Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tích hợp tuyên truyền ý thức tích kiệm điện vào chương trình giảng dạy nghề điện dân dụng phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.72 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................1
1.1. Cơ sở lí luận.................................................................................................................1
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................2
1.3. Kết luận........................................................................................................................3
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài...............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu........................................................................3
Phần II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT...............................................................5
1. Thực trạng...........................................................................................................................5
2. Biện pháp giải quyết...........................................................................................................5
Phần III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM........................................24
1. Kết quả..............................................................................................................................24
2. Bài học kinh nghiệm.........................................................................................................24
Phần IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................25
1. Kết luận.............................................................................................................................25
2. Kiến nghị...........................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................27


Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Năng lượng điện là một loại năng lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, việc
cung cấp đầy đủ điện năng không chỉ cần thiết cho sự phát triển kinh tế mà còn cần
thiết cho sự ổn định kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi quốc gia. Có thể nói, điện
năng là một tài nguyên vô cùng quan trọng cho con người.
Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các ngành công nghiệp
sử dụng điện tăng mạnh. Cùng với sự biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp nên nhu
cầu sử dụng điện ngày càng tăng mà nguồn năng lượng để sản xuất ra điện đang


dần cạn kiệt dẫn đến tình trạng thiếu điện đang diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt
vào mùa khô. Nhưng không phải ai cũng biết đến giá trị của nguồn tài nguyên này.
Theo số liệu từ Bộ Công thương, hiện Việt Nam có tỉ lệ điện dùng cho ánh
sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%, cao hơn nhiều so với các nước, chẳng hạn như
Hàn Quốc là 14,4%, Đài Loan 21,7%, Thái Lan 22%... Điện dùng cho sinh hoạt
cao là yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong giờ cao điểm, ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư hệ thống điện.
Nhiều người vẫn có suy nghĩ tắt đi một bóng đèn, một tấm biển quảng cáo
hay chiếc quạt cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Tuy nhiên, theo các tính toán,
chỉ cần tắt một bóng đèn, rút các thiết bị điện khi không sử dụng, hay dùng các
thiết bị trong gia đình đúng cách có thể tiết kiệm điện từ 10-15% hàng tháng.
Tiết kiệm điện không chỉ giúp giảm chi tiêu hàng tháng, mà còn có những lợi ích to
lớn khác. Tiết kiệm điện luôn được coi là một giải pháp đem lại hiệu quả cao, nhất
là trong hoàn cảnh nguồn cung còn thiếu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1KWh
điện tiết kiệm khác với 1KWh sản xuất ở chỗ nó không gây ô nhiễm môi trường,
giảm tổn hao do truyền tải và phân phối điện.
Việc tiết kiệm mỗi KWh điện trong các giờ cao điểm sẽ làm lợi cho đất nước
từ 600 đến 1.000 USD do không phải đầu tư xây dựng những nhà máy điện mới.
Nếu tính tổng công suất điện của Việt Nam hiện nay vào khoảng 30.000 MW, chỉ
cần tiết kiệm được 1% điện năng/năm thì tương đương với việc đầu tư một nhà
máy điện công suất 300 MW. Tính bình quân chi phí đầu tư 1 MW điện là 1 triệu
1


USD thì số tiền tiết kiệm tương đương 300 triệu USD. Như vậy có thể nói việc tiết
kiệm điện càng nhiều thì hiệu quả càng lớn.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, điện năng được sản xuất ra vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Vậy nhưng, hàng ngày chúng
ta vẫn đang lãng phí rất lớn nguồn năng lượng này. Trong đó, các em học sinh vẫn
chưa có ý thức về tích kiệm điện ở trường, ở nhà và các nơi công cộng. Chính điều

này đã gây lãng phí tiền của nhà trường, gia đình và xã hội. Vậy, làm thế nào để
nâng cao ý thức tích kiệm điện cho các em học sinh? Đây là một câu hỏi lớn đang
cần tìm ra câu trả lời!
Việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường là
góp phần thực hiện luật thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc Hội thông
qua ngày 09/12/2005. Trong luật này, tại điều 63 khoản 2 có nêu: “Nhà nước
khuyến khích toàn dân tiết kiệm trong sử dụng điện, nước sinh hoạt và tiêu dùng
hàng ngày”. Trong nhà trường, công tác giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách, hình thành
thói quen sống tiết kiệm, nhân ái với môi trường. Sử dụng năng lượng tiết kiệm là
góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu, giữ
lại được sự tồn tại của nhiều Quốc gia.
Xác định việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học
sinh phải bắt đầu ngay từ bậc học tiểu học, thông qua thực hành sử dụng nguồn
điện, nguồn nước sạch tiết kiệm, hiệu quả ngay trong cuộc sống thường nhật,
không được quan niệm rằng “trả tiền nhiều để được xài điện thoải mái”.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Trung tâm GDNN - GDTX Phù Cừ được thành lập theo quyết định số 84/QĐ –
UBND ngày 11 tháng 1 năm 2017 của UBND tỉnh Hưng Yên, dựa trên cơ sở đổi
tên và bổ sung chức năng đào tạo nghề và hướng nghiệp đối với Trung tâm Giáo
dục thường xuyên huyện Phù Cừ.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, trung tâm GDNN - GDTX Phù Cừ
đã tổ chức dạy các lớp GDTX cấp THPT cho đối tượng thanh niên trong độ tuổi và
các lớp GDTX cấp THPT cho đối tượng là cán bộ, công nhân viên, người lao động.

2


- Trung tâm thường xuyên phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng trên địa
bàn huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao KHCN, phổ biến kiến thức pháp luật....

cho nhân dân trong huyện.
- Ngoài nhiệm vụ GDTX, đào tạo nghề và hướng nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm
của trung tâm hiện nay. Trong đó nghề điện dân dụng là một trong những nghề chủ
chốt tại trung tâm
1.3. Kết luận
Từ những lí do trên cho thấy việc chọn đề tài này là một vấn đề cần thiết,
thực tế trong quá trình hướng nghiệp, dạy nghề tại trung tâm ….. Vì vậy, tôi mạnh
dạn tiến hành nghiên cứu và viết đề tài SKKN: “Tích hợp tuyên truyền ý thức tích
kiệm điện vào chương trình giảng dạy nghề điện dân dụng phổ thông”
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
- Tích hợp tuyên truyền ý thức tích kiệm điện vào chương trình giảng dạy nghề
điện dân dụng phổ thông.
- Giúp học sinh có ý thức tích kiệm điện hơn khi học xong chương trình nghề điện
dân dụng phổ thông.
- Xây dựng cho học sinh ý thức, trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả gắn liền với việc bảo vệ sự tồn tại của môi trường sống của bản thân và xã hội.
- Trang bị cho học sinh phổ thông những kiến thức khoa học cơ bản về năng lượng
và vai trò của năng lượng trong đời sống, cho các em biết được nguy cơ cạn kiệt
nguồn tài nguyên hóa thạch trên toàn cầu, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ môi
trường của mỗi cá nhân để giảm thiên tai.
- Trang bị cho học sinh kiến thức khoa học của một số biện pháp thông thường giúp
sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng hiện có, giáo dục
để mỗi học sinh trở thành tuyên truyền viên về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong gia đình và cộng đồng.
- Góp phần đào tạo công dân có kỹ năng sống thân thiện cùng môi trường, có năng
lực giải quyết các vấn đề thiết yếu từ yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, gắn liền với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Quốc gia.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
3



Học sinh học chương trình nghề điện dân dụng phổ thông tại Trung tâm
GDNN – GDTX Phù Cừ.
* Phạm vi nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu tại trung tâm GDNN - GDTX Phù Cừ.

4


Phần II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1. Thực trạng
Tiết kiệm điện là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm khắc phục
một phần tình trạng thiếu hụt điện năng, nhất là vào thời điểm mùa khô. Nói về tiết
kiệm điện, có rất nhiều biện pháp để thực hiện. Thế nhưng, việc tiết kiệm điện có
đạt hiệu quả cao hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của mỗi
một tổ chức, cá nhân...
Trường học là một trong những đơn vị có nhiều phương tiện, trang thiết bị sử
dụng điện để phục vụ dạy học khiến cho lượn điện tiêu thụ hàng tháng rất cao. Tuy
nhiên, đa số các em học sinh vẫn chưa có ý thức tích kiệm điện, tích kiệm năng
lượng và rất nhiều em còn lơ mơ, không quan tâm đến việc sử dụng tích kiệm năng
lượng, tích kiệm điện, dẫn đến tình trạng lãng phí điện tại nhà trường và tại chính
gia đình các em còn rất lớn.
Giáo dục sử dụng tiết kiệm điện trong phạm vi trường phổ thông là một quá
trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn
năng lượng sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ, ý thức và kỹ năng để
có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hiện tại và tương lai. Theo số liệu thống kê,
cả nước có trên 22 triệu học sinh, sinh viên. Giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho học
sinh tức là làm cho gần 25 % dân số hiểu biết các vấn đề về năng lượng và sử dụng

năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu học sinh thực
hiện tốt việc tuyên truyền về tiết kiệm điện trong cộng đồng. Việc đưa giáo dục ý
thức tiết kiệm điện vào nhà trường qua việc giảng dạy các môn học hiện nay là cần
thiết. Trước hết nó phù hợp với đối tượng học sinh và với yêu cầu phải tích hợp các
nội dung này vào các môn học. Nó giúp cho giáo viên dễ dàng khai thác kiến thức
môn học phù hợp với các xu hướng phát triển khoa học công nghệ về năng lượng,
nó cũng giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
2. Biện pháp giải quyết
2.1. Một số phương pháp dạy học giáo dục ý thức tích kiệm điện

5


- Phương pháp tích hợp: lồng ghép vào các môn học như nghề điện dân dụng, hoạt
động ngoài giờ lên lớp những nội dung như: các phương pháp sản xuất điện, cách
tính điện năng, cách tính công suất cần thiết cho một phòng ở,...
- Phương pháp nêu gương: Trước hết giáo viên là người làm gương tích kiệm điện,
thường xuyên tắt các thiết bị điện khi ra vào, nhắc nhở học sinh tắt các thiết bị điện
khi không cần thiết và tuyên dương các em học sinh có ý thức tích kiệm điện.
- Phương pháp thí nghiệm: Tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra trong cuộc sống
hàng ngày, đơn giản hoá các quá trình cho học sinh quan sát dễ tiếp thu.
- Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế: Học sinh có thể tham gia hoạt
động tham quan, khảo sát thực tế việc tiết kiệm điện trong phạm vi các em có thể
tiếp cận với sự chỉ dẫn của giáo viên. Điều đó giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến
thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng
quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
=> Ở đây tôi chọn phương pháp tích hợp lồng ghép và phương pháp thí nghiệm
tuyên truyền ý thức tích kiệm điện vào bộ môn nghề điện dân dụng để tuyên truyền
ý thức tích kiệm điện cho học sinh.
2.2. Nội dung thực hiện

* Giáo án thực nghiệm
Giáo án thực nghiệm số 1
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I/ MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS:
- Biết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản
xuất và đời sống.
- Biết được triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng.
- Biết mục tiên, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề điện
dân dụng.
II/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 1SGK.
- Một số ví dụ thực tế liên quan đến bài giảng.
6


2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ hoặc sơ đồ miêu tả vị trí của điện năng trong trong sản xuất và
đời sống. (Nếu có)
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí, vai trò
của điện năng trong sản xuất và đời
sống
GV: Sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm
* Mục tiêu:

- Học sinh tình bày về vai trò của điện
năng trong sản xuất và đời sống.
- Rèn luyện tính tự tin, kỹ năng hợp
tác, giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm,
thảo luận câu hỏi, quy định thời gian
thảo luận 4 phút, GV phát phiếu câu hỏi
thảo luận.
1. Nếu không có điện cuộc sống của
chúng ta sẽ như thế nào?
2. Các thiết bị điện trong gia đình khi
sử dụng điện đã chuyển hóa điện năng
thành các dạng năng lượng nào?
3. Em hãy cho biết tại sao nói điện
năng là nguồn động lực chủ yếu đối với
sản xuất và đời sống?
4. Nguồn điện của nước ta hiện nay
đang thiếu trầm trọng, đặc biệt vào

NỘI DUNG BÀI HỌC
I/ Vị trí, vai trò của điện năng và nghề
điện dân dụng trong sản xuất và đời
sống.
1. Vị trí, vai trò của điện năng trong
sản xuất và đời sống.
Điện năng là nguồn động lực chủ yếu
đối với sản xuất và đời sống vì:
- Điện năng được sản xuất tập trung
trong các nhà máy điện và có khả năng

truyền tải đi xa với hiệu suất cao.
- Quá trình sản xuất, truyền tải, phân
phối và sử dụng điện năng được tự động
hóa và điều khiển từ xa dễ dàng.
- Dễ dàng biến đổi sang các dạng năng
lượng khác.
- Trong sinh hoạt điện năng đóng vai trò
quan trọng, nhờ có điện năng các thiết bị
điện, điện tử dân dụng, các thiết bị nghe
nhìn ... mới làm việc được.
Nhờ có điện năng có thể năng cao năng
suất lao động, cải thiện dời sống, góp
phần thúc đẩy cách mạng khoa học KT.

7


mùa khô? Em hãy nêu những cách để
khắc phục?
Bước 2: GV Cho HS tranh luận, thảo
luận và phát biểu ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét và kết luận,
Hoạt động 2: Giới thiệu vị trí, vai trò
của nghề điện dân dụng.
GV: sử dụng phương pháp đàm thoại,
thuyết trình tìm hiểu nội dung về vai trò
của nghề điện dân dụng.
Mục tiêu:
+ HS trình bày được vai trò của nghề
điện dân dụng.

+Rèn luyện các kỹ năng sống: Tìm kiếm
và xử lý thông tin, tự tin.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Các em hãy phân tích những
công việc của nghề điện dân dụng
Bước 2: GV lần lượt đặt các câu hỏi:
1. Theo em nghề điện dân dụng có ý
nghĩa như thế nào?
2. Nghề điện dân dụng có tác động gì
đến cuộc sống gia đình em không?
3. Khi mua các thiết bị điện để sử
dụng các em qua tâm đến : Nhãn
hiệu, màu sắc, hình dáng, số ghi
trên mỗi thiết bị…
Bước 3: GV chiếu hình ảnh và
đoạn clip về cách hướng dẫn sử dụng
các thiết bị điện của nhân viên điện lực.
Bước 4: HS trao đổi, trả lời :

2. Vị trí vai trò của nghề điện dân dụng
* Nghề điện là một trong rất nhiều nghề
của ngành điện.
Ngành điện có thể chia thành các
nhóm nghề chính sau:
- Sản xuất truyền tải và phân phối điện
năng.
- Chế tạo vật tư và các thiết bị điện.
- Đo lường, điều khiển, tự động hóa quá
trình sản xuất.
- Sửa chữa những hỏng hóc của các thiết

bị điện, mạng điện, các vật tư, sửa chữa
đồng hồ đo điện...
- Nghề điện dân dụng.
* Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng
điện năng phục vụ cho đời sống, sinh
hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ điện
như:
- Lắp đặt mạng điện nhỏ và mạng điện
sinh hoạt.
- Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện
phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc
phục sự cố xảy ra trong mạng điện sản
xuất nhỏ và mạng điện gia đình, các thiết
8


Bước 5: GV nhận xét và kết luận

bị và đồ dùng điện gia đình.
=>Nghề điện dân dụng giữ vai trò
quan trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
sự phát triển của ngành điện, nâng cao
chất lượng cuộc sống của con người.

Hoạt động 3: Trình bày triển vọng
của nghề điện dân dụng.
GV: Nêu những dẫn chứng cụ thể và

lần lượt theo thời gian của sự phát triển
nghề điện dân dụng.
HS: Đọc sách
GV: Đưa ra câu hỏi: Em có thể nêu ra
những dẫn chứng cụ thể để chứng minh
sự phát triển nghề điện dân dụng.?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Tóm tắt và khẳng định nghề điện
dân dụng ngày càng phát triển hiện đại.

II/ Triển vọng phát triển vọng của
nghề điện dân dụng
- Nghề điện dân dụng luôn cần phát
triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Sự phát triển nghề điện dân dụng gắn
liền với sự phát triển của ngành điện, với
tốc độ đô thị hóa nông thôn và tốc độ
xây dựng nhà ở.
- Có điều kiện phát triển không những ở
thành thị mà cả ở nông thôn , miền núi.
- Nghề điện dân dụng ngày càng phát
triển để đáp ứng với các thiết bị điện
hiện đại, đồ dùng điện ngày càng ưu việt,
thông minh, tinh xảo.

Hoạt động 4: Tổng kết giờ dạy
- GV tổng kết nhấn mạnh kiến thức phần trọng tâm của bài.
- Giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
1. Ở trường học các em sử dụng quạt, đèn như thế nào để tiết kiệm điện?

2. Thiếu hụt điện năng có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của
chúng ta?
3. Nêu vị trí và vai trò của nghề điện dân dụng?

9


Giáo án thực nghiệm số 2
BÀI 5: THỰC HÀNH ĐO CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG
I/ MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS biết:
- Đo được công suất gián tiếp qua đo dòng điện và điện áp
- Đo được công suất trực tiếp bằng oát kế
- Kiểm tra và hiệu chỉnh được công tơ điện.
II/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Ôn lại bài số 3 SGK và nghiên cứu bài 5SGK
- Làm thử bài thực hành, điền vào báo cáo trước khi hướng dẫn cho HS..
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Dụng cụ, vật liệu :
- Nguồn điện xoay chiều U = 220V.
- Ampe kế có thang đo1A, vôn kế có thang đo 300V,
- 3 bóng đèn 220V – 60W ; 1 công tắc 5A.
- Phụ tải để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện (Công suất khoảng 800
đến 1000W)
- Kìm, tua vít, bút thử điện, dây dẫn.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm ta bài cũ.
Nêu các bước và dụng cụ cần thiết dùng để đo dòng điện và hiệu điện thế xoay
chiều ?

2. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn đo công suất 1/Đo công suất.
bằng vôn kế và ampe kế
a) Phương pháp đo gián tiếp: Đo công
* GV sử dụng PP thảo luận nhóm và thí suất bằng vôn kế và ampe kế
nghiệm
+ HS trình bày được công suất điện. Biết
được cách sử dụng các thiết bị điện như
10


thế nào cho tiết kiệm điện nhất. Biết cách
đo công suất bằng vôn kế và ampe kế
+Rèn luyện các kỹ năng sống: Tìm kiếm
và xử lý thông tin, tự tin.

A

~ 220V

V

GV: Vẽ sơ đồ hình 5.1SGK lên bảng
giới thiệu cho h/s
* Cách tiến hành:
Bước 1: Các em hãy nhớ lại công suất kí
hiệu là gì?
Bước 2: GV lần lượt đặt các câu hỏi:

1. Viết công thức tính công suất
2. Cho một bóng đèn, em hãy xác định
công suất được ghi trên bóng đèn đó
3. Bóng đèn có công suất càng lớn càng
tích kiệm điện đúng hay sai?
Bước 3: HS trao đổi, trả lời
Bước 4: GV nhận xét và kết luận
Bước 5: Hướng dẫn h/s trình tự tiến
hành từng bước.
HS: Làm theo trình tự: ghi kết quả vào
bảng đo
BẢNG ĐO CÔNG SUẤT BẰNG VÔN
KẾ VÀ AMPE KẾ
Trình tự
thí nghiệm
Lần 1
Lần 2
Lần 3

Qui trình thực hành
Bước1.
Đóng công tắc K, đọc giá trị ampe kế
và vôn kế rồi tình P = UI. Kết quả ghi
vào bảng.
Bước2:
- Cắt công tắc K, tháo 1 bóng đèn.
- Đóng công tắc K, đọc giá trị ampe kế
và vôn kế rồi tình P = UI. Kết quả ghi
vào bảng.
Bước3:

- Cắt công tắc K, tháo tiếp 1 bóng đèn.
- Đóng công tắc K, đọc giá trị ampe kế
và vôn kế rồi tình P = UI. Kết quả ghi
vào bảng.
b) Phương pháp đo trực tiếp: Đo công
U(V) I(A) P = UI (W) suất bằng oát kế

Hoạt động 2: Hướng dẫn đo công suất
bằng oát kế
GV: Vẽ sơ đồ hình 5.2SGK lên bảng Qui trình thực hành
11


giới thiệu cho h/s
HS: Chú ý theo dõi

W
W

~ 220V

Bước1.
GV: Hướng dẫn h/s trình tự tiến hành
Đóng công tắc K, đọc giá trị trên oát
từng bước.
kế. Kết quả ghi vào bảng.
HS: Làm theo trình tự:
Bước2:
- Cắt công tắc K, tháo 1 bóng đèn.
BẢNG ĐO CÔNG SUẤT BẰNG OÁT

- Đóng công tắc K, đọc giá trị trên oát
KẾ
kế. Kết quả ghi vào bảng.
Bước3:
Trình tự
Kết quả đo
- Cắt công tắc K, tháo tiếp 1 bóng đèn.
thí nghiệm
- Đóng công tắc K, đọc giá trị trên oát
Lần 1
kế. Kết quả ghi vào bảng.
Lần 2
Lần 3
2/Đo điện năng
a) Kiểm tra công tơ điện
- Sơ đồ kiểm tra công tơ điện

Hoạt động 3 Hướng dẫn kiểm tra
công tơ điện
GV: Vẽ sơ đồ hình 5.3SGK lên bảng
giới thiệu cho h/s
- Các bước kiểm tra công tơ điện
HS: Quan sát, theo dõi
Bước1.
Đọc và giải thích những kí hiệu ghi
GV: Hướng dẫn h/s trình tự các bước
trên mặt công tơ điện.
kiểm tra công tơ điện
Bước2:
HS: Làm theo trình tự

Nối mạch thực hành theo sơ đồ
Bước3:
12


Kiểm tra hiện tượng tự quay của công

Bước4:
Kiểm tra hằng số công tơ
b) Đo điện năng tiêu thụ
- Sơ đồ: Hình 5.4 SGK
Hoạt động 4: Hướng dẫn đo điện năng
tiêu thụ
Mục tiêu:
+ HS trình bày về Điện năng tiêu thụ và
biết được dụng cụ nào đo điện năng.
+Rèn luyện các kỹ năng sống: Giải quyết
vấn đề, hợp tác, tự tin.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm,
thảo luận câu hỏi, quy định thời gian
thảo luận 4 phút, GV phát phiếu câu hỏi
thảo luận.
1. Điện năng được tính bằng công thức
nào?
2. từ công thức tính điện năng, em hãy
cho biết để tích kiệm điện năng ta có thể
làm như thế nào
Hỏi: -Các thiết bị điện trong gia đình khi
sử dụng điện đã chuyển hóa điện năng

thành các dạng năng lượng nào? Dụng
cụ nào được dùng để đo điện năng tiêu
thụ.
Bước 2: GV Cho HS tranh luận, thảo
luận và phát biểu ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét và kết luận,
13

- Qui trình thực hành
Bước1.
Nối mạch điện thực hành theo sơ đồ.
Bước2:
Đo diện năng tiêu thụ của mạch điện
- Đọc và ghi chỉ số công tơ trước khi
đo.
- Quan sát hiện trạng làm việc của công
tơ.
- Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút
vào bảng.
- Tính điện năng tiêu thụ của tải.
c) Tính điện năng tiêu thụ
Điện năng tiêu thụ được tính hàng
tháng, được tính bằng kWh


GV: Vẽ sơ đồ hình 5.4SGK lên bảng
giới thiệu cho h/s
HS: Chú ý theo dõi
GV: Hướng dẫn h/s trình tự tiến hành
từng bước.

HS: Làm theo trình tự:
BẢNG ĐO ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ
Số chỉ
công tơ
trước
khi đo

Số chỉ
công tơ

sau
Điện
khi đo năng
Số
tiêu thụ
vòng
quay

Hoạt động 5: Tổng kết giờ dạy
- HS hoàn thành b/c theo mẫu, thảo luận.
- Câu hỏi thảo luận về nhà:
1. Công thức tính điện năng?
2. Từ công thức tính điện năng, nêu 1 số phương pháp tích kiệm điện?
Giáo án thực nghiệm số 3
Bài 23: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHIẾU SÁNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết được một số đại lượng đo ánh sáng thường dùng.
2. Kĩ năng: Nắm được các bước tính toán thiết kế mạch điện
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích công việc tính toán, thiết kế và thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:

1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 23 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
14


2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Giáo viên: ngiên cứu SGK, TLTK,tranh hình vẽ về thiết kế chiếu sáng
- Học sinh:Tìm hiểu SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Đặt vấn đề vào bài mới:
GV đặt câu hỏi: Các em hãy đếm số lượng đèn được bố trí trong phòng học và
cho biết với số bóng đèn như vậy lớp đã đủ ánh sáng chưa? Cách bố trí bóng đèn ở
phòng học này đã hợp lý chưa? Vị trí nào chưa đủ ánh sáng?Muốn trả lời được
câu hỏi trên, chúng ta hãy nghiên cứu bài học 23: “Một số kiến thức cơ bản về
chiếu sáng”.
3. Nội dung giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về
quang thông.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK,
trả lời các câu hỏi:
- Quang thông là gì?
- Ký hiệu?
- Đơn vị?
HS: -Thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm đưa ra ý kiến

GV: Tổng hợp các ý kiến, giải thích
từng trường hợp và củng cố.
GV: Qua biểu thức tính HSPQ hãy
cho biết đèn nào có HSPQ ntn thì tiết
kiệm điện năng.
- Gọi 1 hs phát biểu.
- Kết luận
- Cho Hs tìm hiểu bảng 23.1.

Nội dung
I. Một số đại lượng đo ánh sáng thường
dùng
1, Quang thông
- Quang thông của một nguồn sáng là năng
lượng ánh sáng của nguồn sáng phát ra trong
một đơn vị thời gian.
- Ký hiệu chữ φ (Hoặc F) đơn vị lumen (lm)
- Quang thông của nguồn sáng phụ thuộc vào
công suất điện tiêu thụ và loại thiết bị
- Với mỗi đèn ứng với công sất định mức P đm
và điện áp định mức Uđm sẽ phát ra quang
thông định mức φđm được tra bảng 23-1
- Để lưa chọn đèn tiết kiệm điện năng người
ta tính hiệu suất phát quang
φ  lm 

P ¦ W 

HSPQ = 


- Đèn nào có HSPQcao là đèn tiết kiệm điện
15


GV: Tìm loại đèn tiết kiệm ĐN nhất? năng
2, Cường độ sáng
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu - Ký hiệu I
cường độ sáng.
- Đơn vị candela (cd)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, * Ví dụ: SGK
trả lời các câu hỏi:
0,8cd (theo mọi
Ngọn nến
- Cường độ sáng là gì? Ký hiệu?
hướng)
Đèn sợi đốt 40W35cd (theo mọi
Đơn vị?
220V
hướng)
- bóng đèn có công suất lớn thì
Đèn sợi đốt 300W400cd (theo mọi
cường độ sáng sẽ lớn đúng hay
220V
hướng)
sai? Vì sao
14800cd (theo mọi
Đèn
iôt
kim
loại

2kW
HS: Trả lời.
hướng)
GV: Lấy ví dụ cho hs hiểu rõ ý nghĩa
của đại lượng này.
3, Độ rọi
HS: Nghe + Ghi nhớ.
- ánh sáng truyền đi từ một nguồn sáng đến
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu độ một mặt phẳng diện tích S và chiếu sáng mặt
rọi.
phẳng này. Mật độ quang thông rọi trên mặt
GV: Giải thích cho HS khái niệm độ phẳng đó được gọi là độ rọi.
rọi.
- Ký hiệu chữ E đơn vị lux (lx)
HS: Nghe + Ghi nhớ.
φ  1lm 
E=  2 
CH: Để tăng độ rọi cho bóng đèn sợi
S 1m 
đốt người ta dùng biện pháp nào?
- Độ rọi cho ta biết mức độ sáng của bề mặt
HS: Thảo luận trả lời.
vì thế khi thiết kế người ta thường tính theo
GV: Củng cố.
độ rọi chứ không theo công suất
HS: Nghe + Ghi nhớ.
- Tuỳ vào tính chất công việc và đặc tính của
GV: Cho Hs tìm hiểu bảng 23.2 bề mặt được chiếu sáng tra bảng 23-2
trang 110.
4, Độ chói

- Độ chói là cơ sở các khái niệm về tri giác
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu về và tiện nghi thị giác đặc trưng cho mối quan
độ chói.
hệ giữa ngồn phát xạ với mắt người
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, - Ký hiệu L đơn vị cd/m2
trả lời các câu hỏi:
- Độ chói đóng vai trò quan trọng trong kỹ
16


- Độ chói là gì? Ký hiệu? Đơn vị? thuật chiếu sáng
HS: Trả lời.
- Độ chói lớn nhất gây nên hiện tượng loá
GV: Lấy ví dụ cho hs hiểu rõ ý nghĩa mắt là; 5000 cd/m2
của đại lượng này.
HS: Nghe + Ghi nhớ.
HS: thảo luận, tính toán thiết kế và so
sánh 2 phương pháp trên.
IV. Tổng kết bài giảng:
Tổng kết lại các kiến thức chính trong bài
V. Câu hỏi , bài tập và hướng dẫn tự học
Câu hỏi:
1. Để tăng độ rọi của bóng đèn chúng ta làm thế nào?
2. Loại bóng đèn nào hiện nay tích kiệm điện? Vì sao?
Giáo án thực nghiệm số 4
Bài 24. THỰC HÀNH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG CHO MỘT PHÒNG HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Thiết kế chiếu sáng được cho một phòng học.
2. Kĩ năng: Nắm được các bước tính toán thiết kế mạch điện

3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ
sinh môi trường.
- Có tác phong làm việc khoa học
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 24 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Giấy A4, bút chì, máy tính bỏ túi,Thước kẻ, compa…
- Chuẩn bị phiếu học tập cho mỗi nhóm thực hành.
17


II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY THỰC HÀNH:
1.Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung thực hành :
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1 :Giáo viên đưa ra bài
tập thực hành.
GV: Phân tích đề bài cho HS hiểu
HS: Chú ý lắng nghe và đưa ra
phương pháp thiết kế
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu
thiết kế chiếu sáng bằng phương pháp
hệ số sử dụng.
GV: Cho hs ghi nội dung bài tập sgk
trang 114.

- Phân nhóm 10hs/1 nhóm; Chỉ định
nhóm trưởng.
GV: Yêu cầu hs chuẩn bị theo nội
dung bên.
GV có thể hỏi HS : Theo em độ rọi
yêu cầu của lớp học thường chọn bằng
bao nhiêu ?
HS : Trả lời(Thường khoảng 300 ÷
400lx, nên chọn 300lx)

Nội dung
Bài tập thực hành :Tính toán chiếu sáng
cho một phòng học rộnga=7m,dài b=8m,cao
từ trần đến nền H=3,8m. Chọn đèn ống
huỳnh quang 1,2m; P=36W; Φ=3200 lm.
Bộ đèn chôn vào trần. Màu trần và tường
sáng.
I - Chuẩn bị
- Giấy , bút , thước, máy tính cá nhân....
II - Quy trình thực hành.
- Bước 1: Xác định độ rọi yêu cầu.
Chọn E= 300 lx.
- Bước 2: Chọn nguồn sáng điện.
Đối với phòng học,nên chọn loại đèn ống
huỳnh quang 1,2m hoặc chọn loại đèn sợi
đốt compac có hiệu suất phát quang cao :
loại 36W-3200lm
- Bước 3: Chọn kiểu chiếu sáng.
Nên chọn kiểu chiếu sáng trực tiếp mở rộng
- Bước 4: Tính quang thông tổng.

ΦT « ng = k

ES
(lm)
k sd

300 × 7 × 8
GV: Yêu cầu hs trình bày các bước
ΦTổng = 1,3 × 0,46 = 47478lm
thực hiện.
- Bước 5: Tính số bóng đèn và số bộ đèn.
HS: Trình bày
GV: Gợi ý cách thực hiện từng bước. Số bóng đèn là:
HS: Thảo luận nhóm,
trình bày nội
47478 = 14,8 ≈14 bóng
N=

ΦTổng

Φ1bóng

=

3200

18


dung các bước vào phiếu thực hành.

Vẽ sơ đồ vào khổ A4.
GV: Quan sát, hướng dẫn cho từng
nhóm

Số bộ đèn là:
N 14
= =7 (bộ đèn)
2
2

- Bước 6: Bố trí đèn và vẽ sơ đồ bố trí đèn.
(Vẽ nhiều sơ đồ, chọn P.a tối ưu)
GV tổng kết và nhận xét giờ học thực III. Đánh giá kết quả
- HS tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả
hành.
thực hành theo các tiêu chí sau:
1. Công việc chuẩn bị.
2. Thực hiện thực hành theo đúng quy trình.
3. ý thức thực hiện an toàn lao động.
4. ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh môi
trường.
5. Kết quả thực hành:
- Nhóm nào làm nhanh nhất, đúng kĩ thuật
nhất, an toàn nhất
IV. Hướng dẫn bài tập về nhà:
Câu hỏi: Từ những kiến thức vừa học, em hãy tính toán thiết kế mạng điện cho lớp
học của mình? Từ đó, em thấy mạng điện đang được lắp trong lớp học của mình đã
chính xác và khoa học chưa? Làm thế nào để tích kiệm điện năng sử dụng tại lớp
học?
Giáo án thực nghiệm số 5

Bài 28: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MẠNG ĐIÊN CHO MỘT PHÒNG Ở
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Tính toán, thiết kế được mạng điện đơn giản cho một phòng ở.
2. Kĩ năng: Thực hiện được các bước tính toán và thiết kế cơ bản theo đúng quy
trình.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc- tính toán chính xác. Thực hiện đúng quy trình,
đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
19


II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 28 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu SGK, TLTK, bài tập thực hành cho học
sinh
- Một số bản vẽ xây dựng về thiết kế mạng điện cho một phòng ở
- Giấy vẽ khổ A2 bút chì,thước kẻ, compa…
- Học sinh: nghiên cứu bài học, thực hành tính tón, thiết kế.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp học
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi :
1/ Trình bày các bước tính toán thiết kế mạng điện sinh hoạt cho một phòng ở
2/ Trình bày cách chọn dây dẫn và các thiết bị điện ?
3. Nội dung bài giảng :
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị

làm bài thực hành.
GV: Phân nhóm 5 hs 1 nhóm; nhóm
trưởng kiểm tra chuẩn bị của nhóm
mình, báo cáo GV.
Nhắc nhở chuẩn bị một số nội
dung, kiến thức đã học.
Hoạt động 2: Phân tích, hướng dẫn
thực hiện các bước tính toán

Nội dung

I - Chuẩn bị
- Giấy , bút , thước, máy tính cá nhân....
- Thiết kế chiếu sáng.
- Một số KHQU về mạch điện.
- Tính toán, thiết kế mạng điện cho một
phòng ở.
- Cách vẽ bản vẽ xây dựng.
II - Quy trình thực hành.
* Bài tập: Tính toán thiết kế mạng điện đơn
giản cho 1 phòng ở có diện tích 18 m 2 (3x6),
GV: Hướng dẫn HS các bước tính chiếu sáng trực tiếp bằng đèn huỳnh quang
toán giải bài tập
(1,2 m công suất 1 bóng 36W) suất phụ tải là
HS: Theo dõi ghi bài vào vở
4, tường nhà màu sáng, điện áp nguồn 220V.
20


Các đồ dùng điện dự tính trong phòng gồm: 1

quạt bàn 40 W; 1 quạt trần 40W; tử lạnh 110
W; 1 bàn là 1000 W; 1 ấm đun nước 1000 W.
* Các bước thực hiện:
Bước 1:Xác định mục đích yêu cầu,sử dụng
mạng điện.
Bước 2:Đưa ra các phương án thiết kế và lựa
chọn một phương án thích hợp.
Bước 3:Chọn dây dẫn,thiết bị bảo vệ, đóng
ngắt và nguồn lấy điện của mạch điện.
*Tính công suất chiếu sáng.
Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang loại 1,2m ;
36W ; 3200lm, với độ rọi E=300lx; hệ số dự
trữ k=1,3; hệ số sử dụng k sd=0,46.Vậy công
suất chiếu sáng được tính như sau:
- Quang thông tổng là :

E.S

ΦTổng =k k

sd

(lm)

300 × 18

= 1,3 0,46 = 15260 lm
- Số bóng đèn là:
N=
==


ΦTổng
Φ1bóng

15260
=

= 4.76 ≈ 5bóng

3200

- Vậy ta phải sử dụng 4 bóng đèn loại 36W
Pcs = 36x5 = 180W

→ Tổng công suất định mức là :
Pt= 180 + 80 + 110 + 1000 + 1000 = 2370
(W)
* Chọn dây dẫn điện và các thiết bị :
Vì số động cơ nhỏ hơn 3 nên chọn Kyc =
21


1, ta có dòng điện sử dụng mạch chính là:
Pt
2370
= 1×
= 10,8 A
U
220
dm

×
Isd = Kyc

Tra theo bảng 27-3, chọn dây dẫn (lấy I cp=
25A) ta được dây dẫn mạch chính bằng đồng
cỡ 2x2,5mm2 (hoặc có thể chọn dây dẫn
cỡ2x4mm2 để dự phònh phát triển phụ tải sau
này) và dây chảy bằng chì có đường kính
1,4mm.
Các mạch nhánh trong phòng cho đèn, quạt
chọn dây dẫn 2x1,5mm2 và các đường dây
cho ổ cắm điện chọn dây 2x2,5mm2
Bước 4:Vẽ mạng điện theo mục đích thiết kế.
- Vẽ sơ đồ xây dựng.
- Vẽ các kí hiệu PT mạch điện.
- Nối dây.
Bước 5:Kiểm tra bản vẽ theo mục đích thiết
kế và sửa chữa lỗi (nếu có).
III. Học sinh luyện tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành Thiết kế mạng điện cho một phòng ở có diện
GV:Chia 3 HS một nhóm thực hành. tích 25m2 (5mx5m).Chiếu sáng trực tiếp
HS: Hoàn thành bài thực hành
bằng đèn sợi đốt (giả thiết tường nhà màu
GV: Yêu cầu hs luyện tập theo nhóm: sáng), độ rọi trung bình là 100lx.Các đồ
- Tính toán ra phiếu.
dùng điện trong nhà gồm : một tủ lạnh
- Vẽ trên khổ giấy A2.
150W, một bàn là 1000W, hai quạt bàn công
- Nộp bài sau70,
suất mỗi chiếc là 40W, một ấm đun nước

HS: Luyện tập.
công suất 1000W.
GV: Quan sát+ Hướng dẫn bổ sung,
ghi kq vào phiếu theo dõi.
Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá
GV: Yêu cầu HS ngừng luyện tập, IV.Đánh giá kết quả:
22


nộp phiếu TH và kiểm tra, đánh giá.

- Công việc chuẩn bị
- Quy trình thực hành
- Thái độ ý thức
- Kết quả thực hành

IV.Dặn dò rút kinh nghiệm:
V. Hướng dẫn về nhà:
- Tự rút kinh nghiệm, liên hệ thực tế.
- Em hãy thiết kế mạng điện cho phòng của em tại gia đình có sử dụng những
thiết bị tích kiệm điện?

23


Phần III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả
- Sau khi tích hợp tuyên truyền ý thức tích kiệm điện vào giảng dạy nghề điện dân
dụng phổ thông tôi thấy ý thức tiết kiệm điện của hoc sinh được nâng lên rõ rệt:
+ Các em đã có ý thức tắt đèn và quạt khi hết giờ và khi không cần thiết.

+ Nhiều em đã chủ động vận động, tuyên truyền người thân về ý thức tích kiệm
điện, thay thế những bóng đèn sợi đốt bằng những bóng đèn led, đèn compact tích
kiệm điện.
- Đa số học sinh có hứng thú với các nội dung học có tích hợp giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và tích cực đề xuất phương án vận dụng vào thực
tế cuộc sống.
- Vận dụng được các phương pháp dạy học đổi mới như nêu và giải quyết vấn
đề, học và thảo luận theo nhóm, dạy học kiến tạo...
2. Bài học kinh nghiệm
Sau tiết dạy học thực nghiệm sư phạm tôi thấy rằng nghề điện dân dụng có rất
nhiều bài có thể lồng ghép vào để giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho học sinh. Tuy
nhiên muốn làm được điều đó trước hết giáo viên phải tâm huyết và phải thấy được
việc tiết kiệm điện đem lại những lợi ích to lớn không chỉ trước mắt mà còn về lâu
dài. Muốn làm được như vậy giáo viên phải đầu tư nhiều hơn cho giáo án, cho hoạt
động dạy và học …
- Lập kế hoạch dạy học.
- Triển khai dạy học.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Cải tiến việc dạy học và phát triển chuyên môn bằng nhiều nguồn thông tin khác
nhau trong và sau khi giảng dạy. Giáo viên có thể đưa ra được những đánh giá,
nhận định cần thiết để cải tiến việc dạy học theo định hướng mới thông qua việc
kiểm tra học sinh. Cùng với kiểm tra, đánh giá thường xuyên, mục đích của kiểm
tra, đánh giá định kỳ là nhằm đưa ra những kết luận về mức độ đạt được về mục
tiêu, chất lượng dạy học và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình dạy học.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, giáo dục nhiều hơn nữa ý thức tiết kiêm điện
bằng nhiều hình thức cho mọi người nhất là đối tượng học sinh vì các em chính là
chủ nhân tương lai của đất nước.
24



×