Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

KINH tế THÀNH PHỐ LONG XUYÊN (TỈNH AN GIANG) GIAI đoạn 1999 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 116 trang )

DANH MỤC BẢNG
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài....................................................5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................................6
5. Đóng góp của luận văn (dự kiến).......................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................................8
Bảng 2.2. Diện tích các loại cây trồng hàng năm trên địa bàn thành phố Long Xuyên giai
đoạn 2001 – 2009.............................................................................................................30
2.1.2. Ngành chăn nuôi.........................................................................................................31
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực của............................................65
thành phố Long Xuyên giai đoạn 2009 – 2013....................................................................65
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng cây màu thực phẩm của thành phố Long xuyên
giai đoạn 2009 – 2013......................................................................................................67
Bảng 3.5. Số lượng gia súc, gia cầm và chỉ số phát triển (năm trước = 100) - % của thành
phố Long Xuyên giai đoạn 2009 – 2013..............................................................................68


MỤC LỤC
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài....................................................5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................................6
5. Đóng góp của luận văn (dự kiến).......................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................................8
2.1.2. Ngành chăn nuôi.........................................................................................................31
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực của............................................65
thành phố Long Xuyên giai đoạn 2009 – 2013....................................................................65
Bảng 3.5. Số lượng gia súc, gia cầm và chỉ số phát triển (năm trước = 100) - % của thành
phố Long Xuyên giai đoạn 2009 – 2013..............................................................................68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa


học kỹ thuật của tỉnh An Giang. Thành phố nằm bên bờ sông Hậu có diện tích
tự nhiên 115,34 km2, dân số 280.635 người, gồm 11 phường và 02 xã.
Từ sau khi giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa
phương đã có những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội mang lại
sự ổn định trong cuộc sống cho mọi người dân. Trên cơ sở đó, nhân dân đã
tích cực đầu tư phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa mới,
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, xã hội lên một bước đáng kể. Vì vậy, ngày 01
tháng 3 năm 1999, theo Nghị định 09/1999/NĐ.CP của chính phủ về việc
thành lập thành phố Long Xuyên, thuộc tỉnh An Giang, theo dạng đô thị loại
III. Đó là thành quả của quá trình phấn đấu và nỗ lực của Đảng bộ và nhân
dân Long Xuyên trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Sau hơn mười năm phấn đấu và phát triển thành phố Long Xuyên đã đạt
được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế phát triển ổn
định, với tốc độ tăng trưởng ở mức bình quân mỗi năm hơn 13%, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng dịch vụ - thương mại chiếm hơn 70%,
công nghiệp xây dựng chiếm 25%. Đặc biệt ở lĩnh vực xây dựng đô thị, đã có
tiến bộ rõ nét, đô thị Long Xuyên phát triển rộng hơn với tốc độ đô thị hóa
cao, kết cấu hạ tầng đô thị hoàn chỉnh, góp phần thay đổi diện mạo thành phố
theo hướng văn minh, hiện đại.
Để ghi nhận và đánh dấu bước phát triển toàn diện của thành phố Long
Xuyên, ngày 14 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng chính phủ có Quyết định số:
474/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang là đô
thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Khẳng định vị thế thành phố Long Xuyên
là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào

1


tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang trong vùng tứ giác Long Xuyên.

Như vậy với tư cách là một đô thị loại II, Long Xuyên sẽ phát huy hơn
nữa vai trò trung tâm giao dịch với nước bạn Campuchia và các tỉnh trong khu
vực góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Long Xuyên tương đối cao, ổn định
và cao hơn mức tăng chung của tỉnh An Giang, năm 2007 tốc độ tăng trưởng
kinh tế của thành phố Long Xuyên là 15,48% và năm 2010 tăng 16%.
Do vậy, nghiên cứu “Kinh tế thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang)
giai đoạn 1999-2013”, là vấn đề mang tính cấp thiết, cần phải được nghiên
cứu cẩn trọng. Đây là vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn,
nếu nghiên cứu thành công sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa của thành
phố Long Xuyên đạt tốc độ nhanh và bền vững.
Trước hết, nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, hệ
thống, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc phát
triển kinh tế thành phố Long xuyên giai đoạn 1999-2013. Đó cũng là căn cứ
khoa học giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách phát
triển kinh tế - xã hội phù hợp, từ đó tạo động lực cho công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh An Giang đạt được những thành tựu to lớn
hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về: “Kinh tế thành phố Long Xuyên
(tỉnh An Giang) giai đoạn 1999-2013” góp phần bổ sung vào tư liệu tham
khảo cho giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử địa phương An Giang, giúp cho
thế hệ trẻ có những hiểu biết bổ ích về truyền thống hào hùng của quê hương,
về công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước, qua đó thấy được trách nhiệm
của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương, Tổ quốc ngày càng
giàu mạnh.

2


Đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công

tác nghiên cứu khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy của mình, đặc biệt
phần lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.
Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Kinh tế thành
phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1999-2013” làm đề tài luận
văn Thạc sĩ khoa học lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về kinh tế trong thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và ở
các vùng nông thôn nói riêng là một vấn đề cấp thiết được nhiều nhà khoa
học, nhiều nhà nghiên cứu ở các Trung ương và địa phương quan tâm. Nhìn
chung, các tác phẩm này tập trung tìm hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội có
tính khái quát trên cả nước, qua đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối
đổi mới, đồng thời cũng rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những định hướng,
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần làm cho chủ
trương và đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng phát huy tác dụng trong
cuộc sống.
Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bằng sông
Cửu Long và An Giang, với những vấn đề sâu hơn.
Tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên, đã
góp phần tìm hiểu sâu hơn về quá trình khai phá vùng đất Nam bộ, trong đó
có An Giang. Tác giả đã khái quát quá trình di chuyển dân cư, khai hoang lập
đồn điền, tổ chức sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về mặt xã hội.
Quyển Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương xuất bản năm
1984. Đây là quyển sách địa chí, đã đề cập đến thiên nhiên, con người, kinh
tế, văn hóa, giáo dục, y tế An Giang trong các thế kỷ XVIII – XX.
Trong Lịch sử An Giang của Sơn Nam được xuất bản vào năm 1988, tác
giả đã đề cập đến những biến đổi về mọi mặt của vùng đất An Giang từ khi
hòa hợp vào lãnh thổ nước ta đến thời Pháp thuộc.

3



Ngoài ra, các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như Nam Bộ và
Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX do Trường Đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế,
Lịch sử hình thành vùng đất An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường
tỉnh An Giang đã phối hợp với Viện khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh tổ chức, …; các bài viết trên các báo chuyên ngành được công bố
thường xuyên có liên quan đến kinh tế - xã hội An Giang
Quyển An Giang 25 năm xây dựng và phát triển của Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang xuất bản 2000 đã đề cập đến những vấn đề kinh tế - xã hội của
tỉnh An Giang trong giai đoạn sau năm 1975 – 2000.
Quyển An Giang 30 năm xây dựng và phát triển của Tỉnh ủy An Giang
xuất bản năm 2005 viết về những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội của
tỉnh trong 30 năm qua.
Quyển Những bước đột phá của An Giang trên chặng đường đổi mới
kinh tế của Đỗ Hoài Nam và Đặng Phong chủ biên xuất bản 2006. Đây là sách
viết về bối cảnh lịch sử An Giang trước giải phóng, những ngày sau giải
phóng, An Giang cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện những
mũi đột phá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, để từ đó đi đến đổi mới toàn diện
nền kinh tế của tỉnh.
Quyển Lịch sử Đảng bộ thành phố Long Xuyên (1927-2010) của nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản tháng 02/2014 đã hệ thống quá
trình vận động cách mạng, vai trò, những đóng góp của Đảng bộ và nhân dân
thành phố Long Xuyên trong công cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân
tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Trong quyển sách này cũng đề cập và
khái quát hóa tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố qua các thời kỳ
lịch sử từ năm 1927 đến năm 2010, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tự

4



cung tự cấp đến nền kinh tế bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như quá trình đẩy nhanh tốc độ đô thị
hóa, xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng
được thể hiện rõ nét.
Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu kinh tế tư nhân ở tỉnh An giang
như: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân huyện Chợ Mới đến
năm 2010” của T.S Trần Văn Hiển; Luận văn tốt nghiệp Đại học “Kinh tế tư
nhân huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang thực trạng và giải pháp” của Phan Thị
Hồng Nga, trường đại học An Giang…
Như vậy, tất cả các công trình nêu trên mới đề cập những vấn đề chung
mang tính lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, hoặc chỉ dừng
lại ở những báo cáo, thống kê về kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong thời kỳ
đổi mới nói chung. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
đầy đủ, trình bày có hệ thống riêng về vấn đề kinh tế thành phố Long xuyên
nhất là giai đoạn 1999-2013.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế thành phố
Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1999-2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài tìm hiểu về thành phố Long xuyên (tỉnh An
Giang)
Về thời gian, đề tài chủ yếu tìm hiểu kinh tế thành phố Long Xuyên
(tỉnh An Giang) giai đoạn 1999-2013
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng phát triển kinh
tế thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1999-2013. Trên cơ sở


5


đó dựng lại bức tranh kinh tế thành phố Long Xuyên 15 năm phát triển từ khi
trở thành đô thị loại III.
Mục đích của luận vân là tập trung nghiên cứu tất cả các mặt hoạt
động kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và
tài chính tín dụng, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản…Qua đó thấy được
những biến chuyển cơ bản của kinh tế thành phố Long xuyên giai đoạn
1999-2013.
Từ thực tiễn sinh động của quá trình phát triển cũng như những thành
tựu kinh tế mà thành phố Long Xuyên đạt được, đề tài rút ra những đặc điểm
riêng về kinh tế thành phố Long Xuyên trong thời kỳ đổi mới, nguyên nhân
của thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thành
phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), tác động của kinh tế Long Xuyên trong
giai đoạn này.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các
nguồn tư liệu sau:
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về kinh tế - xã
hội, các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh An Giang và Ủy ban nhân dân thành phố
Long xuyên về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Những công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội các vùng nông thôn
An Giang nói chung và thành phố Long xuyên nói riêng, các niên giám thống
kê lưu trữ tại cục thống kê An Giang.
Nguồn tư liệu gốc viết về tỉnh An Giang và thành phố Long Xuyên

như: Các báo cáo chính trị tại những lần Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố
Long Xuyên, Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm,

6


Báo cáo tổng kết và phương hướng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy
ban nhân dân thành phố Long Xuyên, số liệu thống kê lưu giữ ở các Sở, Ban,
Ngành tỉnh An Giang, Cục Lưu trữ tỉnh An Giang..
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần
thực tế tại một số đơn vị kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên,
các tư liệu trên báo chí, mạng Internet... để làm phong phú và sáng tỏ nội
dung của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp logic được xác định là những phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên
cứu. Trong đó, phương pháp lịch sử đóng vai trò chủ đạo.
Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp
thống kê: Hệ thống các số liệu, dữ kiện làm cơ sở để kết hợp đồng thời với
phương pháp tổng hợp rút ra những kết quả tổng hợp, đáp ứng yêu cầu của
một đề tài lịch sử kinh tế.
Phương pháp hệ thống hóa: Hệ thống lại những vấn đề được viết tản
mạn rải rác trong các tư liệu và nhiều nguồn tài liệu khác nhau có liên quan
đến kinh tế thành phố Long xuyên giai đoạn 1999-2013. Phương pháp hệ
thống hóa là cơ sở trình bày những nội dung trong luận văn.
Phương pháp so sánh: Vận dụng để giúp làm sáng tỏ những hoạt động
và chuyển biến của kinh tế thành phố Long Xuyên so với các thời kỳ trước và
sau đó.
Phương pháp liên ngành: Trong quá trình thực hiện đề tài, kết hợp chủ
yếu các loại tài liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành khác như

địa lí, kinh tế, thống kê…

7


Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận văn đã tiếp xúc và thu thập
tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về kinh tế thành phố Long Xuyên
(tỉnh An Giang) giai đoạn 1999-2013.

5. Đóng góp của luận văn (dự kiến)
Dựng lại bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến kinh tế thành phố Long
Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1999-2013.
Nêu bật những đặc điểm, thành tựu, hạn chế trong công cuộc xây dựng
và phát triển kinh tế thành phố Long xuyên qua 15 năm phát triển từ 1999
đến 2013 và tác động của kinh tế thành phố Long Xuyên trong giai đoạn này.
Có thể dùng luận văn làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch sử
địa phương, giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt đối với tỉnh An Giang.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Một vài nét khái quát về thành phố Long xuyên (tỉnh An
Giang)
Chương 2: Tình hình kinh tế của thành phố Long Xuyên (tỉnh An
Giang) giai đoạn 1999-2009
Chương 3: Sự chuyển biến về kinh tế của thành phố Long Xuyên
(tỉnh An Giang) giai đoạn 2009-2013
Chương 4: Một vài nhận xét về tình hình kinh tế của thành phố
Long Xuyên (tỉnh An Giang)


8


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
(TỈNH AN GIANG )
1.1. Khái quát về thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang)
1.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang)
Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ
thuật của tỉnh An Giang. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 1.950 km về phía
Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới
Campuchia 45 km đường chim bay. Thành phố nằm bên bờ sông hậu có diện
tích tự nhiên 115,34 km2, dân số 280.635 người, gồm 11 phường và 02 xã.
Tây Bắc giáp huyện Châu thành 12,446 km, Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới
18,128 km, Đông Nam giáp huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) 13,15 km, Nam giáp
huyện thốt nốt (Cần Thơ) 9,096 km, Tây giáp huyện Thoại Sơn 10,054 km.
Gồm 40 tuyến địa giới cấp xã dài 105,253 km, trong đó 18 tuyến trùng với
tuyến huyện và 4 tuyến trùng với tuyến tỉnh, được xác định bằng 36 mốc địa
giới hành chính (2 mốc tỉnh, 20 mốc huyện và 14 mốc xã) [25, tr.61].
Thành phố Long Xuyên chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và Đông
Bắc. Gió Tây Nam mát ẩm từ biển thổi vào gây mưa từ tháng 5 đến tháng 11
hằng năm. Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ biển với nhiệt độ cao và hanh khô
nắng nóng.
Long Xuyên có khí hậu nhiệt đới, gió mùa tạo ra hai mùa mưa nắng rõ
rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28,7 oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa
các tháng không cao, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh
hoạt đời sống của nhân dân. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa khô chỉ
hơn kém nhau từ 1,50 đến 30. Còn các tháng mùa mưa thì chỉ chênh lệch 1 0.
Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 từ 360 – 380, nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 200.


9


Do độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân 110mm/tháng
(tháng 3 có tới 160mm), nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10 khoảng
52mm/tháng, vì đây là thời gian có cường độ mưa nhiều nhất. Địa phương có số
giờ nắng trong năm cao, bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày, mùa
mưa gần 7 giờ nắng/ngày. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc
vào tháng 11 với tổng lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm, trùng với
lũ thượng nguồn sông Mê Kong đổ về.
Long Xuyên nằm bên hữu ngạn sông Hậu, đoạn chảy qua thành phố
Long Xuyên dài khoảng 19,5km. Sông Hậu là nguồn cung cấp thủy sản, nước
tưới, phù sa hầu hết đất đai sản xuất của thành phố. Bên cạnh sông Hậu, Long
Xuyên còn có hệ thống rạch tự nhiên chằng chịt. Rạch Long Xuyên, con rạch
lớn nhất so với các con rạch tại An Giang, bắt nguồn từ sông Hậu tại Long
Xuyên chảy theo hướng đông bắc – tây nam, nối với kênh Thoại Hà tại xã
Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), đoạn chảy qua Long Xuyên
dài khoảng 10km, chiều rộng 100m, chiều sâu 8m. Đây là tuyến giao thông
đường thủy quan trọng nối sông Hậu với Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), là một
trong những con rạch cung cấp nước tưới tiêu cho vùng Tứ giác Long Xuyên.
Long Xuyên là một thành phố khá phát triển về thương mại (chủ yếu là
mua bán lúa gạo), công nghiệp chế biến thủy sản (chế biến cá basa), chế biến
lương thực thực phẩm.
Đại bộ phận cư dân sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh. Hiện nay, các
phường, xã trên địa bàn Long Xuyên đều có chợ. Chợ Long Xuyên (thuộc phường
Mỹ Long) là chợ chính sầm uất nhất tỉnh. Đặc biệt, ở Long Xuyên có chợ nổi trên
sông Hậu thuộc phường Mỹ Phước. Chợ luôn “có từ 300 đến 400 ghe tàu nhóm
trên sông kéo gần một cây số mua bán đủ các nhóm hàng” [5, tr. 23].
Đất đai Long Xuyên màu mỡ nhờ được phù sa bồi đắp hằng năm, cho

nên một bộ phận người dân Long Xuyên còn sống bằng nghề nông. Sản phẩm
nông nghiệp Long Xuyên rất nổi tiếng, đa dạng về chủng loại, chất lượng cao.

10


Hằng năm, ở Long Xuyên còn có mùa nước nổi, nước bắt đầu tràn lên
đồng ruộng vào tháng 9 và đến tháng 11 nước bắt đầu rút. Đây là thời điểm cá
đồng đổ ra sông, nhiều nhất là cá linh. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để
làm nước mắm và chế biến ra các món ăn “Đặc sản miền sông nước”.
Ngoài ra, Long Xuyên còn các ngành nghề truyền thống đang tồn tại và
phát triển gồm se nhang, làm bánh tráng, làm lưỡi câu, làm len, đồ sắt, làm
dầm chèo, đan lát, nón, dệt, đóng xuồng ghe, làm cẩm thạch…đã hình thành
từ mấy chục năm nay.
Về tiềm năng du lịch: Long Xuyên là nơi có nhiều di tích lịch sử cách
mạng và kiến trúc được xếp hạng quốc gia. Khu lưu niệm thời niên thiếu Chủ
tịch Tôn Đức Thắng nằm trên một cù lao giữa dòng sông Hậu, có tên gọi là cù
lao “Ông Hổ”, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, cách trung tâm Long Xuyên gần 3 km.
Đây là điểm sinh hoạt truyền thống, về nguồn và cũng là tụ điểm sinh hoạt
văn hóa - nghệ thuật, thể dục, thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn
của đất nước.
Đình Mỹ Phước nằm tại trung tâm thành Phố Long Xuyên là một trong
những di tích quý hiếm của An Giang, thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật
độc đáo tiêu biểu thời Nguyễn, mang dấu ấn của thời kỳ khai hoang mở đất
vùng Đông Nam Bộ.
Chùa Ông Bắc (Quảng Đông Tỉnh Hội quán) là một di tích kiến trúc
nghệ thuật thuộc phường Mỹ Long (gần cầu Duy Tân) được xây dựng vào thế
kỉ XIX do những người Hoa di cư từ tỉnh Quảng Đông đóng góp dựng lên.
Chùa Ông Bắc là di sản văn hóa tiêu biểu qua lối kiến trúc nghệ thuật khá độc
đáo còn lưu giữ, bảo tồn tại An Giang.

Ngoài ra, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, Quảng trường Hai
Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên…được nhiều du khách tìm đến tham quan làm
tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế thành phố và cải thiện đời sống
nhân dân.

11


1.1.2. Đặc điểm xã hội thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang)
Long Xuyên là một vùng đất mới, những cư dân phần lớn ở miền Trung
vào với hai bàn tay trắng. Trong quan hệ giao tiếp, người dân Long Xuyên
ngay buổi đầu, vốn là những “người tứ xứ” đến sinh cơ, lập nghiệp. Hoàn
cảnh đó quan hệ tương trợ, giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong cuộc sống. Do
vậy, ý thức cộng đồng của người dân Long Xuyên rất bền chặt. Điều đặc biệt,
ngay từ thuở đầu khai hoang lập ấp, ở Long Xuyên, những yếu tố dòng dõi, lai
lịch, tôn ti, thứ bậc trong quan hệ xã hội chỉ là thứ yếu. Họ rất quý trọng quan
hệ cá nhân với cá nhân. Trong giao tiếp có tính phóng khoáng, hiếu khách,
bộc trực, thẳng thắng, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo lúc khó khăn hoạn nạn.
Tính cách lối sống của người Long Xuyên khá tiêu biểu cho một nền văn hóa
sông nước (như tập quán làm nhà sàn, nhóm chợ trên sông, nuôi cá trong lồng
bè, dùng ghe xuồng đi lại và giao thương,…).
1.1.2.1 Dân số và nguồn lao động
Dân số thành phố tăng khá nhanh và liên tục trong những năm 1999 2013 dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần từ 1,3% năm 1991
xuống còn 1% năm 2013.
Năm 2013, toàn thành phố Long Xuyên có 11 phường, 02 xã với dân số
trung bình 280.635 người, dân số trong độ tuổi lao động là 198.734 người [14,
tr.17]. Dân số và lực lượng lao động có những biến đổi sâu sắc, vừa là kết quả
tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa là sự phát triển tất yếu của xã
hội. Song dân số phân bố không đồng đều giữa các phường, xã.
Theo khu vực, dân số được chia thành 2 bộ phận thành thị và nông

thôn. Trong đó, dân số thành thị chiếm tỷ lệ áp đảo và có xu hướng tăng
nhanh trong giai đoạn 1999 – 2013. Năm 1999 dân số thành thị gấp gần 3,3
lần dân số nông thôn và chiếm 78,2% kết cấu dân số; đến năm 2013, dân số
thành thị tăng gấp 7,2 lần dân số nông thôn và giữ 88% trong kết cấu dân số.
Song sự thay đổi này tạo nên chuyển biến lớn trong kết cấu dân số.

12


Xét tổng thể, kết cấu dân số theo giới tính ở thành phố khá ổn định,
không có sự biến đổi gì lớn. Trong đó tỷ lệ nữ tuy luôn cao hơn nam nhưng
khá cân bằng nhau, độ chênh lệch không lớn, không tạo ra sự bất ổn về xã hội.
Năm 1999 cả thành phố có 118.404 nam (chiếm 47,6%) và 129.983 nữ (chiếm
52,4% kết cấu dân số theo giới tính) [14, tr.8]. Đến năm 2013, nam có
137.929 người bằng 49,1%; nữ có 142.706 người, tỷ trọng trong kết cấu dân
số giới tính là 50,9% [14, tr.10].
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động cũng tăng lên không
ngừng với tốc độ ngày càng nhanh. Trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm
nguồn lao động tăng thêm 3 - 5%. Phần lớn nguồn lao động nước ta mới chỉ
được đào tạo về giáo dục phổ thông mà ít được đào tạo về chuyên môn. Lực
lượng đang lao động này được cơ cấu thành 2 khu vực sở hữu: quốc doanh
và ngoài quốc doanh. Trong đó, thành phần kinh tế tế ngoài quốc doanh
chiếm số lượng và tỷ tọng áp đảo trong cơ cấu lực lượng lao động phân theo
thành phần kinh tế.
1.1.2.2. Dân tộc và tôn giáo
a) Dân tộc
Ở Long Xuyên, có hai dân tộc: Kinh (Việt), Hoa sinh sống là chủ yếu,
trong đó người Việt chiếm 98,82%, người Hoa chiếm 1,18% dân số thành phố.
Người Việt bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa
thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian và một

số vết tích còn lại, thì đã có một số nhóm người Việt gốc miền Trung vào đây
từ rất lâu. Mặc dù cuộc sống ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm
nhưng họ vẫn kiên trì tìm đất sống. Họ ở rải rác dọc theo bờ sông Hậu và có
nhiều đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương trong thời kỳ đổi mới.

13


Người Hoa có mặt tại Long Xuyên từ khá sớm. Người Hoa định cư xen
kẽ lẫn với người Kinh, tuy nhiên dần dần họ có xu hướng sống thành từng
nhóm địa phương theo các khu vực. Người Hoa ở Long Xuyên có nguồn gốc
từ một số nơi ở Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều
Châu sang lập nghiệp từ lâu đời, đa số bộ phận lớn kinh doanh thương mại,
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập
khá hơn so với các dân tộc khác. Toàn tỉnh có 19 chùa, 8 miếu, trong đó có
Bắc Đế miếu ở thành phố Long Xuyên là di tích văn hóa cấp quốc gia. Mỗi
nơi thờ tự có tập tục thờ cúng, lễ bái trang nghiêm, long trọng theo nghi thức
truyền thống, gắn với ý thức tộc họ với tinh thần tương trợ lẫn nhau, được giữ
gìn thành nề nếp chặt chẽ từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của người
Hoa. Bà con người Hoa sinh sống chủ yếu bằng nghề thương mại, dịch vụ và
tiểu thủ công nghiệp, chỉ một số ít sản xuất nông nghiệp. Năng động và thích
ứng nhanh với cơ chế thị truờng, kinh tế của người Hoa phát triển khá về quy
mô và ngành nghề. Tình hình đời sống người Hoa ngày càng được nâng lên
theo chiều hướng phát triển kinh tế chung của thành phố. Trung tâm Hoa ngữ
Long Xuyên (là Trung tâm đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long) có tổ chức
thi và cấp chứng chỉ Hoa văn cấp quốc gia.
b) Tôn giáo
Cộng đồng cư dân Long Xuyên có đến 85% dân số là tín đồ của các tôn
giáo, trong đó đa số theo đạo Phật. Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như:

Phật giáo Hòa Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành…
Phật giáo truyền bá vào Long Xuyên sớm nhất do các đoàn người đi
khai phá đất hoang mang vào. Khi công cuộc định cư ổn định cùng với việc
lập thôn làng thì đình chùa bắt đầu xuất hiện. Theo thống kê năm 2013, toàn
thành phố Long Xuyên có 17 cơ sở thờ tự, với 148.837 tín đồ, chiếm tỉ lệ
53,41% tổng dân số thành phố [14, tr.104].

14


Phật giáo Hòa Hảo ra đời năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu,
tỉnh Châu Đốc (nay là Phú Tân, tỉnh An Giang). Qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào tín đồ đã đồng lòng ủng hộ cách mạng,
nuôi chứa cán bộ…Sau năm 1975 người tín đồ Hòa Hảo ở An Giang tích cực
góp phần xây dựng đất nước, theo thống kê năm 2013, toàn thành phố Long
Xuyên có 73.241 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo chiếm tỷ lệ 26,28% tổng dân số
thành phố [14, tr.104].
Đạo Thiên Chúa có mặt khá sớm ở tỉnh lỵ Long Xuyên vào đầu thế kỷ
XIX. Nhà thờ xứ Long Xuyên được xây dựng năm 1884 bằng lá và năm 1890
mới được thay thế bằng gạch năm 1890. Đến năm 1929, nhà thờ xứ chiếm
diện tích khá rộng phía sau Tòa bố cũ, hình thành xóm đạo đông đúc [5,
tr.27].. Theo thống kê năm 2013, toàn thành phố có 9.821 tín đồ, chiếm tỷ lệ
3,52% tổng dân số của thành phố.
Đạo Cao Đài: Vào những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp đi vào bế tắc, nhân dân cần chỗ dựa tinh thần thì Đạo
Cao Đài ra đởi tại Tây Ninh. Ở Long Xuyên, vào những năm 1927 -`1928,
một số người địa phương gia nhập vào đạo tại Tây Ninh, sau đó về địa
phương tiến hành hoạt động truyền đạo, tiếp đó là cho xây dựng Thánh thất
đầu tiên ở Long Xuyên. Theo số liệu thống kê năm 2013, có 6.649 tín đồ Đạo
Cao Đài, chiếm tỷ lệ 2,39% tổng dân số thành phố.

Đạo Tin Lành truyền vào An Giang những năm đầu thế kỷ XX. Năm
1919, tại Long Xuyên có một số mục sư đến truyền đạo. Năm 1920, Chi hội
thánh Tin Lành Long Xuyên thành lập. Đến năm 1973, mục sư Nguyễn Văn
Nhung cho khởi công xây dựng nhà thờ lớn thay thế nhà thờ cũ kĩ trước đó
đến năm 1987 thì hoàn thành. Theo số liệu thống kê, thành phố Long Xuyên
có 548 tín đồ, chiếm tỷ lệ 0,2% dân số của thành phố. Phần lớn những người
trong Hội thánh Long Xuyên là những người lao động nghèo, làm ruộng, một
số người Việt gốc Hoa có kinh tế khá hơn.

15


Long Xuyên là thành phố có đa tôn giáo, đông tín đồ, nhiều cơ sở thờ
tự, có tôn giáo gắn liền với dân tộc. Vì vậy cũng có phần tử cực đoan lợi dụng
vấn đề tôn giáo chống phá, gây mất an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Song, trong những năm qua được sự
quan tâm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, sự phối hợp
chặt chẽ của các ban ngành địa phương nên tình hình tôn giáo ổn định, các
hoạt động tôn giáo chấp hành theo pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của công dân được đảm bảo, nhất là khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được
ban hành đã lấy được lòng tin của các chức sắc, chức việc vào chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước, đã tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện
xã hội, góp phần đáng kể vào chủ trương xóa đói giảm nghèo, các chính sách
an sinh xã hội tại địa phương thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội địa phương trong thời kỳ đổi mới.
1.1.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh
tế trong thời kì đổi mới của Đảng, Nhà Nước và địa phương qua các thời kỳ
Đường lối đổi mới đất nước đã chính thức được đề ra tại Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI (12/1986), sau đó được điều chỉnh, bổ sung tại Đại hội
VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996) và Đại hội IX (3/2000). Đảng ta đã khẳng

định: “Đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý
nghĩa sống còn đối với đất nước ta. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
không phải là đổi mới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy
được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã
hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”. Theo quan điểm của
Đảng, “công cuộc đổi mới phải được tiến hành toàn diện, đồng bộ về tư duy,
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đường lối đối nội, đối ngoại, trong đó đổi
mới kinh tế làm trọng tâm”.
Đường lối đổi mới của Đảng đã được cụ thể hóa trong nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IV (1986). Trên cơ sở đó, thảo

16


luận và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế phù hợp với thực tế
của tỉnh thời kì đổi mới là: “lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức
phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, đặc
biệt là chế biến nông sản, thực phẩm hàng xuất khẩu, khai thác vật liệu xây
dựng, tạo thêm việc làm và sử dụng cho hết lực lượng lao động, ổn định và
tăng dần mức sống cho nhân dân, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Vận
dụng nhuần nhuyễn hơn nữa cơ chế quản lý ứng dụng kịp thời có hiệu quả
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy tinh thần cách mạng tiến công,
khai thác mọi khả năng, tiềm năng sẵn có... Nhằm đưa sự nghiệp cách mạng
của tỉnh nhà tiến lên một bước mới toàn diện, vững chắc hơn, góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đường lối đổi mới của
Đảng và các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh tiếp tục được cụ thể, bổ
sung trong các Nghị quyết V, VI, VII, VIII của Đảng bộ tỉnh trong các nhiệm
kỳ.
Vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa đường lối đổi mới phù hợp với tình
hình địa phương là cơ sở nền tảng đầu tiên mang lại những thành tựu to lớn

trong thời kỳ đổi mới của Đảng bộ và nhân dân Long Xuyên.
Từ ngày 11 đến ngày 12/11/1988, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần
thứ V đã diễn ra với 145 đại biểu tham dự. Đại hội đề ra chủ trương, nhiệm vụ
chủ yếu từ năm 1988 đến năm 1991 là: “kiên quyết xóa bỏ nhanh cơ chế
quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh tế, kinh
doanh xã hội chủ nghĩa, thật sự mở rộng quyển tự chủ của các đơn vị cơ sở,
lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả làm tiêu chuẩn, lấy kế hoạch hóa làm
trung tâm; thực hiện tốt các chính sách đòn bẩy kinh tế, kết hợp hài hòa ba
lợi ích và giữa trách nhiệm với quyền lợi; thực hiện có hiệu quả việc phân
công, phân cấp quản lý; chống khuynh hướng tự do, tùy tiện, xé rào sai
nguyên tắc, sản xuất kinh doanh không theo đúng chức năng, chạy theo cơ

17


chế thị trường và buông lỏng quản lý hoặc gò pó, cứng nhắc, thủ tục phiền hà
làm hạn chế sản xuất kinh doanh phát triển…” [5, tr 333-334].
Ngày 26 đến ngày 27/3/1991, Đảng bộ Long Xuyên tổ chức Đại hội đại
biểu Đảng bộ lần thứ VI (vòng 1) và từ ngày 6 đến ngày 9/1/1992, Đại hội
vòng 2 nhiệm kỳ 1992-1996 với 122 đại biểu tham dự đã có sự chuyển đổi và
thay đổi đường lối chiến lược phát triển kinh tế trên cơ sở tiếp thu Nghị quyết
của Đại hội V: Tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Hướng tập trung là đẩy mạnh phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Riêng
nông nghiệp chủ yếu đi vào chiều sâu, từng bước hình thành khu nhân giống,
cây trồng và vật nuôi; Động viên và hướng dẫn các thành viên kinh tế, kể cả
nhân dân có thân nhân ở nước ngoài, trong và ngoài tỉnh hợp tác, đầu tư sản
xuất và đưa khoa học - kỹ thuật vào thị xã, áp dụng các hình thức hợp tác cổ
đông trên tinh thần tự nguyện và chịu trách nhiệm, chia lãi theo tỷ lệ vốn và
công sức đóng góp của mỗi thành viên…Đây là Đại hội dám nhìn thẳng vào

sự thật. Đảng bộ nhận thức rõ được những khuyết điểm, hạn chế, đặc biệt là
những yếu kém trong quản lý kinh tế quốc doanh.
Đến tháng 4 năm 1996, Đảng bộ thị xã Long Xuyên tổ chức Đại hội đại
biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 1996-2000 với 146 đại biểu tham dự nêu lên đặc
điểm tình hình và nhiệm vụ bao quát nhiệm kỳ 1996-2000, trong đó xác định
Long Xuyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh An
Giang, đang đứng trước nhiều thách thức mới của tình hình thế giới và trong
nước. Vì thế cần “Phấn đấu quản lý, xây dựng và phát triển thị xã theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh với hiệu quả
cao và vững chắc hơn; đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa,
xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng; cải thiện mức sống nhân dân, nâng
cao tích lũy nội bộ, chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao
hơn sau năm 2000, đưa thị xã Long Xuyên tiến lên giàu mạnh” [5, tr.338]. Đại

18


hội xác định cơ cấu kinh tế trong nhiệm kỳ này là thương mại – dịch vụ, công
nghiệp – xây dựng và nông nghiệp.
Sự kiện quan trọng làm toàn Đảng, toàn dân Long Xuyên vui mừng
phấn khởi là ngày 1/3/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị quyết số
09/199-NĐ/CP về việc thành lập Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An
Giang với dân số 245.149 người; diện tích tự nhiên là 10.698ha gồm 10 đơn
vị hành chính cơ sở. Địa giới hành chính thành phố Long Xuyên: phía đông
giáp huyện Chợ Mới và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp); phía tây giáp
Thoại Sơn; phía nam giáp huyện Thốt Nốt (tỉnh Cần Thơ, nay là thành phố
Cần Thơ); phía Bắc giáp huyện Châu Thành, đã được Bộ Xây dựng công
nhận là đô thị loại III. Từ đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Long Xuyên
đã bước sang một trang sử mới, góp phần chung tay xây dựng và đẩy mạnh
đô thị hóa, xã hội hóa nhằm ổn định và phát triển kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những mặt làm được, những tồn tại, sai
lầm, thiếu sót trong những Nghị quyết qua các kỳ Đại hội V, VI, VII. Đại hội
đại biểu Đảng bộ Thành phố Long Xuyên lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2000-2005)
và lần thứ IX (nhiệm kỳ 2005-2010) đã có những điều chỉnh và bước đi phù
hợp để phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Cụ thể, Đại hội Đảng bộ thành
phố Long Xuyên lần thứ IX đã xác định lĩnh vực trọng yếu: “Tập trung dồn
sức tăng nhanh và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo đồng bộ về hạ tầng kinh tế
-kỹ thuật và hạ tầng phúc lợi xã hội, trên cơ sở khơi dậy, huy động tốt các
nguồn lực trong và ngoài thành phố, xã hội hóa mạnh mẽ đầu tư phát triển.
Từ đó, đẩy nhanh phát triển và mở rộng đô thị, tạo mặt bằng phát triển sản
xuất, kinh doanh, bố trí dân cư, chuyển dịch kinh tế, phát triển văn hóa – xã
hội” [5, tr.381-382].

19


1.2. Khái quát tình hình kinh tế của thị xã Long Xuyên (tỉnh An
Giang) giai đoạn 1986 – 1999
Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Long Xuyên lần thứ V, VI, VII, Thị xã ủy đã tập
trung lãnh đạo đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn của địa
phương đạt những thành tựu khá quan trọng. Cụ thể:
- Giai đoạn 1986 – 1991: Trong những năm 1986 – 1988, thị xã đã đạt
những thành tựu bước đầu về phát triển kinh tế kinh tế như: Tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân hằng năm tăng từ 1,2 – 1,5 lần; Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp đạt sản lượng quy định tăng từ 9 - 14%; Huy động lương thực
bình quân mỗi năm 20.000 tấn, trong đó nghĩa vụ Trung ương là 10.000 tấn.
Trong Nông nghiệp: quan hệ sản xuất chủ yếu chấn chỉnh nâng chất tập
đoàn sản xuất, hợp tác xã. Năm 1988, Tỉnh ủy chủ trương giao đất lâu dài cho

nông dân sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, chủ trương “mua đúng, bán
đúng”. Đây được xem là sự đổi mới cơ chế quản lý, chuyển đổi phương thức
quản lý phát triển kinh tế theo cơ cấu nhiều thành phần; bước đầu giải phóng
sức sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, lưu thông hàng hóa thông
suốt. Bình quân sản lượng lúa từ 58.000 tấn/năm tăng lên gần 62.000 tấn năm
1990. Năm 1991, tuy bị ảnh hưởng bởi sâu rầy, lũ lụt nhưng sản lượng vẫn đạt
trên 61.000 tấn.
Trong Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tốc độ phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn này tương đối nhanh. Các ngành cơ
khí, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, gỗ, thuê đan xuất khẩu phát triển
mạnh. Tiểu thủ công nghiệp với tổng số sản lượng giá trị hàng hóa từ 3,6 tỷ
đồng năm 1988 lên 55,5 tỷ đồng năm 1990, hai năm 1990, 1991 có thêm gần
1.000 cơ sở sản xuất mới thành lập.

20


Thời kỳ này, các đơn vị sản xuất kinh doanh từ quốc doanh, hợp tác xã
tư nhân “bung ra” ồ ạt trong khi cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, năng lực cán bộ
còn nhiều hạn chế. Ở tỉnh lại chủ trương phân cấp ngân sách và thành lập
công ty cấp bốn ở phường, xã dẫn đến nhiều hệ lụy làm cho các đơn vị kinh tế
thị xã lần lượt bị thua lỗ, đầu tư kinh tế như tổng kho, nhà máy sản xuất mì ăn
liền như Miagi cũng không hiệu quả và mất vốn. Máy móc thiết bị nhà máy
lạc hậu, cũ kỹ do trung gian, mối lái lợi dụng sự tiêu cực của các cán bộ và
người quản lí nên dẫn đến hoạt động không hiệu quả và phá sản.
Trước tình hình đó, Tỉnh ủy chủ trương chấm dứt hoạt động của các
công ty cấp bốn (phường, xã) vào đầu năm 1990 và các công ty, xí nghiệp cấp
huyện, thị xã vào đầu năm 1991 nhưng hậu quả của nó để lại là khá lớn. Theo
số liệu thống kê từ năm 1986 đến 1990, trên địa bàn thị xã có 20 doanh nghiệp
nhà nước cấp thị xã được Ủy ban nhân tỉnh ra quyết định thành lập. Có nhiều

công ty, xí nghiệp của Long Xuyên giải thể đã xác nhập lại như Xí nghiệp cơ
khí An Giang, Công ty xuất nhập khẩu nông thủy sản…
Trong Thương nghiệp: tiến hành cải tiến quản lý kinh doanh nhất là cải
tiến phương thức nắm hàng và phân phối hợp lý, đúng đối tượng; mở rộng mô
hình liên kết kinh tế đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa thương nghiệp quốc
doanh với các hợp tác xã mua bán, phường, xã thu mua hàng nông sản và gia
công với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp…nên đã huy động được 85 –
90% hàng hóa sản xuất tại địa phương, tổ chức mạng lưới bán sỉ đạt 95%, bán
lẻ đạt 80%.
Trong Xây dựng cơ bản: sắp xếp lại lực lượng xây dựng, sửa chữa
đường xá cầu cống và xây cất, sửa chữa nhà ở cho người dân. Mạng lưới lưu
thông phát triển khá nhanh, hình thành một số cụm mua bán tập trung, hàng
hóa phong phú, từng bước xác lập vai trò quan trọng về giao lưu hàng hóa
trong tỉnh và một số huyện lân cận. Năm 1988, hình thành khu thương mại

21


“Rạp xiếc”. Năm 1989, từ bãi bồi giữa phường Mỹ Long và Cồn Phó Quế,
chợ Long Xuyên (Trung tâm thương mại loại II) được xây dựng và đi vào
hoạt động, với 750 hộ Kinh doanh, trở thành đầu mối bán sỉ, thay thế khu chợ
cũ trên đường Lê Thị Nhiên chật hẹp và bất tiện.
- Giai đoạn 1991- 1996: Đây là giai đoạn thị xã Long Xuyên chuyển
trọng tâm phát triển kinh tế từ khu vực quốc doanh sang phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, chú trọng khu vực ngoài quốc doanh và nguồn thu chủ yếu
cũng từ khu vực đó. Đến năm 1995, tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội đã
được khắc phục trên địa bàn thị xã Long Xuyên. Tổng sản phẩm xã hội tăng
bình quân 12,3%, trong đó, thương mại - dịch vụ tăng 13,7%; Công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp tăng 13,7%; Nông nghiệp tăng 8,8%. Thu nhập bình
quân đầu người từ 240USD năm 1991 lên 350USD năm 1995.

Trong Nông nghiệp: các chính sách đầu tư cho nông nghiệp được triển
khai, nhiều tiến bộ khoa học – kỹ thuật sớm đưa vào sản xuất tạo ra bước
phát triển mới về năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị sản phẩm đạt 20,5
triệu đồng mỗi hecta đất canh tác, chương trình “Tam nông” đã thực sự phát
huy hiệu quả, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng
hướng, sản lượng nông nghiệp, thủy sản không ngừng tăng và vượt chỉ tiêu,
kế hoạch đề ra.
Trong Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Sản lượng công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp tăng 2,7 lần so với năm 1990; bình quân mỗi năm số cơ sở
sản xuất tăng 16%. Trong giai đoạn này, một số ngành nghề như cơ khí, lương
thực, thực phẩm…phát triển nhanh về chất lượng và số lượng. Năm 1992, thị
xã Long Xuyên có 5 doanh nghiệp tư nhân đến năm 1995 đã tăng lên 37
doang nghiệp tư nhân và một công ty trách nhiệm hữu hạn với các ngành nghề
đa dạng như lau bóng gạo xuất khẩu, máy suốt, máy xới, thức ăn gia súc.
Năm 1995, giá trị sản xuất khu vực tiểu thủ công nhiệp ngoài quốc
doanh chiếm 30% trong cơ cấu giá trị của tỉnh và chiếm 25,54% trong cơ cấu

22


thị xã Long Xuyên. Từ năm 1991-1995, bình quân giải quyết việc làm cho
5.000 lao động Long Xuyên.
Trong Thương mại: Số hộ kinh doanh tăng 67% so với đầu năm 1990.
Chợ trung tâm được nâng cấp cùng với các chợ ở phường, xã mới hình thành
đã tạo ra mạng lưới lưu thông đều khắp, cung ứng đa dạng hàng hóa, thõa mãn
ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
Trong Đầu tư xây dựng cơ bản: Sau thời gian đầu tư cho nông thôn, từ
năm 1992, việc chỉnh trang đô thị được quan tâm. Nắm bắt cơ hội, Thị xã ủy
chủ trương tập trung dồn sức triển khai nhiều chương trình di dời, giải tỏa, sắp
xếp dân cư và xây dựng kết cấu hạ tầng. Tiến hành giải tỏa khán đài, mở rộng

quốc lộ 91, giải tỏa nhiều nhà trên sông, kênh rạch Long Xuyên, phía trong
cầu Hoàng Diệu, nhà trên kênh Cầu Máy và xóm cua Lò Thiêu; Triển khai
giải tỏa, san lấp xây dựng khu dân cư Thoại Ngọc Hầu – Cồn Phó Quế.
Đây là giai đoạn khởi đầu phát triển đô thị, tạo tiền đề cho việc tạo ra
quỹ đất cho các khu dân cư sau này như: Khu Xẻo Trôm, Bình Khánh, Khóm
3 Mỹ Xuyên, khu tiểu thủ công nghiệp thị xã…Mặc dù, cơ chế chính sách giai
đoạn này còn chưa thông thoáng nhưng thị xã đã phấn đấu đẩy mạnh công tác
chỉnh trang đô thị, xây dựng và phát triển nông thôn. Đường nội ô và hệ thống
cấp nước được nâng cấp 80%, mở thêm nhiều tuyến đường mới; xây dựng
mới bốn khu dân cư, hơn 100.000m 2 công viên, 1.500m2 vỉa hè, trồng nhiều
cây xanh, lắp đặt hệ thống đèn cao áp đều khắp các tuyến nội ô, tỉnh lộ và các
trục lộ quan trọng.
- Giai đoạn 1996 – 1999: Trong giai đoạn này tăng trưởng GDP bình
quân đạt 10,1%, bình quân đầu người đạt 8,4 triệu đồng (600USD), bằng 1,7
lần so với năm 1996 và gấp 2,5 lần năm 1991. Kinh tế phát triển, thu ngân
sách hằng năm tăng lên bình quân 10,1%, tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách

23


×