Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

XÂY DỰNG và sử DỤNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN để ĐÁNH GIÁ kết QUẢ học tập của học SINH TRONG dạy môn CÔNG NGHỆ lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.72 KB, 172 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Các Thầy, Cô khoa Sư phạm kĩ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, Thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Khôi đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn tác giả đi từ những bước đầu tiên của luận văn.
Ban Giám hiệu trường THCS Tiền An, THCS Đại Đồng, THCS Đông
Tiến, THCS Cách Bi tỉnh Bắc Ninh và các Thầy, Cô đã cộng tác, tạo điều kiện,
đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tiễn và thực
nghiệm Sư phạm của đề tài thành công.
Toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên tác giả !
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Dung


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

NXB



: Nhà xuất bản

BGDĐT

: Bộ Giáo dục Đào tạo


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU DÙNG TRONG LUẬN VĂN


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kiểm tra - đánh giá là một khâu quan trọng, chủ yếu để xác định năng
lực của người học, điều chỉnh quá trình dạy - học; là động lực để đổi mới
phương pháp dạy học; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người theo
mục tiêu giáo dục. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những
vấn đề được coi trọng trong hoạt động dạy - học. Để đáp ứng được mục tiêu
giáo dục là đào tạo những con người chủ động, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng như hoà nhập được với khu vực và
thế giới, vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá cần được tiến hành một cách đồng
bộ nhằm xác định giá trị thực kết quả học của học sinh, góp phần tạo ra sự
chuyển biến về chất và lượng của quá trình dạy học.
Hiện nay công cụ đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ chủ yếu
là những bài kiểm tra viết, bài thi tự luận… dẫn đến những hạn chế: Đánh
giá chưa khách quan, chưa chính xác, chưa đo lường được toàn bộ nội dung
kiến thức.

Vấn đề tìm ra công cụ để nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập có
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THCS.
Trắc nghiệm khách quan là một trong những phương pháp để đánh giá
kết quả học tập, nó đã được áp dụng nhiều trong giáo dục, và đã thu được
những kết quả khả quan: Làm tăng tính khách quan, chính xác, tin cậy trong
hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh, vừa như là phương tiện góp
phần cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng và hiệu quả
của quá trình dạy học. Nó thể hiện tính ưu việt và khắc phục hạn chế của các
phương pháp đánh giá truyền thống.
Bộ môn Công nghệ nói chung và môn Công nghệ lớp 8 nói riêng việc
sử dụng trắc nghiệm khách quan vào đánh giá kết quả học tập chưa được quan
tâm và nghiên cứu nhiều.
1


Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Xây
dựng và sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của
học sinh trong dạy môn Công nghệ lớp 8”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết lập quy trình xây dựng và sử dụng câu trắc nghiệm khách quan, từ
đó xây dựng hệ thống các bài trắc nghiệm khách quan và sử dụng chúng nhằm
đáp ứng yêu cầu trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ
lớp 8, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ lớp 8 trường
THCS tỉnh Bắc Ninh.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ lớp 8 trường
THCS tỉnh Bắc Ninh bằng trắc nghiệm khách quan. Cụ thể là:

- Yêu cầu trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ
lớp 8.
- Câu trắc nghiệm khách quan và bài trắc nghiệm khách quan
- Quy trình xây dựng và sử dụng câu trắc nghiệm khách quan.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng và sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học
tập môn Công nghệ lớp 8.
- Phạm vi khảo sát và thực hiện: Tại trường THCS Đại Đồng và THCS
Tiền An tỉnh Bắc Ninh, năm học 2012 – 2013.
4. Giả thuyết khoa hoc
Nếu xây dựng được một hệ thống câu trắc nghiệm khách quan và sử
dụng chúng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ lớp 8 theo
quy trình đề tài thiết lập thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại trường
THCS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng và sử dụng
trắc nghiệm khách quan đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy môn
Công nghệ lớp 8.
- Xây dựng, sử dụng câu trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả
học tập môn Công nghệ lớp 8.
- Kiểm nghiệm, đánh giá giả thuyết khoa học đã nêu và hoàn thiện các
đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các công trình, tác phầm khoa học có liên quan đến nội dung
của đề tài trên cơ sở đó tiếp thu có chọn lọc các vấn đề đã và đang nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích lí luận về công tác kiểm tra đánh giá.
Có thể coi đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng trong toàn bộ quá
trình nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để phân tích các tài liệu về
đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học. Qua đó thấy được việc
đổi mới là một hướng đi đúng. Từ kết quả phân tích trên đi đến tổng hợp và rút
ra hệ thống lý thuyết mới phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp thu thập tài liệu
Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu đề tài. Các nguồn tài liệu thu thập gồm sách báo, tạp chí chuyên
ngành, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu và những phần mềm ứng dụng dạy
học có nội dung liên quan.
- Phương pháp đối chiều so sánh
Đối chiếu tài liệu có liên quan tới đề tài để làm rõ vấn đề cần nghiên
cứu.
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra quan sát, điều tra tình hình dạy học và công tác kiểm tra
đánh giá
Phương pháp này nhằm tiếp cận tình hình thực tế, nắm được thực trạng
việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Công nghệ lớp 8 tại
trường THCS Đại Đồng và THCS Tiền An tỉnh Bắc Ninh.
3


- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm thu thập số liệu thực tiễn
về vấn đề đánh giá chất lượng và hiệu quả khi sử dụng bài trắc nghiệm khách
quan trong đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 8
Thực tế kết quả thực nghiệm là cơ sở để kiểm chứng tính khả thi và tính
hiệu quả của đề tài.
6.3 Phương pháp thống kê trong xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính toán, tổng hợp kết quả
thực nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính:
Phần Mở đầu
Phần Nội dung với 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của xây dựng và sử dụng trắc
nghiệm khách quan đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy môn Công
nghệ lớp 8
Chương 2. Xây dựng và sử dụng câu trắc nghiệm khách quan trong đánh
giá kết quả học tập môn Công nghệ lớp 8
Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá
Phần Kết luận và kiến nghị.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về xây dựng và sử dụng trắc nghiệm khách
quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh trên thế giới
Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) được nhiều nhà khoa học giáo dục
trên thế giới chú ý và nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
4


Năm 1904 nhà tâm lý học người Pháp – Alfred Binet cùng với cộng sự
trong quá trình nghiên cứu trẻ em tâm thần, đã xây dựng ra bài trắc nghiệm về
chỉ số thông minh.
Đầu thế kỉ XX E.Thorm Dike là người đầu tiên dùng TNKQ như một
phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để xác định trình độ của học sinh ở

môn Số học và sau đó là một số môn khác.
Hình thức thi TNKQ đã được sử dụng đầu tiên từ những năm 1920 ở Mỹ
khi tuyển nhân viên hành chính nhà nước, sau đó dùng trong quân đội. Càng
ngày TNKQ càng được sử dụng nhiều, nhất là trong kiểm tra sơ bộ, sơ tuyển
dụng, mức độ cạnh tranh nhiều. Hầu hết các cơ sở đào tạo đều áp dụng hình
thức thi trắc nghiệm và thực hiện thi trên mạng máy tính, điển hình của hệ
thống này là các cuộc thi tiếng Anh quốc tế như TOFEL, IELTS, TOEIC…
TNKQ không chỉ được phát triển ở Mĩ, Châu Âu mà ở các nước Châu Á
cũng rất phát triển. Nhật, Thái Lan, Trung Quốc… cũng đã có cơ sở vững chắc
về lĩnh vực này. Tại Nhật Bản kì thi “Trắc nghiệm trung tâm Quốc gia tuyển
sinh Đại học (National Center Test for University Amission)” duy trì từ năm
1990 đến nay, với hình thức đề thi được soạn thảo hoàn toàn theo phương thức
TNKQ. Các tổ chức JHEEE (Joint Higher Education Entrance Examination),
NEEA (National Education Examination Authority) tại Thái Lan và Trung
Quốc đã tổ chức kì thi tuyển sinh chủ yếu bằng TNKQ [18].
Như vậy, ta thấy rõ khoa học về đo lường và TNKQ ra đời và nhanh
chóng khẳng định ưu thế, xác định vị trí của mình trong lĩnh vực giáo dục, là
một phương tiện có giá trị trong giáo dục.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về xây dựng và sử dụng trắc nghiệm khách
quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy môn Công nghệ
tại Việt Nam
TNKQ không còn là vấn đề mới lạ ở Việt Nam. Từ năm 1950 học sinh
đã được tiếp xúc với TNKQ qua các cuộc khảo sát khả năng ngoại ngữ do các

5


tổ chức quốc tế tài trợ. Đến năm 1970 trắc nghiệm đã được Bộ giáo dục và các
nhà khoa học giáo dục tiến hành nghiên cứu.
Bộ Giáo dục và đào tạo đã có một số hoạt động, bước đầu tổ chức các

cuộc hội thảo trao đổi thông tin về việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
trong quá trình dạy học, chủ yếu là sử dụng phương pháp TNKQ như:
Năm 1986, tại trường Đại học sư phạm Hà Nội diễn ra hội thảo:
“Phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi lựa chọn đa phương án” do
J.P.Herath trình bày và hướng dẫn trong chương trình tài trợ của UNDP
(United Nations Development Programme – Chương trình phát triển của Liên
hợp quốc).
Năm 1994, Bộ Giáo dục – Đào tào theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá
phối hợp với viện Công nghệ hoàng gia Melbourne của Australia tổ chức các
cuộc hội thảo với chủ đề: “Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan”
tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế…
Năm 1994 – 1995 với sự giúp đỡ của Liên hiệp quốc, trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội đã mở các lớp dài hạn bồi dưỡng phương pháp xây dựng câu
hỏi trắc nghiệm và việc sử dụng nó vào dạy học.
Các nhà khoa học giáo dục trong nước cũng đã công bố nhiều công trình
nghiên cứu lĩnh vực TNKQ trong thời điểm này:
Dương Thiệu Tống (1973), Trắc nghiệm và đo lường thành tích học tập,
NXB ĐHSP, Sài Gòn [20].
Nguyễn Xuân Nùng, Lâm Quang Thiệp (1995), Trắc nghiệm và đo
lường cơ bản trong giáo dục, NXB GD, Hà Nội [16].
Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1996), Phương pháp kiểm tra
đánh giá thành quả học tập, NXB GD, Hà Nội [14].
Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB GD, Hà
Nội [13].
Lê Đức Ngọc (1997), Vắn tắt về kỹ thuật kiểm tra đánh giá, NXB
ĐHQG, Hà Nội [15].

6



Lâm Quang Thiệp (2002), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, NXB
ĐHQG, Hà Nội [17].
Các công trình nói trên đã trình bày khá chi tiết về lý thuyết TNKQ. Từ
khái niệm trắc nghiệm, sự khác biết của trắc nghiệm và tự luận, các hình thức
câu hỏi trắc nghiệm, đánh giá chất lượng câu hỏi và đề trắc nghiệm, đến các
bước quy hoạch một bài trắc nghiệm.
Sau nhiều năm thử nghiệm, tháng 7/2006, phương pháp thi TNKQ chính
thức được áp dụng trong kì thi tuyển sinh đại học môn Ngoại ngữ trên phạm vi
toàn quốc.
Kể từ năm 2007, hình thức thi TNKQ áp dụng trong kì thi tuyển sinh đại
học cho bốn môn văn hóa: Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ.
Nghiên cứu về lĩnh vực đánh giá kết quả học tập trong dạy học môn
Công nghệ có khá nhiều luận án, luận văn như:
Nguyễn Danh Điệp (2001), Xây dựng và sử dụng bộ câu trắc nghiệm
khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Xe
máy ở Trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, Luận văn Thạc sĩ
khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội [10].
Giáp Văn Tới (2004), Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan để
kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Kĩ thuật điện ở trường Trung học Công
nghiệp II Nam Định, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà
Nội [21].
Bùi Văn Ánh (2007), Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học
phần Kĩ thuật điện tử môn Công nghệ 12 ở trường THPT Thực hành – ĐHSP,
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội [2].
Các đề tài nghiên cứu những kĩ thuật cơ bản về đo lường trong giáo dục
bằng trắc nghiệm, đề cập tới các loại câu hỏi trắc nghiệm, ưu điểm và hạn chế
của chúng, đồng thời các công trình đi sâu nghiên cứu việc xây dựng và sử
dụng các câu trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn
thuộc chuyên ngành Kĩ thuật công nghiệp.

7


Đối với môn Công nghệ khối Trung học cơ sở, việc đưa TNKQ vào sử
dụng chưa được nghiên cứu nhiều. Trên cơ sở tham khảo những tài liệu đã
nghiên cứu về TNKQ, đề tài tiếp tục tìm hiểu về hình thức TNKQ, xây dựng
một cách hệ thống và đầy đủ hơn về vấn đề: xây dựng và sử dụng câu TNKQ
trong dạy học môn Công nghệ lớp 8.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Trắc nghiệm khách quan
“Trắc nghiệm khách quan (objective test), là một cụm từ đã xuất hiện
trên thế giới hàng trăm năm nay, theo các nhà nghiên cứu cũng như các nhà
thực tiễn thường gọi cụm từ này để chỉ hình thức tổ chức kiểm tra hoặc hình
thức tổ chức thi cử, bằng cách cho thí sinh lựa chọn và đánh dấu lên các mẫu tự
để trả lời các câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp của để thi” [23, Tr 30].
Như vậy, TNKQ cũng là bài kiểm tra viết, việc chấm điểm không phụ
thuộc chủ quan vào người chấm mà hoàn toàn khách quan. Bài kiểm tra được
tính điểm bằng cách đếm số câu mà học sinh đã chọn câu trả lời đúng trong số
những câu trả lời đã được cung cấp.
Có nhiều cách phân loại TNKQ, hai cách được sử dụng phổ biến nhất là:
- Theo cách chuẩn bị đề trắc nghiệm:
+ Trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa: Thường do chuyên gia soạn thảo, thử
nghiệm, tu chỉnh, do đó mỗi câu trắc nghiệm được gắn với các chỉ số cho biết
thuộc tính và chất lượng của nó, mỗi đề thi có gắn với một độ tin cậy xác định,
ngoài ra có những chỉ dẫn cụ thể về cách triển khai trắc nghiệm và giải thích
kết quả câu trắc nghiệm.
+ Trắc nghiệm dùng trong lớp học: Do giáo viên soạn thảo để sử dụng
trong quá trình giảng dạy, có thể chưa được thử nghiệm và tu chỉnh công phu,
thường chỉ sử dụng trong các kì kiểm tra với số lượng học sinh không lớn.
- Theo mức độ đảm bảo thời gian làm trắc nghiệm:

+ Trắc nghiệm theo tốc độ: Thường hạn chế thời gian, thí sinh phải làm
nhanh mới có thể làm hết số câu của đề thi, nhằm đánh giá khả năng làm nhanh
của thí sinh.
8


+ Trắc nghiệm không theo tốc độ: Thường cung cấp đủ thời gian cho
phần lớn thí sinh có thể kịp suy nghĩ để hoàn thành hết bài thi [17].
1.2.2 Câu trắc nghiệm khách quan
Là dạng câu hỏi cung cấp một phần hay tất cả các thông tin cần thiết,
trong mỗi câu hỏi có kèm theo các câu trả lời sẵn hoặc các phương án tiến hành
đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời, một phương án đúng nhất; hay phải
điền thêm những thông tin nhất định vào câu trả lời [17].
Hiện nay, TNKQ có thể chia thành bốn loại chính sau:
- Loại câu điền khuyết.
- Loại câu “đúng - sai”.
- Loại câu đa phương án.
- Loại câu ghép đôi.
1.2.3 Đánh giá kết quả học tập
Hiểu một cách tổng quan: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận
định, phán đoán về kết quả của công việc dựa vào sự phân tích những thông tin
thu được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất
những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất
lượng và hiệu quả công việc” [13, tr 6].
Theo lý luận dạy học, học tập về bản chất là hoạt động nhận thức của
người học được thực hiện dưới sự tổ chức, điều khiển của nhà sư phạm. Mục
đích của hoạt động học tập là tiếp thu nền văn hóa nhân loại và chuyển hóa
chúng thành năng lực thể chất, năng lực tinh thần của mỗi cá nhân. Đối tượng
của hoạt động học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kĩ xảo tương ứng được thể hiện
ở nội dung của môn học, bài học, bằng hệ thống khái niệm khoa học và khái

niệm môn học. Do đó kết quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy
học, kết quả học tập đích thực chỉ xuất hiện khi có những biến đổi tích cực
trong nhận thức, hành vi của người học.
Kết quả học tập được hiểu là:
- Mức độ mà người học đạt được so với mục tiêu đã xác định.
9


- Là mức độ mà người học đạt được so sánh với những người cùng
học khác.
Như vậy, đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn
thành các mục tiêu đề ra cho việc học sau một giai đoạn học tập, các mục tiêu
này thể hiện ở từng môn học cụ thể [10].
1.2.4 Môn Công nghệ và chương trình môn Công nghệ lớp 8
1.2.4.1 Môn Công nghệ
Có thể hiểu một cách tổng quát: “Môn học Công nghệ - bộ môn trong
chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông ở bậc Tiểu học và Trung học
có nhiệm vụ cung cấp cho người học những kiến thức ban đầu và rèn luyện các
kĩ năng lao động tối thiếu trong cuộc sống tự lập làm cơ sở việc định hướng và
lựa chọn nghề nghiệp về sau.” (Từ điển Giáo dục học, 2002).
Đặc thù của bộ môn Công nghệ là đi theo chương trình của từng khối,
lớp với nhiều phân môn khác nhau. Cụ thể, ở khối THCS: “môn Công nghệ 8
có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số kiến thức kĩ thuật cơ bản, một số
quy trình công nghệ và kĩ năng lao động đơn giản về cơ khí và điện. Là môn
học mang nhiều tính kĩ thuật, tính thực tiễn, gần gũi với đời sống, với những
điều được học, học sinh có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày, đồng thời
góp phần hướng nghiệp để lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp
THCS” [11].
1.2.4.2 Chương trình môn Công nghệ 8
Chương trình môn học là bộ khung xương chính của mọi chương trình

giảng dạy cụ thể trong nhà trường phổ thông. Với mỗi môn học/khối lớp có thể
tồn tại nhiều Chương trình môn học khác nhau, ví dụ Chương trình Cơ bản,
Chương trình nâng cao.
Chương trình môn Công nghệ 8 là văn bản cung cấp những thông tin cơ
bản về nội dung kiến thức mà học sinh tiếp thu được khi học môn Công nghệ 8,
những yêu cầu, sở pháp lý để giáo viên xây dựng, tổ chức giảng dạy – học tập,
10


đánh giá kết quả học phần…, bất cứ giáo viên nào cũng phải thực hiện đầy đủ
khi được phân công giảng dạy.
Chương trình môn Công nghệ 8 được xây dựng dựa vào yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh cần đạt được sau khi học xong chương
trình giáo dục lớp 8.
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ
1.3.1 Mục đích, chức năng và các yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá trong
quá trình dạy học
1.3.1.1 Mục đích của việc kiểm tra đánh giá
“Học sinh là đối tượng, là sản phẩm giáo dục đồng thời là chủ thể của
quá trình giáo dục , do đó việc đánh giá học sinh giữ vị trí đắc biệt trong điều
tra đánh giá giáo dục” [13, tr7]. Vậy việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy
học nhằm mục đích:
- Xác định kết quả học tập, mức độ đạt được về các mục tiêu dạy học,
kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với yêu cầu của chương trình.
Tạo điều kiện cho giáo viên nắm vững hơn tình hình học tập, phát hiện nguyên
nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học.
- Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản
thân, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá. Qua đó có phương

pháp tự mình ôn tập, củng cố bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn bằng phương
pháp tự học, thúc đẩy việc học tập.
- Cung cấp thông tin phản hồi, giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra
những điểm mạnh điểm yếu của mình, tự điều chỉnh công tác quản lý và hoàn
thiện hoạt động dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Như vậy, Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động học của học sinh mà còn tạo điều kiện
nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên.
11


Trong nhà trường việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực
hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức kiểm tra và thi một cách có hệ thống, theo
những quy định chặt chẽ. Vì thế kiểm tra và đánh giá là hai việc thường đi liền
nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều hướng tới mục đích đánh giá.
1.3.1.2 Chức năng của việc kiểm tra đánh giá
a. Chức năng đo lường
Phải xác định được mức độ hiểu biết, kĩ năng; phẩm chất trí tuệ của học
sinh so với chuẩn của mục đích dạy học đã định trước. Để thực hiện chức năng
này phải:
- Chính xác hóa và lượng hóa được thông số cần đo (hiểu biết, kĩ năng).
- Chọn đơn vị đo (Bảng điểm số hay xếp hạng).
- Xác định độ chính xác, độ nhạy và sự biến đổi của phép đo.
b. Chức năng thông tin
Kiểm tra - đánh giá cung cấp kết quả học tập của học sinh là cơ sở thực
tiễn để giảng viên xác định kết quả giảng dạy, từ đó điều chỉnh và hoàn thiện
nội dung, phương pháp giảng dạy. Đồng thời cũng giúp học sinh tự đánh giá
kết quả học tập để điều chỉnh sự học tập của mình theo yêu cầu của môn học.
c. Chức năng chọn lọc và phân loại
Thông qua kiểm tra – đánh giá có thể:

- Chọn ra được những kiến thức (kĩ năng) mà học sinh đã nắm vững,
chưa nắm vững trong môn học.
- Phân loại học sinh ở các mức độ (giỏi, khá, trung bình …), điều này có
tác dụng kích thích sự cố gắng học tập của học sinh.
1.3.1.3. Những yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá
Căn cứ vào các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra - đánh giá [12]; căn
cứ theo mục 3 điều 2 Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT – ban hành quy chế
đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông,
khi tiến hành kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh cần đảm bảo các
nguyên tắc sau:
a. Đánh giá đảm bảo tính khách quan
Tính khách quan là yêu cầu cơ bản trong đánh giá kết quả học tập của
người học.
12


Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh và điều kiện dạy học. Kết quả đánh
giá phải phù hợp với kết quả lĩnh hội tri thức, kĩ năng của học sinh được bộc lộ
trung thực. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với các yêu cầu chung của chương
trình đề ra. Tổ chức thi phải nghiêm minh.
Tránh những nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ của người đánh
giá. Tính chủ quan thể hiện đậm nét ở đặc điểm tâm lý, trang thái tâm lý cá
nhân cũng như nét tính cách, năng lực và phẩm chất của người đánh giá.
Tránh đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay một nhóm
thực hành, một tổ thực tập.
Yêu cầu đảm bảo tính khách quan là yêu cầu không thể thiếu được, nó
ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình đánh giá kết quả học tập.
b. Đánh giá đảm bảo tính công khai
Việc tổ chức đánh giá phải đảm bảo tính công khai. Kết quả phải được
công bố kíp thời để mỗi học sinh có thể tự đánh giá, xếp hạng trong tập thể, để

tập thể học sinh hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau. Kết quả kiểm tra, đánh giá phải
được ghi vào hồ sơ, sổ sách.
c. Đánh giá đảm bảo tính công bằng
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt
động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được
kết quả đánh giá như nhau.
d. Đánh giá đảm bảo đúng chất lượng
Quá trình kiểm tra – đánh giá phải phản ánh đúng thực chất, chất lượng,
kết quả học tập của học sinh.
Nguyên tắc đảm bảo đúng chất lượng phụ thuộc vào mục đích, nội dung,
phương pháp kiểm tra - đánh giá. Giáo viên khi ra đề phải chú ý đến sự phù
hợp của câu hỏi với việc xác định mức độ đạt được các mục tiêu trong học tập.
e. Đánh giá đảm bảo tính mục tiêu
Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các
mục tiêu trong chương trình giáo dục, có nghĩa mục tiêu giáo dục mang đến cái
đích trực tiếp cho quá trình giáo dục và đào tạo, là cơ sở thực tiễn để điều chỉnh
quá trình đào tạo.
13


Nếu trong đánh giá kết quả học tập không xác định tính đo được của
mục tiêu thì cũng như chọn một công cụ đo lường mà không biết sẽ dùng
chúng để đo cái gì.
g. Đánh giá đảm bảo tính hệ thống
Việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo hệ thống, có kế hoạch, thường
xuyên. Điều này được thể hiện ở các điểm sau:
- Đánh giá trước khi học, trong quá trình học và sau khi học xong một
phần, một chương hoặc môn học.
- Kết hợp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kỳ,
tổng kết cuối năm, cuối khóa học.

- Số lần kiểm tra phải đủ mức để có thể đánh giá được chính xác.
Đảm bảo tính hệ thống trong đánh giá kết quả học tập giúp cho giáo viên
thu được những thông tin về mức độ nắm tri thức, kĩ năng của học sinh sau một
quá trình học tập, biết được mức độ tri thức, kĩ năng của học sinh trong từng
thời điểm nhất định của tiến trình học tập. Ngoài ra, nó giúp cung cấp định kỳ
những thông tin trực tiếp phản hồi cho giáo viên về kết quả giảng dạy của họ,
giúp cho họ điều chỉnh kịp thời cách dạy của mình và cách học cho học sinh,
tạo điều kiện kết hợp thống nhất giữa dạy và học.
h. Đảm bảo tính toàn diện
Đánh giá phải toàn diện cả về số lượng và chất lượng, kiến thức, kĩ năng,
kĩ xảo, thái độ của từng cá nhân.
Tính toàn diện của đánh giá đảm bảo cho các thông tin thu được sẽ đầy
đủ và rõ ràng hơn về mức độ đạt được các mục tiêu của người học. Các công
cụ để tiến hành đánh giá có hệ thống rất đa dạng như: Các bài kiểm tra, các
nhiệm vụ được giao, thảo luận nhóm, quan sát để thu thập kết quả …
Các yêu cầu trên được quán triệt đầy đủ trong quá trình đánh giá kết quả
học tập của học sinh trong từng môn học cụ thể.
1.3.2 Tóm tắt các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả
học tập
1.3.2.1 Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a. Kiểm tra sơ bộ (khi bắt đầu môn học)

14


Là hình thức kiểm tra hệ thống kiến thức cơ bản mà học sinh phải nắm
được có liên quan với kiến thức mới. Hình thức này, thường được áp dụng cho
những môn học có chương trình đồng tâm hoặc có nội dung được xây dựng
trên cơ sở những nội dung của các môn học khác mà học sinh đã biết.
b. Kiểm tra thường xuyên

Là hình thức kiểm tra có hệ thống, được người giáo viên tiến hành
thường xuyên như kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng…; là tiến trình thu thập
thông tin về việc học của học sinh một cách liên tục trong lớp học và kết quả
của nó dùng để theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình giảng dạy. Giúp
giáo viên có những biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học của mình,
cũng như giúp học sinh nhận ra được sự tiến bộ, chưa tiến bộ của bản thân.
Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực, làm việc liên tục và có hệ thống từ đó điều
chỉnh và phát triển.
c. Kiểm tra định kỳ
Là hình thức kiểm tra được thực hiện sau khi học sinh học xong một
chương, một phần của chương trình, hoặc sau một học kì. Là phương thức xem
xét kết quả học tập của học sinh theo một thời điểm. Khối lượng tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo nằm trong phạm vi kiểm tra là tương đối lớn. Mục đích giúp giáo
viên, học sinh nắm được kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định; giúp
giáo viên đánh giá trình độ nắm bắt của học sinh sau một đơn vị học phần để từ
đó có biện pháp kịp thời bổ khuyết hay điều chỉnh nội dung và phương pháp
dạy học những phần tiếp theo. Hình thức kiểm tra này mang tính đào tạo theo
từng giai đoạn.
d. Kiểm tra tổng kết
Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc môn học, cuối năm học
nhằm đánh giá - tổng kết kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề
ra. Thường được tổ chức thành các kì thi với các mục đích khác nhau như thi
cuối năm học, thi tốt nghiệp…
15


e. Kiểm tra học sinh giỏi
Là hình thức kiểm tra để tuyển chọn những học sinh có khả năng không
những nắm vững về kiến thức đã học mà còn biết vận dụng kiến thức đó để
phát triển và thay đổi kiến thức đó lên một bậc cao hơn. Hình thức này được áp

dụng các kì thi chuyển cấp.
1.3.2.1 Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Có nhiều phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học sinh khác nhau, có
thể tóm tắt các phương pháp phổ biến đang sử dụng trong nước ta như sơ đồ 1.1
a Phương pháp kiểm tra vấn đáp
Phương pháp này được sử dụng trước khi học bài mới, trong quá trình
học bài mới, sau khi học bài mới, thi hết một chương trình, thi cuối năm học.
Giúp học sinh rèn kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ nhanh, chính xác. Phương
pháp dùng ngôn ngữ để thể hiện khả năng hiểu biết, từ đó đánh giá được kiến
thức của học sinh. Có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình
huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa
người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản
ứng khi phỏng vấn… Phương pháp vừa mang tính định tính vừa mang tính
định lượng, CÁC
có độPHƯƠNG
chính xácPHÁP
cao, có
giá trịGIÁ
đàoKẾT
tạo nhiều
mặt: Bổ
ĐÁNH
QUẢ HỌC
TẬPxung kiến
thức, rèn luyện năng lực tư duy và khả năng diễn giải tức thời.
PP Viết

PP quan sát

PP quan sát

thường
xuyên

PP quan sát sự
trình diễn của HS

PP trắc nghiệm khách quan

PP trắc nghiệm tự
luận

Bài thi

PP vấn đáp

Đúng sai

Đa phương
16
án

Tiểu luận

Luận văn

Ghép đôi

Điền khuyết



Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về các phương pháp kiểm tra – đánh giá
a Phương pháp kiểm tra vấn đáp
Phương pháp này được sử dụng trước khi học bài mới, trong quá trình
học bài mới, sau khi học bài mới, thi hết một chương trình, thi cuối năm học.
Giúp học sinh rèn kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ nhanh, chính xác. Phương
pháp dùng ngôn ngữ để thể hiện khả năng hiểu biết, từ đó đánh giá được kiến
thức của học sinh. Có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình
huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa
người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản
ứng khi phỏng vấn… Phương pháp vừa mang tính định tính vừa mang tính
định lượng, có độ chính xác cao, có giá trị đào tạo nhiều mặt: Bổ xung kiến
thức, rèn luyện năng lực tư duy và khả năng diễn giải tức thời.
b. Phương pháp kiểm tra quan sát
Trong giáo dục được hiểu là phương pháp tri giác có mục đích một hiện
tượng sư phạm nào đó, để thu lượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể, đặc
trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng.
- Phương pháp quan sát thường xuyên: Đây là phương pháp được sử
dụng rỗng rãi, có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài lớp, thuận tiện cho việc thu
thập thông tin để đánh giá về thái độ, về giá trị của học sinh.
- Phương pháp quan sát sự trình diễn của học sinh: Thường dùng trong
đánh giá kết quả kiểm tra năng khiếu hoặc kiểm tra thực hành như: Kiểm tra
thực hành gia công cơ khí, kiểm tra thể dục, âm nhạc, kể chuyện…
c. Phương pháp kiểm tra viết
- Phương pháp trắc nghiệm tự luận:

17


+ Bài thi viết: Phương pháp sử dụng câu hỏi, đòi hỏi học sinh trả lời
theo yêu cầu, chủ đề của câu hỏi. Yêu cầu học sinh diễn giải theo một cấu

trúc nhất định.
+ Bài tiểu luận: John Locke đã viết trong cuốn An Essay
Concerning Human Understanding vào năm 1690: “Tiểu luận là một bài viết
thường được thực hiện dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả. Các bài luận có
thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, gồm: bài phê bình, bản tuyên ngôn
chính trị, các dẫn chứng, bài tranh luận của các học giả, bài quan sát đời sống
hàng ngày, hồi ký của chính tác giả…”
Như vậy phương pháp này giúp học sinh rèn luyện khả năng tổng kết và
viết một văn bản có tính chất tổng quan: Nghị luận hoặc báo cáo.
+ Luận văn: Phương pháp này cho kết quả đào tạo giống như tiểu luận,
nhưng khối lượng kiến thức diễn giải đòi hỏi nhiều và cao hơn. Là dạng trắc
nghiệm dùng những câu hỏi mở đòi hỏi học sinh tự xây dựng câu trả lời.
Dạng này được xem là trắc nghiệm chủ quan vì việc đánh giá, cho điểm
có thể tùy thuộc rất nhiều vào chủ quan người chấm.
Phương pháp này có thể đo được khả năng suy luận như: Sắp xếp ý
tưởng, so sánh, phân tích… Có thể kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về
các vấn đề, lĩnh vực, sự kiện một cách hữu hiệu.
- Trắc nghiệm khách quan: Là phương pháp sử dụng hệ thống các câu
hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Hệ thống câu hỏi này cung cấp cho học
sinh một phần hoặc tất cả thông tin nhưng yêu cầu học sinh lựa chọn một câu
trả lời đúng hoặc câu trả lời tốt nhất hay điền thêm nội dung đúng.
Có nhiều loại câu hỏi trắc quan: Câu đúng – sai, câu đa phương án, câu
điền khuyết, câu ghép đôi.
1.3.3 Đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan
1.3.3.1 Phân loại câu trắc nghiệm khách quan
a. Câu ghép đôi (matching items)
18


Đòi hỏi học sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau

sao cho phù hợp về ý nghĩa. Loại câu này thường bao gồm hai dãy thông tin
gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Hai dãy thông tin này có số câu có thể không
bằng nhau vì khi số câu bằng nhau thì hai thông tin cuối cùng sẽ mặc nhiên
được ghép với nhau mà không phải lựa chọn. Mỗi câu nhận định hay một từ ở
dãy thứ nhất được kết hợp với một câu hay một cụm từ ở dãy thứ hai để trở
thành một nhận định đúng.
- Ưu điểm:
+ Câu ghép đôi dễ viết, thích hợp với học sinh cấp THCS. Có thể
dùng để đo các mức năng lực khác nhau, thường được xem như công cụ
hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập
các mối tương quan.
+ Yếu tố may rủi giảm.
- Nhược điểm:
Soạn câu ghép đôi để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu. Nếu
số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc nội dung mỗi
cột trước khi ghép.
- Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu ghép đôi.
+ Trong mỗi cột ít nhất là 6 câu và nhiều nhất là 12 câu. Số câu chọn lựa
trong cột trả lời nên nhiều hơn số câu trong cột hỏi để giảm yếu tố may rủi.
+ Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một câu của cột trả lời và câu hỏi
tương ứng. Phải nói rõ mỗi câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hay được sử
dụng nhiều lần.
+ Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ nhau. Sắp xếp các
câu trong các cột theo một thứ tự hợp lý nào đó.
b. Câu điền khuyết (Supply items)
Loại câu này thường là một nhận định được viết dưới dạng một hình
thức mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi. Học sinh phải nghĩ ra một nội
dung thích hợp để điền vào chỗ trống.

19



Câu điền khuyết có ưu điểm hơn các loại câu hỏi trắc nghiệm khách
quan khác ở chỗ đòi hỏi học sinh phải tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra
câu trả lời đúng từ những thông tin đã cho.
- Ưu điểm:
+ Học sinh không có cơ hội đoán mò, mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra
câu trả lời.
+ Rất thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về các
nguyên lí, giải thích các dữ liệu, diễn đạt ý kiến và thái độ. Giúp học sinh luyện
trí nhớ khi học, suy luận hay áp dụng vào các phương pháp khác.
- Nhược điểm:
+ Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường
trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa. Ngoài ra loại câu hỏi này thường
chỉ giới hạn vào chi tiết nhỏ, khi chấm bài mất nhiều thời gian.
+ Khi sử dụng câu điền khuyết không áp dụng được các phương tiện
hiện đại trong kiểm tra đánh giá.
- Những nguyên tắc khi xây dụng dạng câu điền khuyết:
+ Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách, tránh
khuyến khích học sinh thụ động, chỉ học thuộc lòng.
+ Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán
mò, nên để trống những dữ liệu quan trọng nhưng không quá nhiều.
c. Câu đúng sai (yes, no questions)
Là câu đưa ra một nhận định. Học sinh phải lựa chọn một trong hai
phương án trả lời để khẳng định nhận định đó đúng hay sai.
Loại câu đúng – sai cũng có thể là câu hỏi trực tiếp được trả lời là đúng
hay sai. Đôi khi chúng có thể được nhóm lại dưới cùng một câu dẫn. Các
phương án trả lời là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức và một khối lượng kiến
thức đáng kể có thể được kiểm tra một cách nhanh chóng.
Loại câu đúng sai chỉ thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức sự

kiện, định nghĩa, công thức… Chúng thường chỉ đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích
suy nghĩ, khả năng phân biết học sinh giỏi và học sinh yếu rất thấp.
- Ưu điểm:

20


+ Đây là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những
sự kiện.
+ Có thể quan sát được nhiều mảng của học sinh.
- Nhược điểm:
+ Xác suất đúng – sai là 50% nên có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp,
dễ tạo điều kiện cho học sinh đoán mò hơn là hiểu.
+ Khó dùng để phát hiện ra yếu điểm của học sinh, ít phù hợp với đối
tượng học sinh khá, giỏi.
- Những nguyên tắc khi xây dựng câu đúng – sai.
+ Câu nên hỏi những nội dung quan trọng, nội dung có giá trị không
phải là những chi tiết vụn vặt, không quan trọng.
+ Câu nên trắc nghiệm khả năng lý giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trí
nhớ. Càng không nên chép lại những câu trong tài liệu giảng dạy, tránh học
sinh học thuộc lòng máy móc.
+ Trong một câu chỉ có một vấn đề trọng tâm hoặc một ý trọng tâm,
không thể xuất hiện hai ý hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai.
+ Tránh sử dụng những từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị.
+ Tránh những nội dung, đề tài chưa thống nhất.
d. Câu nhiều lựa chọn (Multiple choise questions)
Là câu trắc nghiệm có hai phần, phần đầu đưa ra một nhận định, cung
cấp thông tin cần thiết … được gọi là phần dẫn, phần sau có nhiều phương án
trả lời. Trong các phương án trả lời chỉ có duy nhất một phương án đúng, các
phương án khác được đưa vào có tác dụng gây nhiễu. Học sinh phải chọn câu

trả lời đúng trong các câu trả lời có sẵn đó.
Mỗi loại trắc nghiệm ở trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định,
không có loại câu hỏi nào là ưu thế hay hạn chế nhất mà phải xem xét chúng
trong từng nội dung, kiến thức cụ thể.
- Ưu điểm:
+ Câu có nhiều phương án trả lời cho mỗi câu hỏi, giáo viên có thể dùng
loại câu hỏi này để kiểm tra – đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau
như : Xác định mối tương quan nhân quả, nhận biết các điều sai lầm, ghép các
21


×