Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tác động của kinh tế ngầm đối với du lịch thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN KINH TẾ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Loan
SVTH: Khổng Minh Trí
LỚP:

Kế hoạch – đầu tư 01

MSSV: 107201143

TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2011


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A. Kinh tế ngầm ........................................................................................................ 4
1. Khái niệm......................................................................................................... 4
2. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm ............................................................................ 5
a. Ảnh hưởng tích cực ...................................................................................... 5
b. Ảnh hưởng tiêu cực ...................................................................................... 5
3. Nguyên nhân hình thành kinh tế ngầm .............................................................. 6
4. Giá cả trong nền kinh tế ngầm .......................................................................... 7
B. Du lịch.................................................................................................................. 8
1. Khái niệm du lịch ............................................................................................. 8
2. Du khách .......................................................................................................... 8
3. Các loại hình du lịch ......................................................................................... 9


4. Vai trò của ngành du lịch đối với kinh tế .......................................................... 9
a. Tích cực........................................................................................................ 9
b. Tiệu cực ....................................................................................................... 10
C. Các hoạt động kinh tế ngầm tác động đến du lịch ................................................. 10
1. Buôn bán hàng rong ......................................................................................... 11
2. Ăn xin .............................................................................................................. 12
3. Dịch vụ vận chuyển .......................................................................................... 12
a. Xe xích lô ..................................................................................................... 12
b. Xe ôm........................................................................................................... 12
4. Cờ bạc .............................................................................................................. 13
5. Mại dâm ........................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TP.HCM
A. Giới thiệu Tp.HCM .............................................................................................. 14
1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 14
2. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 15
3. Khí hậu, thời tiết............................................................................................... 16


4. Kinh tế - xã hội................................................................................................. 17
5. Dân cư.............................................................................................................. 18
6. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................... 20
7. Tài nguyên du lịch ............................................................................................ 21
a. Tài nguyên tự nhiên ...................................................................................... 21
b. Tài nguyên du lịch nhân văn ......................................................................... 21
c. Chợ và các địa điểm mua sắm ....................................................................... 23
d. Ẩm thực ....................................................................................................... 23
e. Các loại hình nghệ thuật ............................................................................... 23
f. Các lễ hội truyền thống ................................................................................. 24
g. Các điểm vui chơi giải trí ............................................................................. 24
B. Thực trạng du lịch tại Tp.HCM............................................................................. 24

1. Lượng khách quốc tế đến Tp.HCM .................................................................. 24
2. Doanh thu từ hoạt động du lịch Tp.HCM.......................................................... 28
3. Cơ sở lưu trú .................................................................................................... 30
4. Hoạt động lữ hành ............................................................................................ 31
5. Chất lượng nhân lực ngành du lịch ................................................................... 31
6. Giá cả ............................................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ NGẦM VỚI DU LỊCH
TP.HCM
1. Buôn bán hàng rong .............................................................................................. 33
a. Tác động tích cực .............................................................................................. 34
b. Tác động tiêu cực .............................................................................................. 34
2. Ăn xin ................................................................................................................... 35
3. Dịch vụ giao thông vận tải ..................................................................................... 36
a. Xe ôm................................................................................................................ 36
i. Tác động tích cực .......................................................................................... 36
ii. Tác động tiêu cực .......................................................................................... 37
b. Xe xích lô .......................................................................................................... 37
i. Tác động tích cực .......................................................................................... 38
ii. Tác động tiêu cực .......................................................................................... 38
4. Cờ bạc ................................................................................................................... 38


a. Tác động tích cực ............................................................................................. 39
b. Tác động tiêu cực .............................................................................................. 39
5. Mại dâm ................................................................................................................ 40
6. Đánh giá tác động chung của kinh tế ngầm đối với thành phố ............................... 41
a. Tác động tích cực .............................................................................................. 41
b. Tác động tiêu cực .............................................................................................. 41
7. Kết quả khảo sát tác động của kinh tế ngầm đối với du khách quốc tế ................... 42
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGẦM NHẰM

CẢI THIỆN DU LỊCH TP.HCM
1. Cơ sở của giải pháp ......................................................................................... 46
2. Giải pháp cho buôn bán hàng rong .................................................................. 47
a. Trong ngắn hạn ............................................................................................ 47
b. Trong dài hạn .............................................................................................. 47
3. Giải pháp cho nạn ăn xin ................................................................................. 48
a. Trong ngắn hạn ............................................................................................ 48
b. Trong dài hạn .............................................................................................. 49
4. Giải pháp cho các loại hình giao thông vận tải ................................................. 50
a. Trong ngắn hạn ............................................................................................ 50
b. Trong dài hạn .............................................................................................. 50
5. Giải pháp cho nạn cờ bạc................................................................................. 51
a. Trong ngắn hạn ............................................................................................ 51
b. Trong dài hạn .............................................................................................. 51
6. Giải pháp cho nạn mại dâm ............................................................................. 52
a. Trong ngắn hạn ............................................................................................ 52
b. Trong dài hạn .............................................................................................. 53
7. Điểm hạn chế của đề tài................................................................................... 53
8. Hướng phát triển đề tài .................................................................................... 54
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
1. Ảnh 1: Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 14
2. Ảnh 2: Bản đồ hành chính Tp.HCM...................................................................... 15
3. Bảng 1: Lượng khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Tp.HCM ..... 24
4. Bảng 2: Lượng khách quốc tế của du lịch Tp.HCM và cả nước 2004 – 2010 ........ 26
5. Bảng 3: Cơ cấu du khách quốc tế theo phương tiện 2004 – 2008 .......................... 26

6. Bảng 4: Cơ cấu du khách quốc tế đến Tp.HCM theo quốc gia 2006 – 2008 .......... 27
7. Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch Tp.HCM 2004 – 2010 ......... 28
8. Bảng 6: So sánh doanh thu du lịch Tp.HCM và cả nước 2004 – 2010 ................... 30
9. Biểu đồ 1: Thành phần dân tộc tại Tp.HCM .......................................................... 18
10. Biểu đồ 2: Thành phần tôn giáo tại Tp.HCM ........................................................ 19
11. Biểu đồ 3: Lượng khách quốc tế đến Tp.HCM 2004 – 2010 ................................. 25
12. Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế 2004 – 2010.......................... 25
13. Biểu đồ 5: Doanh thu hoạt động du lịch Tp.HCM 2004 – 2010 ............................. 29
14. Biểu đồ 6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch Tp.HCM 2004 – 2010 ............... 29
15. Sơ đồ 1: Các hoạt động kinh tế ngầm tác động đến du lịch ................................... 11
16. Sơ đồ 2: Hệ thống giao thông tại Tp.HCM ............................................................ 20
17. Sơ đồ 3: Các loại hình buôn bán hàng rong phổ biến tại Tp.HCM......................... 33


Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

GIỚI THIỆU
1.

Lý do chọn đề tài

Kinh tế ngầm là một bộ phận không thể không kể đến trong việc cấu thành nền kinh
tế tổng thể của một quốc gia. Trong nền kinh tế ngầm, bất kỳ ai, bất kỳ thành phần nào
trong xã hội cũng có thể tham gia lao động. Bên cạnh đó, mọi thông tin cũng như các số
liệu thống kê về nó vô cùng hạn chế, khiến cho việc quản lý cũng như các công cụ pháp
luật của nhà nước gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện
nay, việc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau của các quốc gia khác nhau làm cho
cho Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) nói riêng cần phải thay đổi

quan điểm của mình trong việc nhìn nhận và đưa ra các chính sách đối với nền kinh tế
ngầm.
Tp.HCM là một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch nổi tiếng nhất nước. Với thế
mạnh vốn có của mình, tốc độ tăng trưởng du khách đến thành phố và mức doanh thu từ
ngành du lịch của thành phố luôn tăng đều qua các năm. Và như một quy luật khách quan,
ngành du lịch thành phố cũng còn tồn tại nhiều vấn đề từ bộ phận kinh tế ngầm. Những
người hoạt động trong nền kinh tế ngầm của thành phố đa phần là những lao động nghèo,
không trình độ, không bằng cấp. Vì mưu sinh mà họ có những hành vi kém ý thức như
chèo kéo, phân biệt giá,… đối với du khách tạo cho du khách cảm nhận xấu về hình ảnh
du lịch của Tp.HCM. Việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác động của kinh tế ngầm đối với
ngành du lịch thành phố, rồi trên cơ sở đó có một cách nhìn thông thoáng hơn để có thể
đưa ra các giải pháp đúng đắn cho nền kinh tế ngầm nhằm góp phần cải thiện hình ảnh của
thành phố trong mắt du khách là một điều nên được thực hiện. Hơn nữa, thông qua việc
nghiên cứu đó các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng kinh tế
ngầm như một công cụ đặc biệt để thu hút du khách, gia tăng chi tiêu và thời gian lưu trú
của họ.
Nhận thấy được ý nghĩa của đề tài, vận dụng các cơ sở lý luận được học ở trường và
những kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống, tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này
thông qua đề tài: “Tác động của kinh tế ngầm đối với du lịch Tp.HCM”.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 1


Luận án tốt nghiệp
2.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan


Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua đề tài tác giả mong muốn đạt được những mục tiêu sau:
- Tìm hiểu khái niệm, bản chất của kinh tế ngầm.
- Phân tích thực trạng hoạt động của ngành du lịch Tp.HCM.
- Phân tích tác động của kinh tế ngầm đối với ngành du lịch Tp.HCM.
- Gợi mở kiến nghị những giải pháp, ý tưởng trong việc thay đổi quan niệm và đưa ra
chính sách đối với nền kinh tế ngầm.
3.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện thông qua 2 loại nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tại bàn:
o

Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu chuyên ngành, sách, báo chí, Internet.

o

Phân tích số liệu về ngành du lịch của Tp.HCM

- Điều tra và phân tích định tính: khảo sát du khách với bảng câu hỏi được thiết kế
sẵn.
4.

Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu về thực trạng hoạt động du lịch của Tp.HCM trong giai đoạn từ năm
2004 đến năm 2010.

- Nghiên cứu về các hoạt động kinh tế ngầm tại thành phố như buôn bán hàng rong, ăn
xin, xe ôm, xe xích lô, cờ bạc, mại dâm và các tác động của nó đối với hoạt động du lịch
và du khách quốc tế tại Tp.HCM.
- Đề tài bỏ qua các vấn đề kinh tế ngầm khác như tham nhũng, hối lộ và các loại hình
tội phạm như cướp giật, lừa đảo đối với du khách.
5.

Bố cục của đề tài

Đề tài gồm 4 chương như sau
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Trình bày cơ sở lý thuyết về kinh tế ngầm, du lịch và các hoạt động trong nền kinh tế
ngầm tác động đến du lịch giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về đề tài.
- Chương 2: Thực trạng ngành du lịch tại Tp.HCM

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 2


Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh với các đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí
địa lý, khí hậu – tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư, cơ sở hạ tầng và các tài nguyên du lịch.
Trong chương này cũng đánh giá thực trạng ngành du lịch thành phố thông qua lượng
khách quốc tế đến thành phố, doanh thu hằng năm của ngành du lịch, cơ sở lưu trú, các
hoạt động lữ hành, chất lượng nguồn nhân lực và giá cả dịch vụ du lịch tại thành phố.
- Chương 3: Tác động của kinh tế ngầm đối với du lịch Tp.HCM

Đánh giá cụ thể tác động của từng hoạt động kinh tế ngầm như buôn bán hàng rong,
dịch vụ vận chuyển, ăn xin, cờ bạc, mại dâm đối với hoạt động du lịch của khách quốc tế
đến Tp.HCM. Tổng hợp các đánh giá của khách quốc tế về các vấn đề trên nhằm nhận
định được tác động của kinh tế ngầm đối với cảm nhận của họ về chất lượng du lịch của
thành phố.
- Chương 4: Giải pháp cho nền kinh tế ngầm nhằm cải thiện và định hướng phát triển
du lịch Tp.HCM
Thông qua việc đánh giá tác động ở chương 3, từ đó gợi mở kiến nghị những giải
pháp cụ thể cho các nhà hoạch định chính sách cho các hoạt động kinh tế ngầm nhằm cải
thiện và định hướng phát triển du lịch Tp.HCM. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu ra những hạn
chế của đề tài, và những vấn đề cần được giải quyết cho những lần thực hiện đề tài sau này.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 3


GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Luận án tốt nghiệp

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A.

Kinh tế ngầm

1.

Khái niệm


Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Kinh tế ngầm là một thị trường nơi
mà tất cả các hoạt động thương mại được tiến hành mà không liên quan đến thuế, luật
hoặc các quy định thương mại. Khái niệm kinh tế ngầm ở đây được đối sánh với khái
niệm nền kinh tế trong thống kê.
Kinh tế ngầm gồm: những hoạt động kinh tế hợp pháp (hay còn gọi là khu vực kinh
tế phi chính thức) và các hoạt động kinh bất hợp pháp. Kinh tế ngầm còn được gọi là nền
kinh tế bóng, nền kinh tế song song, kinh doanh ma, underdog, underground economy.
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Tp.HCM năm 1994, khu vực kinh tế phi chính thức
hoạt động trong 5 lãnh vực như: Sản xuất (như chế tạo, gia công tại các hộ gia đình), Dịch
vụ (như cắt tóc, thợ may tại gia, sữa chửa tại nhà,…), Buôn bán (như buôn bán hàng rong,
buôn bán tại nhà, vỉa hè), Xây dựng (như các thầu xây dựng không giấy phép dưới 10 người,
thợ xây dựng tự do) và Vận tải (như xích lô, xe ôm, xe ba gác máy, xe lam, xe tải thuê).
Những hoạt động hợp pháp trong bộ phận kinh tế ngầm là những giao dịch bằng tiền
mặt và không có hóa đơn. Những giao dịch này được thực hiện không có sự kiểm soát của
nhà nước nhằm trốn thuế hoặc tránh bị các cơ quan kiểm tra phát hiện. Kinh tế ngầm bao
gồm luôn cả những hoạt động kinh doanh được chính phủ cho phép miễn thuế. Kinh tế
ngầm không đồng nghĩa với thị trường đen (là nơi tiêu thụ những hàng hóa trộm cắp).
Các hoạt động kinh tế bất hợp pháp là những hoạt động mua bán hàng cấm (như ma
túy, vũ khí), buôn lậu, cờ bạc, mại dâm, những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng không
báo cáo với cơ quan thuế, các hành vi rút ruột của công và tài sản nhà nước, tham nhũng,
hối lộ cá nhân hoặc tập thể, lập quỹ đen,…
Các hoạt động kinh tế ngầm diễn ra mạnh ở các nước đang phát triển – nơi mà hệ
thống thanh toán qua ngân hàng chưa được áp dụng một cách phổ biến. Hoạt động kinh tế
ngầm là vấn đề được Chính phủ, cơ quan thuế quan tâm.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 4



Luận án tốt nghiệp
2.

Ảnh hưởng của kinh tế ngầm

a.

Ảnh hưởng tích cực

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Có đến hàng triệu người trên thế giới sống nhớ vào những công việc lặt vặt mà các
nhà kinh tế học vẫn thường xếp vào dạng kinh tế ngầm, hay còn gọi là phi chính thức. Tại
nhiều nước đang phát triển, khu vực phi chính thức này đang phát triển mạnh.
Tại Việt Nam, kinh tế ngầm đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo thu nhập, công ăn
việc làm cho một bộ phận lớn cư dân không có trình độ, tay nghề. Chỉ với những sản
phẩm đơn giản, dịch vụ đơn giản là họ có thể kiếm sống qua ngày mặc dù tính theo tiêu
chuẩn chung của thế giới, thu nhập kiếm được từ những công việc này là rất thấp.
Kinh tế ngầm không từ chối bất kỳ ai trong mọi tầng lớp của xã hội. Bất kỳ ai cũng
có thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế ngầm, từ người khuyết tật, tội phạm, đến
những người có trí thức nhưng thất nghiệp tạm thời.
Kinh tế ngầm còn được xem là một kênh phân phối hàng hóa đa dạng và phong phú.
Kinh tế ngầm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp mới tham gia ngành với các
doanh nghiệp đã có tiếng trên thị trường, khi mà họ chỉ cần tốn một khoảng tiền nhỏ cho
việc tung sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng.
Kinh tế ngầm cho phép một quốc gia tồn tại trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
b.

Ảnh hưởng tiêu cực


Kinh tế ngầm có nhiều ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như: không tính thuế
(ảnh hưởng đến nguồn thu của Chính phủ), không được tính vào tổng GDP (ảnh hưởng
đến số liệu thống kê), ngoài ra đây là nơi diễn ra các hoạt động bất hợp pháp ảnh hưởng
đến an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia.
Kinh tế ngầm không cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác để hoạch định
các chính sách vĩ mô hợp lý. Điều này dẫn đến hiệu lực của các chính sách, hiệu lực quản
lý nhà nước, hiệu lực luật pháp cũng hết sức hạn chế, bị chệch hướng, gây tác dụng ngược.
Kinh tế ngầm tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy,
bất lợi cho người kinh doanh trung thực và khu vực chính thức.
Kinh tế ngầm làm cho doanh nghiệp và sản phẩm giảm năng lực cạnh tranh, làm cho
quốc gia đó khó có thể hội nhập được với các hoạt động thương mại quốc tế để tận dụng
hết được các cơ hội có được từ việc hội nhập, và rất dễ bị tách ra khỏi dòng vận động của

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 5


Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

nền kinh tế quốc tế. Một nền kinh tế như vậy có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn so với kinh tế
của các nước khác, kể cả các quốc gia trong khu vực. Ví dụ, một quốc gia có chỉ số nhận
thức tham nhũng (CPI) cao sẽ dẫn đến việc quốc gia đó kém phát triển, như Somalia,
Myanma, Afganistan, Iraq.
Kinh tế ngầm tạo nên những yếu tố bất ổn, những rủi ro không thể lường trước được.
Điều này gây khó khăn cho nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách, làm nản lòng những
nhà đầu tư dài hạn, quy mô lớn trước khi ra họ quyết định nên thực hiện hay không.

Kinh tế ngầm không khuyến khích, thúc đẩy tính sáng tạo. Một quốc gia có nền kinh
tế ngầm phát triển mạnh không thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, công tác đầu
tư, phát triển nguồn nhân lực không được chú trọng.
Hạn chế cơ hội phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh cho mối quan hệ góp vốn
chủ yếu dựa trên quan hệ họ hàng, thân quen. Điều này dẫn đến việc lãng phí cơ hội,
không tận dụng được lợi thế quy mô.
Kinh tế ngầm tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm
dụng quyền lực gây hà khắc cho nhân dân nhằm phục vụ ý độ, lợi ích cá nhân.
Những người làm việc trong khu vực kinh tế ngầm không được hưởng bảo hiểm y tế
và các hình thức an sinh xã hội khác.
3.

Nguyên nhân hình thành kinh tế ngầm

Do trình độ phát triển thấp của nền kinh tế, tính tự cung tự cấp và sự kế thừa của nền
kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp.
Do pháp luật nghiêm cấm những ngành nghề bất lợi và gây nguy hiểm cho xã hội
nhưng chúng lại có khả năng sinh lợi cao nên các ngành nghề này thường hoạt động lén
lút nhằm trốn thuế và sự giám sát của nhà nước.
Thuế cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh tế ngầm. Các doanh nghiệp
thường có xu hướng phi chính thức, ngay cả những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh,
đăng ký mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu. Nói cách khác, cả các doanh nghiệp “chính
thức” cũng cố giấu một phần không nhỏ doanh thu và lợi nhuận. Do đó, các bản kê khai
thuế của cá nhân và doanh nghiệp thường không chính xác, gây khó khăn cho công tác
kiểm kê, quản lý của cán bộ thuế.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 6



Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Một lý do khác là do người nộp thuế không nhận được các dịch vụ công có chất
lượng tương xứng với số thuế họ đóng góp, vì thế họ thường trốn thuế và dùng tiền thuế
để chi cho các dịch vụ mà họ kỳ vọng nhận được.
4.

Giá cả trong nền kinh tế ngầm

Giá cả trong nền kinh tế ngầm không tuân theo quy luật cung cầu như nền kinh tế
thông thường. Có ba mức độ giá cả của hàng hóa bất hợp pháp trong nền kinh tế ngầm:
Người mua có thể mua với giả rẻ hơn so với giá của thị trường hợp pháp.
Các nhà cung cấp ngầm không phải trả chi phí cho việc sản xuất hoặc chi phí cho các
loại thuế, vì thế giá cả của họ sẽ cạnh tranh hơn những nhà cung cấp chính thức, vì vậy
hàng hóa của họ sẽ dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn do có mức giá cạnh tranh hơn.
Đối với hàng hóa là những vật bị trộm, cướp, do không có chứng từ bảo lãnh, bảo hành
chất lượng, và do muốn tiêu thụ nhanh nên thường được bán với giá rẻ hơn thị trường hợp
pháp.
Người mua có thể phải mua với giá đắt hơn giá thị trường hợp pháp.
Do đặc tính của sản phẩm trong nền kinh tế ngầm là bất hợp pháp, bị cấm tiêu thụ,
cấm sản xuất. Do nguyên liệu đầu vào không có sẵn, do quá trình vận chuyển rủi ro hoặc
là phải nhập lậu từ nước ngoài, nên nguồn cung thành phẩm ra thị trường là vô cùng hạn
chế, tạo ra sự khan hiếm nguồn cung và dẫn đến việc giá cả cao hơn thị trường hợp pháp
nếu được cho phép sản xuất. Hoặc người mua có thể bị ép buộc mua với giá cao hơn giá
trị thật của sản phẩm. Tiêu biểu cho những loại sản phẩm này là vũ khí, ma túy, chất gây
nghiện, những sản phẩm đồ chơi tình dục…
Thông tin trong nền kinh tế ngầm là hoàn toàn bất cân xứng.

Người mua thường không biết giá trị đích thực của sản phẩm trong nền kinh tế
ngầm, và họ thường phải mua sản phẩm theo mức giá sẵn lòng trả hơn là chi phí sản xuất
thật sự của sản phẩm. Và do đặc tính đặc trưng của những sản phẩm, dịch vụ nên giá cả
của sản phẩm trong nền kinh tế ngầm vô cùng mơ hồ. Những sản phẩm, dịch vụ đặc biệt
như mại dâm, cờ bạc,... hoàn toàn không có giá trị sản xuất thật sự, giá cả chủ yếu dựa
trên kinh nghiệm và mức giá sẵn lòng trả của người mua.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 7


Luận án tốt nghiệp
B.
1.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Du lịch
Khái niệm du lịch

Định nghĩa của Michael Coltman: Du lịch là sự kết hợp của bốn nhóm nhân tố trong
quá trình phục vụ bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính
quyền sở tại.
Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Du lịch ở Roma (Ý) đưa ra định nghĩa: Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi đến lưu trú cũng không phải là nơi họ làm việc.
Theo giáo trình thống kê du lịch của tác giả Nguyễn Cao Thượng và Tô Đăng Hải:
Du lịch là một ngành kinh tế - xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan,

giải trí, nghỉ ngơi hoặc kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa
học và làm việc.
Trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ du lịch được hiểu như sau:
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa
mãn nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, du lịch là một hoạt động mang nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham
gia, vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa xã hội.
2.

Du khách

Có nhiều khái niệm về du khách, tuy nhiên do hoàn cảnh thực tế của mỗi nước, dưới
lăng kính khác nhau của các học giả, các định nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Trước
hết, trong tất cả các định nghĩa, du khách là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình.
Có 2 thành phần du khách chủ yếu là du khách trong nước và du khách nước ngoài.
Ở nước ta, theo điều 20 chương IV Pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du
khách quốc tế phải có những đặc điểm cơ bản sau:
o Là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài đến Việt Nam du lịch.
o Là người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Du khách nội địa là những công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ việt nam
SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 8


Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan


Về mục đích, du khách là người đến từ nơi khác để thẩm nhận những giá trị vật chất
tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần vô hình hoặc hữu hình của thiên nhiên hoặc của
cộng đồng xã hội tại địa phương sở tại. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử
dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống,…
3.

Các loại hình du lịch

Du lịch sinh thái: Là sự du hành có mục đích tới các khu vực tự nhiên để hiểu biết
lịch sử tự nhiên và văn hóa của môi trường không làm biến đổi tính hoàn chỉnh của hệ
sinh thái đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế bảo trợ nguồn tài nguyên tự nhiên và lợi
ích tài chính cho cộng đồng địa phương.
Du lịch MICE: MICE là một loại hình, một mô hình du lịch xoay quanh bốn yếu tố:
Hội họp (Meeting), Khen thưởng (Incentive), Hội nghị (Convention) và Triển lãm
(Exhibition). Đặc trưng của du lịch MICE là đối tượng khách hàng thuộc giới thượng lưu,
sẵn sàng chi nhiều tiền với những yêu cầu cao về phương tiện, phong cách phục vụ và chất
lượng chương trình du lịch. Chính vì vậy, cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở, họp hành, đi lại,
vui chơi cho đối tượng này phải thật tốt, đạt tiểu chuẩn cao. Du lịch MICE mang lại nguồn
thu lớn cho ngành du lịch và dịch vụ, có thể gấp 4 – 5 lần các loại hình du lịch khác.
Ngoài ra còn có các loại hình du lịch khác như: du lịch tham quan, du lịch văn hóa,
du lịch mua sắm, du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh,…
4.

Vai trò của ngành du lịch đối với kinh tế

a.

Tích cực


Hỗ trợ kinh tế địa phương, tăng nguồn thu nhập từ du lịch và đóng góp vào ngân
sách. Ngành du lịch có một mối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác. Hoạt động
du lịch góp phần tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, thu hút FDI,…thông qua việc tổ
chức hội nghị, hổi thảo, sự kiện thể thao,… Vì vậy, phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều
ngành kinh tế - xã hội khác nhau phát triển.
Du lịch có thể cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng du lịch như hệ
thống giao thông vận tải, đường sá, điện nước, nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu,…
Tăng nguồn thu ngoại tệ cho địa phương thông qua chi tiêu của du khách quốc tế tại
quốc gia sở tại, góp phần đáng kể vào cán cân thanh toán của quốc gia.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 9


Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, phân bố
dân cư lao động hợp lý ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế còn khó khăn, giảm
bớt việc di cư tự do, nhất là việc thanh niên đi tìm việc làm ở các thành phố lớn.
Về mặt văn hóa – xã hội, du lịch giúp góp phần làm cho địa phương đa dạng về văn
hóa, phong tục tập quán, làm giàu và phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người.
Du lịch đáp ứng được nhu cầu học tập, mở mang kiến thức của con người, nâng cao ý thức
bảo tồn di sản tự nhiên và di sản văn hóa dân tộc.
b.

Tiêu cực


Tính mùa vụ của ngành du lịch cao tạo ra rủi ro và tình trạng thiếu việc làm. Đối với
các khu du lịch không phù hợp với quy mô, cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch đơn điệu,
chất lượng thấp,… sẽ làm giảm sự hấp dẫn du khách gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch, nguồn lao động.
Người dân địa phương và nhân viên du lịch có thể chịu những thiệt thòi vì sống
trong khu du lịch có giả cả nhiều mặt hàng và dịch vụ cao. Người dân địa phương khó tiêp
cận các khu vui chơi giải trí.
Việc gia tăng lượng chất thải tại các khu du lịch nếu không được xử lý đúng quy
trình kỹ thuật có thể sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường
sống của cộng đồng dân bản địa.
Du lịch làm gia tăng các phương tiện vận chuyển, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm
không khí và tiếng ồn, làm hệ thống giao thông bị quá tải, cơ sở vật chất xuống cấp, gia
tăng nguy cơ về tai nạn giao thông. Ngoài ra, khách du lịch từ các quốc gia khác có thể sẽ
mang mầm bệnh đến nước sở tại như các loại dịch như: SARS, AIDS, H1N1,…
Hoạt động du lịch sẽ kéo theo nhiều tệ nạn xã hội như làm mất an ninh, chính trị, nạn
chèo kéo khách du lịch, ăn xin, lừa gạt, lạm dụng tình dục trẻ em… Xét về dài hạn, du lịch
có thể làm mai một bản sắc dân tộc, giảm giá trị văn hóa truyền thống do phải thay đổi để
đáp ứng nhu cầu của du khách từ mọi nơi trên thế giới.
C.

Các hoạt động kinh tế ngầm tác động đến du lịch

Trong khu vực kinh tế ngầm có rất nhiều thành phần, nhưng không phải tất cả đều có
tác động đến du lịch. Theo nhận định của tác giả, những ngành nghề như buôn lậu, tham
nhũng,… không có hoặc có tác động rất ít đối với du lịch, cũng như cảm nhận của du
SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 10



GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Luận án tốt nghiệp

khách. Nên tác giả bỏ qua những ngành nghề đó, mà chỉ tập trung nghiên cứu tác động
của những ngành nghề sau:
Dịch vụ
vận chuyển
Cờ bạc

Ăn xin

Buôn bán
hàng rong

Cảm nhận
của du
khách

Mại dâm

Sơ đồ 1: Các hoạt động kinh tế ngầm tác động đến du lịch
1.

Buôn bán hàng rong

Trong nghị định 39/2007 NĐ – CP ban hành ngày 16 tháng 03 năm 2007, buôn bán
hàng rong thuộc về phạm trù Cá nhân hoạt động thương mại. Cá nhân hoạt động thương
mại là cá nhân tự mình hằng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đước
pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục

đích sinh lời khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của
Luật thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau:
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định
(mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo,
tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo
quy định của pháp luật để bán rong; buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng
nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn,
nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; buôn chuyến là hoạt động
mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người
bán lẻ; thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, sửa khóa, sửa chữa xe, rửa xe, cắt tóc,
vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; các hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 11


Luận án tốt nghiệp
2.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Ăn xin

Ăn xin là những người không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn mà không thể tự lao
động nuôi sống bản thân nên phải sống nhờ vào sự thương hại của người khác. Theo thời
gian, ăn xin đã phát triển theo hướng chức nghiệp hóa, đồng thời lưu manh hóa. Tuy nhiên
ăn xin không chỉ là một tệ nạn xã hội, một hiện tượng nhất thời mà còn là một yếu tố nảy

sinh từ tình trạng không không đồng đều của sự phát triển của xã hội. Ăn xin vốn dùng để
chỉ những người nghèo khổ lấy việc đi xin tiền bạc vật dụng của người khác để giải quyết
những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, nhưng cũng có nhiều người giả dạng ăn xin để tiến
hành nhiều hoạt động gây rối loạn trị an xã hội như lừa đảo, trộm cắp, lưu manh, lừa đảo.
3.

Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển trong nền kinh tế ngầm là những hình thức dịch vụ vận chuyển
mà mọi giao dịch giữa hành khách và chủ phương tiện là do thỏa thuận. Không có bất kỳ
sự kiểm soát nào của cơ quan nhà nước, cơ quan thuế. Đề tài tập trung nghiên cứu 2 hình
thức dịch vụ vận chuyển là xe xích lô và xe ôm (xe thồ).
a.

Xe xích lô

Xe xích lô (từ tiếng Pháp: cyclo) là một phương tiện giao thông sử dụng sức người,
có 3 bánh dùng để vận chuyển khách hoặc hàng hóa, thường có một hoặc hai ghế cho
khách và một chỗ ngồi cho người lái xe ở phía sau xe.
Ở những cuối thập niên của thế kỷ trước, xích lô là một nghề phổ biến của xã hội.
Trong hoàn cảnh nghèo túng, rất nhiều người đã đi vào nghề xích lô để giải quyết nhu cầu
của cuộc sống. Chỉ cần vài đồng vốn mua chiếc xe xích lô là họ có thể kiếm sống qua
ngày, thậm chí là nuôi cả gia đình. Nghề đạp xích lô là nghề không có địa vị trong xã hội,
và bị xem là nghề có tri thức kém.
b.

Xe ôm (xe thồ)

Xe ôm (tiếng Anh là: motorbike taxi) là một hình thức vận chuyển hành khách bằng
xe mô tô 2 bánh được cấp phép tại một số nước như Cambodia, Ấn Độ, Indonesia, Thái

Lan, Anh, Thụy Điển,… Thông thường, xe ôm chở một hành khách, đôi khi là hai hoặc
nhiều hơn. Hành khách sẽ ngồi sau phía sau người điều khiển phương tiện.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 12


Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Chi phí cho phương tiện này thấp hơn nhiều so với việc đi taxi, xe khách,… nhưng
mỗi hành khách thường chỉ mang được một vài hành lý nhỏ, đoạn đường di chuyển không
xa. Do đặc tính thuận tiện và nhanh chóng, xe ôm là một hình thức di chuyển rất được ưa
chuộng tại Việt Nam.
4.

Cờ bạc

Cờ bạc (hay còn gọi là đánh bạc), là được thua bằng tiền hoặc các lợi ích khác trên
cơ sở một kết quả không hiển nhiên hoặc một biến cố xảy ra trong tương lai. Thông
thường, các kết quả hay biến cố nói trên sẽ xảy ra trong thời gian ngắn. Cờ bạc, tùy thời
điểm, địa điểm, bối cảnh văn hóa, lịch sử khác nhau sẽ được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Cờ bạc có nhiều hình thức khác nhau như đánh bài, cá độ bóng đá, đua ngựa, sòng
bạc, máy đánh bạc,…
Cờ bạc là có thể gây ra nhiều hệ lụy và bi kịch gia đình. Con bạc thua cuộc dễ sinh ra
tâm lý phạm tội. Nhưng ở nhiều quốc gia, cờ bạc được sử dụng như một công cụ để thu
hút du lịch, cũng như tạo công ăn việc làm cho lao động với thu nhập cao như Las Vegas
ở Mỹ, Macau ở Hồng Kông. Cờ bạc là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội, vì thế chính sách

cũng như quan điểm luật pháp về hình thức này cần được thực hiện một cách nghiêm minh.
5.

Mại dâm

Mại dâm, hay còn gọi là bán dâm (trái ngược với mại dâm là mãi dâm tức mua dâm),
là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán
dâm để trao đổi về tiền bạc, vật chất hay quyền lợi. Đây là một hoạt động bất hợp pháp ở
rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại những quốc gia mà mại dâm được xem là hợp pháp vẫn có những mặt ngầm
trong thị trường đặc biệt này, thông qua việc gái mại dâm trốn các cuộc kiểm tra sức khỏe
định kỳ, không đóng thuế đúng quy định, thậm chí, nghiêm trọng hơn là gian lận tuổi, điều
này dẫn đến các hệ lụy xã hội nghiêm trọng, nhất là việc tăng trưởng hình thức mại dâm
trẻ em. Mại dâm có thể mang đến nhiều hệ lụy từ các tổn thương về thể xác lẫn tinh thần
cho người bán dâm, đến những ảnh hưởng xấu cho xã hội, làm tăng các tệ nạn và các bệnh
truyền nhiễm.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 13


GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Luận án tốt nghiệp

Chương 2
THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TP.HCM
A.


Giới thiệu Tp.HCM

1.

Lịch sử hình thành

Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây được viết tắt là Tp.HCM) là thành phố đông dân
nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.

Ảnh 1: Thành phố Hồ Chí Minh
Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, một làng chài và hải cảng quan trọng
của người Khmer, trước khi người Việt sáp nhập vào thế kỷ 17. Thành phố sau đó hình
thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1689, Nguyễn Hữu Cảnh
cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để
phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh
chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của
SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 14


GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Luận án tốt nghiệp

Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng
của vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn
toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết
định đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên
của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2.

Vị trí địa lý

Ảnh 2: Bản đồ hành chính Tp.HCM
Tp.HCM có tọa độ địa lý là 10010’ – 10038’ vĩ độ Bắc và 106022’ – 106054’ kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc
SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 15


Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh
Long An và Tiền Giang.
Tp.HCM cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các
con đường hàng hải tử Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông
Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km đường chim bay, và là đầu mối
giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh
trong vùng và cửa ngõ quốc tế. Tp.HCM có vị trí địa lý thuận lợi để kết nối về du lịch với
các địa phương trong nước và nước ngoài, và là cửa ngõ để đến vùng Đông, Tây Nam Bộ,
Nam Trung Bộ.
3.

Khí hậu, thời tiết

Tp.HCM nằm trong vùng nhiệt đới mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm và

có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường, cảnh quan sâu sắc. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trung bình,
Tp.HCM có 160 đến 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 270C, cao nhất lên đến
400C, thấp nhất xuống 13,80C. Hằng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 250C
đến 280C. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây
trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất
hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm. Một năm, ở thành phố có
trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 đến 11, chiếm khoảng
90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Các tháng 1, 2, 3 lương mưa rất ít và không đáng kể. Trên
phạm vi không gian, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây
Nam – Đông Bắc.
Tp.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc
– Đông Bắc. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng
tháng 3 đến tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Tp.HCM thuộc vùng không có gió
bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El – Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một
phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí
ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa khô 74,5%. Trung bình,
độ ẩm không khí đạt bình quân/năm là 79,5%.
SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 16


Luận án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Tp.HCM ấm áp với hai mùa mưa nắng rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4), mưa thì mau tạnh ráo, nắng thì không quá nóng và đặc biệt

là hầu như không có mùa đông nên có thể nói hoạt động du lịch của Tp.HCM có thể diễn
ra suốt 12 tháng trong năm.
4.

Kinh tế

Tp.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế cả nước. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và
7,5% dân số so với cả nước nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm quốc dân, 27,9% giá trị
sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Năm 2005, Tp.HCM có trên 4 triệu lao
động, trong đó có 139 ngàn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động.
Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung
bình cả nước là 1024 USD/năm.
Nền kinh tế của Tp.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính,… Theo số liệu của Ủy ban
nhân dân Tp.HCM năm 2009, cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm
27,4%, ngoài quốc doanh chiếm 49,3%, phần còn lại 23,3% là khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài. Về các nhóm ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 54,8%; công
nghiệp và xây dựng chiếm 43,9% và phần còn lại là của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản chỉ chiếm 1,3%.
Tính đến giữa năm 2009, Tp.HCM có tổng cộng 3 khu chế xuất và 12 khu công
nghiệp, thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
với tổng vốn hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 ngàn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam
về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 3.517 dự án FDI, tổng vốn 27,336 tỷ
USD tính đến thời điểm cuối năm 2009. Riêng trong năm 2009, có 369 dự án mới được
cấp phép với tổng giá trị đầu tư lên đến 840 triệu USD.
Về thương mại, Tp.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng.
Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay
vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại
hiện đại xuất hiện như Sài Gòn Trade Center, Sài Gòn Square, thương xá Tax, Diamond
Plaza,… Mức tiêu thụ của Tp.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt

Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, có mã giao dịch
SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 17


GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Luận án tốt nghiệp

là VN – Index, được thành lập vào tháng 7 năm 2000. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm
2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu
với tổng giá trị vốn hóa đạt 265 ngàn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Tp.HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành
phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ
sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế
biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa,… có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên
tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ số giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội,
hành chính phức tạp,… cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố
hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Với vai trò, vị thế là trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật của cả nước, Tp.HCM đã
tạo nên một thương hiệu vững chắc trong phạm vi quốc gia. Thế nên có thể nói nếu đến
Việt Nam, thì Tp.HCM là một nơi mà du khách không thể nào bỏ qua được. Và đây chính
là thuận lợi không nhỏ cho hoạt động du lịch của thành phố.
5.

Dân cư

Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009, Tp.HCM có dân số 7.162.864 người thuộc
1.824.822 hộ dân, gồm 1.509.930 hộ thành thị và 314.892 hộ nông thôn. Dân số thành phố

tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999 – 2009 tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn
212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54 %/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước
trong vòng 10 năm. Quận Bình Tân có dân số lớn nhất với 572.132 người, tương đương
với dân số một tỉnh như Quảng Trị, Ninh Thuận; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với
68.846 người.
6%

2%

92%

Người Kinh
Người Hoa
Các dân tộc khác

Biểu đồ 1: Thành phần dân tộc tại Tp.HCM
SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 18


GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Luận án tốt nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2009, trong số 83,32% dân cư sống trong khu vực thành
thị thì cũng có đến 1/5 dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ câu dân tộc, người Kinh chiếm
92,91% dân số thành phố, tiếp theo là người Hoa chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc
Chăm, Khmer,… Người Hoa ở Tp.HCM cư trú ở khắp các quận huyện, nhưng tập trung
nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành

phố. Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2009, trong số 27,68% dân cư có kê khai tôn
giáo thì Phật giáo chiếm 16,26%, Công giáo chiếm 10,4%, Cao đài chiếm 0,44%, Tin lành
chiếm 0,37%, Hồi giáo chiếm 0,09%.
1%
10%
Không kê khai tôn giáo

16%

Phật giáo
73%

Công giáo
Các tôn giáo khác

Biểu đồ 2: Thành phần tôn giáo tại Tp.HCM.
Sự phân bố dân cư ở Tp.HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi
các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên đến 40.000 người/km2 thì các quận 2, 9, 12 chỉ
khoảng 2.000 tới 6.000 người/km2. Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như
Cần Giờ chỉ có 96 người/km2. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1
triệu khách vãng lại tai Tp.HCM. Đến năm 2010, con số này có thể tăng lên đến 2 triệu.
Mặc dù Tp.HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân cả
nước, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị
trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành
sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở
ngoại thành.

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 19



GVHD: Nguyễn Thị Phương Loan

Luận án tốt nghiệp
6.

Cơ sở hạ tầng

Nhờ vào vị trí thuận lợi, Tp.HCM là đầu mối giao thông của quốc gia và khu vực.
Hệ thống giao thông tại Tp.HCM có thể tóm tắt theo lược đồ sau:
Hệ thống giao
thông tại
Tp.HCM

Sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất

Ga Sóng Thần
Ga Sài Gòn

Cảng Sài Gòn
Cảng Cát Lái
Cảng Hiệp Phước

Bến xe Miền Đông,
Miền Tây, Chợ Lớn,
Quận 8, An Sương.

Sơ đồ 2: Hệ thống giao thông tại Tp.HCM

Về giao thông đường hàng không, thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân
bay lớn nhất nước cả về diện tích lẫn công suất hoạt động.
Giao thông đường sắt của thành phố gồm 2 ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Do
mạng lưới đường sắt không nối trực tiếp với các cảng biển, cơ sở cũ kỹ và không được tái
đầu tư đúng mức nên hệ thống đường sắt của Tp.HCM không phát triển, chỉ chiếm 6%
khối lượng hàng hóa và 0.6% hành khách.
Giao thông đường bộ, thành phố có 5 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa
ngõ ra vào: Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, An Sương, Quận 8 (Ký Thủ Ôn). Mạng lưới
tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long.
Giao thông đường thủy, Tp.HCM có ba cảng chính: Sài Gòn (gồm hệ thống cảng
Tân Cảng, Bến Nghé, Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận), Cát Lái, Hiệp Phước. Ngoài ra
còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách. Cảng Sài Gòn là một trong
những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% khối lượng hàng hóa thông quan qua đường
biển của cả nước.
Giao thông nội thành, do tốc độ tăng trưởng nhanh của dân số, quy hoạch yếu kém,
hệ thống đường sá nhỏ lẻ, manh mún,… khiến thành phố luôn đối mặt với các vấn đế ùn
tắc và ngập úng. Tại các quận huyện ngoại thành, hệ thống đường phần nhiều vẫn còn đất

SVTT: Khổng Minh Trí

Trang 20


×