Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

CHÍNH SÁCH của NHÀ NGUYỄN đối với VÙNG đất AN GIANG dưới THỜI VUA MINH MỆNH (1820 1840)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.66 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯƠNG LÊ THƯƠNG

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN
ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT AN GIANG
DƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (1820 - 1840)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯƠNG LÊ THƯƠNG

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN
ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT AN GIANG
DƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (1820 - 1840)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số
: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy



Hà Nội, 2015

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................3
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................6
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiêm cứu........................................................9
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu..........................................................10
5. Đóng góp của luận văn.........................................................................................10
6. Bố cục luận văn....................................................................................................10
Chương 1.........................................................................................................................12
KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ........................................................................12
VÀ VÙNG ĐẤT AN GIANG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX...............................................12
1.1. Khái quát bối cảnh lịch sử.................................................................................12
1.1.1. Bối cảnh thế giới......................................................................................12
1.1.2. Bối cảnh trong nước................................................................................13
1.2. Khái quát vùng đất An Giang nửa đầu thế kỉ XIX............................................16
1.2.1. Lịch sử hình thành và địa giới hành chính...............................................16
1.2.2. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.............................................................20
1.2.3. Đặc điểm dân cư và lịch sử - văn hóa......................................................23
1.2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội.........................................................................31
* Tiểu kết chương 1.........................................................................................................34
Chương 2.........................................................................................................................36
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT AN GIANG DƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (1820 1840)................................................................................................................................36

2.1. Chính sách về chính trị - an ninh – quốc phòng................................................36
2.1.1. Củng cố an ninh ở vùng đất phía Tây Nam.............................................36
2.1.2. Chống quân Xiêm xâm lược....................................................................42
2.2. Chính sách về kinh tế.........................................................................................46
2.2.1. Nông nghiệp............................................................................................46
2.2.2. Thương nghiệp.........................................................................................60
2.3. Chính sách về xã hội..........................................................................................61
2.3.1. Thuế khóa, lao dịch.................................................................................61
2.3.2. “Nhất thị đồng nhân”...............................................................................65
2.3.3. Chính sách văn hóa – giáo dục................................................................68
* Tiểu kết chương 2..................................................................................................71
Chương 3.........................................................................................................................72
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỦA........................................................................72
TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT AN GIANG DƯỚI THỜI VUA MINH
MỆNH (1820 - 1840)......................................................................................................72
3.1. An ninh - quốc phòng........................................................................................72
3.2. Kinh tế...............................................................................................................75
3.2.1. Nông nghiệp............................................................................................75
3.2.2. Thủ công nghiệp......................................................................................80
3.2.3. Thương nghiệp.........................................................................................82
3.3. Xã hội................................................................................................................84
3.3.1. Dân số......................................................................................................84
3.3.2. Cơ cấu giai cấp........................................................................................86
3.3.3. Đấu tranh xã hội......................................................................................88

3


3.4. Văn hóa – giáo dục............................................................................................90
3.4.1. Tôn giáo, tín ngưỡng...............................................................................90

3.4.2. Giáo dục...................................................................................................91
3.4.3. Phong tục tập quán..................................................................................92
* Tiểu kết chương 3..................................................................................................93
PHỤ LỤC......................................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................113

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triều Nguyễn được thành lập năm 1802, tồn tại 143 năm (1802 –
1945). Đây là vương triều cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, ra đời trong
bối cảnh lịch sử khá đặc biệt với những khó khăn và thách thức cần vượt
qua. Nhà Nguyễn đã lựa chọn mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền để xây dựng đất nước. Trong các vua đầu triều Nguyễn, vua Minh
Mệnh là người có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và đề
ra những chính sách quản lý đất nước. Cuộc cải cách hành chính của vua
Minh Mệnh đã giúp cho nhà nước xây dựng và củng cố chính quyền cấp
tỉnh, huyện (châu) và chính quyền cấp cơ sở xã, thôn, hạn chế được nạn cát
cứ, cục bộ địa phương. Cùng với chính sách khai hoang, lập ấp, chính sách
giao thông – thủy lợi, chính sách đối ngoại với các nước láng giềng (Trung
Quốc, Ai Lao, Chân Lạp, Pháp…), các chính sách an sinh xã hội đã có tác
dụng lớn trong đời sống kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, nhất là
đối với vùng đất Nam Bộ (trong đó có An Giang)
An Giang là vùng đất cuối cùng được xác lập chủ quyền vào lãnh thổ
Việt Nam. Bên cạnh đó, An Giang có vị trí chiến lược rất quan trọng về
kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng ở biên giới Tây Nam Tổ quốc. Do
tầm quan trọng của nó, vì thế khi tiếp nhận vùng đất An Giang vào năm
1757, chúa Nguyễn cho đặt các đồn để cai quản như đồn Tân Châu và đồn

Châu Đốc. Các vua đầu triều Nguyễn càng xem An Giang là nơi trọng yếu
cần phải bảo vệ. Các chính sách như: “khai hoang lập làng”, chính sách
thủy lợi – đào kênh (như kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An)… của nhà nước
vừa có ý nghĩa quân sự rất lớn vừa có tác dụng về kinh tế và xã hội đối với
vùng đất này. Tìm hiểu chính sách của nhà Nguyễn đối với vùng đất An
Giang dưới thời vua Minh Mệnh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học, tìm hiểu về chính sách của nhà Nguyễn đối với
vùng đất An Giang dưới thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840) giúp phục
dựng lại một cách hệ thống những chính sách về kinh tế, chính trị - an ninh
5


- quốc phòng, văn hóa và xã hội của triều Nguyễn ở An Giang trong giai
đoạn này. Nghiên cứu vấn đề này còn góp thêm vào việc đánh giá chính
sách trị nước của vua Minh Mệnh một cách khách quan hơn.
Về ý nghĩa thực tiễn, tìm hiểu chính sách của nhà Nguyễn đối với
vùng đất An Giang dưới thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840) sẽ bổ sung
nguồn tài liệu tham khảo để học tập, nghiên cứu và giảng dạy về chính sách
trị nước của vương triều Nguyễn nói chung và lịch sử địa phương nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Chính sách của
nhà Nguyễn đối với vùng đất An Giang dưới thời vua Minh Mệnh (1820
- 1840)” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vùng đất An Giang và chính sách của triều Nguyễn với
vùng đất này đã ít nhiều được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu
của các học giả đi trước. Tuy nhiên, viết về chính sách của triều vua Minh
Mệnh đối với vùng đất An Giang mới chỉ được đề cập rải rác trong một số
công trình. Có thể kể đến một số công trình cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhóm công trình viết về triều Nguyễn.
Tác giả Trần Trọng Kim với “Việt Nam sử lược”, Quyển V có đề cập

đến triều vua Minh Mệnh trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa và xã hội. Vùng đất An Giang được tác giả nhắc đến trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam của quân Xiêm năm 1833 – 1834.
Đào Duy Anh với tác phẩm Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ
XIX (2011), viết về nhà Nguyễn với nhan đề “sự phục hưng của nhà nước
phong kiến thống nhất – nhà Nguyễn”, tác giả đã trình bày tóm lược về lịch
sử nhà Nguyễn, chính sách cai trị của nhà Nguyễn trên lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, viết về An Giang dưới thời Minh
Mệnh, tác phẩm này cũng chỉ nhắc đến cuộc xâm lăng của quân Xiêm và
kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống quân Xiêm xâm lược (1833) mà
Châu Đốc – An Giang là một hướng trong mưu đồ của quân Xiêm và là nơi
chứng minh cho sự điều binh khiển tướng của vua Minh Mệnh cho cuộc
6


đấu tranh này.
Thứ hai, nhóm công trình viết về vùng đất Nam Bộ
Huỳnh Lứa với tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ (1987) đã
nghiên cứu lịch sử mở mang, khai phá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
và lưu vực sông Đồng Nai từ thế kỉ XVII đến thời kì Pháp thuộc. Tác giả
trình bày khá chi tiết các chủ trương, chính sách của nhà Nguyễn về quá
trình khai hoang ở Nam Bộ, trong đó đề cập đến An Giang như là dẫn
chứng minh họa.
Nguyễn Đình Đầu với các tác phẩm Chế độ công điền công thổ trong
lịch sử khẩn hoang lục tỉnh Nam kỳ (1992), Tổng kết nghiên cứu địa bạ
Nam kỳ lục tỉnh (1994), đặc biệt Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn: An
Giang (1995) đã cung cấp nhiều thông tin về chính sách cải cách hành
chính của Minh Mệnh, chính sách công điền công thổ, chính sách thuế
khóa mà triều Nguyễn thực hiện ở An Giang.
Tác giả Sơn Nam trong cuốn Lịch sử khẩn hoang miền Nam (2004) đã

trình bày những thành quả trong công cuộc khẩn hoang, lập làng, công tác
thủy lợi, phát triển kinh tế – xã hội và an ninh – quốc phòng từ thời chúa
Nguyễn đến khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị vùng đất Nam Bộ. Tác
giả còn trình bày những cuộc đấu tranh chống chống Pháp của nhân dân
Nam Bộ. Đối với vùng đất An Giang dưới thời vua Minh Mệnh, tác giả đề
cập đến chính sách của vua Minh Mệnh và những thành quả của cuộc khai
hoang, lập làng, chính sách biên phòng và những biến cố ở An Giang trong
cuộc đấu tranh chống quân Xiêm xâm lược. Qua đó, tác giả cũng nhắc đến
công lao của Nguyễn Văn Thoại trong việc đào kênh và lập ấp ven kênh
Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế.
Đáng chú ý là tác phẩm Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mệnh của
Choi Byung Wook (2011) đã đề cập một số chính sách của Minh Mệnh ở
vùng Nam Bộ, như: chính sách giáo hóa người Nam Bộ, chính sách đồng
hóa dân tộc Khmer, Hoa, chính sách đối với các lương giáo, chính sách
giáo dục, vấn đề đạc điền và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất. Tác phẩm đề
cập đến An Giang như một đối tượng minh họa cho các nhận định của tác
7


giả về chính sách cai trị của vua Minh Mệnh ở Nam Bộ.
Thứ ba, nhóm công trình viết về An Giang.
Những nghiên cứu về vùng đất An Giang bắt đầu vào những năm 60 thế
kỉ XX cho đến ngày nay. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau:
Tác phẩm Tân Châu xưa và nay của Nguyễn Văn Kiềm, Huỳnh Minh
xuất bản năm 1964 đã trình bày khá cụ thể về cù lao Tân Châu - nơi định
cư sớm của người Việt từ thời chúa Nguyễn từ 1757 đến 1963. Tuy nhiên,
chính sách của vua Minh Mệnh đối với vùng đất này chưa được đề cập chi
tiết trong cuốn sách này.
Tác phẩm Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khai phá miền Hậu Giang
của tác giả Nguyễn Văn Hầu xuất bản năm 1973 đã trình bày về cuộc đời

và sự nghiệp của Thoại Ngọc Hầu. Tác phẩm cũng dành phần lớn nội dung
viết về những công trình thủy lợi đào kênh (Thoại Hà, Vĩnh Tế), mở
đường, lập ấp ở An Giang của Nguyễn Văn Thoại trong giai đoạn cuối triều
Gia Long đầu triều Minh Mệnh.
Tác giả Sơn Nam với hai công trình nghiên cứu là Lịch sử An Giang
(1988) và Tìm hiểu vùng đất Hậu Giang và lịch sử An Giang (2004) đã
cung cấp cho người đọc những tri thức về lịch sử vùng đất An Giang. Tuy
nhiên, chính sách của nhà Nguyễn, đặc biệt là vua Minh Mệnh đối với vùng
đất này cũng chưa được trình bày cụ thể trong các tác phẩm này.
Kỷ yếu hội thảo Lịch sử hình thành vùng đất An Giang (2000) đã trình
bày các khía cạnh khác nhau về vùng đất An Giang này.
Cuốn Địa chí An Giang xuất bản năm 2013 đã trình bày toàn diện tất
cả các khía cạnh về vùng đất An Giang trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy
nhiên, chính sách của triều Nguyễn đối với vùng đất An Giang chưa được
đề cập cụ thể và chi tiết một cách có hệ thống dưới thời Minh Mệnh.
Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên biệt, có hệ
thống viết về chính sách của triều Nguyễn nói chung và vua Minh Mệnh
nói riêng đối với vùng đất An Giang. Đây là cơ sở để chúng tôi thực hiện
đề tài “Chính sách của nhà Nguyễn đối với vùng đất An Giang dưới thời
8


vua Minh Mệnh (1820 – 1840)” một cách có hệ thống, toàn diện dựa trên
sự kế thừa thành quả của những nhà nghiên cứu trước.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiêm cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các chính sách của Nhà Nguyễn đối
với vùng đất An Giang. Với đối tượng nghiên cứu trên, luận văn đề cập đến
những vấn đề cụ thể sau:
Chính sách về chính trị, an ninh - quốc phòng của nhà Nguyễn đối với

vùng đất An Giang như củng cố an ninh ở vùng đất phía Tây Nam và bảo
vệ chủ quyền của An Giang chống lại quân Xiêm xâm lược.
Chính sách về kinh tế, trong đó quan trọng nhất là vấn đề nông
nghiệp, như về các chính sách khai hoang, lập làng, phát triển kinh tế nông
nghiệp, công tác thủy lợi và thương nghiệp mà nhà Nguyễn thi hành ở An
Giang dưới thời vua Minh Mệnh.
Chính sách văn hóa – xã hội như: chế độ thuế khóa, chính sách “nhất
thị đồng nhân” đối với các dân tộc Khmer và các chính sách văn hóa được
nhà Nguyễn thực thi ở An Giang, gồm chính sách tôn giáo, tín ngưỡng,
chính sách giáo dục...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu chính sách của nhà Nguyễn
trên địa bàn vùng đất An Giang dưới thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840).
Về thời gian, luận văn tập trung tìm hiểu chính sách của nhà Nguyễn
đối với vùng đất An Giang trong thời gian trị vì của một vị vua là vua Minh
Mệnh, từ năm 1820 đến năm 1840.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tìm hiểu một cách có hệ thống chính sách của nhà Nguyễn
đối với vùng đất An Giang từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội dưới
thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840).
9


Thứ hai, trên cơ sở những chính sách cụ thể, luận văn chỉ ra một vài
kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa
- xã hội dưới thời vua Minh Mệnh ở An Giang.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu gốc: địa bạ An Giang

- Thư tịch cổ viết về nhà Nguyễn nói chung giai đoạn 1802 – 1840, về
vùng đất Nam Bộ và An Giang.
- Sách chuyên khảo về triều Nguyễn, về vùng đất An Giang và các bài
viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là hai phương pháp chính được sử dụng trong luận văn. Ngoài
ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác, như: phân tích, so sánh,
tổng hợp… để làm sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Một là, phục dựng lại bức tranh khá toàn diện, có hệ thống tương đối và
cụ thể về chính sách của nhà Nguyễn đối với vùng đất An Giang về chính trị
– an ninh – quốc phòng, kinh tế, văn hóa – xã hội và kết quả của nó.
Hai là, kết quả nghiên cứu góp phần nhận thức toàn diện và sâu sắc
hơn về chính sách quản lý đất nước của triều Nguyễn nói chung và hiệu
quả của cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh nói riêng.
Ba là, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử ở các trường trung học, cao đẳng, đại học về lịch sử nhà
Nguyễn, chính sách quản lý đất nước của nhà Nguyễn và vùng đất An
Giang.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
10


luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát bối cảnh lịch sử và vùng đất An Giang nửa đầu
thế kỉ XIX
Chương 2: Chính sách của nhà Nguyễn và quá trình thực hiện các
chính sách đối với vùng đất An Giang thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840)

Chương 3: Tác động của chính sách của nhà Nguyễn đối với vùng đất
An Giang dưới thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840)

11


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ
VÀ VÙNG ĐẤT AN GIANG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
1.1. Khái quát bối cảnh lịch sử
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Thế kỉ XVIII – XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở các nước Tây
Âu, nhu cầu đòi hỏi thị trường, nguyên nhiên liệu, nhân công ngày càng lớn.
Đứng trước yêu cầu đó, các nước Tây Âu mở rộng quá trình xâm lược thuộc
địa ra khắp thế giới. Điều này trực tiếp đe dọa các nước phương Đông, trong
đó có Việt Nam.
Trước sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở Tây Âu và chủ nghĩa thực
dân phương Tây, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đang trong tình trạng
chính quyền phong kiến đang suy yếu và khủng hoảng. Giai cấp thống trị
phong kiến chưa có những chính sách đối nội đáp ứng với yêu cầu phát
triển đất nước, lại chủ trương “đóng cửa” với phương Tây. Bên cạnh đó,
các nước trong lục địa Đông Nam Á còn gây chiến tranh nhằm xác định
lãnh thổ và quyền lực. Trong nước, nội chiến tranh giành ngôi vua càng
làm suy yếu tiềm lực kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ cuối thế kỉ XVIII, nước Chân Lạp xảy ra những cuộc xung đột,
tranh giành ngôi vua của giai cấp quý tộc phong kiến trở nên gay gắt hơn.
Vua Xiêm lợi dụng triệt để những mâu thuẫn đó để thực hiện những tham
vọng của họ. Trước sức ép của vua Xiêm, Quốc vương Chân Lạp là Ang
Chan (tức Nặc Chăn) cầu cứu triều đình nhà Nguyễn và nhận được sự bảo

hộ của nhà Nguyễn vào năm 1807. Tuy nhiên, sau đó Nặc Chăn lại muốn
tranh thủ thêm sự ủng hộ của chính quyền Xiêm nên tiếp tục cắt đất
nhường cho Xiêm, dẫn đến mâu thuẫn giữa triều đình Băng Cốc với triều
đình Huế ngày càng gay gắt về vấn đề bảo hộ Chân Lạp. Xiêm còn lối kéo,
kích động người Khmer chống lại chính quyền nhà Nguyễn và tấn công
biên giới Tây Nam Việt Nam (ở Hà Tiên, An Giang). Điều đó đã gây
12


những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho đất nước Chân Lạp mà ảnh
hưởng đến cả Việt Nam và Xiêm.
Về phía Xiêm, sau khi đánh đuổi quân Miến Điện ra khỏi đất nước,
năm 1767, vương quốc Xiêm thành lập. Từ đây, Xiêm bắt đầu gây chiến
tranh xung đột triền miên với Miến Điện. Năm 1778, Xiêm tấn công và
biến các mường Lào thành thuộc quốc. Quân Xiêm còn có tham vọng nam
tiến xuống bán đảo Mã Lai. Ngoài ra, Xiêm cũng nhiều lần xâm lược Chân
Lạp và Nam Bộ Việt Nam vào những năm 1771, (ở Nam Bộ Việt Nam năm
1785), 1833 – 1834, 1842, 1845. Chính những tham vọng của Xiêm đã làm
cho tình hình chính trị và quốc phòng nơi biên giới giữa các nước trong khu
vực luôn căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiềm lực kinh tế – xã
hội của mỗi nước. Đặc biệt, những cuộc chiến tranh xâm lược của Xiêm –
Chân Lạp đã gây nhiều thiệt hại trực tiếp đến các tỉnh ở vùng biên giới Tây
Nam Việt Nam như An Giang, Hà Tiên.
Như vậy, bối cảnh thế giới và khu vực đã có những tác động trực tiếp
đến tình hình Việt Nam, cũng như những chính sách của nhà Nguyễn đề ra
đối với vùng đất phía Tây Nam của tổ quốc.
1.1.2. Bối cảnh trong nước
Ngày 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), năm Gia Long thứ nhất,
Nguyễn Ánh “lập đàn ở đồng An Ninh hợp tế trời đất cáo về việc đặt niên
hiệu” [55; tr.491]. Cuộc chiến tranh Nguyễn – Tây Sơn kết thúc năm 1802,

vương triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh - Gia Long thống nhất toàn lãnh
thổ Đại Việt. Đến “mùa hạ năm Bính Dần (1806), vua lên ngôi hoàng đế ở
điện Thái Hòa” [55; tr. 664]. Nhà Nguyễn thành lập và cai trị đất nước
trong một hoàn cảnh mới, khác với các triều đại phong kiến trước đó. Là
triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, nhưng lần đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam, nhà Nguyễn cai quản đất nước rộng lớn đến thế.
Theo Nguyễn Đình Đầu, Đại Việt khi ấy rộng khoảng 500.000 km 2 (bao
gồm Đàng Ngoài có diện tích rộng khoảng 155.000 km 2 và Đàng Trong
rộng khoảng 345.000 km2) [64; tr.257]. Đây là điều kiện thuận lợi, đồng
thời cũng là thách thức lớn đặt ra cho nhà Nguyễn.
Về chính trị, vua Gia Long xây dựng và tổ chức chính quyền mới về
13


cơ bản dựa trên nền tảng tư tưởng chính quyền Lê sơ trước đây, lấy Tống
Nho làm hệ tư tưởng chính thống cai trị đất nước. Vua trở thành người
đứng đầu, chỉ đạo mọi việc quan trọng của đất nước. Từ thời vua Gia Long
đến năm 1830, hệ thống hành chính cả nước chia như sau: Chính quyền
Trung ương do vua đứng đầu, quản lý và quyết định mọi chủ trương, chính
sách của cả nước. Trong thực tế, Chính quyền trung ương trực tiếp cai quản
11 trấn, dinh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và phủ Thừa Thiên trực thuộc
Trung ương; hai chính quyền Bắc Thành (11 trấn) và Gia Định thành (5
trấn) do Tổng trấn cai quản như khu tự trị tương đối. Tuy nhiên, những
công việc lớn, quan trọng ở đây đều do nhà vua quyết định.
Về đối ngoại, nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh (Trung Quốc); đối với
phương Tây, có nhiều hạn chế trong chính sách đối ngoại; các nước láng
giềng Đông Nam Á, nhà Nguyễn thực hiện nhiều chính sách khác biệt, tiêu
biểu là Chân Lạp. Năm 1807, Quốc vương Chân Lạp xin thần phục triều
đình Huế, vua Gia Long “phong Nặc Chân làm Cao Miên quốc vương,
định lệ 3 năm cống 1 lần, bắt đầu từ năm nay (tức năm 1807)” [10; tr.73].

Đối với Xiêm, nhà Nguyễn mong muốn hòa hiếu lâu dài nhưng không thực
hiện được. Dưới thời vua Gia Long, mối quan hệ hòa hiếu vẫn tồn tại
nhưng đã có sự rạn nứt bởi tham vọng của vua Xiêm muốn thôn tính và bảo
hộ nước Chân Lạp. Đến thời vua Minh Mệnh, mối quan hệ giữa nhà
Nguyễn với Xiêm ngày càng trở nên xấu đi, nhất là từ khi Xiêm mở cuộc
chiến tranh xâm lược Chân Lạp và Nam Bộ (1833 – 1834) và các cuộc
xung đột xảy ra thường xuyên sau đó (1842, 1845). Chiến trường chính là
An Giang và Hà Tiên.
Về kinh tế, Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nhưng khác
trước, hơn 4/5 ruộng đất đã thuộc quyền sở hữu tư nhân, ruộng đất công
ngày càng bị thu hẹp. Để thúc đẩy nông nghiệp, nhà Nguyễn đề ra nhiều
chính sách khuyến khích khai hoang, phát triển kinh tế nông nghiệp, đào
nhiều công trình thủy lợi dẫn nước tưới tiêu, giao thông thuận lợi. Những
việc làm đó đạt thành tựu ở nhiều nơi trong cả nước. Về công thương
nghiệp, nhà nước không tạo điều kiện phát triển mà trái lại còn chịu tác
động bởi những chính sách “ức thương”, chính sách thuế khóa, thể lệ kiểm
soát nghiêm ngặt của nhà nước. Chế độ công tượng, trưng tập thợ giỏi ở
14


các tỉnh, nhưng hưởng lương thấp, thậm chí làm không công. Các nghề thủ
công nghiệp ở nông thôn và thành thị tiếp tục phát triển, thủ công nghiệp
gắn liền với nông nghiệp. Tuy nhiên, nhà nước không có chính sách
khuyến khích phát triển, thuế khóa nặng nề, người thợ thủ công vừa đóng
thuế thân vừa đóng thuế sản phẩm… Sự hạn chế của công thương nghiệp
nói trên cùng với chính sách “đóng cửa” đối với phương Tây của nhà
Nguyễn đã không tạo được những điều kiện thuận lợi làm xuất hiện tầng
lớp mới và chuyển biến xã hội Việt Nam.
Về xã hội, giai cấp bị trị bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương
nhân, người dân nghèo thành thị. Họ là những người phải gánh chịu trực

tiếp tai họa thiên nhiên, bất công của xã hội. Thuế khóa, lao dịch, binh dịch
và công tượng khá nặng nề, mặc dù nhà nước rất quan tâm và đưa ra nhiều
giải pháp để an sinh xã hội. Những năm thiên tai, mất mùa, nhà nước
thường xuyên miễn, giảm thuế hoặc xóa nợ, nhưng nạn quan lại tham
nhũng, cường hào hà hiếp nhân dân khắp nơi. Tình trạng kiêm tính ruộng
đất của bọn địa chủ diễn ra ngày càng gay gắt trong cả nước, nhất là ở Bắc
Bộ, Thanh – Nghệ, làn sóng di cư của nhân dân vào Nam Bộ tiếp diễn.
Người nông dân, thợ thủ công nghèo và tầng lớp khác trong xã hội từ miền
Bắc, miền Trung tiếp tục di cư vào Nam Bộ. Từ miền Đông, họ tiếp tục
xuống miền Tây Nam Bộ tìm đất mới khai hoang, lập làng sinh sống. Chẳng
hạn, đến nửa đầu thế kỉ XIX, địa bàn An Giang cũng là một trong những địa
điểm thu hút người dân phiêu tán, vì nơi đây đất rộng với nhiều điều kiện tự
nhiên thuận lợi, nhưng dân cư thưa thớt. Chẳng hạn, đến cuối đời vua Gia
Long, năm 1819, phía hữu ngạn sông Hậu từ Châu Đốc ngang qua Hà Tiên
kéo dài đến tận biển Mỹ Thanh, theo thống kê của Trịnh Hoài Đức, chỉ có
37 thôn xóm mới lập [18; tr.115 – 116]. Thêm vào đó, các chính sách “nhất
thị đồng nhân”, chính sách cấm đạo Thiên chúa của nhà Nguyễn đã gây
mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, cả nước đã
có trên dưới 500 cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi.
Với mong muốn củng cố lâu dài quyền thống trị, các vua đầu nhà
Nguyễn như Gia Long, Minh Mệnh một mặt cố gắng thi hành nhiều chính
sách nhằm ổn định tình hình đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng biên
giới, nhất là phía Tây Nam của tổ quốc. Trong những cố gắng đó, phần nào
15


đáng ghi nhận công lao của các vua đầu triều Nguyễn trên nhiều mặt như ý
thức về cương vực lãnh thổ đất liền và biển, cải cách hành chính, công cuộc
khai hoang lập làng, công tác thủy lợi, trị thủy, văn hóa… ở nhiều địa
phương, tiêu biểu là vùng đất An Giang dưới thời Minh Mệnh (1820 –

1840).
1.2. Khái quát vùng đất An Giang nửa đầu thế kỉ XIX
1.2.1. Lịch sử hình thành và địa giới hành chính
Từ thế kỉ I - VI, An Giang thuộc lãnh thổ vương quốc Phù Nam 1 với
nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều di chỉ
khảo cổ khắp nơi trong tỉnh An Giang và đồng bằng Nam Bộ. Chẳng hạn, ở
gò Cây Tung (Tịnh Biên, An Giang), các nhà khảo cổ tìm thấy các hiện vật
tiền Óc Eo2 hoặc những cuộc khai quật Óc Eo và Ba Thê góp phần khẳng
định nền văn hóa Óc Eo có nguồn gốc bản địa, phát triển trên nền tảng văn
hóa Đồng Nai mà chủ nhân chủ yếu của nó là những cư dân Mã Lai – Đa
Đảo. Riêng ở “di chỉ Gò Tháp (Đồng Tháp) và Óc Eo (Thoại Sơn, An
Giang) tìm thấy hai sọ cổ mang đặc điểm nhân chủng tiền Mã Lai
(Protomalais)” [22; tr.16 – 17].
Đến đầu thế kỉ VII, từ một thuộc quốc ở phía bắc của Phù Nam, tiểu
quốc của người Khmer đã nhanh chóng phát triển mạnh lên thành vương
quốc độc lập (Chân Lạp) và thôn tính lãnh thổ Phù Nam (tương đương với
vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay). Sau sự kiện này, nước Phù Nam bị
xóa tên trên bản đồ. Nhưng thực tế, việc cai quản vùng đất này gặp nhiều
khó khăn, bởi người Khmer vốn quen với “truyền thống khai thác các vùng
đất cao, dân số ít ỏi” [22; tr.23], trong khi vùng đất Nam Bộ (trong đó có
1

Vương quốc Phù Nam: về mặt lịch sử, các tài liệu trong thư tịch cổ Trung Quốc như sách Lương thư,
Tấn Thư, Tùy thư, Tân Đường thư… cùng các di chỉ khảo cổ học gần đây phân biệt rất rõ Phù Nam với
Chân Lạp. Những phát hiện khảo cổ gần đây ở An Giang (tiêu biểu là những khai quật khảo cổ ở Ba Thê
– Óc Eo) và Nam Bộ cho thấy Phù Nam là một quốc gia ven biển mà trung tâm là vùng Nam Bộ ngày nay
của Việt Nam và giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài chủ yếu bằng đường biển. Cư dân chủ thể là
người Mã Lai – Đa Đảo, có truyền thống hàng hải và thương nghiệp khá phát triển. Trong thời kỳ cường
thịnh, Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng, chi phối toàn bộ vùng vịnh Thái Lan và kiểm soát con đường
giao thông huyết mạch từ Nam Đông Dương sang Ấn Độ qua eo Kra.

2
Các nhà khoa học cho tiến hành khai quật ở gò Cây Tung (Tịnh Biên, An Giang) đã phát hiện ở gò Cây
Tung một di tích kiến trúc gạch, ở dưới lớp kiến trúc có một tầng cư trú dày tiền Óc Eo trước với những
hiện vật phong phú, bao gồm hơn 40 chiếc rùi đá, bàn mài, chài nghiền, mảnh gốm… Đáng chú ý ở đây
tìm thấy loại rùi đá có hình tứ giác và có một gò nổi ở giữa. Loại rùi này gần giống với “bôn có mỏ” được
tìm thấy ở Mã Lai – Đa Đảo hay Nam Đảo. Những mảnh gốm ở gò Cây Tung cũng có miệng, có nhiều
gờ, rất giống với những hiện vật đã được tìm thấy ở Malaixia.

16


An Giang) khi đó là “một vùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và
sình lầy” [22; tr.23], khí hậu khắc nghiệt, chiến tranh… Vì thế chính quyền
Chân Lạp dồn sức phát triển vùng đất Lục Chân Lạp. Cư dân Khmer rút về
sinh sống quanh Biển Hồ. Điều này đưa đến kết quả là trong một thời gian
dài An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung ở vào tình trạng hoang dã,
dân cư rất thưa thớt. Tình trạng này được Chu Đạt Quan mô tả khi có dịp
đến Chân Lạp vào 1296 - 1297: “Hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu
rừng thấp, những cửa rộng của sông lớn chạy dài hàng trăm lý, bóng mát
um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú xum
xuê. Tiếng chim hót và thú vật vang dội khắp nơi. Vào nửa đường trong
cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng bỏ hoang, không có
một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy rẫy. Hàng trăm
hàng ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy trong vùng này” [53; tr.80].
Trải qua thời gian dài hoang vu rậm rạp, người Khmer, người Việt và
người Hoa bắt đầu di cư đến sinh sống. Năm 1757, trong một biến cố chính
trị ở Chân Lạp1, vùng đất Tầm Phong Long2 được xác lập và thuộc quyền
quản lý của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho lệ thuộc vào dinh Long Hồ và
đặt ba đạo biên phòng cai quản “đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo Tân
Châu ở xứ cù lao Giêng trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu

Đốc trên Hậu Giang, rồi lấy quân dinh Long Hồ để trấn áp, chẹn giữa
những nơi yếu hại địa đầu” [18; tr.80]. Như vậy, An Giang là vùng đất
cuối cùng của Nam Bộ được chúa Nguyễn xác lập vào lãnh thổ Việt Nam.
Lúc bấy giờ đặt dưới sự quản lí theo chế độ quân quản, trên cơ sở đạo biên
phòng chứ chưa phải là đơn vị hành chính.
Năm 1802, vua Gia Long đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định cai quản
1

Năm 1757, Quốc vương nước Chân Lạp là Nặc Ong Nguyên mất, Nặc Ong Nhuận thay quyền coi việc
nước, bị con rễ là Nặc Hinh cướp ngôi và giết chết. Con của Nhuận là Nặc Ong Tôn (tức Nặc Tôn) chạy
qua Hà Tiên nhờ cậy Mạc Thiên Tứ. Thiên Tứ tâu xin Võ vương Nguyễn Phúc Khoát lập Nặc Ong Tôn
làm vua Chân Lạp và được chấp nhận. Chúa Nguyễn còn sai Mạc Thiên Tứ cùng binh tướng 5 dinh hộ
tống Nặc Ong Tôn về nước. Để trả ơn, Nặc Ong Tôn đã dâng vùng đất Tầm Phong Long cho chúa
Nguyễn. Sự kiện này được Trịnh Hoài Đức viết chi tiết trong Gia Định thành thông chí, quyển III, mục
Cương vực chí, bản dịch của Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh và Đào Duy Anh (hiệu đính & chú
thích), nhà xuất bản Giáo dục 1998, trang 79 – 80
2
An Giang xưa là vùng đất Tầm Phong Long, người Khơme gọi là Meát Chruk tức là mõm của con heo,
có hình dáng một mu rùa, gồm một dãi đất rộng lớn, bề dài từ miền biên giới Việt – Miên chạy dọc theo
sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Giang (Trà Vinh), Ba Thắc – Giá Rai (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Bề
ngang từ cương vực Hà Tiên đến Tâm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc đến Long Hồ. Tương ứng với sự mô
phỏng của Trịnh Hoài Đức, mục Sơn xuyên chí viết về trấn Vĩnh Thanh, phần chú thích: “địa phận của
vùng đất Tầm Phong Long trải dài từ Châu Đốc qua Sa Đéc xuống tận bãi biển Bạc Liêu”.

17


toàn Nam Bộ gồm 4 dinh và 1 trấn. An Giang khi ấy thuộc dinh Long Hồ.
Tháng giêng năm Gia Long thứ 7 (1808), vua đổi các dinh thuộc Nam
Bộ ngày nay thành trấn. Đồng thời, đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành

trực tiếp cai quản Ngũ trấn1, An Giang khi ấy thuộc trấn Vĩnh Thanh. Vùng
Châu Đốc được gọi là “Châu Đốc tân cương”, một khu quân quản, không
bị chia ra xã [45; tr.197], Châu Đốc là trung tâm huyện Vĩnh Định [11;
tr.6]. Quan Trấn thủ Vĩnh Thanh làm việc ở đồn Châu Đốc vì tính chất
chiến lược quốc phòng quan trọng của vùng biên địa này.
Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), vua đổi “Ngũ trấn” thành “Lục tỉnh”2.
Trong đó, trấn Vĩnh Thanh tách ra thành hai tỉnh: Vĩnh Long và An Giang.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, tên An Giang xuất hiện trên bản đồ Việt
Nam như một đơn vị hành chính biệt lập và không trực thuộc bất kì một địa
phương nào như trước đây. Tỉnh An Giang bấy giờ cai quản hai phủ, bốn
huyện: huyện Tây Xuyên (từ biên giới Việt – Chân Lạp đến Long Xuyên
ngày nay) và huyện Phong Phú (sau này là Cần Thơ) thuộc phủ Tuy Biên;
huyện Đông Xuyên (Cái Vừng) và huyện Vĩnh An (phần lớn tỉnh Đồng
Tháp) thuộc phủ Tân Thành. Nhà vua còn đặt chức Tổng đốc thống lãnh hai
tỉnh An Giang và Hà Tiên [60; tr.184]. Tỉnh lỵ An Giang đặt ở Châu Đốc,
phủ lỵ phủ Tuy Biên đặt ở Mỹ Đức (thuộc Châu Phú ngày nay) còn phủ lỵ
phủ Tân Thành đặt ở Sa Đéc. Với sự quan tâm, khuyến khích của triều đình
nên cuộc khẩn hoang, lập ấp ở An Giang liên tục được đẩy mạnh.
Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), lấy đất Ba Thắc3 đặt làm phủ Ba
Xuyên cho lệ thuộc tỉnh An Giang, đặt hai huyện Phong Nhiêu, Phong
Thạnh và lấy huyện Vĩnh Định tỉnh Vĩnh Long nhập vào. Như vậy, Tỉnh
An Giang năm 1835 có 3 phủ 7 huyện.
Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), nhà vua cho tiến hành đo đạc ruộng
1

Năm Mậu Thìn (1808), Ngũ trấn dưới sự quản lý của Gia Định thành gồm trấn Phiên An, trấn Biên Hòa,
trấn Vĩnh Thanh, trấn Định Tường và Hà Tiên trấn
2
Lục tỉnh Nam Kỳ bao gồm: Biên Hòa, Gia Đinh, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
3

Theo sử nhà Nguyễn cho biết “Phủ Ba Thắc khi ấy (1835) nằm xen vào giữa hai tỉnh An Giang, Hà Tiên
(Tây giáp huyện Vĩnh Định, tỉnh An Giang; nam giáp huyện Long Xuyên tỉnh Hà Tiên), ruộng đất phì
nhiêu, có nhiều nguồn lợi về cá, muối, thóc, gạo. Người nhà Thanh cư trú có đến vài nghìn, người Kinh ở
xen cũng lắm. Lại có hai nhánh sông thông ra cửa biển, giặc cướp dễ bề qua lại ẩn hiện, thuyền buôn
cũng dễ buôn lậu” nên đổi lệ thuộc vào tỉnh An Giang, đồng thời Minh Mệnh cho phép lấy “ 100 biền
binh” ở tỉnh lị An Giang đến đây canh phòng… Đối với những người Kinh và người nhà Thanh ở kiều
ngụ cho “lập thành ấp, lý, làm sổ hàng bang, khiến cho đều có thống thuộc, giữ yên lâu dài” [58; tr.531]

18


đất, lập địa bạ Lục tỉnh Nam Kỳ. Ngày 3 tháng 6 năm Bính Thân (1836),
địa bạ An Giang lập xong, gồm 2 phủ, 4 huyện, 18 tổng, với 167 xã, thôn
[14; tr.51, 86]. An Giang ngày nay gần khớp với địa bàn hai huyện Đông
Xuyên và Tây Xuyên (tức phủ Tuy Biên) với 7 tổng, 91 thôn, xã.
Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), địa giới hành chính của An Giang có
nhiều thay đổi lớn.
Thứ nhất, “đặt thêm huyện An Xuyên (ở Nha Mân - Sa Đéc, tách ra từ
huyện Vĩnh An) lệ vào phủ Tân Thành” [60; tr.184]
Thứ hai, nhập huyện Ngọc Luật vào huyện Tây Xuyên; huyện Ô Môn
đổi thành huyện phong Phú nhập vào phủ Tuy Biên
Thứ ba, tách 18 thôn của huyện Tây Xuyên kết hợp với 8 tổng của
huyện Châu Thành (nguyên huyện Thổ của tên Chân Sum đổi thành) lập
hai huyện Hà Âm và Hà Dương nhập vào phủ Tĩnh Biên mới lập thuộc tỉnh
Hà Tiên (địa bàn hai huyện Tri tôn, Tịnh Biên ngày nay nằm trong huyện
Hà Dương và Hà Âm), cụ thể: “lấy 4 tổng (thuộc huyện Chân Thành) về tả
ngạn sông Vĩnh Tế (số đinh hơn 1.040 người, điền thổ hơn 1.150 mẫu)”
[59; tr.473] kết hợp với 8 thôn (Long Thạnh, Vĩnh Bảo, Thân Lý Nhơn,
Hưng An, Vĩnh Hòa Trung, Vĩnh Thông, Vĩnh Lạc Trung, Bình Thạnh) của
huyện Tây Xuyên [27; tr.60] đặt làm huyện Hà Âm. Đồng thời, “lấy 4 tổng

về hữu ngạn sông Vĩnh Tế (số đinh hơn 1.480 người, điền thổ hơn 2.080
mẫu)” [59; tr.473] của huyện Châu Thành và 10 thôn (Nhơn Hòa, Vĩnh
Thạnh, Vĩnh Trung, Thới Hưng, An Thạnh, An Nông, Phú Cường, Vĩnh
Lạc, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều của tổng Châu Phú) [27; tr.60] của huyện Tây
Xuyên đặt làm huyện Hà Dương.
Theo đó, tỉnh An Giang cai quản 3 phủ, 8 huyện. Phủ Tuy Biên cai
quản hai huyện: Tây Xuyên và Phong Phú. Phủ Tân Thành kiêm quản ba
huyện: Đông Xuyên, Vĩnh An và An Xuyên. Phủ Ba Xuyên quản ba huyện:
Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định [59; tr.473].
Tỉnh An Giang khi ấy trở thành một tỉnh có diện tích rộng lớn gấp
khoảng 4 lần so với tỉnh An Giang ngày nay, gồm địa giới hành chính các
tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang và một phần tỉnh Đồng
Tháp. Trong đó, phần đất huyện Đông Xuyên và Tây Xuyên gần khớp với
19


tỉnh An Giang ngày nay.
1.2.2. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.2.2.1. Vị trí địa lí
Tỉnh An Giang dưới thời nhà Nguyễn có địa giới hành chính rộng lớn
hơn gấp nhiều lần so với tỉnh An Giang ngày nay. Phía đông giáp biển
Đông, phía tây giáp địa giới Chân Lạp, phía bắc giáp với hai tỉnh Định
Tường và Vĩnh Long (phía tây bắc giáp với huyện Kiến Phong tỉnh Định
Tường, phía đông bắc giáp với hai huyện Vĩnh Bình và Tuân Nghĩa tỉnh
Vĩnh Long), phía nam giáp với tỉnh Hà Tiên.
Do đó, tỉnh An Giang có vị trí chiến lược khá quan trọng: thứ nhất, là
phên dậu biên giới Tây Nam của Đại Việt; thứ hai, gần thành Nam Vang,
vừa là nơi địa đầu ứng phó với Chân Lạp và Xiêm vừa bảo vệ Nam Bộ vừa
là nơi tiếp ứng cho Hà Tiên; thứ ba, có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh,
Khmer, Hoa, Chăm.

1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên
An Giang gồm phần lớn diện tích đất thuộc đồng bằng do phù sa sông
Mê kông trầm tích tạo nên và vùng đồi núi.
Địa hình đồng bằng ở An Giang khá đa dạng. Dạng thứ nhất là dạng
cồn bãi (còn gọi là cù lao) do sông bồi đắp tạo thành, đất tơi xốp, dễ canh
tác. Dạng này xuất hiện ở cả hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang với cù
lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba (Long Xuyên), Bà Hòa (Châu
Thành), Bình Thủy, Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Trường (An Phú) ở sông
Hậu; cù lao Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, Cồn Cỏ
(Tân Châu) ở sông Tiền. Dạng thứ hai gọi là dạng lòng chảo, điển hình là
khu giữa sông Tiền và sông Hậu, trong đó rõ nhất là huyện Phú Tân có ba
mặt sông bao bọc. Dạng thứ ba là dạng hơi nghiêng tập trung ở phía hữu
ngạn sông Hậu thuộc vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Địa hình cao từ bờ
hữu ngạn sông Hậu rồi thấp dần vào trong nội đồng vùng Bảy Núi cho đến
tận ranh giới của tỉnh Hà Tiên xưa (nay là tỉnh Kiên Giang).
Ngoài ra còn có một dạng phụ gọi là dạng gợn sóng, được hình thành
do sự kết nối đan xen các bãi bồi ven các sông nhánh và các rạch tự nhiên
20


đã bị phù sa sông bồi lấp. Dạng này không nhiều tập trung ở xã Vĩnh
Trường (An Phú), Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa (Tân Châu).
Đồi núi ở An Giang phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100
km, khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú), qua xã Vĩnh Tế, phường Núi
Sam (thành phố Châu Đốc), bao trùm hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn kéo dài
đến tận thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Về số lượng và tên gọi của các núi ở
An Giang cũng có nhiều khác biệt. Trừ 4 ngọn núi Chân Sum, Sâm Đăng,
Đại Bà Đê, Tiểu Bà Đê hiện nay thuộc Campuchia; An Giang có 14/18 ngọn
núi: Thoại Sơn, Ba Thê, Tà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng Sơn, Ca Âm, Nam
Sư, Khê Lạp, Toái Sơn, Tà Biệt, Ba Xui, Ngâm Sum, Nam Vi, Đài Tốn [18;

tr.49 – 52]. Quốc Sử triều Nguyễn thống kê là 19 núi/23 núi bao gồm 14
ngọn núi liệt kê trong Gia định thành thông chí còn có thêm các ngọn núi Tô
Sơn, Cấm Sơn, Ốc Nhẫm, Nhân Hòa và Thị Vi [60; tr.195 – 199].
Tỉnh An Giang nằm ở đầu nguồn hai con sông: Tiền Giang và Hậu
Giang, là hai nhánh lớn của hạ lưu sông Mê kông, chảy vào Nam Bộ Việt
Nam còn gọi là sông Cửu Long. Khi đến địa phận An Giang, sông Tiền và
sông Hậu chảy theo hướng tây bắc – đông nam, lại tiếp tục được phân dòng
rẽ nhánh ở nhiều chỗ bởi các cù lao tạo ra hệ thống giao thông thủy lợi khá
chằng chịt. Đây là tiền đề quan trọng để khai thác nguồn tài nguyên đất,
nước và sức lao động của tỉnh ngày càng có hiệu quả. Sông Tiền chảy qua
địa phận Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới (An Giang) chia làm nhiều nhánh
sông phụ và kênh rạch. Đoạn qua An Giang, sông Tiền dài khoảng 80 km,
là trục giao thông thủy quan trọng và là nguồn cung cấp nước, phù sa lớn
cho tỉnh. Sông Hậu chảy gần song song với sông Tiền, đoạn qua An Giang
dài gần 100 km. Sông Hậu nằm ở giữa địa phận tỉnh An Giang, sông chảy
xuyên suốt trung tâm của tỉnh, từ đầu nguồn (huyện An Phú) đến cuối
nguồn (thành phố Long Xuyên), cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho
huyện An Phú và vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên (bao gồm đồng bằng
dọc kênh Vĩnh Tế).
Ngoài ra An Giang còn có các sông, kênh như Vàm Nao, Châu Đốc,
Phú Hội, kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà…
Như vậy, sông ngòi, kênh rạch ở An Giang đã tạo thành 1 hệ thống
21


giao thông thủy thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu kinh tế - văn hóa trong và
ngoài nước. Trong nhiều thế kỉ trước, khi mà đường bộ chưa định hình,
đường thủy được xem là “đại lộ” chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng còn là
nguồn cung cấp nước, phù sa lớn nhất và nguồn tài nguyên thủy sản dồi
dào cho An Giang nói riêng, Đồng bằng Nam Bộ nói chung. Từ xưa An

Giang được mô tả khá chi tiết trong Gia Định thành thông chí: “Sông ngòi
chằng chịt như mắc cửi, không có thuyền bè không thể đi được, cho nên ai
nấy đều giỏi lội nước” [18; tr.150].
An Giang nằm trong vĩ độ địa lý khoảng từ 10 – 11 0 vĩ độ Bắc tức là
nằm gần với xích đạo, chịu ảnh hưởng không khí của hai loại gió mùa đem
lại là Tây Nam và Đông Bắc, có nguồn gốc ở nhiệt đới và xích đạo nên
nóng và ẩm. So sánh với những nơi khác có cùng vĩ tuyến, nhiệt độ ở An
Giang vẫn cao hơn đến gần 1 0. Khí hậu An Giang mang đầy đủ những đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình mà đặc trưng cơ bản của nó
là một nền nhiệt độ cao, ít thay đổi quanh năm và có một chế độ mưa
phong phú và phân hóa rõ rệt theo hai mùa (mùa khô và mùa mưa). Lượng
mưa cũng khác nhau, lượng mưa vào mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa
toàn năm [Dựa theo 16; tr.133 – 137]. Như vậy, lượng mưa trong mùa khô
chỉ chiếm khoảng 10%, nắng nóng và oi bức nhất vào tháng 3, 4. Cách đây
hơn 200 năm về trước, An Giang được bao phủ bởi những thảm rừng tràm
mênh mông với vô số những đàn ong xây tổ làm mật, những cánh đồng đầy
lau sậy hoang vu, hẳn đã làm dịu bớt đi cái nắng hè oi bức của mùa hè và là
nơi trú ngụ của nhiều loài sinh, thực vật nhiệt đới.
Với những điều kiện địa hình, địa lý tự nhiên, khí hậu thuận lợi, được
thiên nhiên ưu đãi nhiều mặt, vào nửa đầu thế kỉ XIX, An Giang cũng là mảnh
đất đầy hứa hẹn của những người nông dân nghèo, thợ thủ công cùng khổ đi
tìm chốn nương thân, mở đất khai hoang, phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi, vùng đất An Giang đối mặt với không ít
khó khăn. Mùa mưa kéo dài khoảng từ tháng 5 đến tháng 11, hàng năm
nhân dân An Giang đều phải gánh chịu những trận lũ lớn (thường gọi là
mùa nước nổi). Nước dòng sông Mê kông trút vào Biển Hồ, rồi từ Pnom
Penh (Campuchia) tràn xuống, từ từ nhưng khá mạnh, với lưu lượng lớn.
22



Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung không đắp đê, nước theo
sông Tiền, sông Hậu tràn vào vùng trũng Tứ giác Long Xuyên, nước sâu và
chảy mạnh. Những cánh đồng đều bị ngập nước có nơi sâu đến 3 – 4 m.
Một biển nước mênh mong, không thấy bờ, gây cảm giác sợ hãi. Ở đây,
những cọng bông súng mọc theo con nước dài 3 đến 4 m, nhà cửa, chuồng
trại cất cao để tránh “mùa nước nổi”. Nhưng đến mùa khô, khí hậu trở nên
khắc nghiệt, ít mưa, nước thiếu trầm trọng, đất khô cằn, nứt nẻ. Nhà văn
Sơn Nam cho biết, khi mới chiếm An Giang vào năm 1867 và các tỉnh khác
của Nam Bộ, người Pháp rất bi quan và nhận định rằng không thể nào định
cư ở đây được, chỉ ở tạm. Họ sợ muỗi mòng, rắn rết, sợ nắng chói oi bức và
những cơn mưa sấm chóp liên hồi [41; tr.9 – 10].
1.2.3. Đặc điểm dân cư và lịch sử - văn hóa
An Giang là vùng hỗn hợp cư trú của bốn tộc người chủ yếu, gồm
người Kinh (chiếm tỷ lệ đa số), Khmer, Hoa và Chăm. Điều kiện khắc
nghiệt trong buổi đầu khai hoang, sinh sống đã làm cho các dân tộc anh em
gắn bó, đoàn kết và giúp đỡ nhau để sinh tồn. Trong đó, người Việt (Kinh)
là lớp cư dân giữ vai trò chủ chốt trong suốt tiến trình đấu tranh chinh phục
tự nhiên và chống ngoại xâm.
Người Kinh đến An Giang khi nào? Đến nay chưa tìm thấy sử sách
ghi chép cụ thể, một vài ghi chép cho biết những nhóm người Việt gốc
miền Trung, chủ yếu là dân Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng
Đức (Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Ngãi) [40; tr.33] vào đây từ rất lâu.
Họ vốn là những nông dân phiêu tán, thợ thủ công cùng khổ, những binh
lính lao dịch lưu đày… dưới sự áp bức của chính quyền phong kiến, của
chiến tranh địch họa, thiên tai đã buộc phải rời bỏ xóm làng vào Nam khẩn
hoang lập nghiệp. Họ mang theo cả gia đình cha mẹ, vợ con theo cùng.
Ngay từ những ngày đầu họ đã đối mặt với bao nhiêu khó khăn thử thách
trên bước đường chinh phục thiên nhiên, thuần hóa, đất đai, lập làng dựng
nghiệp [42; tr.8]. Quá trình di cư tiếp diễn đến cuối thế kỉ XVII, người
Kinh sinh sống rải rác ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu trên các cù lao,

bãi bồi thuộc địa phận tỉnh An Giang.
Trong lúc đó, chiến lược mở cõi về phương Nam của các chúa
23


Nguyễn được tiến hành với chính sách cưỡng bức di dân của chúa Nguyễn
Phúc Tần và chính sách chiêu mộ di dân của chúa Nguyễn Phúc Chu từ thế
kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII trên quy mô ngày càng lớn. Nhờ các chính
sách của chúa Nguyễn mà công cuộc khai hoang mở mang bờ cõi phương
Nam của người Việt ngày càng diễn ra nhanh chóng [16; tr.221].
Năm 1689, Thống binh Nguyễn Hữu Hào khi điều quân sang đất Chân
Lạp đánh dẹp thế lực của Nặc Thu. Trên đường đi từ Long Xuyên đến
Châu Đốc, cơ đội thủy binh của ông đã dừng quân ở Bình Mỹ (Châu Phú),
Bình Đức (Long Xuyên) và cù lao Bình Thủy (Châu Phú). Mười năm sau,
năm 1699, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (hay
còn gọi là Kính) kinh lược Nam Bộ và mang quân đi dẹp loạn ở Chân Lạp.
Sau khi bình định và sắp đặt xong, ông kéo quân về đóng ở đồn Cây Sao 1
báo tin thắng trận về triều đình. Những thông tin chi tiết này cho phép ta
nhận định rằng: người Kinh đã sống rải rác dọc từ Long Xuyên đến Châu
Đốc và Chợ Mới trước đó. Chắc hẳn Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Cảnh
mới dừng quân ở đó một thời gian rồi rút đi và một số binh lính của các
ông ở lại đây sinh sống cùng với dân Việt. Các bô lão còn tương truyền cho
con cháu họ về câu chuyện Nguyễn Hữu Cảnh ghé lại những nơi có dân
Việt ở để thăm hỏi và khích lệ mọi người giữ tình thân thiện dù không cùng
chung nguồn cội dân tộc. Khi rút quân khỏi An Giang, nhiều thương bệnh
binh, binh lính của Nguyễn Hữu Cảnh ở lại Tân Châu, Chợ Mới... Những
binh lính này cùng với dân ở đó cày cấy làm ăn, góp phần tạo nên sự hưng
khởi của những vùng đất mới này, ngoài ra còn tạo nền tảng cho công tác
quốc phòng của đất nước.
Một minh chứng khác, ở cù lao Giêng, có một phủ thờ của họ Nguyễn

từ Bình Định vào, có thể nói đây là một trong những họ đến lập nghiệp đầu
tiên trong vùng [16; tr.221 – 222], thoạt tiên khai khẩn ở Mỹ Luông, rồi
mạo hiểm qua cù lao Giêng cất chùa, đánh cọp, phá rừng học võ nghệ với
một thầy từ Huế vào. Phía sau ruộng vẫn còn mộ của ba người anh em,
từng theo binh nghiệp [45; tr.194].
1

Cù lao Cây Sao: do ngày xưa nơi đây có nhiều cây sao mộc nên gọi theo tục danh, còn gọi là bãi Doanh
Châu (tức cù lao Giêng). Khi binh lính của Nguyễn Hữu Cảnh dừng chân và đóng đồn trú nên cũng được
gọi là đồn Cây Sao, cù lao Ông Chưởng hay Lễ Công Châu.

24


Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chính sách cấm đạo gay gắt. Một
số giáo sĩ, giáo dân bị giết, bị trục xuất. Nhiều người từ miền Trung chạy
vào Nam lánh nạn. Nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo đến đất An Giang, trú
ngụ ở vùng Cái Đôi, cù lao Giêng (1778), Bò Ót (còn gọi là Lò Ót, nay
thuộc huyện Thốt Nốt, Cần Thơ) (1779). Họ khai hoang lập ấp và xây dựng
họ đạo [16; tr.256].
Một lực lượng khá quan trọng trong việc khai hoang ở An Giang là
binh lính đồn trú và binh lính đồn điền. Năm 1757, Nguyễn Cư Trinh tiếp
quản vùng đất An Giang, ông cho đặt ba đạo biên phòng trấn giữ ở Châu
Đốc, Tân Châu, Sa Đéc, nhưng việc khai hoang còn rất hạn chế. Sử nhà
Nguyễn chép từ năm 1789, khi đến An Giang, Nguyễn Ánh cho lập các thủ
Đông Xuyên (đặt tại rạch Long Xuyên), thủ Thuận Tấn (đặt tại Vàm Nao),
thủ Vĩnh Hùng (An Hòa), Cường Uy (Lấp Vò) [16; tr.879], binh lính khẩn
hoang quanh các thủ tự túc lương thực. Bên cạnh, một số gia đình binh lính
cùng nhau dựng thành xóm ấp quanh các đạo, bảo để làm ruộng. Nguyễn
Văn Hầu cho biết “những nhóm người Việt phần lớn là gia binh khai thác

hoa màu quanh đó rồi dần về sau mới có dân thường lập nghiệp” [24;
tr.11]. Việc khai hoang ở gần các đồn, bảo, ngoài việc tự túc lương thực
cho binh lính nhằm giảm bớt gánh nặng cho chính quyền còn tạo điều kiện
cho sự ra đời của các thôn ấp. Như thế, theo cách này “các thôn ấp lẻ tẻ đó
đây bấy giờ cũng được lập lên chung quanh các doanh trại, các đồn, bảo,
bờ rạch, ven sông, khu tập trung là Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Sa
Đéc” [24; tr.12].
Phía sông Tiền thế kỉ XVII – XVIII, dân cư đến ở ngày càng đông. Cù
lao Giêng, Chợ Thủ là những điểm dân cư tập trung đông đúc, sản xuất
nông nghiệp và thủ công phát triển nhanh chóng, ổn định. Số quân sĩ của
Nguyễn Hữu Cảnh là những người Việt Nam “thuần túy” từ miền Trung
vào, binh lính là người Quảng Nam, Biên Hòa, Khánh Hòa; họ cũng tự
xưng là “dân hai huyện” (Phước Long và Tân Bình). Vai trò văn hóa, chính
trị của họ rất quan trọng, họ là những người giữ đúng thuần phong mỹ tục
Việt Nam ở vùng đất mới. Từ đó, họ phân tán sang các vùng đất mới khác
như Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên, Cái Dầu…
25


×