Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tinh thần phản chiến trong sáng tác của phan nhật nam (khảo sát qua ba tác phẩm dấu binh lửa, mùa hè đỏ lửa và dựa lưng nỗi chết)”,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.73 KB, 86 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ 1954 – 1975 luôn được xem
là một trong những giai đoạn hào hùng mà bi tráng bậc nhất trong lịch sử văn
học. Người ta đã nói nhiều đến cảm hứng lãng mạn, tính sử thi hay chủ nghĩa
anh hùng cách mạng như những đặc điểm nổi bật ở thời kỳ này. Tuy nhiên, vì
hoàn cảnh cực đoan của lịch sử nên mảng văn học ở vùng tạm chiếm miền
Nam thì không có cùng những đặc điểm đó. Nhu cầu tái hiện khách quan bức
tranh văn học sử đòi hỏi người nghiên cứu hôm nay phải tìm hiểu nghiêm túc
về mảng văn học lâu nay còn ít được chú ý này. Chắc chắn có nhiều tác phẩm
tầm thường hoặc sai lạc nhưng cũng có không ít tác phẩm có giá trị lâu dài.
Đó là những tác phẩm có khả năng cung cấp cho chúng ta tri thức xác thực về
những biến cố đương thời và tâm trạng của người trong cuộc. Đọc những tác
phẩm viết về chiến tranh từ phía “bên kia”, người đọc không thấy ánh hào
quang chiến thắng mà chỉ thấy một bộ mặt chiến tranh tàn nhẫn, khốc liệt.
Tâm trạng nào, cách nhìn nào đã vẽ nên hiện thực đầy bi đát đó?
1.2. Với đề tài chiến tranh, Phan Nhật Nam là cái tên gây ấn tượng
mạnh cho nhiều người đọc đương thời. Là nhà văn tham chiến trong lực
lượng quân đội Sài Gòn, có lẽ Phan Nhật Nam đã trải nghiệm chiến tranh với
tất cả sự nghiệt ngã, cay đắng của một người cầm súng mà không tìm thấy
điểm tựa chính nghĩa. Những sự thật đọng lại trong trang viết của ông giúp
người đọc hiểu hơn về một cuộc chiến đau khổ và tàn khốc trong cảm nhận
của những người lính bên kia chiến tuyến, nhất là tâm sự ăn năn đeo đẳng,
làm nên một tinh thần phản chiến mãnh liệt. Có thể nói, tinh thần phản chiến
là nơi chứa đựng những yếu tố nhân văn tích cực nhất, là tư tưởng nổi bật
nhất trong sáng tác của Phan Nhật Nam. Nó là chiếc cầu nối để hậu thế tiếp

1




cận sự thật và thêm hiểu về những người lính cộng hòa bị cuốn vào cuộc
chiến đầy bi kịch với mặc cảm tội lỗi thường xuyên giày vò tâm lý họ.
1.3. Trong một vài năm gần đây, hàng trăm tác giả, dịch giả của văn
học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 đã được các nhà xuất bản chọn
lọc và giới thiệu tác phẩm đến bạn đọc cả nước. Tuy mới chỉ là bước đầu
nhưng việc nghiên cứu khu vực văn học này đang trở thành một đòi hỏi khoa
học cấp thiết vì ngoài ý nghĩa bổ sung cho những khuyết thiếu của bức tranh
văn học sử, nó còn đáp ứng khát vọng hòa giải, hòa hợp dân tộc bằng việc đọc
hiểu đời sống tâm hồn của hàng triệu đồng bào một thời bị cuốn vào hoàn
cảnh trớ trêu của lịch sử. Một trong những nơi chứa đựng giá trị nhân văn độc
đáo của các tác giả ở miền Nam khi ấy là tinh thần phản chiến, lại chưa được
khảo sát thật sự kĩ lưỡng trong một công trình nghiên cứu nào. Chúng tôi
mạnh dạn lựa chọn một tác giả tiêu biểu trong mảng đề tài chiến tranh để tìm
hiểu về tư tưởng này.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học đô thị miền Nam những năm 1954 – 1975 là một bộ phận
phức tạp nhưng chứa đựng nhiều vấn đề thú vị. Sự đa dạng về các khuynh
hướng thẩm mĩ và thái độ với hiện thực đã đưa đến những phản ứng khác
nhau của người đọc.
Trước khi cuộc chiến tranh Việt - Mỹ kết thúc, một số nhà nghiên cứu
ở miền Bắc đã có bài viết phân tích đánh giá tình hình văn nghệ miền Nam
nhưng thường là với cái nhìn phiến diện và rất khắt khe. Các tác giả sách Văn
hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy, Lữ Phương trong cuốn
Cuộc xâm lăng về văn hóa tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt
Nam, Thạch Phương với bài viết Khuynh hướng chống cộng - mũi xung
kích của văn học thực dân mới, Nguyễn Huy Khánh với bài Mấy suy nghĩ
về vấn đề nghiên cứu văn học thực dân mới ở miền Nam… đã đứng trên lập


2


trường ý thức hệ để quyết liệt phê phán, phủ nhận sáng tác của các nhà văn ở
“phía bên kia”. Họ cho tất cả đều là những tác phẩm suy đồi, ru ngủ nhân dân,
như những nọc độc của văn học thực dân kiểu mới.
Trần Trọng Đăng Đàn trong công trình “Văn hóa văn nghệ phục vụ
chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam 1954 – 1975” đã gọi đó là
những thứ văn học phản động, đồi trụy hóa con người, chạy theo thị hiếu
thẩm mĩ tầm thường để kiếm tiền. Tác giả mỉa mai khuynh hướng văn học
phản chiến: “Những lúc này, các tác phẩm phản đối chiến tranh – không phải
chiến tranh cách mạng mà ngay cả phản đối thứ chiến tranh chung chung,
đưa ra một thứ nhân đạo phi tính giai cấp, than thở cho cái “thân phận da
vàng”, kêu than trước “nỗi buồn nhược tiểu” [190, 5]. Ông dứt khoát phân
biệt chủ nghĩa nhân đạo tư sản và chủ nghĩa nhân đạo vô sản, phân ra chiến
tranh cách mạng và chiến tranh phản cách mạng. Sáng tác của Phan Nhật
Nam đương nhiên bị xếp vào khuynh hướng văn học phản động. Ông cho
rằng: “Ta lại thấy trong các thứ tác phẩm “văn học” phục vụ cho chính sách
thực dân mới ở miền Nam hai mươi năm ấy nhan nhản những luận điệu,
những thủ pháp, những ý, những lời nhằm biến tà thành chính, tô son, vẽ
phấn cho bọn ngụy quân, ngụy quyền, bọn cố vấn” thâm độc và khát máu
Mỹ; mô tả những tên bắn thuê giết mướn, những tên cướp nước độc ác ấy
như là những thần tượng, những “người hùng”, những kẻ hi sinh, “chiến
đấu” vì nước vì dân, những kẻ “dũng cảm xả thân” vì “chính nghĩa tự do”,
vì “tinh thần nhân loại”… trong hàng loạt tác phẩm như “Dọc đường số
một”, “Dấu binh lửa, “Mùa hè đỏ lửa”… của Phan Nhật Nam” [261,5]. Cái
nhìn của Trần Trọng Đăng Đàn tiêu biểu cho các nghiên cứu ở miền Bắc
trước năm 1975 về văn học vùng tạm chiếm miền Nam cũng như nghệ thuật
thuộc các ý thức hệ khác với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa.


3


Trái ngược với quan điểm đó, các cây bút phê bình cùng thời với Phan
Nhật Nam ở Sài Gòn trước năm 1975 và ở hải ngoại sau 1975 lại bộc lộ ý
hướng đề cao khẳng định thái quá. Tuy nhiên một số người khi đánh giá mảng
văn học này (nói chung) và sáng tác của Phan Nhật Nam (nói riêng) đã vận
dụng thêm những tiêu chí khác. Họ có lúc cũng dùng tiêu chí chính trị - ý
thức hệ (tất nhiên là phi macxit) để bày tỏ thái độ chống cộng, ca ngợi chủ
nghĩa quốc gia nhưng họ có chỗ khả thủ khi biết dựa trên tiêu chí nhân văn thẩm mĩ. Võ Phiến trong “Văn học miền Nam: Tổng quan” đã phân tích khá
khách quan các yếu tố của sinh hoạt văn học (nhà văn, độc giả, xuất bản) và
đặc điểm tình hình văn học 1954-1975. Ông cũng chỉ ra mối quan hệ phức tạp
giữa văn chương với chính trị, tôn giáo và bước đầu khái quát được đặc điểm
riêng của từng thể loại như thơ ca tiểu thuyết kịch. Trong cuốn sách này, Võ
Phiến khá công bằng khi nhắc đến Phan Nhật Nam rằng Phan Nhật Nam có
“lối phóng bút hùng hổ như vũ như bão”. Ông viết: “Trong năm 1964, Phan
Nhật Nam nhiều lần kêu gào thảm thiết (…) Phan Nhật Nam là “lính già”
nhưng là “văn sĩ non”. Ý tôi muốn nói ông thuộc lớp trẻ. Nỗi thất vọng của
người trẻ lồng lên dữ dằn”. Tác giả công trình còn lý giải mối quan hệ giữa
nhà văn họ Phan với thời cuộc: “Phan Nhật Nam, ông là một cơn phẫn nộ,
một trận lôi đình ầm ĩ trước những bạo tàn ngoài tiền tuyến, những xáo trộn
vô trách nhiệm ở hậu phương. Ông lăn xả vào thời cuộc chính trị, vào chiến
trận quân sự, ông văng tục xỉ vả tưng bừng. Trái ngược với lớp trẻ mười năm
trước, ông dấn thân hết mình, bám sát thời thế”. Có thể nói, trong con mắt
của người cầm bút cùng thời, sáng tác của Phan Nhật Nam có hay có dở
nhưng không nhạt nhẽo và nhất là tinh thần phản chiến trở thành một đặc
điểm nổi bật để người ta nhận diện gương mặt riêng của ông.
Vương Trí Nhàn trong bài trả lời phỏng vấn có tựa đề “Văn học miền
Nam 1954 - 1975 theo cách nhìn của Vương Trí Nhàn hôm nay”[30] cũng


4


đề cập đến sáng tác của Phan Nhật Nam. Ông cho rằng phần khả thủ, nhân
văn của văn học miền Nam thể hiện ở sự “thông cảm, thấy tất cả những sự
phức tạp, cái ghê gớm, cái đa đoan rắc rối của con người, nói chung là chia
sẻ với con người trong trạng thái nhân thế nhiều khi kỳ cục của nó và gợi ý
để mọi người cùng suy nghĩ tiếp về kiếp nhân sinh”. Để minh chứng, Vương
Trí Nhàn lấy tác phẩm của Phan Nhật Nam làm ví dụ. Ông nhận định: “Theo
tôi, “Dấu binh lửa” gây ấn tượng mạnh, vì nó cho thấy sự tan vỡ tâm hồn,
tan vỡ đời sống tinh thần của một lớp người thanh niên khi vào đời là vào với
chiến tranh. Từ chỗ là một người đầy nhiệt huyết, muốn biết, muốn hiểu,
muốn đóng góp, muốn làm cái gì cho xứ sở, nhân vật xưng tôi ở đây biến
thành người không còn là mình nữa, chai lỳ, bất nhẫn, chỉ muốn đập phá”.
Vương Trí Nhàn còn cho người đọc biết thêm cách nhìn của vài nhà văn nổi
tiếng ở miền Bắc về Phan Nhật Nam: “Tôi nhớ là những nhà văn như Nguyễn
Khải, Nguyễn Minh Châu, khi đọc cuốn này đều thấy nể, ngay cách diễn tả,
cách viết rất trực tiếp và khả năng sử dụng tiếng Việt trong “Dấu binh lửa”
cũng đáng ghi nhận. Khoảng 1990-91 xuất hiện “Nỗi buồn chiến tranh” của
Bảo Ninh, đọc “Nỗi buồn chiến tranh” tôi lại nhớ đến “Dấu binh lửa”. Nhà
tôi lúc đó gần nhà Bảo Ninh, tôi có đưa cho anh xem. Khi trả Bảo Ninh có
nói với tôi - không biết bây giờ anh có nhớ không, nhưng tôi vẫn nhớ. Rằng
nếu tôi đọc cuốn này trước thì có lẽ tôi sẽ viết khác đi”. Nhà phê bình nhấn
mạnh ấn tượng riêng của mình: “Có cảm tưởng rằng đây là một trong những
cuốn sách viết về chiến tranh mà bọn tôi không thể quên nổi và ở chỗ đó, nó
cho thấy sự cần thiết tức cũng là những đóng góp của Văn học miền Nam, với
vai trò ghi nhận được trạng thái nhân thế của con người một thời, tất cả
những đau đớn, vật vã của con người trong một hoàn cảnh phi nhân văn và
chính từ đó chúng ta có thể giải thích tất cả những biến động trong đời sống
từ sau 75 đến nay”[30]. Như vậy, qua đánh giá của Vương Trí Nhàn, tác


5


phẩm của Phan Nhật Nam không chỉ chứa đựng nội dung lịch sử mà còn có
giá trị về nghệ thuật văn chương.
Ngoài ra trên các trang mạng trực tuyến, chúng tôi cũng tìm thấy một
số bài viết về Phan Nhật Nam. Các bài viết: Phan Nhật Nam, văn chương và
những hệ lụy thời thế của Nguyễn Mạnh Trinh, Ba mươi năm sau đọc lại
"Dựa lưng nỗi chết" của Phan Nhật Nam của Liễu Trương, Phan Nhật Nam Kẻ Phục Hồi Danh Dự Người Chết của Du Tử Lê, Phan Nhật Nam giữa
chúng ta của Lưu Na… chủ yếu khẳng định giá trị các tác phẩm của Phan
Nhật Nam. Tiêu biểu là bài viết của Lưu Na: “Nhưng những hàng chữ của
Phan Nhật Nam mở ra một quê hương nhức nhối, mở ra những mảnh đời vốn
hiển nhiên chung quanh mà lại là một bí mật mới được khám phá - người
lính, người dân vùng lửa đạn, những nạn nhân trong cuộc phong ba” [24].
Nhìn chung, chủ đề phản chiến trong văn học đô thị miền Nam và trong
sáng tác của Phan Nhật Nam đã ít nhiều được chạm đến nhưng chủ yếu là
những ấn tượng ban đầu, chưa có sự lý giải thấu đáo. Luận văn của chúng tôi
muốn góp thêm một tiếng nói bổ khuyết chỗ thiếu hụt này qua trường hợp
Phan Nhật Nam.
3. Mục đích ý nghĩa của đề tài
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Với đề tài “Tinh thần phản chiến trong sáng tác của Phan Nhật Nam
(Khảo sát qua ba tác phẩm Dấu binh lửa, Mùa hè đỏ lửa và Dựa lưng nỗi
chết)”, chúng tôi hi vọng gạn lọc được những giá trị trong văn chương đích
thực của tác giả, đồng thời có thể khu biệt ông với các cây bút cùng đề tài
đương thời.

3.2. Ý nghĩa của đề tài
- Về khoa học: chúng tôi mong muốn khẳng định một khuynh hướng
còn chưa được nhìn nhận đúng trong văn học về đề tài chiến tranh ở đô thị
miền Nam và dấu ấn riêng của Phan Nhật Nam ở đề tài này.

6


- Về thực tiễn: đề tài góp thêm cứ liệu vào việc nghiên cứu văn học đô
thị miền Nam trước 1975 trên định hướng lấp đi những chỗ khuyết thiếu của
bức tranh văn học sử. Với chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc, đề tài này
cũng nhằm ghi nhận một phần đời sống, tâm hồn, tình cảm của người dân
vùng tạm chiếm miền Nam thời Mỹ - Ngụy.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Sáng tác của Phan Nhật Nam nổi bật nhất là tư tưởng phản chiến. Ở tác
phẩm nào ông cũng cho thấy thái độ chán ghét chiến tranh, sự uể oải, rã rời
của người lính cộng hòa. Tìm hiểu tinh thần phản chiến của Phan Nhật Nam,
chúng tôi mong muốn nhận diện và lý giải một trong những đặc điểm khác
biệt của văn chương miền Nam so với văn chương miền Bắc trên cùng một đề
tài chiến tranh, ở cùng một giai đoạn lịch sử. Đồng thời nhìn nhận lại những
đóng góp và hạn chế của Phan Nhật Nam từ điểm nhìn hiện tại khi đã có độ
giãn cách thời gian và sự tiếp nhận của công chúng đã được gỡ bỏ nhiều định
kiến hẹp hòi thời trước.
4.2 . Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Luận văn sẽ đi khảo sát ba tác phẩm tiêu biểu nhất của Phan Nhật Nam,
cụ thể là:



Bút ký “Dấu binh lửa” - 1969



Bút ký “Mùa hè đỏ lửa” - 1972



Tiểu thuyết “Dựa lưng nỗi chết” - 1973

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi phối hợp sử dụng những thao tác nghiên
cứu cơ bản sau:
Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp cơ bản mà luận văn sử
dụng. Người viết đi sâu tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể của Phan Nhật Nam để

7


phân tích các chi tiết tiêu biểu. Từ đó, có thể tiếp cận được những biểu biểu
hiện của tinh thần phản chiến trong sáng tác của nhà văn.
Phương pháp so sánh: xuất phát từ đặc thù đối tượng của luận văn,
chúng tôi sẽ xem xét tinh thần phản chiến trong sáng tác của Phan Nhật Nam
đặt trong quan hệ so sánh với các tác phẩm cùng viết về chiến tranh để có thể
nhìn nhận được những đóng góp và hạn chế của Phan về mảng đề tài này.
Phương pháp tổng hợp: với phương pháp này, chúng tôi sẽ có được cái
nhìn toàn diện về sáng tác của Phan Nhật Nam và từ đó rút ra được đặc điểm
của tinh thần phản chiến trong những tác phẩm đó.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được triển khai theo ba
chương:
Chương 1: Cái nhìn về chiến tranh và tinh thần phản chiến trong văn học đô
thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Chương 2: Hiện thực chiến tranh qua cái nhìn phản chiến của Phan Nhật
Nam.
Chương 3: Tinh thần phản chiến và nghệ thuật biểu hiện của Phan Nhật
Nam.

8


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CÁI NHÌN VỀ CHIẾN TRANH VÀ TINH THẦN PHẢN CHIẾN
TRONG VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
1. Những góc nhìn chiến tranh
1.1.

Khái niệm chiến tranh

Lịch sử nhân loại đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn
nhỏ. Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội có tính chất lịch sử, là sự
tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước
hoặc giữa các nước hay liên minh các nước. Chiến tranh giải quyết bằng vũ
trang xung đột do mâu thuẫn giữa các tư tưởng khác nhau.
Khái niệm chiến tranh xưa nay vẫn được hiểu là “sự xung đột vũ trang
giữa các dân tộc, các quốc gia, các giai cấp, các tập đoàn nhằm thực hiện

mục đích chính trị kinh tế nhất định” [174,35]. Đặc trưng của chiến tranh là
đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết
hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao...).
Nguyên nhân của chiến tranh thường bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các
giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn
trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo. Những mâu thuẫn này xuất phát từ tham
vọng riêng của mỗi bên liên quan. Khi những tham vọng này đối chọi nhau
đến mức không thể dung hòa thì chiến tranh xảy ra.
Chiến tranh không chỉ gây tổn hại về vật chất mà còn tàn phá cả những
giá trị văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, chiến tranh không chỉ đem đến sự đen
tối, hoang tàn mà còn có thể hàm chứa sự tiến bộ, khi nó đóng vai trò là động
lực quan trọng của quá trình phát triển, tiến hóa.

9


Nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới đã khẳng định chiến tranh trước
hết là quy luật phát triển của xã hội, là một quy luật tiền đề mang đến sự phát
triển chung cho nhân loại, như một hình thức xác lập sự tồn tại của thế giới.
Trong quan niệm của Hêraclít (khoảng 535 TCN – 475 TCN), “chiến tranh”
hay “đấu tranh” là một trong các hình ảnh – khái niệm quan trọng nhất. Ông
gọi chiến tranh là “cha đẻ” và “hoàng đế” của mọi thứ hiện tồn. “Chiến tranh”
vừa là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập vừa là sự thống nhất của chúng.
Hêraclít còn cho rằng đấu tranh là nguồn gốc của mọi cái đang diễn ra trong
vũ trụ và đó là một mặt trong “sự sống”. Mặt kia của “sự sống” ấy là tính hòa
hợp, tính có trật tự, tính hài hòa. Một chỉnh thể thống nhất bao giờ cũng tồn
tại các mặt đối lập của nó, giống như cái ác bao giờ cũng tồn tại tương quan
với cái thiện, cái chết có mặt đối lập là cái sống và ngược lại… “Khi nói tới
chiến tranh hay đấu tranh với tư cách là nguồn gốc của mọi sự vận động và
biến đổi, Hêraclít cũng đã nói tới chiến tranh chính nghĩa: "Chiến tranh là

phổ biến, chính nghĩa tức là chiến tranh". Theo ông, cái chết vì chiến tranh
chính nghĩa là cái chết đáng được tôn vinh: "Thần và người đều tôn sùng
những người chết nơi chiến trường", "Cái chết càng vĩ đại thì người chết
nhận được phần thưởng càng lớn” [50]. Coi chiến tranh như sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập, khái niệm chiến tranh của Hêraclít với tư cách là
nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển trong vũ trụ, không mang ý
nghĩa tiêu cực.
Đọc hai áng sử thi Iliade và Odyssei của Homère, người ta nhận thấy
rằng, những nhân vật không phải là những lực sĩ trên đồng ruộng, giỏi khẩn
hoang, làm cỏ, cày xới, mà thiên về phô trương sự thiện chiến và nỗ lực chinh
phạt các miền đất mới. Ở đây, chiến tranh đã trở thành cơ sở tạo dựng và tôn
vinh những vị thủ lĩnh. Họ khẳng định quyền lực của mình bằng cách dấn
thân vào những cuộc phiêu lưu bằng máu. Có thể nói trong quan niệm thời cổ
đại, chiến tranh xảy ra là điều bình thường, tất yếu.

10


G.W.F.Hegel (1770 - 1831) - nhà triết học duy tâm khách quan, đại
biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức - cũng đã từng bày tỏ quan điểm về
chiến tranh. Ông gọi đó là “chiến đấu sống chết”. Ông cho rằng, một ý thức
bản ngã được thoả mãn trong một ý thức bản ngã khác khi mà bên này được
bên kia công nhận. Để được sự công nhận ấy, hai bên tấn công lẫn nhau “mỗi
bên chứng tỏ mình và hai bên chứng tỏ lẫn nhau bằng cách chiến đấu sống
chết” [49]. Như vậy, cuộc chiến đấu sinh tử vừa là một sự kiện lịch sử, vừa
tồn tại trong ý thức cá nhân như một điều căn bản thiết lập phẩm giá con
người. Đó là một quá trình chiến đấu tàn khốc, buổi đầu do nhân dân thị tộc
bảo vệ tài sản cộng đồng, sau biến thành chiến tranh giữa các tầng lớp quý tộc
bộ lạc tranh giành của cải và uy tín. “Chiến đấu sống chết” là một hiện tượng
xã hội xuất hiện do những mâu thuẫn khách quan phát triển trong phương

thức sản xuất nguyên thủy. Chiến tranh vì quyền lợi, vì muốn được công
nhận, vì danh dự của người ta, vậy đã làm người thì phải có chiến tranh. Nói
tóm lại, trình bày như Hegel, cuộc chiến đấu sống chết như một hình thái thực
hiện sự công nhận lẫn nhau, khẳng định ý thức danh dự. Chiến tranh đã trở
thành một hiện tượng phổ biến để giải quyết mâu thuẫn xã hội và cũng không
mang ý nghĩa tiêu cực.
Sơ qua những quan điểm trên ta thấy, chiến tranh được xem như một
quy luật trong xã hội cổ xưa, một phần tất yếu của sự phát triển. Nó là một tồn
tại khách quan của lich sử buổi sơ khai.
Nhưng đến thời kỳ nhân loại đã văn minh hơn thì chiến tranh không
còn nguyên nội hàm tích cực như trước nữa. Theo “Từ điển biểu tượng văn
hóa thế giới”, chiến tranh là hình ảnh một tai họa toàn thế giới, một thắng lợi
của vũ lực mù quáng. Nhưng cũng có khi “Chiến tranh nhằm mục đích loại
trừ cái ác, vãn hồi hòa bình công lý, sự hòa hợp trong vũ trụ xã hội cũng như
trong các lĩnh vực tinh thần, nó là biểu hiện tự vệ của sự sống” [1].

11


Khái niệm chiến tranh ở đây không chỉ được hiểu là cuộc chiến đấu
bằng vũ lực mà sau này, nội hàm khái niệm còn được mở rộng thêm với
những ý nghĩa tượng trưng khác. Chẳng hạn, nó hàm chứa một ý nghĩa quan
trọng: đó là sự tiêu diệt cái ác, tái lập trật tự, yên bình. Đó còn là cuộc chiến
nội tại bên trong bản thân mỗi con người. “Chiến tranh thần thánh là cuộc
chiến mà con người tiến hành ở bên trong bản thân mình. Đó là sự đối đầu
của bóng tối và ánh sáng ở bên trong con người. Sự đối kháng ấy sẽ hoàn kết
với cuộc hành trình từ ngu tối tới hiểu biết”[1].
Cuộc chiến nội tâm là cuộc chiến dai dẳng của con người tự mình chiến
đấu với bản ngã, chiến đấu với những đam mê dục vọng của chính mình. Ở
góc độ này, đó sẽ là cuộc đấu tranh không ngừng giữa cái thiện và cái ác

trong xã hội cũng như bên trong mỗi con người. Chiến tranh nội tâm diễn ra
khi con người không thỏa hiệp với cái ác, với đam mê, tội lỗi, cho nên cuộc
chiến đấu này mang ý nghĩa tự hoàn thiện, tự hướng thiện.
Cuộc chiến không ai giết ai và không ai bị giết là một cuộc chiến về
nhận thức, là cuộc chiến tích cực thống nhất sự sống, đi tìm lẽ sống. Ở các
nền văn hoá Đông Phương, ta bắt gặp khá nhiều những cuộc chiến kiểu này.
Trung Hoa thời cổ đại, có cuộc chiến của những người tu thân luyện đức,
đắm mình vào hành trình đi tìm chân lý. Nho giáo đề cao nguyên tắc “tu
thân”, Phật giáo đưa ra khái niệm “đốn ngộ”, còn Đạo giáo đề ra các phép rèn
luyện bản thân để tâm tĩnh, tự tại giữa cuộc đời hư ảo. Mỗi một tôn giáo đều
khẳng định con người với sự đấu tranh trong sâu thẳm bản ngã. Đó mới là
cuộc chiến khó khăn và quyết liệt.
Cuộc chiến đấu với cái ác là một cuộc chiến khốc liệt, nó là một cuộc
chiến không nhượng bộ. Ánh sáng và bóng tối, cái xấu và cái ác bên trong
mỗi con người là hai điều trái ngược nhau nhưng lại là hai mặt của một thực
thể người. Cuộc chiến khởi đi từ việc không thoả hiệp với cái ác, không sống
chung với tội lỗi, không tìm tư lợi bất chính. Một chiến binh không gậy,

12


không binh khí, chiến đấu bằng ý chí để chiến thắng dục vọng, đó là người
quân tử, theo cách gọi của Trung Hoa, người biết sửa mình bằng cách tu thân,
người lấy đức để nhuận thân – đó là một con người chân chính. Bởi thế người
xưa đã nói, cái thắng khó nhất là chiến thắng chính bản thân mình. Cuộc
chiến nơi mỗi người vẫn tiếp diễn cho đến khi nó trút hơi thở cuối cùng.
Như vậy, khái niệm chiến tranh mang những nội hàm tương đối khác
nhau. Có khi chiến tranh là xung đột vũ lực, có khi là cuộc đấu tranh bên
trong để tự hoàn thiện của mỗi con người. Cuộc chiến cam go đầy thử thách
cả ở xã hội lẫn trong bản thân mỗi người đều được phản chiếu vào văn học

nghệ thuật. Ở đây, chúng tôi chỉ sử dụng khái niệm “chiến tranh” với ý nghĩa
phổ biến nhất thời hiện tại: cuộc chiến bằng vũ lực, có vũ trang.
1.2. Chiến tranh dưới góc độ ý thức hệ
Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, ý thức hệ
được hiểu là “hệ thống tư tưởng và quan điểm thường phản ảnh quyền lợi cơ
bản khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp xã hội”. Theo góc nhìn này,
chiến tranh nảy sinh thực chất do sự đối chọi của các ý thức hệ. Mỗi bên có
quan điểm riêng về cuộc chiến tranh mà mình can dự, mang ý chí tiêu diệt ý
thức hệ của kẻ đối lập và áp đặt lên kẻ ấy tư tưởng chính trị của mình. Mặt
khác, rõ ràng mỗi ý thức hệ gắn với một lợi ích riêng, nên mỗi bên tham chiến
đều có mục đích bảo vệ quyền lợi của mình. Các cuộc chiến tranh xâm lược
đa phần khởi đầu từ tham vọng đồng hóa và bóc lột kẻ khác. Các cuộc đấu
tranh tôn giáo, sắc tộc thì nguyên nhân chính thường là tham vọng áp đặt
niềm tin của bên này lên bên kia. Bởi vậy, căn cứ vào nguyên nhân bùng nổ
chiến tranh, sẽ có hai phe chính nghĩa và phi nghĩa. Cuộc chiến tranh giữa
Việt Nam và đế quốc Mỹ những năm 1954 – 1975 là một thí dụ về chiến
tranh ý thức hệ.
Để tiến hành một cuộc chiến tranh, thông thường kẻ chủ mưu sẽ tìm
cho mình một điểm tựa chính nghĩa (dù nhiều khi là ngụy tạo, giả danh), lấy

13


đó làm cơ sở để phát động nhân dân mình và tranh thủ sự đồng tình của các
cộng đồng khác. Những kẻ tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa bao giờ
cũng giương cao những chiêu bài đẹp đẽ nhằm huyễn hoặc nhân dân, che giấu
ý đồ thực sự của mình.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và các nước xã hội chủ nghĩa sống
trong tình trạng chiến tranh lạnh, đấy là cuộc chiến ý thức hệ - cuộc tranh
chấp giữa hai con đường ai thắng ai (tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa).

Hiệp định Geneve năm 1954 chính thức đánh dấu sự thất bại của giặc Pháp ở
Việt Nam nhưng đế quốc Mỹ lại âm mưu nhảy vào nước ta tiến hành chủ
nghĩa thực dân mới. Thay vì xâm chiếm đất đai, tạo ra thuộc địa để trực tiếp
cai trị và khai thác như Pháp đã làm thì Mỹ lại sử dụng những thủ đoạn gián
tiếp để dựng nên một chính quyền bên ngoài độc lập nhưng bên trong phụ
thuộc, qua đó thực hiện chính sách xâm lăng của mình. Cụ thể, chính quyền
thực dân Mỹ âm mưu chia cắt lâu dải Việt Nam, qua đó “be bờ”, không cho
chủ nghĩa cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á. Chính quyền Ngô Đình
Diệm được Mỹ dựng lên, làm tay sai cho Mỹ, ngăn chặn “làn sóng đỏ”. Thực
chất, Mỹ đã tiến hành một cuộc xâm lăng toàn diện, hòng biến miền Nam
thành thuộc địa của Mỹ, dùng Việt Nam làm bàn đạp để bành trướng chủ
nghĩa đế quốc ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ biện minh cho chuyện chúng can
thiệp vào Việt Nam bằng những mục đích cao thượng, chính đáng, mượn
chiêu bài khai hóa văn minh, giương cao ngọn cờ “dân chủ” “tự do” để chống
lại chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Đối với các chính khách thì đây là cuộc chiến
tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Khi Mỹ ồ
ạt đổ quân viễn chinh vào miền Nam, tiến hành các cuộc càn quét đẫm máu,
tất cả mọi luận điệu đó đã hoàn toàn bị sụp đổ. Mỹ đổ viện trợ và xương máu
của cả lính Mỹ vì quyền lợi chiến lược của mình chứ không vì bảo vệ tự do
cho nhân dân Miền Nam. Chính sách thực dân mới của Mỹ là chính sách bá

14


quyền nước lớn, ép mọi nước phải mở cửa để cho Mỹ và các cường quốc tự
do vào khai thác tài nguyên, tự do giao thương, tiêu thụ hàng hóa và sử dụng
nhân công. Hành động can thiệp khủng khiếp này phơi bày bộ mặt đế quốc
tàn bạo ở Việt Nam. Có thể nói, tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam,
Mỹ đã khuếch trương sức mạnh của chủ nghĩa tư bản, tô vẽ chủ nghĩa tư bản
thành huyền thoại, bất chấp mọi sự phản đối của nhân dân yêu chuộng hòa

bình trên toàn thế giới. Mặc dù giương lên ngọn cờ chống chủ nghĩa xã hội
nhưng thực chất sự có mặt của Mỹ tại miền Nam Việt Nam là sự xâm lược có
chủ đích, ngăn cản ý chí độc lập thống nhất của toàn dân tộc Việt Nam.
Những hoạt động của Mỹ đã bộc lộ rõ dã tâm của chúng là biến miền Nam
thành thuộc địa và căn cứ quân sự để mở rộng chiến tranh xâm lược miền
Bắc, từng bước đè bẹp phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn sự phát
triển của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam Á. Bản chất cuộc chiến
tranh ý thức hệ đã rõ rang.
Trong 21 năm tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (19541975), mọi quốc sách đều do đế quốc Mỹ giật dây chi phối. Bởi thế, họ khó
mà biện minh trước công luận tội làm tay sai ngoại bang, phản bội truyền
thống của cha ông. Dần dần, khi Mỹ lộ rõ bộ mặt thật của mình, nhiều người
lính cộng hòa đang nhận lương Mỹ, đang cầm súng Mỹ để bắn vào đồng bào
mình chợt nhận ra điều phi lý: họ đang trở thành tay sai cho ngoại bang, bị
ngoại bang lợi dụng. Điểm tựa chính nghĩa không có hoặc có một cách mơ
hồ, chông chênh sẽ trở thành mối hoài nghi giằng xé tâm hồn để rồi đến một
lúc nào đó, họ cất lên tiếng nói phản đối chiến tranh. Đó là hành trình tư
tưởng của rất đông những người cầm súng trong quân lực Việt Nam cộng
hòa. Điều đó khẳng định thêm sức mạnh chính nghĩa của phía chúng ta,
đồng thời cũng lý giải được thất bại tất yếu của kẻ thù trong cuộc chiến
tranh ý thức hệ này.
15


Đối với nhân dân Việt Nam yêu nước, lựa chọn chủ nghĩa xã hội, thì
đây là cuộc chiến tranh tự vệ nhằm thực hiện các mục tiêu giành độc lập,
thống nhất hoàn toàn cho đất nước để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhận rõ kẻ thù, tại Hội nghị Trung ương 15 (năm 1959), Đảng đã chỉ rõ: Mỹ Diệm chẳng những là kẻ thù của nhân dân miền Nam đang bị chúng thống trị
mà còn là kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam, của nhân dân miền Bắc đã được
giải phóng. Âm mưu xâm lược miền Nam và chia cắt đất nước ta của đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai đã một lần nữa bị vạch trần tại Hội nghị Trung ương 6 (từ

ngày 15 đến 18-7-1954): đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập
lại hòa bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân
Đông Dương và nhân dân Việt Nam. Đảng kêu gọi thực hiện đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc. Mục tiêu chủ yếu trước mắt của cách mạng cả nước là đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà để đưa cả
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là cuộc chiến cao cả nhằm bảo vệ chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, một cuộc chiến vì chính nghĩa chống lại chủ nghĩa
thực dân mới mà Mỹ áp đặt tại miền Nam Việt Nam.
Cuộc chiến kéo dài suốt hai mươi mốt năm dù mất mát hi sinh, nhưng
thắng lợi cuối cùng đã thuộc về chính nghĩa. Đế quốc Mỹ và chính quyền tay
sai thất bại bởi đó là kết cục của kẻ phi nghĩa. Chúng ta đã chiến đấu bảo vệ
tổ quốc của mình nên được nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ, bầu bạn
giúp đỡ và trên hết Việt Nam thắng Mỹ vì Việt Nam có sự đồng lòng giữa
dân với Đảng, giữa khát vọng yêu nước và lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Tiến
hành chiến tranh với sự đoàn kết đồng lòng của toàn dân tộc, chúng ta đã
giương cao ngọn cờ “không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chủ tịch.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách
mạng Việt Nam. Cuộc chiến mà chúng ta tiến hành là chiến tranh giải phóng

16


dân tộc, vì hòa bình độc lập, khẳng định quyền tự do chính đáng của một
quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Ý thức hệ dẫn dắt cuộc chiến
đấu của chúng ta là ý thức hệ vô sản.
Đối với phe xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giữa nhân dân Việt Nam
bảo vệ Tổ quốc với đế quốc Mỹ xâm lược đã trở thành “cuộc đụng đầu lịch
sử” vô cùng quyết liệt giữa hai lực lượng: cách mạng và phản cách mạng.
Trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay, chiến thắng chủ nghĩa thực dân mới

của của đế quốc Mỹ đã trở thành niềm tự hào to lớn nhất. Nguồn cảm hứng
xuyên suốt văn học thời kỳ này là niềm tự hào về những vẻ đẹp bất khuất của
con người mới, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Song hành với cảm
hứng khẳng định, ngợi ca chân lý cách mạng cảm hứng phê phán sự tàn bạo,
độc ác của bên phi chính nghĩa. Bao nhiêu đau thương Mỹ - Ngụy gây ra cho
mảnh đất này cũng đã được khắc tạc vào văn học. Nền văn học thời chống
Mỹ cứu nước đương nhiên mang đậm dấu ấn ý thức hệ. Đó là một nền văn
học yêu nước, cổ vũ cho cuộc kháng chiến giữ nước.
Cuộc chiến này mang tính dân tộc rất cao với khát vọng độc lập và
thống nhất đất nước sục sôi trong trái tim của hàng chục triệu người con đất
Việt. Quân đội chúng ta chiến đấu bảo vệ chính nghĩa cho nhân dân nhân dân,
điều đó đã trở thành yếu tố quyết định làm nên thắng lợi lẫy lừng. Thời đại
“xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã làm nên những con người vĩ đại: những
chiến sĩ anh hùng, những bà mẹ anh hùng và có cả những đứa trẻ anh hùng.
Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tái hiện và ca ngợi nồng nhiệt vẻ đẹp
của thời đại “ra ngõ gặp anh hùng” ấy:
Ta xé mình ra ngang dọc chiến hào
Cho Tổ quốc liền sông núi vạn đời sau
(Chế Lan Viên)
Có thể nói, theo suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, mỗi cuộc chiến tranh
xâm lăng của ngoại bang trên mảnh đất này đều là chiến tranh phi nghĩa. Đế
quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh xâm lược với hình thức, quy mô can thiệp

17


từ thâm hiểm đến trắng trợn, làm đổ máu biết bao con người vô tội. Nhưng
trước sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước và sự quyết tâm của
nhân dân ta, đế quốc Mỹ đã phải cúi đầu. Văn học cách mạng thời kỳ chống
Mỹ mang trong mình hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội. Một cách khái quát

nhất, có thể nói cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước qua lăng kính văn học
là cuộc chiến tranh ý thức hệ.
1.3. Chiến tranh dưới góc nhìn triết học - văn hóa
“Chiến tranh” theo nhãn quan triết học và văn hóa có hàm nghĩa rất
phong phú. Từ góc độ này, chiến tranh không được xét đoán như những phân
tích lịch sử - sự kiện mà đặt trọng tâm ở số phận con người và các giá trị văn
hóa. Do còn nhiều hạn chế về bao quát tư liệu, chúng tôi chỉ xin lược qua một
số khía cạnh của vấn đề mà chúng tôi bước đầu nắm được.
Trong chiến tranh, con người trở thành nạn nhân của một thảm họa do
đồng loại gây ra, có sức hủy diệt tàn bạo. Do đó, các triết gia nổi tiếng đều lên
án chiến tranh như là một tội ác cần bị loại trừ khỏi cuộc sống loài người.
Theo quan điểm của I.Kant (1724 – 1804), mỗi quốc gia “quan hệ với
một quốc gia khác trong trạng thái tự do tự nhiên và do đó trong một trạng
thái chiến tranh không dứt”. Chiến tranh là phương tiện để một quốc gia thực
thi quyền hạn của mình đối với các quốc gia khác. Lý do để một quốc gia tiến
hành chiến tranh không chỉ bao gồm việc quốc gia khác chủ động vi phạm
như ‘sự gây hấn trước’ mà còn do nước khác hăm dọa gây chiến. Quyền hạn
của một quốc gia trong lúc lâm chiến là sử dụng bất cứ phương tiện phòng vệ
nào ngoại trừ những phương tiện ‘tước đi quyền công dân của người dân’, và
những phương tiện ‘sẽ hủy hoại sự tín nhiệm cần thiết cho việc xác lập một
nền hòa bình trường cửu trong tương lai’. Khi tiến hành chiến tranh, nước
chủ chiến đó được phép ‘đòi kẻ thù cung ứng quân nhu và các đảm phụ quốc
phòng’, nhưng không được cướp bóc nhân dân, vì với Kant nhân dân và nhà
nước không phải là một. [55]

18


I.Kant xem chiến tranh là nguồn gốc của “những tội ác lớn nhất đè
nặng lên các quốc gia văn minh”. Ông thấy rõ nguy cơ sinh ra từ một cuộc

chiến tranh là “sự chuẩn bị không ngừng và thực sự ngày càng tăng cho cuộc
chiến tranh trong tương lai”. Kant lưu ý con người rằng chiến tranh là sự hao
tốn tiền của một cách vô nghĩa lý, rằng mọi “nguồn lực của nhà nước, và toàn
bộ những thành quả của nền văn hóa lẽ ra phải được dùng để tăng tiến văn
hóa thì lại được hiến dâng cho mục đích này”. Không chỉ thất thiệt tiền của,
xương máu, chiến tranh còn kìm hãm tự do của nhiều quốc gia. Ở nhiều nơi
trên thế giới “sự tự do vẫn mang thân phận rất nhọc nhằn”. Thương vong
trong mỗi cuộc chiến là điều không đáng có, chiến tranh chỉ mang đến tổn hại
cho mỗi bên tham chiến. Trực tiếp phê phán chiến tranh như một hành động
vô nghĩa lý, I.Kant đã cho thấy một quan điểm nhân văn sâu sắc. Cái nhìn phê
phán của I.Kant thực sự đại diện cho ước mong của nhân dân yêu chuộng hòa
bình trên toàn thế giới.
Triết học phương Đông không tách rời các tôn giáo chính thống. Hệ
thống quan điểm về chiến tranh chủ yếu được phát biểu qua các tư tưởng Phật
giáo. Đạo Phật chủ trương không sát sinh nên luôn khuyến cáo con người xa
lánh chiến tranh. Nhà Phật quan niệm nguồn gốc chiến tranh xuất phát từ
trong “tâm”, chìa khoá để giải quyết chiến tranh và xung đột cũng được tìm
thấy trong “tâm”. Con người không thể giải quyết những vấn đề chiến tranh
và xung đột từ bên ngoài nó. Chiến tranh tàn sát sự sống nên đồng nghĩa với
tội ác. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau
khổ, còn giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu
con người còn đang tâm giẫm lên mạng sống của đồng loại.
Phật giáo không chấp nhận chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào, dưới
bất cứ danh nghĩa gì. Với Phật giáo, hoà giải, hòa hợp là giải pháp tốt nhất mà
con người nên lựa chọn. Khi lấy số phận con người làm hệ quy chiếu, chiến
tranh sẽ là thảm họa khủng khiếp nhất cần lên án mạnh mẽ.

19



Mặt khác, trong những suy tư về văn hóa, chiến tranh lại có thể được
xem như hoàn cảnh để thử thách nhân tính, sức mạnh và tài năng con người.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã sử dụng chiến tranh làm chất liệu để tôn vinh
con người. Thời cổ đại, chiến tranh lại là cơ hội để những người anh hùng
khẳng định tài trí và trách nhiệm với cộng đồng. Hai thiên trường ca sử thi Ili-át và Ô-đi-xê của Hô-me đã khắc tạc nên những người anh hùng ở thời kỳ
đó không phải với tài năng trong đời sống, với những công việc đời thường
trên đồng ruộng, khẩn hoang, vỡ đất mà như những con người mưu lược,
thiện chiến. Cuộc chiến thành Tơ-roa đẫm máu kéo dài ròng rã mười năm gây
tổn hại biết bao sinh mạng chính là bối cảnh lý tưởng cho hai người anh hùng
Hecto và Asin thể hiện sức mạnh, phô diễn tài năng và bản lĩnh. Đằng sau câu
chuyện về chiến tranh là lời ngợi ca chiến thắng của cộng đồng, ngợi ca sự
dũng cảm, hào hiệp của người anh hùng, ngợi ca các thần linh phò trợ... Chiến
tranh tạo ra và tôn vinh thủ lĩnh. Và người thủ lĩnh luôn muốn khẳng định
quyền lực của mình bằng cách dấn thân vào những cuộc giao tranh đẫm máu.
Tam quốc chí của La Quán Trung mô tả đầy nhiệt hứng cuộc giao
tranh giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Trong tác phẩm có nhiều trận đánh ác
liệt, thương vong rất lớn. Đây đúng là cuộc tranh tài của hàng trăm danh
tướng, mưu sĩ. Tam quốc chí có xu hướng khoa trương phóng đại những kỳ
tích của các anh hùng hảo hán nên cũng phóng đại những khó khăn hiểm trở
để thử thách tài năng võ nghệ của họ. La Quán Trung không che giấu lập
trường chống Ngụy Tào, phò Thục Hán, nhưng ý đồ dùng chiến tranh để đưa
tới triết lý về cái lẽ vô thường của cuộc đời, chê trách những ảo tưởng ngông
cuồng gây ra tai họa cho trăm họ, cuối cùng đã được người đọc tiếp nhận qua
bài thơ khép lại cuộc thư hùng Xích Bích:
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông?
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng,
Thị phi thành bại theo dòng nước,
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không.

20



Khi coi thái độ ứng xử của con người trong chiến tranh là một thước
đo nhân tính, văn học có thể nhìn chiến tranh theo những chiều hướng khác
nhau: một mặt qua chiến tranh để phản ánh vẻ đẹp của những anh hùng phò
chính nghĩa, mặt khác nhìn chiến tranh như sự hủy diệt nhân tính khi những
thời điểm gay go ác liệt khắc nghiệt cuốn trôi lương tâm và lòng nhân ái.
Khai thác vẻ đẹp của con người trong chiến đấu, văn học đã dành biết
bao giấy mực ngợi ca, khẳng định phẩm chất của những người anh hùng bảo
vệ chính nghĩa. Chiến tranh trở thành một đề tài có sức sống bền bỉ và mãnh
liệt trong nền văn học Nga. L.Tônxtôi - nhà văn từng có những kiệt tác về đề
tài chiến tranh, đã dự đoán: "Trong một trăm năm tới, chiến tranh vẫn là cảm
hứng sáng tạo cho toàn bộ nghệ thuật - từ bi kịch và sử thi cho đến cả những
bài thơ tứ tuyệt, trữ tình" [chuyển dẫn, 9]. Kiệt tác Chiến tranh và hòa bình
của ông đã làm sống lại chủ nghĩa yêu nước Nga và sức mạnh vô song của
nhân dân Nga. Dựa trên những biến cố lịch sử đầu thế kỉ XIX, bộ tiểu thuyết
phơi bày sự thối nát trong cuộc sống của giai cấp quý tộc Nga vào các giai
đoạn 1805-1812, 1812-1820 để đối lập với vẻ đẹp ngời sáng của binh lính và
tướng sĩ trên chiến trường. Nhân dân chính là những người anh hùng vô danh
đã quyết định vận mệnh dân tộc. Chiến tranh trở thành chất liệu đắc địa để
tác giả thể hiện những tư tưởng lớn lao về nhân dân và dân tộc, để bài ca về
lòng yêu nước của những anh hùng thời đại vang mãi đến mai sau.
Cũng với đề tài chiến tranh, gần một thế kỷ sau L.Tonxtoi, tác phẩm
Thép đã tôi thế đấy của Nikolai A. Ostrovsky đã trở thành cuốn sách gối đầu
của nhiều thế hệ thanh niên ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa. Thông qua nhân
vật Pavel Corsaghin, tác phẩm đã truyền cho thanh niên Việt Nam ngọn lửa
yêu nước và chất thép cách mạng. Chiến tranh là hoàn cảnh để phẩm chất
yêu nước, anh hùng được tỏa sáng. Nhìn chung, văn học Nga với mảng đề tài
này đã ghi dấu thành công của nhiều cây đại thụ. Đó là M.Sô-lô-khốp với
Sông Đông êm đềm, Số phận con người, là Phadeev với Đội cận vệ thanh


21


niên, là A.Tonxtoi với Tính cách Nga, Con đường đau khổ, là Seraphimovich
với Suối thép, v.v…
Tuy nhiên, cái nhìn triết học - văn hóa không chỉ cho thấy chiến tranh
như nền cảnh cho sự tỏa sáng của những người anh hùng chân chính. Bộ mặt
đau thương của cuộc chiến hiện lên đầy khốc liệt, những xói mòn nhân tính,
những bi kịch trớ trêu… cũng chính là nỗi bận tâm đến nhức nhối của người
cầm bút. Từ cái nhìn ấy, chiến tranh lại trở thành tình huống đặc biệt để thử
thách con người khi nó bị dồn vào giữa ranh giới mong manh của sự sống và
cái chết, giữa nhân tính và vô nhân tính. Đó chính là cơ sở của tinh thần phản
chiến trong văn học nghệ thuật. Nhà triết học Hegel cho rằng cuộc sống xã
hội luân chuyển chủ yếu qua hai trạng thái: hòa bình và chiến tranh. Khi con
người bị ném vào hoàn cảnh chiến tranh, đó là khi nhân tính bị thử thách
khốc liệt nhất. Văn học chọn đề tài chiến tranh có thể với mục đích tái hiện
lịch sử bằng hình tượng nghệ thuật, cũng có khi chiến tranh chỉ là bối cảnh
giả định, là một tình huống hư cấu để nhà văn khám phá nhân tính theo cách
riêng. Chiến tranh luôn phơi lộ nơi tận cùng của tình người và tính người.
Văn học tìm đến đề tài chiến tranh cũng là đi tìm lời đáp cho câu hỏi: khi bị
đẩy vào hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, phẩm chất nào vụt sáng và ai là người
buông xuôi trước định mệnh để “bị cuốn trôi hết tình người”[25]? Tinh thần
phản chiến trong sáng tác của Phan Nhật Nam được chúng tôi xem xét như
cách tác giả trả lời những câu hỏi ấy.
2. Tinh thần phản chiến trong văn học đô thị miền Nam
2.1. Hai quan niệm về phản chiến
Chiến tranh là thương vong, mất mát. Sự tàn khốc của nó hủy hoại bao
nhiêu giá trị nhân sinh. Ngay cả với người chiến thắng thì cái giá phải trả
cũng không bao giờ là nhỏ. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

Phải bao máu thấm trong lòng đất
Mới ánh hồng lên sắc tự hào
(Xin gửi miền Nam)
Sau Tố Hữu, Nguyễn Duy viết:

22


Nghĩ cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại
(Hỏi đá)
Xét từ góc độ bản chất sự sống, lòng căm ghét chiến tranh là nhân tính
tự nhiên.
Phản chiến là bày tỏ thái độ không tán thành chiến tranh, không muốn
tham gia chiến tranh. Sự không tán thành này xuất phát từ một sự thấu hiểu
những tàn phá của chiến tranh và đồng cảm, chia sẻ với con người đang phải
gánh chịu những nỗi mất mát, đau thương trong chiến tranh. Phản đối chiến
tranh có khi được thể hiện qua hành động cụ thể. Trong giai đoạn Mỹ xâm
lược Việt Nam, những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra trên khắp
thế giới, thậm chí ngay tại nước Mỹ là một minh chứng cho điều đó. Nếu
chiến tranh xâm lược phi nghĩa bao giờ cũng gây công phẫn với lương tri
nhân loại thì chiến tranh chính nghĩa sẽ nhận được sự đồng tình của đông
đảo nhân dân. Cho nên hành động phản chiến có ý nghĩa tích cực hay tiêu
cực phụ thuộc vào bản chất của bên tham chiến mà người phản đối là một
thành viên.
Với chiến tranh phi nghĩa thì tinh thần phản chiến là tiếng nói của
lương tâm và lòng nhân ái, chối từ mọi toan tính chính trị bắt con người tàn
sát lẫn nhau để mưu cầu lợi ích cho một nhóm những kẻ chủ chiến. Phản đối
chiến tranh phi nghĩa là làm theo mệnh lệnh của trái tim thương đời, thương
người mà người nghệ sĩ dành cho quê hương, dân tộc một cách trung thực và

can đảm nhất. Phê phán chiến tranh từ góc độ đó, văn học đã tìm được tiếng
nói đồng cảm với hàng triệu trái tim người bao giờ cũng khao khát hòa bình.
Người lính ở mỗi bên chiến tuyến đều có sứ mệnh bảo vệ ý thức hệ mà
mình phục vụ. Tinh thần phản chiến với anh ta sẽ là một hình thức “phản ý
thức hệ”. Nó làm suy yếu với phe này và có lợi cho phe kia.
Mặt khác, giới hạn ở phạm vi một bên tham chiến, thái độ phản đối
chiến tranh khi người lính đang cầm súng bảo vệ lợi ích của phe mình tất yếu

23


là hành vi bị phê phán. Phản chiến khi ấy đồng nghĩa với việc chối bỏ trách
nhiệm, hèn nhát, ích kỷ. Những kẻ đào ngũ hay tự gây thương tích để rời bỏ
cuộc chiến đấu chung đều mang ý thức phản chiến như thế. Đó là sự quay
lưng lại với đồng đội, tự đặt mình đối lập với chiến tuyến của mình. Khi ấy,
tinh thần phản chiến này mang ý nghĩa tiêu cực, đáng lên án. Đương nhiên,
hành vi phản chiến đó lại được phía bên kia khuyến khích. Những người lính
trong quân lực Việt Nam cộng hòa nhận ra bản chất trắng trợn của đế quốc
Mỹ và tính chất tay sai của chính quyền ngụy Sài Gòn, họ phản đối thứ chiến
tranh gây dựng trên máu xương của nhân dân mình, họ căm ghét những cuộc
tàn sát đẫm máu mà họ phải can dự. Ý thức đó là sự chống lại lợi ích của đội
quân mà họ phụng sự. Đối với chúng ta, đó là thái độ đáng khuyến khích bởi
sự hối lỗi, ăn năn của họ thể hiện lương tâm, lòng nhân ái mà họ vẫn còn giữ
được. Ra đời giữa lòng cuộc chiến, văn học miền Nam giai đoạn 1954 – 1975
gắn liền với hoàn cảnh chiến tranh chia cắt đất nước, với nỗi đau bị ngoại
bang thống trị. Đó là lý do vì sao tiếng nói phản chiến đã tràn ngập trong thơ
của Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, văn xuôi Ngụy Ngữ, Vũ Hạnh, Nguyễn
Thị Thụy Vũ, Phan Nhật Nam… và tràn sang nhạc Trịnh Công Sơn. Với
chúng ta, những người cất lên tiếng nói phản chiến như thế là những người
can đảm và đáng trân trọng.

2.2. Phản chiến – nguồn cảm hứng lớn trong văn học
Chiến tranh là một đề tài lớn, có bề dày, bề dài trong tiến trình văn học
thế giới. Nhu cầu khám phá lịch sử và con người thúc đẩy người viết tìm đến
đề tài chiến tranh như một lẽ tất yếu. Tính cách bất thường của chiến tranh
kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của nhiều nghệ sĩ.
Thời cổ xưa, tuy con người chưa ý thức nhiều về vấn đề nhân tính,
nhưng đã nhiều khi nhìn chiến tranh với thái độ không đồng tình. Thần thoại
Hy Lạp tập hợp huyền thoại về các vị thần. Ở đó có thần Dớt ngự trị trên
đỉnh Ô–lem–pơ cai quản nhân gian. Trong mười hai vị thần giúp sức cho

24


×