Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

THỂ CHẾ BẦU CỬ TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.34 KB, 17 trang )

THỂ CHẾ BẦU CỬ CỦA CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Giang
Lớp: 53B Chính Trị học


Quốc kỳ Trung Quốc
Chủ tịch nước Tập Cận Bình


I.

SƠ LƯỢC VỀ TRUNG HOA

1. Tên nước: Cách viết đầy đủ là Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, viết ngắn gọn là Trung Quốc.
2. Thủ đô: Bắc Kinh (Beijing).
3. Ngày Quốc khánh: Ngày 01 tháng 10.
4. Quốc kỳ: Quốc kỳ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cờ đỏ và năm ngôi sao, trong đó, có một
ngôi sao vàng năm cánh lớn và bốn ngôi sao vàng năm cánh nhỏ hơn (được xắp xếp theo hình vòng
cung hướng về tâm lá cờ) ở góc bên trái phía trên.
5. Diện tích: Tổng diện tích: 9.596.960 km2.
6. Dân số: 1,330,044,544 (2008).


7. Kiểu nhà nước: Mô hình nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
8. Phân chia hành chính: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một Nhà nước đơn nhất gồm 22 tỉnh, 5 vùng tự
trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương.
Các tỉnh bao gồm: An Huy, Hà Bắc, Sơn Tây, Liêu Linh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Tô Châu, Phúc Kiến, Giang Tây,
Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Tứ Xuyên, Quảng Châu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cát
Hải, Chiết Giang, Cam Túc.
Năm vùng tự trị: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, khu tự trị Nội Mông Cổ, khu tự trị dân tộc Hồi Ninh


Hạ, khu tự trị dân tộc Duy ngô nhĩ Tân Cương, và khu tự trị Tây Tạng.



Bốn thành phố trực thuộc Trung ương: Bắc Kinh, Thiên
Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh.



Ngoài ra, Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là Hồng
Kông và Ma Cao.


9. Đảng chính trị: Trung Quốc có một đảng chính trị lớn đang cầm quyền là Đảng cộng sản Trung
Quốc. Ngoài ra còn có một số đảng nhỏ khác.
10. Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật Trung Quốc phỏng theo hệ thống luật dân sự của Châu
Âu. Dân luật Trung Quốc là sự hỗn hợp giữa pháp luật của hệ thống dân luật và pháp chế xã hội chủ
nghĩa.

11. Lịch sử thể chế chính trị: Trung Quốc là quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, theo truyền thuyết
được bắt đầu từ thời Tam hoàng – Ngũ đế (2033 TCN – ngày nay). Trải qua một thời kỳ phong kiến
lâu dài và sau đó tiến lên XHCN không trải qua TBCN.


II. THỂ CHẾ BẦU CỬ Ở TRUNG QUỐC

1.

Độ tuổi được tham gia bầu cử:


Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đủ 18 tuổi không phân biệt dân tộc,
chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ
giáo dục, tình hình tài chính, giới hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử; trừ
những người mà theo quy định của pháp luật bị tước quyền chính trị.


2. Hình thức bầu cử:
.Hình thức bỏ phiếu kín, phổ thông
. Đại biểu quốc hội cấp xã và huyện được nhân dân trực tiếp bầu ra , đại biểể́u quốc hội các cấp khác được
nhân dân bầu cử gián tiếp

. Quốc hội do đại biểu các tỉnh , khu tự trị và quân đội cấu thành
•. “Theo Điều 97. Bầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương
Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, thành phố thành lập Khu và Thành phố thuộc tỉnh do Đại hội
Đại biểu nhân dân cấp dưới bầu cử. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, thành phố không thành lập Khu, Khu trực
thuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn do nhân dân bầu cử trực tiếp.

•.

Tỷ lệ đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương và số đại biểu phát sinh do pháp luật quy định”


Tòa Đại lễ đường Nhân dân, Nơi
Đại hội Đại biểu Nhân dân nhóm
họp


3. Nội dung bầu cử
•. Chế độ đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) là chế độ chính trị căn bản của Trung Quốc , là hình


thức tổ chức chính trị của nền chuyên chính dân chủ nhân dân Trung Quốc , là quốc thể của Trung
Quốc . Khác với nghị viện dưới thể chế Ba quyền đối lập , Quốc hội là cơ quan quyền lợi nhà nước
tối cao được Hiến pháp Trung Quốc xác lập. Đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc được
bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm.

•.

Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng lãnh đạo giữ quyền kiểm soát thực tế về thành phần đại
biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân các cấp, đặc biệt là Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc
thông qua bầu cử


BẢN HIẾN PHÁP CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA






Tỷ lệ ứng cử viên tương ứng với số ghế. Ở cấp quốc gia, tối đa là có 110 ứng cử
viên cho 100 ghế còn cấp tỉnh là 120 ứng cử viên cho 100 ghế. Cấp tỉnh tổ chức
chiến dịch mít tinh vận động cuộc tranh cử, các ứng cử viên trình bày, thuyết
phục cử tri bầu cho mình. Tỷ lệ này tăng lên đối với cấp thấp hơn cho đến cấp
hương, cấp thấp nhất, nơi không có giới hạn về số ứng cử viên cho mỗi ghế.
Trước khi Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc kết thúc nhiệm kỳ 2 tháng, Uỷ
ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc phải hoàn thành danh sách
đại biểu ứng cử của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá sau. Trường hợp
bất thường, không thể tiến hành bầu cử, Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân
dân toàn quốc lấy biểu quyết đạt 2/3 số đại biểu thông qua, thì có thể kéo dài thời
gian bầu cử hoặc kéo dài nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Trong

thời gian đặc biệt nếu kết thúc sau 1 năm, phải hoàn thành việc bầu cử Đại hội
Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá mới (trích điều 60 HP)


Ứng cử viên trình bày, thuyết phục cử tri bầu cho mình

Hình ảnh mang tính minh họa




Đại

biểu

của

Hồng

Kông,

Macau



Đài

loan

Một số đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân đại diện cho các Đặc khu Hành chính Hồng Kông,

Macau và lãnh thổ Đài Loan. Các đại biểu từ Hồng Kông và Macau được bầu thông qua một
tuyển cử đoàn chứ không phải là bầu cử phổ thông, nhưng bao gồm các nhân vật chính trị sống
trong các khu vực đó. Các tuyển cử đoàn bầu các đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân phần lớn
giống như thành phần của các cơ quan bầu cử nên các trưởng đặc khu. Cách thức bầu cử đại
biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân các đặc khu đã bắt đầu sau các cuộc chuyển giao chủ quyền các
lãnh thổ này cho Trung Quốc.




Tổ chức và bầu cử Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc:

Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc do những đại biểu sau hợp
thành: Uỷ viên trưởng; Một số Phó Uỷ viên; Trưởng Ban Thư ký; Một số Uỷ viên.
Trong số thành viên của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân có một số đại
biểu là người dân tộc thiểu số theo tỉ lệ nhất định.
Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền bầu và bãi miễn thành viên Uỷ ban
thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.
Thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không là người
đảm nhiệm chức vụ cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan toà án và cơ quan kiểm
sát.


4. Bầu cử và nhiệm kỳ cử Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước:



Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn
quốc bầu ra.




Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đủ 45 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử giữ
chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.



Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ
của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (nhiệm kỳ 5
năm), thời gian liên tục giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ.


III.

QUAN HỆ VIỆT - TRUNG

Quan hệ ngoại giao giữa nước ta với Trung Hoa là chủ đề nóng bỏng trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, cho dù
thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình
gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ
Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. tuy nhiên, cả hai cũng là đối tác quan trọng trong nhiều lĩnh
vực then chốt như kinh tế, chính trị, quốc phòng – an ninh,... Mối quan hệ ấy đang ngày càng được xây dựng và
củng cố theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Mặc dù mối quan hệ đối ngoại của hai quốc gia còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đang ngày hoàn thiện hơn
chính sách ngoại giao để hướng đến mục tiêu hợp tác phát triển toàn diện hai bên cùng có lợi


Chân thành cám ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe




×