Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết m,n,l Bùi Thị Thu Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.36 KB, 20 trang )

Phßng gi¸o dôc & §µo t¹o huyÖn Quú Hîp
TRƯỜNG mÇm non ch©u thµnh
------------—&–----------kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ LÀM
QUEN VỚI CHỮ VIẾT “ n,m,l ” CHỦ ĐỀ “ĐỘNG VẬT” 5 - 6 TUỔI

TÁC GIẢ: BÙI THỊ THU HÀ
Số ĐT: 0946017040

Châu Thành, tháng 3 năm 2013

1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ LÀM
QUEN VỚI CHỮ VIẾT “ n,m,l ” CHỦ ĐỀ “ĐỘNG VẬT” 5 - 6 TUỔI
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng, giúp trẻ lĩnh hội
cả 3 thành phần của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ cho
trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ “ âm, từ, câu,
lời nói ”. Phát triển ngôn ngữ ở tuổi mẫu giáo là nói mạch lạc. Người giáo viên
mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi ngay
từ lúc còn nhỏ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào. Việc ghi
nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha
mẹ, cô giáo và từ những chữ cái đầu tiên trẻ được học chuẩn nhất sẽ là nền tảng
cho sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ngôn ngữ viết được chính xác… kết quả là
ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức
xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được bắt


chước và được nói một cách chuẩn mực nhất.
Phát triển ngôn ngữ trong đó hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ viết có
một tầm rất quan trọng. Qua việc làm quen với chữ viết giúp trẻ nhận biết được 29
chữ cái, kiểu chữ in thường và viết thường, nhận biết và phân biệt được đặc điểm
giống nhau, khác nhau trong nhóm chữ cái, và qua bộ môn này giúp trẻ phát âm
đúng chuẩn chính xác tiếng việt. Đây là tiền đề giúp trẻ chuẩn bị vào lớp 1 ở bậc
tiểu học. Thông qua hoạt động này còn giúp trẻ rèn luyện phát âm củng cố kiến
thức và mở rộng vốn từ cho trẻ.
Với việc phân công nhiệm vụ giáo viên, tôi được nhà trường phân công 2
năm liên tục( năm 2011- 2012 và 2012 – 2013) trực tiếp giảng dạy chương trình
giáo dục Mầm non 5 – 6 tuổi, tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ viết không
phải là việc dễ làm, đặc biệt nhóm chữ cái n,m,l là một trong những nhóm chữ cái
trong năm học vừa qua rất khó phát âm chuẩn, chính xác cho trẻ đối với lớp tôi
trong quá trình học nói và học viết bởi đối tượng ở đây là trẻ vùng dân tộc thiểu số
vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với chữ viết là rất cần thiết, đòi
hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, tìm hiểu, biết vận dụng những linh
hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy dủ kiến thức của hoạt động
làm quen với chữ cái, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú, có
tính kỷ luật trong học tập đặc biệt là giúp ích cho trẻ sau này khi tiếp xúc ngoài xã
hội sẽ không còn phải bỡ ngỡ.
Với tầm quan trọng của việc học chữ viết và thực tế việc nhận biết và phát
âm chữ cái của 100% trẻ vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, nên tôi đã
nghiên cứu và lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm
quen với chữ viết “ n,m,l” chủ đề “ Động vật” 5 – 6 tuổi làm tiền đề cho những
nhóm chữ cái sau.
2


PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Thực trạng
Qua 2 năm dạy trẻ ở lớp năm tuổi, ở vùng đặc biệt khó khăn, 100% trẻ dân
tộc thiểu số, tôi nhận thấy, thực tế chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái chưa
cao bởi trẻ làm quen với chữ cái ở lớp tôi là điều hết sức mới mẻ, lần đầu tiên trẻ
được làm quen với 29 chữ cái, ở các lớp dưới trẻ chưa hề được làm quen, vốn tiếng
việt còn hạn chế ngoài ra một số cháu còn nói lắp, nói ngọng, nhận thức của trẻ
còn chênh lệch nhau. Trẻ chưa thực sự hứng thú trong việc học chữ cái, chủ yếu là
trên tiết học còn khô khan, gò ép và dạy theo giáo án mẫu. Các trò chơi nhằm mục
đích ôn luyện cuối các tiết học và giờ hoạt động góc, các giờ chơi thường lặp đi lặp
lại nhàm chán, đơn điệu cô chưa biết tận dụng cơ hội để cho trẻ luyện tập, kích
thích trẻ hoạt động với chữ cái. Đặc biệt cô chưa thực sự chú ý để tìm ra lỗi phát
âm và sửa lỗi cho trẻ nhiều trẻ còn nói ngọng, nói lắp. Dạy trẻ còn mang tính đồng
loạt chưa thực sự chú trọng đến cá nhân của trẻ. Ngoài ra cô giáo cũng chưa biết
phối hợp với phụ huynh, cố gắng thực sự tìm tòi tham khảo tài liệu, trên các thông
tin đại chúng để tìm ra và làm các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm quen chữ cái, tạo
môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn chưa thực sự thu hút được trẻ chú ý
học chữ cái.
2. Nguyên nhân
- 100% trẻ thuộc vùng dân tộc thiểu số, giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ,
vốn tiếng việt còn nhiều hạn chế, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường cho trẻ
học làm quen với chữ cái còn ít, gia đình chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ văn
hóa còn thấp nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nói, viết, còn
xem nhẹ việc học ở độ tuổi này còn cho con nghỉ tùy tiện.
- Nhiều phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con nên đã bày trước
tập đọc, viết dẫn đến việc tiếp thu bài của trẻ không đồng đều, viết còn sai nét chữ,
ngoài ra một số cháu còn nói ngọng nên phát âm chữ n – l, l – n như cháu: Cháu
thịnh, cháu thùy linh, cháu tú uyên…nên ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ.
- Bản thân cô giáo lại là người kinh không am hiểu tiếng dân tộc nên việc
truyền thụ kiến thức cho trẻ bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên đây dẫn đến việc truyền thụ kiến

thức của cô và khả năng tiếp thu bài của trẻ có phần hạn chế. vì vậy mà cuối năm
học 2011 – 2012 trường khảo sát chất lượng trẻ về chữ cái kết quả đạt được như
sau: lớp có 30 cháu 5 tuổi.
TT
1

Nội dung
Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái n,m,l

Kết quả cuối năm học
2011 - 2012
20/30 Trẻ đạt tỷ lệ 67%
3


2

Trẻ dở vở, ngồi tô đúng tư thế , cách cầm bút

24/30 Trẻ đạt tỷ lệ 77 %

3

Trẻ tô, viết đúng chữ cái n,m,l

21/30 Trẻ đạt tỷ lệ 70 %

4

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động 20/30 Trẻ đạt tỷ lệ 67 %

làm quen chữ viết n,m,l

Qua khảo sát thực tế hoạt động làm quen với chữ cái cuối năm học 2011 –
2012 của lớp tôi như trên, với yêu cầu đặt ra cùng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của hoạt động làm quen với chữ viết trong việc giáo dục trẻ. Trong năm học 20122013 này tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm các biện pháp rèn và giúp trẻ nâng cao
chất lượng trong hoạt động làm quen chữ cái n,m,l chủ đề “Động vật” 5 – 6 tuổi
làm tiền đề cho các nhóm chữ cái khác như sau:
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái n,m,l

Có thể nói, trẻ em là một thực thể tự nhiên và giáo dục bắt đầu từ đứa trẻ,
trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi
phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa
bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú
cho trẻ ở hoạt động này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô
khan có phần "kỷ luật". Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân
thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, dập khuôn
chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết
học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Để tránh tình trạng đó
ở lớp tôi, trước hết tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần
thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền
với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn
hay một bức tranh đẹp mới lạ .... Chính vì thế, khi dạy một tiết "Làm quen chữ
cái n,m,l" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc
biệt phải bảo đảm an toàn. Bước đầu tôi cho trẻ được làm quen với từng chữ cái
có trong nhóm chữ cái n,m,l và trẻ được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất,
tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà tôi định cho trẻ làm quen.
- Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ m,n,l (chủ đề động vật). để gây hứng thú cho
trẻ:
Trước tiên là cách vào bài phải gây được sự hứng thú đối với trẻ, để làm

quen với chữ m tôi đọc câu đố về con gà mái:
Con gì quang quác
Cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy
4


Là con gì?
Trẻ suy nghĩ và đoán con gà mái, tôi cho trẻ xem bức tranh “Gà mái” trên
màn hình vi tính mà tôi đã tạo slie sẵn, tôi cho trẻ đọc từ dưới bức tranh nhiều
lần sau đó cho trẻ lên tìm các chữ cái đã học, hỏi trẻ còn chữ cái gì chưa được
học? sau đó giới thiệu chữ cái cần làm quen cho trẻ là chữ m.
Tiếp đến chữ "n" tôi thay đổi hình thức gây hưng phấn cho trẻ bằng cách
cho cả lớp hát bài “Chú voi con ở bản đôn” và vận động theo bài hát, sau đó hỏi
trẻ bài hát nói về con gì ? sống ở đâu? Trong rừng còn có con gì nữa? Cho trẻ kể
và tôi cho trẻ xem một bức tranh về “ Con nai” đố trẻ đó là con gì? trẻ tò mò và
đoán “ con nai” sau đó tôi giới thiệu dưới bức tranh có từ "Con nai" cho trẻ đọc
từ dưới tranh và cho trẻ lên tìm 2 chữ cái giống nhau tiếp theo tôi cho trẻ làm
quen với chữ "n".
Cho trẻ làm quen với chữ l tôi cho trẻ chơi trò chơi “ghép tranh” và hỏi
trẻ các bạn ghép được tranh con gì? Sống ở đâu? tôi cho trẻ xem bức tranh
“Con lợn” và đọc từ dưới bức tranh nhiều lần sau đó cho trẻ lên tìm chữ cái thứ
ba phía bên phải vào và hỏi trẻ đây là chữ gì? sau đó giới thiệu chữ cái cần làm
quen cho trẻ.
Bước vào phần trò chơi củng cố, để thêm phần hứng thú tôi tạo các trò
chơi trên vi tính và lồng tiếng vào trò chơi như trò chơi : “Ai ghép giỏi nào” tôi
cắt các nét chữ cái rời ra, để cho trẻ lên và tìm nét chữ cái ghép vào cho đúng,
hay trò chơi “ Tìm chữ cái còn thiếu trong từ” Tôi sưu tầm các hình ảnh trên
mạng internet như: hình ảnh con mèo, con lươn, con gà mái, con nai ... tạo có

tên dưới hình ảnh còn thiếu chữ cái n(m,l) và một số chữ cái cùng nhóm n,m,l
và khác nhóm, tôi tạo hiệu ứng cho một số chữ cái đó, trẻ sẽ được lên và chọn
chữ cái còn thiếu trong từ. Cứ như vậy trẻ vừa được trải nghiệm thao tác trên vi
tính vừa được củng cố chữ cái n,m,l.
Hoặc để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết 2, tiết tập tô chữ cái n,m,l . Tôi huy
động trẻ sưu tầm bìa catton, tranh ảnh, hoạ báo về các con vật có chứa chữ cái
n,m,l như: con nai, gà mái, con lươn, chim họa mi, chim chào mào, gà con, gõ
kiến, con bướm.... Hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào trò chơi
cô giới thiệu các nơi sinh sống của các con vật và con nào thì phải về nơi ở của
con đó, trẻ được cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo của đôi tay và thuận lợi trong
việc viết chữ, dán các chữ cái lên các con vật trẻ sẽ hứng thú hơn với chính đồ
dùng mình làm ra. Hoặc trước giờ tập tô, trong thời gian đón trẻ, tôi cho một số
trẻ đến trước vẽ một số con vật có tên chứa chữ cái n,m,l rồi tô thật đẹp cô viết
tên còn thiếu chữ cái n(m,l) ở phía dưới bức tranh để trẻ điền chữ cái còn thiếu
trong từ.... với cách làm đồ dùng, đồ chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả
đáng kể.

5


Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều
kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất ở đây là trẻ có hứng thú khi tham gia
làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi nổi học hơn vì mình có góp phần trong đó.
Ngoài ra để thêm phần hưng phấn và ghi nhớ sâu sắc về chữ cái tôi còn
sáng tác bài hát về chữ cái n,m,l để trẻ có thể hứng thú hơn trong khi học cũng
như khi chơi trẻ có thể hát bất cứ lúc nào, ở mọi lúc mọi nơi : Như bài hát “ “Cô
dạy em làm quen chữ n,m,l” có lời hát như sau: Sáng hôm nay, cô dạy em làm
quen chữ n, có một nét thẳng và một nét móc, chữ n,n...chữ n,n cô dạy chúng
em.... Hay bài hát “ bé làm quen chữ m”, lời bài hát như sau: m là một chữ cái
có hai nét móc liền, m là một chữ cái có một nét thẳng, chữ m là là là, chữ m là

lạ la...
Kết quả từ việc tôi và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập, tôi thấy trẻ
hứng thú hơn vào tiết học, bản thân tôi lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn.
* Biện pháp 2: Tự học tập và tìm tòi sáng tạo các trò chơi khác nhau cho trẻ
làm quen với chữ cái n,m,l.
Chơi là một hoạt động chủ đạo đối với trẻ mầm non, trẻ học mà chơi, chơi
mà học, thông qua các trò chơi trẻ lĩnh hội được các kiến thức mà cô giáo cần củng
cố và cung cấp kiến thức mới, trẻ thích học thông qua các trò chơi để tránh nhàm
chán, gò bó và bắt buộc, trẻ thích khám phá, trải nghiệm thực tế. Đặc biệt n ắm
được đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo là thường hiếu động, hay bắt chước và
nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có nhiều lỗi phát
âm trong tiếng việt. Chính vì vậy mà tôi đã xây dựng các trò chơi luyện phát âm
đúng các âm phù hợp.

- Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện phát
âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu " ộp ộp", vịt con kêu "vít vít"
mèo kêu : meo, meo, meo... để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô
không cần phải giải quyết cho trẻ cách khép môi, bật hơi.
Hay trò chơi “Thi giọng hát hay” thông qua trò chơi này trẻ có thể luyện
giọng nói của mình được lưu loát hơn, khi phát âm chữ cái sẽ dễ lấy hơi sâu
hơn.
Ngoài ra tôi còn học tập và nghiên cứu các trò chơi từ các đồng nghiệp, qua
các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường, qua sách báo, sau khi học tập tôi
đã nghiên cứu vận dụng sáng tạo những trò chơi phù hợp vào các góc chơi, hoặc
các tiết học chữ cái nhằm ôn luyện củng cố các chữ cái đã học.
- Ví dụ :
* Trò chơi 1: “ Bé cùng nhau kể chuyện sáng tạo” ở trò chơi này trẻ kể chuyện
sáng tạo trong góc văn học., nhằm luyện giọng phát âm chữ cái n,m,l chuẩn hơn.
Chuẩn bị: - Một số bức tranh trẻ vẽ trong hoạt động tạo hình hoặc hoạt
động góc. Một số hình ảnh về động vật được cắt rời

6


Cách chơi: Tôi cho 2 - 3 trẻ chơi: Trẻ tự lựa chọn hình ảnh, gắn vào các bức
tranh và kể theo ý thích của trẻ nhằm mục đích luyện phát âm và phát triển ngôn
ngữ, vốn từ, óc sáng tạo, sự tưởng tưởng và tích cực của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Với
trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các chủ đề và luyện phát âm được cho tất cả
các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.

Tranh minh họa 1: Bé cùng nhau kể chuyện sáng tạo

* Trß ch¬i 2: “ Ong tìm chữ“ Trò chơi này nhằm củng cố các chữ cái đã học, kỹ
năng tập viết, vẽ, chọn chữ cái, theo ký hiệu tranh mẫu có sẵn.
Chuẩn bị: Các hình ảnh và tên của các con vật, bút dạ
Cách chơi: Trẻ nhìn vào hình ảnh của các con vật và nối hình ảnh với chữ
cái n (m,l) chứa trong từ của các con vật đó. Sang ngày hôm sau để tránh nhàm
chán, cũng với trò chơi này tôi cho trẻ tìm chữ cái n,m,l có chứa trong từ của các
con vật và cho trẻ khoanh tròn, đếm các chữ cái mà trẻ tìm được. Với trò chơi này
ngoài áp dụng với nhóm chữ cái n,m,l còn có thể áp dụng với các nhóm chữ cái
khác.
* Trò chơi 3: “ Giải mã chữ cái” Tôi chuẩn bị các hình ảnh và các chữ cái có
trong hình ảnh, ở phía dưới tôi cũng vẽ các hình ảnh để cho trẻ chơi.
Chuẩn bị: - Một tấm bìa lớn có hình ảnh về các con vật được ký hiệu chữ
cái n(m,l) phía dưới là các hình ảnh chứa tên của các con vật còn thiếu chữ cái trẻ
cần tìm kiếm.
Cách chơi: Tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh và trẻ nhận biết được các chữ
cái n,m,l có trong tên của các con vật được tôi kí hiệu một bên của hình ảnh, ở phía
dưới tôi cũng vẽ các hình ảnh của các con vật và viết tên phía dưới của các con vật
có chứa chữ cái n,m,l, trẻ nhận biết tìm ra chữ cái n,m,l còn dấu đi trong từ và viết
chữ cái n,m,l vào từ còn bị dấu. Sau khi trẻ đã chơi thành thạo tôi có thể thay đổi

hình ảnh khác để trẻ chơi không nhàm chán. Với trò chơi này ngoài áp dụng với
nhóm chữ cái n,m,l còn có thể áp dụng với các nhóm chữ cái khác.
7


Tranh minh họa 2: Trò chơi “Ong tìm chữ”và “Giải mã chữ cái”
*Trò chơi 4: Bé tập ghép vần
Đối với trò chơi này tôi cắt chữ cái rời in thường, in hoa, viết thường và các
hình ảnh có tên chưa chữ cái n,m,l…để nhằm củng cố các chữ cái đã học và chữ
cái n,m,l
Chuẩn bị: Tranh có tên của các con vật, và các chữ cái rời
Cách chơi: Tôi cho trẻ tự nhặt chữ cái và ghép chữ cái tạo thành từ theo
tranh giống với mẫu của cô, mỗi chủ đề tôi chuẩn bị nhiều tranh để trẻ thay đổi
thường xuyên theo ý thích của mình.

Tranh minh họa 3: Trò chơi “Bé tập ghép vần”
- Trò chơi 5 : Bé tập viết chữ

8


Đối với trò chơi này nhằm củng cố các chữ cái đã học, trí thông minh và óc
sáng tạo, sự khéo léo của đôi bàn tay khi trẻ tập viết.
Cách chơi: Tôi chuẩn bị cho trẻ một số kí hiệu phù hợp với chủ đề tương
ứng với chữ cái n,m,l đã cho trước, trẻ đếm số lượng kí hiệu và tìm viết chữ cái
ghép vào sao cho tạo thành từ có nghĩa, với trò chơi này tôi luôn thay đổi hình, kí
hiệu của các chữ cái sao cho từ mà trẻ viết được, trẻ đọc lên củng cố được chữ cái
cần làm quen như n,m,l.

Tranh minh họa 4: Trò chơi “Bé tập viết chữ”

- Trò chơi 6: “ Xếp chữ cái theo quy luật”
Cách chơi : Đối với trò chơi này tôi chuẩn bị sẵn các hình ảnh của các con
vật có tên chứa chữ cái n(m,l), tôi dán các chữ cái n(m,l )vào các hình ảnh đó và
cho trẻ xếp theo quy luật mà trẻ thích, sau mỗi chủ đề nhánh tôi lại thay hình ảnh
để trẻ hứng thú chơi hơn.

Tranh minh họa 5: Trò chơi “Xếp chữ cái theo quy luật”
9


Ngoài các trò chơi ở góc hay trong hoạt động làm quen với chữ viết ra trong
hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời, mọi lúc mọi nơi, tôi cũng sáng tạo ra các trò
chơi nhằm ôn luyện về chữ cái n,m,l như
- Trò chơi 7 “Qua cầu ghép chữ”
Chuẩn bị: Các nét chữ cái được cắt rời có thể tạo thành chữ cái n,m,l, bảng
dính, 2 ghế dài trang trí làm cầu, đàn ghi các bài hát về chủ đề động vật.
Cách chơi: Tôi chia trẻ làm 2 đội chơi, lần lượt mỗi bạn trong một đội phải
chọn cho mình một nét chữ cái đi qua cầu và lên gắn nét đó vào bảng, bạn tiếp theo
phải chú ý lấy một nét sao cho ghép với nét thứ nhất tạo thành một chữ cái, nếu
như chữ cái có 3 nét như chữ m thì bạn tiếp theo phải lên ghép nét thứ ba nữa để
tạo thành chữ m, kết thúc một bản nhạc, đội nào ghép được nhiều chữ cái đội đó là
đội chiến thắng.
Luật chơi: Mỗi bạn một lần lên chơi chỉ được ghép 1 nét chữ cái và đi thăng
bằng qua cầu không bị rơi xuống cầu.
- Trò chơi 8: “Xúc xắc vui vẻ”
Chuẩn bị: 2 cái ống đựng xúc xắc, các con xúc xắc có chứa chữ cái n,m,l.
Cách chơi: Chia trẻ ra làm 2 đội, mỗi đội cử ra một đội trưởng lên đặt cược
chữ cái mình đoán sẽ lật được, trẻ đặt cược xong, hai đội sẽ thi đua nhau lắc, vừa
lắc vừa hát bài xúc xắc xúc xẻ sau đó đổ ống ra và kiểm tra xem đội nào thắng
cuộc và đọc to chữ cái đó lên và ghi lại kết quả chơi, sau 3 lần chơi đội nào ghi

được nhiều điểm nhất đội đó thắng cuộc.
Luật chơi: Đội thua cuộc phải hát một bài hát bắt đầu bằng chữ n hoặc m hoặc
l
- Trò chơi 9: “ Nhà chăn nuôi giỏi”
Chuẩn bị: Hình ảnh của các con bò cười trong hình ảnh có chữa chữ cái n
hoặc m hoặc l.
Cách chơi: Chia làm 2 đội chơi, mỗi đội chọn cho mình một hình ảnh con bò
cười, giải đáp hình ảnh đó bằng cách hát một bài hát hoặc đọc thơ về chủ đề động
vật mang âm n,m,l.
Ví dụ: Bài: Một con vịt, nàng tiên ốc, mèo đi câu cá …
Tất cả các trò chơi trên tôi đã vận dụng và hướng dẫn trưc tiếp cho trẻ lớp tôi.
Tôi nhận thấy kết quả trẻ hoạt động tích cực và rất hứng thú, kích thích được tính
tò mò, ham hiểu biết của trẻ, Phát huy được vốn từ của trẻ, củng cố được các chữ
cái đã học.
Với sự suy nghĩ tìm tòi và sáng tạo trong việc giúp trẻ làm quen chữ cái thông
qua các trò chơi tôi nhận thấy kết quả giờ học “ Làm quen với chữ cái n,m,l” đạt
kết quả cao. Đặc biệt với các trò chơi trên không những áp dụng cho nhóm chữ cái
10


n,m,l mà còn có thể sử dụng cho các nhóm chữ cái khác, trong các chủ đề khác
nữa.
* Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái n,m,l
Ở lưa tuổi mầm non trẻ rất tò mò, thích khám phá. Nhưng tính tò mò, khám
phá của trẻ phải được định hướng theo hướng tích cực, phải được người lớn nhất là
cô giáo tạo mọi cơ hội thì trẻ mới phát huy được.

Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lại đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự
chú ý của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường "Làm quen chữ cái" trong lớp học rất
cần thiết để làm nổi bật chủ đề. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay rãnh rỗi

tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, hình các con vật mà tôi và trẻ cùng sưu tầm
được để trang trí theo chủ đề.
Ví dụ : Ở góc học tập: Chủ đề: động vật để trẻ có thể làm quen và ôn tập củng cố
chữ cái n,m,l . Tôi lên kế hoạch tổ chức các trò chơi như: Bé tập đọc viết, và chuẩn
bị các hình ảnh của các con vật như: con gà mái, con lợn, con chim, con lươn, cá
chim, con nai…. có chứa chữ cái n,m,l có tên dưới hình ảnh sau đó cho trẻ tập viết
các chữ cái giống với từ dưới bức tranh , Hay trò chơi: “ Giải mã chữ cái ” tôi cho
trẻ chơi trên mảng chính , tôi chuẩn bị các hình ảnh của các con vật có chứa chữ
cái n,m,l và các chữ cái đã được học để trẻ cùng ôn luyên lại, ở phía dưới mảng
tường tôi để các loại bút để trẻ có tìm chữ cái và viết chữ cái theo đúng với chữ đã
cho như ở trên hình ảnh, Hay trò chơi “ bé tập ghép vần” Tôi cho trẻ chơi trên bàn,
Tôi chuẩn bị các chữ cái rời và một bức tranh có từ chứa chữ cái n,m,l trẻ nhìn
theo từ và ghép các chữ cái đúng với từ cho trước, ngoài ra trẻ có thể sáng tạo trể
ghép tên các bạn nào trong lớp có chứa chữ cái n,m,l, Trò chơi “ xếp chữ cái theo
quy luật” tôi cho trẻ chơi trên mảng tường, tôi chuẩn bị sẵn các chữ cái rời dán vào
hình của các con vật và cho trẻ xếp theo quy luật mà trẻ thích.

11


Ở góc bán hàng, nấu ăn: Tôi đặt tên góc chơi: “Gấu tập làm nội trợ” vừa phù
hợp với chủ đề vừa chứa các chữ cái n,m,l để trẻ có thể tìm chữ cái n,m,l trong tên
của góc chơi. Đối với các đồ chơi tôi dán các chữ cái đã học hoặc đang học a,ă,â
…..n,m,l Thuộc chủ đề động vật vào các hình ảnh rời sau đó lại dán các hình ảnh
đó vào các đồ dùng, đồ chơi đó vừa trang trí cho đẹp vừa trẻ có thể nhìn xem và
hiểu chữ cái đó có tên trong con vật gì? Ở góc bán hàng tôi cho trẻ chơi trò chơi :
“Cửa hàng của thỏ nâu” Trong các ô hàng của con giống hay thực phẩm được bày
bán đều có tên, nhãn mác chứa chữ cái n,m,l như : con lợn, con gà mái, con lươn,
con cá chim, cá trắm, cá mè …
Hay góc nghệ thuật tôi đặt tên “Tiếng hót họa mi” trẻ có thể tìm chữ cái n,m

trên tên góc, ở góc xây dựng tôi đặt các con vật trên giá và có tên dán vào các con
vật, ở trên mảng chính khi kết thúc một chủ đề nhánh vào chiều thứ sáu tôi lại
chuẩn bị mở chủ đề mới tôi thường hỏi trẻ các con đã vẽ được con gì? Và trong tên
của con vật đó có chữa chữ cái gì? Từ đó trẻ nhớ được lâu và khắc sâu thêm cho
trẻ và thay tên của các con vật khi sang chủ đề tiếp theo.
Ngoài ra đối với môi trường ngoài, các loài cây, rau, hoa tôi cũng đóng biển
và gắn tên để trẻ khi ra quan sát trẻ có thể bắt gặp và đọc được các chữ cái mình
được làm quen. Trên các nền sân tôi chuẩn bị phấn và các đồ chơi ngoài trời, khi
cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, trẻ chơi tự do trẻ có thể vẽ các con vật trẻ yêu thích
và nói tên của các con vật đó có chứa chữ cái gì?
Với góc chơi và đồ chơi như vậy môi trường làm quen chữ cái của trẻ luôn
được thay đổi theo chủ đề. các nội dung mới hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú học
chữ cái và giúp trẻ hình thành khả năng ghi nhớ có chủ định
* Biện pháp 4: Luôn quan tâm và chú ý sửa lỗi phát âm cho trẻ
Cô giáo muốn trẻ phát âm đúng trước tiên cô giáo phải là người phát âm
chuẩn xác và có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên sâu,
giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt”, chú trọng tới lời nói khi giao tiếp với trẻ, với mọi
người, ở mọi lúc mọi nơi. Cô giáo phải gần gũi, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ, quan tâm chú trọng tới lời nói của trẻ trong các hoạt động cũng như khi
giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người để rèn luyện uốn nắn trẻ kịp thời. Cô
phải linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu
hiệu nhất để sửa ngọng cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ. Đồng thời biết kết hợp chặt chẽ
với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm
cho trẻ có kết quả tốt.
Nhóm chữ cái n,m,l trong đó có chữ cái n,l trẻ thường hay phạp lỗi phát âm
và phát âm không chính xác đối với lớp tôi, tôi đã sửa lỗi cho trẻ bằng các cách
sau:
* Sửa sai lỗi phát âm phụ âm n - l thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với
chữ cái,
12



Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác hóa kiến thức
cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn tin khác nhau. Với hoạt động “với hoạt động làm
quen với chữ cái l - n”, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp
trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi hướng dẫn luyện cách phát âm cho trẻ
như sau:
Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách
đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm chữ l - n cho trẻ hiểu.
- l : Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.
- n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lưỡi dưới.
Song nếu tôi chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà tôi cho
trẻ luyện đọc nhiều lần từng phụ âm với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi cho
trẻ cùng đọc đồng thanh vài lần, sau đó gọi cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách
phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ yêu cầu trẻ nhìn
khuôn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần.
Ví dụ: Cháu Thịnh, Cháu Thùy linh, Cháu Tú uyên… được tôi gọi thường xuyên,
tôi đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi, đọc lại, tôi sửa để trẻ nhớ về và biết cách đọc.
Qua hoạt đồng với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song còn
một số trẻ đọc sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên,
đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản và mệt mỏi tôi tổ chức cho trẻ tham gia các
trò chơi .
Ví dụ trò chơi: Ai đúng
Cho trẻ đọc bài thơ có nhiều chữ l - n do tôi sưu tầm được, chọn đúng chữ
cái để đọc nhiều lần:
Ví dụ: Bài: Con trâu
Mình trần mưa nắng

Làm bao nhiêu vụ


Quanh năm cần cù

Lúa đồng vàng ươm

Suốt ngày lội ruộng

Phần người hạt thóc

Cày xong lại bừa

Mình chỉ nhai rơm
Suốt đời im lặng
Chẳng nói gì hơn
Chỉ cần 2 tiếng
"Nghé ọ! gọi con

Tôi yêu cầu trẻ khi nghe tôi phát âm “l” hoặc “n” trẻ chọn đúng giơ lên, đọc
to, các cháu ngồi cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này
trẻ vừa nhận biết và phát âm đúng chữ l – n, đồng thời phát âm chuẩn các từ có
chứa chữ cái l – n trong bài thỏ
13


Trò chơi: Tìm chữ cái
Tôi chuẩn bị những bài thơ, đồng dao do tôi sưu tầm, viết chữ to có nhiều từ
chứa chữ cái l– n. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và bật lên qua 3 – 4
vòng gạch chân những chữ cái vừa học.
Ví dụ: Bài thơ: Con kiến
Con kiến bé tẹo tèo teo
Nó bò, nó chạy nó leo rất tài

Cái râu là mắt, là tai
Còn là cái mũi tia dài ngửi xa
Gặp mồi dùng răng mà tha
Mồi to, kiến nhỏ 2 ta cùng về
Kiến kiếm mồi suốt mùa hè
Mùa đông rét mướt ở nhà vẫn no
Hoặc: Bài đồng dao: Con chim se sẻ
Con chim se sẻ
Nó ăn hạt ngô
Nó ăn gạo tẻ
Nó kêu lép nhép.”
Nó hót líu lo
Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như: Trò chơi tìm nhà đọc chữ,
thả bóng đọc chữ, đá bóng đọc chữ, quà tặng cho bạn có tên phụ âm đầu là l –
n(tặng cái làn cho bạn Lan, tặng quả táo cho bạn Nam …) hoặc trò chơi hát đối,
đọc chữ … tùy thuộc vào mức độ hứng thú hoạt động của trẻ.
Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được
khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái l – n.
Sửa lỗi phát âm ngoài giờ hoạt động chung ra tôi còn có thể tận dụng vào
các giờ hoạt động góc, giờ đón trả trẻ, giờ hoạt động chiều…để:
* Luyện đọc các câu, đoạn văn, thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu l,n
Mục đích để nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn với nghĩa đi
vào hoạt động giao tiếp bằng văn tự (chữ viết). Lúc này chữ viết nhắc nhớ lại
nghĩa, nhớ lại âm và bật ra âm đúng.
- Cách đọc và cách luyện:
+ Chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước.

14



Ví dụ: Đoạn văn "Trong lọ nước lã có loài nòng nọc và cá lóc. Lọ nước lã vỡ, cá
lóc và nòng nọc chết lăn lóc. Bé Lan láu lỉnh lấy cá lóc và nòng nọc nấu nướng cho
lợn nái ăn, lợn lái ăn no nằm liếm lông một lúc lâu, rồi bỗng dưng liều lĩnh đứng
dậy lao vào vườn Long não. Bé Lan túm lấy lôi về rồi nện cho một trận nên thân."
Hoặc: Bài: Đồng dao
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cộc leo ra, leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cộc, leo vào leo ra.
Hay bài: Nu na nu nống
Cái bống nằm trong

Con cóc nhảy ra

Con ong nằm ngoài

Con gà ú ụ

Củ khoai chấm mật

Nhà mụ thổi xôi

Phật ngồi phật khóc

Nhà tôi nấu chè
Tay xoè chân rụt

+ Đọc nhiều lần, thuộc lòng để nhẩm đọc bất cứ lúc nào.
+ Chọn câu dễ (ít từ có chứa phụ âm đầu n, l) đọc trước, câu khó (Câu có nhiều từ
phụ âm đầu là l, n) đọc sau.

+ Đọc câu tốt rồi chuyển sang đọc đoạn văn, đoạn thơ, đọc toàn bài.
* Luyện phát âm l, n qua các câu chuyện có chứa nhiều từ ngữ chứa phụ âm đầu l,
n.
Để luyện phát âm cho trẻ qua các câu chuyện có chứa nhiều từ ngữ chứa phụ
âm đầu l, n. Tôi chọn câu chuyện ngắn cho trẻ kể trước, câu chuyện dài kể sau.
Lúc đầu kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau kể nhanh dần. Kể chuyện một
mình và kể cho người khác nghe để kiểm tra phát âm. Kể nhiều lần. Kể trên lớp
cho các bạn nghe và chỉnh sửa.
Ví dụ: Câu chuyện “ Chú dê đen” hay “Vịt con và sơn ca”
* Luyện phát âm l,n qua các bài hát có từ ngữ chứa phụ âm đầu l, n
Âm nhạc luôn là một hoạt động lôi cuốn và rất được yêu thích. Hoạt động
âm nhạc bao gồm hoạt động biểu diễn văn nghệ theo chủ đề dưới các hình thức
sinh hoạt văn nghệ, tôi luôn khuyến khích trẻ thể hiện bài hát có sự tham gia cùng
tôi hoặc tôi hát cho trẻ nghe. Cho nên phần luyện phát âm này có rất nhiều điều
kiện để tôi và trẻ cùng luyện mà không nhàm chán. Đầu tiên tôi cho trẻ hát một
mình và hát cho các bạn nghe để kiểm tra phát âm.
Sau đó tôi cho hát nhiều lần và hát trong giờ dạy âm nhạc.
15


Đặc biệt hoạt động âm nhạc có thể được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi như kết
hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi, chơi ở các hoạt động góc, hát ru trẻ ngủ
trưa, hoạt động chiều hoạt động ngoài trời…Đây là một trong những điều kiện
thuận lợi nhất của Giáo dục mầm non giúp cho việc luyện phát âm chuẩn l.n.
Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ l – n, số trẻ phát âm đúng đã
tăng, song để trẻ nhớ lâu, phát âm không sai khi 2 phụ âm nằm trong các từ tôi tiếp
tục rèn trẻ ở các hoạt động khác.
* Biện pháp 5: Dạy trẻ làm quen với chữ cái n,m,l thông qua giờ học tiếng việt
Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng
trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Chuẩn bị cho trẻ

vào học lớp 1 ở trường phổ thông là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện
của GDMN. Trong đó việc chuẩn bị ngôn ngữ tiếng Việt là vô cùng quan trọng bới
vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm
và là phương tiện giao tiếp của các thành viên trong xã hội.
Phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường, lớp mầm non đều sống
trong môi trường tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt, ít có môi trường giao tiếp
tiếng Việt. Khi đến trường trẻ em thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ và có
thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong hoạt động chơi, trò chuyện hàng ngày
và thậm chí ngay cả trong môi trường học tập. Theo đó, trẻ em dân tộc thiểu số sẽ
không có vốn tiếng Việt ban đầu cần thiết để học tập bằng tiếng Việt ở trường phổ
thông nếu không được chuẩn bị tiếng Việt. Với các lí do trên, việc chuẩn bị tiếng
Việt cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số là vô cùng cần thiết.
Giờ học tiếng việt mặc dù chỉ trong 15 phút nhưng có thể giúp trẻ hiểu được
nghĩa của từ tiếng việt và nói thành thạo được từ tiếng việt. Để ôn luyện, củng cố
chữ cái n,m,l, tôi còn ôn luyện cho trẻ thông qua giờ học tiếng việt.
Ví dụ: Chủ đề : “Động vật sống trong gia đình” cho trẻ làm quen từ tiếng
việt: con mèo, gà mái, con lợn. Tôi cho trẻ xem bức tranh về con mèo (con lợn, gà
mái) hỏi trẻ đây là con gì? Sống ở đâu…? Tôi cho trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần, và
hỏi trẻ trong từ con mèo có chữ cái gì? mình vừa mới được làm quen trong tuần
này? Và cho trẻ đọc.
Ngoài ra tôi tổ chức trò chơi cho trẻ: Thi nói nhanh, tôi dơ tranh con mèo, trẻ
đọc “ con mèo” và tôi dơ chữ cái “ m” trẻ đọc: con mèo….cho trẻ bắt chước tiếng
kêu meo, meo, meo …
Bước sang chủ đề tiếp theo cũng vậy tôi lựa chọn từ tiếng việt sao cho phù
hợp với chủ đề, phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ, có chưa chữ cái cần được ôn
luyện cứ như thế tôi vừa dạy trẻ được từ tiếng việt vừa củng cố được chữ cái cho
trẻ.
Bên cạnh đó để trẻ vừa nói thông thạo tiếng việt vừa học chính xác chữ cái
n,m,l thông qua giờ đón trả trẻ tôi còn mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về một số
16



biện pháp giúp trẻ nói thành thạo tiếng việt và học tốt về chữ cái n,m,l như: Cho trẻ
xem các loại tranh , họa báo trò chuyện cùng trẻ về nội dung trong tranh. Hay về
nhà mọi người trong một gia đình khi giao tiếp với nhau, phải giao tiếp bằng tiếng
việt, và nhắc nhiều hơn đối với các từ có chứa chữ cái n,m,l,
Ví dụ: Bố mẹ có thể chỉ vào con lợn trong chuồng mà mình đang nuôi hỏi
trẻ: Đây là con gì? Trong từ con lợn có chữ cái gì các con học ở trên trường? Trẻ
mới được học ở trường, trẻ sẽ nhớ lại và trả lời cho bố mẹ được nghe, thông qua đó
trẻ càng khắc sâu thêm về chữ cái n,m,l và các chữ cái khác.
* Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm quen với
chữ cái n,m,l.
- Kết hợp với phụ huynh sửa lỗi cho trẻ: Nắm được khả năng của trẻ trong
năm học 2011 – 2012 ngay từ đầu năm học 2012 - 2013 tôi đã có kế hoạch cùng
bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó, đặc biệt là
chữ l,n để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho trẻ
khi ở nhà. Với một số trẻ các biệt về phát âm, tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi
và động viên họ nên chọn mua những quyển truyện tranh trong có lời đối thoại
nhiều phụ âm l,n và dành thời gian đọc, kể cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại chuyện.
Động viên phụ hynh mua những băng, đĩa hát hay của Vụ giáo dục Mầm non cho
trẻ nghe và hát theo. Ngoài ra tôi còn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên chú ý tới
lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích cho phụ huynh hiểu
chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà.
Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm
chuẩn mực giúp trẻ ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng phụ âm l,n.

- Trong các buổi họp phụ huynh tôi kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp
cơ sở hóa vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ làm quen với chữ cái
- Mời phụ huynh đến tham dự các hội thi kể chuyện, đọc thơ, hát dân ca
của bé và cô vào các dịp chào mừng 08/3, 20/11 ...

- Tôi luôn gần gũi trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để
có biện pháp tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
- Đến chủ đề “ Động vật” trên bảng tuyên truyền, ở mục: Phụ huynh cùng
quan tâm, tôi viết bài tuyên truyền, kêu gọi phụ huynh nhiệt tình đóng góp, sưu
tầm các lọai bìa, báo, hình ảnh của các con vật...kết hợp với phụ huynh làm một
số đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động với chữ cái n,m,l.
Ví dụ: phụ huynh sưu tầm được các vỏ sữa chua, tôi hướng dẫn phụ
huynh làm con lợn sau đó tôi gắn chữ cái l lên con lợn và cho trẻ chơi.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

17


Trong năm học 2012 – 2013 bản thân tôi đã có sự cố gắng tìm tòi mọi biện
pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết n,m,l, làm tiền đề cho
các nhóm chữ cái khác sau khi áp dụng một số biện pháp trên tôi đã đạt được 1 số
kết quả như sau:
* Kết quả của lớp: Trong năm học 2012 – 2013 nhà trường đánh giá lớp tôi xếp
loại tốt, lớp thực hiện về chuyên đề xếp loại tốt.
* Đối với chất lượng trẻ:
- Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, nói rõ ràng mạch lạc
Kết quả cuối năm 2012 - 2013 như sau:
TT

Nội dung

Kết quả cuối năm học
2011 - 2012


Kết quả cuối năm
học
2012- 2013

1

Trẻ nhận biết và phát âm 20/30 Trẻ đạt tỷ lệ 20/21 Trẻ đạt tỷ lệ
đúng chữ cái n,m,l
67%
95%

2

Trẻ dở vở, ngồi tô đúng tư 24/30 Trẻ đạt tỷ lệ 77 21/21 Trẻ đạt tỷ lệ
thế, cách cầm bút.
%
100%

3

Trẻ tô, viết đúng chữ cái 21/30 Trẻ đạt tỷ lệ 70 20/21 Trẻ đạt tỷ lệ 95
n,m,l
%
%

4

Trẻ hứng thú, tích cực tham 20/30 Trẻ đạt tỷ lệ 67 21/21 Trẻ
gia hoạt động làm quen chữ %
100 %

viết n,m,l

đạt tỷ lệ

* Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi đã nắm chắc phương pháp bộ môn truyền thụ kiến thức chính
xác nội dung đản bảo hình thức tổ chức nhẹ nhàng linh hoạt, luôn đổi mới hình
thức tổ chức sôi nổi giờ học nhẹ nhàng thoải mái không gò bó áp đặt trẻ.
- Qua thường xuyên trao đổi với phụ huynh bản thân tôi trở nên mạnh dạn,
tự tin, luôn gần gũi và hiểu được tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh để cùng giúp
trẻ học tốt môn làm quen với chữ cái .
* Đối với phụ huynh:
- 100% phụ huynh đã nhận thức đươc tầm quan trọng của việc phối kết hợp
giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy trẻ làm quen với chữ viết. Tạo tiền đề
cho trẻ bước vào lớp 1.
- 100% phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng của việc học chữ viết, thường
xuyên trao đổi vơi cô giáo về tình hình học tập của con, về các biện pháp học chữ

18


cái để từ đó cùng với cô sửa lỗi sai cho trẻ. Ngoài ra cho trẻ đi học thường xuyên
hơn.
* Bài học kinh nghiệm
Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đã thực hiện tôi rút ra một số
bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hoạt động làm quen chữ cái n,m,l:
- Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu
chuyên sâu, các giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt” luôn chú trọng tới lời nói khi giao
tiếp với trẻ, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi.
- Phải nắm chắc khả năng nhận thức của trẻ để đề ra 1 số biện pháp khắc

phục phù hợp.
- Muốn giúp trẻ học tốt thì giáo viên phải gây được hứng thú cho trẻ trong
giờ học làm quen chữ cái.
- Không ngừng học tập, sáng tạo, tìm ra các trò chơi mới lạ nhằm thu hút trẻ
tham gia hoạt động.
- Tạo môi trường hoạt động phong phú cho trẻ tiếp xúc làm quen với chữ cái
- Cô giáo phải gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ,
quan tâm chú trọng tới lời nói của trẻ trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp
với bạn, với cô và với mọi người đèn rèn luyện uốn nắm trẻ kịp thời.
- Cô linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp
hữu hiệu nhất để sửa lỗi phát âm cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ.
- Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh
tham gia rèn luyện cách phát âm cho trẻ có kết quả tốt.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng hơn nữa trong hoạt động làm quen với chữ viết nói
chung và nhóm chữ cái nói riêng tôi kính mong các cấp lãnh đạo nghành sẽ có
thêm nhiều buổi tập huấn về lĩnh vực này và có thêm nhiều buổi dạy thực tập liên
trường về hoạt động làm quen chữ viết để tôi có cơ hội được học tập, đúc rút kinh
nghiệm về thực hiện ở trường mình.
Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng vào thực tế ở lớp
tôi trong năm học 2012 – 2013 và đạt được kết quả cao giúp trẻ nâng cao chất
lượng trong hoạt động làm quen với chữ cái n,m,l và các nhóm chữ cái tiếp sau đó.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng xét duyệt để bản sáng
kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Châu Thành, ngày 19 tháng 3 năm 2013
Tác giả
19


Bùi Thị Thu Hà


20



×