Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

CÔNG CUỘC xóa đói GIẢM NGHÈO ở HUYỆN PHÚ tân, TỈNH AN GIANG GIAI đoạn 1994 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 100 trang )

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ TÂN

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đang bước vào kỷ nguyên mới của sự phát triển dựa
trên cơ sở công nghệ thông tin và đi vào nền kinh tế tri thức, nhiều quốc gia
đang trên đà phát triển phồn vinh. Tuy nhiên, tình trạng nghèo khổ cũng đang
là thách thức lớn ở nhiều quốc gia. Xóa đói giảm nghèo trở thành vấn đề xã
hội mang tính toàn cầu.
Ở Việt Nam những năm 1993 xóa đói giảm nghèo vẫn đang là vấn đề
kinh tế - xã hội bức xúc, xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn
được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ
quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Khuyến khích làm
giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói giảm nghèo”. Mục tiêu chiến lược
xóa đói giảm nghèo thời kỳ 2001 - 2010 do Đại hội IX đề ra là: “Phấn đấu
đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành
quả xóa đói giảm nghèo”. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Khuyến
khích, tạo điều kiện để mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có
hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo …; phấn đấu không còn hộ đói,
giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh số hộ giàu, từng bước xây dựng gia đình,
cộng đồng và xã hội phồn vinh”1.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Đa dạng
hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói giảm nghèo theo hướng
phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc
tế… kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có hiệu quả
1



văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật – Hà Nội -2001

2


của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là
đối với những vùng đặc biệt khó khăn… có chính sách khuyến khích mạnh
các doanh nghiệp trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu
tư phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn
nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia công
cuộc xóa đói giảm nghèo”2.
Hiện nay, nạn nghèo đói vẫn tồn tại ở mọi quốc gia như một thử thách
lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói riêng cũng như văn minh nhân
loại nói chung. Chính vì vậy, nghèo đói và chống nghèo đói luôn là vấn đề
quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt là trên
địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Có thể thấy, xóa đói giảm nghèo là một công cuộc lâu dài, cần có sự nhìn
nhận nhiều chiều, đánh giá tổng quát để nhìn nhận rõ những thành tựu và tiếp
tục phát huy cũng như nhận ra những khuyết điểm để có biện pháp khắc phục
kịp thời, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của người dân, phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Phú Tân nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công cuộc xóa đói giảm
nghèo ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2013”
để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình, nhằm khôi phục bức
tranh xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện từ năm 1994 đến năm 2013 đồng
thời rút ra những bài học thành công hay chưa thành công để phục vụ cho
những bước phát triển tiếp theo của xóa đói giảm nghèo, từ đó giúp cho các
nhà hoạch định chính sách có những chính sách phù hợp với thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở các khía cạnh khác nhau. Nhưng đáng chú ý là một số công trình sau:
2

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật – Hà Nội -2006

3


- Báo cáo Việt Nam đánh giá sự nghèo đói và chất lượng của Ngân hàng
thế giới năm 1995.
- Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993)
- Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996)
- Khảo sát về mức sống tại Việt Nam 1992 – 1993 của Ngân hàng thế
giới vào tháng 12/1994, cập nhật năm 2000.
- Trần Thị Hằng, “Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay”, Nxb Thống kê, năm 2001.
- Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang… “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001.
- Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô.
Chương trình nghiên cứu Việt Nam, Hà Lan (VNRP), Đà Nẵng năm 2002.
- Báo cáo của UNDP về tốc độ xóa đói giảm nghèo của Việt Nam và các
thành tựu trong mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG) (tháng 9/2003).
- Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta – thành tựu, thách thức và giải pháp –
Phạm Gia Khiêm – Tạp chí Cộng sản (số 2 + 3 năm 2006).
- Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức, NXB Thế giới, Viện
khoa học xã hội, năm 2011.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập dưới nhiều gốc độ và
khía cạnh khác nhau cả về lý luận và thực tiễn của đói nghèo và công cuộc
xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu

phân tích, tổng kết, nghiên cứu về những yếu tố tác động, thành tựu và nhận
xét của công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Do đó,
đề tài này của chúng tôi sẽ đi sâu phân tích công cuộc xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 1994 đến năm 2013.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4


- Đối tượng nghiên cứu là công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Phú
Tân, tỉnh An Giang
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu công cuộc xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn huyện Phú Tân, gồm các xã, thị trấn: Long Hòa, Phú Lâm, Phú
Thạnh, thị trấn Chợ Vàm, Phú An, Phú Thọ, thị trấn Phú Mỹ, Phú Hưng, Tân
Hòa, Tân Trung, Phú Hiệp, Hòa Lạc, Phú Bình, Bình Thạnh Đông, Phú Long,
Phú Thành, Phú Xuân, Hiệp Xương, đặc biệt ở các xã, thị trấn như: Phú Long,
Tân Hòa, Phú Hưng, Phú Xuân, Phú Lâm, Chợ Vàm, Hiệp Xương, Phú
Thành.
+ Về thời gian: Tôi chọn giai đoạn từ năm 1994 – 2013 vì từ năm 1994
Đảng và Chính phủ đã có nhận thức về công cuộc xóa đói giảm nghèo và đề
ra nhiều chương trình, chủ trương, chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình xóa đói giảm nghèo ở một huyện để làm sáng rõ một
trong những thành tựu nổi bật nhất của công cuộc đổi mới ở nước ta.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những yếu tố tác động đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở
Huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
- Làm rõ quá trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Phú Tân với các biện

pháp cụ thể của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể của quần chúng và nhất là của
người dân của huyện.
- Những thành tựu đạt được, những hạn chế của công cuộc xóa đói giảm
nghèo ở huyện Phú Tân.
- Tác động của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện đối với tình hình
kinh tế - xã hội của địa phương.

5


5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
*Nguồn tài liệu
- Các văn kiện, nghị quyết, chính sách của Đảng
- Tài liệu lưu trữ, số liệu từ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, số
liệu đánh giá của Chi cục Thống kê của tỉnh, huyện, xã.
- Sách báo chuyên khảo có liên quan đến đề tài.
- Tư liệu điền dã, điều tra xã hội học
*Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đánh giá khách quan, khoa học vấn đề xóa đói giảm nghèo và đưa
ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện Phú Tân, luận
văn sử dụng một số phương pháp sau: trên cơ sở nắm vững quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm vững quan
điểm đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước, luận văn sử dụng chủ
yếu các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic, đồng thời kết hợp với các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu tư liệu, phương
pháp định lượng định tính…
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp cơ bản nhất của bất kỳ một công trình khoa học lịch sử nào
cũng là khôi phục lịch sử nên luận văn của em cũng vậy. Đó là khôi phục quá

trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Phú Tân.
- Luận văn đã phân tích, đánh giá những yếu tố tác động, những thuận
lợi và khó khăn của địa phương trong quá trình thực hiện chính sách xoá đói
giảm nghèo ở huyện Phú Tân, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đói nghèo
và các giải pháp chủ yếu của địa phương nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo
với những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại.

6


- Luận văn góp phần cung cấp cơ sở tư liệu và căn cứ khoa học cho các
cấp lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, đề xuất và triển khai
thực hiện các chính sách xã hội, các giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện. Đồng thời, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu và giảng dạy về các vấn đề lịch sử, kinh tế, xã hội trong các nhà trường.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm có 2 chương như sau:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG
VÀ CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC
NĂM 1994.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN GIAI ĐOẠN 1994 - 2013.

7


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG VÀ
CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở ĐỊA PHƯƠNG

TRƯỚC NĂM 1994
1.1. Điều kiện tự nhiện
1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Tân là huyện phía Đông Bắc trong tỉnh An Giang, là một trong bốn
huyện cù lao của tỉnh An Giang, với tổng diện tích tự nhiên 3 là 313,48 km2.
Phía Bắc giáo thị xã Tân Châu; phía Nam giáp huyện Chợ Mới; (ngăn cách
bởi sông Vàm Nao); phía Tây giáp huyện Châu Phú, thị xã Châu Đốc (ngăn
cách bởi sông Hậu); phía Đông giáp huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình
tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi Sông Cái Vừng và sông Tiền).
Giao thông đường thủy ở Phú Tân phát triển rộng khắp; việc đi lại, vận
chuyển hàng hóa rất thuận lợi. Kinh, rạch Phú Tân được mở mang thành hệ
thống khá hoàn chỉnh vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa là đê bao phòng
lũ lụt và cũng là tuyến giao thông đường thủy nối liền sông Tiền, sông Hậu và
sông Vàm Nao như kinh 16 – Hòa Bình, kinh 26 – Phú Bình, kinh sườn Phú
An – Phú Thọ – Phú Hưng, …từ những con sông này nối liền với các trung
tâm kinh tế, chính trị trong tỉnh và khu vực như: cửa khẩu quốc tế đường sông
Vĩnh Xương (sông Tiền, thị xã Tân Châu) với lưu lượng hàng hóa hàng triệu
tấn/năm, cảng Mỹ Thới (là cảng nước sâu thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh
An Giang) với năng lực bốc xếp và sử dụng cẩu cảng 2.000 máng/ca; một
cảng sông nước sâu tại Khu công nghiệp Bình Long (huyện Châu Phú); đồng
thời có thể giao thương với trung tâm xay xát lúa gạo ở tỉnh Tiền Giang, trung
tâm kinh tế của khu vực thành phố Hồ Chí Minh (nhánh sông Tiền) và thành
3

Trước năm 2010 là 307,07 km2 (2005); theo niên giám thống kê 2007 là 328,06.

8


phố Cần Thơ (nhánh sông Hậu); ngoài ra kết nối với các tuyến kênh nội đồng

thoát lũ ra Biển Tây như: Kênh Vĩnh Tế, kênh Võ Văn Kiệt, kênh Tám Ngàn.
Bên cạnh đó hệ thống bến phà, đò ngang có mặt khắp các xã, thị trấn,
trong đó có ba bến phà lớn (Năng Gù, Thuận Giang, Chợ Vàm), 34 bến khách
ngang sông (có động cơ) hoạt động vận chuyển hàng hóa tuyến liên tỉnh ...
Hệ thống giao thông đường thủy ở Phú Tân rất đa dạng, thuận lợi cho
vận tải đường thủy, nhất là đường thủy nội địa, nối liền với các tỉnh, thành
phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với TP Hồ Chí Minh.
Hệ thống đường bộ Phú Tân hình thành cơ bản từ năm 1930 khi Pháp
cho rải đá con đường từ Tân Châu xuống xã Hòa Hảo (nay là thị trấn Phú Mỹ)
dài 40 km. Ban đầu con đường này được đắp đất dưới trào ông tri phủ
Nguyễn Văn Ca từ năm 1920 – 1923. Sau năm 1975, qua nhiều lần tu sửa, mở
rộng, nâng cấp trở thành tỉnh lộ 954 và láng nhựa vào năm 1996. Ngoài ra,
trên địa bàn huyện đường bộ có tuyến tỉnh lộ 954 chạy nối liền huyện Phú
Tân với thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang tạo điều
kiện thuận lợi trong giao thương hàng hóa, góp phần quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương .Từ đó, sự giao thông, vận chuyển trên
địa bàn huyện được thông suốt và nhộn nhịp hơn. Hiện nay, đường tráng nhựa
đến tận các trung tâm xã trong huyện tạo điều kiện thuận lợi trong giao
thương hàng hóa, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
1.1.2. Địa hình và đất đai
Phú Tân là huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, được thành
lập muộn nhất trong tỉnh từ việc hợp nhất các xã vùng sâu, hẻo lánh của hai
huyện Tân Châu và Châu Phú.
Phú Tân là một cù lao nổi khá bằng phẳng, có độ cao từ 1 đến 2
mét.Đất đai Phú Tân rất màu mỡ nhờ được phù sa bồi đắp hàng năm và nó

9



cũng đã bồi đắp cho cây lúa Phú Tân đạt năng suất rất cao, với diện tích đất
nông nghiệp 24.587 ha, diện tích đất canh tác 24.538 ha (năm 1994) 4, bình
quân đất canh tác đầu người là 0,1 ha/người, đất thổ cư 2.048, đất bỏ hoang
2.486. Với vị trí nằm bên bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao và hệ thống
kinh rạch chằng chịt, Phú Tân có nguồn thủy sản rất dồi dào. Theo Thái Văn
Kiểm, vào đầu thế kỷ XX, ở vùng đất Phú Tân nói riêng, An Giang nói chung
“có 93 loài cá, tôm, cua đang chen chúc bơi lội trên sông rạch”5.
Hằng năm, ở Phú Tân còn có mùa nước nổi, kể từ khi nước bắt đầu tràn
lên đồng ruộng vào tháng 9 và đến tháng 11 nước rút. Vào thời điểm nước rút,
nhiều loại cá đồng đổ ra sông “xanh biếc”, nhiều nhất là cá linh. Thuở xưa,
việc đánh bắt cá linh ở vùng đất Phú Tân được mô tả: “bến nào cũng có thả
bò, nhất là những đêm trăng, một bầu không khí từng bừng náo nhiệt: người
thôn dã đốt đuốc sáng ánh cả khúc sông Tiền … Giờ kéo bò thật nhộn nhịp vô
cùng: trục kéo bò nghiến kèn kẹt hòa với giọng cười, tiếng la, tiếng gọi nhau
ơ ới làm vang dội cả góc trời biên thùy xa xăm. Bò vưa lú khỏi mặt nước, cá
rộ lên như xé long bò, gồm đủ các thứ cá nhưng nhiều nhất là cá linh. Mỗi
đêm, cá lên nhiều, một cái bò có thể kéo đôi ba lần. mỗi lần được đôi ba giạ
cá linh”6. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để làm nước mắm và mắm. Ngày
nay, tôm cá tự nhiên không còn nhiều như trước, thay vào đó là những cánh
đồng lúa bạt ngàn nhờ đắp đê làm 3 vụ.
1.1.3. Khí hậu và sông ngòi
Phú Tân có hệ thống sông ngòi chằng chịt, không những cung cấp
nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời
sống người dân, mà còn là đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại
và vận chuyển hàng hóa.
4

Niên giám thống kê huyện Phú Tân, năm 1994
Thái Văn Kiểm, Đất Việt trời Nam, Nxb Nguồn sống, Sài Gòn, 19960, tr 63.
6

Nguyễn Văn Kiềm, Huỳnh Minh, Tân Châu xưa, Nxb Thanh Niên, 2003, tr 83-84.
5

10


Sông Tiền: Đoạn chảy qua địa phận huyện Phú Tân dài khoảng 13,5
km. Vào đầu Thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã ghi lại lợi ích của sông Tiền:
“… Nước ngọt rưới nhuần, bừa ruộng gieo mạ, được thóc kể có gấp trăm lần,
vườn thì sẵn trầu cao, dừa quả, dâu phai, ngòi lạch thì đầy rẫy cá tôm cua
lươn, nhà tự đi bắt lấy để ăn, chẳng phải đi mua ở chợ” 7. Ngày nay, sông
Tiền còn là ranh giới của huyện Phú Tân với tỉnh Đồng Tháp, nguồn cung cấp
nước tưới và phù sa bồi đắp cho cánh đồng ở các xã, thị trấn như Chợ Vàm,
Phú An, Phú Thọ và Phú Mỹ.
Sông Hậu: Đoạn chảy qua huyện Phú Tân khoảng 30 km. Sông Hậu là
nguồn cung cấp nước tưới, phù sa hầu hết đất đai sản xuất cho các xã ven
sông Hậu như Phú Hiệp, Hòa Lạc, Phú Bình, Bình Thạnh Đông, Tân Hòa
bằng hệ thống kênh mương. Bên cạnh đó, sông Hậu còn cung cấp nguồn thủy
sản chủ yếu của huyện Phú Tân.
Sông Vàm Nao: con sông nối liền giữa sông Tiền và sông Hậu, chảy
ven thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Trung (huyện Phú Tân) và xã Kiến An, Mỹ Hội
Đông (huyện Chợ Mới). Trước kia, người Vệt gọi là rạch Vàm Nao bởi: “còn
hẹp, cạn, bãi bùn. Hai bên bờ cây cối um tùm, cảnh vật sầm uất tối tăm,
không ngớt vang lên những âm thanh rừng rú … Bây giờ những ngọn cây tre
rừng hay những cành cây lớn hai bên bờ sông giao tiếp nhau, người có thể
leo lên đu qua được. Lòng sông không sâu, rong, cỏ, nhất là lục bình từ
thượng nguồn đổ xuống tấp vào, cá tôm theo đó dựa vào đây sinh sống. Do
đó các loại cá lớn như cá sấu, cá mập, cá đao, rắn, … nom theo bắt mồi” 8.
Trải qua bao thời gian, bờ dưới phía Chợ Mới bị nước từ thượng lưu chảy
xuống mạnh (nhất là mùa lũ) làm cho đất đứt chân, lở sụt từng mảng lớn. Lâu

ngày đất càng bị sụt lở nhiều hơn, sâu rộng lớn hơn. Từ đó “rạch Vàm Nao”
được người ta gọi là “sông Vàm Nao”. Ngày nay, sông Vàm Nao rộng lớn rất
7
8

Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thống chí, Nxb Giáo dục, 1998, tr 52.
Nguyễn Hữu Hiệp, Sông núi quê nhà, Hội Văn học Nghệ thuật An Giang xuất bản, 1993, tr 18.

11


nhiều so với thế kỷ XVIII, chiều dài của sông 6,5 km, rộng khoảng 700 mét,
sâu khoảng 17 mét, có tác dụng làm cân bằng dòng chảy của sông Tiền và
sông Hậu đoạn dưới vàm Nao. Nhờ vậy, sông Vàm Nao hiền hòa hơn xưa, tàu
bè qua lại tấp nập suốt ngày đêm, dưới sông không còn cá sấu; dọc hai bên bờ
sông dân cư đông đúc, các cánh đồng lúa và vườn cây ăn quả quanh năm tươi
tốt.
Bên cạnh các con sông lớn, trên địa bàn huyện Phú Tân còn có một hệ
thống kinh, rạch tự nhiên khá dày đặc. Những rạch lớn hiện có ở Phú Tân là
Cái Vừng (dài 21,2 km), Cái Đầm (dài 9,4 km), Cái tắc (dài 10,9 km). Dưới
thời Pháp thuộc, nhằm mục đích tiêu nước vào mùa mưa và lấy nước tưới vào
mùa khô cho toàn huyện Phú Tân ngày nay, vào năm 1882 Pháp cho phóng
tuyến đào kinh Thần Nông đi suốt dọc giữa huyện Phú Tân hiện nay, bắt đầu
từ xã Phú Vĩnh (thị xã Tân Châu) nối liền kinh Vĩnh An kéo dài đến rạch Cái
Đầm đi qua các xã Phú Long, Phú Thành, Phú Xuân, Phú Hưng. Kinh có
chiều dài 25 km, rộng 6 mét và sâu 2,5 mét9.
Với hệ thống sông ngòi dày đặc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện
Phú Tân khai thác các nguồn thủy sản, phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất
nông nghiệp và phát triển hệ thống giao thông đường thủy góp phần vào việc
phát triển kinh tế của huyện.

Phú Tân có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa là mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 7 hàng
năm, mùa khô bắt đầu vào cuối tháng 11 với nhiệt độ trung bình 270C.
Mùa nước nổi kéo dài suốt 5 tháng từ tháng 7 đến tháng 11, nước tràn
vào đồng ruộng vào tháng 9, bắt đầu từ xã Long Hòa, Phú Hiệp. Vào mùa
nước lũ, người dân không thể cấy trồng, nhưng mùa lũ lại mang lại cho người
dân nguồn thủy sản, đặc sản thiên nhiên dồi dào như: cá tôm, bông điên điển,
9

UBND tỉnh An Giang, Địa chí An Giang, sơ thảo, năm 2003, tr 119.

12


bông súng, cà na...nó trở thành đặc sản của người dân miền tây nói chung và
người dân huyện Phú Tân nói riêng. Phú Tân liên tiếp chịu 2 lần lũ lớn vào
những năm 1991, 1994, nước lũ gây ngập nhà cửa, ruộng đồng, đường sá...
gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng của nhân dân; gây khó khăn cho cuộc
sống và phát triển cơ sở hạ tầng của huyện. Đây là khó khăn cho Phú Tân
trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong xóa đói giảm nghèo.
Như vậy có thể nói khí hậu, tài nguyên đất, nước, thủy sản, khoáng sản...
vừa có mặt thuận lợi, vừa có mặt khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, cho xóa đói giảm nghèo nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải vừa khai thác
lợi thế sẵn có, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng để
đảm bảo khai thác lâu dài, đồng thời hạn chế, khắc phục khó khăn, tìm được
phương thức sống chung với lũ.
1.2. Điều kiện xã hội
1.2.1. Dân số và dân cư
Phú Tân là một huyện cù lao của tỉnh An Giang, cư dân sinh sống tập
trung ven hai bờ sông, kinh rạch. Người Việt (Kinh) chiếm đa số, còn lại là

người Chăm, người Hoa. Cùng với người Việt, người Hoa cũng đã đến định
cư và lập nghiệp tại vùng đất Phú Tân từ rất sớm. Đa phần người Hoa ở đây là
người Quảng Đông và Triều Châu, tập trung đông nhất ở thị trấn Chợ Vàm
(và Long Sơn trước đây). Họ theo tín ngưỡng đa thần, thờ Quan đế, ông Bổn,
ông Bắc, bà Thiên Hậu và đặc biệt nơi đây họ còn tôn thờ ông Bảo Sanh Đại
Đế như một vị thần bảo hộ cho trẻ thơ.
Người Hoa tập trung sinh sống chủ yếu ở thị trấn Chợ Vàm, còn người
Chăm tập trung chủ yếu ở xã Phú Hiệp (nay thuộc ấp Châu Phong, xã Long
Sơn, thị xã Tân Châu hiện nay). Đa số những hộ nghèo thường tập trung vào
người kinh và một bộ phận nhỏ người Hoa, Chăm. Trình độ, kinh tế văn hóa

13


giữa 3 dân tộc chênh lệch không đáng kể, họ luôn sống hòa đồng và cùng
nhau phát triển kinh tế.
Do đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội nên tình hình dân cư và dân số
trên địa bàn có những biến động theo thời gian. Như vào năm 1901 huyện chỉ
có gần 20.000 người. Năm 1970 với 8 xã, có 114.167 người. Cũng trước năm
1975, theo các báo cáo tình hình thực lực địch ta của cách mạng, Phú Tân
gồm 8 xã, 46 ấp với 163.000 dân (tháng 6/1971); cuối năm 1972 gần 180.000
dân. Tháng 11/1974, khi thành lập huyện Phú Tân A có 14 xã, 78 ấp và
328.000 dân.
Sau năm 1975, tình hình dân số Phú Tân tăng khá ổn định. Theo điều
tra ngày 05/02/1976 có 163.615 người (trong đó có 15 người Khmer, 937
người Hoa, 1.965 người Chăm), năm 1979 là 203.000 người, năm 1989 là
220.541 người, năm 1994 tăng 246.377 người. Đến năm 2009 giảm còn
227.070 người10.
Từ năm 2010, sau khi tách xã Long Sơn và một phần xã Phú Hiệp về
thị xã Tân Châu, diện tích tự nhiên còn 313 km 2, dân số và cả thành phần tôn

giáo, dân tộc cũng giảm. Theo số liệu thống kê đến đầu năm 2012 toàn huyện
có 54.287 hộ với 209.675 người11, gồm 103.915 nam và 105.760 nữ.
Mật độ dân số trung bình cả huyện vào năm 1994 là khoảng 803
người/km2 so với thị xã Tân Châu là 954/ người/km 2, huyện Phú Tân có mật
độ tương đối thấp so với các tỉnh khác trong khu vực. Dân số tập trung nhiều
nhất ở thị trấn Phú Mỹ và một số xã ráp ranh thị trấn. Vì vùng này là trung
tâm kinh tế của huyện nên thu hút nhiều người dân về đây sinh sống và làm
ăn. Việc phân bố dân cư không đồng đều làm ảnh hưởng đến khả năng khai
thác nguồn tài nguyên về thủy sản và phát triển kinh tế.

10
11

Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh An Giang năm 2009 và kết quả chủ yếu, An Giang, 2010, tr22.
Niên giám thống kê huyện Phú Tân năm 2011.

14


Lao động trong độ tuổi năm 1994 là 128.971 người (chiếm 52,34% dân
số), tham gia lao động thường xuyên trong nền kinh tế 75.875 người (chiếm
58,83% số người trong độ tuổi lao động). Hàng năm có gần hơn 100 người
bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển,
tuy nhiên vấn đề việc làm cho số lao động mới ngày càng tăng từ 50 đến 100
lao động một năm. Hộ nghèo ở nông thôn thì cứ một lao động trong độ tuổi phải
nuôi 1,5 đến 1,8 người ăn theo. Đây lại là một cản trở trong xóa đói giảm nghèo
ở huyện Phú Tân.
1.2.2. Vài nét về lịch sử hình thành và tình hình phát triển kinh tế của
huyện Phú Tân
Vào thế kỷ XVIII, khi lưu dân người Việt bước chân đến khẩn hoang, lập

ấp thì vùng đất Phú Tân vẫn là vùng đất hoang vu, chưa được mở mang khai phá
bao nhiêu.
Năm 1757, tuy chúa Nguyễn lập đạo Châu Đốc, đạo Tân Châu (đóng tại
cù lao Giêng), khi ấy là đồn biên ải rất hoang tịch, một ít xóm người Việt phần
lớn là các gia binh. Để tự túc lương thực, binh lính khai khẩn đất đai chung
quanh các đồn bảo (bảo là chỗ phòng thủ giống như đồn nhưng mức độ nhỏ
hơn), rồi dần dần về sau mới có dân thường tự động đến khai hoang, lập nghiệp
trong vùng đất mới...Ở Phú Tân, cư dân đến định cư, trồng cấy sớm nhất là ven
sông Vàm Nao.
Những năm 1777-1789 là thời kỳ gay go của chúa Nguyễn trước sự tấn
công vũ bảo của Tây Sơn. Phan Văn Hậu (vốn là võ tướng của chúa Nguyễn
đang từng làm Vệ úy ở Thuận Hóa) phải chạy vào Nam, lúc đầu ở Gia Định.
Đến khi Gia Định thất thủ, ông cùng gia đình chạy về Tiền Giang, rồi tìm đến
bãi Tòng Sơn để lẫn tránh và cư trú tại đây. Cũng trong thời gian này dòng họ

15


Phan Văn Hậu đến vùng đất Phú Tân ngày nay khai phá12, dẫn đến sự ra đời của
thôn Mỹ Lương vào đầu thế kỷ XIX.
Cũng trong thời gian trên, vào cuối thế kỷ XVIII, ông Lê Văn Chữ đến
Phú Tân khai phá, lập làng. Dòng dõi ông vốn từ miền Trung vào Cao Lãnh lập
nghiệp một thời gian ngắn, sau đó sang vùng đất Phú Tân định cư, lúc ấy vào
năm 1784. Dòng họ Lê đã khai phá một vùng đất rộng lớn nay thuộc Long Hòa,
Long Sơn và đã dựng lên ngôi đình làng đầu tiên ở đây, lấy tên là Đình Long
Sơn13. Đến cuối thời Gia Long (1820), thôn Long Sơn được thành lập.
Đến nữa đầu thế kỷ XIX, sự có mặt của lưu dân người Việt vào vùng đất
Phú Tân ngày nay càng nhiều hơn. Họ tiếp tục lấn dần vào vùng đất hoang, đất
đai trồng trọt được mở rộng, dân cư ngày càng đông đúc hơn. Nhiều thôn mới
được thành lập trên cơ sở tách ra từ thôn cũ, địa giới thôn Mỹ Lương và Long

Sơn thu hẹp dần.
Bên cạnh đó, vào những năm 80 thế kỷ XVIII, người Hoa cũng có mặt ở
An Giang. Sau đó, xã Minh Hương được hình thành sớm ở làng Long Sơn 14,
Chợ Vàm.
Phú Tân là huyện được thành lập sau cùng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước ở An Giang, trên một vùng đất đầy biến động lịch sử; là
nơi phát sinh đạo Phật giáo Hòa Hảo, một tôn giáo lớn ở đồng bằng sông Cửu
Long, vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX.
Vùng đất này xưa kia hầu như còn hoang hóa. Khi chúa Nguyễn đến
thiết lập chính quyền ở Gia Định (1698), ngay hai bên bờ sông Tiền, sông
Hậu của Phú Tân đã có người Việt rải rác sinh sống.
Xưa kia, dưới thời Chúa Nguyễn, các thôn ấp ở địa bàn Phú Tân thuộc
quyền cai quản của Tân Châu đạo thuộc dinh Long Hồ theo chế độ quân
12

Phạm Bích Hợp, Làng Hòa Hảo xưa và nay, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1999, tr 19-21.
Trần Văn Dũng, Lịch sử khai phá vùng đất Châu Đốc 1757-1857, văn nghệ An Giang, 2005, tr45.
14
Địa chí An Giang, tập UBND tỉnh AG 2007, tr 216.
13

16


quản. Từ khi Gia Long lên ngôi (1802) cho đến năm 1831, Phú Tân thuộc địa
phận huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, Minh Mạng chia trấn
thành các tỉnh, Phú Tân thuộc địa phận Tổng An Thành và An Lương, huyện
Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Lỵ sở huyện Đông Xuyên đặt tại
Long Sơn trên nền thành cũ của Bảo Tân Châu (nay còn địa danh Giồng
Thành).

Năm 1867, Thực dân Pháp chiếm An Giang, năm 1889 lập 2 tỉnh Long
Xuyên và Châu Đốc. Năm 1889, địa bàn Phú Tân thuộc tỉnh Châu Đốc, nằm
trong bốn xã của quận Tân Châu là Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo và
bốn xã của quận Châu Phú là Hoà Lạc, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Bình Thạnh
Đông.
Tháng 12 năm 1968 huyện Phú Tân chính thức được thành lập. Tên
Phú Tân xuất phát từ việc ghép tên của hai huyện Châu Phú và Tân Châu.
Tháng 9 năm 1974, huyện Phú Tân nhập thêm một số xã của huyện Hồng
Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để chia thành hai huyện Phú Tân A
và Phú Tân B. Phú Tân A gồm các xã: Long Sơn, Phú Lâm, Hoà Lạc, Châu
Giang, Long Thuận, Phú Thuận. Phú Tân B có các các xã: Phú An, Hưng
Nhơn, Hiệp Xương, Hoà Hảo, Bình Thạnh Đông, Tân Huề, Tân Quới và Tân
Long.
Năm 1976, lập lại tỉnh An Giang, giải thể 2 huyện Phú Tân A và Phú
Tân B, lập huyện mới Phú Tân gồm 10 đơn vị hành chính là các xã: Long
Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Hoà Lạc, Châu
Giang, Bình Thạnh Đông và thị trấn Mỹ Lương.
Năm 1979, huyện Phú Tân thành lập thêm 5 xã mới: Phú Thạnh, Phú
Thành, Phú Thọ, Phú Bình và thị trấn Chợ Vàm. Năm 1980, xã Hoà Hảo đổi
tên thành xã Tân Hoà, xã Hưng Nhơn đổi tên thành xã Phú Hưng, xã Châu
Giang đổi tên thành xã Phú Hiệp, thị trấn Mỹ Lương chuyển thành xã Phú

17


Mỹ, năm 1997 nâng xã Phú Mỹ lên thành thị trấn Phú Mỹ. Năm 1984, thành
lập thêm 2 xã mới là Phú Xuân và Phú Long.
Tháng 5 năm 2003 thành lập xã mới Long Hoà (tách ra từ xã Long
Sơn), cuối năm 2003 thành lập thêm xã mới Tân Trung (tách ra từ xã Tân
Hòa). Đến năm 2009, xã Long Sơn và một phần xã Phú Hiệp được nhập về thị

xã Tân Châu, hiện nay huyện Phú Tân có 16 xã và 2 thị trấn với tổng số 88
ấp.
Từ quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống xâm lược áp bức,
cư dân đã sớm hình thành và phát triển tinh thần đoàn kết, tinh thần độc lập tự
chủ, tự cường; đức tính cần cù, sáng tạo, dũng cảm, kiên trì và ngay thẳng;
tình làng nghĩa xóm thấm đượm, giàu nghĩa cử tương thân, tương ái… Đó là
những truyền thống tốt đẹp và quý báu của nhân dân địa phương.
Ngày nay, Phú Tân là một trong những huyện trọng điểm sản xuất
lương thực với năng suất và chất lượng vào loại cao của tỉnh. Bằng tiềm năng
kinh tế và lực lượng lao động đồi dào, Đảng bộ và nhân dân Phú Tân đang
phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp, biến Phú Tân trở thành một trong
những trung tâm kinh tế - văn hóa tiêu biểu của vùng nông thôn An Giang.
Từ năm 1986 đến 1994, trên lĩnh vực kinh tế đã có bước chuyển đổi quan
trọng. Nhịp độ tăng trưởng hàng năm đều tăng, giai đoạn 1986 - 1994, bình quân
tăng 7%/năm; trong đó giai đoạn 1991-1995 là 6,74%. Đáng chú ý là cơ cấu kinh
tế ngày càng chuyển dịch rõ nét theo hướng tích cực. Dù là huyện cù lao, nông
nghiệp song tỷ trọng khu vực I giảm dần và tăng nhanh khu vực II và III. Nếu vào
năm 1986 tỷ trọng khu vực I chiếm 65,84%, khu vực II chiếm 6,45% và khu vực
III chiếm 27,71%; đến năm 1994, khi nền kinh tế đã phát triển khá, tỷ trọng khu
vực I chiếm 54,08%, khu vực II chiếm 6,06% và khu vực III chiếm 29, 14%
trong tổng thể nền kinh tế15.
15

Niên giám thống kê huyện Phú Tân 1996 – 2000, tr 7.

18


Cùng với sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người tăng dần. Nếu năm
1976 là 1,758 triệu đồng/người/năm; năm 1986 là 1,866 triệu; năm 1994 là 2,335

triệu.
Vừa thực hiện chính sách mới về đất đai, điều chỉnh cơ chế quản lý sản
xuất nông nghiệp, vừa cụ thể chủ trương phát triển “tam nông” của Tỉnh ủy:
năm 1986 diện tích gieo trồng 37,787 ha, trong đó lúa 33,778 ha; đến năm
1989, Phú Tân phục hóa 3.100 ha và đến năm 1990 xóa lúa 1 vụ trên toàn
diện tích, nâng tổng diện tích gieo trồng năm 1990 là 45,968 ha (hệ số vòng
quay 1,9 lần/năm).
Cùng với nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng trải qua thời bao cấp, phục hồi và từng bước duy trì, phát triển theo cơ
chế mới. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giai đoạn 1986-1990 huyện
thực hiện đúng đắn các Quyết định 404, 217/HĐBT xóa cơ chế quản lý cũ quan
liêu bao cấp, giao quyền chủ động cho cơ sở sản xuất thực hiện hạch toán kinh
tế và kinh doanh XHCN. Nếu năm 1986 giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt
78,3 triệu (trong đó quốc doanh chiếm 12,8%), thì qua 3 năm 1987-1989, tổng
sản lượng đạt 13,9 tỷ.
Thời kỳ 1991-1994, thương nghiệp trên đà phát triển, hệ thống chợ nông
thôn được mở rộng (12 xã có chợ và 10 khu vực mua bán), dịch vụ mua bán
được mở ra. Quản lý kinh doanh từng bước vào nề nếp, năm 1991 cấp phép
kinh doanh cho 795 hộ, đến năm 1994 là 2,875 hộ.
Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện: 100% số xã - thị trấn có điện
thoại với số máy bình quân trên 100 hộ là 34,21 máy/100 hộ năm 1986 và
tăng lên 39,49 máy/100 hộ máy vào năm 1994; mạng lưới điện đã phủ kín
6/17 xã - thị trấn, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 50%, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch
đạt 42,76%, sự nghiệp giáo dục – đào tạo luôn được giữ vững, hoàn thành xòa

19


mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trước thời hạn, mặt bằng dân trí không
ngừng nâng lên, năm 1990 là 10 lớp có khoảng 41,000 học sinh16.

Hiện nay với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên kinh tế tăng
trưởng khá so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng
tích cực trên nền tảng nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, có chất lượng,
góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người, đời sống vật chất, tinh thần của
Nhân dân được cải thiện trên nhiều mặt. Tăng trưởng kinh tế bình quân
13,37%/năm (từ năm 2010-2015); thu nhập bình quân đầu người đến năm
2013 là 21.106.000 đồng tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011.
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế. Kết
quả nổi bật là là sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển về chất, năng suất tăng,
chi phí giảm, khai thác lợi thế hệ thống kiểm soát lũ của công trình Bắc Vàm
Nao nên hầu hết diện tích được kiểm soát trong vùng đê bao khép kín, đảm
bảo sản xuất 3 vụ an toàn, hiệu quả và ngày càng bền vững kết hợp với bảo vệ
môi trường.
Thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến nông, khoa học – kỹ thuật
được ứng dụng ngày càng nhiều, các loại hình dịch vụ nông nghiệp phát triển
mạnh; hầu hết các công đoạn của sản xuất được cơ giới hóa từ khâu làm đất
đến thu hoạch và sau thu hoạch. Đã cơ bản điện khí hóa khu tưới tiêu, đưa
bơm điện thay thế bơm dầu; đảm bảo năng lực sấy. Nghị quyết số 09-NQ/TU
của Tỉnh ủy về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bước đầu được
thực hiện thí điểm một số mô hình có kết quả17 ...

16

Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Tân 1968-2013.
Có 08 nhà lưới diện tích 4.500m2 trồng rau theo hướng an toàn; 02 nhà trồng nấm; 154 con bò lai, trong đó
92 con bò sinh sản. Có 5,6% diện tích sản xuất giống; ứng dụng 3 giảm – 3 tăng 92%, 1 phải – 5 giảm 55%;
296 trạm bơm điện tưới tiêu 95% diện tích; 176 máy gặt đập liên hợp; có 672 lò sấy với công suất đảm bảo
nhu cầu. Riêng xã Phú Thành thực hiện mô hình giảm phát thải khí nhà kính.
17


20


Kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác nông nghiệp tiếp tục được cũng cố,
nâng chất18, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần tiết giảm chi phí và
nâng cao thu nhập cho nông dân, là đầu mối tổ chức lại sản xuất và thực hiện
các mô hình liên kết, bước đầu gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm theo
mô hình cánh đồng lớn.
Chăn nuôi ổn định, tăng quy mô đàn và giá trị sản xuất đạt kế hoạch.
Xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả bước đầu như: nuôi bò lai, gia
súc, gia cầm, cá, lươn, ... thông qua hợp tác với doanh nghiệp, tăng sức đầu
tư, đã hình thành một số vùng nuôi mới theo hình thức chuyên canh, trang trại
và triển vọng lớn.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai
đồng bộ, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và được sự
đồng thuận cao trong Nhân dân. Những năm qua, vận động các nguồn lực từ
Nhân dân đóng góp cùng với ngân sách Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, nhất là cầu, đường nông thôn..., từ năm 2010-2015 ước đạt trên 99,2
tỷ đồng, góp phần đưa bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục
được đầu tư phát triển rộng khắp, chú trọng khôi phục và mở rộng các ngành
nghề truyền thống với việc giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động ở
nông thôn19...Chương trình khuyến công được đẩy mạnh, thông qua công tác
tuyên truyền, hướng dẫn, kêu gọi đầu tư, đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp
tiếp cận gói kích cầu của Chính phủ, nhiều cơ sở sản xuất được mở rộng, tăng
vốn đầu tư.

18

Toàn huyện có 19 Hợp tác xã (tăng 01 so với năm 2010), 58 tổ hợp tác (tăng 45% tổ hợp tác so với năm

2010); phục vụ 19.847 ha, chiếm 88,79% diện tích canh tác, với 1.600 xã viên, tổ viên có vốn góp cổ phần
19,546 tỷ đồng, giảm quyết việc làm trên 1.200 lao động.
19
Có 1.063 cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, giải quyết việc làm cho
2.576 lao động; có 10.889 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ với 16.589 lao động, tăng 935 hộ và 500 lao
động so với năm 2010.

21


Thương mại – dịch vụ tăng trưởng ổn định, tập trung phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư được đẩy mạnh,
mở rộng các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu
dùng. Tổ chức nhiều chuyến hàng Việt về nông thôn. Các loại hình dịch vụ
tăng mạnh như bưu chính viễn thông, vận tải, điện, nước và hoạt động tín
dụng, Ngân hàng20...Trung tâm Thương mại Phú Mỹ, các chợ xã và cụm
tuyến dân cư tiếp tục được đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả,
tạo sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,25%/năm.
Trong bối cảnh khó khăn chung, công tác thu, chi ngân sách vẫn được
đảm bảo21. Bằng nhiều giải pháp tích cực, phù hợp, đã khai thác tốt các nguồn
thu trên địa bàn. Công tác quản lý thu chi ngày càng chặt chẽ, đảm bảo đúng
quy định.
Kết quả rõ nét là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng góp phần thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển; thông qua việc huy động các nguồn lực đầu tư (trong đó
có việc phối hợp triển khai thực hiện Dự án Bắc Vàm Nao giai đoạn 2) đã
hoàn thành cơ bản láng nhựa lộ kênh Thần Nông, Đông sông Hậu, các tuyến
giao thông liên xã, giao thông thủy lợi nội đồng; cụm công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp Tân Trung đã giao đất cho 02 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà
xưởng. Song song đó, từng bước hiện đại hóa khu hành chánh các xã; các cơ
quan cấp huyện, chợ xã, thị trấn, các công trình, nhà ở được xây dựng nhiều

và kiên cố.
Chương trình nước sạch được triển khai khá tốt, mạng lưới cung cấp
nước sạch được đầu từ phủ khắp trên các tuyến, cụm dân cư; vệ sinh môi

20

Đến nay trên địa bàn huyện có 9 Ngân hàng, 2 Hợp tác xã tín dụng.
Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm (2011 – 2015) ước đạt 2.365 tỷ đồng, đạt 165,73%, trong đó thu kinh
tế trên địa bàn 807 tỷ đồng, đạt 107% so với nghị quyết tăng bình quân 11,3%/năm. Tổng chi ngân sách nhà
nước trong 5 năm đạt 2.170 tỷ đồng; vốn đầu tư toàn xã hội 4.600 tỷ đồng, đạt 119,14% so với kế hoạch.
21

22


trường, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, để môi trường ở khu dân cư, cơ sở
sản xuất kinh doanh, các khu chợ...được quan tâm thực hiện22.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế ở cả 3 khu vực nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, thu nhập của
người dân ngày càng một tăng là tiền đề quan trọng cho công tác xóa đói
giảm nghèo ở Phú Tân có kết quả tốt. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
còn chậm, nhất là chưa khai thác tốt tiềm năng kinh tế của huyện. Công tác
quy hoạch chậm, thiếu ổn định nên hạn chế tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến
môi trường đầu tư. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lại là yếu
tố không thuận lợi trong phát triển kinh tế và trong xóa đói giảm nghèo ở Phú
Tân.
1.2.3. Tôn giáo và truyền thống văn hóa
Đặc điểm nổi bật của Phú Tân là vùng có nhiều tôn giáo, với 97% là
đồng bào có đạo. Phú Tân là nơi phát sinh và là trung tâm của đạo Phật giáo
Hòa Hảo nên có đến 85% dân số theo đạo Phật giáo Hòa Hảo. Bên cạnh đó,

nhân dân còn theo đạo Phật, Công giáo, Cao đài, Tin Lành, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa. Toàn huyện có hàng chục cơ sở thờ tự, trong đó có 2 chùa Phật, 3 nhà
thờ, 1 thánh thất Cao Đài; nhiều đình lâu năm ở các xã như Phú Mỹ, Bình
Thạnh Đông, Chợ Vàm, Phú An, Hòa Lạc, Phú Hưng23 …
Đại đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân cư
trú trên địa bàn của huyện. Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đa số chức
sắc và tín đồ các tôn giáo tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, hành đạo trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; phát huy
tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và
22

Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy 93,8%; xây dựng cầu tiêu hợp vệ sinh đạt trên 77%/hộ dân.
Trước năm 2010, khi chưa giao xã Long Sơn và một phần xã Phú Hiệp về thị xã Tân Châu, còn có 2 di tích
cấp quốc gia Chùa Giồng Thành ở Long Sơn là di tích lịch – văn hóa và chùa Mubarak ở Phú Hiệp là di tích
kiến trúc văn hóa.
23

23


bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc sống đời thường các
tín đồ luôn cố gắng cần kiệm, sốt sắng lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất, tham
gia tất cả mọi sinh hoạt đời thường, ở mọi lúc mọi nơi. Điều này có thể giải
thích rõ lý do vì sao người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã nhiệt liệt hưởng ứng
các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thâm canh tăng
vụ, làm đê bao; tích cực làm từ thiện xã hội, đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa.
Khi mới mở đất, người Việt ở Phú Tân dựng miếu thờ Sơn thần thổ
trạch (vị thần trông coi vùng đất mà mình sinh sống) hoặc thờ những vị anh
hùng, những người có công mở đất hoặc giữ đất. Đình làng ra đời muộn hơn

khoảng từ năm Gia Long lên ngôi vua, ngoài thờ Sơn thần thổ trạch, còn thờ
những người được vua ban sắc thần cho phép tế lễ gọi là Thần hoàng bổn
cảnh. Thân phụ Phan Văn Tuyên là Phan Văn Hậu với chức tước được Minh
Mạng phong là Anh dũng tướng quân, Khinh xa đô úy được thờ phụng trong
ngôi đình ở Phú Mỹ. Đây cũng là dòng họ có ảnh hưởng lớn trong công cuộc
khai phá và kiến tạo các làng xã mới ở vùng đất Phú Tân. Lễ hội đình làng để
cầu mùa màng tươi tốt, an cư lập nghiệp, bình an khỏe mạnh cho cả làng, là
một trong những nét tín ngưỡng của người Việt ở Phú Tân. Mỗi đình làng tự
chọn ngày cúng lễ. Trong những ngày lễ hội, người Việt đánh trống xây chầu,
khua chiêng, múa lân, hát bộ và ca nhạc tài tử; xung quanh khu vực đình làng
tổ chức các trò chơi dân gian24.
Các phong tục tập quán truyền thống của người Việt trong các nghi lễ
như cưới xin, ma chay, giỗ chạp…ở Phú Tân vẫn là những phong tục lâu đời
được tôn trọng trong nhân dân. Bên cạnh đó, người dân còn có những sinh
hoạt lễ hội, lễ nghi của tôn giáo. Đối với đạo Phật, vào những ngày Tết, rằm,
lễ Phật đản…người dân đến chùa cúng viếng rất đông. Đặc biệt vào dịp lễ kỷ
24

Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Tân 1968-2013, tr 22.

24


niệm thành lập đạo (18/5 âl) và ngày Đản sinh Đức Huỳnh giáo chủ đạo Phật
giáo Hòa Hảo (25/11 âl), hang trăm ngàn lượt tín đồ các nơi kéo vể thị trấn
Phú Mỹ viếng Tổ đình và An Hòa tự tạo thành lễ hội truyền thống rất nhộn
nhịp, đông vui…
Ngoài ra, Phú Tân là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng và kiến trúc
nghệ thuật được xếp hạng cấp tỉnh là đình Bình Thạnh Đông, Thánh thất Cao
Đài Phú Lâm. Huyện còn có rất nhiều chùa, đình, miếu, hàng năm đến những

ngày lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.
Cùng với những nét đặc sắc về văn hóa, sinh hoạt, tín ngưỡng có thể
nói mang dấu in riêng so với nơi khác. Phú Tân cũng là nơi sớm có điều kiện
phát triển về giáo dục. Năm 1837, triều Nguyễn mở Huyện học Đông Xuyên
ở địa phận thôn Long Sơn, đặt chức Giáo thụ và Huấn đạo để trông coi việc
dạy học ở đây.
Dưới thời Pháp thuộc, việc mở trường lớp ở Phú Tân rất hạn chế, vì
người Pháp rất hạn chế sự học vấn của dân tộc ta và tránh tốn kém ngân quỹ,
nên số trường thật thưa thớt. Mỗi xã, nếu có thì chỉ toàn trường sơ cấp 25. Tuy
là các xã vùng sâu, xa của quận Tân Châu và Châu Phú, nhưng từ trước năm
1945 đã rải rác có các trường làng khoảng vài lớp bậc sơ cấp, tiểu học, chưa
có trường lớp nào thuộc bậc trung học.
Từ sau 1945 mỗi xã đều có trường Sơ học, Tiểu học. Năm 1952 tại xã
Hòa Hảo đã mở trường Trung học. Ngoài số trường công lập ra, ở Phú Tân
còn có thêm Tư thục Sơ cấp ở Chợ Vàm. Cho đến năm 1975, tại Hòa Hảo đã
mở được lớp 11.
Sau năm 1975, giáo dục Phú Tân phát triển về qui mô và mạng lưới
trường lớp. Theo kết quả điều tra trình độ văn hóa vào ngày 01-10-1979, ở
Phú Tân có 128.399 người có trình độ phổ thông, 30 người cao đẳng, 85 đại
25

Nguyễn Văn Kiềm, Huỳnh Minh – Tân Châu xưa, NXBTN 2003 tr 38.

25


×