Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn dử DỤNG PHƯƠNG TIỆN kỹ THUẬT TRONG dạy học đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.58 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG
NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Câu 1: Các nguyên tắc sử dụng bài trình chiếu theo xu hướng 1 và
các lỗi gặp phải?
* Nguyên tắc chung khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có
3 nguyên tắc cơ bản:
+ Đảm bảo an toàn: Đây là một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng thiết bị dạy
học. Các thiết bị dạy học được sử dụng phải an toàn với các giác quan của học
sinh, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn. Do vậy, trong quá trình sử dụng,
giáo viên cần chú ý một số vấn đề an toàn như: an toàn điện, an toàn cho thị giác,
an toàn cho thính giác …
+ Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.
- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng lúc”
Sử dụng đúng lúc phương tiện dạy học là việc trình bày phương tiện vào
lúc cần thiết, lúc học sinh cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kĩ năng
trong trạng thái tâm, sinh lí thuận lợi nhất (trước đó, GV đã dẫn dắt, gợi mở, nêu
vấn đề chuẩn bị).
Việc sử dụng phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao nếu được giáo viên đưa
đúng thời điểm nội dung và phương pháp dạy học cần đến. Cần đưa phương tiện
theo trình tự bài giảng, tránh trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một tiết
học cũng như biến lớp học thành một phòng trưng bày.
- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng chỗ”
Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ là tìm vị trí để giới thiệu phương
tiện trên lớp học hợp lí nhất, giúp cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan
nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học.
Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như
riêng của nó về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kĩ thuật đặc biệt khác.
Các phương tiện phải được giới thiệu ở những vị trí đảm bảo tuyệt đối an
toàn cho giáo viên và học sinh trong và ngoài giờ dạy. Đồng thời phải bố trí sao
cho không làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập của các lớp khác.
Phải bố trí chỗ để phương tiện dạy học tại lớp sau khi dùng để không làm


phân tán tư tưởng của học sinh khi tiếp tục nghe giảng.
- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đủ cường độ”.
Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài
việc trình diễn hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một
buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Theo số liệu của các nhà sinh lí học,
nếu như một dạng hoạt động được tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ
giảm sút rất nhanh. Nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3 đến 4 lần
trong một tuần và kéo dài không quá 20 - 25 phút trong một tiết học.
+ Đảm bảo tính hiệu quả


Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học (sử dụng
kết hợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn
vẹn; các phương tiện dạy học không mâu thuẫn, loại trừ nhau.
Phù hợp với đối tượng học sinh; với nhân trắc và tiêu chuẩn Việt Nam.
Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học
"Nói hay chưa phải là dạy, chỉ xem chưa phải là học”.
Nói đến tương tác là nói đến sự “hợp tác”, “cộng tác”, tác động qua lại giữa
giáo viên, học sinh với các thành tố của quá trình dạy học.
Phương tiện dạy học dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể
thay thế được vai trò của giáo viên mà trước hết là phương pháp dạy học của họ.
Ngược lại, phương pháp dạy học của giáo viên cũng lại chịu sự qui định của điều
kiện, phương tiện dạy học cụ thể. Vì vậy, giữa các yếu tố nội dung, phương tiện,
phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học
tập (người học). Mối quan hệ đó chính là sự “tương tác” chủ yếu giữa các yếu tố
của hệ thống dạy học. Sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của
quá trình dạy học.
Tuy nhiên xét theo mô hình 3 xu hướng thì mỗi xu hướng lại có những nguyên tắc
riêng


Hiện nay trên thế giới đang có 3 hướng sử dụng CNTT trong giảng dạy:
(1) CNTT là phương tiện của người GV.
(2) CNTT là phương tiện dạy và học của cả thày và trò.
(3) CNTT dường như chỉ là phương tiện của trò, là “môi trường” học
tập mới, môi trường học tập ảo.
Trong 3 hướng ứng dụng CNTT nêu trên thì hướng (1) hiện đang là
phổ biến nhất ở Việt Nam.
* Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học theo xu hướng 1
Trước hết, ở góc độ là phương tiện dạy học, việc sử dụng CNTT trong dạy
học cần tuân thủ những nguyên tắc chung như sử dụng các phương tiện dạy
học khác. Cụ thể như:
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đủ liều lượng (nguyên tắc 3Đ).
- Sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
- Sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực của người học.


Ngoài ra, vì CNTT có những đặc trưng riêng nên ứng với mỗi xu hướng
ứng dụng nên nguyên tắc sử dụng cũng có những lưu ý tương ứng. cụ thể
theo hướng 1 cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Tính chất kiến thức: Hiệu quả với các kiến thức có đặc điểm: trừu tượng,
quá nhỏ, quá lớn, nguy hiểm, đắt tiền, diễn biến quá nhanh hay ngược lại là
trường diễn.
- PPDH: Sử dụng các PP, kỹ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
của người học.
- Lưu ý khác: Tăng cường sử dụng hình ảnh động.
Không được lạm dụng vì có thể làm giảm tư duy trừu tượng của người
học cũng như không phát huy đa giác quan của người học.
Câu 2. Ưu và nhược điểm của mô hình đào tạo e-learning?
Để hiểu và phân tích được ưu nhược điểm của mô hình đào tạo e-learning
trước tiên chúng ta phải hiểu mô hình đào tạo này là gì?

E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và
truyền thông (CNTT&TT). Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người
học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề
bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu
công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet.
Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các
phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những
nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và cá nhân. ELearning sẽ là một phương thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội. Mô hình này đã tạo
ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và không
gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt chẽ, người học tham gia học tập mà
không cần đến trường. Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng
đầu của giáo dục, người học phải học cách truy tìm thông tin bản thân cần,
đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp.
Khái niệm E-Learning
E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới.


Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều
cách hiểu về E-Learning.
Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học
tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, đặc biệt
là công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử
dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng
Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website,
đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và
người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư
điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo,

video…
Tuy nhiên phương thức dạy học mới này cũng có nhiều ưu và nhược điểm
dưới đây là một số ưu và nhược điểm của mô hình đào tạo E-Learning
. Ưu điểm và hạn chế của e-learning
E-learning là mô hình đào tạo kết hợp cân đối giữa lý thuyết và thực hành
trong môi trường đào tạo trực tuyến. E-learning cho phép người học chọn lọc
những môn học mà họ cần chứ không bó buộc như trước. Để có thể đánh giá đầy
đủ ưu điểm và hạn chế của e-learning, cần xem xét theo quan điểm của người học
và của cơ sở đào tạo:
Dưới góc độ của người học
Đối với người học, e-learning cung cấp một phương pháp hiệu quả và thuận
lợi để học các kĩ năng và kiến thức. Sau đây là ưu điểm và hạn chế khi người học
chuyển đổi từ hình thức học tập truyền thống sang học tập bằng e-learning
Ưu điểm
Học mọi lúc, mọi nơi: Dù đang ở đâu và vào lúc nào, nếu cần người học có thể
tham gia ngay vào khóa học mà không phải chờ tới khi lớp học khai giảng. Elearning luôn bám sát các yêu cầu và sở thích cá nhân nên người học có thể lựa
chọn khoá học mong muốn và lướt qua những khoá học mà mình không quan tâm.

Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi của
internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian cho ELearning. Người học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào và
bất cứ nơi đâu.
Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích
hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài
học.
-


-

Không phải đi lại nhiều và không nghỉ việc: Với e-learning, người học chỉ

cần đăng kí vào các khoá học và học. Người học có thể tiết kiệm chi phí đi lại
và dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp mà không phải nghỉ việc, đặc biệt
đối với những người luôn có kế hoạch làm việc bận rộn và bất thường.
- Tự quyết định tiến trình học tập: Người học có thể tự điều chỉnh quá trình
học tập tuỳ theo sở thích, khả năng của bản thân và có thể học lại một vấn đề
khó nhiều lần hay bỏ qua những nội dung đã biết...mà không phải học tập theo
một trình tự nhất định như trong hình thức dạy học truyền thống. Do đó một
khóa học e-learning sẽ phù hợp cho nhiều đối tượng học tập khác nhau và thời
gian học phụ thuộc vào trình độ và yêu cầu học tập của mỗi người.Việc học tập
theo yêucầu đem lại hiệu quả học tập rất cao.
- Thời gian đào tạo ngắn: Do các khoá học e-learning được thiết kế hợp lý kèm
theo multimedia làm cho thông tin phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn nhiều làm
cho hiệu quả học tập tăng lên rõ rệt. Nội dung khóa học được thiết kế phù hợp
với nhiều đối tượng khác nhau nên khả năng tiếp thu kiến thức của người học
tăng, thời gian đào tạo rút ngắn trong khi chất lượng vẫn luôn được đảm bảo.
- Hỗ trợ người tàn tật: Việc tiếp cận những khoá học trên mạng được thiết kế
hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả năng nghe, nhìn tốt
và những người không có khả năng học như mắc chứng khó đọc.
- Dễ dàng truy nhập tài liệu khi cần thiết: Bảng danh mục bài giảng cho phép
người học dễ dàng lựa chọn phần bài giảng, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình
độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Người học tự tìm ra các
kỹ năng học cho riêng mình với sự trợ giúp của tài liệu trực tuyến.
Hạn chế
- Kỹ thuật phức tạp: Trước khi có thể bắt đầu khóa học, người học phải thông
thạo một số kỹ năng mới như sử dụng máy tính, tự cài đặt và sử dụng những
phần mềm liên quan đến bài học, kết nối internet và duyệt WEB...
- Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia các khoá học trên mạng, máy tính của
người học phải có cấu hình phù hợp, cài đặt các phần mềm phù hợp và kết nối
mạng. Điều này đặc biệt khó khăn khi máy tính của bạn ở những nơi mạng hay
tắc nghẽn.

- Việc học tập có thể buồn tẻ: Một số người học sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn
bè và sự tiếp xúc trên lớp.
Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn: Việc học tập qua mạng không trực tiếp chịu sự
giám sát của bất kì một tổ chức hay cá nhân nào đòi hỏi bản thân người học phải
có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của mình.

- Sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ. Người học sẽ
không được rèn kĩ năng giao tiếp xã hội.
Đối với những môn học mang tính thực nghiệm, E-Learning không thể đáp
ứng yêu cầu môn học, không rèn được cho người học thao tác thực hành thí
nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm.


Dưới góc độ của cơ sở đào tạo
Cơ sở đào tạo là tổ chức thiết kế và cung cấp các khoá học trực tuyến elearning. Đó có thể là một phòng ban trong một công ty khi muốn đào tạo nội bộ
hoặc toàn bộ Công ty nếu cơ sở đó bán các khoá học e-learning cho người học hay
cơ sở đào tạo khác. Hãy thử so sánh ưu và hạn chế của cơ sở đào tạo khi chuyển
đổi các khoá học truyền thống sang khoá học e-learning.
Ưu điểm
- Giảm chi phí tổ chức và quản lý đào tạo: Sau khi đã phát triển xong, một
khoá học e-learning có thể dạy cho hàng ngàn người học với chi phí chỉ cao
hơn một chút so với tổ chức đào tạo khoá học truyền thống cho 20 người học
- Đào tạo số lượng lớn người học : Việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc
cho một lượng lớn người học mà không bị giới hạn bởi số lượng người dạy
hoặc điều kiện cơ sở vật chất của lớp học.
- Cần ít phương tiện hơn: Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học
trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với việc xây dựng các phòng học,
bảng, bàn ghế và các cơ sở vật chất khác.
- Giảm chi phí cho người dạy: Người dạy không phải mất thời gian đến chỗ ở
của người học hoặc các trung tâm đào tạo ở xa để hướng dẫn các lớp học. Do

đó chi phí phục vụ cho việc ăn ở và đi lại cho người dạy giảm đi đáng kể, tiết
kiệm được một khoản chi phí cho cơ sở đào tạo.
Hạn chế
- Chi phí phát triển một khoá học lớn: Ngoài việc cần trang bị đầy đủ các thiết
bị máy móc, cơ sở đào tạo cần có các chuyên viên kĩ thuật để thiết kế các khoá
học e-learning. Một khóa học e-learning làm giảm chi phí tổ chức và quản lý
đào tạo nhưng phát triển một lớp học e-learning có thể tốn gấp 4- 10 lần so với
một khoá học thông thường với nội dung tương đương. Do đó khi quyết định
lựa chọn hình thức đào tạo e-learning hay truyền thống ta cần xem xét, so sánh
giữa chi phí phát triển khóa học và chi phí quản lý khóa học.
- Yêu cầu kỹ năng mới: Những người dạy có khả năng giảng dạy tốt trên các
lớp học truyền thống chưa chắc đã biết tới các kỹ năng thiết kế, giảng dạy một
khoá học trong môi trường e-learning. Cơ sở đào tạo có thể phải đào tạo lại
một số người dạy để có thể sử dụng e-learning, phát triển nội dung bài giảng và
bổ xung thêm những nhân viên kĩ thuật mới cho công việc này.
- Sự ngần ngại từ phía người học: Lợi ích của việc học trên mạng vẫn chưa
được khẳng định rõ ràng nên người học vần ngần ngại khi bỏ ra chi phí một
khoá học trên mạng chỉ tương đương với việc học 1 tuần trên lớp, mà hiệu quả
quả còn tốt hơn nhiều. Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo cần chứng tỏ cho người
học thấy đầu tư vào việc học tập này sẽ mang lại kết quả lớn.
- Không phải môn học nào cũng có thể học qua E-learning như những môn học
cần sự tương tác trực tiếp như nhạc, hoạ, múa... hoặc những môn cần những thiết
bị đặc thù.


Chúng ta đều biết rằng thời đại CNTT phát triển như hiện nay thì việc học
tập thông qua hệ thống CNTT và truyền thông là điều tất yếu. Qua hệ thống này
con người sẽ được học tập một cách thoải mái, không bị bó buộc như cách học
truyền thồng hiện nay, chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi, có thể ở nhà, ở công
sở học lúc nào tùy thích. Như vậy e-learning đem giáo dục đến với con người, chứ

không phải con người đến với giáo dục. Tuy nhiên bất cứ hình thức đào tạo nào đó
đều có những thuận lợi, hạn chế riêng và e-learning cũng không ngoại lệ. Nhưng
bằng sự chuẩn bị chu đáo, người học và cơ sở đào tạo có thể khắc phục được
những hạn chế của e-learning. Nếu chuẩn bị không tốt và việc tổ chức đào tạo
bằng e-learning của cơ sở đào tạo chưa được kĩ càng thì người học sẽ không thấy
được những thuận lợi của khoá học này,



×