Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TRÒ CHƠI DLUCK Lĩnh vực:Lý thuyết Game

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.55 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN TẤT THÀNH
_______________________

ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬTDÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC- CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016 - 2017

Tên đề tài:
TRÒ CHƠI DLUCK!
Lĩnh vực:Lý thuyết Game

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Nguyễn Minh Quân

TÁC GIẢ:
Nguyễn Thanh Lớp 8A2 Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Nguyễn Anh Sơn Lớp 8A2 Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Hà Nội, tháng 1 năm 2017

1


MỤC LỤC
Phần 1

Trang
3

Lí do chọn đề tài


…………………………………….........................

Phần 2

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

4

…………………………………….

Phần 3
Phần 4

Quá trình nghiên cứu và kết
quả…………………………………..
Kết luận
Tài liệu tham khảo

2

5
14
15


PHẦN 1: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.Lý do:
-Trên thế giới có rất nhiều trò chơi ,nhưng không phải trò chơi cũng lành
mạnh ,bổ ích và thiết thực (VD:game bạo lực ,...)
-Vì vậy ,bọn em muốn tạo ra một trò chơi lành mạnh ,phù hợp với mọi lứa

tuổi mà còn rèn luyện được nhiều đức tính tốt cho mọi người.

Hình 1: Một số hình ảnh của Dluck!

II.Mục tiêu:
+Tạo ra một trò chơi có khả năng:
-Luyện khả năng nhanh tay nhanh mắt
-Rèn luyện tính kiên trì
-Đem lại tiếng cười cho mọi người
-Đặc biệt ,trò chơi giúp người chơi có những phút giây thư giãn sau nhiều giờ
làm việc căng thẳng
3


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.Giới thiệu:
-Dluck là một game 2D platformer được lập trình bằng Scratch.
-Cái tên Dluck được bọn em nghĩ ra khi ghép hai từ dodge(né ,tránh ) và
luck(may mắn) => Dluck!
-Trong game ,bạn sẽ đóng vai là một quả bóng và bạn phải tránh né hết tất cả
thiên thạch từ trên trời rơi xuống

Hình 2: Hình ảnh từ trò chơi Dluck!
-Điều khiển quả bóng bằng >,<,^
-Thiên thạch sẽ xuất hiện sau một khoảng thời gian và ở một vị trí ngẩu
nhiên ,chính vì vậy ,mỗi lần chơi sẽ có một level khác nhau khiến người chơi
rất khó để nắm bắt được quy luật trò chơi.
-Điểm số của người chơi sẽ được tính qua thời gian mà người chơi đã chơi.
-Mạng của người chơi sẽ được tính qua một thanh to trên màn hình (như trong
ảnh)

khi thanh đó trở về 0 thì game over!

4


PHẦN 3: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
I.Lý thuyết Game:
-Đầu tiên ,tạo 3 vật thể sau:
+Quả bóng

+Thiên thạch

+Trái đất

1.Hiệu ứng của quả bóng
a.Trọng lực:
-Trong Scratch có 2 trục:
+Trục x (ngang)
+Trục y (dọc)
(Giống như trong toán học)

Hình minh hoạ
-Vị trí của một vật thể sẽ dựa vào 2 trục này.
=> Nếu muốn tạo cảm giác trọng lực cho quả bóng thì chỉ cần giảm trục y
xuống
5


=>B1: Tạo một biến tên “y”


=>B2:Luôn thay đổi trục y theo biến “y”

=>B3:luôn đặt biến “y” bằng -0.5

=>Thế là xong ,quả bóng giờ đây sẽ luôn rơi xuống
-Tiếp theo ,ta phải làm cho quả bóng dừng rơi mỗi khi chạm vào trái đất để
tạo cảm giác quả bóng đang đứng lên trái đất
=>Ta làm như sau:

 Nó sẽ luôn đặt biến “y” là 0 để trục y của quả bóng không giảm nữa

6


b.Di chuyển:
-Cũng như trục y ,ta cũng có thể thay đổi trục x của quả bóng bằng một biến
tên là “x”
=> Để tạo hiệu ứng di chuyển của của quả bóng ,ta làm như sau:
=> B1: Tạo một biến số có tên là “x”

=>B2: Tương tự như “y” ,luôn luôn thay đổi trục x theo biến “x”:

=> B3: Kiểm tra xem mỗi khi có người bấm phím “>” thì thay đổi biến “x”
một lượng 0.5 ,còn không thì lại thay đổi “x” bằng -0.5 (khi ta nhấn phím “>”
thì biến “x” sẽ bằng 0.5 ,làm vậy sẽ làm quả bóng di chuyển mãi nên ta phải
giảm “x” một lượng -0.5) => ta sẽ làm quả bóng di chuyển sang bên phải một
lượng 0.5

=> B4: Làm tương tự như trên để khi có người bấm phím “<” thì quả bóng di
chuyển sang bên trái (nhớ phải đổi ngược thông số lại)


7


-Vậy là chúng ta đã làm cho quả bóng có thể di chuyển trái phải ,nhưng lại có
một vấn đề nảy sinh: do trái đất có hình vòng cung nên khi quả bóng di
chuyển trái phải thì sẽ đi vào bên trong trái đất ,dưới đây là ví dụ:

-Muốn sửa lổi trên rất đơn giản ,chúng ta chỉ cần cho thêm khối này

=> Khối này sẽ làm cho quả bóng di chuyển lên trên mỗi khi ở bên trong trái
đất => Làm vậy thì quả bóng sẽ không ở bên trong trái đất được nữa
c. Nhảy:
- Muốn làm cho quả bóng nhảy ta chỉ cần khi người chơi bấm phím “^” thì
thay đổi biến “y” một lượng lớn ( làm vậy trục y của bóng sẽ bị thay đổi theo
=> quả bóng sẽ bay lên cao làm cho quả bóng như nhảy lên vậy)
8


=> Làm như sau:

*Chú ý :Con số 7 chỉ là ví dụ ,có thể thay đổi tuỳ theo ý muốn người lập trình
-Thế nhưng việc không đơn giản như vậy ,nếu như ta làm như trên thì mỗi khi
bấm phím “^” quả bóng sẽ nhảy ,thậm chí là nhảy trên không trung ,làm vậy
thì sẽ không logic cho lắm ,vì vậy ,ta phải thêm những khối sau:

+Đầu tiên ,khi ta bấm “^” thì quả bóng sẽ di chuyển xuống 1 lượng -1 (giảm
trục y một lượng -1)
+Tiếp theo ,sau khi di chuyển xuống ,nếu quả bóng mà chạm vào Trái Đất thì
quả bóng sẽ nhảy lên

=>Làm vậy ,quả bóng không thể nhảy trên không trung được nữa.
2.Hiệu ứng của thiên thạch
a.Thiên thạch xuất hiện cứ sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên:
-Đầu tiên ta phải tạo ra một object có hình thiên thạch
-Tiếp theo ta làm như sau:

=>Làm như vậy ,cứ sau 1-3 giây ,một thiên thạch bản sao của thiên thạch gốc
sẽ xuất hiện
b.Vị trí xuất hiện của thiên thạch:
-Đầu tiên ,ta tạo ra một biến có tên là “vị trí”

9


-Tiếp theo ,ta làm như sau:

-Như trên ,cứ mỗi khi một bản sao được tạo ra ,nó sẽ đặt biến “vị trí” là một
con số ngẫu nhiên từ 1-3
-Thiên thạch phải xuất hiện ở bên phải màn hình ,hoặc bên trái màn hình
,hoặc là bên trên màn hình => Thiên thạch sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở một
trong 3 điểm => chúng ta sẽ đặt vị trí của thiên thạch dựa vào biến “vị trí” mà
mình vừa tạo. (Ví dụ nếu “vị tri” = 1 thì xuất hiện ở bên trái màn hình) Ta làm
như sau:

=>Làm vậy vị trí của thiên thạch hoàn toàn là ngẫu nhiên
c.Thiên thạch luôn di chuyển về trái đất:
-Đầu tiên ta làm như sau:

=>Làm vậy ,thiên thạch sẽ luôn di chuyển về phía trái đất ,thế nhưng nó sẽ
không bao giờ dừng lại khi chạm bóng hay trái đất ,vì thế ta phải làm thế này:


10


=>Làm vậy thì cứ mỗi lần chạm vào trái đất hay quả bóng thì thiên thạch sẽ
biến mất (tất nhiên bạn có thể tạo thêm một số hiệu ứng khi biến mất của
thiên thạch trước khi xoá nó đi)
d.Mỗi lần chạm vào quả bóng thì sẽ trừ một mạng
-Đầu tiên ,bạn phải tạo ra một biến mới nữa là “mạng”

-Sau đó ,bạn phải thay đổi một số lập trình của thiên thạch như sau:

=>Số mạng của quả bóng sẽ dựa vào biến “mạng” này ,max “mạng” = 10
=>Cứ mỗi lần thiên thạch chạm bóng thì giảm “mạng” đi -1
=>Và nếu “mạng” bằng 0 thì nó sẽ làm một điều gì đó (điều này hoàn toàn
tuỳ thuộc vào bạn ,bạn có thể làm dòng chữ game over xuất hiện ,hay dừng cả
trò chơi luôn)
*Chú ý:Nếu các bạn muốn làm thanh mạng như trong game Dluck thì các bạn
làm như sau:
+Tạo một nhân vật có nhiều hình dáng khác nhau như thế này:

11


+Ta sẽ luôn luôn thay đổi hình dáng của nhân vật này theo biến “mạng” như
thế này:

3.Điểm
-Còn về điểm ,chúng ta sẽ lấy điểm theo thời gian mà người chơi đã chơi
-Đầu tiên ,tạo một biến có tên là “điểm”


-Tiếp theo ta làm như sau với nhân vật trái đất

12


=>Làm vậy thì cứ sau 1 giây người chơi sẽ có thêm 1 điểm
II.Kết quả:(Dựa trên đánh giá của một số người chơi)
1.Ưu điểm:
-Hài hước ,vui nhộn
-Dễ chơi
-Đồ hoạ đẹp mắt ,giao diện đẹp
-Hiệu ứng đẹp ,logic
2.Nhược điểm:
-Còn nhiều lỗi ,bug cần phải sửa
-Bài hát ,âm thanh không được tốt cho lắm
-Game khá khó chơi

Hình 3: Hình ảnh từ Game

13


Phần 4: KẾT LUẬN
I.Tổng kết:
-Đây là một game platformer 2d làm từ Scratch
-Ý Nghĩa:
+Luyện khả năng nhanh tay nhanh mắt
+Rèn luyện tính kiên trì
+Đem lại tiếng cười cho mọi người

+Đặc biệt ,trò chơi giúp người chơi có những phút giây thư giãn sau nhiều
giờ làm việc căng thẳng

II.Dự định trong tương lai:
-Chúng em dự định sẽ cải tiến thêm trò chơi này hơn nữa:
+Chúng em sẽ cố gắng hoàn thiện game này để game không còn một chút bug
nào nữa
+Chúng em có thể phát triển Game này thành một phần mềm trên máy tính để
mọi người có thể download về để chơi luôn mà không cần download scratch
2.0
+Thậm chí chúng em cũng có thể develop Game này thành game trên web
,làm như vậy sẽ càng nhiều người biết đến trò chơi của bọn em hơn ,cũng như
người chơi không cần download cái gì cả => Thuận tiện hơn rất nhiều.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Không có)

15



×