cao song đó là những dấu hiệu bước đầu cho
thấy những bước tiến mới. Ngoài kết quả này thì tôi còn nhận thấy một số dấu hiệu
tích cực như sau:
- Số lượng HS đăng kí tham gia thi HSG trường môn GDCD để tìm cơ hội
tham gia đội tuyển thi huyện tăng lên. Từ chỗ phải bắt ép, vận động, dựa vào điểm số
để chọn HS đi thi thì nay các em đã tự nguyện đăng kí tham gia.
- Trong số HS đó đã có những em tự nguyện nghỉ thi các môn khác để thi môn
GDCD
- Ngoài ra, trong 6 em đi thi thì đã có HS lớp A, B là lớp chất lượng cao tự
nguyện đăng kí từ đầu.
Đó là những dấu hiệu đáng mừng. Tôi hy vọng, với việc đầu tư tiết dạy ở trên
lớp cho đến các buổi bồi dưỡng HSG của GV thì việc lựa chọn cũng như kết quả HSG
huyện của trường tôi sẽ được nâng cao trong thời gian tới.

Như vậy việc bồi dưỡng HSg lớp 9 không phải chờ đến lớp 9 mới dạy mà phải
đầu tư bồi dưỡng trong quá trình học từ khi còn là lớp 6, 7, 8. Từ đó tạo sự yêu thích
của các em đối với môn học của mình hay nói cách khác tạo tạo nguồn từ rất sớm. Đó
là chìa khóa giúp ta thành công.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Với việc áp dụng những kinh nghiệm nhỏ như trên tôi thấy nó đem lại những
dấu hiệu hết sức tích cực. Và việc áp dụng ở đây không thực hiện vào một sớm, một
chiều mà phải thực hiện trong cả quá trình. Nếu dạy trên lớp mà chỉ chú trọng vào
kiến thức trong SGK mà không chú ý liên hệ thực tiễn những vấn đề xã hội thì GV
bồi dưỡng không thể nào truyền thụ đầy đủ cho các em kiến thức chỉ trong mười buổi
học ôn.
Bởi vậy, việc giảng dạy môn GDCD cần phải được chấn chỉnh, chuẩn bị tốt từ
phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học cho đến nội dung kiến thức. Phải tạo động
lực cho HS yêu thích môn học của mình. Làm sao để GDCD không phải là môn nhàm
chán, khô khan như các em từng nghĩ trước đây. Nếu làm được như vậy thì người bồi
dưỡng HSG đã thành công được một nửa.
Làm nghề gì cũng phải có tâm huyết mà nhất là nghề dạy học. Người GV bồi
dưỡng phải chuẩn bị kĩ càng, xem trọng môn mình dạy và truyền cảm hứng đó làm
động lực cho các em HS. Chỉ như vậy thì mới có hy vọng với kết quả khả quan.
2. Một số ý kiến đề xuất.
Để những kinh nghiệm trên có thực sự hiệu quả, tôi xin đề xuất 1 số ý kiến sau;
- Đối với phụ huynh HS, cần để con mình tham gia thi môn GDCD khi các em
đăng kí. Không nên ép buộc con phải nghỉ khi các em đi thi mà nên động viên,
khuyến khích các con và tin tưởng vào sự lựa chọn của các con.


- Đối với lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đúng mức đối với việc dạy đạo đức

cho HS. Không nên xem đây chỉ là môn phụ rồi có tư tưởng như không bố trí cho GV
GDCD chủ nhiệm ở lớp chọn. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lí phụ huynh và học sinh vì
lãnh đạo nhà trường đã quan niệm thế thì phụ huynh và học sinh xem thường môn học
là lẽ thường tình. Theo tôi nghĩ, khi GV được chủ nhiệm ở những lớp này thì sẽ có cơ
hội để các em tham gia thi môn này nhiều hơn. Giáo dục, hướng dẫn các em để các
em biết được môn GDCD cũng hết sức quan trọng và đang được ngành GD & ĐT hết
sức quan tâm.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm cũng cần định hướng cho các em và trao đổi với
phụ huynh HS để giúp GV bộ môn GDCD dễ dàng lựa chon HS hơn
- Đối với phòng GD&ĐT, cần quan tâm tuyển dụng thêm giáo viên dạy môn
GDCD để đội ngũ GV chuyên ngành được nhiều hơn. Điều đó giúp chúng tôi có cơ
hội trao đổi chuyên môn cũng như kinh nghiệm bồi dưỡng HSG huyện để khi lựa
chọn HS đi thi Tỉnh thì các em có nhiều cơ hội lọt vào danh sách HSG tỉnh nhà.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác bồi dưỡng HSG huyện lớp
9 môn GDCD. Nó mang ý chí chủ quan của cá nhân và chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu
sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng chuyên môn và các đồng nghiệp
khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quỳ Hợp, ngày 15 tháng01 năm 2017
Tác giả:




×