Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhất Ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 130 trang )

.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ OANH

TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ OANH

TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LY



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Hùng
XÁC NHẬN CỦA CTHĐ

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học kinh tế- Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị trường Đại học kinh tế xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Oanh



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS
Nguyễn Tiến Hùng. Tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn thầy đã nhiệt tình
chỉ bảo, hƣớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong trƣờng Đại
học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tôi xin cảm ơn các thầy, các cô trong Hội đồng đã chia sẻ và
đóng góp những ý kiến thiết thực để luận văn từng bƣớc đƣợc hoàn
thiện hơn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Nhất Ly đã nhiệt tình
cung cấp thông tin để tôi hoàn thành đƣợc luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn với sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận đƣợc những đóng góp, nhận xét từ phía các thầy cô giúp
luận văn thêm hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ...................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI
LAO ĐỘNG ................................................................................................ 4
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 4
1.2.Các khái niệm, vai trò, ý nghĩa của tạo động lực làm việc cho ngƣời lao
động trong doanh nghiệp ................................................................................. 5
1.2.1 Các khái niệm .................................................................................... 5
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động trong
doanh nghiệp: ............................................................................................. 9
1.3. Một số học thuyết tiêu75 biểu về tạo động lực ..................................... 10
1.3.1 Học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow ........................ 10
1.3.2. Học thuyết hai nhân tố của HERZBERG ........................................ 15
1.3.3. Học thuyết kỳ vọng của V.H.VROOM ........................................... 17
1.3.4. Học thuyết tăng cƣờng tích cực của B.F. Skinner ........................... 18
1.4. Nội dung của hoạt động tạo động lực cho ngƣời lao động ................... 19
1.4.1. Sử dụng biện pháp kích thích vật chất ............................................ 19
1.4.2. Sử dụng các biện pháp kích thích tinh thần .................................... 25
1.5. Nhân tố ảnh hƣởng đến việc tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động
trong doanh nghiệp ......................................................................................... 33
1.5.1. Nhân tố thuộc về cá nhân ngƣời lao động ....................................... 34
1.5.2. Nhân tố thuộc về công việc đảm nhận ............................................ 34
1.5.3. Nhân tố thuộc về môi trƣờng tổ chức .............................................. 36


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

1.6. Tiêu chí đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động về
lý luận và áp dụng trong nghiên cứu thực trạng ........................................... 37
1.6.1. Về lý luận ....................................................................................... 37
1.6.2. Về việc áp dụng trong nghiên cứu thực trạng ................................. 40
1.7 Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại một doanh
nghiệp ....................................................................................................... 41
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 44
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............... 45
2.1.Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 45
2.2. Phƣơng pháp luận ................................................................................... 46
2.2.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng .................................................... 46
2.2.2. Phƣơng pháp duy vật lịch sử ........................................................... 47
2.3. Phƣơng pháp cụ thể: ................................................................................ 48
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu: ........................................... 48
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu: ....................................................... 49
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LY ................ 51
3.1 Tổng quan về Công ty TNHH Nhất Ly .................................................. 51
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................... 51
3.1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty .......................................... 55
3.1.3. Cơ cấu lao động .............................................................................. 58
3.1.3. Mục tiêu hoạt động ......................................................................... 60
3.1.4 Kết quả hoạt kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014:.............................. 60
3.2 Thực trạng vấn đề tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại Công ty ... 63

3.2.1. Tình hình khuyến khích lợi ích vật chất .......................................... 63
3.2.2. Tình hình khuyến khích lợi ích tinh thần ........................................ 76
3.3 Đánh giá tình hình tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại Công Ty . 92


3.3.1 Mặt tích cực .................................................................................... 92
3.3.2 Mặt hạn chế ..................................................................................... 94
3.3.3 Nguyên nhân hạn chế, bất cập ......................................................... 95
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LY ĐẾN NĂM 2020 .................... 98
4.1. Phƣơng hƣớng phát triển Công ty TNHH Nhất Ly đến năm 2020 ...... 98
4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty TNHH Nhất Ly ................... 98
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc đối cho ngƣời lao động tại
công ty đến năm 2020 .................................................................................. 100
4.2.1. Vấn đề lƣơng, thƣởng ................................................................... 100
4.2.2. Xây dựng chƣơng trình đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên. ...... 101
4.2.3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả công việc rõ ràng ............ 101
4.2.4. Tạo cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp cho nhân viên ........ 102
4.2.5. Xây dựng văn hóa động viên, khuyến khích ................................. 103
4.2.6. Điều kiện thực hiện giải pháp ....................................................... 104
Kết luận chƣơng 4 ................................................................................... 105
KẾT LUẬN ............................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 108
PHỤ LỤC


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

ĐGTHCV

Đánh giá thực hiện công việc


4

HCNS

Hành chính nhân sự

5

HĐQT

Hội đồng quản trị

6

KD

Kinh doanh

7

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

8

KPI

Key Performance Indicators


9

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Nội dung

Trang


Cơ cấu lao động Công ty TNHH Nhất Ly năm
2014
Kết quả kinh doanh Công ty TNHH Nhất Ly giai
đoạn 2012-2014
Bảng lƣơng công ty TNHH Nhất Ly năm 2014

59

61
62

So sánh hệ số lƣơng, tiền lƣơng bình quân của
4

Bảng 3.4

Công

ty

TNHH

Nhất

Ly

trong

3


năm

62

2012,2013,2014
Đánh giá nhóm yếu tố kích thích vật chất của

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10


Bảng 3.10

Nhóm yếu tố thuộc về cá nhân ngƣời lao động

87

11

Bảng 3.11

Nhóm yếu tố thuộc về công việc

89

12

Bảng 3.12

Nhóm yếu tố thuộc về môi trƣờng tổ chức

90

Công ty TNHH Nhất Ly
Quan điểm của ngƣời lao động về yếu tố ảnh
hƣởng nhiều nhất đến công tác tạo động lực
Đánh giá về việc xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn
thực hiện công việc cho nhân viên
Đánh giá về việc tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời
lao động hoàn thành nhiệm vụ
Đánh giá về việc Đào tạo nhân lực và tạo cơ hội

thăng tiến cho ngƣời lao động

73

75

78

81

84

Dự kiến Kế hoạch sản xuất kinh doanh và nguồn
13

Bảng 4.1

lao động của Công ty TNHH Nhất Ly đến năm
2020

ii

98


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien

mien phi
phi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

STT
1
2
3
4
5

Hình
Hình
1.1
Hình
1.2
Sơ đồ
2.1
Sơ đồ
3.1
Sơ đồ
3.2

Nội dung

Trang

Tháp nhu cầu của Maslow


11

Các yếu tố ảnh hƣởng đến tạo động lực

32

Quy trình nghiên cứu

45

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhất
Ly
Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh công ty
TNHH Nhất Ly

56
58

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ Kết quả kinh doanh Công ty TNHH Nhất Ly giai

3.1
đoạn 2012-2014

62

2

Biểu đồ Nhân tố ảnh hƣởng nhiều nhất tới tạo động lực làm
3.2
việc (theo đánh giá của ngƣời lao động)

75

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam gia nhập WTO với nhiều cơ hội và thách thức mới, để tồn tại
và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình thông qua các tiêu chí về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả.
Một trong những biện pháp có tính lâu dài và quyết định là vấn đề tạo động
lực làm việc đối với ngƣời lao động. Tạo động lực làm việc đối với ngƣời lao
động là một biện pháp để các doanh nghiệp phát huy và khai thác tối đa
những nguồn lực hiện có, nâng hiệu quả sản xuất mà chi phí đầu tƣ lại thấp,
giúp doanh nghiệp dần dần khắc phục những khó khăn trƣớc mắt cũng nhƣ
lâu dài.
Động lực làm việc ví nhƣ là một đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy ngƣời lao
động tích cực làm việc, động lực làm việc phải có thì hiệu quả công việc mới
cao. Công ty TNHH Nhất Ly là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ ăn uống

phục vụ lƣu động, Công ty Nhất Ly thời gian qua đã coi trọng hoạt động tạo
động lực đối với ngƣời lao động và đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể, đời
sống ngƣời lao động đƣợc cải thiện, ngƣời lao động yên tâm làm việc, có điều
kiện học tập, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Song hoạt
động tạo động lực làm việc đối với ngƣời lao động tại Công ty TNHH Nhất
Ly đã bộc lộ một số hạn chế bất cập cần đƣợc nghiên cứu, phân tích, đánh giá
một cách có hệ thống để tìm biện pháp khắc phục. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của vấn đề, tác giả luận văn lựa chọn “ Tạo động lực làm việc cho
ngƣời lao động tại Công ty TNHH Nhất Ly ” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho
ngƣời lao động, thực trạng tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại Công

1


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ty TNHH Nhất Ly trong giai đoạn 2012-2014, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại
Công ty.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

-

Tổng hợp lại lý thuyết liên quan đến công tác quản lý nhân lực

trong doanh nghiệp.
-

Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động

trong doanh nghiệp.
-

Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại

Công Ty TNHH Nhất Ly giai đoạn 2012-2014.
-

Đề xuất khuyến nghị nhằm tăng cƣờng tạo động lực làm việc cho

ngƣời lao động tại Công Ty TNHH Nhất Ly đến năm 2020
3. Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác tạo động lực làm việc
cho ngƣời lao động tại Công ty TNHH Nhất Ly ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tạo động lực làm việc cho ngƣời lao
động trong doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề tạo động lực làm việc cho ngƣời
lao động.
+ Không gian: Địa bàn hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhất

Ly tại Hải Phòng
+ Thời gian: Tập trung vào hoạt động kinh doanh của công ty từ năm
2012-2014 và đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện tạo động lực làm việc
cho ngƣời lao động tại Công ty TNHH Nhất Ly đến năm 2020.

2


5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu về đề tài “ Tạo động lực làm việc cho người lao
động tại Công ty TNHH Nhất Ly ” có kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng vấn đề tạo động lực làm việc cho ngƣời
lao động tại Công ty TNHH Nhất Ly
Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp và khuyến nghị
nhằm tăng cƣờng tạo động lực cho ngƣời lao động đến năm 2020.

3


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau về động lực
lao động đƣợc đƣa ra bởi Maier và Lauler (1973), Bedeian (1993), Kreitner
(1995), Higgins (1994), khẳng định tạo động lực cho ngƣời lao động giúp cho
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra cách tiếp cận với tạo động lực theo hai
cách khác nhau: các học thuyết về nội dung ( của Maslow, McClelland,
Herzberg) chỉ ra cách tiếp cận với các nhu cầu của lao động quản lý, nghiên
cứu có đề cập đến 2 nhóm yếu tố ảnh hƣớng đến tạo động lực: nhóm yếu tố
thuộc về bản thân ngƣời lao động và nhóm yếu tố thuộc về môi trƣờng; nhóm
học thuyết về quá trình ( của Adams, Vroom, Skinner..) thì tìm hiểu lý do mà
mỗi ngƣời thể hiện hành động khác nhau trong công việc. Vận dụng các học
thuyết trên, một vài nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tạo động lực và cách thực
hiện. Zimmer (1996) nhấn mạnh cần tuyển đúng và đối xử công bằng, coi
trọng đào tạo; Gracia (2005) nhấn mạnh cần giúp nhân viên thấy rõ xu hƣớng,
kỹ thuật mới nhất trong ngành, tạo điều kiện để họ phát huy sáng kiến và ứng
dụng trong công việc; Apostolou (2000) nhấn mạnh quan hệ giữa tạo động lực
với sự lôi cuốn cấp dƣới; Kovach (1987) chỉ ra 10 yếu tố ảnh hƣởng đến tạo
động lực, trong đó công việc thích thú càng quan trọng khi thu nhập tăng, còn
lƣơng cao quan trọng hơn trong nhóm có thu nhập thấp.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo đến 1 số tài liệu nghiên
cứu của Việt Nam có liên quan đến việc thúc đẩy động cơ làm việc của ngƣời
lao động nhƣ: Luận văn thạc sỹ: “Tạo động lực cho ngƣời lao động tại khu
nghỉ dƣỡng cao cấp ASEAN REORT”, của tác giả Nguyễn Phi Long (2011);
4



Luận văn thạc sỹ: “Tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty Điện toán và
truyền số liệu” của tác giả Lê Ngọc Hƣng (2012); Các nghiên cứu này cũng
nhấn mạnh lƣơng cao có tác dụng kích thích lớn do tình trạng kinh kế của
nƣớc ta còn thấp. Luận văn thạc sĩ “ Động lực làm việc của nhân viên công ty
chứng khoán Đại Nam” của tác giả Phạm Tiến Thành (2013), trong nghiên
cứu này tác giả có đƣa ra đƣợc nhân tố kích thích tinh thần cũng có vai trò
quan trọng trong việc tăng động lực làm việc của ngƣời lao động, ngƣời lao
động coi trọng tình đồng nghiệp, sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa cấp trên và
nhân viên quan trọng hơn yếu tố vật chất.
Tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động là một vấn đề không mới đối
với các doanh nghiệp ở Việt Nam song ở công ty TNHH Nhất Ly thời gian từ
2012 đến nay chƣa có tác giả nào thực hiện. Vì lý do trên, tác giả lựa chọn
“Tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH Nhất Ly” làm
đề tài luận văn Thạc sỹ.
1.2.Các khái niệm, vai trò, ý nghĩa của tạo động lực làm việc cho
ngƣời lao động trong doanh nghiệp
1.2.1 Các khái niệm
*Nhu cầu
Nhu cầu đƣợc hiểu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của
con ngƣời về vật chất, tinh thần cần đƣợc đáp ứng và thỏa mãn. Nhu cầu là
trạng thái tâm sinh lý của con ngƣời nhằm đạt đƣợc cái gì đó .
Trong một tổ chức, tùy theo lứa tuổi, cấp bật, đặc điểm tâm sinh lý,
trình độ nhận thức hay môi trƣờng làm việc sẽ có nhu cầu khác nhau giữa các
thành viên. Vì vậy, việc đáp ứng đƣợc tất cả các nhu cầu của nhiều ngƣời
trong một thời điểm nào đó là việc không dễ, nó đòi hỏi không chỉ cá nhân
ngƣời quản lý trực tiếp mà cả hệ thống tổ chức phải thật sự thấu hiểu và cùng
chia sẻ.

5



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

*Động cơ thúc đẩy ngƣời lao động
Một thực tế là động cơ bắt nguồn từ mong muốn của mỗi ngƣời là làm
sao có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân, có sự tự chủ về tài chính, đƣợc
giao quyền nhiều hơn, đƣợc khẳng định bản thân mình, đƣợc thành đạt và
nhiều thứ khác nữa.
Khái niệm: “Động cơ là ám chỉ những nỗ lực cả bên trong lẫn bên
ngoài của một con ngƣời, có tác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình và sự kiên trì
theo đuổi một cách thức hành động đã xác định” (Nguyễn Ngọc Quân Nguyễn Vân Điềm, 2014, tr. 201)
Hay nói một cách khác, động cơ có thể đƣợc hiểu là sức mạnh bên
trong thúc đẩy con ngƣời hoạt động, chỉ đạo hành vi và làm gia tăng lòng
quyết tâm giành lấy mục tiêu. Nhƣ vậy, động cơ làm việc là sự sẵn sàng dồn
sức lực, tâm trí để theo đuổi mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức.
Trong đó, có những động cơ làm việc cá nhân cùng hƣớng đến mục tiêu
chung của tổ chức, cùng đem lại điều tốt đẹp cho mọi ngƣời sẽ đƣợc xem là
những động cơ trong sáng (Martin Hilb, 2003, Trang 203)
Từ việc nghiên cứu động cơ thúc đẩy sẽ giúp các nhà quản trị hiểu
đƣợc cái gì đã thôi thúc con ngƣời hành động và tại sao họ kiên trì theo đuổi
các mục tiêu, từ đó giúp cho việc định hƣớng sử dụng các công cụ hợp lý
hơn. Trong thực tế, khi ngƣời quản lý có thời gian tiếp xúc và trao đổi với
nhân viên nhiều hơn thì họ sẽ hiểu đƣợc cái gì đã thôi thúc ngƣời lao động

cống hiến hết mình, nhiều khi họ còn tự nguyện hi sinh thời gian và công sức
của mình cho tổ chức.
*Động lực và tạo động lực
Động lực là một thuật ngữ đƣợc sử dụng rất nhiều. Trong kinh tế động
lực đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Theo từ điển tiếng việt ( : Động
lực đƣợc hiểu là cái thúc đẩy, làm cho phát triển.
6


Trong cuốn sách Multlines: “Động lực là một mức độ mà một cá nhân
muốn đạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình” (Mitchell,1999,
trang 418 ).
Theo Bolton: Động lực đƣợc định nghĩa nhƣ một khái niệm để mô tả
các yếu tố đƣợc các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình
theo hƣớng đạt đƣợc mục tiêu.
Từ những định nghĩa trên ta có thể đƣa ra một cách hiểu chung nhất về
động lực nhƣ sau: Động lực là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích
động viên con ngƣời thực hiện những hành vi theo mục tiêu.
Đi từ khái niệm, ta có thể thấy động lực thúc đẩy ngƣời lao động đƣợc
cấu thành bởi 2 yếu tố: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ngƣời lao động.
+ Yếu tố bên trong ngƣời lao động là những mong đợi, niềm hi họng, nhu
cầu, sự tò mò khám phá và cũng có thể là một mục tiêu cụ thể đã đƣợc
xác định. Ngƣời lao động sẽ có động lực thúc đẩy nhiều hơn khi các yếu tố
bên trong thôi thúc họ làm việc và làm cho quyết tâm của họ mạnh mẽ hơn.
+ Yếu tố bên ngoài tác động đến ngƣời lao động là những yếu tố thuộc
về tổ chức và ngƣời quản lý nhƣ: văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnh
đạo, chính sách khen thƣởng, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp …
-


Tạo động lực

Tạo động lực là những kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động
viên con ngƣời thực hiện những hành vi theo mục tiêu.
Bản chất của động lực xuất phát từ nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của
con ngƣời. Giữa nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu có một khoảng cách nhất
định và khoảng cách đó luôn có động lực để rút ngắn khoảng cách đó.
Nhu cầu gồm nhiều loại khác nhau tuỳ vào từng cách phân chia mà ta
có: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu trƣớc mắt, nhu cầu lâu dài…..
Sự thoả mãn nhu cầu đƣợc hiểu là sự đáp ứng nhu cầu đến một mức độ
nào đó. Không có nhu cầu nào đƣợc thoả mãn hoàn toàn mà chỉ có nhu cầu
7


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

đƣợc thoả mãn đến mức độ nào đó. Khi một nhu cầu đƣợc thoả mãn về cơ bản
nó sẽ dần mất đi và nhu cầu mới lại xuất hiện. Con ngƣời không bao giờ hết
nhu cầu, sự thoả mãn nhu cầu có ảnh hƣởng tích cực đến động lực của mỗi
ngƣời.
Nhu cầu luôn tồn tại vĩnh viễn nhƣng nhu cầu không phải là yếu tố
quyết định đến động lực mà lợi ích mới thực sự là yếu tố quyết định đến động
lực.
*Khái niệm tạo động lực cho ngƣời lao động:

Các nhà quản lý trong tổ chức muốn xây dựng công ty, xí nghiệp mình
vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp kích thích ngƣời lao động hăng say
làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Đây là vấn đề về tạo
động lực cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp.
“Động lực lao động là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố tác động đến
con ngƣời trong lao động” (Nguyễn Ngọc Quân - Nguyễn Vân Điền,2014, tr.
201).
Vậy tạo động lực cho ngƣời lao động đƣợc hiểu là tất cả các biện pháp
của nhà quản trị áp dụng vào ngƣời lao động nhằm tạo ra động cơ cho ngƣời
lao động ví dụ nhƣ: thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với
mục tiêu của ngƣời lao động vừa thoả mãn đƣợc mục đích của doanh nghiệp,
sử dụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần…Do đó vấn đề
quan trọng của động lực đó là mục tiêu. Nhƣng để đề ra đƣợc những mục tiêu
phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời lao động, tạo cho ngƣời lao
động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà quản lý phải biết
đƣợc mục đích hƣớng tới của ngƣời lao động sẽ là gì. Việc dự đoán và kiểm
soát hành động của ngƣời lao động hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc thông qua
việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ.
Tóm lại “ Tạo động lực trong lao động là việc xây dựng, thực thi các
biện pháp, giải pháp, khuyến khích ngƣời lao động nâng cao năng suất lao
8


động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật… thông qua các đòn bẩy về kích
thích vật chất và tinh thần” (Nguyễn Ngọc Quân - Nguyễn Vân Điềm, 2014,
tr.103).
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động
trong doanh nghiệp:
* Vai trò,ý nghĩa của tạo động lực lao động đối với xã hội:
- Tạo động lực giúp các thành viên trong xã hội có cuộc sống tốt hơn vì

các nhu cầu của họ có khả năng đƣợc đáp ứng môt cách tối đa.
- Tạo động lực gián tiếp xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn dựa
vào sự phát triển của cá nhân, doanh nghiệp vì mỗi cá nhân hay tổ chức đều là
thành viên của xã hội.
- Mặt khác tạo động lực giúp cá nhân trong xã hội đạt đƣợc mục tiêu
mà mình đặt ra từ đó hình thành nên giá trị xã hội mới.
* Vai trò, ý nghĩa của tạo động lực đối với tổ chức.
- Tạo động lực góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao uy
tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
- Tạo động lực trong doanh nghiệp đƣợc sử dụng có hiệu quả sẽ khai
thác đƣợc tối ƣu khả năng của ngƣời lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn thu hút đƣợc lao động giỏi cho
doanh nghiệp.
* Vai trò, ý nghĩa của tạo động lực đối với bản thân ngƣời lao động.
- Tạo động lực giúp ngƣời lao động không ngừng phấn đấu hoàn thiện
mình hơn và phát huy tính sáng tạo của ngƣời lao động.
- Gắn bó ngƣời lao động với nhau hơn trong công việc.
Trong sản xuất kinh doanh, muốn đạt đƣợc hiệu quả sản xuất cao, năng
suất lao động cao thì bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải có đội ngũ nhân viên
mạnh. Ngoài trình độ chuyên môn, đạo đức ra thì vấn đề động lực làm việc là
một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả làm việc của
9


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi

phi

ngƣời lao động. Để tạo cho nhân viên vui vẻ, tích cực và có tính sáng tạo cao
trong công việc thì cần phải có biện pháp tạo động lực hiệu quả.
Thực hiện công tác tạo động lực tốt sẽ làm dịu đi những căng thẳng
không cần thiết, tăng cƣờng sự hấp dẫn của tiền lƣơng, tiền thƣởng… Ngƣời
lao động hăng hái làm việc, gắn bó với tổ chức, sẵn sàng cống hiến hết mình
vì tổ chức.
Tăng cƣờng tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại doanh nghiệp
là việc làm cần thiết, mang tính quyết định trong việc phát triển của mỗi
doanh nghiệp. Công tác tạo động lực có tốt thì năng suất lao động mới cao,
doanh nghiệp mới ngày càng phát triển. Nói tóm lại việc xây dựng các hoạt
động tạo động lực trong công ty nhằm: nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty, tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp, và đạt đƣợc mục tiêu xã hội đó là: phát triển con ngƣời .
1.3. Một số học thuyết tiêu biểu về tạo động lực
1.3.1 Học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow
Maslow (1908- 1970) là một học giả về quản lý và tâm lý học của Mỹ
đƣợc ngƣời ta viện dẫn tƣơng đối nhiều. Ông cho rằng nhu cầu của loài ngƣời
có thể chia thành 5 loại: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã
hội, nhu cầu đƣợc tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện. Nhu cầu của con ngƣời
phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến cao nhất. Khi một nhóm
các nhu cầu đƣợc thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động lực thúc
đẩy nữa.

10


Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow
( Nguồn: Tâm lý học đại cƣơng )

- Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo
cho con nguời tồn tại nhƣ: ăn, uống, mặc…A.Maslow quan niệm rằng khi
những nhu cầu này chƣa đƣợc thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì
cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy đƣợc mọi nguời.
- Nhu cầu an toàn: sau khi đã có đủ các điều kiện sinh hoạt cơ bản, nhu
cầu sinh lý không còn là lực lƣợng mạnh mẽ nhất thúc đẩy con ngƣời làm
việc và thay vào đó là nhu cầu an toàn. Nhu cầu này có thể chia làm 2 loại:
+ Nhu cầu an toàn hiện tại: tức là yêu cầu các mặt của đời sống xã hội
hiện tại của mình đều có thể đƣợc bảo đảm. Ví dụ: an toàn về việc làm, an
toàn trong quá trình lao động sản xuất, an toàn thân thể trong đời sống xã hội
v.v..
+ Nhu cầu an toàn trong tƣơng lai: tức là yêu cầu cuộc sống tƣơng lai

11


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

phải đƣợc đảm bảo. Ví dụ: việc đảm bảo cuộc sống sau khi bị bệnh, già, bị
thƣơng, bị tàn tật…
- Nhu cầu giao tiếp xã hội (về liên kết và chấp nhận): Maslow cho rằng
con ngƣời là một loại động vật xã hội. Con ngƣời không sống và làm việc một
cách cô lập mà sống và làm việc trong môi trƣờng xã hội nhất định, trong mối
quan hệ nhất định với các thành viên khác trong xã hội. do đó, ngƣời ta

thƣờng mong muốn làm việc trong tình hình đƣợc tiếp nhận hoặc trong sự
quy thuộc nào đó. Điều đó có nghĩa là ngƣời ta mong muốn đƣợc ngƣời khác
chú ý, tiếp nhận, quan tâm, yêu mến và thông cảm, tức là có đƣợc sự quy
thuộc về tình cảm, đƣợc ở trong quần thể nào đó chứ không muốn là một kẻ
cô độc trong xã hội hoặc tổ chức. Nhu cầu giao tiếp xã hội là một nhu cầu tế
nhị so với nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Mức độ của nhu cầu đó ở mỗi
ngƣời có sự khác nhau, tùy theo tính cách, quá trình công tác, trình độ học
vấn của mỗi ngƣời.
- Nhu cầu đƣợc tôn trọng: nhu cầu này dẫn tới những sự thỏa mãn nhƣ
quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. Nhu cầu này bao gồm: nhu cầu tự tôn
trọng và nhu cầu đƣợc ngƣời khác tôn trọng. Nhu cầu đƣợc ngƣời khác tôn
trọng có nghĩa là khi có cống hiến đƣợc ngƣời khác thừa nhận, đƣợc cấp trên
và đồng sự đánh giá tƣơng đối tốt và tán dƣơng.
Tự tôn trọng và đƣợc ngƣời khác tôn trọng là hai mặt có quan hệ mật
thiết với nhau. Nếu bạn muốn đƣợc ngƣời khác tôn trọng thì trƣớc hết bạn
phải có những điều kiện để đƣợc ngƣời khác tôn trọng, bạn phải có ý thức tự
trọng: tự tin vào năng lực công tác của mình, quyết tâm nắm vững tri thức,
không chịu thua kém ngƣời khác, những điều mà ngƣời khác hiểu thì mình
không thể không hiểu, những điều mà ngƣời khác không biết thì mình cũng
phải biết, chỉ có nhƣ vậy mới có thể đƣợc ngƣời khác tôn trọng.
Ý thức tự tôn trọng là động lực thúc đẩy ngƣời ta tiến tới. ai cũng có ý
thức tự tôn trọng. Do đó, ngƣời lãnh đạo phải chú ý nghiên cứu nhu cầu đặc
12


điểm của công nhân viên về mặt này, tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ, càng
không thể làm tổn thƣơng ý thức tự trọng của họ. Chỉ có nhƣ vậy mới khơi
dậy tính chủ động, tích cực của họ trong công tác.
- Nhu cầu tự hoàn thiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong
cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con ngƣời

có thể đạt tới. tức là làm cho tiềm năng của một ngƣời đạt tới mức tối đa và
hoàn thành đƣợc một mục tiêu nào đó. Nhu cầu tự hoàn thiện thể hiện trên hai
mặt:
+) Ý thức về khả năng đảm đƣơng công việc: những ngƣời có nhu cầu
này là những ngƣời muốn điều khiển sự vật và môi trƣờng khách quan, không
muốn những sự việc liên quan đến mình phát sinh và phát triển một cách bị
động mà mong chúng diễn ra dƣới sự điều khiển của mình. Ví dụ: trong hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp, những công nhân trẻ bắt đầu làm việc dƣới
sự hƣớng dẫn của thợ cả; sau khi nắm vững kỹ thuật, sẽ bắt đầu có ý nghĩ độc
lập thao tác, trên cơ sở đó, họ sẽ không còn muốn làm việc theo kiểu lặp đi
lặp lại nữa mà muốn sử dụng tri thức đã nắm đƣợc, chủ động nghiên cứu phân
tích, cải tiến và hoàn thiện công việc.
+) Niềm vui thành tích: trong công việc, ngƣời ta thƣờng đặt ra cho
mình những mục tiêu có mức độ khó khăn nhất định nhƣng trải qua cố gắng
sẽ có thể đạt đƣợc. Công việc mà họ tiến hành vừa không bảo thủ, vừa không
mạo hiểm. Họ làm việc dƣới tiền đề cho rằng mình có thể tác động đến kết
quả của sự việc. Đối với những ngƣời đó, hứng thú làm việc là thành quả hoặc
thành công của công việc. Những ngƣời có ý thức lập thành tích thƣờng cần
biết kết quả công việc của mình. Niềm vui thành công thƣờng quan trọng hơn
nhiều so với bất kỳ khoản thù lao nào.
Thuyết cấp bậc nhu cầu của A.Maslow đƣợc đánh giá rất cao vì nó có
một ẩn ý quan trọng đối với các nhà quản lý là muốn động viên nhân viên thì
cần phải biết ngƣời lao động của mình đang ở cấp độ nhu cầu nào, để từ đó có
13


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

các giải pháp cho việc thỏa mãn nhu cầu ngƣời lao động đồng thời bảo đảm
đạt đến các mục tiêu của tổ chức.
Ứng dụng lý thuyết của Maslow vào trong việc phát hiện ra những nhu
cầu của nhân viên - nguồn gốc sâu xa của động lực làm việc ta thấy rằng:
trong các công ty thƣờng xuất hiện 5 nhu cầu làm việc phổ biến của nhân
viên:
- Tiền lƣơng (nhu cầu sinh lý):
Khi vào làm việc cho một doanh nghiệp nào đó, có thể nói tiền lƣơng là
yếu tố đầu tiên luôn đƣợc ngƣời lao quan tâm. Vì trƣớc khi đƣợc thăng chức,
đƣợc cử đi đào tạo, đƣợc hƣởng những phúc lợi mà công ty mang lại, ngƣời
lao động thực sự cần lƣơng để trang trải cho cuộc sống của họ. Tiền lƣơng
chính là nhu cầu tất yếu và tối thiểu trong các cấp độ nhu cầu của Maslow, nó
góp phần thỏa mãn những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất của con ngƣời khi bƣớc
chân vào môi trƣờng làm việc.
-

Công việc ổn định (nhu cầu an toàn):

Bất cứ ngƣời lao động nào khi bắt đầu đi làm cũng mong muốn có đƣợc
một công việc ổn định. Khác hoàn toàn với việc ngƣời lao động ỷ lại và ngại
thay đổi. Công việc ổn định ở đây chính là sự ổn định về lƣơng, về nơi làm
việc (họ có thể luân chuyển các vị trí phù hợp hơn với bản thân trong công ty
nhƣng không hề muốn làm việc tại công ty trong một thời gian ngắn rồi bị sa
thải phải tìm và chuyển sang một công ty khác. Nếu công việc không ổn định
lao động sẽ luôn cảm thấy lo lắng, ko yên tâm yên tâm làm việc, cảm giác mất
an toàn…

- Mối quan hệ với đồng nghiệp (nhu cầu xã hội):
Khi các nhu cầu vật chất sinh hoạt hàng ngày đƣợc đáp ứng đẩy đủ bởi
tiền lƣơng của ngƣời lao động thì ngƣời ta thƣờng có xu hƣớng đòi hỏi những
nhu cầu khác cao hơn, đó là nhu cầu đƣợc giao tiếp và quan hệ thân thiện với
đồng nghiệp. Nhà quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao mối quan
14


hệ giữa các nhân viên trong công ty, tạo ra môi trƣờng làm việc cởi mở để
mọi ngƣời có thể xích lại gần nhau hơn. Khi đƣợc làm việc trong môi trƣờng
tốt, ngƣời lao động sẽ hợp tác, giúp đỡ nhau trong công việc để nhanh chóng
hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
- Sự công nhận của cấp trên (nhu cầu đƣợc tôn trọng);
Tâm lý con ngƣời thƣờng thích “cho và nhận”, từ trẻ nhỏ đến ngƣời
già. Trong doanh nghiệp cũng vậy, nhân viên nào mà chẳng thích đƣợc “sếp”
khen trƣớc tập thể về thành tích công việc của mình. Sự khen thƣởng của cấp
trên đối với ngƣời lao động trƣớc tập thể khiến ngƣời lao động cảm thấy tự
hào, thấy thành quà của mình đƣợc đền đáp, họ sẽ thấy yêu công việc của
mình hơn, nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho những nhiệm vụ tiếp theo.
- Cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp (nhu cầu đƣợc phát triển,
đƣợc hoàn thiện bản thân): Một nhân viên giỏi thƣờng có tinh thần cầu tiến.
họ luôn khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp của
mình, vì họ quan niệm rằng: ”không tiến ắt lùi”. Nắm bắt nhu cầu này, ngƣời
quản lý thƣờng vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho họ, đồng
thời lên chƣơng trình đào tạo phù hợp đi kèm.
Có thể năm nhu cầu trên chƣa phải là tất cả. điều quan trọng là phải biết
nhân viên muốn gì, sau đó xem công ty có thể đáp ứng họ ở những vấn đề gì
và ở mức độ nào, rồi từ đó chọn lựa và đƣa ra các phƣơng án phủ hợp nhằm
“lèo lái” nhu cầu cá nhân đi cùng với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
1.3.2. Học thuyết hai nhân tố của HERZBERG

Năm 1959, F.Herzberg và các đồng nghiệp của mình, sau khi thực hiện
các cuộc phỏng vấn với những ngƣời kỹ sƣ và kế toán của ngành công nghiệp
khác nhau và đã rút ra nhiều kết luận rất bổ ích. Trong lúc điều tra, ông đã nêu
lên nhiều vấn đề nhƣ: lúc nào là lúc bạn hài lòng nhất với công việc? lúc nào
là lúc bạn không hài lòng nhất với công việc và nguyên nhân của
chúng.v.v…rồi yêu cầu những ngƣời đƣợc hỏi trả lời. Sau khi tổng hợp phân
15


×