Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG đầu tư của các dự án sử DỤNG vốn NGÂN SÁCH NHÀ nước tại sở kế HOẠCH và đầu tư THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.47 KB, 105 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
------

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
CỦA CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. Từ Quang Phương

Sinh viên thực hiện

: Ngô Thị Mai Anh

MSV

: 11130140

Lớp

: Kinh tế đầu tư 55B

Hà nội, 12/2016



Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

GVHD:PGS.TS. Từ Quang

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề thực tập tốt nghiệp do tôi thực hiện trong
thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng. Các nội dung
trong chuyên đề là trung thực, đảm bảo độ tin cậy.
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

GVHD:PGS.TS. Từ Quang

MỤC LỤC

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B



Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

GVHD:PGS.TS. Từ Quang

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

CBNV

Cán bộ nhân viên

CBTĐ
XHCH

Xã hội chủ nghĩa

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

NN&PTNN
NSNN
KT-XH


SV: Ngô Thị Mai Anh

Cán Bộ Thẩm Định

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân sách Nhà nước
Kinh tế xã hội

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

GVHD:PGS.TS. Từ Quang

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

6

GVHD: PGS.TS.Từ Quang


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngân sách Nhà nước đang ngày một khó khăn,
nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên cả nước không có vốn để giải
ngân mặc dù đã có quyết định đầu tư hoặc đang trong quá trình thực hiện đầu tư
nhưng thiếu vốn nên dự án phải dừng lại. Trong khi đó hầu hết các dự án sử dụng
vốn ngân sách Nhà nước đều là những dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mà cơ sở hạ
tầng lại là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội của của địa phương và của
đất nước nói chung. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể sử dụng hiệu quả
nguồn vốn ngân sách dành cho hoạt động đầu tư phát triển. ngân sách đầu tư phát
triển lại là vấn đề khó có biện pháp giải quyết, vấn đề đầu tư vào đâu, đầu tư với
quy mô như thế nào và quan trọng là tiêu chí đánh giá việc đầu tư đó có hiệu quả
hay không đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của cả xã hội, nhất là đối với các
nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu chính sách.
Trách nhiệm xác định việc bỏ vốn ngân sách đầu tư vào đâu, quy mô thế nào
chính là của cơ quan thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước mà cụ thể
hiện nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh thành.
Khi dùng ngân sách để đầu tư cho các dự án, theo tác giả thì bước quan trọng nhất
là phê duyệt chủ trương đầu tư. Tại bước này cơ quan thẩm định phải kết luận được
dự án có thực sự cần thiết, có mang lại lợi ích KT-XH hay không, nói cách khác
chính là dự án đó có hiệu quả hay không sau đó mới bàn đến vấn đề có khả thi hoặc
thiết kế có phù hợp hay không… Tuy nhiên, việc xác định chủ trương đầu tư thường
rất thiếu cơ sở, thiếu các tiêu chí minh bạch, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan
của các cấp có thẩm quyền, đặc biệt tại cấp địa phương thì vấn đề này càng rõ nét.
Đó là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề đầu tư dàn trải, đầu tư thiếu
hiệu quả. Nhận biết được điều này, để tránh tình trạng chủ quan trong quyết định
chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, năm 2014 Quốc hội đã
thông qua Luật Đầu tư công trong đó dành một chương để viết về công tác lập,
thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, tuy nhiên do mới triển khai trong một


SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

7

GVHD: PGS.TS.Từ Quang

thời gian ngắn công tác thẩm định chủ trương đầu tư tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư
địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Nhận biết được điều này, cùng với lòng nhiệt
tình muốn nâng cao hiểu biết về hoạt động thẩm định chủ trương đầu tư các dự án
sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hải Phòng, tôi đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩm định chủ
trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nức và đã quyết định chọn đề
tài :”Hoàn thiện công tác thẩm định chủ trương đầu tư của các dự án sử dụng vốn
ngân sách tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng”.
Đề tài của tôi gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định chủ trương đầu tư của các dự án
sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng
- Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định chủ
trương đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hải Phòng
Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức cũng như khả năng phân tích, đánh giá
tình hình nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Từ Quang Phương đã tận tình giúp đỡ

tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

8

GVHD: PGS.TS.Từ Quang

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHỦ
TRƯƠNG ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.1. Tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng và tình hình
kinh tế xã hội thành phố thời gian qua
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng
1.1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hải Phòng

Phát huy truyền thống vẻ vang hơn 70 năm xây dựng và phát triển của ngành
Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (1945-2016), những năm qua ngành KH&ĐT Hải
Phòng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần không nhỏ
vào thành tựu chung của toàn thành phố.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng tiền thân là Ủy Ban Kế Hoạch
Thành Phố Hải Phòng được thành lập từ ngày 22 tháng 11 năm 1955. Đến nay với
lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tâm
huyết đầy năng lực, Sở đã có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố Hải Phòng.
Từ ngày thành lập đến nay, nhất là những năm gần đây, ngành Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hải Phòng liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,
thường xuyên đi đầu trong công cuộc đổi mới, cải cách thủ tục hành chính. Thực
hiện tốt vai trò tham mưu tổng hợp về kinh tế xã hội cho thành phố góp phần đáng
kể vào công cuộc CNH - HĐH thành phố và đất nước. Trong những năm gần đây sở
KH&ĐT đã vinh dự được Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành trung ương và thành
phố Hải Phòng đã tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí: Huân chương lao động
hạng nhất, nhì, ba; Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cờ thi đua xuất
sắc của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành
phố; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong xây dựng

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

9

GVHD: PGS.TS.Từ Quang

và bảo vệ tổ quốc trong các năm từ 2001-2003 (năm 2004); Huân chương Độc lập
hạng ba; và nhiều Bằng khen của UBND thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các

bộ ngành Trung ương.
1.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải
Phòng
a. Vị trí và chức năng
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố,
tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế
hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực:
- Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, và
đầu tư; Tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh
tế xã hội trên địa bàn; Đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương ; Quản lý các
nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA), đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa
phương; Các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp
luật; Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành theo quy định của pháp
luật và phân công của UBND thành phố.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở kế hoạch và đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
(1) Trình Ủy ban nhân dân thành phố:
- Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5
năm và hàng năm của thành phố, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách thành
phố; kế hoạch xúc tiến đầu tư của thành phố; các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã hội
của thành phố; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát
triển, cân đối tài chính;
- Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và chịu trách nhiệm theo dõi,

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B



Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

10

GVHD: PGS.TS.Từ Quang

tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, 01 năm, để báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố điều hành (bao gồm cả việc chuẩn bị báo cáo tại các phiên
họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân thành phố); phối hợp việc thực hiện các cân
đối chủ yếu về kinh tế- xã hội của thành phố; ……..
(2) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
- Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân thành phố theo phân cấp.
(3) Về quy hoạch và kế hoạch:
- Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố sau khi đã được phê duyệt theo quy định;
- Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban
nhân dân thành phố giao;
- Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, quận thuộc
thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội chung của thành phố đã được phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách thành phố và phân bổ ngân
sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thành phố.
(4) Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu
tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do
thành phố quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh
vực;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực
hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các
chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy
định của pháp luật;

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

11

GVHD: PGS.TS.Từ Quang

- Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân;
- Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
bàn thành phố theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo
kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư
theo thẩm quyền.
(5) Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ:
- Vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ
phi Chính phủ của thành phố; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và
nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi
Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và
các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và
báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Đánh giá thực hiện các chương trình, dự án ODA và các nguồn viện trợ phi
Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực
hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều
Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu
quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
(6) Về quản lý đấu thầu:
- Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà
thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn
nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy
quyền;

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

12

GVHD: PGS.TS.Từ Quang

- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án
đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
(7) Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại
doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới,
phát triển các doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp
thuộc các thành phân kinh tế khác;
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng
ký tạm ngừng kinh doanh, cấp mới, bổ xung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, ….
(8) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định
của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
1.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng
Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Sở, chịu trách nhiệm báo cáo trước công tác Hội đồng nhân dân thành
phố, Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. Giám
đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
theo tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định và
theo các quy định về phân cấp quản lý công tác cán bộ của thành phố.
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Sở cà trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt,
một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của
Sở. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ban hành và các quy định về phân cấp quản lý công tác cán bộ của thành phố.
Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức,
nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B



Chuyên đề tốt nghiệp
Phương

13

GVHD: PGS.TS.Từ Quang

thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý công tác cán bộ thành
phố.
Hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng có Giám đốc là ông
Lê Trung Kiên, và 02 Phó Giám đốc là các ông Nguyễn Thanh Long và Lê Anh
Quân.
Cơ cấu tổ chức thuộc Sở bao gồm Văn phòng, Thanh tra, Phòng đăng ký
kinh doanh, Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ (gồm 07 phòng); Các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở (Trung tâm Thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư và Trung tâm
Tư vấn đấu thầu).

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

14

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng
GIÁM ĐỐC
TỔNG HỢP
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG SỞ
THANH TRA SỞ
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
ĐĂNG KÝ KINH DOANH

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

15

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

VĂN HÓA XÃ HỘI
THẨM ĐỊNH GIÁM SÁT

TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẤU THÀU
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ

TRUNG TÂM TƯ VẤN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

16

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2010 – 2015
1.1.2.1.

Hạ tầng và nguồn nhân lực

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố đã được tập trung đầu tư xây dựng, có nhiều chuyển biến rõ rệt, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và phục vụ cho sự phát triển của cả vùng và miền Bắc, nhất là hệ thống giao thông và
cảng biển. Khu vực cảng biển Hải Phòng có tổng chiều dài cầu cảng trên 10,5 km, khả năng tiếp nhận tàu đến 40.000DWT, năng lực xếp
dỡ khoảng 151 nghìn tấn/ngày. Từ cảng Hải Phòng hệ thống đường sắt được nối với Thủ đô Hà Nội chuyến tiếp vào đường sắt Bắc Nam đi
khắp cả nước, cũng như nối với Lào Cai chuyển tiếp đến Vân Nam, nối với Lạng Sơn chuyển tiếp đến Nam Ninh (Trung Quốc). Nhiều
công trình trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật đã được tích cực triển khai và hoàn thành như: đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cảng cửa ngõ
quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, đường Tân Vũ - Lạch Huyện, cảng hàng không quốc tế Cát Bi,… Hải Phòng có 19 tuyến sông trải đều
các quận, huyện trên địa bàn thành phố với chiều dài gần 400 km, hiện có trên 50 bến cảng thủy nội địa, có liên kết với các cảng biển đã
góp phần đảm bảo kịp thời và nâng cao năng lực vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa xuất, nhập qua hệ thống cảng biển Hải Phòng.
Hải Phòng có khả năng đáp ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tất cả các ngân hàng lớn ở Việt
Nam và một số ngân hàng liên doanh đều có chi nhánh tại Hải Phòng. Một số hãng bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn nổi tiếng của thế giới và
đại lý tàu biển quốc tế đã có mặt tại Hải Phòng. Mạng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ mạng lưới rộng khắp. Hải Phòng hiện có

55 tổ chức khoa học và công nghệ với 20 phòng thử nghiệm được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia VILAS.
Thành phố có 04 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp chuyên nghiệp, 12 trường trung cấp nghề. Hệ thống cơ sở y
tế công lập và ngoài công lập phát triển mạnh. Toàn thành phố có 25 bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh, 04 bệnh viện tư nhân, 08
Bệnh viện của các Bộ ngành; 02 phòng khám đa khoa khu vực, 01 viện điều dưỡng, đạt 32,02 giường bệnh/vạn dân. Nhiều công trình văn

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

17

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

hóa, thể thao trọng điểm có nghĩa nhân văn và lịch sử quan trọng được đầu tư mới, tôn tạo và nâng cấp , đủ điều kiện tổ chức các sự kiện thể
thao quốc gia và quốc tế.
Dân số toàn thành phố năm 2015 đạt 1.967.300 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nhỏ hơn 1%/năm, trong đó lực lượng lao động đạt
1.163.300 người tăng 74.300 người tương đương 6,8% so với năm 2011 (1.089.000 người).
1.1.2.2.

Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khá, ước bình quân 5 năm 2011 – 2015 tăng 9,07%/năm, tuy không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề
ra song vẫn duy trì mức tăng gấp 1,5 lần bình quân cả nước. Quy mô kinh tế của thành phố từng bước được mở rộng, so với năm 2011 giá
trị GDP năm 2015 tăng gấp 1,62 lần.Tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước tăng từ 2,7% năm 2010 ước tăng lên 3,5% năm 2015.
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) qua các năm tại Hải Phòng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng sản phẩm trong nước GDP (tỷ đồng) 72.990,0
87.212,9
97.449,5 106.064,0 118.341,2
GDP bình quân đầu người (USD/người)
1.091,3
2.190,2
2.417,6
2.754,0
2.940,7
Tốc độ tăng trường GDP (%)
11,05
8,12
7,15
8,89
10,17

(Nguồn: Niên giám thống kế Hải Phòng)
GDP bình quần đầu người cũng tăng nhanh qua các năm, cho thấy thu nhập của người dân thành phố ngày càng được cải thiện, so
với năm 2011 giá trị GDP bình quân đầu người tăng gấp 2,7 lần tăng nhanh hơn so với GDP. Những con số này cho thấy nền kinh tế thành
phố rất khả quan.

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2.3.

18


GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thành phố cơ bản được duy trì đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy tiềm năng, lợi thế của thành
phố.
Bảng 1.2: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Hải Phòng
Đơn vị: %
Nhóm ngành
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

Năm 2011

Năm
2012

Năm
2013

9,7

9,13

8,53

8,03


7,63

36,92
53,38

36,9
53,97

36,83
54,64

37,35
54,62

37,84
54,53

Năm 2014 Năm 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm
nghiệp. Từ bảng trên dễ thấy tỷ trọng nông – lâm nghiệp và thủy sản giảm qua các năm, năm 2015 là 7,63% giảm 2,07% so với năm 2011
(9,7%); tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng từ 90,3% năm 2011 lên 92,37% năm 2015 tuy ngành công nghiệp
và dịch vụ tỷ trọng không tăng qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP
của thành phố qua các năm (năm 2015 là 54,53%, năm 2011 là 53,38%).
Cơ cấu nội bộ các ngành cũng có sự thay đổi. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng tập trung phát
triển các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế, tiềm năng, công nghiệp liên quan đến biển và sản xuất hàng xuất khẩu. tục gia tăng qua các

SV: Ngô Thị Mai Anh


Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

19

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

năm. Trong sản xuất nông nghiệp, xuất hiện các mô hình sản xuất theo chuỗi, sản xuất VietGAP, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh
học, hiệu quả tăng từ 10 – 30% so với sản xuất đại trà, nhiều mô hình gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ.

1.1.2.4.

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng chuyển dịch của cơ cấu sản xuất.
Bảng 1.3: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành tại Hải Phòng
Đơn vị: %
Nhóm ngành
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

Năm 2011

Năm
2012


Năm
2013

26,09

28,71

27,25

26,59

26,03

33,21
40,69

29,27
42,01

28,1
44,65

27,61
45,80

27,14
46,83

Năm 2014 Năm 2015


(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng)
Từ bảng trên, dễ thấy cơ cấu lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm qua các năm, năm 2015 chiếm 26,03% giảm 3,06%
so với năm 2011 (26,09%). Nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ có chiếm tỷ trọng lao động lớn 73,97% năm 2015. Cơ cấu lao động
chuyển dịch theo hướng tích cực điều này chứng tỏ cơ cấu ngành công nghiệp – dịch vụ của thành phố ngày càng phát triển, ngày càng có
nhiều nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch trên địa bàn nhất là ngành dịch vụ.

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2.5.

20

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

Tình hình hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại phát triển khá mạnh và toàn diện, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng
18,52%/năm. Thực hiện tốt kế hoạch cung ứng, dự trữ hàng hóa và thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố.
Tích cực triển khai chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các
khu, các cụm công nghiệp và huyện đảo. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại từng bước được nâng cấp và phát triển khá mạnh tạo nên các
kênh lưu thông phân phôi hàng hóa chủ yếu trên thị trường nội địa.
Hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố những năm qua phát triển theo hướng tích cực cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường và giá
trị kim ngạch
Bảng 1.4: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu tại Hải Phòng


Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Tốc độ tăng xuất khẩu
Trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
Tốc độ tăng nhập khẩu
Trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
Nhập siêu so với xuất khẩu

Đơn vị
tính
Tỷ USD
%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
2,32
14,55

2,62
12,96

3,03
15,49

3,58
18,21

4,23
18,22


Tỷ USD

1,59

1,71

2,01

2,40

2,92

Tỷ USD
%

2,41
13,10

2,70
11,93

3,06
13,29

3,57
16,54

4,32
21,08


Tỷ USD

1,74

1,96

2,22

2,66

3,20

%

4,11

3,16

1,20

-0,34

2,13

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng)
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 15,77 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,87%/năm, năm 2015 đạt 4,23 tỷ USD
vượt kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm đạt 16,07 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,15%/năm. Tỷ lệ nhập siêu là

SV: Ngô Thị Mai Anh


Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

21

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

1,9% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm mạnh so với giai đoạn 2006 – 2010 với tỷ lệ nhập siêu là 16,3% so với tổng kim ngạch xuất
khẩu. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có chuyển biến tốt, các sản phẩm hàng điện tử, dây điện và cáp điện tăng trưởng khá bên cạnh các sản
phẩm truyền thống như hàng dệt may, giày dép; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu mở rộng với
118 quốc gia và vùng lãnh thổ, không chỉ khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, EU mà còn vươn tới thị trường Hoa Kỳ, Bắc và Nam Mỹ. Mặt
hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ngày càng phong phú và đa dạng, có nhiều sản phẩm mới tham gia xuất khẩu, nhiều sản phẩm
công nghệ cao thâm nhập được các thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về mặt chất lượng.
1.1.3. Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng thời gian qua
1.1.3.1.

Những kết quả đạt được

Giai đoạn 2011 – 2015 bối cảnh tình hình có những khó khăn và thuận lợi, thách thức đan xen, tuy nhiên với sự phối hợp của Đảng
bộ nhân dân thành phố và sự giúp đỡ của trung ương và Chính phủ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn
đấu, năng động sáng tạo, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chủ động nắm vững thời cơ, khắc phục nhiều khó khắn, thách thức
giành đươc những thành tựu quan trọng và khá toàn diện.
Kinh tế thành phố từng bước vượt qua khó khăn trong những năm đầu kế hoạch, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, quy mô kinh tế được
mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hải Phòng là trung tâm dịch vụ lớn của vùng Duyên hải
Bắc Bộ, GDP ngành dịch vụ đứng thứ hai trong Vùng đồng bằng sông Hồng, sau Hà Nội; là đầu mối vận tải lớn nhất của khu vực phía Bắc
về xuất, nhập khẩu hàng container, xăng dầu và các loại hàng hóa khác đến và đi các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Công
nghiệp thành phố đứng thứ 7 về giá trị sản xuất so với cả nước, đứng thứ ba miền Bắc (sau Hà Nội, Bắc Ninh). Hải Phòng đang trở thành

một khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng hóa công nghiệp; mối liên hệ được thể hiện trong tất cả các ngành sản xuất. Ngoài ra Hải
Phòng là địa phương có năng lực sản xuất thủy sản lớn nhát miền Bắc với số cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố chiếm

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

22

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

75% số lượng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hệ thống kho lạnh chiếm 50% sức chứa các kho lạnh trong các cơ sở chế biến thủy
hải sản ở miền Bắc.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là cơ sở hạ tầng cơ sở giao thông và đô thị được quan tâm đầu tư, cải thiện rõ nét. Nhiều công
trình trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật đã được khởi công xây dựng và tích cực triển khai như dự án đường cao tốc 5B Hà Nội – Hải Phòng,
dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện, đường trục
Khu công nghiệp Đình Vũ, Cầu Khuể, đường Cầu Rào II – nút giao thông Nguyễn Văn Linh, đường xuyên đảo Cát Bà … Hoàn thành và
đưa vào khai thác, sử dụng một số công trình giao thông như hạ tầng lớn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn giao thông và
mở ra cơ hội thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư tại thành phố như : cải tạo, nâng cấp đường 356 đoạn 2A; cầu Rào 2 và tuyến đường Hồ Sen
– Cầu Rào 2; cầu đường bộ Tam Bạc; dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang khu vườn hoa trung tâm thành phố…Triển khai đầu tư xây dựng
công viên cây xanh bến xe Tam Bạc (giai đoạn 1 thực hiện trên diện tích bến xe Tam Bạc). Nhiều tuyến đường trục đô thị, đường tỉnh,
đường liên tỉnh được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa. Hệ thống giao thông công cộng được quan tâm, chú trọng; đã hoàn thành và đưa
vào sử dụng bến xe phía Bắc thành phố tại xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, bến xe Kiến Thụy.
Hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông khu vực cảng đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, phát triển thêm cảng chuyên
dùng phù hợp với xu hướng phát triển vận tải biển; hệ thống trang thiết bị bốc xếp tiên tiến, hiện đại cũng được tập trung đầu tư, cùng với
việc nạo vét và xây dựng các tuyến luồng hàng hải mới đã nâng cao năng lực tiếp nhận của các cảng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, các vấn đề xã hội cũng được giải quyết. Thu nhập bình quân tăng lên giúp đời sống nhân dân

được cải thiện, góp phẩn ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. An sinh xã hội được đảm bảo, đẩy mạnh cải cách hành chính, gắn
chặt với đồng bộ tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3.2.

23

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém

Kinh tế phát triển chưa bền vững, quy mô kinh tế, sức tác động lan tỏa của một thành phố trung tâm vũng duyên hải Bắc Bộ còn hạn
chế
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản không
hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố, của nhóm ngành dịch vụ và nhất là nhóm ngành công nghiệp
– xây dựng tuy cao hơn bình quân chung cả nước nhưng đạt thấp so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ
tăng trưởng GDP các năm 2012, 2013, 2014 là khá thấp; tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 7,15% thấp hơn cả năm 2009 (mặc dù chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 vẫn đạt ở mức 7,57%). Quy mô kinh tế thành
phố còn nhỏ, sức tác động lan tỏa của sự phát triển chưa thực sự xứng tầm với vai trò là cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc. Việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới mô hình tăng trưởng của kinh tế thành phố mới đạt kết quả bước đầu. Tiềm
năng phát triển cảng biển, kinh tế biển, đảo chưa được phát huy.
Chất lượng kinh tế chưa thực sự đảm bảo tính bền vững, yếu tố năng suất lao động tổng hợp (TFP) chưa đóng góp nhiều vào tăng
trưởng, chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư mở rộng và tăng số lượng lao động. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công
nghệ cao trong tổng GDP còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng còn chậm và

chất lượng chưa cao. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ lực đã có chuyển dịch tích cực, tuy nhiên những ngành công nghiệp có lợi thế, giá trị
gia tăng lớn, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, lao động chất lượng cao lại có tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp thấp (tỷ trọng
giá trị sản xuất ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học năm 2013 chỉ đạt 2,3%); tỷ lệ nội địa hóa của các
ngành công nghiệp chủ lực còn thấp; công nghiệp phụ trợ phát triển chậm. Các ngành dịch vụ giá trị cao và hiện đại như tài chính, tín dụng,
ngân hàng có tỷ trọng tương đối thấp và hầu như không thay đổi (khoảng 2%).

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

24

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp; có rất ít doanh nghiệp mạnh, đủ sức làm nòng cốt, chủ lực. Tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, trong đó một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đóng tàu thuộc tập đoàn Vinashin (nay là Tổng
công ty công nghiệp tàu thủy), xơ sợi tổng hợp Đình Vũ thua lỗ trầm trọng; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tạm đóng mã số
thuế ở mức cao. Các chỉ số phát triển doanh nghiệp như số lượng doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký trong 3 năm 2011 – 2013
đều giảm so với năm trước. Thành phố chưa có nhiều doanh nghiệp trong nước mạnh.
Lĩnh vực văn hóa xã hội có những chuyển biến tiến bộ, song trên một số mặt còn chưa rõ nét và thiếu vững chắc.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Đào tạo đại học và đào tạo nghề chất lượng chưa
cao, thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Chưa huy động hiệu quả sự tham gia
của các doanh nghiệp vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ còn thấp.
Công tác nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm còn hạn chế, chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tiến độ triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của thành phố. Hoạt động chuyển
hóa kết quả nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và sản xuất vào đời sống của thành phố chưa được coi trọng
đúng mức; hoạt động nghiên cứu triển khai ở một số lĩnh vực hiệu quả thấp. Công tác thông tin, truyền thông định hướng dư luận chưa kịp

thời, lúng túng, thiếu hiệu quả, đặc biệt trong giải quyết các vụ việc cấp bách, đột xuất, bất ngờ; công tác đào tạo, tập huấn về an toàn an
ninh thông tin vẫn còn hạn chế.
Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, còn tình trạng tái nghèo, một bộ phận người nghèo, hộ nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại
trông chờ và sự hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Số lượng người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp và số người được
hưởng bảo hiểm thất nghiệp đều tăng, tạo thêm nhiều áp lực trong giải quyết các vấn đề xã hội. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


Chuyên đề tốt nghiệp

25

GVHD: PGS.TS.Từ Quang Phương

khu vực nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn; mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở một số địa phương chưa được quan tâm
giải quyết hài hòa, đúng mức.
1.2.

Thực trạng về công tác thẩm định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hải Phòng thời gian qua.
1.2.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời gian qua
1.2.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển
Trong những năm qua, kinh tế Hải Phòng phát triển nhanh chóng, phát huy vai trò là cửa chính ra biển và cực tăng trưởng quan trọng
của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và trọng điểm của cả
nước. Nguồn vốn đầu tư phát triển đóng vai trò vô cùng quang trọng trong qúa trình phát triển kinh tế của thành phố.
Bảng 1.5: Tình hình vốn đầu tư toàn xã hội tại Hải Phòng qua các năm


Chỉ tiêu
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng)

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP (%)

Năm 2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm 2015

35.500,9

37.931,1

40.854,7

45.171,4

48.807,2

48,64


43,49

41,92

42,59

41,24

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng qua các năm)
Nhìn chung, giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư phát triển của Hải Phòng đều ở mức cao và tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn so
với GDP của thành phố . So với năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Hải Phòng đã đạt 48.800,6 tỷ đồng (gấp 1,375 lần). Bên cạnh
đó, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội của Thành phố luôn duy trì nhịp độ trên 6%/ năm.

SV: Ngô Thị Mai Anh

Lớp: Kinh tế đầu tư 55B


×