Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH văn hóa TRÊN địa bàn nội THÀNH hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.61 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU
LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Mã số: 60 22 11 13

Hà Nội, 2015

1


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu mà tôi tự làm, các số
liệu thống kê và tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn rõ ràng, hồn
tồn khơng có sự sao chép, ăn cắp bản quyền cơng trình nghiên cứu của tác
giả khác. Nội dung của luận văn này chưa được công bố ở bất cứ đâu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Nguyễn Thị Yến

2



LỜI CẢM ƠN
Sauk hi hồn thành khóa học, được làm khó
Sau một thời gian học tập, cố gắng và được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cơ
tơi đã hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo của Viện Việt Nam học và Khoa
học phát triển đã giảng dạy, chỉ bảo tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu
của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Du lịch Hà Nội – nơi đã tạo điều kiện cho tôi
được sử dụng và khai thác nguồn tài liệu quý báu phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Cô, chú, anh chị trong ban quản lý di tích Văn
Miếu Quố tử giám, cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụm di tích Hồ Gươm
đã giúp đỡ tơi trong việc khảo sát các thông tin từ khách du lịch.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Vũ Kim Chi . Cô
đã giúp em từ việc định hướng đề tài, tận tình chỉ bảo em những kiến thức cần thiết,
luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi tới những người thân trong gia đình, bạn bè lịng biết
ơn chân thành nhất vì đã ln bên cạnh giúp đỡ em để em có được thành quả ngày
hơm nay.
Đây là nghiên cứu đầu tay của em nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cơ giáo để bài khóa luận
của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015


Học viên

Nguyễn Thị Yến

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

LATS: Luận án tiến sĩ

2.

PGS.TS: Phó giáo sư.Tiến sĩ

3.

Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

4.

TS: Tiến sĩ

5.

CN : Công nghiệp

6.


DL: Du lịch

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

5


MỤC LỤC

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngành du lịch hiện nay đã, đang và sẽ có nhiều bước chuyển mình mới, hịa
cùng với xu thế phát triển trên tồn thế giới. Thực tế cho thấy, ngày nay hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan
trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa,... của đất nước.
Ngành Cơng nghiệp khơng khói “Du lịch” giữ một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế toàn cầu. Theo thống kê , ngành du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9
GDP, 10,9 % xuất khẩu, và 9,4 đầu tư của thế giới .[3,145]
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong
mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa,
trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngồi mơi trường sống
định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch có

nhiều loại hình khác nhau từ du lịch sinh thái, du lịch giải trí, du lịch mạo hiểm cho
tới du lịch bụi, du lịch hội thảo, triển lãm… và trong số đó khơng thể khơng kể tới
du lịch văn hóa. Đây là loại hình du lịch đóng góp khá nhiều vào sự phát triển kinh
tế xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, một dân tộc có nền văn hóa đa
dạng và phong phú, tạo tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa.
Là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội là một trong hai trung tâm văn hóa lớn nhất
của Việt Nam. Trên địa bàn thành phố tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát
cũng như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các hoạt động biểu diễn nghệ
thuật ở Hà Nội cũng diễn ra rất sôi nổi và đa dạng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để
phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên, thời gian qua hình thức du lịch
này vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, đặc biệt là ở khu vực nội thành Hà Nội.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch nói chung và phát triển du lịch
văn hóa nói riêng đối với sự phát triển của quốc gia, cũng như nhìn vào thực tế khách
quan hoạt động phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội trong giai đoạn
2009 - 2013, mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tối đa các tiềm năng
1


du lịch văn hóa trên địa bàn, tác giả đã lựa chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013” làm báo cáo luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa để tiến hành phân
tích, đánh giá tình hình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành
Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Qua đó, căn cứ trên những quan điểm, định hướng và
mục tiêu phát triển cụ thể của thành phố để đưa ra các giải pháp nhằm khai thác hết
các tiềm năng của du lịch văn hóa trên địa bàn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận cơ bản về du lịch nói chung và du
lịch văn hóa nói riêng, khái niệm, đặc điểm và vai trị của ngành du lịch và du lịch

văn hóa đối với sự phát triển của một quốc gia.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa
bàn nội thành Hà Nội thơng qua phương pháp thu thập và xử lý các dữ liệu liên
quan đến các loại hình du lịch đã, đang được khai thác trên địa bàn nội thành Hà
Nội, kết quả đã đạt được và những hạn chế, cũng như nguyên nhân hạn chế.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của du lịch
văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội thơng qua những đánh giá về thực trạng trong
công tác khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU
LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 2013” sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm
phương pháp thống kê , so sánh, tổng hợp, phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia,
các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thông qua bảng hỏi, bảng nghiên cứu
chuyên sâu…
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phỏng vấn trắc nghiệm
thơng qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu trực tiếp với khách thể nghiên cứu. Chương 2 của
luận văn sẽ làm rõ hơn nội dung về phương pháp nghiên cứu của đề tài.
2


5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn nội thành Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Số liệu liên quan đến hoạt động du lịch văn hóa trên địa
bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013.
- Phạm vi nội dung: Hoạt động khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa
bàn nội thành Hà Nội.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ,
hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được kết cấu gồm 3
chương như sau:

• Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu
• Chương 2: Thực trạng cơng tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa
bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009-2013
• Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của du
lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn tới

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về đề tài tiềm năng du lịch nói chung và tiềm năng du lịch văn hóa
nói riêng, nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến những khía cạnh
khác nhau về đề tài này. Trong phạm vi của luận văn, tác giả khai thác các cơng
trình nghiên cứu trong nước về đề tài tiềm năng du lịch văn hóa, từ đó nhìn nhận
tính trùng lặp của đề tài tác giả đang nghiên cứu.
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu
Đề tài về du lịch văn hóa, tiềm năng du lịch văn hóa đã được nhiều học giả
trong nước tìm hiểu và nghiên cứu để hình thành nên các báo cáo khoa học, các
cơng trình nghiên cứu. Có thể kể một số cơng trình sau đây:
- LATS Kinh tế “Phát triển du lịch gắn với xố đói giảm nghèo ở Lào Cai”
của tác giả Phạm Ngọc Thắng từ Đại học Kinh tế quốc dân, bảo vệ ngày 18/9/2010.
Luận án này đã xây dựng mơ hình và đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển du
lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai. []
Xét mối tương quan với đề tài tác giả đang tiến hành nghiên cứu, cả hai đề tài
đều tập trung khai thác các vấn đề cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch,
đồng thời thời điểm nghiên cứu cũng gần nhau. Mặc dù vậy, địa bàn nghiên cứu và
khía cạnh nội dung thì khác nhau. Tác giả Phạm Ngọc Thắng tập trung ở địa bàn
Lào Cai và khai thác khía cạnh phát triển du lịch gắn liền với xóa đói giảm nghèo,

còn đề tài của tác giả tập trung ở địa bàn Hà Nội và khai thác khía cạnh tiềm năng
du lịch văn hóa.
- LATS Kinh tế “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Duy Mậu, Trường đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh, bảo vệ ngày 28/03/2012. Luận án này đã trình bày cơ sở lí luận về
du lịch, nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn Tây Nguyên và định
hướng, giải pháp phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. []

4


Xét mối tương quan với đề tài tác giả đang tiến hành nghiên cứu, cả hai đề tài
đều tập trung khai thác các vấn đề cơ sở lý luận về du lịch và một số giải pháp phát
triển du lịch, đồng thời thời điểm nghiên cứu cũng giống nhau. Tuy nhiên, địa bàn
nghiên cứu và khía cạnh nội dung thì khác nhau ở hai cơng trình này.
- Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa của tác giả Bùi Thanh Thủy với đề tài “ Văn
hóa các tộc người thiểu số tỉnh Hịa Bình với vấn đề phát triển du lịch văn hóa ”
xuất bản bởi Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, bảo vệ năm 2012. Luận án này
nghiên cứu theo tiếp cận diện mạo văn hóa cổ truyền của các tộc người cư trú trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình (qua nghiên cứu trường hợp hai tộc người Mường, Thái), từ
đó xác định giá trị và vai trị của văn hóa các tộc người đối với việc phát triển du
lịch, góp phần phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Hịa Bình trong giai
đoạn tới. []
Luận án này cùng đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa và thời điểm nghiên
cứu vào giai đoạn 2012 – 2013 với đề tài tác giả đang nghiên cứu, tuy nhiên khác
nhau về phạm vi nghiên cứu. Đề tài tác giả nghiên cứu ở địa bàn Hà Nội, còn luận
án của tác giả Bùi Thanh Thủy nghiên cứu trên địa bàn Hịa Bình.
- LATS Kinh tế “Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn
hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn Văn

Đức, bảo vệ ngày 15/5/2013, từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Hồng Chương và TS. Nguyễn Văn Lưu. Luận án này nghiên
cứu cơ sở khoa học, thực trạng, giải pháp về tổ chức các hoạt động du lịch tại các di
tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội. []
Nhìn chung, luận án này cùng chung đề tài nghiên cứu, phạm vi , không gian
và thời điểm nghiên cứu với đề tài tác giả đang nghiên cứu, tuy nhiên, tác giả tập
trung hơn về khía cạnh khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, cịn tác giả Nguyễn Văn
Đức tập trung khai thác hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa theo hướng
phát triển bền vững. Đây là đề tài có tính liên hệ mật thiết với đề tài tác giả đang
nghiên cứu.
- LATS Văn hoá học “Di sản văn hoá vật thể của người Việt ở thành phố Hồ
Chí Minh và vấn đề bảo tồn, phát huy trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố”
5


của tác giả Hồ Văn Tường từ Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, bảo vệ ngày
18/12/2012. Luận án trình bày khái quát về đất và người ở Tp. Hồ Chí Minh, đặc
điểm di sản văn hố vật thể của người Việt tại Tp. Hồ Chí Minh qua các kiến trúc
nghệ thuật tiêu biểu, bảo tồn, phát huy di sản văn hố vật thể của người Việt ở Tp.
Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng và xây dựng giải pháp bảo tồn, phát huy di sản
văn hóa vật thể trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố. []
Đề tài này khác phạm vi nghiên cứu với đề tài tác giả đang xây dựng, là ở
Tp.HCM, không phải ở Hà Nội, đồng thời tác giả Hồ Văn Tường tập trung khai thác
các nội dung liên quan đến di sản văn hóa vật thể, cịn đề tài tác giả đang nghiên cứu
tập trung vào di sản văn hóa nói chung.
- LATS Văn hoá học “Khai thác các giá trị văn hoá truyền thống phục vụ
phát triển du lịch (Nghiên cứu trường hợp làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị
xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây)” của tác giả Đào Duy Tuấn từ Học viện Khoa học xã
hội, bảo vệ ngày 14/12/2012. Luận án đã tổng quan các nội dung lý luận về bảo
tồn di sản văn hoá truyền thống và phát triển du lịch bền vững. Từ đó, đề tài đã

phân tích kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn Việt Nam, đồng thời nhận diện
giá trị di sản văn hoá truyền thống của làng cổ Mông Phụ và xác định tiềm năng
du lịch văn hóa truyền thống trên địa bàn làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã
Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. []
Xét mối tương quan với đề tài tác giả đang tiến hành nghiên cứu, cả hai đề tài
đều tập trung khai thác các vấn đề về cơ sở lý luận, thực trạng du lịch văn hóa và
một số giải pháp khai thác tiềm năng loại hình du lịch này, đồng thời thời điểm
nghiên cứu cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, địa bàn nghiên cứu thì khác nhau. Tác
giả Đào Duy Tuấn khai thác đề tài ở không gian hẹp hơn tại làng Mông Phụ, xã
Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, còn tác giả luận văn này tập trung khai
thác trên toàn địa bàn nội thành Hà Nội.
- LATS Văn hóa học “Sinh hoạt văn hóa cổ truyền ở các làng - xã Đa
Tốn, Ninh Hiệp, Bát Tràng huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ
đổi mới” của tác giả Phan Thanh Tá từ Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, bảo
vệ ngày 06/7/2010. Luận án đã nhận diện thực trạng và xu hướng biến đổi của
6


văn hóa cổ truyền ở các làng xã trong bối cảnh của xã hội hiện nay, những nhân
tố cơ bản tác động đến xu hướng biến đổi của văn hóa cổ truyền trong xã hội
đương đại, phân tích thực trạng cũng như đề ra một số giải pháp nhằm phát huy
tiềm năng từ sinh hoạt văn hóa cổ truyền trong thời kỳ đổi mới trên địa bàn
huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. []
Xét mối tương quan với đề tài tác giả đang tiến hành nghiên cứu, cả hai đề tài
đều tập trung khai thác các vấn đề liên quan đến khía cạnh giá trị văn hóa trên địa
bàn Hà Nội, tuy nhiên, đề tài của tác giả Phan Thanh Tá tập trung vào nội dung phát
huy tiềm năng từ sinh hoạt văn hóa cổ truyền trong thời kỳ đổi mới trên địa bàn
huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cịn tác giả luận văn này tập trung khai thác
khía cạnh du lịch văn hóa và khơng gian nghiên cứu là ở nội thành Hà Nội.
1.1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Qua những nghiên cứu về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như
phần trên, có thể thấy rằng, số lượng các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
du lịch văn hóa nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng là khá nhiều. Các cơng
trình nghiên cứu này đều tập trung khai thác các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến
du lịch văn hóa, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du
lịch văn hóa trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, mỗi đề tài có cách tiếp cận khác nhau và
phạm vi không gian nghiên cứu cũng khác nhau. Xét về đề tài phân tích và đánh giá
tiềm năng du lịch văn hóa trong nội thành Hà Nội thì vẫn chưa có cơng trình nào
nghiên cứu đầy đủ. Đồng thời, vào thời điểm nghiên cứu hiện nay, khi mà các giá trị
du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội đang dần bị mai một, việc nghiên cứu
đề tài này có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Như vậy, đề tài nghiên cứu vừa có ý nghĩa về
mặt thực tiễn, vừa không bị trùng lặp trong đề tài nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch
1.2.1. Khái niệm du lịch
Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các
nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mặc dù
vậy, hiện nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất.

7


Đây là khái niệm được nhiều học giả tìm hiểu và nghiên cứu, đồng thời, nhiều
tổ chức cũng đã đưa ra định nghĩa liên quan đến khái niệm này. Cụ thể:
Theo IUOTO ( International Union of Official Travel Organisation), Liên hiệp
quốc tế các tổ chức Du lịch, khái niệm du lịch được hiểu là:
“Du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của
mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống”. [5.tr.67]
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du

hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi
mơi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư. [5,tr58]
Tại Việt Nam, theo Lệnh của Chủ tịch nước số 02/L-CTN ngày 20/02/1999 về
việc công bố Pháp lệnh Du lịch, du lịch được hiểu là:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian
nhất định”. [22,tr 21]
Theo Luật du lịch số 44/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005, khái niệm du lịch được hiểu
như sau:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [22, tr 24]
Như vậy, có thể hiểu, khái niệm du lịch theo hai khía cạnh chính sau đây:
- Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư
trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…là sự di chuyển
và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể
8


ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức
về thế giới xung quanh.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời, từ đó nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc.
1.2.2. Đặc điểm du lịch

Để ngành du lịch Việt Nam cũng như ngành du lịch của mỗi quốc gia phát
triển tốt nhất, rất cần thiết để các đơn vị và cá nhân hiểu đúng về các đặc điểm, đặc
thù của ngành du lịch để phân biệt với các ngành khác.
Hình 1.1 dưới đây sẽ tổng hợp lại các đặc điểm của du lịch.

Đặc điểm của du
lịch

Là ngành cơng
nghiệp khơng khói

Sản phẩm mang
tính chất liên ngành

Loại hình tiêu dùng
dịch vụ khác với
tiêu dùng dịch vụ
hàng hóa khác

Hình 1.1. Đặc điểm của du lịch
( Nguồn: Tổng hợp từ Wikipedia Việt)
Thơng qua hình 1.1, có thể thấy, du lịch mang ba đặc điểm chính:
Thứ nhất, Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói. Đây là ngành ít gây ơ
nhiễm mơi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết
thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết.
Với đặc điểm này, ngành du lịch mang lại lợi ích cho quốc gia từ lợi nhuận,
mơi trường đến những vấn đề về tâm lý, tình cảm của du khách...sau đó là góp phần
phát triển kinh tế của quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là
các cán bộ làm việc trong ngành.


9


Thứ hai, Sản phẩm du lịch mang tính liên ngành, tức có quan hệ đến nhiều lĩnh
vực khác trong nền kinh tế. Khi các địa phương trở thành điểm du lịch, du khách đổ
về khiến cho nhu cầu về mọi loại hàng hoá dịch vụ khác cũng tăng lên.
Thứ ba, Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá
khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất
ra chúng. Điều này làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng, khơng thể so
sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia.
1.2.3. Phân loại du lịch
Về phân loại các loại hình du lịch, tác giả tổng hợp trong hình 1.2 dưới đây:
Căn
cứ
phân
loại
du
lịch

Theo
Theo Theo đặc Theo Theo
mơi mục điểm phươ loại
trườn đích địa lý ng
hình
g tài chuyế điểm tiện
lưu
giao
nguy n đi
du
trú

thơng
ên
lịch

Theo
lứa
tuổi
du
lịch

Theo
độ
dài
chuyế
n đi

Theo
hình
thức
tổ
chức

Theo
Theo
phươ
lãnh
ng
thổ
thức
hoạt

hợp
động
đồng

Hình 1.2. Căn cứ phân loại các loại hình du lịch
( Nguồn: Tổng hợp từ Thư viện học liệu mở)
Dựa theo các căn cứ phân loại trên, du lịch được phân thành các loại hình
tương ứng sau đây:
- Phân chia theo mơi trường tài nguyên: (1) Du lịch thiên nhiên, (2) Du lịch
văn hoá.

10


- Phân loại theo mục đích chuyến đi: (1) Du lịch tham quan, (2) Du lịch giải
trí, (3) Du lịch nghỉ dưỡng, (4) Du lịch khám phá, (5) Du lịch thể thao, (6) Du lịch lễ
hội, (7) Du lịch tôn giáo, (8) Du lịch nghiên cứu (học tập), (9) Du lịch hội nghị, (10)
Du lịch thể thao kết hợp, (11) Du lịch chữa bệnh, (12) Du lịch thăm thân, (13) Du
lịch kinh doanh.
- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: (1) Du lịch miền biển, (2)
Du lịch núi, (3) Du lịch đô thị, (4) Du lịch thôn quê
- Phân loại theo phương tiện giao thông: (1) Du lịch xe đạp, (2) Du lịch ô tô,
(3) Du lịch bằng tàu hoả, (4) Du lịch bằng tàu thuỷ, (5) Du lịch máy bay.
- Phân loại theo loại hình lưu trú: (1) Khách sạn, (2) Nhà trọ thanh niên, (3)
Camping, (4) Bungaloue, (5) Làng du lịch.
- Phân loại theo lứa tuổi du lịch: (1) Du lịch thiếu niên, (2) Du lịch thanh niên,
(3) Du lịch trung niên, (4) Du lịch người cao tuổi.
- Phân loại theo độ dài chuyến đi: (1) Du lịch ngắn ngày, (2) Du lịch dài ngày.
- Phân loại theo hình thức tổ chức: (1) Du lịch tập thể, (2) Du lịch cá thể, (3)
Du lịch gia đình.

- Phân loại theo phương thưc hợp đồng: (1) Du lịch trọn gói, (2) Du lịch từng
phần.
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: (1) Du lịch quốc tế, (2) Du lịch nội địa, (3)
Du lịch quốc gia.
1.2.4. Vai trò du lịch
Vai trò của du lịch thể hiện ở những nội dung chính sau đây:
Du lịch là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, là
một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước.
Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng
của nhiều nước công nghiệp phát triển. Thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm du
lịch của du khách, ngành du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia phát triển
các ngành du lịch đó.
Sự tác động qua lại của q trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác
động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy du lịch làm ảnh hưởng đến các
khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
11


Ngồi ra, do tính chất liên ngành nên việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát
triển của các ngành kinh tế khác, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền
kinh tế quốc dân.
Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động ln
chuyển tiền tệ, hàng hố, điều hồ nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang
vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng
sâu, vùng xa…
Hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Thứ
nhất, các du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng
thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Thứ hai, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối
với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngồi.
Hơn thế nữa, ngành du lịch góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tạo ra nguồn

thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
1.3. Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa
1.3.1. Khái niệm du lịch văn hóa
Ngồi những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh,
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị, du lịch thể thao kết hợp, du lịch chữa bệnh, du
lịch thăm thân... hiện nay, du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của
các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.
Vậy, du lịch văn hóa là gì?.
Theo Điều 4, Khoản 20, Luật du lịch số 44/2005/QH11 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005, du lịch
văn hóa được hiểu như sau:
“Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hố dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống”.[15,tr86 ]
Dựa vào khái niệm du lịch đã được đề cập ở phần 1.2.1, cũng có thể hiểu, du lịch
văn hóa là một ngành trong ngành kinh tế văn hóa, tức ngành kinh doanh có sử dụng
yếu tố văn hóa. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch trong đó khai thác yếu tố văn
hóa để sinh ra lợi ích kinh tế đồng thời phát huy các giá trị văn hóa của quốc gia.
12


1.3.2. Phân loại du lịch văn hóa
Các loại hình du lịch văn hóa hiện nay đang được triển khai trên các nước trên
thế giới được tổng hợp trong hình 1.3 dưới đây:

Du lịch văn
hóa

Du lịch văn
hóa vùng di

sản

Du lịch văn
hóa thắng
cảnh nhân văn

Du lịch văn
hóa những
điểm đen

Du lịch văn
hóa cơng viên
chun đề

Hình 1.3. Phân loại du lịch văn hóa
( Nguồn: ThS. Trần Anh Dũng - Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh)
Theo đó, du lịch văn hóa được phân thành bốn nhóm chính, cụ thể:
* Du lịch văn hóa vùng di sản (Heritage sites cultural tourism)
Du lịch văn hóa vùng di sản bao gồm tất cả những chuyến du lịch tham quan
di sản thiên nhiên, di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể).
* Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn (Literary landscapes cultural tourism)
Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn bao gồm tất cả những chuyến du lịch
thăm lại những khu di tích lịch sử của vùng, thăm những ngôi nhà của các anh hùng
lịch sử dân tộc, thăm quan nơi làm việc của các vĩ nhân...
* Du lịch văn hóa những điểm đen (Blackspot cultural tourism)
Du lịch văn hóa những điểm đen là loại du lịch văn hóa đem lại cảm giác xúc
động mạnh như: tham quan khu thảm sát trong chiến tranh, tham quan khu xảy ra tai
nạn của các nhân vật nổi tiếng, hay nơi xảy ra vụ đắm tàu lịch sử, nơi chơn xác
trong chiến tranh...
* Du lịch văn hóa công viên chuyên đề (Theme parks cultural tourism)


13


Du lịch văn hóa cơng viên chun đề bao gồm những chuyến tham quan các
cơng viên văn hóa chun đề như: Công viên nước, công viên hoa, công viên
tranh nghệ thuật, cơng viên điêu khắc, cơng viên tình u, cơng viên nghệ thuật
hóa trang...
1.3.3. Vai trị du lịch văn hóa
Vai trị của du lịch văn hóa thể hiện ở hai nội dung chính:
Thứ nhất, du lịch văn hóa cũng như các loại hình du lịch khác góp phần mang
lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia phát triển các ngành du lịch văn hóa. Đồng thời,
du lịch văn hóa ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, kéo theo
sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong
nền kinh tế quốc dân, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Thứ hai, du lịch văn hóa cũng góp phần làm biến đổi cán cân thu chi của đất
nước. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tạo ra
nguồn thu nhập cho người lao động.
Cuối cùng, du lịch văn hóa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống của các quốc gia. Nhờ các sản phẩm du lịch văn hóa mà nhiều du
khách sẽ biết đến các giá trị văn hóa của các dân tộc khác nhau trên thế giới, từ đó
giúp bảo tồn, phát huy các giá trị đó.
1.3.4. Nội dung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa
Nội dung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa là tổng hợp các hoạt động, chiến lược
nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của quốc gia, đồng thời tăng
lợi ích kinh tế mang lại từ các sản phẩm du lịch văn hóa.
Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa được triển khai đồng đều trên cả ba
phương diện: Khách hàng, sản phẩm và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch
văn hóa.

Q trình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trải qua ba khâu quan trọng: Lên
kế hoạch khai thác, tổ chức các hoạt động khai thác và kiểm tra, đánh giá kết quả
thực hiện khai thác tiềm năng du lịch văn hóa.

14


1.3.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa
Để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, tác giả sử dụng hệ
thống các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí đánh giá
hiệu quả khai thác
tiềm năng du lịch
văn hóa

Số lượng du khách
tham quan và sử
dụng loại hình du
lịch văn hóa

Sự thỏa mãn của
khách hàng với các
gói sản phẩm du
lịch văn hóa

Hiệu quả hoạt động
của các doanh
nghiệp kinh doanh
sản phẩm du lịch
văn hóa


Hình 1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Theo đó, các tiêu chí đánh giá bao gồm:
* Số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa
Số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa là tiêu chí
đầu tiên để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa. Nếu số lượng du
khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa càng cao chứng tỏ hiệu quả
khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn càng tốt và ngược lại.
Số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa được thu
thập từ số liệu của Tổng cục du lịch hay các Vụ trực thuộc Tổng cục, các đơn vị sự
nghiệp như Báo Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tạp chí du lịch, Trung
tâm thông tin du lịch...
* Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa
Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa là tiêu chí
thứ hai dùng để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa. Nếu sự thỏa
mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa càng cao chứng tỏ hiệu
quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn càng tốt và ngược lại.

15


Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa được đo
lường thơng qua phương pháp phỏng vấn thông qua các bảng hỏi mở hoặc đóng để
nhìn nhận ý kiến đánh giá của các khách hành khi sử dụng các gói sản phẩm du lịch
văn hóa.
* Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn
hóa
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn

hóa là tiêu chí thứ ba dùng để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn
hóa. Nếu hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn
hóa càng cao chứng tỏ hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn
càng tốt và ngược lại.
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn
hóa được đo lường thông qua kết quả doanh thu, lợi nhuận kinh doanh nói chung và
doanh thu, lợi nhuận từ kinh doanh các sản phẩm du lịch văn hóa nói riêng.

16


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
2.1. Sơ lược tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013
Bảng 2.1 dưới đây tổng hợp các số liệu đánh giá về tình hình phát triển kinh tế
xã hội của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2009 – 2013.
Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014
Chỉ tiêu
Tổng sản phẩm

ĐVT

2009

2010

2011

2012


2013

Tỷ đồng

73.478

81.175

87.719

94.810

102.062

Tỷ đồng

243.210

291.750

326.470

373.000

403.540

%

11,04


10,13

8,1

8,08

8,19

43,0

46,9

52,3

56,9

193.587

232.659

279.000

30.098

138.800

133.000

128.600


136.089

Tỷ đồng 106.181 123.610
sách
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội

138.893

138.373

130.100

trên địa bàn
theo giá cố định
1994
Tổng sản phẩm
trên địa bàn
theo giá hiện
hành
Tăng tổng sản
phẩm trên địa

bàn
GDP/người
Triệu đồng 36,79
Vốn đầu tư phát
Tỷ đồng 167.453
triển
Số người được

giải quyết việc

Người

130.060

làm
Tổng thu ngân

Theo đó, tình hình phát triển KTXH Thủ đơ giai đoạn 2009 – 2013 đã đạt được
những kết quả như sau:
* Giai đoạn 2010 - 2011

17


Về kinh tế: Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch KTXH năm năm 20112015, kinh tế Hà Nội vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tổng sản
phẩm nội địa (GRDP) tăng 10,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,2%, tổng
mức bán lẻ tăng 23,7%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 27,1%, tổng vớn đầu
tư xã hợi tăng 13,5%; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vốn
đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011 dự kiến đạt 193587 tỷ
đồng tăng 13,5% so với năm 2010, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ
trọng 20,6%, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2010. [24]
Về xã hội: Ước tính dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2011 là 6763,1
nghìn người tăng 2,2% so với năm 2010, trong đó dân số thành thị là 2905,4 ngàn
người chiếm 43,5% tổng số dân của Hà Nội và tăng 3,2% so với năm 2010; dân số
nơng thơn là 3857,7 nghìn người tăng 1,5%. Trong năm 2011 Thành phố dự kiến
thực hiện mức giảm tỷ suất sinh so với năm 2010 là 0,5%. [24]
Theo kết quả sơ bộ của điều tra Lao động việc làm năm 2011, số người từ 15
tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% so với

tổng số người từ 15 tuổi trở lên, tăng không đáng kể so với năm 2010 (năm 2010:
3626,1 nghìn người); trong đó lực lượng lao động nữ chiếm 51,3%. [24]
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 4,3%. So với năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp tăng
2,1% (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là
6,7% cao hơn nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tỷ lệ này là 3,1%). Năm 2011, toàn
Thành phố đã giải quyết việc làm cho 138.800 người, đạt 101,3% kế hoạch. [24]
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm 2011 đạt 123.610 tỷ đồng,
vượt 7,1% dự toán năm, tăng 14,1% so năm 2010, trong đó thu nội địa là 108.220 tỷ
đồng, vượt 6,4% dự toán, tăng 14,6%. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2011 là
45.932 tỷ đồng, vượt 5,3% dự toán, tăng 10,8% so năm trước, trong đó chi thường
xuyên là 23.756 tỷ đồng, vượt 6,8% dự toán, tăng 27,4%; chi xây dựng cơ bản là
18.651 tỷ đồng, vượt 6,8% dự toán, tăng 5,8%. [24]
* Giai đoạn 2011 - 2012

18


Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, các cấp chính quyền và sự nỗ lực của
doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội năm
2012 có chuyển biến tích cực, đúng hướng.
Về kinh tế: Kinh tế Thủ đơ duy trì tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn
quý III ước tăng 8,5% - cao hơn quý I và II năm 2012 (tương ứng là 7,3% và
7,9%); nhờ đó, tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 7,9%, trong đó, dịch vụ tăng
8,9%, công nghiệp - xây dựng 8%, nông - lâm - thuỷ sản giảm 0,6%. Trong điều
kiện khó khăn chung, đây là mức tăng khá, tuy nhiên, thấp hơn kế hoạch cả năm
và mức tăng cùng kỳ của các năm trước. Cơ cấu kinh tế năm 2012 chuyển dịch
theo hướng tỉ trọng các ngành dịch vụ công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng nông
nghiệp giảm. Năm 2012, cơ cấu dịch vụ là 52,6%, công nghiệp - xây dựng là
41,8% và nông nghiệp là 5,6%. [25]
Kinh tế Hà Nội năm 2012 duy trì tăng trưởng, nhưng thấp hơn kế hoạch và

mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng
8,1%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,2%; tổng mức bán hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3%. Chỉ
số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2012 tăng 5,1% so cùng kỳ. Năm 2012,
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước năm 2012 đạt 232.658,5 tỷ
đồng, tăng 13,2% so với năm 2011. Đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi: Ước đạt khoảng 41.348,4 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2011. [25]
Với những kết quả đã đạt được, kinh tế Thủ đơ có vai trị, đóng góp ngày càng
lớn so với cả nước. Năm 2012, Hà Nội đã đóng góp 10,06 GDP; 9% kim ngạch xuất
khẩu; 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp; 23,5% vốn đầu tư phát triển. [25]
Về xã hội: Hà Nội đã thực hiện có kết quả kiềm chế lạm phát, an sinh xã hội
tiếp tục được đảm bảo. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm:
tuyển sinh và đào tạo gần 94 nghìn lượt người, đạt 64,3% kế hoạch; xét duyệt 1.300
dự án cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, tổ chức 63 phiên giao dịch
việc làm... Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là 4,8%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực
thành thị là 7,8%. So với năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,3%. Số lao động được
giải quyết việc làm toàn Thành phố là 133 nghìn người, bằng 95% kế hoạch. [25]
19


×