Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc. Tài liệu tham khảo và nội dung trích dẫn đảm bảo sự đúng đắn,
chính xác, trung thực và tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Hải Phòng, Ngày 03 tháng 9 năm 2015
HỌC VIÊN

ĐỖ TRUNG DŨNG

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học Khoa học Hàng hải, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức hữu ích về ngành Hàng hải, làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS.TS. Nguyễn Cảnh
Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên
cứu, thực nghiệm để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Lãnh đạo Cảng vụ Đường thủy
nội địa khu vực I và gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi về tinh thần, tạo điều
kiện về thời gian để tôi hoàn thành khóa học.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong tiếp tục nhận được ý kiến
góp ý của Thầy Cô giáo và các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để luận
văn được hoàn thiện hơn.


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÍ HIỆU............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI
BẾN, THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN QUẢN LÝ CỦA

CÁC CẢNG

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC

I.................................................................................................................................................26
2.1 Khái quát chung về Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I..............................................26
2.2 Thực trạng cảng, bến thủy nội địa.......................................................................................33
2.3 Thực trạng phương tiện thủy nội địa và tàu biển................................................................39
2.4 Hệ thống văn bản pháp luật.................................................................................................44
2.5 Công tác bảo vệ môi trường................................................................................................45
2.6 Công tác quản lý nhà nước tại Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực I.................................................45
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI
CẢNG VỤ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC I...............................................................50
3.1 Những yêu cầu đối với các giải pháp..................................................................................50
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa.....50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................62

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÍ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

ĐTNĐ

Đường thủy nội địa

PTTTĐ

Phương tiện thủy nội địa

TTTP

Trọng tải toàn phần

CNTT-QLDL

Cộng nghệ thông tin –Quản lý dữ liệu

TT-AT

Thanh tra-An toàn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng
iv

Trang


1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3

Biểu mức thu phí áp dụng đối với PTTNĐ vào, rời cảng,
bến thuỷ nội địa
Biểu mức thu phí áp dụng đối với tàu biển vào, rời cảng,
thuỷ nội địa
Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ Cảng vụ ĐTNĐ
khu vực I
Cảng, bến thuộc địa bàn quản lý của Cảng vụ ĐTNĐ
Khu vực I

Bảng số liệu phương tiện, tàu biển vào rời cảng, bến
Thống kê khối lượng hàng hóa thông qua 04 cảng lớn
trên địa bàn quản lý của Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực I
Thống kê tĩnh không của các công trình vượt sông trên
một số tuyến sông
Số liệu xử phạt vi phạm hành giai đoạn 2012-2014
Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết của khâu tiếp
nhận thông tin
Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết của khâu xử lý
thông tin
Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết của khâu cấp
Giấy phép rời cảng

v

24
25
28
30
33
36
38
47
53
54
55


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình


Tên hình

Trang

2.1

Bộ máy tổ chức Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I

27

2.2

Bến thủy nội địa

34

2.3

Bến thủy nội địa hoạt động không phép

35

2.4

Cảng nhà máy Xi măng Phúc Sơn

36

2.5


Tàu biển đang làm hàng tại cảng Chinfon

40

2.6

2.7

2.8

2.9

3.1

Biểu đồ so sánh tổng số lượt tàu biển vào, rời cảng qua các
năm
Biểu đồ so sánh tổng dung tích tàu biển vào, rời cảng qua
các năm
Biểu đồ so sánh số lượt PTTNĐ vào, rời cảng, bến qua các
năm
Biểu đồ so sánh TTTP của PTTNĐ vào, rời cảng, bến qua
các năm
Quy trình giải quyết thủ tục hành chính bằng tin nhắn và
các ứng dụng công nghệ thông tin

vi

41


41

43

43

52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên vô cùng ưu đãi với một đường
bờ biển dài khoảng 3.200 km, hệ thống sông ngòi dày đặc với 406 sông liên tỉnh và
3.045 sông nội tỉnh với 124 cửa sông chảy ra biển, tổng chiều dài đạt 80.577 km,
trong đó số km song, kênh có khả năng khai thác vận tải khoảng 42.100 km là một
trong những ưu thế để phát triển giao thông đường thủy nội địa góp phần quan
trọng vào chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Trong thời gian vừa qua,
ngành giao thông đường thủy nội địa đã có những bước phát triển nhất định góp
phần giảm tải cho các hình thức vận tải đặc biệt là đường bộ mang ý nghĩa xã hội
vô cùng to lớn. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn chưa tương xứng với tiềm
năng khi số km đường sông đã đưa vào khai thác mới chỉ chiếm 36% so với tổng
chiều dài km đường sông có thể khai thác. Điều này cho thấy việc đầu tư xây dựng,
nạo vét và phát triển hệ thống đường thủy nội địa hiện nay còn chưa được chú
trọng, vẫn chưa phát huy tương xứng với tiềm năng của ngành và cần sự quan tâm
hơn nữa của các cấp, các ngành trong thời gian sắp tới.
Theo Điều 1 Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng
thể giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030:
a) Quy hoạch phát triển ngành giao thông đường thủy nội địa đến năm 2020

như sau:
- Về vận tải: Mức.đảm nhận vận tải hành khách là 4,5%, vận tải hàng hóa là
17%, tổng khối lượng vận tải của toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng khối lượng.vận
tải hàng bình quân 8% năm về tấn.và 8,5% về T.Km, 2,5% về hành khách và 3,4%
về hành khách.Km. Năm 2020 vận tải đạt. 280 triệu lượt.hành khách và 356 triệu
tấn hàng hóa. Khối.lượng luân.chuyển hàng hóa năm 2020 đạt 77.640 triệu
tấn.Km, hành khách đạt 6.000 triệu lượt hành khách.Km
1


- Về đội tàu: Tập chung phát triển phương tiện.theo hướng trẻ hóa, hiện đại
hóa và phát triển đội tàu vận tải ven biển. Đến năm 2020 cơ cấu theo số
đầu.phương tiện của đội tàu tự hành là 70%, đội tàu kéo đẩy là 30%, tuổi tàu.bình
quân từ 5-7 năm. Tốc độ chạy tàu.bình quân đạt từ 10-12 km/h đối với tàu kéo đẩy
và từ 15-18 km/h đối với tàu tự hành. Quy mô đội tàu.vận tải hàng hóa đạt 12 triệu
tấn, đội tàu vận tải hành khách đạt 01 triệu ghế.
b) Định hướng phát triển đến năm 2030
- Về vận tải: Đến năm 2030 tổng khối lượng hàng hóa vận tải bằng Đường
thủy nội địa đạt hơn 586 triệu tấn và luân chuyển đạt khoảng 127.000 triệu tấn.km.
Hành.khách đạt hơn 355 triệulượ thành khách và.luân.chuyển đạt khoảng 7.600
triệu hành.khách.km; Độiftàu tiếp tục phátdtriển theo hướng trẻ hóa và hiện đại, cơ
cấu đội tàu theo đầu phương tiện: tàu tự hành chiếm khoảng 80% và đoàn kéo đẩy
chiếm khoảng 20%. Tốc độ hành thủy bình quân 12km/h với tàu kéo đẩy, 15-20
km/h với tàu.tự hành. Đội tàu hàng đạt khoảng 13 triệu tấn phương tiện; đội tàu
khách đạt khoảng 1,2 triệu ghế.
- Về luồng.tuyến: Mở rộng phạm vi.quản lý Đường.thủy nội địa, phấn
đấupđưa tất cả các tuyến có nhu cầu vận tải đường thủy nội địa vào quản lý. Hoàn
thành nâng cấp các tuyến vận tải thủy chính đảm bảo chạy tàu an toàn, thong suốt
24/24h.
- Về cảng.thủy.nội địa: Tiếp tục.mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa công

nghệ xếp dỡ ,quản lý, nâng cao chất.lượng dịch vụ, có giá thành rẻ và thực tốt
công tác bảo về môi trường.
- Ngành công nghiệp sửa chữa và đóng mới.phương tiện: Nâng cấp, mở
rộng, đổiamớikcông nghệ nâng cao năng lực các cơ sở hiện có. Đầu tư phát.triển
các cơ sở mới ở khu vực phía Bắc và phía Nam để đáp.ứng nhu cầu phát triển. tàu
theo hướng hiện đạihhóa phương tiện. Chủ yếu.huy động nguồn lực xã hội để phát
triển. [6]

2


Theo Điều 1 Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 4 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Hệ
thốngacảng đườngathủyonội địa khu vực phía Bắcgđến năm 2020 và định hướng
năm 2030, mục tiêu.phát triển đến.năm 2020 và định hướng đến năm 2030 như
sau:
a) Đến năm.2020
- Đầuotưpphátjtriển.hệ.thống cảng hàng.hóa và cảng.hành.khách đáp.ứng
nhu cầu.thông.qua,khối lượng.hàng hóa và hành khách, đến năm 2020 là 42,01
triệu tấn/năm và 5,52 triệu.lượt hành khách/năm;
- Từng bước hiện.đại hóa.hệ thống.cảng, đảm bảo.nâng cao.năng lực thông
qua hàng hóa, chấtalượng của dịch,vụ đáp.ứng.yêu.cầu kết nối với.vận tải đường
bộ, đường.sắt, đường biển dầnlđáp.ứng được các yêu.cầu.của dịch vụ vận tải đa
phương thức.
b) Địnhkhướngdđếnonăm 2030
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng thủy nội địa khu vực
phía Bắc. Hiện đạighóa.công tácbquản lý và xếp dỡ, nâng.caopchất.lượng dịch vụ,
đảmabảo.nhanh.chóng, an.toàn, thuận tiện, giá cả hợp lý.
- Lượnglhàng hóadthôngsqua đến năm 2030 phấn đấu đạt:
Đối với cảng hàng hóa: 65,9 triệu tấn/năm

Đối với cảng hành khách:10,8 triệu lượt hành khách/năm [7]
Từ nội dung của hai.Quyết định trên, ta có nhận thấy trong thời gian.sắp tới
ngành đường thủy nội địa tại Việt Nam nói chung và tại khu vực phía Bắc nói
riêng sẽ được đầu tư mạnh mẽ để nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa trên các
tuyến.đường thủy nội địa góp phần giảm tải cho đường bộ và phát huy hết tiềm
năng của một phương thức vận tải giá rẻ.
Để hiện thực hóa được các mục tiêu nói trên cần phải có sự hành động của
nhiều cơ quan chức năng trong đó có Cảng vụ Đường thủy nội địa, cơ quan quản lý
3


nhà nước chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa trực tiếp tại cảng, bến thủy
nội địa nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn
giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường có phạm vi
quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Thông tư 34/2010/TT-BGTVT
ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tổ chức, hoạt
động của Cảng.vụ.Đường.thủy nội địa
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I là cơ quan trực thuộc Cục Đường
thủy nội địa Việt Nam được giao thực hiện công tác quản lý nhà nước tại cảng, bến
thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, có địa bàn quản lý nằm
trên 03 tỉnh thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh. Với vị trí nằm ở trung
tâm tam giác phát triển Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh với những tuyến đường
thủy nội địa quan trọng đang đòi hỏi Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I phải
có những giải pháp mới nâng cao năng lực quản lý phù hợp với chiến lược phát
triển ngành đường thủy nội địa cũng như bắt kịp với sự phát triển xã hội hiện nay.
Do đó việc xây dựng đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn quản lý của Cảng vụ
Đường thủy nội địa khu vực I” là hết sức cần thiết nhằm nắm bắt xu thế phát
triển của ngành góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt
Nam nói chung và địa phương nằm trên địa bàn quản lý của Cảng vụ Đường thủy

nội địa khu vực I nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Những giải pháp được đưa ra sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu
quả quản lý tại các cảng, bến thủy nội địa phù hợp với tính chất đặc thù từng khu
vực trên địa bàn quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I nhằm thực
hiện được bốn mục tiêu chính:
- Một là: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
vận tải thủy nội địa mà vẫn đảm bảo việc chấp hành các quy định pháp luật về an

4


toàn giao thông đường thủy nội địa của chủ phương tiện, chủ cảng, bến và thuyền
viên làm việc trên các phương tiện thủy;
- Hai là: Nắm bắt sự phát triển hiện nay của khoa học-kĩ thuật để đẩy mạnh
hơn nữa việc ứng dụng các công nghệ hiện đại và công tác quản lý tại cảng, bến
thủy nội địa;
- Ba là: Tham mưu sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa hiện nay theo hướng đổi mới đẩy mạnh phát triển của ngành đường
thủy nội địa thông qua việc đánh giá nhu cầu xã hội hiện nay.
- Bốn là: Tạo môi trường làm việc với trình độ chuyên môn cao giúp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phát huy khả năng học tập của đội ngũ cán bộ đang
làm việc tại Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước đối với
cảng, bến, phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động trên địa bàn quản lý của
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn
quản lý của Cảng vụ Đưởng thủy nội địa khu vực I tại 03 tỉnh, thành phố Hải
Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh với số liệu được thu thập trong 06 năm

2009,2010,2011, 2012, 2013, 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các giải pháp được ra dựa trên các nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước
tại cảng, bến thủy nội địa thông qua việc đánh giá thực trạng cảng, bến, thực trạng
phương tiện, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: thống
kê, tổng hợp, phân tích hệ thống, sử dụng các lý luận duy vật biện chứng…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a) Về mặt khoa học:
5


Vận dụng những kiến thức về khoa học quản lý để xây dựng đề tài qua đó đề
xuất những giải pháp đổi mới công tác quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội
địa phát huy những lợi thế và khắc phục những vấn đề còn tồn tại nhằm đảm bảo
việc thực hiện các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa mà vẫn
tạo điều kiện cho chủ cảng, bến, chủ phương tiện phát triển kinh doanh.
b) Về thực tiễn:
Các giải pháp đưa ra có tính khả thi, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý
nhà nước trong giai đoạn hiện nay và “đón đầu” xu hướng phát triển của ngành
Đường thủy nội địa trong thời gian sắp tới.

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Quản lý nhà nước
1.1.1 Quản lý
Quản lý là sự tác động có ý thức bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục

tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi. [1]
1.1.2 Quản lý nhà nước
Quản lý.nhà nước là.một dạng quản.lý xã hội đặc biệt.mang tính quyền lực
nhà nước và sử.dụng pháp luật và.chính sách để điều chỉnh các hành vi của cá nhân
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong.bộ máy nhà nước thực
hiện nhằm phục vụ nhân dân và duy.và duy trì sự ổn định xã hội.
So với quản lý của các tổ chức khác, quản lý nhà nước mang những đặc
điểm khác biệt:
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy hành chính
Nhà nước được trao những thẩm quyền quản lý khác nhau bao gồm các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân tổ chức đang
sinh sống và hoạt động động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và công dân làm việc
bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Thứ ba, quản lý nhà nước được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội bao gồm: kinh tế, văn hóa, ngoại giao, chính trị, an ninh, quốc
phòng.
Thư tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước với công cụ thực
hiện là pháp luật nhà nước và chính sách để quản lý xã hội.
Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân duy trì sự ổn
định và phát triển của xã hội. [2]

7


1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với phương
tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa
1.2.1 Phương tiện thủy nội địa
Phương tiện.thuỷanội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các
cấu trúc nổi khác, có.động cơ hoặcokhông có động’cơ chuyên hoạt động trên

đường thuỷ nội địa. [21]
1.2.2 Tàu biển
Tàulbiển là cấu trúc nổi, có hoặc.không có’động cơ, chuyênadùng để hoạt
động trênabiển. [9]
1.2.3 Đường thuỷ nội địa
Đường thủyanội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua
đập, thác trên sông, kênh,arạch hoặclluồng trên đầm, hồ, vịnh, phá, vụng, ven bờ
biển, ra đảo,,nối.giữa các.đảo thuộccnội.thuỷ của nước Cộngphoà xã hội chủ nghĩa
ViệtaNam.được tổochức quản lý, khaiithác giao.thông.vận tải.[21]
Đường thuỷynộiađịa được phân loại.thành đường thuỷ nội địa quốc gia,
đường thuỷ nội địa địa phương.và đường.thuỷ nội địa chuyên dùng:
- Đường thuỷ nội địa.quốc gia là tuyến.đường thuỷ nội địa nối liền các
trung tâm kinh tế, văn.hoá xãhhội, các đầu.mối giao thông vận tải quan.trọng phục
vụlkinh tế, quốc.phòng, an ninhlquốclgia hoặc.tuyến đường thuỷ nội địa có hoạt
động.vận.tải thuỷoqua biên giới;
- Đường thuỷ nội địaađịa.phương làltuyến đường thuỷ.nội địa thuộc phạm
viiquản lý hành.chính của tỉnh, thànhiphố trực thuộc.Trung ương, chủ yếuiphụcivụ
cho.việciphát triển kinh tế, xã hội của địa phương;
- Đường thuỷ nội địa chuyên.dùng là luồng.chạy tàu, thuyền nối liền vùng
nước cảng, bến thuỷ nội địa.chuyên.dùng với’đường thuỷ nội địa quốc gia’hoặc
đường thuỷ nội địa địa phương, phục’vụ.cho nhu’cầu giao’thông vận tải của
tổ’chức, cá nhân đó.[5]
8


1.2.4 Hoạt động giao thông đường thủy nội địa
Hoạt động giao.thông đường thủy nội địa bao gồm:
- Hoạt động củaangười, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy
nội địa;
- Tìm kiếm, cứu nạn, cứulhộ giao thônglđường thủy nộiiđịa và quảnnlý nhà

nước về giao thônglđường thủylnội địa
- Quy hoạchlphát triển, khai thác,,xây dựng,,bảo vệ kếtlcấu hạ tầng giao thông
đường thủy nội địa. [21]
1.2.5 Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa
Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự,
an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường phục vụ tốt cho công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ
chủ quyền và đặt lợi íchiquốc.gia lên hang đầu.
Việc phát triểnigiao thông đường thuỷ nội địa phải có quy hoạch, kế hoạch
của các cấp có thẩm quyền tránh phát triển một cách tự phát gây khó khăn trong
công tác định hướng phát triển trong những năm tiếp theo. Việc quy hoạch phát
triển hệ thống đường thủy nội địa phải đồng bộ với các hình thức vận tải khác.
Quản lý hoạt động giaoithông đường thuỷ nộiiđịa được thực hiện thốnginhất
trên cơ sở của pháp luật trong đó việc phân công, phânicấp trách nhiệm, quyền hạn
phải rõ ràng, minh bạch tránh chồng phí chéo trong công tác quản lý gây phiền hà,
lãng cho xã hội đồng thời phải có sự phối hợp chặt.chẽ giữa các bộ, ngành và chính
quyền.các cấp từ trung ương tới địa phương.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa không chỉ là trách
nhiệm của của các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông
đường thủy nội địa mà còn là trách nhiểm của toàn xã hội, của các cấp chính
quyền; ưu tiên thực hiện các giải pháp đồng bộ về mặt kỹ thuật, an toàn phương
tiện, bảo vệ môi trường, kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; chú trọng
9


công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức phổ biến, tăng
cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường
thuỷ nội địa; tiến hành xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an
toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo đúng các quy định của pháp luật. [21]
1.2.6 Cảng, bến thuỷ nội địa

Cảng thủy nội địa là hệ thống.công trình được xây dựng kiên cố để đảm bảo
cho phương tiện, tàu biển.neo đậu, đón trả hành khách, xếp dỡ hàng hóa và thực hiện
một số dịch vụ khác. Cảng thủy nội địaabao gồm cảng tổng hợp, cảng hành khách,
cảng hàng hóa, cảng chuyênidùng và được phânithành cảng loại I, loại II và loại III.
Cảng thủy nội địa có vùng nướcccảng và vùng đất cảng:
- Vùng nước cảng.được giới hạn bằng hệ thống phao, tiêu, báo hiệu để thiết lập
vùng nước trước cầu cảng, khu neo đậu, vùng quay trở, khu chuyển tải, khu hạ tải,
khu tránh bão dành cho phương tiện, tàu biển;
- Vùng đấttcảng đượccgiới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà, xưởng, trụ
sở điều hành, các cơ sở dịch vụ, hệtthống giao thông kết nối vận tải, thông tin liên lạc,
điện nước, lắp đặt thiết bị và công trình phụ trợ khác.
Bến thủy nội địa là công trình độcclập có quy mô nhỏ, bao gồm vùng đất bến
và vùng nước trước bến để phương tiện có thể neo đậu, đónntrả hànhhkhách, xếp dỡ
hàng hóa và thực hiện một số dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa bao gồm bến hàng
hóa, bến hành khách, bến.tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyênndùng.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng căn cứ vào phạm vi và quy mô ảnh hưởng của cảng thủy nội địa thuộc thẩm
quyền quản lý của mình, quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng
thủy nội địa, phân cấp kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của cảng thủy nội
địa và tiêu chuẩn đối với bến thủy nội địa. [22]

10


1.2.7 Cảng vụ đường thủy nội địa
Cảng vụ Đường thủy nội địa là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa
Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường
thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định
của pháp luật khu neo đậu về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và

phòng ngừa ô nhiễm môi trường. [4]
Phạm vi quản lý:
Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý các cảng, bến (trừ bến khách ngang
sông) đã được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc cấp phép hoạt động.
- Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường
thủy nội địa Việt Nam gồm:
+ Cảng, bến thủy nội địa được xây dựng nằm trên tuyến đường thủy nội địa
quốc gia;
+ Cảng, bến’thủy nội địa.do một cáanhân, tổochức quản lý khai thác cùng
nằm trên một khu đất vừainằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm
trên tuyếniđường thủyinội địa địa phươngihoặc vừa nằm trên tuyến đường thủy nội
địalquốc gia vừa nằm trên vùnginước cảng biển;
+ Cảng, bến thủy nội địa được xây dựng nằm trên tuyến đường thủy nội địa
chuyên dùng nối vớiiđường thủyynội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên
dùng nằmitrên địaigiới hành chính hai tỉnh, thànhiphố trực thuộc trung ương trở
lên.
- Phạm viiquản lý của Cảng.vụ đường thủy nội địa trực.thuộc Sở Giao thông
vận tải.bao gồm:
+ Cảng, bến thủy nộiađịa được xây dựng nằm trên tuyếnađường thủy nội địa
địa phương;

11


+ Cảng, bến thủy nội địa được xây dựng nằm trên vùng nước cảng biển
thuộc phạm vi địa giới hành chính của địa phương;
+ Cảng, bến thủy nội địa được xây dựng nằm trên tuyến đường thủy nội địa
chuyên dùng nối với tuyến đường thủy nội địa địa phương. [4]
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ đường thuỷ nội địa:
- Quy định vị trí neo đậu cho phương tiện, tàu biển trong giới hạn vùng

nước của cảng, bến thủy nội địa;
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông
đường thủy nội địa và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển. Kiểm tra
chứng chỉ chuyên môn, bằng cấp của thuyền viên làm việc trên phương tiện,
người lái phương tiện và cấp Giấy phép cho phương tiện, tàu biển vào, rời cảng,
bến thủy nội địa;
- Kiểm tra công tác an toàn, điều kiện pháp lý đối với cầu tàu, bến, luồng,
phao tiêu, báo hiệu và các cônggtrình khác phụ trợ khác có liên quan trong phạm vi
của cảng, bến thủy nội địa khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn phải nhanh chóng
thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời;
- Giám sát việc khai.thác, sử dụng cầu tàu, bến đảm bảo an toàn, yêu cầu tổ
chức, cá nhân khai.thác cảng, bến thủy nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến
khi xét thấy có ảnh hưởng đến an.toàn cho người, phương.tiện hoặc công trình;
- Thông báo tình hình luồng cho phương tiện, tàu biển vào, rời cảng, bến
thủy nội địa;
- Không cấp Giấy phép choophương tiện, tàuubiển vào, rời cảng, bến thủy
nội địa khi cảng, bến hoặc phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn hoặc
cảng, bến không đủ điều kiện pháp lý hoạt động;
- Tham gia lậpibiên bản sự việc, kếtiluận nguyên nhân gây tai nạn, sự cố xảy
ra trongikhu vực cảng, bến thủy nộiiđịa yêu cầu các cá nhân, tổ chức liên quan
khắc phục hậu quả tai nạn;
12


- Tổ chức tìm kiếm, cứu người, phươngitiện, tàu biển, hàng hóa trong vùng
nước cảng, bến thủy nội địa;
- Huy động phương tiện, nhân lực, thiết bị cứu hộ, cứu nạn trong khu vực
cảng, bến thủy nội địa để tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện, tàu biển
trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi cảng, bến
thủy nội địa;

- Xử lý viiphạm hành chính, lưu giữ phương tiện, thu phí, lệ phí theo đúng
các quy định của pháp luật;
- Chủ trì phối hợp hoạt động cùng các cơ quan quản lý nhà nước khác tại
cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện, tàu biển mang quốc tịch nước
ngoài;
- Xây dựngikế hoạch hoạt độngihàng năm trình cơiquan có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chứcithực hiện, tham.gia xây dựng quy hoạch phát triển cảng, bến thủy
nội địa trong phạm vi quản.lý khi có yêu cầu;
- Quản lý, sử dụng.tài sản, biên chế, kinh phí được giao và thực hiện chế độ
thống kê, báo cáo theo quy định;
- Thực hiện.những nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa
Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao. [4]
1.2.8 Quy trình thực hiện thủ tục cho phương tiện thủy nội địa
Phương tiện vào cảng bến:
Trước khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng hoặc thuyền
phó hoặc người lái phương tiện có trách nhiệm phải nộp và xuất trình bản chính
các giấy tờ sau đây cho Cảng vụ Đường thủy nội địa (sau đây gọi là Cảng vụ) hoặc
Ban quản lý bến:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (đối với phương tiện chuyển tải, sang
mạn trong vùng nước cảng, bến thủy thì không phải nộp giấy phép rời cảng, bến);
13


+ Sổ danh bạ thuyền viên;
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện
thủy nội địa còn hiệu lực;
- Giấy tờ xuất trình
+ Bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
của thuyền viên, người lái phương tiện;

+ Giấy chứng nhận đăngiký phương tiện thủy nội địa (hoặc bản sao có xác
nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
+ Hợp đồng vậnichuyển hoặc hóa đơn xuấtikho hoặc giấy vận chuyển hàng
hóa, danh sách hành khách.
Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa trong
thời hạn 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định.
Phương tiện vận chuyển hành khách tại bến khách ngang sông không phải
làm thủ tục vào bến; phương tiện chở người làm việc từ bờ ra các công trình, nhà
máy phải tuân thủ quy định của pháp luật về vận chuyển người, có danh sách
người lao động trên mỗi chuyến đi. [8]
Phương tiện thủy nội địa rời cảng, bến thủy nội địa
Trước khi phương tiện rời cảng, bến, thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc
người lái phương tiện có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây cho
Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến:
- Hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho (đối với
phương tiện chở hàng hóa) hoặc danh sách hành khách (đối với phương tiện chở
hành khách);
- Các loại giấy tờ liên quan tới những thay đổi so với giấy tờ phải nộp và xuất
trình khi làm thủ tục vào cảng, bến thủy nội địa;

14


- Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản
nợ theo quy định của pháp luật;
Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến có trách nhiệm cấp giấy phép rời cảng, bến
thủy nội địa trong thời hạn 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định.
Trường hợp phương tiện thủy đã được cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội
địa nhưng vẫn neo đậu tại vùng nước cảng, bến quá 24 giờ thì thuyền trưởng,
thuyền phó hoặc người lái phương tiện phải đến Văn phòng Cảng vụ làm lại thủ

tục rời cảng, bến cho phương tiện thủy.
Trường hợp phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa và lưu lại
trong khoảng thời gian không quá 72 giờ hoặc giấy tờ, tài liệu khi làm thủ tục rời
cảng, bến thủy nội địa không thay đổi so với khi vào thì được làm thủ tục rời cảng,
bến thủy nội địa một lần.
Đối với phương tiện rời, vào cảng, bến từ hai lần trở lên trong một ngày thì
Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chỉ cần kiểm tra thực tế lần đầu tiên, từ lần thứ hai
trong ngày chỉ cần kiểm tra điều kiện an toàn theo quy định.
Đối với phương tiện đóng.mới hoặc sửa chữa khi hạ thủy để chạy thử trên
đường thủy nội địa, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, sửa chữa phương
tiện phải xuất trình Cảng vụ hoặc.Ban quản lý bến các giấy tờ sau:
- Phương án bảo đảm an.toàn giao thông đường.thủy nội địa khi hạ thủy đối
với phương tiện hạ thủy vượt qua phạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu và có ý
kiến phê duyệt của đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường thủy nội địa khu vực.
- Biên bản kiểm tra của đăng kiểm về việc xác nhận phương tiện đủ điều kiện
chạy thử đường dài;
Phương tiện vận chuyển hành khách tại bến khách ngang sông không phải
làm thủ tục rời bến. [8]

15


1.2.9 Thủ tục đối với phương tiện thủy nước ngoài và tàu biển Việt Nam vào và
rời cảng, bến thủy nội địa
Tàu biển, phương tiện.thủy nước.ngoài.khi vào, rời cảng thủy nội địa thực
hiện thủ.tục theo.quy định.của pháp luật hàng.hải đối với tàu thuyền khi vào và rời
cảng biển. [8]
Thủ tục đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng
thủy nội địa:
Trước khi tàu biển dự kiến đến cảng, người làm thủ tục phải gửi Thông báo

tàu đến cảng cho Cảng vụ nơi tàu đến.
* Địa điểm, thời hạn và.hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục vào cảng:
- Địa điểm làm thủ tục: trụ.sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ;
- Thời hạn.làm thủ tục của người làm thủ tục: Chậm nhất là 02 giờ, kể từ khi
tàu đã vào neo đậu tại.cầu cảng hoặc.04 giờ kể từ khi tàu.đã neo đậu tại các vị trí
khác trong vùng.nước cảng;
- Thời hạn làm thủ.tục của Cảng vụ: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm
thủ tục đã nộp, xuất.trình đủ các giấy tờ theo quy định dưới đây:
- Các Giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính):
+ 01 Bảnlkhai chung;
+ 01 Danhlsách thuyền viên;
+ 01 Danh sách hành khách (nếu có);
+ Giấy phéplrời cảng.
- Các giấy tờ phảilxuất trình bao gồm (bản chính):
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
+ Các giấylchứng nhậnlvề an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;
+ Sổ thuyền viên;

16


+ Chứng.chỉ chuyên môn.của thuyền viên theo quy định.
Đối với các loại tàu thuyền khác, giấy tờ phải.nộp và xuất trình thực hiện
theo quy định pháp luật có liên quan.
Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu.thuyền rời cảng, người làm thủ tục phải
thông báo cho Cảng vụ biết.tên tàu và thời gian tàu dự kiến rời cảng.
* Địa điểm, thời hạn và hồ sơ, giấy tờ khi làm thủ tục tàu biển rời cảng:
Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu.biển rời cảng, người làm thủ tục phải thông
báo cho Cảng vụ.biết tên tàu và thời gian tàu dự kiến rời cảng.
- Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ;

- Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: Chậm nhất là 02 giờ trước khi
tàu rời cảng;
- Thời hạn làm.thủ tục của Cảng vụ: Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm
thủ tục đã nộp, xuất trình đủ.các giấy tờ theo quy định dưới đây:
- Các Giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính): 01 Bản khai chung
- Các giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):
+ Các giấy chứng nhận của tàu thuyền và chứng chỉ chuyên môn của thuyền
viên nếu thay đổi so với khi đến;
+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc
thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật. [24]
Thủ tục đối với tàu biển Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh
vào, rời cảng thủy nội địa
Trước khi tàu thuyền có kế hoạch đến cảng, người làm thủ tục phải gửi cho
Cảng vụ nơi tàu đến Thông báo tàu đến cảng và Bản khai hàng hóa để cấp cho hải
quan cửa khẩu.
Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu dự kiến đến vùng đón trả hoa tiêu, người
làm thủ tục phải xác báo cho Cảng vụ biết chính xác thời gian tàu đến.
17


* Địa điểm, thời hạn và hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục vào cảng
- Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ.
Trong các trường hợp thủ tục được thực hiện tại tàu thuyền theo quy định
sau đây, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan phải thông báo
cho Cảng vụ và người làm thủ tục biết:
+ Thủ tục đối với tàu chở khách;
+ Trường hợp có đủ cơ sở để nghi ngờ tính xác thực của việc khai báo về
kiểm dịch của tàu thuyền hoặc tàu thuyền đến từ những khu vực có dịch bệnh liên
quan đến người, động vật hoặc thực vật, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành có liên quan tiến hành các thủ tục theo quy định tại vùng kiểm dịch.

- Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ, kể từ khi
tàu thuyền đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của cơ quan Cảng vụ.
- Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành:
không quá 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ
theo quy định sau đây:
- Các giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính):
+ 03 bản khai chung nộp Cảng vụ, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;
+ 03 danh sách thuyềnnviên nộp Cảng vụ, Biênnphòng cửa khẩu, Hải quan
cửa khẩu;
+ 01 bản khai hàng hóa nộp Hải quan cửa khẩu;
+ 01 danh sách hành kháchnnộp Biên phòng cửa khẩu;
+ 01 bản khai dự trữicủa tàu nộp Hải quan cửa khẩu;
+ 01 bản khaiikiểm dịch thực vật nộp cơ quan kiểm dịch thực vật;
+ 01 bản khaiikiểm dịch động vật nộp cơ quan kiểm dịch động vật;
+ 01 Giấy khaiibáo y tế hàng hải nộp cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế;

18


+ 03 bản khai hàng hóa nguyihiểm nộp Hải quan cửa khẩu và Cảng vụ;
+ 01 bản khaiihành lý thuyền viênnnộp Hải quan cửa khẩu;
+ Giấy phépirời cảng nộp Cảng vụ;
+ Bản khai an ninh tàu biển (nộp Cảng vụ).
- Các giấy tờ phảiixuất trình bao gồm (bản chính):
+ Giấy chứng nhậniđăng ký tàu thuyền (trình Cảng vụ);
+ Các giấy chứnginhận về an toànikỹ thuật của tàu theo.quy định (trình Cảng
vụ);
+ Hộ chiếu thuyền’viên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (trình biên phòng
cửa khẩu);
+ Chứng chỉ’chuyên môn của thuyền viên theo quy định (trình Cảng vụ);

+ Sổ thuyền viên hoặc giấy’tờ có giá trị tương đương (trình Cảng vụ);
+ Phiếu tiêm.chủng.quốc tế của.thuyền viên (trình cơ quan kiểm dịch y tế);
+ Các giấy tờ liên’quan đến hàng hóa chở.trên tàu (trình hải quan cửa khẩu);
+ Giấy chứng nhận.kiểm dịch thực vật, nếu có (trình cơ quan kiểm dịch thực
vật);
+ Giấy chứng.nhận kiểm dịch y tế (trình cơ quan kiểm dịch y tế);
+ Giấy chứng nhận.kiểm dịch động vật của nước xuất hàng (trình cơ quan
kiểm dịch động vật);
+ Giấy chứng nhận bảo.hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi
trường, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các
hàng hóa nguy hiểm khác (trình Cảng vụ);
+ Giấy chứng nhận an ninh tàu biển theo quy định (trình Cảng vụ).
+ Hộ chiếu, Phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có, khi cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu);
19


×