DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
CN-TTCN: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
DTTS: Dân tộc thiểu số
DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
MTTW: Mục tiêu trung ương
MTTQ: mặt trận Tổ quốc
NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội
HĐND: Hội đồng nhân dân
TH: Tiểu học
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thơng
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
UBND: Ủy ban nhân dân
GTSX: Giá trị sản xuất
KCNSCT3TL: Khơng có người sinh con thứ 3 trở lên
DANH MỤC BẢNG
* Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................7
Nhằm đánh giá khách quan, khoa học cơng cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ) trên cơ sở nắm vững quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm vững
quan điểm đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước, luận văn sử dụng chủ yếu
các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic, đồng thời kết hợp với các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác như phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu tư liệu, phương pháp định lượng định tính…. . .7
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo hiện vẫn đang là hiện tượng xã hội phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt là những nước đang và kém phát triển. Giải quyết
tình trạng đói nghèo là một đòi hỏi bức xúc, là vấn đề được đặt ra khơng
chỉ đối với mỗi quốc gia mà cịn đối với cả cộng đồng quốc tế. Năm 1990,
có 43% dân số các nước đang phát triển sống trong mức cực nghèo, với
định mức dưới 1 đôla/ngày. Năm 2010, tỉ lệ giảm xuống chỉ còn 23%, với
giới hạn chuẩn cực nghèo mới hiện là 1,25 đơla/ngày. Trong vịng 20 năm,
số người cực nghèo đã giảm xuống được phân nửa. Tháng 4-2013, trong
một cuộc họp báo tại Washington, Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong
Kim đã đưa ra mốc thời gian năm 2030 và nói “Đây là thời hạn thế giới
chấm dứt được đói nghèo”.
Để đạt mục tiêu này, tỉ lệ nghèo đói phải tiếp tục giảm 1% hàng năm,
liên tục trong 20 năm như đã từng diễn ra từ 1990 đến 2010. Từ 1990 đến
2010, động lực chính để giảm đói nghèo là tăng trưởng. Muốn có tăng trưởng,
cách tốt nhất là giải phóng các thị trường và trao đổi. Để nghèo khổ tiếp tục
giảm, tăng trưởng phải duy trì ở mức độ hiện nay.
Tại Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hai thập kỷ
qua đã đạt được những thành tựu rất lớn. Tỷ lệ nghèo tính theo đầu người
giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm 2008 và đến năm 2013
tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước chỉ cịn 7,80%. Tuy đã có bước đi ấn tượng tại
cấp quốc gia. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo kinh niên vẫn rất cao tại các cộng
đồng dân tộc thiểu số. Việt Nam lại là quốc gia đa dân tộc. Cộng đồng dân tộc
Việt Nam được hình thành và phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.
Ngày nay, trong trong sự nghiệp xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, việc phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết dân tộc có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của đất nước. Chính vì
1
thế, xóa đói, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan
trọng ở Việt Nam trong thời gian tới.
Vĩnh Thạnh là một huyện vùng sâu xa trung tâm thành phố Cần Thơ,
nằm tiếp giáp với hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Tính đến năm 2014, số hộ
dân trên địa bàn huyện có 27.117 hộ, với 116.110 nhân khẩu, trong đó có 365
hộ dân tộc thiểu số, với 1.448 nhân khẩu. Kinh tế huyện chủ yếu là sản xuất
nơng nghiệp. Vì là huyện đầu nguồn nên thường bị ảnh hưởng bởi lũ lụt lớn,
gây thiệt hại không nhỏ đến cơ sở hạ tầng nông thôn, đời sống và điều kiện
phát triển sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, hàng hóa
nơng sản như lúa, heo, cá, … sản xuất ra nhưng khó tiêu thụ, do đầu ra còn
hạn chế, giá cả thấp, làm cho thu nhập người dân không cao. Thực tế cho
thấy, nguyên nhân nghèo đói của một bộ phận dân cư trên địa bàn huyện chủ
yếu là do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, đông con, bệnh tật nan
y. Mặt khác, một số còn do đam mê các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè,
lãng phí và lười lao động.
Cùng với cả nước, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo điều hành
của Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện, sự phối hợp giữa các ban ngành
chính quyền và Mặt trận, các đồn thể, cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở
huyện Vĩnh Thạnh đã có sự chuyển biến quan trọng với nhiều kết quả đáng
ghi nhận. Đặc biệt, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tinh thần đoàn kết tương
trợ trong nhân dân và chính sách xã hội đối với người nghèo được thực hiện
khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, q trình thực hiện chính sách xố đói giảm
nghèo ở huyện Vĩnh Thạnh cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại rất cần được
làm rõ nguyên nhân và cách khắc phục.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách tồn diện về cơng cuộc xố đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần
Thơ) giai đoạn 2004-2014 khơng chỉ góp phần làm rõ một vấn đề lịch sử rất
đáng quan tâm của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng trong q
trình phát triển mà cịn góp thêm một minh chứng sát thực để đánh giá về chủ
2
trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Mặt khác, việc nghiên cứu,
đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được và những hạn chế còn
tồn tại của cơng cuộc xố đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở
huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ) giai đoạn 2004-2014, chỉ ra nguyên
nhân của những kết quả và hạn chế đó sẽ góp thêm cơ sở tư liệu, căn cứ khoa
học giúp cho các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương rút ra những bài học
kinh nghiệm trong việc hoạch định và triển khai chính sách xố đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc trong thời gian tới.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Cơng cuộc xóa đói giảm nghèo
cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ)
giai đoạn 2004-2014" để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xố đói giảm nghèo là một đề tài được rất nhiều người quan tâm
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, nhiều đối tượng khác nhau. Cho đến nay, ở
Việt Nam đã có một số cơng trình cơng trình nghiên cứu, luận văn luận án đề
cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong số
đó có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau: “Một số vấn đề
giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Đạo (nhà
xuất bản: Khoa học xã hội, 2003). Nội dung đề cập đến vấn đề giảm nghèo
đối với các dân tộc thiểu số Việt Nam;“Thực trạng đói nghèo và một số giải
pháp xóa đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên”
của tác giả Bùi Minh Đạo (nhà xuất bản: Khoa học xã hội, 2005) nội dung nói
về thực trạng đói nghèo và đề ra những giải pháp XĐGN đối với các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010-2020”,
của Nguyễn Văn Dũng, (ĐH quốc gia Hà Nội, 2014) nội dung nói về những
khó khăn thuận lợi trong việc huy động vốn phát triển vùng DTTS miền núi
của Việt Nam giai đoạn 2010-2020; Luận án Tiến sĩ Triết học “Mối quan hệ
3
giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” của Hồng Thị Hương, bảo vệ
năm (Đại học khoa học xã hội nhân văn, năm 2012) nội dung đề cập đến mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các
dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay.
Riêng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
ở thành phố Cần Thơ và huyện Vĩnh Thạnh cũng đã có một số luận văn, báo
cáo đề cập đến. Đó là báo cáo tốt nghiệp lớp Trung cấp, Cao cấp chính trị của
tác giả Đỗ Văn Bảy năm 2013 với đề tài “Thực trạng và công tác vận động
quần chúng thực hiện chính sách giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015” nội dung báo cáo đề cập tình hình
vận động các nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo trong đồng bào
DTTS thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015. Một số báo cáo tốt nghiệp
khác của một cán bộ tại địa phương của tác giả Nguyễn Hữu Tín năm 2013
với đề tài “Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo ở huyện Vĩnh Thạnh - thành phố Cần Thơ hiện nay trong giai
đoạn 2004 - 2013” nội dung đề đến thực trạng và giải pháp thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2004-2013.
Các cơng trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo trong đồng
bào dân tộc thiểu số dưới các góc độ, khu vực khác nhau cả về lý luận và thực
tiễn. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến cơng tác xóa
đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vĩnh Thạnh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Thơng qua việc nghiên cứu về Cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ) giai
đoạn 2004-2014, luận văn góp thêm một cái nhìn cụ thể và tồn diện hơn về
q trình thực hiện chủ trương, chính sách xố đói giảm nghèo của Đảng và
Nhà nước ở các địa phương nói chung và đối với đồng bào dân tộc thiểu số
4
nói riêng. Đồng thời, trên cơ sở đó đánh giá một cách khách quan về hiệu quả
của các chính sách trong quá trình triển khai ở huyện Vĩnh Thạnh và giúp cho
các cấp lãnh đạo, chính quyền ở địa phương rút ra những bài học kinh nghiệm
cho công tác hoạch định và thực thi chính sách trong giai đoạn sắp tới.
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn sẽ tập trung làm rõ
các vấn đề khoa học cụ thể, như sau:
+ Các yếu tố tác động đến cơng cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
dân tộc thiểu số trên đại bàn huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2004-2014.
+ Q trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2004-2014.
+ Thông qua nghiên cứu rút ra những đặc điểm, tác động của cơng cuộc
xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh
Thạnh giai đoạn 2004-2014.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo
cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ) mà
cụ thể là quá trình thực hiện các giải pháp, chính sách XĐGN cho cộng đồng
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh và đặc điểm tác động của
những chính sách đó.
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: là địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ), bao
gồm 11 xã, thị trấn trong đó tập trung chủ yếu ở các xã có đơng đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống như: xã Vĩnh Bình, xã Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh
Quới,....
Về thời gian, luận văn chủ yếu tìm hiểu về cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần
Thơ) từ năm thành lập huyện (2004) đến nay (2014). Tuy nhiên, để có cái
5
nhìn bao quát hơn về vấn đề này, trong một số khía cạnh cụ thể, luận văn có
thể trình bày vấn đề vượt ra khỏi phạm vi thời gian này.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiếp cận và khai thác các nguồn tài liệu
sau đây:
Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể huyện Vĩnh Thạnh về chính sách xóa đói
giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện từ năm 2004
đến năm 2014.
Các sách, báo chuyên khảo và tham khảo, các luận văn, luận án về
chương trình, mục tiêu, thực trạng, giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng
bào dân tộc thiểu số có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các báo cáo tổng kết,
niên giám thống của các cơ quan, ban ngành tại địa phương huyện Vĩnh
Thạnh và thành phố Cần Thơ về cơng tác có liên quan đến vấn đề XĐGN tại
địa phương. Đây là nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu được tác giả khai thác
thực tế, nhằm phục vụ q trình nghiên cứu đề tài.
Ngồi ra, tác giả còn sử dụng tư liệu điền dã, tổng hợp các số liệu từ
việc đi thực tế tại các xã, thị trấn có đơng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh
sống trên địa bàn huyện.
6
* Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đánh giá khách quan, khoa học cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần
Thơ) trên cơ sở nắm vững quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm vững quan điểm đường lối của Đảng và
chính sách của nhà nước, luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời
kết hợp với các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác như phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, đối chiếu tư liệu, phương pháp định lượng định tính…
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tồn
diên, hệ thống về cơng cuộc xố đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu
số ở huyện Vĩnh Thạnh trong giai đoạn 2004-2014, góp phần làm phong phú
thêm những cơng trình nghiên cứu về lịch sử địa phương huyện Vĩnh Thạnh.
Đồng thời, luận văn cũng góp phần phản ánh sinh động hơn bức tranh kinh tế
- xã hội huyện Vĩnh Thạnh trong thời kỳ đổi mới.
Thứ hai, Luận văn đã phân tích, đánh giá những yếu tố tác động, những
thuận lợi và khó khăn của địa phương trong q trình thực hiện chính sách
xố đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, tìm ra nguyên nhân của
thực trạng đói nghèo và các giải pháp chủ yếu của địa phương nhằm giải
quyết vấn đề đói nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số với những kết quả đạt
được và hạn chế còn tồn tại.
Thứ ba, Luận văn góp phần cung cấp cơ sở tư liệu và căn cứ khoa học
cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, đề xuất và
triển khai thực hiện các chính sách xã hội, các giải pháp xóa đói giảm nghèo
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Đồng thời, luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề lịch sử,
kinh tế, xã hội trong các nhà trường.
7. Bố cục luận văn
7
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung
luận văn gồm 03 chương.
Chương 1: Các yếu tố tác động đến cơng cuộc xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2004-2014.
Chương 2: Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân
tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2004-2014.
Chương 3: Đặc điểm, tác động của cơng cuộc xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2004-2014.
CHƯƠNG 1
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC GIẢM NGHÈO CHO
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH
THẠNH GIAI ĐOẠN 2004-2014
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh Thạnh thuộc thành phố Cần Thơ, trước năm 2004 là một
thị trấn của huyện Thốt Nốt (thị trấn Thạnh An). Đến năm 2004 huyện Vĩnh
Thạnh được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004
của Chính phủ. Qua ba lần điều chỉnh địa giới hành chính Huyện Vĩnh Thạnh
được thành lập vào đầu năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP; qua 03
lần điều chỉnh địa giới hành chính (theo Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, ngày
16/01/2007;
162/2007/NĐ-CP,
ngày
06/11/2007;
12/NĐ-CP,
ngày
23/12/2008), hiện nay huyện Vĩnh Thạnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc
(gồm 09 xã và 02 thị trấn), với 29.823,41 ha diện tích tự nhiên và 127.769
nhân khẩu.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2013 là 29.823,41 ha, dân số
115.330 người, chiếm 21,17% diện tích và 9,61% dân số thành phố Cần Thơ,
bao gồm 11 đơn vị hành chính: thị trấn Vĩnh Thạnh, Thạnh An; các xã: Thạnh
Mỹ, Vĩnh Trinh, Thạnh Tiến, Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh
Quới, Vĩnh Bình và Thạnh Lộc.
8
Về địa giới hành chính: Huyện Vĩnh Thạnh là vùng ngoại thành xa
trung tâm thành phố Cần Thơ; phía Bắc giáp với huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang; Phía Đơng giáp quận Thốt Nốt; Phía Tây giáp huyện Tân Hiệp, tỉnh
Kiên Giang; Phía Nam giáp huyện Cờ Đỏ. Là cửa ngõ phía Tây Bắc của thành
phố Cần Thơ cách trung tâm thành phố Cần Thơ 70 km, tiếp giáp tỉnh Kiên
Giang 50 km, tỉnh An Giang 25 km, nên mặc dù xa trung tâm thành phố Cần
Thơ nhưng lại có điều kiện giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Về đường bộ: Huyện có Quốc lộ 80 chạy qua, nối Cần Thơ, An Giang
và Kiên Giang; đường tỉnh 919 (hay còn gọi là đường Bốn Tổng – Một Ngàn),
nối từ Quốc lộ 80 đi huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và đến tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra,
trong tương lai huyện sẽ có một số tuyến đường cao tốc chạy qua. Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện về
phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ và nông nghiệp – thủy sản.
Về đường thủy: Huyện Vĩnh Thạnh có hệ thống sơng ngịi chằng chịt,
trong đó có tuyến đường thủy quốc gia (kênh Cái Sắn) và các kênh Thắng Lợi
1, Thắng Lợi 2, kênh Bốn Tổng... rất thuận lợi cho tưới tiêu phục vụ phát triển
nông nghiệp – thủy sản và vận tải đường thủy, công nghiệp chế biến, kho
chứa lúa gạo.
Với vị trí địa lý như trên, Vĩnh Thạnh có nhiều lợi thế trong phát triển
kinh tế - xã hội và giữ vai trò rất quan trọng về an ninh quốc phòng của thành
phố Cần Thơ.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: khá bằng phẳng, cao dần từ kênh Cái Sắn vào đồng ruộng,
cao trình phổ biến từ 0,5 đến 1,5 m. Toàn huyện thường bị ngập vào mùa
mưa, mức độ ngập so với đồng ruộng từ 1 đến 1,5 m (phía Bắc kênh Cái Sắn);
từ 0,5 đến 1,2 m (phía Nam kênh Cái Sắn). Địa hình của huyện khá thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản nhưng cần phải có hệ thống đê bao để
tưới tiêu chủ động. Tuy nhiên, với hệ thống sơng ngịi chằng chịt nên việc đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
9
Đất đai: Vĩnh Thạnh có 3 nhóm đất chính, chia thành 10 loại đất, cụ thể
như sau:
10
Bảng 1. Phân loại và diện tích các loại đất huyện Vĩnh Thạnh
STT
I
1
2
3
II
4
5
6
III
7
8
9
10
IV
Ký
hiệu
Tên đất
Diện tích
(ha)
(%)
9.099,13
30,51
NHĨM ĐẤT PHÈN
Đất phèn hoạt động nông, trên nền phèn
Sj1p
2.373,85
7,96
tiềm tàng
Đất phèn hoạt động sâu
Sj2
2.839,39
9,52
Đất phèn hoạt động sâu, trên nền phèn
Sj2p
3.885,89
13,03
tiềm tàng
NHÓM ĐẤT NHÂN TÁC
2.205,35
7,39
Đất phù sa lên líp
Vp
1.509,70
5,06
Đất phèn lên líp
Vs
518,31
1,74
Đất líp xây dựng
Vt
177,35
0,59
NHĨM ĐẤT PHÙ SA
18.354,06
61,54
Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng
Pf
7.771,66
26,06
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, có
Pf(b) 2.784,35
9,34
ảnh hưởng phù sa mới
Đất phù sa gley
Pg
6.949,86
23,30
Đất phù sa gley, có ảnh hưởng phù sa
Pg(b)
848,19
2,84
mới
SƠNG RẠCH
164,88
0,55
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
29.823,41 100,00
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn TP. Cần Thơ đến
năm 2020, trang 25
Nhóm đất phèn: có quy mơ diện tích là 9.099,13 ha, chiếm 30,51% diện
tích tự nhiên; xuất hiện trên những bề mặt địa hình thấp trũng, tập trung ở khu
vực phía Tây, Tây Nam huyện Vĩnh Thạnh, gồm 3 loại đất:
Đất phèn hoạt động nơng trên nền phèn tiềm tàng (Sj1p) có hàm lượng
dinh dưỡng mùn và đạm giàu, kali trung bình, song nghèo lân, chua mạnh và
chứa nhiều độc tố; do các tầng có tích lũy chất độc xuất hiện nơng (trong vịng
0-50cm); vì vậy, có nhiều hạn chế cho bố trí các loại cây trồng nông nghiệp.
Hiện trạng và khả năng sử dụng: Hiện nay phần lớn diện tích đất Sj1p trồng
lúa 2 vụ. Tuy nhiên, loại đất này có hạn chế như: chua mạnh, chứa nhiều độc
chất, tầng tích lũy độc chất xuất hiện nông và dày; mặt khác, lại phân bố ở địa
hình thấp trũng, vừa khó thốt nước để rửa phèn, đồng thời thường bị bổ sung
11
một lượng độc chất mới từ những khu vực cao hơn tích tụ xuống vào đầu mùa
mưa. Do đó, cần tăng cường đầu tư thủy lợi, thiết kế đồng ruộng, cải tạo đất
để chuyên canh tác lúa nước hoặc lên líp để trồng mía, khóm.
Đất phèn hoạt động sâu (Sj2) hoạt động sâu có hàm lượng dinh dưỡng
mùn và đạm giàu, kali trung bình, song nghèo lân, chua và chứa độc tố trung
bình; tuy nhiên, các tầng có tích lũy chất độc xuất hiện sâu (>50cm); vì vậy, ít
ảnh hưởng đến cây trồng nông nghiệp. Hiện nay hầu hết diện tích đất Sj 2 là
ruộng 2-3 vụ lúa. So với Sj1p thì đất Sj2 ít độc hại hơn và có mức độ thích nghi
cao hơn đối với các cây trồng nơng nghiệp. Vì vậy, đất phèn hoạt động sâu có
thể sử dụng để trồng lúa, hoa màu hoặc nuôi trồng thủy sản, tùy theo việc
khống chế và điều tiết nguồn nước.
Đất phèn hoạt động sâu trên nền phèn tiềm tàng (Sj 2p) Đất phèn hoạt
động sâu trên nền phèn tiềm tàng có hàm lượng dinh dưỡng mùn và đạm giàu,
kali trung bình, song nghèo lân, chua và chứa độc tố khá cao; tuy nhiên, các
tầng có tích lũy chất độc xuất hiện sâu (>50cm); vì vậy, thường ít ảnh hưởng
đến cây trồng nơng nghiệp, nằm trong khu vực có tưới nên hầu hết diện tích
loại đất này hiện tại là đất 2-3 vụ lúa. Do nơng dân có nhiều kinh nghiệm
trong khai thác sử dụng đất phèn như: áp dụng đúng các biện pháp ém, xổ
phèn và bón phân hợp lý, nên năng suất lúa trên đất Sj 2p đạt khá cao, khoảng
6 – 7 tấn/ha vụ.
Nhóm đất phù sa: có quy mơ diện tích là 18.354,06 ha, chiếm 61,54%
DTTN; xuất hiện trên những bề mặt địa hình từ trung bình thấp đến khá cao,
phân bố hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Đất hình thành trên trầm tích sơng
hoặc sơng biển tuổi Holocene, khơng có tầng phèn tiềm tàng hoặc phèn hoạt
động chỉ xuất hiện trong độ sâu 0-125 cm. Nhóm đất phù sa gồm 3 loại đất:
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) có hàm lượng dinh dưỡng khá
cao; yếu tố hạn chế chính là nghèo lân dễ tiêu và sắt hịa tan có thể lên cao
trong một số thời điểm trong năm nhất là vào đầu mùa mưa. Ngoài ra, lượng
hữu cơ khá cao trong một số khu vực có thời gian ngập nước lâu cũng có thể
12
ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng lúa. Hầu hết diện tích đất Pf là đất
3 vụ lúa; một số ít diện tích là đất trồng cây ăn quả (lên líp) hoặc luân canh
lúa - màu, đất trồng màu và nhà ở rải rác. Đất Pf một mặt có ưu thế là phân
bố trên địa hình khá bằng phẳng, mặt khác lại nằm trong vùng có tưới chủ
động. Vì vậy đề nghị nên ưu tiên bố trí cho chuyên canh lúa nước hoặc luân
canh lúa - màu.
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có ảnh hưởng phù sa mới (Pf(b))
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có ảnh hưởng phù sa mới là loại đất
tốt; chúng vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao lại rất ít độc tố. Ngồi ra, cịn
có lợi thế về vị trí phân bố, điều kiện địa hình và nguồn nước, phần lớn
diện tích đất Pf(b) là đất 2-3 vụ lúa hoặc luân canh lúa - màu; một phần
diện tích là đất trồng màu hoặc trồng cây ăn quả và nhà ở rải rác. Đất Pf(b)
một mặt có ưu thế về bề mặt địa hình bằng phẳng và hơi cao, mặt khác lại
phân bố gần sông rất thuận lợi cả về nguồn nước tưới tiêu. Vì vậy đề nghị
nên ưu tiên bố trí cho luân canh lúa màu, chuyên lúa nước, chuyên trồng
màu hoặc lập líp để trồng cây ăn quả.
Đất phù sa gley (Pg): là loại đất khá tốt; đất chua vừa, chứa ít độc tố,
hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng khá cao, lại được phân bố ở địa hình
bằng thấp thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước tưới cũng như thực hiện
các biện pháp canh tác. Hầu như tồn bộ diện tích đất phù sa gley là đất 2-3
vụ lúa. Đây là một loại đất có mức thích nghi cao đối với chuyên canh lúa
nước hoặc luân canh lúa với 1 vụ cây trồng cạn. Yếu tố hạn chế chính của
loại đất này là có bị gley nơng và thường có sắt hịa tan trung bình, nên cần
chú ý các biện pháp làm ải đất để giảm lượng các chất hịa tan gây ra do q
trình phân giải yếm khí.
Đất phù sa gley có ảnh hưởng phù sa mới (Pg(b)) là một trong những
loại đất khá tốt; đất tuy chua nhưng chứa ít độc tố, hàm lượng dinh dưỡng cho
cây trồng khá cao, lại được phân bố ở địa hình bằng thấp thuận lợi cho việc
cung cấp nguồn nước tưới cũng như thực hiện các biện pháp canh tác. Hầu hết
13
diện tích đất phù sa glây có ảnh hưởng phù sa mới là đất ruộng lúa (2-3
vụ/năm). Đây là một loại đất có mức thích hợp cao đối với các hệ thống canh
tác nước trong môi trường ngọt như chuyên canh lúa nước hoặc nuôi trồng
thủy sản, song cũng khá thích hợp cho bố trí luân canh lúa- màu hoặc lên líp
để trồng cây ăn quả. Yếu tố hạn chế chính của loại đất này là có glây nơng và
thường có sắt hịa tan trung bình đến khá cao, nên cần chú ý các biện pháp
làm ải đất hoặc bố trí ln canh lúa- màu để tăng thời gian thóang khí cho đất.
Nhóm đất nhân tác (đất bị xáo trộn): đây là nhóm đất lập líp để trồng
cây lâu năm, đất xây dựng cơng trình và nhà ở nên sự phân bố của nhóm đất
này tùy thuộc vào hiện trạng sử dụng đất, vì vậy chúng có mặt ở tất cả các xã
và xuất hiện chủ yếu ở các khu vực đô thị, các khu dân cư tập trung và khu
vực có địa hình thấp được lên líp để trồng cây lâu năm. Nhóm đất trên gồm 3
loại đất là đất phù sa lên líp, đất phèn lên líp và đất líp xây dựng.
Bảng 2. Diện tích các loại đất
Số TT
I
1.
a.
b.
2.
3.
4.
II.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
III.
Diện tích đất sử dụng
(%)
Loại Đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
29.823,41
Đất nông nghiệp
26.884,66
Đất trồng cây hàng năm
25.258,20
Đất lúa, lúa màu
25.176,68
Đất trồng hàng năm khác
81,52
Đất trồng cây lâu năm
1.117,44
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
509,02
Đất phi nông nghiệp
2.938,75
Đất ở
779,16
Đất chuyên dùng
1.900,66
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
45,51
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
43,92
Đất sơng suối và mặt nước chuyên dùng
164,88
Đất phi nông nghiệp khác
4,62
Đất chưa sử dụng
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh năm 2014, trang 12
14
Khí hậu: Vĩnh Thạnh mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long với những đặc điểm như nền nhiệt dồi dào,
biên độ ngày và đêm nhỏ, chia làm 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ khơng khí ln ổn
định và ở mức cao, nhưng có thay đổi theo mùa trong năm (2 mùa rõ rệt).
Mùa mưa nhiệt độ có xu hướng tăng cao hơn, tuy nhiên sự chênh lệch giữa
các tháng trong năm không lớn (khoảng 3 oC). Nhiệt độ trung bình năm là
27,26oC (trung bình thấp nhất 20,24oC, trung bình cao nhất 35,58oC). Độ ẩm ở
mức trung bình (82,81%), ít chịu ảnh hưởng của bão nên khá thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp – thuỷ sản. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
cuối tháng 11, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.535,04
mm, với số ngày mưa trung bình 125 ngày/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân
bổ khơng đều.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của huyện thuận lợi cho nền nơng nghiệp
đa canh và thâm canh có hiệu quả khi được đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi
(tưới, tiêu) và năng lực sản xuất (cơ giới hóa, kỹ thuật, vốn...). Do đặc điểm khí
hậu nên sản phẩm nơng nghiệp có tính mùa vụ, sản xuất nơng nghiệp vì vậy
phải ln chú ý đến yếu tố chọn tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu, kỹ thuật
canh tác để thu hoạch rải vụ, cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến.
Ngồi ra yếu tố độ ẩm cao, lượng mưa phân bố không đều cũng đòi hỏi nhiều
trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.
Thuỷ văn: Vĩnh Thạnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều biển Đông thông qua sông Hậu. Tuy nhiên, do vị trí khá xa biển
nên khơng bị nhiễm mặn; ngồi ra cịn có thể lợi dụng thủy triều để dẫn nước
tưới cho đồng ruộng.
Sơng Hậu có lưu lượng dòng chảy lớn, tuy nhiên sự phân bố của lượng
dịng chảy khơng đều trong năm. Trong đó, có đến 70-85% lượng dòng chảy
năm đổ dồn về vào các tháng mùa mưa. Nước sông nhiều, mưa nội đồng lớn,
triều dâng cao kết hợp với điều kiện địa hình bằng thấp của khu vực gây nên
15
ngập úng. Đây là hiện tượng thủy văn xảy ra thường xuyên ở khu vực phía
Tây Bắc Cần Thơ (từ phía Tây Nam quận Thốt Nốt, quận Ơ Mơn sang các
huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai).
Vào mùa mưa lũ, do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều và các dịng
lũ từ sơng Hậu tràn vào kênh Cái Sắn, sơng Thốt Nốt, kênh Thắng Lợi, kênh
Bốn Tổng nên phía Bắc của kênh Cái Sắn thường bị ngập sâu khoảng 1 – 1,5
m, phía Nam kênh ngập khoảng 0,5 – 1,2 m. Lũ từ thượng nguồn tràn về đem
theo một lượng lớn phù sa nên đồng ruộng của huyện được bồi hàng năm rất
màu mỡ, năng suất các loại cây trồng rất cao. Các xã thường bị ngập úng nặng
như xã Thạnh Lợi, Thạnh Thắng, Thạnh An, Thạnh Quới.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên nước mặt của huyện khá dồi dào, được cung cấp từ hai
nguồn chính là nước mưa tại chỗ (lưu lượng mưa trung bình năm lên tới
khoảng 1.535,04 mm) và nước sơng Hậu qua các kênh chính như kênh Cái
Sắn, sông Thốt Nốt, kênh Thắng Lợi, kênh Bốn Tổng chảy qua địa bàn huyện.
Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngọt phân bố chủ yếu ở các
tầng chứa nước Pleitoxen, Pliocen, Miocen ở độ sâu 100 - 300 m, nhưng có nơi
chỉ 20 - 50 m đã có nước ngầm. Hiện nay nước ngầm bị ơ nhiễm nhẹ hữu cơ và
coliform bởi có hiện tượng thơng tầng do khai thác khơng đúng kỹ thuật.
Tài ngun khống sản của huyện không nhiều chủ yếu là đất sét làm
vật liệu xây dựng, tiềm năng khai thác ít, phù hợp với quy mơ khai thác vừa
và nhỏ. Trong đó đất sét để làm gạch ngói phổ biến là tầng đất sét màu xám
vàng có bề mặt dày 1 - 2 m, trữ lượng không lớn, được phân bố rải rác trên địa
bàn huyện.
Về tài nguyên du lịch và nhân văn: Vĩnh Thạnh tuy khơng có nhiều
cảnh quan đặc sắc để tạo nên thế mạnh về phát triển du lịch, nhưng cũng có
thể phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đặc điểm miền quê thanh bình, đặc biệt là
phát triển các tuyến giao thông đối ngoại để khai thác vào phát triển du lịch dã
16
ngoại; thiết kế đồng ruộng, ao nuôi thuỷ sản đáp ứng cho nhu cầu vui chơi,
giải trí của khách du lịch thập phương về vùng quê sông nước.
Là một huyện thuần nông, dân số đa phần di cư từ mọi miền đất nước
đến sinh sống đem đến những bản sắc văn hố khác nhau, vấn đề dân tộc,
tơn giáo, trật tự an toàn xã hội của huyện khá phức tạp. Tuy nhiên, với bản
chất chịu thương chịu khó, đồn kết tương ái đã góp phần phát triển kinh tế,
ổn định trật tự trị an, đã đưa kinh tế Vĩnh Thạnh thốt khỏi tình trạng kém
phát triển.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Kinh tế
Vĩnh Thạnh là huyện thuần nông, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, đưa kinh tế nơng nghiệp phát triển
tồn diện theo hướng công nghệ cao, nâng cao giá trị sản xuất góp phần cải
thiện đời sống nơng dân, chuyển biến bộ mặt nơng thơn, đến nay, tồn huyện
có 98% diện tích lúa chất lượng cao, đạt sản lượng 378.000 tấn, là địa phương
duy nhất của thành phố Cần Thơ không cịn sản xuất lúa chất lượng thấp
IR50404. Diện tích ni thủy sản được mở rộng, sản lượng tăng gấp đôi năm
2005. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo qui mơ bán cơng nghiệp, chủ
động kiểm sốt được dịch bệnh nên đạt giá trị sản xuất đạt bình quân 1.300 tỉ
đồng, tăng 1,16 lần năm 2005.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc
làm đã được chú trọng nên tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia làm việc
trong nền kinh tế luôn ở mức cao 95,36% năm 2005, năm 2010 là 94,15% và
98,74% năm 2013. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng rất nhanh trong những
năm gần đây đã giúp giải quyết việc làm và giảm dần tỷ lệ lao động thất
nghiệp, bình quân mỗi năm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tạo việc làm mới
cho hơn 800 lao động, đây là mức khá cao so với phạm vi, quy mô của một
địa bàn cấp huyện. Tuy nhiên phần lớn lao động ở địa phương là lao động phổ
17
thông, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và đặc biệt là lao động kỹ thuật có tay
nghề cao cịn chiếm tỷ lệ thấp.
Giá trị tăng thêm bình qn đầu người trên địa bàn huyện tăng khá
nhanh từ 5,00 triệu đồng năm 2005 lên 14,04 triệu đồng năm 2010 (gấp 2,81
lần so với năm 2005) và năm 2013 đạt khoảng 22,50 triệu đồng. Đây là mức
thấp hơn mức bình quân của cả nước và thấp hơn nhiều so với trung bình tồn
thành phố (năm 2013 bình qn tồn thành phố đạt khoảng 63 triệu
đồng/người/năm). Tuy nhiên, kinh tế của huyện phát triển khá đồng đều giữa
các khu vực, do thu nhập người dân được cải thiện nên tỷ lệ hộ nghèo giảm
dần hàng năm, năm 2013 trên địa bàn tồn huyện chỉ cịn 4,50% hộ nghèo.
Giá trị sản xuất: theo giá so sánh năm 1994, giá trị sản xuất của huyện
giai đoạn 2006-2013 tăng bình qn 8,59%, trong đó giai đoạn 2009-2013
tăng bình quân 8,86%/năm. Theo giá so sánh năm 2010 giá trị sản xuất của
huyện giai đoạn 2006-2013 tăng bình qn 7,67%/năm, trong đó giai đoạn
2009-2013 tăng bình quân 7,18%/năm. Đây là tốc độ tăng khá cao đối với
Vĩnh Thạnh trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi suy thối kinh tế tồn cầu và
chia tách đơn vị hành chính (giảm hơn 11.000 ha, chiếm 29,83% diện tích tự
nhiên của huyện).
* Ngành nông – lâm – thủy sản: Là ngành sản xuất truyền thống và là
thế mạnh của huyện Vĩnh Thạnh, là ngành có quy mơ sản xuất lớn, chiếm tỷ
trọng cao trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Trong giai đoạn vừa qua, mặc
dù khủng hoảng kinh tế thế giới khiến thị trường xuất khẩu các mặt hàng nơng
thủy sản gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh và thời tiết ít thuận lợi, nhưng sản
xuất nơng, lâm nghiệp và nông nghiệp thủy sản ở huyện trong những năm gần
đây vẫn tiếp tục phát triển và đạt được kết quả khá cao.
Về giá trị sản xuất trong giai đoạn 2006 - 2010 giá trị sản xuất nông
nghiệp của huyện giảm bình quân 2,74% theo giá so sánh 1994 và giảm bình
quân 0,14% theo giá so sánh 2010, do diện tích sản xuất nơng nghiệp giai
đoạn 2006 - 2010 giảm mạnh, một phần vì diện tích giảm do chuyển sang các
18
mục đích phi nơng nghiệp (xây dựng các dự án như khu hành chính huyện,
các trụ sở cơ quan cấp xã, khu tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, ...), một
phần vì chia tách địa giới hành chính huyện (đây là nguyên nhân chính). Giai
đoạn 2011 - 2013 tốc độ tăng trưởng của ngành đạt khoảng 4,18% theo giá so
sánh 1994 và 2,97% theo giá so sánh năm 2010.
Ngành lâm nghiệp khơng đóng góp nhiều vào phát triển kinh tế nhưng
giữ vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển đô
thị thành phố Cần Thơ nói chung và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng. Theo giá
so sánh 1994, giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2013 đạt tốc độ tăng trưởng
khoảng 7,86%. Tuy nhiên khi tính giá so sánh 2010, thì giai đoạn 2006-2010
GTSX giảm bình quân 0,82%, giai đoạn 2009 - 2013 giảm bình quân
10,75%, cả giai đoạn 2006 - 2013 giảm bình quân 5,70%.
Ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, tính theo giá so sánh
1994 thì GTSX tăng trưởng khoảng 22,13% giai đoạn 2006 - 2010 và 1,62%
giai đoạn 2009 - 2013, cả giai đoạn 2006-2013 đạt khoảng 14,57%; tính theo
giá so sánh 2010 thì GTSX tăng bình quân 17,12% giai đoạn 2006-2010, tăng
trưởng bình quân 0,67% giai đoạn 2009-2013 và cả giai đoạn tăng bình quân
khoảng 12,36%. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản chủ yếu là từ nuôi trồng và
khai thác, thời kỳ qua đạt tốc độ tăng trưởng cao là do diện tích và năng suất
ni thủy sản khơng ngừng tăng lên hàng năm.
Vì giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng nhanh trong những năm qua nên
đã giúp chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản theo
hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản. Tỷ
trọng ngành nông nghiệp đã giảm từ 91,08% năm 2005 xuống còn 76,94%
năm 2010; tương ứng tỷ trọng ngành thuỷ sản và lâm nghiệp tăng từ 8,92%
năm 2005 lên 23,06% năm 2010. Cơ cấu nội bộ ngành năm 2013 là nông
nghiệp (77,89%) - thủy sản (21,95%) - lâm nghiệp (0,16%).
Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp giai đoạn qua, chăn nuôi phát
triển khá và đã nâng tỷ trọng từ 5,82% năm 2005 lên 7,74% năm 2010 và đạt
19
8,22% năm 2013. Cùng với chăn ni thì dịch vụ nông nghiệp những năm gần
đây cũng khá phát triển, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng từ 4,58% năm
2005 lên 7,73% năm 2013 trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
* Công nghiệp – xây dựng
Công nghiệp là khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu
kinh tế của huyện, chỉ chiếm 21,04%. Tính đến năm 2010, tồn huyện có 460
cơ sở sản xuất cơng nghiệp (tăng 60 cơ sở so với năm 2005), năm 2013 có 736
cơ sở. Toàn bộ các cơ sở sản xuất là của tư nhân, cá thể quy mơ nhỏ trung
bình từ 2 - 3 lao động/cơ sở. Giai đoạn này khu vực công nghiệp đã tạo thêm
việc làm cho 400 - 500 lao động. Trong đó xay gạo là ngành cơng nghiệp chủ
đạo, luôn chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu cơng
nghiệp của huyện. Tồn huyện hiện có 445 cơ sở xay gạo phân bố chủ yếu
dọc theo kênh Cái Sắn.
Mặc dù ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế
huyện nhưng trong giai đoạn này sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
của huyện cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực về số lượng cơ sở, lao động,
cơ cấu ngành nghề, chất lượng hoạt động và giá trị sản phẩm. Các thành phần
kinh tế đã từng bước thể hiện tính năng động trong việc đầu tư phát triển các
ngành nghề phù hợp theo cơ chế thị trường, thu hút đông đảo lực lượng lao
động - đặc biệt là lao động có tay nghề và nâng cao hiệu quả sản xuất. Các
ngành nghề chủ yếu của huyện đều có mức tăng trưởng khá như: xay xát,
nước đá, sản xuất trang phục…
Đối với ngành xây dựng, mặc dù là huyện mới được thành lập nhưng
ngành xây dựng của Vĩnh Thạnh đã có những bước phát triển vượt bậc trong
những năm qua. Nguyên nhân là do sau khi huyện thành lập, nhiều cơng
trình xây dựng cho một huyện mới được triển khai. Trên địa bàn huyện có
nhiều dự án và việc triển khai thực hiện các dự án đó đều phải gắn với hoạt
động xây dựng. Đó là việc xây dựng khu trung tâm huyện, xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như mạng lưới điện, giao thông, thuỷ lợi, cải
20
tạo đồng ruộng, trường học, trạm y tế, ....Năm 2014 huyện có 20 doanh
nghiệp tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, trong đó chủ yếu là
nạo vét kênh mương nội đồng và xây dựng, xây lắp các cơng trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: điện, nước, xây dựng dân dụng, xây dựng
công trình giao thơng, thủy lợi, san lấp mặt bằng, …Cơng tác lập quy
hoạch, thực hiện và quản lý quy hoạch xây dựng dần đi vào nề nếp, chất
lượng đảm bảo, đáp ứng tốt yêu cầu định hướng xây dựng, phát triển không
gian của huyện.
Về thương mại - dịch vụ: Tiến hành lập lại trật tự trong hoạt động
thương mại, kiểm soát giá và bán theo giá niêm yết, chống hàng giả hàng
kém chất lượng. Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại huyện; đồng thời
định hướng hoạt động với đa dạng chủng loại hàng hóa và cơ chế “giá
mềm”. Nhìn chung, cùng với sự phát triển khá nhanh của nền kinh tế, khu
vực dịch vụ là một trong những ngành có tốc độ phát triển khá nhanh, ngày
càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị bán
hàng hóa tăng 1,83 lần so với năm 2010. Lĩnh vực bưu chính, viễn thơng
phát triển mạnh; dịch vụ tín dụng, ngân hàng mở rộng hoạt động, đáp ứng
nhu cầu vốn trên địa bàn. Huyện luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
1.2.2. Xã hội
- Dân số, dân cư
Dân số năm 2010 của huyện là 113.170 người, giảm 41.961,00 người so
với năm 2005 (do chuyển diện tích 11.214,39 ha, dân số của các xã Thạnh Phú,
Trung Hưng sang huyện Cờ Đỏ). Đến năm 2013, dân số toàn huyện là 116.110
người, tăng 2.940 người so với năm 2010, tốc độ tăng dân số bình quân 0,73%.
Về cơ cấu dân số năm 2010 phân theo giới tính: nam 57.044 người
(50,63%), nữ 55.619 người (49,37%); phân theo khu vực thành thị: 17.390
người (15,37%), nông thôn 95.780 người (chiếm 84,63%); phân theo lĩnh vực
21
nghề nghiệp: nông nghiệp 80.350 người (chiếm 71,00%), phi nông nghiệp
32.820 người (chiếm 29,00%). Đến năm 2013, nam chiếm 50,58%, nữ chiếm
49,42%; khu vực thành thị chiếm 15,84%, nông thôn chiếm 84,16%; nông
nghiệp chiếm 68%, phi nông nghiệp chiếm 32%.
Mật độ dân số bình qn tồn huyện năm 2010 là 380 người/km 2, đến
năm 2013 tăng lên 389 người/km 2 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với bình quân
của thành phố (thành phố 866 người/km 2), đứng thứ 9 so với các quận, huyện
trong thành phố và phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện, trong đó mật độ dân số cao nhất là thị trấn Vĩnh Thạnh 876 người/km 2
và thấp nhất là xã Thạnh An 198 người/km2.
Cơ cấu dân số của huyện còn khá trẻ, độ tuổi từ 0-14 tuổi chiếm
25,99%, từ 15 – 39 tuổi chiếm 45,85%, từ 40 - 59 tuổi chiếm 20,67%, còn
lại là dân số trên 60 tuổi chỉ chiếm 7,49%. Đây là điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế – xã hội theo hướng nâng dần mức sống và nhu cầu nâng
cao trình độ dân trí, thể lực và hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày càng
cao hơn.
Huyện Vĩnh Thạnh có 6 dân tộc sinh sống, trong đó chiếm phần lớn là
dân tộc kinh (chiếm 98,87%), khmer (chiếm 1,13%) tập trung nhiều nhất tại
xã Vĩnh Bình, còn lại là các dân tộc Hoa, Chăm, Tày, Nùng phân bố rãi rác
tại các chợ dọc Quốc lộ 80 của các xã, thị trấn. Như vậy, tỷ lệ đồng bào
DTTS với lượng dân rất ít. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho công
cuộc XĐGN ở huyện Vĩnh Thạnh.
- Văn hóa – giáo dục
Hoạt động giáo dục thường xuyên được duy trì, tổ chức các lớp dạy
nghề và hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên. Trung tâm giáo dục thường
xuyên tiếp tục được đầu tư, trang bị về cơ sở vật chất và duy trì hoạt động
ngày càng có hiệu quả. Cơng tác khuyến học, khuyến tài được chú trọng.
Mạng lưới trường lớp được quan tâm xây dựng theo hướng đạt chuẩn, đáp
ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.
22