Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp hình thành kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1_Bùi Thị Thu Hà ( Châu Thành)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 19 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI CHUẨN BỊ VÀO LỚP I
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết kĩ năng sống là một trong những kĩ năng nền tảng giúp trẻ
mẫu giáo hình thành và phát triển tồn diện nhân cách về thể chất, tình cảm-xã hội,
giao tiếp, ngơn ngữ, nhận thức và sẵn sàng vào lớp 1,để các cháu tiếp cận một môi
trường mới về học tập, sinh hoạt, thầy cơ, bè bạn, giao tiếp… một cách tự tin thì phải
hình thành cho các cháu những kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng làm việc theo
nhóm, tự phục vụ, tính tích cực hứng thú, chủ động. tiền đọc, nhận biết và phát âm
chuẩn như: nhận biết các chữ số và 29 chữ cái một cách chính xác và phát âm chuẩn
29 chữ cái đó… và đặc biệt là làm quen môi trường mới.
Thực tế cho thấy các bậc phụ huynh lớp lớn khi con em mình chuẩn bị vào lớp
1 đa số đều mong muốn con em mình biết đọc, biết viết. Nhưng lại ít quan tâm tới
hành vi, cách ứng xử phù hợp, sự quan tâm tới mọi người và đồn kết hịa nhập cùng
các bạn và mọi người xung quanh, đặc biệt là tính tự lập …
Vậy nên việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ rất quan trọng, việc quan tâm,
chăm sóc cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách tồn diện, hình thành
những kĩ năng sống cơ bản là một vấn đề mà mọi người cần phải quan tâm, vì vậy tơi
là một cơ giáo dạy lớp mẫu giáo lớn, chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, tôi luôn băn
khoăn và lo lắng, tơi muốn trẻ có một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp ,1 để
trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc
học phổ thông đạt hiệu quả nhất. Với những lý do trên, là giáo viên trực tiếp giảng
dạy trẻ mẫu giáo nên tôi chọn đề tài. “Một số biện pháp hình thành kĩ năng sống cho
trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1”. Để giúp các cháu trong lớp lớn mà tơi đang dạy có
những kiến thức và kĩ năng vững vàng, tự tin, sẽ giúp trẻ khám phá những điều xung
quanh một cách có định hướng, có khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự
kiểm soát, chủ động và biết cách ứng xử các tình huống trong cc sống, biết giải
quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ, hình
thành cho trẻ một nhân cách tốt, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG:
I. Thực trạng và nguyên nhân:


1. Thực trang:
- Trong những năm học vừa qua tôi được BGH nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp mẫu giáo lớn, rất thuận lợi cho việc quan tâm và theo dõi các cháu. Nên
cũng có một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
1


- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo kịp thời. Được sự quan tâm, giúp đỡ các
đồng nghiệp.
- Trường xây mới, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi
của trẻ
- Sự quan tâm và phối hợp các bậc phụ huynh trong việc giúp trẻ hình thành
một số kĩ năng khi ở nhà cùng gia đình.
- 100% trẻ trong lớp đều học đúng độ tuổi, và đa số đã học qua các lớp mẫu
giáo bé và nhỡ
- Giáo viên nhiệt tình năng động, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm
cao trong chăm sóc giáo dục trẻ.
Bên cạnh những thuận lợi thì cùng cịn có một số khó khăn đó là trẻ vùng sâu
vùng xa, 100% là dân tộc thiểu số nên việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ cịn hạn
chế.
- Một số cháu đến lớp chưa biết chào hỏi, hỏi chưa biết trả lời, lễ phép với cô
giáo, thụ động trong sinh hoạt hàng ngày, đến lớp cịn nói chuyện với nhau bằng tiếng
dân tộc, ít sử dụng tiếng phổ thơng, chưa có ý thức tự lập cịn lệ thuộc vào người khác
và còn hay xưng tau, my với bạn và hay đánh bạn…
- Nhận thức của phụ huynh về rèn luyện các kỹ năng còn hạn chế, chưa mấy
quan tâm đến việc học tập của trẻ.
- Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần chưa cao, đạt khoảng 85- 90%
- Tài liệu tham khảo và học tập để rèn kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế.
* Qua khảo sát trẻ vào đầu năm học tơi có kết quả như sau:
Số trẻ

Các kĩ năng

Kết quả khảo sát
đầu năm học: 2013-2014

30

Đạt

Chưa đạt

1. Kĩ năng làm việc theo nhóm.

22 (73 %)

8

(27 %)

2. Kĩ năng tự phục vụ.

24

(80 %)

4

(20 %)

3. Kĩ năng giao tiếp ứng xử.


23

(77 %)

7

(23 %)

4. Kĩ năng tính tích cực hứng thú, chủ động.

21 (70 %)

9

(30 %)

5. Kĩ năng làm quen môi trường mới.

17

13 (27 %)

(57 %)

2


2. Nguyên nhân:
- Trường thuộc xã đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại khó,đời sống dân cư thấp

nên khả năng giao tiếp và hình thành kỹ năng cho trẻ còn hạn chế.
- Trẻ 100% là dân tộc thiểu số, giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ nên việc
hình thành kĩ năng cho trẻ còn chậm.
- Phụ huynh chưa phối kết hợp với cô trong việc rèn kĩ năng cho trẻ, trẻ về nhà
còn sinh hoạt tự do theo ý mình, bố mẹ chưa chú tâm đến việc rèn kĩ năng cho trẻ.
- Giáo viên trình độ chun mơn và nhận thức về các kĩ năng còn hạn chế nên
việc hình thành các kĩ năng cho trẻ đạt kết quả chưa cao. Giáo viên chưa hiểu nhiều
về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết
vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
mầm non.
II. Nhận thức mới, giải pháp mới:
1. Nhận thức mới:
- Nhận thức được tầm quan trọng của vệc hình thành kỉ năng sống cho trẻ, được
sự quan tâm nhiệt tình của ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn nhà trường, cùng
với sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ, cho
nên tơi đã chọn đề tài: “Hình thành kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị lên lớp 1”
Giúp trẻ tiếp thu những kiến thức kĩ năng cơ bản khi giao tiếp với mọi người, khả
năng biết tự kiểm soát, chủ động và biết cách ứng xử các tình huống trong cc sống,
biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập, tự tin, khơi gợi khả năng sáng tạo
của trẻ, hình thành cho trẻ một nhân cách tốt, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có
trách nhiệm và cuộc sống hài hịa trong tương lai.
Muốn bản sáng kiến được áp dụng có hiệu quả thì giáo viên phải là tấm gương sáng
về mọi mặt cho trẻ hoc tập và noi theo. Các bậc phụ huynh phải nhận thức được việc
rèn kỹ năng cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển tồn
diện cho trẻ, từ đó chủ động phối kết hợp với cơ giáo để hình thành các kỹ năng sống
cho trẻ. Thường xuyên tổ chức cho trẻ các hoạt động văn nghệ , trò chơi dân gian, cho
trẻ chơi theo đội, theo nhóm, phát huy tính tích cực của trẻ. Hình thành cho trẻ các kỹ
năng tự phục vụ, giao tiếp ứng xử với những người xung quanh. Cho trẻ tiếp xúc với
môi trường mới để phát huy ở trẻ khả năng thích nghi sẵn sàng vượt khó và qua đó
giúp trẻ tính ham hiểu biết.

2. Giải pháp mới:
* Biện pháp 1: Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng trong việc hình
thành kĩ năng sống cho trẻ lớp lớn chuẩn bị vào lớp 1.
3


Đối với trẻ cô giáo là một tấm gương, nên mỗi hành động ,mỗi việc làm của cơ
là những gì để trẻ học hỏi và noi theo…Vì vậy ở lớp tơi ln chú ý trong lời ăn, tiếng
nói lúc giao tiếp với mọi người, với trẻ không to tiếng dọa nạt, xưng hơ dịu dàng bằng
cơ và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần, nhẹ nhàng, quan tâm trẻ, niềm nở, ân cần
với phụ huynh, tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, ln thận trọng
trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thoả mái cho trẻ thực
hiện tốt mọi hành vi, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách cho trẻ. Bên cạnh
đó mơi trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi
văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp cho trẻ.
Tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích
hợp giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: Thể chất, ngơn ngữ, nhận thức ,tình
cảm - xã hội và thẩm mĩ, phát huy tính tích cực của trẻ, biết vận dụng vốn kiến thức,
kĩ năng vào giải quyết các tình huống khác nhau.
Khi tơi dạy trẻ rằng: Con hãy nhặt rác trên sân trường và trong lớp, trẻ thực
hiện u cầu của cơ, đó là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều biết các
hành động đơn giản: Nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cảm ơn... Nhưng để
những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần một quá trình. Hành động của trẻ
trở thành kỹ năng khi trẻ thấy một cái rác, trẻ nhặt bỏ vào thùng mà không cần ai nhắc
nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy có rác là phải bỏ vào thùng, chứ khơng làm vì
người khác sai bảo.

Hình ảnh minh họa: Bé bỏ rác đúng nơi quy định
Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động: Bảo vệ môi trường, tránh xa nơi
nguy hiểm, biết xin lỗi, cảm ơn, biết giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, có ý thức học tập, tự

lập ... tơi cịn dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động
4


đó vì ý thức trẻ hiểu chứ khơng phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng
sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Cơ giáo chính là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo.
Ví dụ: Khi tơi dạy trẻ nói lời cảm ơn khi nhận được món q của cơ hay của
bạn hoặc khi bạn giúp mình một cái gì đó. Nhưng trong mối quan hệ giữa những
người thân trong gia đình hoặc giữa cơ giáo với trẻ, cơ giáo khơng nói lời cảm ơn thì
trẻ cũng sẽ khơng hình thành được ý thức của việc nên cảm ơn người khác.
Khi thấy trên sân trường có lá cây, cơ giáo đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt bỏ
vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.
Cũng tình huống trên: Cơ nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: Con biết tại
sao cô bỏ lá cây vào thùng rác khơng? giải thích cho trẻ hiểu: Việc làm này nhằm giữ
sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác
vì trẻ hiểu rằng: Nhặt rác là làm sạch sân trường.
Để dạy trẻ kỹ năng sống, thì cơ giáo phải là người sống có kỹ năng và hình
thành kỹ năng sống cho trẻ thơng qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ, trong việc
thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân
trẻ.
* Biện pháp 2: Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ
năng sống khi ở nhà cùng gia đình:
-Thơng qua các buổi họp phu huynh của lớp, hay trao đổi qua giờ đón trả trẻ.
Tơi nêu ra ý kiến của mình để phụ huynh cùng phối hợp thực hiện. Động viên phụ
huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn nữa trong việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như
tập cho trẻ có các kĩ năng sống hàng ngày.
Phụ huynh phải ln mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời
chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiếp đối với bạn bè, bố mẹ, anh
chị và đối với người lớn như khi xưng hơ với con thì phải xưng bố và con, anh và em,

khi chơi với bạn thì phải xưng hơ là bạn với mình, nếu thấy trẻ nói tau - my thì phải
kịp thời nhắc nhở để trẻ sửa ngay. Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập
bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn vài việc nhà đơn giản như: Quét nhà,
gấp quần áo, chải đầu, tắm rửa….
Tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao
đổi với phụ huynh những nội dung và biện chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc
cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho
rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo
viên và năng khiếu tị mị bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải
5


quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi
chơi với nhau.
Ngoài ra tơi cịn tun truyền vận động phụ huynh cần phối hợp với giáo viên
một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục
trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia
các buổi họp của nhà trường để nắm bắt được tình hình của con mình từ đó cùng với
nhà trường giáo dục trẻ một cách toàn diện hơn.
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ
luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về
bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản
thân trẻ.
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần
thiết. Để trẻ có được những kỹ năng, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác
thuần thục và khéo léo, khơng chỉ địi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn
phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi
văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung
quanh trẻ. Trướcc hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công

bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi. Cha
mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng ngừơi lớn có thể
cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó.
- Ví dụ như trẻ thích vẽ, ngồi việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cha mẹ có thể
cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức tranh để tạo
thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ở góc nhỏ
trong nhà.
Phụ huynh cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử
dụng các đồ dùng ăn uống, hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dùng đúng
chức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc này được thực hiện trong giờ học,
giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình.
Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau như: Bộ đồ
ăn, bộ đồ uống…. Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp,
ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, khơng vội vã, khơng
khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả
những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý
nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
* Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng biết lắng nghe, chia sẻ và làm việc theo
đội ,theo nhóm, giao tiếp ứng xử với người xung quanh:
*. Kĩ năng biết lắng nghe, chia sẻ và làm việc theo đội ,theo nhóm:

6


- Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống biết lắng nghe và làm việc theo đội, theo
nhóm.
- Tơi kết hợp cùng nhà trường và các lớp khác, tổ chức cho trẻ lớp mình hoạt động
các phong trào văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ
động, tự giác của học sinh. Duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi
dân gian qua hoạt động góc hay hoạt động ngồi trời sẽ tạo nên những khơng gian mở

cho trẻ. Thơng qua đóng vai, vật thay thế mà trẻ phát huy được năng lực và tính cách
cá nhân thơng qua việc trang trí mơi trường theo từng chủ đề hay sự kiện.
- Ngồi các hoạt động lễ hội thường xuyên như lễ hội 8/3, 20-11 hàng năm, đổi
mới trong hoạt động lễ hội của trường theo các sự kiện khác có ý nghĩa giáo dục cao
của cộng đồng. Lễ hội phải chú ý thay đổi theo từng sự kiện và đặc biệt có sự phối
hợp cả ba khối tuổi vào chung một hoạt động. Qua đó cho thấy cách tổ chức này giúp
cho trẻ nhỏ tự tin và mạnh dạn hơn. Trẻ lớn chứng tỏ được khả năng của mình đồng
thời thể hiện rõ tính đồng đội và sự phối hợp cao.
Tổ chức hội thi “Xuân trên bản làng” giữa các trẻ mẫu giáo. Cụ thể: tổ chức thi
thơng qua các trị chơi dân gian, trị chơi vận động như: chơi ơ ăn quan, cướp cờ, ném
cịn, chơi ném bóng vào rổ, chơi boling… qua đó rèn luyện kỹ năng hợp tác với đồng
đội để chiến thắng.
Trong hoạt đông học tôi thường hay tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm:
Ví dụ:: Hoạt động tao hình “ Làm các phương tiện giao thơng” theo từng
nhóm ,trẻ sẽ phân chia cơng việc như bạn Trâm làm đầu tàu, bạn Trinh làm toa tàu và
bạn khác lại làm thêm các toa khác và bánh xe, các bạn khác xếp, làm các phương
tiện giao thông như: xếp thuyền, làm ô tô …Trong hoạt động vui chơi: Trẻ kết hợp
nhóm chơi gia đình, xây dựng… phân cơng cụ thể cơng việc mà trẻ đảm nhận vai đó

7


trẻ sẽ cùng nhau phối hợp làm việc có kết quả tốt, rèn cho trẻ kĩ năng làm việc và lắng
nghe cùng bạn.
Hình ảnh minh họa: Trẻ hoạt động theo nhóm
* Kĩ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép với mọi người xung quanh:
Tôi mong muốn giáo dục trẻ của mình có những lời ăn tiếng nói rõ ràng, mạc
lạc và có cách ứng xử phù hợp với mọi người, từng lứa tuổi trong mọi hoàn cảnh
khác nhau.
* Đối với bạn bè: Nói lời cảm ơn, xin lỗi thật sự cần thiết trong trong giao tiếp

thường ngày. Bên cạnh đó, trẻ được trang bị những kỹ năng khác như giới thiệu về
bản thân và nghe bạn giới thiệu về mình, tham gia các trị chơi tập thể,...mơi trường
giao tiếp sẽ được mở rộng và phong phú hơn. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với các
bạn cùng lớp lớn đang học, tao tình huống đóng vai:
-Ví dụ:: Chào bạn, bạn tên gì?, bạn mấy tuổi rồi, nhà bản đâu…?
( mình tên Nam, năm nay mình 6 tuổi rồi đấy, mẹ mình bảo tháng 9 này mình
sẽ lên lớp 1 học đó …).
Trong trường hợp trẻ lỡ xơ bạn ngã thì trẻ biết nói: “Xin lỗi bạn, vì mình mà
cậu đã bị đau, lần sau mình sẽ khơng làm như vậy nưa”,…
Trao đổi với bạn qua các bài tập mà cô giao…
Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình
như ơng, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, …
* Giao tiếp với cô giáo:
Để thể hiện sự tôn trọng trẻ, khi giao tiếp với trẻ bằng ngôn từ tôi luôn chú ý
đến giọng điệu. Khi nói chuyện với trẻ, tơi khơng chỉ phải chăm chú nghe mà có lúc
cịn phải ngồi xuống thỏ thẻ với trẻ một cách “bình đẳng”, khiến trẻ cảm thấy được
tôn trọng. Dạy trẻ phải biết thưa cô khi muốn nói hoặc muốn biết một vấn đề nào
đó…
* Giao tiếp với người lạ:
Khi trẻ vào học lớp 1, là phải hình thành ý thức tự lập, một số trẻ bố mẹ khơng
đưa đón như đi tới trường và về tới nhà 1 cách thường xuyên nữa, mà có thể có nhiều
lý do. Nhà gần con có thể đi bộ về, hoặc bố mẹ đi làm về muộn con có thể đi về cùng
các bác…Những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải vậy cần rèn cho
trẻ thành thói quen, và ý thức được những việc mình làm, vậy trẻ phải làm sao? tôi
sáng tác ra 1 câu chuyện có nội dung phù hợp như câu chuyện:

8


“ Thỏ con đi học” “ Hôm nay tan học Thỏ con đứng ở cổng trường chờ mẹ đón,

nhưng chờ mãi, không thấy mẹ đâu, Thỏ con vừa buồn vừa sợ, nên khóc hu hu hu…
mẹ ơi mẹ đâu rồi, lúc này có một bác Gấu từ xa đi tới hỏi “ sao cháu lại khóc .“ Thỏ
con trả lời “ thưa bác mẹ khơng đón cháu về nhà cháu nhớ mẹ”. Nhưng các con à Thỏ
con giờ mới găp bác Gấu lần đầu đấy. Bác Gấu bảo “ giờ bác chở cháu về nhà với mẹ
nhé!”
Tôi chưa kể tiếp câu chuyện mà đặt câu hỏi tình huống: Theo các con thỏ có về
cùng bác Gấu khơng? Sẽ có nhiều ý kiến đưa ra có và khơng, lúc này trẻ sẽ chờ đáp
án của cơ xem mình trả lời có đúng khơng. Những sự việc này có thể xẩy ra hàng
ngày nên tơi cho trẻ tự nói lên ý kiến của mình : Bạn Trâm: Theo con con sẽ khơng
về cùng bác Gấu vì: Bác Gấu là người lạ
Bạn Trinh: con khơng về vì mẹ dặn con khơng được đi và nhận q của người
lạ. Vậy con sẽ nói gì? Con sẽ nói “ Con cảm ơn bác nhưng chắc mẹ bận việc lát nữa
mẹ sẽ đón con về”. Lúc này Thỏ con sẽ tránh được nguy hiểm là đi cùng người lạ và
lại nói lễ phép với người lớn như thế nên Thỏ con rất ngoan và lễ phép nữa đó. Cịn
những trẻ trả lời là nên về cùng bác Gấu có thể vì lý do nào đó mà trẻ cho là đúng, tơi
sẽ nói rõ cho trẻ hiểu những việc nên và không nên làm khi tiếp xúc với người lạ mặt.
- Khi có khách đến nhà thì phải làm sao? Tơi sẽ đóng vai là người khách xem
trẻ giao tiếp với khách như thế nào.
Khách: có ai ở nhà không?
Trẻ: con chào bác.
Khách: Bác chào cháu, mẹ cháu có nhà khơng?.
Trẻ: Thưa bác mẹ cháu có nhà ạ, cháu mời bác vào nhà,cháu đi gọi mẹ ạ, mẹ ơi
có bác Bình đến chơi ạ!...
* Hình thành cho trẻ có kĩ năng sử dụng những lời hay ý đẹp, đối với mọi
người xung quanh: Hoạt động vui chơi đóng vai giúp cháu mạnh dạn dần, thành thạo
dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Cơ
đơng viên khuyến khích trẻ làm tốt, nhắc nhở trẻ chưa tốt trong giờ nêu gương để
cùng nhau giúp trẻ cố gắng về sau tốt hơn.
* Biện pháp 4: Kĩ năng tự phục vụ, tự bảo vệ, giữ gìn sức khỏe bản thân,
các hành vi văn minh và ý thức bảo vệ môi trường:

*. Giúp trẻ xây dựng kỹ năng tự phục vụ:
Tôi giúp trẻ xây dựng kĩ năng tự phục vụ cơ bản, những điều tưởng rất nhỏ như
chuẩn bị quần áo, giữ vệ sinh thân thể, giờ đi vệ sinh, cách sử dụng giấy vệ sinh, bồn
cầu… những vấn đề này nếu trẻ chưa thành thạo có thể trở thành những trở ngại, gây
khó khăn cho trẻ trong những ngày đến lớp.
9


Do vậy, tôi chú ý giúp trẻ trang bị những kĩ năng cơ bản và thực hành thường
xuyên như: Tự lấy sách tập tơ, tốn, tạo hình của mình ra học theo kí hiệu riêng của
mỗi trẻ, sắp xếp sách vở theo đúng nơi quy định khi học xong, động viên khuyến
khích trẻ tự chuẩn bị quần áo, mặc quần áo trước khi đến lớp, rửa tay trước khi ăn, sau
khi đi vệ sinh, cách sử dụng bồn cầu an toàn, cách vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, cách
gập quần áo đơn giản, mặc quần áo, cài cúc áo, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn
cơm…một cách thành thạo ở trẻ lớp lớn.
Tôi nhận thấy rằng tự lập là một trong những đức tính quan trọng đầu tiên tạo
dựng nhân cách của trẻ. Vì thế, vấn đề giáo dục khả năng tự lập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi là một vấn đề quan trọng, để chuẩn bị vào lớp một
Ví dụ: Trong giờ ăn trẻ phải tự giác xúc cơm ăn không chờ cô giáo phải nhắc
nhở, khi cởi bớt quần áo phải gấp gọn gàng trước khi cất vào tủ theo ký hiệu của
mình, khơng vứt lung tung.
Tôi phải theo dõi thường xuyên, đánh giá được mức độ khả năng tự lập của trẻ, nhận
ra những trẻ yếu kém để có phương pháp chủ động giúp đỡ trẻ khả năng tự lập.

Hình ảnh minh họa: Tổ chức bữa ăn cho trẻ
* Bảo đảm cho trẻ sức khỏe tốt nhất:

10



- Tơi rèn cho trẻ thói quen tự biết giữ sức khỏe: Khi nào cần cởi áo, mặc áo ấm,
áo mưa, lúc nào cần rửa tay, đánh răng...
Ví dụ: Đặt câu hỏi với trẻ: Sáng nay đi học con thấy trời nắng hay trời mưa?
Thưa cô trời mưa ạ! Thế khi trời mưa con phải làm gì? Vì sao? Khi trời nắng chúng ta
đi ra đường phải như thế nào? Vì sao? Khi thời tiết lạnh thì con nên mặc quần áo ngắn
hay quần áo dài? Có cần mặc thêm áo khốc…khơng vì sao? Trẻ sẽ trả lời theo suy
nghĩ và sự hiểu biết của mình. Có thể đúng hoặc sai. Nên dựa vào kết quả đó để tơi
sửa chữa và tạo cho trẻ thói quen, ý thức tích cực, lâu dần trở thành kĩ năng cần thiết
cho trẻ.
- Tôi đặt câu hỏi tùy thuộc vào thời tiết hàng ngày. Để trẻ nhớ và trở thành thói
quen. Lúc này trẻ con có thể nhắc bố mẹ mình phải như thế nào như lời cơ giáo đã
dạy cho mình như:
Sao mẹ đi ra nắng mà khơng đội nón? …
Ví dụ:: Con ơi đi ngủ thôi. Để con đánh răng trước khi đi ngủ đã mẹ ạ! Hoặc
hơm nay trời mưa đó, giờ đi học 2 mẹ con mình phải mặc áo mưa mẹ nhỉ?
Từ sự chỉ bảo và nhắc nhở của cô một cách thường xuyên ở trường cũng như
phối hợp với phụ huynh lúc ở nhà, trẻ đã có kĩ năng cho mình mà khơng cần người
lớn phải nhắc nhở.
Cân đo và theo dõi sức khỏe của nhà trường và giáo viên đối với trẻ: Kết hợp
với y tế khám sức khỏe định kỳ cho các cháu, theo dõi 3 tháng /1 lần, đối với trẻ béo
phì, suy dinh dưỡng 1 tháng /1 lần. Kết hợp với phụ huynh cùng nhau chăm sóc
những cháu thấp cịi ,nhẹ cân để các cháu đó phát triển một cách bình thường và khỏe
mạnh như các cháu khác.
* Tránh xa những nơi nguy hiểm:
Tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ trong các chủ đề học và cả ngồi chương trình
bằng những ví dụ cụ thể và có hình ảnh minh họa: Tổ chức quan sát đàm thoại các lơ
gơ có hình ảnh nguy hiểm được minh họa, qua các câu chuyện có nội dung phù hợp,
để trẻ ý thức và hiểu được những mối nguy hiểm xung quanh mình và có ý thức tránh
xa những nơi nguy hiểm như: Ao, suối, hố nước, ổ điện, phích nước sơi…
*.Các hành vi văn minh:

Tơi thường xun rèn cho các cháu những điều cần thiết như: Khi ngồi trong
bàn ăn, con hãy nhai thật từ tốn, đừng há miệng quá to khi nhai thức ăn, đừng nói
chuyện, hát khi đang ngậm thức ăn trong miệng , khi ăn khơng làm rơi vãi thức ăn ra
ngồi, phải biết mời cô và các bạn trước khi ăn…Tôi luôn mẫu mực trong lời ăn tiếng
nói, đi đứng, ăn mặc đúng mực để trẻ noi theo. Tôi theo dõi những hành vi chưa đúng
đắn của trẻ đối với cô và các bạn để giúp trẻ sửa chữa kịp thời.
11


Trong giờ học, khi muốn giơ tay phát biểu yêu cầu trẻ phải xin phép cơ, khi ra
ngồi phải có sự đồng ý của cô, đi đứng nhẹ nhàng, không la hét ầm ĩ, ai giúp đỡ
mình phải biết cảm ơn, khi có lỗi phỉa biết xin lỗi, khơng xưng mày tao với bạn, gặp
người lớn phải biết lễ phép chào hỏi… Tôi kể cho trẻ nghe những câu chuyện có nội
dung giáo dục hành vi như: “ ai đáng khen nhiều hơn”Ba cô gái”, “Câu chuyện của
Thỏ Bông”, và một số bài thơ mang tính giáo dục cao, và qua bài thơ “ xin lỗi.”
Vịt con vội vã đi đâu
Dẫm phải chân bạn Gà Nâu bên hè
Vịt nhớ xin lỗi bạn nghe!
Chớ đừng lặng lẽ bỏ đi, bạn buồn.
*.Vệ sinh môi trường:
Biết vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp. Để tạo cảnh quan
sân trường, trong giờ hoạt động ngồi trời, tơi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo
môi trường sạch đẹp, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thu dọn đồ
chơi gọn gàng và ngăn nắp. Tôi trang trí sọt rác đẹp, hình ảnh ngộ nghĩnh và hướng
dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi quy định. Ngoài ra tơi cịn tổ chức cho trẻ thực hành chăm
sóc cây xanh, vườn rau của trường như nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, rau…,

Hình ảnh minh họa: Bé chăm sóc cây

12



* Biện pháp 5: Tạo điều kiện hình thành cho trẻ trẻ tích cực, hứng thú ,chủ động,
tự tin và thích nghi với mơi trường mới:
Việc hình thành cho trẻ tích cực, hứng thú, chủ động, tự tin trong các hoạt động
phù hợp với lứa tuổi sẽ tạo đà cho trẻ phát triển về tư duy và năng lực sau này.
Là giáo viên mầm non Tơi ln khuyến khích trẻ nói lên ý nghĩ của trẻ, nói
chuyện với các bạn trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của
mình. Giáo dục cho trẻ ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi để kích thích trẻ biểu lộ
những suy nghĩ, cảm xúc của mình thơng qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, chuyện…
Khuyến khích trẻ tự tổ chức các trò chơi đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ đề.
Giao nhiệm vụ trực nhật hàng ngày cho từng tổ hoặc từng nhóm trẻ. Tơi tạo
cho trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động: Học tập, vui chơi…và luôn tôn trọng trẻ,
không dọa nạt hay cưng chiều cho trẻ, khơng chỉ trích các việc làm của trẻ. Cần có
những lời động viên, khen thưởng các trẻ trong q trình học, tổ chức các trị chơi học
tập để thu hút trẻ cùng tham gia. Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, hoạt động
phát triển thể chất, những trò chơi rèn kĩ năng tự tin, mạnh dạn giúp trẻ triển nhận
thức, thẩm mỹ, sức khỏe.
Tổ chức cho trẻ kĩ năng tạo sản phẩm qua hoạt động tạo hình theo từng nhóm.
Trong một chủ đề nào đó.
Ví dụ: Chủ đề: Gia đình. Nhánh: “Đồ dùng trong gia đình” Nhóm làm ấm,
nhóm làm chén, ca, cốc, cứ mỗi ngày một chi tiết, bằng những vật liệu có sẵn cơ đã
chuẩn bị và cơ cùng hưỡng dẫn trẻ, trẻ có ý thức làm việc cùng bạn và biết hơm nay
làm cái gì, cái gì cịn thiếu làm ngày hôm sau trẻ thấy hứng thú và tự tin khi tự tay
mình làm được và cứ thế sản phẩm hồn thành vào cuối chủ đề. Trẻ đã có kĩ năng làm
việc và tự tin hứng thú trong công việc mình làm.
Tổ chức biểu diễn văn nghệ cuối tuần: Với nội dung phong phú, với nhiều hình
thức biểu diễn nhằm khuyến khích sự tham gia của trẻ, tơi là người dẫn chương trình
nhẹ nhàng gần gũi trẻ, để trẻ tự tin thể hiện hết khả năng của mình qua các tiết mục
khác nhau, chương trình được biểu diễn nhiều trong năm học với nhiều chủ đề khác

nhau. Từ làm quen, nhút nhát, rụt rè …khi biểu diễn giờ đây trẻ đã có kĩ năng biểu
diễn trước đám đơng và tự tin trên sân khấu.
* Hoạt động học tập:
Rèn luyện kỹ năng quan sát phản xạ, nhận mặt chữ số, nhớ vị trí với các chữ
cái và con số. Dạy trẻ đọc một số đồng dao như: Bài ca dao:
Rềnh rềnh ràng ràng
Rềnh rềnh ràng ràng

Chân gầy chân béo

Ba gang chiếu trải

Dệt vải cho bà
13


Xích lại cho gần

Vải hoa vải trắng

1 người 2 chân

Đến mai trời nắng

2 người 4 chân

Đem vải ra phơi

3 người 6 chân


Đến mốt đẹp trời

4 người 8 chân

Đem ra may áo./.

5 người 10 chân
Với mơn làm quen với tốn, trẻ phải biết đếm, thêm bớt phân chia trong phạm
vi 10, rồi nhận biết các khối, nhận ra quy tắ sắp xếp, độ lớn, chiều cao của vật, biết
các thao tác đo…Ở lớp tơi cũng có rất nhiều cháu kiến thức về tốn cịn yếu. Vì thế
tơi cùng cơ giáo ở lớp đã lên kế hoạch cụ thể rèn trẻ yếu để trẻ tiếp thu kiến thức về
toán đồng đều với các bạn ở lớp và đáp ứng yêu cầu và vững bước cho trẻ vào lớp 1.
Để biết cách dạy trẻ phát âm chuẩn và nhận biết 29 chữ cái trong chương trình
mẫu giáo, làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa, làm quen với đọc
và phát âm chuẩn.
* Chuẩn bị cho việc phát âm chuẩn:
- Tôi luôn dạy trẻ phát âm chuẩn các chữ cái, có một số cháu cịn nói ngọng nl, u-q (Cu); b- p và sửa triệt để cho trẻ để trẻ phát âm đúng. Những cháu cịn qn các
chữ khó nhớ như: m,n,s,p,q…tôi thường xuyên dạy trẻ bằng cách: Cứ vào những thời
gian hết giờ tổ chức hoạt động chiều, lại cho các trẻ đó ra ngồi cùng một số bạn đã
thông thạo chữ cái để học cùng bạn, tôi thấy cách thức này đem lại hiệu quả rất cao,
trẻ rất hứng thú tham gia và thuộc bài nhanh, cô cũng đỡ vất vả rất nhiều. Ngồi ra tơi
cịn phối kết hợp với phụ huynh cùng rèn trẻ thêm ở nhà.
Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động giáo dục theo chương trình
chăm sóc-giáo dục mầm non. Trẻ biết gọi tên, tô các chữ cái.
Làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ trong
bảng danh sách lớp, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng
chữ ghi tên đồ vật thường dùng như: bút chì, giấy, góc sách ..., nhận biết và viết tên
của bản thân.
Tôi thường đọc sách, truyện cho trẻ nghe thường xuyên vào những thời gian
rảnh… Khi trẻ nghe và nhìn cách cơ đọc sách trẻ có thể học được những kiến thức từ

nội dung sách, cách sử dụng sách và cách đọc, hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ
sách. Cần lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngồi bìa nhằm gây hứng thú
cho trẻ đối với sách. Trẻ nhận ra các từ mới trong sách, thích được đọc truyện. Thông
qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tị
mị tìm hiểu các từ và chữ.
14


Cần quan tâm sát sao đến sự phát triển ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ
của trẻ trong cuộc sống hằng ngày. Hãy thông qua giao tiếp với trẻ, lắng nghe trẻ nói,
để uốn nắn trẻ khơng nói ngọng, nói lắp, nói nhỏ. Hình thành ở trẻ một số kỹ năng
chuẩn bị cho việc đọc, viết, thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, các
buổi tham quan, dạo chơi.
Trẻ được tham gia các hoạt động và trị chơi khám phá phá mơi trường mới,
được rèn luyện một số kĩ năng cơ bản của hoạt động học tập như sắp xếp bàn ghế,
cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng tư thế….
* Chuẩn bị cho việc cầm bút và ngồi đúng tư thế:
Tôi thấy rằng trẻ tuổi này còn non, vẫn đang quen chơi nên chưa tập trung học.
- Ban đầu một số cháu còn cầm bút bằng tay trái và khi ngồi viết đầu cúi sát
vào vở, ngồi nghiêng một bên… Tôi luôn chú ý nhắc nhở và tận tình chỉ bảo cho các
cháu. Phối hợp với các trẻ khác cùng chú ý nhắc nhở bạn mình. Tơi tổ chức các hoạt
động tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ cái và biết cách đưa
nét tạo thành chữ viết. Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết phong phú.
Tôi đặc biệt quan tâm đến những cháu tơ cịn xấu, ngồi cịn chưa đúng tư thế,
cầm bút tô chưa đúng cách, tôi thường rèn những cháu đó rất nhiều vào những buổi
chiều để giúp cháu tiến bộ. Chơi các trị chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động
của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt như chơi buộc
dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,…
Tổ chức các hoạt động, đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm
sách, hoàn thiện bức tranh. Tranh ảnh về thế giới xung quanh như: Con người, nghề

nghiệp, thế giới động vật, thế giới thực vật,… dưới các tranh ảnh cần có chữ viết to.
Sách, tranh truyện với các loại giấy bìa tốt, bền, ít trang, nội dung đơn giản, màu sắc
đẹp, chữ to,…các bài thơ ngắn, các câu chuyện có nội dung lặp đi lặp lại để trẻ dễ
nhớ, dễ thuộc. Khi dạy trẻ theo các chủ đề tôi dán các bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu
đố, ca dao lên tường cho trẻ đọc. Một số tủ, đồ dùng đồ chơi trong lớp, các biểu bảng
ở lớp cũng giúp cho trẻ làm quen với chữ cái.

15


Lịch 1 ngày ở trường của trẻ vừa có chữ vừa có hình ảnh để trẻ dễ hiểu hoặc
hơm nay là ngày thứ mấy, trẻ có thể gắn số thứ tự, ngày, tháng, năm thời tiết hôm nay
ra sao: Mưa, nắng, nóng, lạnh, mát mẻ, trẻ chọn gắn hình ảnh phù hợp vào. Khi tơi áp
dụng các hình thức đó vào giáo dục các cháu , bây giờ tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã
thành thạo các kĩ năng nhận biết và đọc chuẩn các chữ số từ 1-10, biết đếm, thêm bớt
phân chia trong phạm vi 10, rồi nhận biết các khối, độ lớn, chiều cao của vật, biết các
thao tác đo …Nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái, kĩ năng cầm bút, ngồi đúng tư
thế có tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1.
Hình ảnh minh họa: Bé hứng thú học tập

*Tạo điều kiện cho trẻ thích nghi với mơi trường mới .
Tơi thấy rằng rất nhiều trẻ những ngày đầu vào lớp 1 thường hay khóc nhè, nơn
ọe, đau bụng, về nhà ngủ khơng ngon và hôm sau không muốn đến lớp.
Nền tảng nhận thức của trẻ ở bậc học mầm non chính là những hiểu biết ban
đầu về bản thân về thế giới xung quanh như các loại cây, con vật, các hiện tượng thời
tiết xung quanh, mối quan hệ của mình với người khác… và đặc biệt là mối quan hệ
giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Điều đó giúp trẻ chủ động trong các hoạt động
và vui chơi. Trẻ cần được dạy và được rèn luyện về các thao tác trí tuệ. Trẻ cần hiểu
biết về bản thân, gia đình, mơi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, đồng
thời có kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp…Nâng hiểu biết của mình về các sự vật

hiện tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh…
Hướng dẫn trẻ cách xử lý với sự việc ở trường như: Khi muốn đi vệ sinh và
cách tự đi vệ sinh , lúc muốn nêu ý kiến…Dạy trẻ khả năng tập trung. Có thể tạo các
cuộc thi như kể chuyện cho nhau nghe, tập tô xem ai khéo tay hơn, nói về các chủ đề
gần gũi với trẻ trong khoảng 30 phút.
16


- Khi tiếng trống đánh “ tùng, tung, tùng” gọi các con vào lớp hay báo hiệu các
con vào lớp hay báo hiệu đến giờ chơi… Giúp trẻ cảm thấy mơi trường mới có nhiều
điều thú vị, gần gũi với trẻ thơng qua các trị chơi, các đoạn phim…Tơi cho trẻ làm
quen với cặp sách, đồ dùng học tập, cái bút, quyển sách của mình, hướng dẫn trẻ từ
những việc nhỏ nhất như chiếc bút mở nắp rất nguy hiểm, nên khi viết xong trẻ cần
đậy lại. Cách giở sách, cách ghi nhớ, cách xếp sách vở vào ngăn cặp, cách đeo cặp
trên vai. Qua góc học tập , và các giờ hoạt động phù hợp khác.
Vì vậy tơi ln tạo cho trẻ của mình được thực hành làm quen qua các hoạt
động, hình ảnh….của trường tiểu học: Thơng qua giờ học, giờ chơi, cùng trẻ đóng các
vở kịch có cốt truyện trong chủ đề “trường tiểu học”…Để khi trẻ bước vào lớp một
khơng cịn bỡ ngỡ và lạ lẫm nữa.
* Phương pháp thực hiện “Sáng kiến kinh nghiệm”:
Quá trình thực hiện bản sáng kiến tôi đã sử dụng các phương pháp đó là:
Phương pháp khảo sát, Phương pháp trực quan, Phương pháp dùng lời, Phương pháp
thực hành.
* Khả năng ứng dụng “Sáng kiến kinh nghiệm”:
Bản sáng kiến này tôi đã áp dụng ở lớp và thấy có hiệu quả và tơi nghĩ có khả
năng áp dụng cho tất cả các giáo viên trong trường cùng thực hiện.
PHẦN III: KẾT LUẬN:
Thực hiện các biện pháp trên, qua nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản
thân, sự kết hợp nhiêt tình của các đồng nghiệp và sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ
huynh đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ

lớp lớn vững vàng bước vào lớp 1.
1. Kết quả khảo sát cuối năm:
Các kĩ năng

S Kết quả khảo sát cuối năm
Số
trẻ

2013-2014

30

Đạt

Chưa đạt

1. Kĩ năng làm việc theo nhóm.

28 (93 %)

2. Kĩ năng tự phục vụ.

30 (100 %)

3. Kĩ năng giao tiếp ứng xử.

28 (93 %)

2


(7 %)

4. Kĩ năng tính tích cực hứng thú, chủ động.

29

1

(3 %)

(97 %)

2 (7 %)

17


5. Kĩ năng làm quen môi trường mới.

26

(87 %)

4

(13 %)

Từ kết quả trên cho thấy, sau khi áp dụng các kĩ năng sống vào rèn luyện cho
trẻ. số trẻ đạt cuối năm tăng hơn so với đầu năm.
Tôi nhận thấy trẻ hứng thú, tự tin, có ý thức độc lập hơn trong học tập, vui chơi

cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Vững bước vào trường Tiểu học một môi trường
mới.
- Cha mẹ ln coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ ở nhà trường. Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ
với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều
hình thức thơng qua sổ bé ngoan.
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ,
thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, khơng chiều chuộng,
khơng cịn hình ảnh mẹ đi sau xách cặp cho con, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình
ảnh trẻ tự đeo cặp, tự để đồ dùng ngay ngắn …..
- Cơ giáo nhẹ nhàng, gàn gũi trẻ, trị chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi
vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy
ra giữa các trẻ trong lớp.Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động
nhóm nhiều hơn,
Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị,
phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm:
Với những kết quả đạt được, bản thân tơi muốn nói lên những kinh nghiệm
với mong muốn gửi đến các bạn đồng nghiệp, cha mẹ trẻ những thơng tin mang tính
thuyết phục với một số điều cần làm nhằm giúp cô giáo, cha mẹ trẻ dạy trẻ mầm non
những kỹ năng sống cơ bản như sau:
Điều cần làm trước hết là cô giáo, bố mẹ phải là tấm gương sáng, yêu thương,
tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Đặc biệt cơ giáo ln
u nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.
Vận dụng linh hoạt các hoạt động học và chơi từ đó rút kinh nghiệm rèn kĩ
năng sống cho trẻ một cách tốt nhất.
Trẻ cần biết lập kế hoạch chơi sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục
đích. Đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.
Duy trì chịu khó rèn cho trẻ kĩ năng nghe, nói, đọc, phát âm, cầm bút, đếm số
đến nơi đến chốn, mọi lúc mọi nơi.


18


Phối hợp cùng gia đình, trong việc rèn kĩ năng sống cho trẻ thật sự là mái ấm
đầy tình thương.
Chúng ta không hạ thấp trẻ, không doạ nạt trẻ, không bắt trẻ hứa hẹn, không
nuông chiều trẻ một cách thái qúa sẽ làm trẻ yếu đuối, không thúc giục trẻ, khơng
tước đoạt của trẻ quyền làm trẻ con…Hãy khuyến khích và chia sẻ cùng với trẻ.
Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen và trở thành kĩ năng, cần sự
thống nhất những cách thức và phương thức giữa gia đình và trường, lớp mẫu gáo.
Chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, sự đồng cảm, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ của cô
giáo và người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, để bước vào lớp 1
một cách tự tin.
3. Ý kiến đề xuất:
- Phòng giáo dục mở thêm các đợt tập huấn cho giáo viên về chuyên môn.
- Xây dựng thêm cơ sở vật chất như: Phòng học.
Trên đây là một số biện pháp hình thành kỹ năng sống trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị
vào lớp 1, lớp của tôi đã áp dụng thành công trên trẻ. Rất mong được sự góp ý của
Hội đồng khoa học./.
Tơi chân thành cảm ơn!

19



×