Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn GIÁO dục đại học THẾ GIỚI và VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.55 KB, 37 trang )

9. ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
2.3. Giáo dục đại học Việt Nam Từ năm 1954 đến 1975
2.3.1. Giáo dục đại học ở Miền Bắc Việt Nam
- Giai đoạn từ năm 1945 -1954
Cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù hoàn cảnh cả nước gặp muôn
vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quan tâm đến giáo dục, phát động chiến
dịch “diệt đói” và “diệt dốt” ngày 3/9/1945. Bộ Quốc gia Giáo dục cũng chủ
trương phục hồi ngay các trường đại học, cao đẳng và ấn định từ ngày 15/11.1945
sẽ khai giảng tại Hà Nội các trường Y khoa, Dược khoa, Nha Khoa, đại học và cao
đẳng Mỹ Thuật, Công chính, Canh nông, Thú y. Với đội ngũ giảng viên người việt
tài năng như : Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Hào, Tô
Ngọc Vân, Nguỵ Như Kon Tum.v.v...Nhưng chưa được bao lâu thực dân Pháp
quay lại xâm lược. Tháng 12/1946 toàn quốc kháng chiến bùng nổ kéo dài đến 9
năm, giáo dục đại học gặp muôn vàn gian khổ, thiếu thốn, phải chuyển hướng
phục vụ kháng chiến và kiến quốc nhưng vẫn duy trì trưởng thành cho đến ngày
chiến thắng.
* Giai đoạn từ (1954 – 1965) : Chỉ hai tháng sau khi tiếp quản thủ đô các
trường đại học và cao đẳng đã khai giảng trở lại. Ban đầu tạm ghép các trường
trong vùng kháng chiến vào các trường ở Hà Nội trong thời kỳ tạm chiếm đó là:
Đại học Y Khoa; Đại học sư phạm Văn Khoa & Đại học Văn Khoa; Đại học sư
phạm Khoa Học & Đại học Khoa Học; Trong Đại học sư phạm Văn Khoa & Đại
học sư phạm Khoa Học đều có các lớp dự bị đại học.
Đầu năm 1956 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, hệ thống nhà
trường Đại học và Cao đẳng XHCN được xây dựng theo mô hình phát triển của
nước bạn đã có các trường lớn.
- Đại học Tổng Hợp do ông Nguỵ Như Kon Tum làm hiệu trưởng
- Đại học Sư phạm do ông Phạm Huy Thông làm hiệu trưởng
- Đại học Y Dược do ông Hồ Đắc Di làm hiệu trưởng
- Đại học Bách Khoa do ông Trần Đại Nghĩa làm hiệu trưởng
- Đại học Nông Lâm do ông Bùi Huy Đáp làm hiệu trưởng


Từ kinh nghiệm xây dựng 5 trường Đại học đầu tiên, sau 3 năm (19581960) cải tạo XHCN ở miền Bắc đã có tất cả 9 trường Đại học với 46 ngành học.
- Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) do yêu cầu tăng cường
đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ CĐ-ĐH, giáo dục Đại học đã mở
rộng quy mô tăng thêm trường lớp, số lượng sinh viên, phát triển ngành học. Cho
đến năm học 1964-1965 trên Miền Bắc đã có 17 trường Đại học với 97 ngành.
Ngoài ra, Bộ Giáo Dục đã tăng cường nguồn cử sinh viên, cán bộ đi học tập, bồi
dưỡng nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở các nước thuộc phe XHCN, nhất là ở Liên
Xô.
*Giai đoạn từ (1965-1975)


- Từ năm 1964 -1965 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra Miền
Bắc, làm cho chiến tranh lan ra cả nước. Ngày 5/8/1965 Thủ tướng Chính phủ ra
chỉ thị số 88TTg-VG về chuyển hướng công tác giáo dục trước tình hình và nhiệm
vụ mới. Chỉ thị có đoạn: “gắn chặt hơn nữa việc giảng dạy và mọi hoạt động của
nhà trường với đời sống, với sản xuất và chiến đấu, bảo đảm an toàn, bảo đảm sức
khoẻ cho học sinh, sinh viên”. Tháng 5/1966 ngành ĐH & THCN mở “hội thi đua
chống Mỹ cứu nước” với khí thế “sẽ vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, tiếp
tục nhiệm vụ đào tạo cán bộ với quy mô ngày càng lớn hơn và chất lượng ngày
càng cao hơn”. Cũng từ năm học1964 -1965 Bộ ĐH & THCN có cách tuyển sinh
mới là các tỉnh thành lập Ban tuyển sinh để lựa chọn học sinh vào các trường ĐH
& THCN. Cách tuyển chọn này được tiếp tục thực hiện cho đến năm học 19691970.
Mặc dù phải đối phó với chiến tranh phá hoại ác liệt, điên cuồng của đế
quốc Mỹ ở Miền Bắc và phải chi viện đắc lực cho cách mạng giải phóng Miền
Nam, nhưng sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục Đại học và THCN nói riêng
đã không ngừng phát triển về số lượng & chất lượng trong suốt 10 năm “chiến
tranh huỷ diệt” như đế quốc Mỹ đã từng tuyên bố “đưa miền Bắc Việt Nam trở về
thời kỳ đồ đá cũ”. Nhưng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn
Miền Nam, đất nước thống nhất hân hoan chào đón những kỳ tích của nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục Đại học & THCN của Miền Bắc.

Hình thức đào tạo
Năm học

Tổng số SV

Dài hạn
Chuyên tu
Tại chức
tập trung
1964-1965
29.337
22.374
1.263
5.700
1965-1966
34.213
23.858
2.389
7.966
1966-1967
48.402
32.541
5.118
10.473
1967-1968
58.159
42.909
5.586
9.664
1968-1969

71.414
51.848
6.009
13.497
1970-1971
69.902
53.593
5.293
11.016
1971-1972
61.978
48.150
4.078
9.744
1972-1973
53.700
39.563
4.128
10.117
1973-1974
54.150
41.371
3.443
9.336
1974-1975
55.701
43.014
3.212
9.475
Nguồn tư liệu : Niên giám thống kê của Bộ ĐH& THCN 1955-1975. Năm

học 1974-1975 số cán bộ giảng dạy đã lên đến 8658 người công tác trong 41
trường ĐH&THCN.
*Giai đoạn từ 1975-1986
Ngày 30/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn
toàn giải phóng, nước nhà thống nhất. Hội nghị lần thứ 24 ban chấp hành
Trung ương khoá 3 họp đề ra nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới “đưa cả
nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN”. Sự nghiệp giáo dục


cũng đứng trước những yêu cầu lớn lao, mới mẻ trong giai đoạn quá độ tiến lên
XHCN của cả đất nước thống nhất.
Trước ngày giải phóng, Miền Nam có 7 Viện ĐH công như Viện ĐH
Sài Gòn, Viện ĐH Huế, Viện ĐH Cần Thơ… và 11 Viện ĐH tư như: Viện ĐH
Vạn Hạnh, Viện ĐH Đà Lạt, ĐH Minh Đức, Cao Đài v.v…việc tổ chức nhà
trường, quy trình đào tạo, hệ thống văn bằng v.v…theo mô hình giáo dục của
Pháp đến những năm đầu thập kỷ 70 thì theo mô hình của Mỹ.
- Sau khi tiếp quản, chính quyền cách mạng đã tiến hành giải thể các
trường Tư Thục & trường ĐH Cộng Đồng, tổ chức lại thành 5 trường ĐH theo mô
hình nhà trường XHCN đó là:
- Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Tổng hợp Huế
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
- Đại học Đà Lạt

- Đại học sư phạm Huế
- Đại học Y Huế
- Đại học Thuỷ Sản Nha Trang
- Đại học Tây Nguyên
Từ năm 1976-1986 các trường Đại học được xác định có vai trò rất quan
trọng trong 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật,
cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.
Năm 1976 lần đầu tiên luận án phó tiến sĩ đã được bảo vệ thành công trong nước
đánh dấu bước phát triển mới của hệ giáo dục đại học. Đến tháng 12-1980 nước ta
đã có 42 trường Đại học và Viện NCKH được quyết định là cơ sở đào tạo sau đại
học (có trình độ thạc sĩ & phó tiến sĩ).
Vài số liệu về phát triển quy mô giáo dục CĐ & ĐH
Số
Cán bộ
Tổng số
Dài hạn
Năm học
trường giảng dạy
SV
tập trung
1975-1976
59
9.642
92.097
78.637
1979-1980
79
16.386
152.327
124.971

1984-1985
93
18.717
124.120
88.921
(nguồn số liệu thống kê của Bộ GDĐT 1995)
*Giai đoạn từ 1986 đến nay

Chuyên tu

Tại chức

3.493
5.831
7.940

9.967
51.525
27.259


Tháng 12-1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã mở đầu công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo cơ chế thị trường
định hướng XHCN. Giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu nhằm mục
đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thực hiện sự nghiệp
cách mạng CNH & HĐH đất nước.
Đường lối đổi mới toàn diện KT-XH của đại hội Đảng lần thứ 6 đã làm
xuât hiện 4 tiền đề đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam đó là:
+ Giáo dục Đại hoc không chỉ đáp ứng nhu cầu kinh tế nhà nước, kinh tế
quốc doanh mà còn phải đáp ứng yêu cầu của các thành phần kinh tế khác và nhu

cầu học tập của toàn dân.
+ Giáo dục Đại học không chỉ dựa vào nguồn kinh phí nhà nước mà còn dựa
vào các nguồn kinh phí khác của các tổ chức xã hội trong nước hoặc do quốc tế tài
trợ.
+ Giáo dục Đại học không chỉ theo chỉ tiêu kế hoạch tập trung như một bộ
phận của kế hoạch nhà nước mà còn phải làm kế hoạch theo những đơn đặt hàng,
những xu thế dự báo, những yêu cầu học tập từ nhiều phía trong xã hội.
+ Giáo dục Đại học không cần phải gắn chặt với việc phân phối người tác
nghiệp theo cơ chế hành chính bao cấp, người tác nghiệp có trách nhiệm tự lo việc
làm cho mình theo cơ chế tuyển chọn theo yêu cầu của thị trường lao động.
Quyết tâm thực hiện chủ trương đổi mới, ngành giáo dục Đại học đã đề ra 3
chương trình hành động trong 3 năm học (1987-1990) được cụ thể hoá các nội
dung:
+ Cải cách, đổi mới công tác tuyển sinh, giao quyền chủ động rộng hơn
cho nhà trường Đại học và quyền được lựa chọn dự thi vào nhà trường cho thí
sinh.
+ Mở rộng hệ đào tạo không chính quy có đóng học phí.
+ Tổ chức thực hiện quy trình đào tạo 2 giai đoạn.
+ Đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ bầu cử lựa chọn cán bộ quản lý các
trường Đại học.
+ Tổ chức, sắp xếp chức danh cho cán bộ giảng dạy Đại học: Giáo sư, phó
giáo sư, giảng viên chính, giảng viên, trợ giảng.
+ Đẩy mạnh công tác NCKH gắn với lao động sản xuất, khoa học công
nghệ tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, giáo dục Đại học Việt Nam đã có
những chuyển biến rất căn bản, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tăng tốc phát
triển kinh tế - xã hội. Tháng 4/1990 chính phủ ra quyết định thành lập Bộ GD&ĐT
để quản lý thống nhất hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non cho đến giáo
dục Đại học và sau Đại học.
Tháng 7/1991 đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam khoa VII thông qua

“cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ”, ngành giáo dục Đại học đã
thực hiện 5 chương trình mục tiêu, đó là:
Chương trình 1: Các mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo
Chương trình 2: Đẩy mạnh NCKH- LĐSX gắn nhà trường với xã hội


Chương trình 3: Đổi mới công tác tổ chức và quản lý GDĐH
Chương trình 4: Xây dựng và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy & cán bộ quản
lý GDĐH
Chương trình 5: Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và phát triển đội ngũ cán bộ
cho một số ngành mũi nhọn
Căn cứ thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm xây dựng, phát triển hệ thống
trường ĐH& CĐ trên thế giới từ năm 1993-1994 hệ thống ĐH & CĐ đã được tổ
chức, sắp xếp như sau:
1. Thành lập 2 ĐH Quốc Gia
ĐH Quốc Gia Hà Nội (1994)
ĐH Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (1995)
2. Thành lập ĐH Vùng (4/4/1994)
ĐH Thái Nguyên
ĐH Huế
ĐH Đà Nẵng
Các trường ĐH trên đều là trường ĐH đa ngành
Có một số trường khác cũng là ĐH đa ngành nhưng không gọi là ĐH
Quốc Gia hay ĐH Vùng nhưng cũng mang tính chất vùng như ĐH Cần Thơ (vùng
đồng bằng sông Cửu Long) ĐH Đà Lạt, ĐH Vinh, ĐH Tây Bắc, ĐH Quy Nhơn.
3. Các trường ĐH chuyên ngành
Đây là các trường đào tạo một ngành hay một nhóm ngành như kỹ thuật,
nông nghiệp, thuỷ sản,…các trường này phần lớn tập trung ở các thành phố lớn
như Hà Nội đó là: Đại học Bách Khoa, ĐH Thương Mại, ĐH Ngoại Thương, ĐH
Kiến Trúc, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, v.v…,ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều

trường như: ĐH Kinh Tế, ĐH Xây Dựng, ĐH Sư Phạm, ĐH Kỹ Thuật, v.v…Một
số trường ĐH chuyên ngành đặt ở các tỉnh như: ĐH Lâm Nghiệp (Hà Tây) ĐH
Hàng Hải (Hải Phòng) ĐH Y (Thái Bình).v.v…
4. Trường ĐH thuộc tỉnh
Gần đây chính phủ cho phép thành lập trường ĐH công lập thuộc tỉnh như:
ĐH Hồng Đức (Thanh Hoá), ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), ĐH An Giang.
5. Các loại trường ĐH khác
- ĐH Mở ở các thành phố Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Hình Thức
các trường này gần như trường Bán Công (cơ sở trường học của nhà nước, kinh tế tự
quản).
- ĐH dân lập là loại hỡnh trường do một tổ chức xã hội đỡ đầu đứng ra
thành lập, cơ sở vật chất tự lo, tài chính tự quản, nhà trường quyết định mức học phí
và trả lương cho cán bộ giảng dạy. Hiện nay đã có hơn 20 trường ĐH dân lập như
ĐH Đông Đô, ĐH Phương Đông, ĐH Thăng Long (Hà Nội), ĐH Văn Lang, ĐH
Ngoại Ngữ- Tin Học (thành phố Hồ Chí Minh), ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) ĐH Bình
Dương, ĐH Vĩnh Long.v.v…
+ Các trường dự bị ĐH thu nạp học sinh tốt nghiệp THPT con em các
dân tộc ít người, con em nông dân vùng sâu vùng xa, các gia đình thuộc diện chính


sách. Hiện nay có một số trường học được xây dựng khang trang như: Dự bị ĐH
Sầm Sơn (Thanh Hoá), Nha Trang, Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trung tâm hay cơ sở ĐH cũng là một loại trường ĐH nhưng chưa hoàn
chỉnh, do thủ trưởng một ngành hay một tỉnh hoặc hiệu trưởng của một trường ĐH
thành lập. Hiện nay có hai trung tâm: một của ngành ngân hàng, một của thành
phố Hồ Chí Minh và ba cơ sở: một của trường ĐH Giao Thông, một của trường
ĐH Ngoại Thương và một của trường ĐH Văn Hoá. Nhiều tỉnh có trung tâm Giáo
Dục Thường xuyên mở các lớp ĐH tại chức, từ xa, thu nạp cả cán bộ, công nhân
viên vừa học vừa làm, cả học sinh không thi đậu vào các trường khác.
6. Các trường CĐ

Hiện nay có hơn 100 trường Cao Đẳng, trong đó có 65 trường CĐ sư
phạm - nếu tổng các trường ĐHSP & các khoa sư phạm trong các trường ĐH
(khoa sư phạm- trường ĐH Đà Lạt, khoa sư phạm- trường ĐH An Giang, khoa sư
pham- ĐH Quốc Gia Hà Nội.v.v…) thì có đến 110 đơn vị đào tạo chuyên ngành
sư phạm- đội ngũ giáo viên từ mầm non cho đến ĐH và sau ĐH (một số Viện như
Viện Chương Trình Chiến Lược- Viện QLGD- Viện sư phạm các trường ĐH cũng
tham gia đào tạo cao học và NCS).
Ngày4/4/2001 Thủ Tướng chính phủ đã ký quyết định số 47 về quy hoạch
mạng lưới trường ĐH-CĐ giai đoạn 2001- 2010.
- Hiện nay, ngoài hai trường ĐH Quốc Gia Hà Nội & ĐH Quốc Gia thành
phố Hồ Chí Minh trực thuộc Chính phủ, còn hầu hết các trường ĐH trực thuộc Bộ
GD&ĐT, tức là bộ phận trực tiếp quản lý nhân sự, cung cấp một phần ngân sách.
Số còn lại trực thuộc các Bộ khác như trường Đại học Y Khoa, Dược Khoa Hà
Nội thuộc Bộ Y tế, Trường ĐH Văn Hoá Hà Nội thuộc Bộ Văn Hoá Thông Tin.
Có nhiều đầu mối bộ, ngành, địa phương, tổ chức kinh tế trực tiếp quản lý giáo
dục.
Mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng trong những năm gần đây đã tăng
tốc phát triển rộng khắp trong cả nước đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, nghề của
xã hội Việt Nam trong giai đoạn CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.
Theo cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh” của BGD & ĐT thì mạng
lưới trường ĐH và CĐ năm học 2008 trong cả nước là 390 trường. Miền Bắc có
189 trường trong đó có 91 trường Đại học và 98 trường Cao Đẳng. Miền Nam có
201 trường, trong đó có 87 trường Đại học và 114 trường Cao đẳng. Thí sinh được
dự thi theo nhiều khối, ngành, nghề: Khối A: Toán, Lý, Hoá; Khối B: Sinh, Toán,
Hoá; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối D1: Văn, Toán, Tiếng Anh; Khối D2: Văn,
Toán, Tiếng Nga; Khối D3: Văn, Toán Tiếng Phỏp; Khối D4: Văn, Toán, Tiếng
Trung; Khối D5: Văn, Toán, Tiếng Đức; Khối D2: Văn, Toán, Tiếng Nhật. Khối
H: Văn (đề thi khối C) Hội hoạ, bố cục; Khối N: Văn (đề thi khối C), Kiến thức
âm nhạc, năng khiếu âm nhạc; Khối M: Văn, Toán Văn (đề thi khối D) Đọc, kể
diễn cảm, hát; Khối T: Sinh, Toán (đề thi khối B) Năng khiếu TDTT; Khối V:

Toán, Lý (đề thi khối A) Vẽ mỹ thuật; Khối S: Văn, 02 môn năng khiếu điện ảnh;
Khối R: Văn, sử (đề thi khối C) năng khiếu báo chí; Khối K: Toán, Lý, kỹ thuật nghề.
2.3.2. Giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975


Hệ thống giáo dục đại học miền Nam Việt Nam dưới thời Mĩ - Nguỵ
được tổ choc thành những đơn vị tự quản gọi là viện đại học. Mỗi viện đại học
gồm một số trường đại học, khoa hoặc phân khoa thành viên. Trước giải phóng, hệ
thống giáo dục đại học ở miền Nam có các cơ sở sau:
- 4 viện đại học công lập là: Viện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Bách
khoa Thủ Đức, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Cần Thơ.
- 3 trường Đại học cộng đồng công lập (chương trình đào tạo 2 năm) là:
Viện Đại học Mĩ Tho, Viện Đại học Nha Trang, Viện Đại học Đà Nẵng.
- 11 viện đại học tư (phần lớn các tổ chức tôn giáo đứng ra mở).
Tổng số sinh viên thời điểm đông nhất là 166.000 (trong đó có một số học
theo kiểu ghi tên).
Viện Đại học Sài Gòn thành lập năm 1949, vốn là một chi nhánh của
Viện Đại học Hà Nội. Đến năm 1954, Viện Đại học Hà Nội chuyển vào Sài Gòn,
sau khi sát nhập với chi nhánh Viện Đại học Hà Nội ở Sài Gòn vào năm 1955
thành Viện Đại học Sài Gòn. Viện có 8 khoa: luật, văn khoa, khoa học, sư phạm, y
học, nha khoa, dược khoa, kiến trúc.
Viện Đại học Huế thành lập năm 1957 gồm 5 khoa: luật, văn khoa, khoa
học, y khoa, sư phạm. Năm học 1974-1975 có 9142 sinh viên.
Viện Đại học Cần Thơ thành lập năm 1966 gồm có 5 khoa: luật, y khoa,
khoa học, nông nghiệp, sư phạm. Năm học 1974-1975 có 8500 sinh viên.
Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức thành lập năm 1973 trên cơ sở sát nhập 3
trường vốn có từ trước là Đại học Kĩ thuật Phú Thọ (Sài Gòn), Đại học Nông nghiệp
Thủ Đức và Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thủ Đức. Năm học 1974-1975 có 2800 sinh
viên.
Các trường đại học cộng đồng do các địa phương thành lập và đài thọ

gồm có các trường sau:
Trường Đại học Cộng đồng Nha Trang thành lập năm 1971, năm học
1974-1975 có 650 sinh viên.
Trường Đại học Cộng đồng Đà Nẵng thành lập năm 1974, năm học 10741975 có 1500 sinh viên.
Trường Đại học Cộng đồng Mĩ Tho thành lập năm 1974, năm học 19741975 có 500 sinh viên.
Cơ sở vật chất của 3 trường này đều phải mượn của các trường khác. Đội
ngũ giáo viên của 3 trường này cũng mượn của các cơ sở khác.
Bên cạnh các viện đại học công và các trường đại học cộng đồng còn có
12 viện đại học tư như: Viện Đại học Đà Lạt thành lập năm 1958, năm học 19741975 có 6000 sinh viên; Viện Đại học Vạn Hạnh thành lập năm 1964, năm học
1974-1975 có 8000 sinh viên; Viện Đại học Hoà Hảo thành lập năm 1971, năm
học 1974-1975 có 4000 sinh viên; Viện Đại học Minh Đức thành lập năm 1972,
năm học 1974-1975 có 5000 sinh viên…Tổng số sinh viên các viện đại học tư
năm học 1974-1975 là 30.000 sinh viên.
Về chế độ tuyển sinh: Mỗi trường đều có một chế độ tuyển sinh riêng,
nhưng nói chung có 3 cách cơ bản sau:


Thứ nhất, học sinh đỗ tú tài (12 năm) được ghi tên vào các trường luật,
văn khoa và một số trường đại học khoa học.
Thứ hai, học sinh ghi tên không qua kì thi tuyển nhưng nhà trường chọn
dựa trên kết quả thi tú tài.
Thứ ba, một số trường có quy định tiêu chuẩn được dư thi và tổ choc thi
tuyển khá chặt chẽ.
Chế độ học tập ở bậc đại học có 3 hình thức:
- Chứng chỉ: Đây là hình thức áp dụng theo mô hình của Pháp. Chương
trình được chi ra làm nhiều chuyên đề. Sinh viên thi đỗ chuyên đề nào thì được
cấp chứng chỉ chuyên đề đó. Sinh viên cso quyền được lựa chọn những chuyên đề
mình thích để học. Sinh viên tích luỹ đủ số chứng chỉ theo quy định thì được cấp
một loại bằng nhất định.
- Học theo năm học: Các môn học được bố trí theo từng môn học. Sau

mỗi năm sinh viên thi hết năm rồi xét lên lớp. Năm cuối thi tốt nghiệp.
- Học theo chế độ tín chỉ: chia môn học ra thành số giờ nhất định (thường
chia khoảng 16 đến 30 giờ). Sinh viên hoàn thành số giờ về một vấn đề thì được
công nhận xong một tín chỉ. Số tín chỉ là do quy định của mỗi trường. Sinh viên
phải qua một số lượng tín chỉ nhất định mới công nhận tốt nghiệp (thường từ 100
đến 120 tín chỉ). Học theo tín chỉ là theo mô hình giáo dục đại học của Mĩ.
Tóm lại, Có thể nói từ khi hình thành trường đại học đầu tiên (Quốc Tử
Giám) vào năm 1075 đến nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử, nền giáo dục đại
học Việt Nam vẫn phát triển không ngừng, đặc biệt là sau khi đất nước giành được
độc lập. Từ chỗ chúng ta chỉ có các trường đại học ở các thành phố lớn thì nay hầu
như khắp tất cả các tỉnh đều có trường đại học và cao đẳng, số lượng lên đến gần
400 trường trên cả nước. Với số lượng đó, cơ bản chúng ta đã đáp ứng được nhu
cầu học tập của nhân dân và nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CHƯƠNG 2
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠi HỌC TRÊN THẾ GIỚi
Phan Thanh Long
1. Một số quan điểm về phát triển giáo dục đại học
Giáo dục là một hiện tượng chịu sự quy định của xã hội, trước hết là các điều
kiện kinh tế xã hội. Việc phát triển giáo dục đại học của một quốc gia cũng phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia đó. Phát triển giáo dục đại học là
nhằm đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động chất lượng cao của nền sản xuất xã
hội nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung. Xét theo lịch sử phát triển của xã
hội từ trước tới nay và yêu cầu của xã hội đối với giáo dục nói chung và giáo dục
đại học nói riêng chúng ta thấy nổi lên một số quan điểm phát triển giáo dục đại
học sau đây:
1.1. Giáo dục tinh hoa (educatiom for elite)


Giáo dục đại học theo hướng hàn lâm, tinh hoa chủ yếu trong các xã hội

chậm phát triển, nền kinh tế sản xuất còn hậu, đòi hỏi về lực lượng lao động có
trình độ cao rất ít. Trong lịch sử, giáo dục tinh hoa xuất hiện và tồn tại chủ yếu
trong nền kinh tế nông nghiệp và tiền công nghiệp. Tương ứng với trình độ phát
triển kinh tế xã hội, nhà nước chỉ có một nguồn lực nhất định để đầu tư cho giáo
dục. Do nguồn lực còn hạn chế, để sử dụng một cách có hiệu quả cho toàn xã hội,
nhiều quốc gia đã đào tạo bậc đại học theo hướng “tinh hoa”, theo phương châm ít
mà tinh. Tư tưởng này một mặt tương ứng với khả năng cụ thể của xã hội, một mặt
phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Hệ thống các trường đại học các
nước phương Tây trước đây và các trường “quốc tử giám” của các nước phương
Đông theo Nho học là những điển hình của tư tưởng này.
Gọi là giáo dục tinh hoa vì một số lí do cơ bản sau: Thứ nhất, chỉ một số
người ưu tú và những người có quyền lực trong xã hội được hưởng nền giáo dục
đại học. Hầu hết nhân dân lao động không bao giờ có quyền được hưởng nền giáo
dục này. Vì thế, trong xã hội có rất ít người có học vấn đại học, họ là những người
quyền quý đại diện cho nền văn minh của xã hội. Có ít người được hưởng nền giáo
dục đại học vì nhà nước không có đủ điều kiện trường lớp, tài liệu, tiền bạc, cơ sở
vật chất, giáo viên…đáp ứng cho nhu cầu học tập của người dân. Đặc biệt là nền
sản xuất xã hội không đòi hỏi nhiều người có trình độ cao như vậy nên không tạo
ra được động lực học tập của đông đảo người dân trong xã hội. Mặt khác, người
dân cũng không có đủ điều kiện để hưởng thụ nền giáo dục này (không có đủ tiền
bạc, điều kiện, vị thế xã hội, cơ chế, chính sách của nhà nước…).
Thứ hai là, giáo dục đại học chủ yếu học tập những tri thức tinh tuý nhất
mang tính hàn lâm, kinh viện. Giáo dục đại học là nơi sáng tạo, sản sinh ra các tri
thức mới và lưu truyền trong một phạm vi hẹp của xã hội. Những người học đại
học được xếp vào hàng ngũ trí thức và lao động trí óc thuần khiết tách biệt với đời
sống lao động chân tay của đại đa số nhân dân lao động.
Nền giáo dục tinh hoa đào tạo có tính chất nhỏ giọt nhằm duy trì và phát triển
văn hoá xã hội. Quá trình lựa chọn thi tuyển cũng như quá trình đào tạo rất phức
tạp và rườm rà, kém hiệu quả nhưng lại đòi hỏi hết sức khắt khe và chặt chẽ.
Chẳng hạn, thời phong kiến ở nước ta cứ 3 năm mới mở một khoa thi để chọn ra

một trạng nguyên, một bảng nhãn, một thám hoa (tương đương với đào tạo sau đại
học bây giờ) và vài chục cử nhân. Ngay cả số người học đến tú tài cũng đã rất hạn
chế rồi (mỗi huyện chỉ có vài người). Trong một quốc gia có hệ thống giáo dục
tinh hoa là chính thức bao giờ cũng có sự hợp tác, bổ trợ của các hình thức và hệ
thống phi chính thức. Ví dụ, thời Hi Lạp cổ đại, Platon đã sáng lập ra nhà trường
Lycee tinh hoa nổi tiếng để đào tạo ra các nhà bác học nổi tiếng, nhưng Platon
cũng chủ trì trường Peripateci lừng danh để phổ biến kiến thức cho đông đảo nhân
dân.
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, bên cạnh một số rất ít trường quốc lập
tinh hoa vẫn có một mạng lưới rộng rãi các trường tư thục gánh vác nhiệm vụ giáo
dục đông đảo nhân dân. Thậm chí trong mạng lưới trường tư thục cũng có nhiều


trường đào tạo theo lối tinh hoa. Thời kì Pháp thuộc, chính quyền thực dân cũng
thiết lập hai hệ thống giáo dục tinh hoa và phi tinh hoa.
Ăng ghen đã từng nói: khi nền sản xuất xã hội đòi hỏi thì nó có tác dụng thúc
đẩy khoa học kĩ thuËt hơn hàng chục trường đại học. Quả là đúng như vậy, trong
nền sản xuất nông nghiệp l¹c hËu không đỏi hỏi nhiều về khoa học kĩ thuật, không
cần có trình độ cao con người vẫn có thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất
đó. Chính vì thế, giáo dục đại học trở thành thứ xa xỉ của xã hội, trở thành một thứ
xa vời đối với người dân lao động. Khi nền sản xuất phát triển, đặc biệt là trong
nền kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức, con người muốn tham gia lao động thì
phải qua đào tạo và yêu cầu trình độ ngày càng cao, buộc mọi người phải đi học,
học liên tục và học suốt đời. Giáo dục đại học trở thành phổ biến rộng rãi cho mọi
người tham gia học với mọi hình thức phù hợp với điều kiện bản thân.
Ngày nay, nhiều nước chậm phát triển, giáo dục đại học vẫn đào tạo theo
hướng tinh hoa. Chính vì thế, những nước này đã chậm phát triển lại càng chậm
phát triển và lạc hậu thêm.
Nhận thức được vai trò của giáo dục trong nền kinh tế tri thức, nhiều nước
trong đó có Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển giáo dục, coi giáo dục là

quốc sách hàng đầu và phải tập trung phát triển giáo dục đi trước một bước so với
sù ph¸t triÓn kinh tế xã hội nhằm tạo cơ hội cho việc đi tắt, đón đầu sự phát triển
của thế giới.
Giáo dục tinh hoa không còn phù hợp với thời đại ngày nay. Nền sản xuất
lớn, sản xuất theo công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhất là nền kinh tế tri thức đòi
hỏi giáo dục phải đào tạo hàng loạt người lao động có trình độ cao. Giáo dục đại
học phải chuyển từ đào tạo tinh hoa sang giáo dôc đại chúng. Mọi người phải được
tiếp cận với nền giáo dục đại học dưới mọi hình thức để tham gia vào nền sản xuất
xã hội. Nền giáo dục tinh hoa không thể đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất
mới nên người ta đã mở ra rất nhiều trường cao đẳng và đại học. Tuy vậy, người ta
vẫn duy trì một bộ phận giáo dục tinh hoa chất lượng cao để phát triển khoa học kĩ
thuật theo hướng hàn lâm. Ví dụ, ở Hoa kì ngày nay người ta đã chọn khoảng 12% sinh viên trong các trường đại học đào tạo theo hướng tinh hoa.
1.2. Giáo dục vì nguồn nhân lực (education for manpower)
Nền sản xuất xã hội càng phát triển (yêu cầu về sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ…ngày càng tăng) thì nhu cầu nhân lực của xã hội càng tăng cả về số lượng lẫn
chất lượng. Ban đầu, đòi hỏi về trình độ đào tạo của lực lượng lao động chưa cao,
một bộ phận của hệ thống giáo dục đảm nhiệm chức năng giảng dạy các kiến thức
trực tiếp phục vụ sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, quản lí. Hiện tượng này đã diễn ra
nhanh chóng trong các nước công nghiệp phương Tây. Giai đoạn này là sự kết hợp
hài hoà giữa giáo dục tinh hoa và giáo dục vì nguồn nhân lực.
Khi nền sản xuất xã hội càng hiện đại, đòi hỏi lực lượng tham gia lao động có
trình độ ngày càng cao, những cơ sở đào tạo trực tiếp dần dần mất tác dụng. Lúc
này, giáo dục đại học trở thành cơ sở đào tạo lực lượng lao động chính cho xã hội.
Nguồn nhân lực chất lượng cao này sẽ tham gia vào các ngành sản xuất chính của


xã hội như điện tử viễn thông, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công
nghệ na nô, công nghệ vũ trụ,…và tạo ra của cải vật chất chính cho xã hội. Để đáp
ứng nhu cầu nguồn nhân lực, hàng loạt các trường đại học, cao đẳng được mở ra
cả công lập và ngoài công lập và đào tạo với nhiều phương thức khác nhau. Với

quan điểm đào tạo này đã giúp cho nhiều nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá thành công.
Ở nước ta với đặc thù xã hội đang tồn tại nhiều nền kinh tế đan xen nhau
(kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và bắt đầu hình thành một bộ phận của
nền kinh tế tri thức) vì thế giáo dục đại học cũng đan xen nhau giữa giáo dục tinh
hoa và giáo dục vì nguồn nhân lực. Tuy vậy, giáo dục đại học đang chuyển dần
sang vì nguồn nhân lực là chính. Bằng chứng là nhiều trường đại học được mở ra
cả công lập và ngoài công lập, cả trung ương và các khu vực, các địa phương. Tỉ lệ
sinh viên trên một vạn dân ngày càng cao. Dự kiến đến năm 2010 tỉ lệ sinh viên
trên một vạn dân ở nước ta là 200. Đây là một tỉ lệ còn rất thấp so với khu vực và
thế giới. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công và xây dựng bảo
vệ Tổ quốc chúng ta phải nâng tỉ lệ sinh viên đại học cao hơn nữa, tạo ra một cơ
cấu lao động hợp lí về cỏc loại trỡnh độ, các vùng miền, các ngành sản xuất. Các
trường đại học phải trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chính cho xã hội.
1.3. Giáo dục đại chúng (Education for mass)
Khi xã hội đạt tới một mức độ phát triển nhất định về kinh tế-xã hội, đời sống
vật chất và tinh thần của đại đa số nhân dân được cải thiện, nhận thức về giá trị
giáo dục được nâng cao, nhu cầu được hưởng thụ giáo dục đại học của người dân
trở thành phổ biến. Mọi người dân đều có nhu cầu học tập nâng cao trình độ, một
mặt nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá tinh thần của cá nhân, một mặt nhằm đáp ứng
nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự
phát triển sản xuất, dịch vụ, kinh doanh đòi hỏi đội ngũ nhân lực đông đảo, có
trình độ ngày càng cao tạo nên trong xã hội những đòi hỏi rộng lớn về giáo dục ở
trình độ cao. Trước tình hình đó đã tạo ra yêu cầu phải có một nền giáo dục đại
chúng (kể cả giáo dục đại học) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo nhân
dân, để tất cả mọi người được học tập, phát huy nhân cách của mình và đáp ứng
nhu cầu to lớn của thị trường nhân lực trong một xã hội phát triển.
Trên thế giới, nhiều nước đã có những đặc điểm của nền giáo dục đại học đại
chúng. Tiêu biểu là hệ thống giáo dục của Mĩ. Giáo dục được phổ cập rộng rãi
trong xã hội và ở bậc học ngày càng cao. Đào tạo nghề nghiệp được mở rộng khắp

mọi nơi, giáo dục đại học và cao đẳng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, tổ chức,
phương thức đào tạo, đa ngành, đa dạng, đa trình độ, đa chuyên môn…Hệ thống
này tỏ ra thích hợp với các quốc gia có nền kinh tế thị trường và có trình độ khoa
học công nghệ cao. Nhiều nước phát triển đang tiếp thu hình thức giáo dục này để
phát triển giáo dục ở quốc gia mình. Các bậc học như cao học ở trình độ sau đại
học, các trường cao đẳng cộng đồng vốn chỉ phát triển tại Hoa Kì thì nay dần dần
trở thành phổ biến ở nhiều nước ở châu Âu và châu Á.
Giáo dục đại chúng thể hiện ở quy mô giáo dục rộng lớn, chất lượng giáo dục
đa dạng, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát triển tự do, linh


hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Mọi người dân đều có quyền học tập
dưới mọi hình thức phụ thuộc vào điều kiện của từng cá nhân. Nhà nước có nhiều
chính sách khuyến khích người dân học tập nâng cao trình độ học vấn cũng như
nghề nghiệp.
Bên cạnh hệ thống giáo dục đại chúng rộng lớn, trong xã hội vẫn tồn tại một
bộ phận giáo dục tinh hoa, quy mô nhỏ nhưng chất lượng cao. Hệ thống giáo dục
đại học Hoa Kì là một ví dụ điển hình về mô hình đào tạo này. Bên cạnh hàng
nghìn trường cao đẳng cộng đồng với chất lượng phổ cập lại có hàng trăm trường
đại học của các bang có chất lượng cao và hàng chục đại học, viện nghiên cứu có
chất lượng đào tạo cao nhất thế giới hiện nay. Liên tục nhiều năm “Times Higher
Education Supplement” đã công bố bảng xếp loại 100 trường đại học xuất sắc
nhất, trong đó các vị trí đứng đầu chủ yếu thuộc về các trường đại học của Mĩ. Dù
vị trí thứ hạng các trường luôn có sự thay đổi, song nền giáo dục đại học Mĩ luôn
chiếm ưu thế tuyệt đối trên thế giới. Năm 2010, người ta ghi nhận sự tiến bộ vượt
bậc của Trung Quốc khi có 2 trường đại học lọt vào tốp 10 của thế giới.
Ngoài hệ thống giáo dục nói trên, nhà nước Mĩ còn khuyến khích các tập
đoàn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp…mở trường đào tạo
cung cấp nguồn nhân lực trực tiếp theo yêu cầu sản xuất của các tổ chức đó. Đây
cũng là một hình thức đào tạo hiệu quả và thiết thực mà nhiều nước trên thế giới

đang học tập. Ngoài ra, hình thức kết hợp đào tạo giữa cơ sở sản xuất và các nhà
trường cũng rất phát triển. Chúng ta có thể thấy mối quan hệ đào tạo giữa các hệ
thống giáo dục trong xã hội ngày nay như sau:
Giáo dục đại chúng đang là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội
hiện nay. Đây là một xu thế giáo dục có khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của xã hội.
Tư tưởng giáo dục đại chúng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam. Ngay trong đề
cương văn hoá của Đảng ta những năm 40 của thế kỉ trước đã đề cập đến việc xây
dựng một nền văn hoá đại chúng. Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước việc thực hiện tư tưởng giáo dục đại chúng càng có cơ hội phát
triển. Hàng loạt trường đại học, cao đẳng đã được mở ra để đáp ứng nhu cầu học
tập của nhân dân và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Theo con số thống kê
năm 2007 cả nước ta có 304 trêng ®¹i häc vµ cao ®¼ng. Đại học có 130 trường, cao
đẳng có 174 trường. Có 2 trường đại học quốc gia và một số đại học vùng có các
trường đại học thành viên. Ví dụ, Đại học Quốc gia Hà Nội có 4 trường đại học thành
viên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh có 5 trường đại học thành viên, Đại học Thái
Nguyên có 7 trường đại học thành viên và 1 trường cao đẳng, Đại học Huế có 7
trường đại học thành viên, Đại học Đà Nẵng có 6 trường đại học thành viên.
1.4. Giáo dục trong một xã hội học tập (Education in learning society)
Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, tốc độ phát triển khoa học kĩ
thuật và công nghệ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người. Những khả năng
của khoa học và công nghệ, khả năng sản xuất và kinh doanh cũng như quản lí xã
hội phát triển vượt bậc ngoài sức tưởng tượng của mỗi người. Nhân loại đứng
trước nhiều cơ hội và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những điều kiện để


đảm bảo cho toàn thể nhân loại có một cuộc sống ấm no hạnh phúc hầu như đã đạt
được tương đối cơ bản. Nhưng những khó khăn đang đặt ra cũng không phải là
nhỏ và không thể khắc phục một cách dễ dàng một sớm một chiều. Đó là sự nghèo
đói, ngu dốt, áp bức, bóc lột, chiến tranh, khủng bố, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm

môi trường…đang đè nặng lên nhân loại.
Làm thế nào để phát huy và khai thác được những cơ hội và ứng phó với
những thách thức? Nhân loại đã nhận thức được rằng: chỉ có phát triển giáo dục
mới có thể giải quyết một cách triệt để những vấn đề nêu trên. Giáo dục là phương
thức chính yếu để mang lại sự phát triển nhân cách tốt đẹp, thiết lập mối quan hệ
cần có giữa các cá nhân, các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia. Nền giáo dục
này phải là nền giáo dục đại chúng phục vụ cho tất cả mọi người trong xã hội.
Không những thế, nền giáo dục này phải đáp ứng nhu cầu học tập liên tục và suốt
đời của mọi người. Bất cứ ai, dù ở đâu, thời điểm nào cũng có thể học tập theo khả
năng của mình để phát triển nhân cách, tìm kiếm việc làm và thăng tiến…Một xã
hội như vậy gọi là xã hội học tập (learning society). Chủ thuyết xã hội học tập có
thể xem là triết lí giáo dục của thời đại ngày nay.
Trong xã hội ngày nay đòi hỏi mỗi con người phải học liên tục mới có thể tồn
tại được. Con người không chỉ học trong thời gian cắp sách đến trường, học trong
khi làm việc mà phải học cả trong tiêu dùng, vui chơi giải trí…Ví dụ, muốn sử
dụng điện thoại, máy tính, máy giặt, máy điều hoà…con người đều phải học. Nếu
không, những sản phẩm công nghệ cao phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người
cũng trở nên vô nghĩa.
Nguyên tắc gắn nhà trường với cuộc sống xã hội đã được nêu lên từ lâu. Tuy
nhiên, tình hình mới đòi hỏi mức độ tích hợp của nhà trường vào trong xã hội phải
sâu sắc và toàn diện hơn, phải có sự mới về chất. Nhà trường trong khi đóng vai
trò chính là truyền thụ kiến thức và rèn luyện con người theo các chương trình quy
định còn được bổ trợ về mọi mặt bởi tất cả các thành phần của đời sống xã hội,
của mọi thiết chế xã hội, của môi trường lao động, giải trí, nghỉ ngơi…Giáo dục
chuyển từ chỗ dựa vào cách tiếp cận “dạy” là chính sang cách tiếp cận “học” là
chính, phát huy vai trò chủ động của người học để họ trực tiếp hấp thụ kiến thức
của nhân loại. Xã hội học tập trước hết phải bảo đảm quyền được giáo dục cho
mọi người. Quyền được giáo dục là một quyền không thể thiếu của nhân quyền.
(Ngày nay còn hàng tỉ người mù chữ, hàng trăm triệu trẻ em không được đi học và
bị bóc lột nặng nề). Chúng ta đều hiểu rằng, con người trước hết là con người x ã

hội, vì vậy xã hội phải có trách nhiệm giáo dục, truyền đạt kho tàng văn hoá của
nhân loại cho mỗi cá nhân để họ thực hiện chức năng của con người xã hội. Giáo
dục (kể cả giáo dục đại học) sẽ có cơ hội bình đẳng cho mọi người trên cơ sở sự
xứng đáng. Giáo dục sẽ khuyến khích, động viên sự thông cảm, tha thứ và tình
hữu nghị giữa mọi người, mọi dân tộc, mọi tôn giáo…nhằm bảo vệ và củng cố hoà
bình. Khó có thể kể ra trên thế giới nước nào đã xây dựng được một xã hội học
tập, song đây sẽ là xu hướng phát triển giáo dục của toàn nhân loại.
Theo quan điểm này, nền giáo dục của thời đại mới phải xuất phát từ 4 trụ cột
mà UNESCO đã nêu ra là: học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học


để biết cách cùng chung sống (Learning to know, leerning to do, learing to be,
learning to live together). Hệ thống giáo dục mới phải phục vụ nguyên tắc học tập
suốt đời của mọi người, phải kết hợp giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục
ngoài nhà trường. Đó là quan điểm giáo dục đại chúng, trong đó hệ thống giáo dục
ngoài nhà trường phải được phát triển rộng lớn và mạnh mẽ. Hệ thống này còn
phải gắn chặt với hệ đào tạo và đào tạo lại căn cứ vào yêu cầu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và các diễn biến của hoạt động hằng ngày. Phương thức giáo dục
và đào tạo phải dựa vào khả năng tự học của học viên vào thành quả của công
nghệ thông tin.
2. Xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện nay
2.1. Đa dạng hoá các mô hình nhà trường và phương thức đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng một xã hội
học tập, chính phủ các nước đã phát triển giáo dục đại học theo hướng đa dạng hoá
mô hình nhà trường và phương thức đào tạo. Trên thế giới hiện nay tồn tại rất
nhiều mô hình trường đại học. Trường công lập vẫn là loại hình trường phổ biến
được tổ chức và vận hành dưới sự quản lí của nhà nước. Ngoài hệ thống trường
công lập còn có các trường tư thục, bán công, trường liên doanh với nước ngoài,
với các tổ chức xã hội, công ti, doanh nghiệp, trường cao đẳng cộng đồng…
Giáo dục đại học là một nền sản xuất đặc thù. Nền sản xuất này được kết hợp

chặt chẽ bởi 3 yếu tố: giáo dục, nghiên cứu khoa học và sản xuất. Các chuyên gia
cũng thống nhất rằng phát triển giáo dục đại học hiện nay không phải chỉ về quy
mô và số lượng mà thực chất là vấn đề chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng
dạy có trình độ và uy tín của nhà trường. Trong xu thế phát triển tiến tới nền kinh
tế tri thức và một xã hội thông tin, các chuyên gia phương Tây cho rằng: Thay vì
tiền vốn và sức lao động, tri thức trở thành nhân tố quan trọng nhất, việc sản xuất
tri thức sẽ trở thành hoạt động trọng yếu của nhân loại. Do vậy, đại chúng hoá giáo
dục đại học là bước đi tất yếu để tiến lên nền kinh tế tri thức. Đại chúng hoá và
phổ cập giáo dục đại học chỉ có thể thực hiện bằng các con đường: Thứ nhất, tăng
cường chất lượng của các trường đại học công lập. Thứ hai, phát triển hệ thống
các trường đại học ngoài công lâp (dân lập, tư thục…). Thứ ba, phát huy hệ thống
đại học mở và đào tạo từ xa. Thứ tư, xây dựng một hệ thống giáo dục đại học liên
thông, chuyển đổi để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, liên hoàn.
Quy mô phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập ngày càng phát
triển ở nhiều nước. Ví dụ, ở Nhật Bản 457 trường tư thục trên tổng số 662 trường
đại học chiếm 69%. Liên Bang Nga hiện có 334 trường ngoài công lập trên tổng
số 587 trường đại học chiếm 56,9%. Philippines có 1113 trường cao đẳng và đại
học ngoài công lập trên tổng số 1371 trường, chiếm 81,18%. In đô nê xia có 1200
trường đại học dân lập trên tổng số 1253 trường, chiếm 95,7%…Việt Nam hiện đã
có hơn 30 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập. Trong xu hướng phát triển
như hiện nay, trong thời gian tới ở nước ta sẽ có nhiều trường đại học tư thục mới
ra đời ở nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau.
Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đại học đang được chính phủ nhiều nước
khuyến khích phát triển. Ở Trung Quốc, Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ


chức mở trường ngoài công lập. Nhà nước công nhận giáo dục ngoài công lập là
một bộ phận cấu thành của nền giáo dục quốc dân, là sự nghiệp xã hội công ích.
Nhà nước Trung quốc cũng khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng ra
thành lập trường ngoài công lập trên lãnh thổ Trung Quốc và nhà nước phải tăng

cường lãnh đạo, quản lí các trường này nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ của các
trường. Nhà nước Trung Quốc khuyến khích mọi người mở trường ngoài công lập
không chỉ bằng văn bản pháp quy mà bằng những ưu đãi thực tế về thuế, giao
thông, đất đại…
Tình hình giáo dục ngoài công lập ở Liên Bang Nga lại có những đặc điểm
khác Trung Quốc và Việt Nam. Theo luật giáo dục của Nga năm 1992 quy định:
Tuỳ theo hình thức tổ chức hợp pháp mà các tổ chức giáo dục có thể trung ương,
chính quyền địa phương lập trường ngoài công lập. Có 3 điều hoàn toàn dành cho
giáo dục ngoài công lập là các điều 11, điều 36 và điều 46 nói về những quy định
hoạt động của giáo dục ngoài công lập. Ngoài ra còn có các điều luật quy định về
thuê đất, tuyên bố phá sản, mức ngân sách…
Phương thức đào tạo đại học hiện nay ở các nước cũng hết sức linh hoạt và
mềm dẻo theo hướng xây dựng một xã hội học tập. Ngoài hình thức đào tạo chính
quy còn có rất nhiều hình thức khác như đào tạo tại chức, từ xa, đào tạo theo địa
chỉ, đào tạo tích luỹ tín chỉ, đào tạo liên thông , đào tạo lại, đào tạo trong quá trình
làm việc…Cách thức đào tạo cũng hết sức linh hoạt, học buổi tối, học vào ngày
nghỉ, học theo đợt, học dựa vào công nghệ thông tin…Mỗi hình thức đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó nhưng đào tạo chính quy vẫn là hình
thức đào tạo cơ bản nhất để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó chính là
sự kết hợp giữa quan điểm đào tạo tinh hoa và đào tạo vì nguồn nhân lực.
Giáo dục đại học sẽ được mở ra hết sức rộng rãi và phổ biến nhằm đáp ứng
nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Các địa
phương có thể mở trường đại học có thể không mở trường đại học nhưng vẫn thực
hiện được giáo dục đại học cho nhân dân địa phương thông qua các trung tâm giáo
dục thường xuyên liên kết với các trường đại học. Người dân sẽ thuận lợi hơn khi
được hưởng quyền giáo dục đại học ngay chính trên quê hương mình. Thậm chí ở
những nơi vùng sâu, vùng xa thông qua hệ thống mạng vẫn có thể học đại học một
cách bình thường.
Đào tạo theo phương thức tích luỹ tín chỉ cũng rất có lợi cho người học. Họ
có thể học bất cứ lúc nào tuỳ theo khả năng và điều kiện của bản thân và có thể

học nhiều bằng đại học khác nhau. Các hình thức đào tạo liên thông cũng có rất
nhiều ưu điểm, nhất là việc tạo cơ hội cho người học nâng cao trình độ chuyên
môn của mình theo một nghề nghiệp mà họ gắn bó, yêu thích…
2.2. Gắn kết quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học và quá trình sản
xuất, kinh doanh trong thực tiễn
Các trường đại học ngày nay không chỉ có chức năng đào tạo mà còn có
nhiều chức năng khác như nghiên cứu khoa học, tham gia vào quá trình sản xuất,
kinh doanh, kết hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh để nâng cao chất lượng
đào tạo, tham gia đào tạo lại…


Đành rằng chức năng đào tạo là chức năng quan trọng số 1 của các trường
đại học. Nhưng xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới là gắn quá trình
đào tạo với nghiên cứu khoa học. Các trường đại học có đội ngũ cán bộ khoa học
kĩ thuật đông đảo, có trình độ cao, đó là lực lượng nghiên cứu khoa học có hiệu
quả và chất lượng. Ngoài lực lượng cán bộ giảng dạy còn có đông đảo sinh viên,
học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng có thể tham gia nghiên cứu tạo ra các sản
phẩm khoa học nhất định.
Thực tiễn cho thấy các trường đại học đã có nhiều cống hiến trong nghiên
cứu khoa học. Nhiều cán bộ giảng dạy trường đại học trên thế giới nhận những
giải thưởng nghiên cứu khoa học cao quý như giải Nôben. Các công trình nghiên
cứu trong các trường đại học đã góp phần tích cực thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát
triển. Việc nghiên cứu khoa học trong các trường đại học có rất nhiều lợi ích,
trong đó ngoài lợi ích phát triển khoa học còn có một giá trị trực tiếp đó là nâng
cao trình độ cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo…Hai hoạt động đào tạo và
nghiên cứu khoa học hỗ trợ mật thiết cho nhau, tương tác với nhau để nâng cao vai
trò, vị thế của nhà trường đại học trong xã hội, nhất là vai trò phát triển văn hoá,
khoa học kĩ thuật, công nghệ, phát triển kinh tế xã hội.
Quá trình đào tạo trong các trường đại học còn phải liên kết với quá trình sản
xuất, kinh doanh, phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của xã hội. Việc liên

kết này vừa làm cho quá trình đào tạo gắn với thực tiễn, làm cho quá trình đào tạo
cập nhật được với sự tiến bộ của sản xuất xã hội, làm cho lí thuyết gắn với thực
hành, vừa phát huy vai trò của các cơ sở sản xuất trong quá trình đào tạo. Nhà
trường có thể mời các chuyên gia, kĩ sư, thợ bậc cao ở các cơ sở sản xuất tham gia
vào quá trình đào tạo, làm cho quá trình đào tạo hiệu quả và thiết thực hơn. Việc
gắn kết quá trình đào tạo với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội là một
xu hướng tiên tiến trong quá trình đào tạo hiện nay.
Việc gắn kết quá trình đào tạo với sản xuất, dịch vụ không chỉ với các cơ sở
của xã hội mà nhà trường còn có cơ sở riêng để phục vụ trực tiếp quá trình đào
tạo. Hiện nay ở Hoa Kì, bất cứ trường đại học hay cơ sở đào tạo nghề nào cũng có
những cơ sở sản xuất, dịch vụ riêng của mình để nhằm tăng kinh phí cho quá trình
đào tạo và có điều kiện để rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Những cơ sở sản xuất
và dịch vụ của nhà trường đã mang lại một nguồn kinh phí đáng kể để phát triển
đào tạo.
Chính quá trình kết hợp này mà sinh viên sau khi đào tạo ra trực tiếp lao
động sản xuất không bị bở ngỡ, lúng túng, họ có thể bắt nhịp ngay vào công việc
của mình. Đây là vấn đề chúng ta cần phải học tập và phát huy trong quá trình đào
tạo ở các trường đại học và dạy nghề hiện nay. Nhiều ngành kĩ thuật hiện nay, sinh
viên của chúng ta đào tạo ra không thể vào làm ngay được mà phải đào tạo lại
trong thời gian đầu học việc. Nguyên nhân là trong quá trình đào tạo của chúng ta
chưa gắn với quá trình sản xuất. Sinh viên ít được thực hành nghề nghiệp của
mình và hầu như không gắn những lí thuyết học được với sản xuất thực tiễn.
2.3. Quốc tế hoá giáo dục đại học


Trong thời buổi toàn cầu hoá và sự hội nhập của các nước với khu vực và thế
giới là tất yếu thì không chỉ toàn cầu hoá về mặt thương mại mà toàn cầu hoá mọi
mặt trong đó có giáo dục - đào tạo. Sự toàn cầu hoá về lực lượng lao động đòi hỏi
các nước phải có những chính sách điều chỉnh trong quá trình đào tạo, nhất là giáo
dục đại học và nghề nghiệp để đào tạo ra những người có thể tham gia vào quá

trình sản xuất của khu vực và thế giới.
Hiện nay có nhiều nước thực hiện quốc tế hoá giáo dục đại học. Quá trình
thực hiện quốc tế hoá rất đa dạng như liên kết đào tạo với nhiều trường đại học nổi
tiếng, nhờ đào tạo cán bộ, mời thỉnh giảng, nhập khẩu nội dung, chương trình đào
tạo, mời cơ quan đánh giá ngoài kiểm định, đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế, tự kiểm định, đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế…Nhiều nước trên thế giới
đã tách quá trình đào tạo và quá trình đánh giá thành hai quỏ trỡnh riêng biệt nhau.
Cơ quan đánh giá hoàn toàn độc lập với cơ quan đào tạo. Nhiều trường hợp, các
trường đại học danh tiếng đã mời các cơ quan đánh giá, kiểm định có uy tín trên
thế giới tiến hành kiểm định chất lượng đào tạo. Ví dụ, một số trường đại học
Xinhgapo đã mời tổ chức kiểm định đánh giá của Hoàng gia Anh sang đánh giá
độc lập…
Năm 1995, Liên minh Toàn cầu về Chuyển đổi Giáo dục Quốc gia (GATE)
được thành lập tập trung vào giải quyết các vấn đề có liên quan đến chất lượng và
việc chuyển đổi giáo dục giữa các quốc gia. GATE đã soạn thảo một số nguyên
tắc và quy ước hoạt động thực tiễn mà các cơ sở giáo dục và đào tạo đại học nên
dựa vào để xây dựng một quy trình tuân thủ bằng pháp lí theo những nguyên tắc
trên. Mặc dù các nguyên tắc được sử dụng rộng rãi và được quan tâm nhiều trong
dịch vụ xác nhận, song việc tiếp nhận của dịch vụ vẫn còn thấp do nhiều người đặt
vấn đề đây là một tổ chức mang tính thương mại.
Trong thực tế, nhiều trường gửi yêu cầu cung cấp thông tin đến GATE chứ
không phải là yêu cầu xem xét, đánh giá chuyển đổi giáo dục quốc gia trên phạm
vi rộng về chất lượng giảng dạy và các chuẩn của trường. Vì vậy, có thể đề xuất ra
loại dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu nói trên. Dịch vụ này sẽ đưa lại những
lợi ích lớn lao cho các trường muốn đóng góp vai trò quan trọng vào bối cảnh
quốc tế. Dịch vụ này đặc biệt quan trọng đối với những nước không có cơ quan
đảm bảo chất lượng hay cơ quan kiểm định có uy tín quốc tế cao.
Cách đây vài năm, Hiệp hội các trường Đại học Châu Âu (Association of
European Universities) đưa ra một dịch vụ kiểm định đối với các thành viên hiệp
hội là CRE. Dịch vụ này rất phổ biến khi các trường đại học lựa chọn phạm vi

kiểm định phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Việc kiểm định trở thành một hoạt
động cố vấn quản lí được các chuyên gia quản lí về học thuật thực hiện. Cũng
giống như GATE, CRE hoạt động dựa trên cơ sở tự chi trả chi phí, (ngân sách thu
từ hoạt động kiểm định, đánh giá do các cơ sở đào tạo thuê).
IQR là chương trình quản lí nhà trường trong giáo dục đại học của OECD.
Hiện nay cùng với CRE và Hiệp hội Hợp tác Kiểm định đưa ra kiểm định các quy
trình và tiến bộ của một trường đại học trong quá trình quốc tế hoá. Cho đến nay
hoạt động này vẫn tiếp tục được phát triển và đem lại nhiều lợi ích.


Hiện nay nhiều chính phủ đang thúc đẩy sự thừa nhận song phương về chất
lượng đào tạo và hoạt động các cơ quan đảm bảo chất lượng. Hiệp ước
Washington tạo ra sự thừa nhận lẫn nhau trong các hoạt động của 8 cơ quan kiểm
định và tổ chức mạng lưới quốc tế bảo đảm chất lượng trong giáo dục đại học.
Công nhận song phương cũng đang vấp phải những thách thức và nhiều vấn đề đặt
ra. Ví dụ, cơ quan chuyên đánh giá chương trình và cơ quan khác đánh giá cơ sở
giáo dục đào tạo có công nhận các hoạt động của nhau không? Hoặc giải quyết
như thế nào khi các cơ sở giáo dục và đào tạo độc lập không sẵn sàng cấp tín chỉ
cho một sinh viên học tập ở một trường khác có kết quả đánh giá của cùng một cơ
quan kiểm định về chất lượng đào tạo…
Việc quốc tế hoá giáo dục đại học không chỉ là phương thức nâng cao chất
lượng đào tạo, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau mà còn nhằm vào việc thực hiện
toàn cầu hoá lực lượng lao động tiến tới toàn cầu hoá mọi mặt của cuộc sống xã
hội.
Người ta lo ngại việc quốc tế hoá giáo dục đại học sẽ ảnh hưởng quá trình giữ
gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Việc lo ngại là có lí nhưng không thể ngăn
cản được xu thế này. Bất cứ quá trình nào cũng có hai mặt của nó là tích cực và
tiêu cực, như cơ chế thị trường chẳng hạn. Vấn đề đặt ra là chúng ta chọn con
đường nào có lợi nhiều nhất, tìm phương thức phát huy mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực. Đó mới là cách phát triển khôn ngoan, vừa hội nhập quốc tế, vừa giữ

gìn được bản sắc của dân tộc mình.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Từ Đức Văn
2. Phương hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam
2.1. Mục tiêu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
Trong Nghị quyết số 14/2005/ NQ-CP của Chính phủ nêu rõ: “Về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”:
- Mục tiêu chung: Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được
chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu
cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ
tiên tiến trong khu vựcvà tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh
tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc, có
sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục và
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương.
+ Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và
định hướng nghề nghiệp- ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình


trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và
hệ thống kiểm định giáo dục đại học. Xây dựng một vài trường đại học đẳng cấp
quốc tế.
+ Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và
450 sinh viên/1vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 70 - 80% tổng số sinh
viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 40% tổng số
sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

+ Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số
lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn
cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/ giảng viên
của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40%
giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 25 % đạt trình độ tiến sỹ; đến năm 2020 có ít
nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35 % đạt trình độ tiến sỹ.
+ Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong
các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên
cứu khoa học mạnh của cả nước; nguồn thu từ các hoạt động khoa học và công
nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tổi thiểu 15% tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục
đại học vào năm 2010 và 25% vào năm 2020.
+ Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền
tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước
và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học.
2.2. Các giải pháp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
2.2.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục
Về chương trình, nội dung giáo dục đại học cần tiến hành đổi mới mạnh mẽ
chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá; tạo điều
kiện để mau chóng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của khoa học, kỹ thuật,
công nghệ hiện đại, tiến tới từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế đồng thời
tăng cường tính thực hành, ứng dụng phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu của nền kinh tế tri thức, hội nhập
quốc tế. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đại học cần:
- Cơ cấu lại khung chương trình; bảo đảm sự liên thông của các cấp học; giải
quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn
giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo của
từng môn học.
- Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế

giới. Phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt
động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.
2.2.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục
a) Phát triển đội ngũ nhà giáo
Trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục có ý nghĩa quyết định
đối với chất lượng giáo dục và đào tạo của giáo dục đại học. Mặc dù đã có những


chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục nhưng cho đến nay, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đại
học vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
là một yêu cầu tất yếu khách quan. Cụ thể là:
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo
dục đại học, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục đại học.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và
tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có
yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự
bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục
công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn
giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công
nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan
kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy.
- Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo
hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và
điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại các chức

danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng viên,
giảng viên chính.
b) Đổi mới phương pháp giáo dục
Yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của xu hướng hội nhập,
toàn cầu hoá, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những
yêu cầu bức thiết về chất lượng, cơ cấu nhân lực các ngành nghề đào tạo. Nội
dung, phương pháp giáo dục đại học cần có sự điều chỉnh, bổ sung, đổi mới mạnh
mẽ mới đáp ứng được yêu cầu này của đất nước. Giáo dục đại học cần triển khai
đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ
động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động
dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và tư liệu trên mạng Internet.
Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước.
2.2.3. Đổi mới quản lý giáo dục
Công tác quản lý giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng vẫn còn
nhiều yếu kém về công tác tổ chức, về cán bộ quản lý giáo dục, về công tác thông
tin. Đổi mới quản lý giáo dục đại học cần thực hiện đồng bộ các vấn đề về tổ chức,
về công tác kế hoạch, về cải cách hành chính, về xây dựng và thực hiện chuẩn hoá
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt đổi mới cơ chế và phương thức quản lý
nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.


- Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự
chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo,
nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.
- Xoá bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối
với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bảo đảm vai trò kiểm tra, giám sát của
cộng đồng; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các
hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng giáo dục đại học.
- Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến

lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo
dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực
của đất nước trong từng thời kỳ
- Xây dựng Luật Giáo dục đại học.
2.2.4. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển
mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục
Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục đại học cần đổi mới cơ cấu đào tạo và
hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, liên
thông liên kết giữa các cấp bậc học.
- Rà soát, đánh giá mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học hiện có; đổi mới công
tác quy hoạch phát triển mạng lưới, bảo đảm thực hiện đúng các mục tiêu phát
triển giáo dục đại học.
- Ưu tiên mở rộng quy mô các chương trình định hướng nghề nghiệp - ứng
dụng; áp dụng quy trình đào tạo mềm dẻo, liên thông, kết hợp mô hình truyền thống
với mô hình đa giai đoạn để tăng cơ hội học tập và phân tầng trình độ nhân lực.
- Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại
học công lập theo Nghị quyết số 05/2005/NQ - CP ngày 18 tháng 04 năm 2005
của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và
thể dục thể thao; chuyển cơ sở giáo dục đại học bán công và một số cơ sở giáo dục
đại học công lập sang loại hình tư thục; hoàn thiện mô hình trường cao đẳng cộng
đồng và xây dựng quy chế chuyển tiếp đào tạo với các trường đại học, củng cố các
đại học mở để có thể mở rộng quy mô của hai loại trường này. Khuyến khích mở
cơ sở đại học trong các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu mô hình tổ
chức và có kế hoạch cụ thể sát nhập cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở nghiên
cứu khoa học để gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất,
kinh doanh.
- Tập trung đầu tư, huy động chuyên gia trong và ngoài nước và có cơ chế phù
hợp để xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế.
2.2.5. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục đại học

- Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục đại học;
tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở dùng chung như: trung tâm dữ liệu quốc
gia, hệ thống thư viện điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá và các cơ
sở văn hoá, thể dục thể thao. Các địa phương điều chỉnh quy hoạch, dành quỹ đất


để xây dựng các cơ sở giáo dục đại học hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc
tế.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong
nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học; bảo đảm quyền sở hữu
theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất, tinh thần của nhà đầu tư.
- Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ các
hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động
dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
- Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng, tín dụng sinh viên trên cơ sở xác
lập những nguyên tắc chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa nhà nước, người học và
cộng đồng. Nhà nước thực hiện sự trợ giúp toàn bộ hoặc một phần học phí đối với
các đối tượng chính sách, người nghèo và cấp trực tiếp cho người học.
- Đổi mới chính sách tài chính nhằm tăng hiệu quả đầu tư từ ngân sách và khai
thác các nguồn đầu tư khác cho giáo dục đại học. Nghiên cứu áp dụng quy trình
phân bổ ngân sách dựa trên sự đánh giá của xã hội đối với cơ sở giáo dục đại học.
Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế của giáo dục đại học.
- Thực hiện hạch toán thu - chi đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, tạo
điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ cao trong thu - chi theo
nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích luỹ cần thiết để
phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Bổ sung, hoàn chỉnh các
quy chế về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.
2.2.6. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học
Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng ta đã được thể
hiện trong văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng (khoá

VII) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) và
Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX, khoá X. Quán triệt tư tưởng chiến lược của
Đảng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, ngày 21/8/1997 Chính phủ đã có Nghị
quyết số 90/CP về “Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo
dục, y tế, văn hoá”.
- Nội dung xã hội hoá giáo dục: Nội dung xã hội hoá giáo dục trong văn bản
của Đảng và Nhà nước bao gồm 5 mặt:
+ Giáo dục hoá xã hội: Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội;
vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập
suốt đời để làm việc tốt hơn cho xã hội, có thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp
hơn, làm cho xã hội trở thành một xã hội học tập.
+ Cộng đồng trách nhiệm: Toàn dân có trách nhiệm tạo lập môi trường giáo
dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ
giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng
cường trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các tổ
chức đoàn thể đối với sự nghiệp giáo dục.
+ Đa dạng hoá loại hình: Trên cơ sở củng cố loại hình công lập, lấy đó làm
nồng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài
công lập, tạo ra cơ hội cho mọi người nâng cao trình độ.


+ Đa dạng hoá nguồn lực: Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của xã hội cho giáo dục. Cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả ngân
sách Nhà nước là nguồn chủ yếu cần tìm thêm các nguồn kinh phí khác trong nước và
cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, của nước ngoài để phát triển giáo
dục. Cải tiến chế độ học phí, huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của các tổ
chức sản xuất kinh doanh…để phát triển giáo dục.
+ Thể chế hoá chủ trương: Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ
chức thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.
Giáo dục đại học khi thực hiện xã hội hoá giáo dục cần quán triệt các quan điểm

chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như các nội dung của xã hội hoá giáo dục.
- Các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học:
+ Đa dạng hoá chương trình, hình thức đào tạo trên cơ sở chuẩn hoá về chất
lượng và nâng cao hiệu quả. Phát triển các hình thức giáo dục từ xa, các chương
trình chuyển tiếp và đa giai đoạn, các chương trình rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp có thể tạo thu nhập, các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ
lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương; đào tạo
lại, bồi dưỡng định kỳ và thường xuyên cho những người lao động đang làm việc.
+ Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập
thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp. Củng cố và nâng cao
chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập. Ưu tiên cấp phép mở các
trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ. Các trường ngoài công lập được ưu tiên
thuê đất và vay vốn tín dụng xây trường. Các trường hoạt động có chất lượng và
hiệu quả được Nhà nước trợ giúp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết
bị giảng dạy, học tập. Nhà trường, nhà giáo và học sinh, sinh viên các trường
ngoài công lập được đối xử bình đẳng như các trường công lập. Hoàn thiện và
ban hành các cơ chế chính sách trợ giúp các trường ngoài công lập.
+ Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá
nhân và tập thể đầu tư mở thêm trường mới; đổi mới chế độ học phí của các
trường đại học, cao đẳng trong và ngoài công lập theo hướng học phí tương xứng
với chất lượng dịch vụ đào tạo mà nhà trường cung cấp, phù hợp với khả năng
người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách, gia đình có công
và người nghèo.
+ Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa nhà trường với các
ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội…
tạo điều kiện để xã hội đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp phần xây dựng kế
hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào
tạo, trợ giúp kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các
hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.
+ Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường

giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống
“tôn sư trọng đạo” nêu cao phẩm chất của nhà giáo, làm tốt công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, phấn đấu để các thầy cô giáo thực sự là những nhà giáo mẫu
mực về mọi mặt, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Làm tốt công tác


Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong nhà trường, kiên quyết bài trừ các tệ
nạn xã hội, các tiêu cực trong nhà trường, xây dựng “nhà trường thân thiện, học
sinh tích cực”, phát triển bền vững.
+ Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ
đạo và quản lý của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp; phát huy vai trò
của các tổ chức Công đoàn, Hội sinh viên, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học
và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác huy động nguồn lực xã hội tham gia phát
triển sự nghiệp giáo dục.
+ Xây dựng và thực hiện Dự án xã hội hoá giáo dục với các nội dung:
Tháo gỡ các vướng mắc về cơ sở lý luận và thực tiễn, huy động sức mạnh tổng
hợp của toàn hệ thống dựa trên một quá trình xã hội hoá cao độ, động viên lực
lượng của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục nhanh chóng cả về lượng
và chất. Để thực hiện mục tiêu “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” về mặt quản
lý nhà nước cần giải quyết 3 vấn đề cơ bản: cơ chế trong quản lý xã hội hoá, cơ
chế chính sách để thực hiện xã hội hoá và cơ chế tổ chức để điều hành xã hội hoá.
2.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đại học
Quan hệ quốc tế trong giáo dục đại học là phương thức khai thác kinh
nghiệm quốc tế, tận dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, quy trình và phương
pháp đào tạo cũng như nguồn viện trợ và cho vay của các tổ chức quốc tế và các
nước để phát triển giáo dục đại học.
Mục tiêu tổng quát của công tác quan hệ quốc tế trong giáo dục Việt Nam
đến năm 2010 được xác định là: Nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế,
góp phần tăng cường nguồn lực tổng hợp trong quá trình thực hiện các mục tiêu
chiến lược của ngành giáo dục nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước; mở rộng các quan hệ hợp tác làm cho giáo dục Việt Nam tiếp cận và
hoà nhập với giáo dục thế giới; tăng cường vị thế và uy tín của Việt Nam nói
chung và ngành giáo dục Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.
Giáo dục đại học cần thực hiện các giải pháp sau để đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong giáo dục.
- Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức
cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc
tế.
- Cải thiện môi trường quan hệ quốc tế trong giáo dục để thu hút đầu tư và trợ
giúp của nước ngoài.
- Xây dựng và công khai kế hoạch phát triển quan hệ quốc tế về giáo dục để
thu hút đầu tư.
- Nâng cao năng lực quan hệ quốc tế của giáo dục đại học.
- Tăng cường nguồn lực cho giáo dục đại học.
- Phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác làm cho giáo dục đại học Việt Nam
tiếp cận và hoà nhập với giáo dục đại học thế giới.
3. Phương hướng tổng quát của giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ XXI
3. 1. Chuẩn hoá


Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
Chuẩn hoá từng phần, tiến tới chuẩn hoá toàn bộ, chuẩn hoá theo quốc gia, theo
khu vực tiến tới đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chuẩn hoá là phương thức tất yếu để nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài trên con đường hội nhập quốc tế.
3.2. Hiện đại hoá
Trước hết là nội dung, chương trình sách giáo khoa cùng với cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học phải hiện đại hoá. Đặc biệt là người dạy phải có tinh thần
hiện đại hoá cải tiến phương pháp nhằm thức tỉnh tối đa tiềm năng của người học,
hình thành ở họ khả năng thích nghi tốt nhất, nhanh nhất, và tinh thần chủ động,
sáng tạo chiếm lĩnh tri thức khoa học.

3.3. Dân chủ hoá
Thực hiện dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường, dân chủ hoá
quản lý giáo dục là nhằm đưa lại quyền bình đẳng giáo dục cho mọi người, công
bằng trong xã hội học tập. Tất cả nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, mục tiêu đào
tạo người công dân chân chính xâydựng đất nước tự do, văn minh, hạnh phúc.
3.4. Xã hội hoá giáo dục
Xã hội hoá giáo dục là một trong những con đường thực hiện dân chủ hoá
giáo dục tạo nên một cao trào học tập trong toàn dân, đồng thời nâng cao trách
nhiệm của mọi người đối với giáo dục thế hệ trẻ. Xã hội hoá giáo dục cũng nhằm
tăng thêm các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính cho giáo dục.
3.5. Đa dạng hoá các hình thức trường lớp
Phương thức đa dạng hoá các hình thức trường lớp gắn liền với xã hội hoá
giáo dục, nó cũng gắn liền với dân chủ hoá giáo dục. Đa dạng hoá các loại hình
trường lớp trên cơ sở mục tiêu đào tạo, nội dung giáodục, chuẩn kiến thức đều
thống nhất cho tất cả các loại trường Bộ GD &ĐT thực hiện quản lý nhà nước
thống nhất toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân trong đó có các trường quốc lập,
dân lập, tư thục, các trung tâm, v.v… theo luật giáo dục








CHƯƠNG 4
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Đặng Quốc Bảo
Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và giáo dục đại học
1.1. Khái niệm chung về quản lý

Theo Phan Văn Kha: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và
việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định”.
Mai Hữu Khuê, trong tác phẩm "Lý luận quản lý nhà nước” đã đưa ra định
nghĩa về quản lý như sau: “Quản lý là một phạm trù có liên quan mật thiết
với hiệp tác và phân công lao động, nó là một thuộc tính tự nhiên của mọi lao
động hiệp tác”.
Xã hội càng phát triển, sự phân công lao động và hợp tác lao động diễn ra
trên quy mô lớn thì càng cần đến quản lý. Có thể hiểu, quản lý là một hoạt


×