Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

VĂN hóa núi RỪNG tây NGUYÊN NHÌN từ góc độ TRƯỜNG NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.96 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH SEN

VĂN HÓA NÚI RỪNG TÂY NGUYÊN
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRƯỜNG NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH SEN

VĂN HÓA NÚI RỪNG TÂY NGUYÊN
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRƯỜNG NGHĨA

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS: ĐẶNG THỊ HẢO TÂM

HÀ NỘI, NĂM 2014



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo PGS. TS
Đặng Thị Hảo Tâm – người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy trong quá trình tôi
học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Sen


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể có nhiều con đường khác nhau để tìm hiểu văn hóa của một
vùng miền, một quốc gia, một dân tộc. Trong đó, việc tìm hiểu văn hóa của
một vùng đất từ phương diện ngôn ngữ là một trong những hướng đi đầy triển
vọng. Bởi lẽ, văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Từ khi
hình thành, ngôn ngữ đã luôn gắn với văn hóa của nhân loại, văn hóa của
những cộng đồng người cụ thể. Hay nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện

chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ.
Ngày nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
bên cạnh sự phát triển vượt bậc của xã hội là sự xuống cấp, mai một dần của
không ít giá trị văn hóa. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị văn hóa ấy từ
góc độ ngôn ngữ là việc làm hết sức cấp bách, nhằm góp phần gìn giữ và bảo
lưu bản sắc văn hóa của dân tộc.
1.2. Cho tới nay, khái niệm văn hóa đã trở thành kinh điển. Văn
hoá được hiểu là “sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [39, 28] hay “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể...) do
con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [39, 28]. Từ khái niệm
văn hóa đó, chúng ta có các khái niệm “văn hóa ăn”, “văn hóa mặc”, “văn hóa
ở”… Dưới góc độ không gian sinh tồn, nhà văn hóa học, nhà ngôn ngữ học
Trần Ngọc Thêm trong công trình “Những vấn đề văn hóa học lí luận và ứng
dụng” (NXB Văn hóa – Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2013) đã đưa ra khái
niệm “văn hóa sông nước”, “văn hóa biển đảo”. Hệ thống lí luận của công
trình này là một gợi ý để chúng tôi hướng tới vấn đề: với Tây Nguyên, có hay

1


không “văn hóa núi rừng” và văn hóa ấy được mã hóa bằng hệ thống ngôn
ngữ, hệ thống từ vựng như thế nào?
Mặt khác, chúng tôi nhận thấy lí thuyết về trường nghĩa đã được ứng
dụng rất thành công trong việc khám phá một hiện tượng văn học, một tác
phẩm văn học. Văn học là một bộ phận của văn hóa, mọi giá trị của văn hóa
đều được đánh dấu bằng ngôn ngữ. Thực tế này tạo tiền đề cho luận văn
hướng tới một vấn đề đó là: ứng dụng lí thuyết trường nghĩa để nghiên cứu

một hiện tượng văn hóa. Nếu như sự ứng dụng này trước đó đã được thừa
nhận ở lĩnh vực văn học thì tất yếu nó phải được thừa nhận ở lĩnh vực
văn hóa.
1.3. Việc hiểu biết về văn hóa Tây Nguyên một cách sâu sắc và toàn diện
là việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Nó giúp chúng ta hiểu
rõ quan niệm, thế giới quan minh triết của con người Tây Nguyên để từ đó có
những suy ngẫm, nhìn nhận về cuộc sống, về xã hội ngày nay. Qua đó, thấy
được vị thế, sắc thái của văn hóa Tây Nguyên trong đời sống dân tộc, góp
phần gìn giữ bản sắc độc đáo của Tây Nguyên trong sự xói mòn của văn hóa
hiện nay. Đồng thời còn phục vụ cho việc giảng dạy, học tập môn Văn trong
nhà trường được đúng hướng và toàn diện hơn.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn “Văn hóa núi rừng Tây Nguyên nhìn
từ góc độ trường nghĩa” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề trường nghĩa
Trường nghĩa còn được gọi là trường ngữ nghĩa, trường từ vựng ngữ
nghĩa. Khuynh hướng nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa được khẳng
định là một hướng đi ưu việt của ngôn ngữ miêu tả – cấu trúc. Vì thế, vấn đề
này được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước đặc biệt
quan tâm.

2


Trên thế giới, lí thuyết về trường nghĩa được các nhà ngôn ngữ Đức và
Thụy Sĩ đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX. Lí thuyết này bắt
nguồn từ những tư tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn
ngữ của W. Humboldt, M. Pokrovxkij, Meyer. Nhưng tiền đề thúc đẩy một
cách quyết định sự hình thành nên lí thuyết về các trường là những nguyên lí
của F. De Saussure, đặc biệt là luận điểm giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do

những yếu tố xung quanh quy định và chính phải xuất phát từ cái toàn thể
làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng
của ông.
Ở Việt Nam, trường nghĩa cũng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến, Đỗ Việt Hùng… Trong đó, Đỗ Hữu Châu là người đi đầu trong việc
đưa ra lí thuyết về trường nghĩa cũng như những phạm trù ngôn ngữ liên quan
đến trường nghĩa.
Thực tế việc tìm hiểu trường từ vựng ngữ nghĩa và vận dụng những lý
thuyết về trường nghĩa trong văn học đã làm sáng tỏ nhiều mối quan hệ giữa
các từ ngữ, tính hệ thống của từ vựng nói riêng và ngôn ngữ nói chung, đồng
thời cho thấy ưu thế của nó trong việc khảo sát các hiện tượng văn học.
Tìm hiểu trường từ vựng ngữ nghĩa với các vấn đề có liên quan còn cho
thấy đặc điểm của ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó.
2.2. Một số khuynh hướng ứng dụng lí thuyết trường từ vựng –
ngữ nghĩa
Trong những năm gần đây, có rất nhiều luận án, luận văn của nhiều tác
giả đi sâu tìm hiểu lí thuyết về trường nghĩa cũng như vận dụng lí thuyết
trường nghĩa vào việc nghiên cứu hoạt động của trường nghĩa trong mối quan
hệ với môi trường xã hội, văn hóa và lịch sử như: Trường nghĩa chỉ màu sắc
trong thơ Tố Hữu, Trường nghĩa thiên nhiên xứ Huế trong kí Hoàng Phủ

3


Ngọc Tường, Trường nghĩa hoa trong ca dao, Trường nghĩa lửa trong truyện
Kiều của Nguyễn Du, Trường nghĩa hiện tượng khí tượng trong truyện Kiều
của Nguyễn Du, Trường nghĩa năm giác quan trong truyện Kiều của Nguyễn
Du, Trường nghĩa yêu trong thơ Xuân Diệu và thơ Nguyễn Bính, Trường từ
vựng về con người Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc,

Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu, Hiện tượng chuyển di
trường nghĩa trong thơ Chế Lan Viên…
Như vậy, có thể thấy cho đến nay đã có không ít những công trình
nghiên cứu khoa học vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào việc lĩnh hội, phân
tích, cảm thụ tác phẩm văn chương, song chưa có công trình nào đi vào
nghiên cứu một hiện tượng văn hóa mà ở đây là văn hóa núi rừng
Tây Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị văn hóa núi rừng Tây Nguyên từ góc độ ngôn ngữ học, cụ thể là
từ lí thuyết trường nghĩa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát 52 tác phẩm văn học viết về Tây Nguyên bao gồm cả văn
học Dân gian và văn học Viết.
- Văn học dân gian:
1) Sử thi Đăm Săn
2) Sử thi Khinh Dú
3) Sử thi Mdrong Đăm
4) Sử thi Đăm Noi
5) Sử thi Ama H’Wứ
6) Sử thi Chàng Đăm Tiông
7) Sử thi Hbia Mlin

4


8) Sử thi Xinh Nhã
9) Sử thi Cướp chiêng cổ bon Tiăng
10) Sử thi Thuốc cá ở hồ Bầu Trời, Mặt trăng
11) Sử thi Lùa cây bạc, cây đồng

12) Sử thi Trâu bon Tiăng chạy đến bon Krơng, Lơng con jiăng
13) Sử thi Tiăng giành lại bụi tre lồ ô
14) Sử thi Đăm Duông hóa cọp
15) Sử thi Đăm Băng Mlan
16) Sử thi Con diều lá cướp Bing con Jri
17) Sử thi Lễ ăn trâu
18) Sử thi Lễ hội Bon Tiăng
19) Sử thi Duông làm nhà rông
20) Sử thi Chàng Đăm Bhên và nàng H’Bia Hni
21) Sử thi Chim kéc ăn lúa rẫy của bon Tiăng
22) Sử thi Tiăng lấy cây tre
23) Sử thi Ông Gleh làm lễ bỏ mả Duông
24) Sử thi Duông làm thủ lĩnh
25) Luật tục Tây Nguyên
- Văn học viết: các tác phẩm văn học viết về đề tài Tây Nguyên của
một số nhà văn có tên tuổi như: Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Thu
Loan, Linh Nga Nie Kdăm.
1) Tây Nguyên mê hoặc
2) “Loại hình sống” Condo
3) A Bốc ở Mường Hon
4) Lửa nguyên thủy
5) Những chiều kích của rừng
6) Người đi qua lỗ đất Adreh

5


7) Các bạn tôi ở trên ấy
8) Người hát rong giữa rừng
9) Người về Kông Ch’ro

10) Già làng hôm nay
11) Bằng đôi chân trần
12) Rừng trong văn hóa Tây Nguyên
13) Rừng xà nu
14) Tháng Ninh Nông
15) Người hát rong giữa rừng
16) Người nghệ sĩ vô danh đã sinh ra cây Knia
17) Đất nước đứng lên
18) Rơ-mah-tenl, con người của núi rừng
19) Đêm nguyệt thực
20) Khoảng sáng trên đỉnh dốc
21) H’noang chị tôi
22) Chớp trên đỉnh Kon – Từng
23) Lạc rừng
24) Làng Mô
25) Lửa rừng
26) Giấc mơ làng
27) Thung lũng Yang Hruê
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng một định nghĩa có tính chất tác nghiệp về văn hóa núi rừng
Tây Nguyên.

6


- Chỉ ra và chứng minh sự tồn tại của văn hóa núi rừng Tây Nguyên –
“văn hóa núi rừng Tây Nguyên” từ đặc điểm của hệ thống từ ngữ có chung
nét nghĩa “chất núi rừng Tây Nguyên”.
- Khẳng định giá trị, tầm quan trọng của văn hóa núi rừng Tây Nguyên

trong việc góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Khái quát hóa kết quả miêu tả để làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm
“Văn hóa núi rừng Tây Nguyên”.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để lượng hóa được văn hóa núi rừng Tây Nguyên, luận văn đặt ra những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Khảo sát thống kê các từ ngữ có chung ngữ cảnh Tây Nguyên.
- Phân loại và miêu tả ngữ liệu khảo sát theo 3 tiêu chí ngữ nghĩa:
(i) chủ thể con người Tây Nguyên
(ii) không gian Tây Nguyên
(iii) thời gian Tây Nguyên
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, hệ thống hóa
- Phương pháp thống kê được sử dụng vào việc điều tra các lời văn có sử
dụng từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ về rừng núi Tây Nguyên.
- Việc phân loại các từ mang nguyên nghĩa và các từ đã chuyển nghĩa
dựa vào ý nghĩa của các từ thuộc trường từ vựng trên.
5.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn
- Phân tích đặc điểm từng loại kết hợp nghĩa. Trên cơ sở đó đưa ra nhận
xét, đánh giá khái quát những nét độc đáo về sử dụng ngôn từ.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu

7


- Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng nhằm làm nổi rõ nội
dung đề tài, đồng thời thấy được nét đặc sắc, mang tính đặc trưng văn hóa
vùng Tây Nguyên.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận

- Làm củng cố, sáng tỏ các phương diện của ngữ nghĩa học và phân tích
diễn ngôn bằng những sản phẩm cụ thể.
- Đề xuất khung phân tích đặc trưng văn hóa từ góc độ ngôn ngữ.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là lời minh chứng thuyết phục nhất cho sự tồn tại
của văn hóa núi rừng Tây Nguyên, đồng thời khẳng định được giá trị và tầm
quan trọng của nét văn hóa ấy trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam nói chung và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể coi là một trong những
đường hướng tiếp cận tác phẩm văn học Tây Nguyên từ góc độ ngôn ngữ –
văn hóa.
7. CÊu tróc của luËn v¨n
Tương ứng với nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở
đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề tổng quan.
Chương 2: Văn hóa núi rừng Tây Nguyên nhìn từ góc độ chủ thể con
người.
Chương 3: Văn hóa núi rừng Tây Nguyên nhìn từ góc độ không gian,
thời gian.

8


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN
1.1. Lý thuyết trường nghĩa
1.1.1. Khái niệm
Trong hệ thống, ở trạng thái tĩnh, các đơn vị từ vựng không tồn tại tách
biệt, rời nhau mà luôn có những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối

quan hệ mà các nhà khoa học thường tập trung làm rõ là quan hệ về nghĩa
giữa các đơn vị từ vựng. Các từ ngữ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành
các nhóm được gọi là trường nghĩa (hay là trường từ vựng hoặc trường từ
vựng – ngữ nghĩa).
Vấn đề quan hệ giữa các từ ngữ trong vốn từ của một ngôn ngữ mà cụ
thể là mối quan hệ đồng nhất về nghĩa giữa các từ ngữ tạo nên trường từ vựng
ngữ nghĩa đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học thế giới trong
đó có Việt Nam. Vì vậy, xoay quanh vấn đề trường từ vựng – ngữ nghĩa có sự
tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Quan niệm vào loại sớm nhất về trường từ vựng – ngữ nghĩa là của nhà
bác học người Nga M.M. Pokrovxki. Ông cho rằng: từ và ý nghĩa của chúng
không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta
và độc lập với ý thức của chúng ta thành những nhóm nhất định. Cơ sở để tập
hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay sự trái ngược trực tiếp với
chúng về nghĩa.
Tuy nhiên, J. Trier mới là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “trường” vào
ngôn ngữ học. J. Trier cho rằng, trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một
trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định,
rằng “trường” là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ với toàn bộ từ vựng
cũng như từ quan hệ với trường của mình.

9


L. Weisgerber lại cho rằng cần phải tính đến các “góc nhìn” khác nhau
mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa một lĩnh vực nào
đó trong cuộc sống.
Song, các quan niệm của J. Trier và L. Weisgerber đều có những hạn chế
nhất định. Khắc phục những hạn chế đó, W. Porzig đã phân chia trường theo
những nguyên tắc khác, đó là nguyên tắc liên tưởng. Cụ thể, theo ông một từ

nào đó xuất hiện thế nào cũng gợi đến sự tồn tại của những từ khác.
Trên đây là những quan điểm đã phần nào đặt nền móng cho những cấu
trúc về bề sâu của ngữ nghĩa.
Ở Việt Nam, trường nghĩa cũng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến, Đỗ Việt Hùng… Trong đó, Đỗ Hữu Châu là người đi đầu trong việc
đưa ra lí thuyết về trường nghĩa cũng như những phạm trù ngôn ngữ liên quan
đến trường nghĩa. Ông đã vận dụng lí thuyết về trường nghĩa của các tác giả
nước ngoài để xây dựng những quan niệm của mình về trường nghĩa. Đỗ Hữu
Châu định nghĩa: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa.
Đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa [2, 28]. Quan điểm
này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa. Đây là
quan niệm có tính chất định hướng cho các quan niệm về trường nghĩa của
các nhà Việt ngữ khác sau ông.
Khi tiến hành luận văn này, chúng tôi dựa trên quan điểm của Đỗ Hữu
Châu để làm cơ sở lí thuyết nghiên cứu vấn đề.
1.1.2. Cơ sở xác lập trường
Theo Đỗ Hữu Châu, việc phân lập từ vựng của một ngôn ngữ thành các
trường từ vựng – ngữ nghĩa nhằm mục đích phát hiện ra tính hệ thống và cấu
trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa, từ đó có thể giải thích các cơ chế
đồng loạt chi phối sự sáng tạo nên đơn vị và hoạt động của chúng trong quá

10


trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp. Tác giả đã có những nhận định
về tiêu chí phân lập trường nghĩa như các trường từ vựng – ngữ nghĩa là
những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu chí để phân lập chúng phải là tiêu chí
ngôn ngữ. Cơ sở để phân lập là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật và
ý nghĩa biểu niệm của các từ.

Đỗ Hữu Châu nhận thấy khi đi vào trường nghĩa, giữa các từ tồn tại tình
trạng thiếu đường ranh giới dứt khoát và tình trạng một từ có thể có mặt trong
một số trường nghĩa khác nhau. Tuy vậy việc phân lập trường nghĩa là rất
quan trọng. Ông đã đề ra phương thức xác lập như sau:
- Tìm những trường hợp điển hình, tức là những trường hợp mang và chỉ
mang các đặc trưng từ vựng – ngữ nghĩa được lấy làm cơ sở. Những từ điển
hình này lập thành tâm cho trường.
- Xác lập vùng ngoại vi bằng những từ có khả năng đi vào một số trường.
Chúng ta sẽ dựa vào các từ điển hình để xác định một trường, sau đó chúng ta
sẽ xử lý các trường hợp khó phân định nhờ cấu trúc ngữ nghĩa trong các từ
điển. Cơ sở để lập trường biểu vật không phải là nhận thức về các phạm vi sự
vật trong thực tế mà là ý nghĩa biểu vật của từ. Như vậy tất cả các ý nghĩa
biểu vật nào có chung một nét nghĩa biểu vật thì có thể đi vào một trường.
Tuy nhiên, việc phân chia hiện thực thành những lát cắt để nghiên cứu
(tức là việc phân chia trường nghĩa) mang tính chủ quan và khó thực hiện một
cách triệt để bởi hiện thực thế giới khách quan là một chuỗi liên tục. Mặt
khác, một từ có thể có nhiều nghĩa, có thể tham gia vào nhiều trường nghĩa
khác nhau.
Ví dụ: Từ “cao” thuộc trường nghĩa Tính chất. Nét nghĩa duy trì của cao
là “hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả...”.
Với nét nghĩa này, từ “cao” có thể thuộc nhiều trường khác nhau. “Cao” trong
kết hợp “cây cao” thuộc trường Thực vật; trong kết hợp “người cao” thuộc

11


trường Con người, tiểu trường Ngoại hình; trong kết hợp “tinh thần cao, ý chí
cao” thuộc trường Con người, tiểu trường Tinh thần; trong kết hợp “tay nghề
cao” thuộc trường Con người, tiểu trường Năng lực.
Tóm lại, vấn đề hệ thống tất cả các trường nghĩa trong ngôn ngữ, phân

lập trường nghĩa như thế nào, các cấp độ của trường nghĩa chưa có được sự
phân lập rõ ràng, mạch lạc, sự nhất trí trong giới nghiên cứu. Việc xác lập
trường biểu vật một cách đầy đủ càng không phải là một việc dễ dàng.
1.1.3. Phân loại các trường nghĩa
Dựa vào hai mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị đồng loại của ngôn ngữ
đó là quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ
đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình), Đỗ Hữu Châu
phân chia trường nghĩa tiếng Việt thành các loại: trường nghĩa biểu vật,
trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng.
1.1.3.1. Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa
biểu vật.
Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị sự
vật làm gốc rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với
danh từ được chọn làm gốc đó.
Vd: Chọn từ HOA làm gốc, ta có thể thu thập các từ đồng nhất về phạm
vi biểu vật với hoa, như:
- Các loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa lan…
- Các bộ phận của hoa: đài, cánh, nhụy…
- Tính chất, trạng thái của hoa: nở, tàn, tươi, héo…
- Màu sắc của hoa: đỏ, hồng, vàng, tím…
- Hình dáng, kích thước của hoa: to, nhỏ…

12


Tùy theo mục đích của việc huy động vốn từ mà ta có thể lựa chọn số
lượng các tiêu chí để xác lập trường nghĩa. Ví dụ, có thể chọn thêm các tiêu
chí liên quan đến trường nghĩa HOA như: cách trồng hoa, chăm sóc hoa…
Các trường nghĩa khác nhau có thể có một số lượng từ ngữ nhất định

chung nhau. Các trường nghĩa đó được gọi là các trường nghĩa giao nhau. Ví
dụ, trường nghĩa CHÓ và CHIM là hai trường nghĩa giao nhau vì ngoài các từ
ngữ của riêng từng trường nghĩa, cả hai trường nghĩa này đều có chung một
số từ ngữ về:
- Bộ phận cơ thể: đầu, mình, mắt, lông…
- Hoạt động: ăn, uống…
- Kích thước: to, nhỏ…
v.v.
Như vậy, theo quan hệ với trường nghĩa, có thể phân chia từ vựng thành
các từ đơn trường nghĩa và các từ đa trường nghĩa.
1.1.3.2. Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ ngữ có chung một cấu trúc
nghĩa biểu niệm.
Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm
gốc rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.
Ví dụ:
Chọn cấu trúc biểu niệm: (hoạt động) (A tác động vào X) (X dời chỗ) làm
gốc, ta có thể thu thập được các nhóm từ ngữ cùng trường nghĩa biểu niệm
như sau:
(1) ném, hất, quăng,…
(2) đá,…
(3) kéo,…
(4) mang, vác, tha, quắp, bế, địu, cõng,…
(5) chở, chuyển,…
v.v

13


Tùy mục đích xác lập trường nghĩa biểu niệm, người ta có thể bổ sung

nét nghĩa (bằng tay), (bằng chân), (X ra xa A), (X lại gần A), (X theo A), (có
sử dụng phương tiện)…
Chẳng hạn, khi bổ sung nét nghĩa (bằng chân) (X ra xa A), ta có cấu trúc
biểu niệm gốc như sau: (hoạt động) (A tác động vào X) (bằng chân) (X dời
chỗ) (X ra xa A). Khi đó, số lượng các từ ngữ cùng trường nghĩa thu được sẽ
ít hơn hẳn (chỉ còn các từ ngữ nhóm 2), hoặc nếu bổ sung nét nghĩa (X theo
A) thì các từ ngữ nhóm (1) và nhóm (2) sẽ bị loại bỏ. Như vậy, số lượng nét
nghĩa trong cấu trúc biểu niệm được chọn làm gốc quyết định số lượng từ ngữ
thu thập được. Cấu trúc nghĩa biểu niệm được chọn làm gốc chứa càng ít nét
nghĩa thì số lượng từ ngữ thu thập được càng nhiều. Ngược lại, số lượng nét
nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm gốc càng nhiều thì số lượng từ ngữ thu
thập được càng ít.
Các từ cùng một trường nghĩa biểu niệm có thể khác nhau về trường
nghĩa biểu vật.
Ví dụ: Các từ: hót, sủa, hí…có chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm (hoạt
động) (phát ra âm thanh), song chúng thuộc về các trường nghĩa biểu vật
khác nhau: hót – thuộc về trường nghĩa biểu vật CHIM, sủa – thuộc về trường
nghĩa biểu vật CHÓ, hí – thuộc về trường nghĩa biểu vật NGỰA.
1.1.3.3. Trường nghĩa tuyến tính
Để xác lập trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm
tất cả những từ ngữ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm
từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ:
Trường tuyến tính của từ tay là: dài, ngắn, to, nhỏ, ném, đáp,...
Trường tuyến tính của từ môi là: hồng, thâm, trái tim, mỏng, dầy,...
Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ
trung tâm trong các loại ngôn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có

14



thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính
chất của các quan hệ đó.
1.1.3.4. Trường nghĩa liên tưởng
Các sự vật, hoạt động, tính chất... được phản ánh trong nhận thức của con
người theo những mối quan hệ nhất định. Các sự vật, hiện tượng... có quan hệ
liên tưởng với nhau là các sự vật, hiện tượng mà từ một sự vật, hiện tượng
này người ta nghĩ đến các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất khác.
Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự
vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất... có quan hệ liên tưởng với nhau.
Khác với hai trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, trường
nghĩa liên tưởng có sự khác biệt nhất định giữa các cá nhân sử dụng ngôn
ngữ. Do đó, người ta có thể xây dựng các từ điển trường nghĩa đối với các
trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm nhưng khó có thể có từ điển
các trường nghĩa liên tưởng vì trường nghĩa liên tưởng có tính chủ quan cao,
nó phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, thời đại sống, kinh nghiệm
sống... của mỗi cá nhân. Có những liên tưởng có ở người này nhưng không
tồn tại hoặc xa lạ đối với người khác và ngược lại. Tuy nhiên, mỗi thời đại,
mỗi ngành nghề, mỗi địa phương lại có thể có một điểm liên tưởng chung
nhau. Ví dụ, cùng sự việc “ăn sáng” (điểm tâm), những người sống ở thành
thị thường liên tưởng đến một số món nhất định khác với những người sống ở
nông thôn, những người ở thời đại này liên tưởng khác với những người ở
thời đại khác. Do đó, nắm được những điểm chung trong liên tưởng cho mỗi
thời đại, mỗi nhóm xã hội... là điều kiện cần thiết để lí giải những hiện tượng
“ý tại ngôn ngoại”, “mượn mây để tả trăng” hay các biểu tượng, biểu trưng
văn học.

15


1.2. Lý thuyết văn hóa học

1.2.1. Khái niệm văn hóa
Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hóa: từ
lời ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị... cho đến tiếng gọi đò bên
sông, tiếng võng đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, tiếng chuông buông khi chiều
xuống... tất cả những sự kiện đó, những ấn tượng đó, những âm thanh đó,
những hình ảnh đó... đều thuộc về văn hóa. Cái tinh thần như tư tưởng, ngôn
ngữ... là văn hóa; cái vật chất như ăn, ở, mặc... cũng là văn hóa. Chính văn
hóa đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn.
Người ta nói: văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa ứng xử, văn
hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hóa Đông Sơn, văn
hóa hòa bình, văn hóa rìu vai... Từ “văn hóa” có biết bao nhiêu là nghĩa, nó
được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau.
Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái
niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp
và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo hoạt động, theo thời gian...
Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa theo nghĩa hẹp thường đồng nhất với
văn hóa tinh hoa. Văn hóa tinh hoa là một tiểu văn hóa chứa những giá trị đáp
ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Quy luật chung là những giá trị đáp
ứng các nhu cầu càng xa những đòi hỏi vật chất, đòi hỏi đời thường, đòi hỏi
nhất thời bao nhiêu thì tính giá trị, tính người càng cao bấy nhiêu, và do vậy
càng mang tính tinh hoa về văn hóa. Theo nghĩa này, văn hóa thường được
đồng nhất với các loại hình nghệ thuật, văn chương.
Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị
trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh...). Giới hạn

16



theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng
vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ...). Giới hạn theo thời gian,
văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa
Bình, văn hóa Đông Sơn...).
Giới hạn theo hoạt động thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường đồng nhất với
văn hóa ứng xử. Theo hướng này, văn hóa thường được hiểu là cách sống,
cách nghĩ và cách đối xử với người xung quanh.
Tuy nhiên, trong khoa học nghiên cứu về văn hóa, văn hóa thường được
hiểu theo nghĩa rộng. Federico Mayor, nguyên Tổng giám đốc UNESCO
trong các năm 1987 – 1999, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao
gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với
những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác
với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu văn hóa theo nghĩa thứ
hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về
các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise”.
Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa đã trở thành đối tượng của văn
hóa học – khoa học nghiên cứu về văn hóa.
Song, có thể nhận thấy rằng dù theo khuynh hướng nào, mọi định nghĩa
văn hóa đều chứa một nét nghĩa chung là “con người”, đều thừa nhận và
khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người; văn hóa thường
được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Văn hóa là
thuộc tính cơ bản nhất của con người, giúp cho con người tách biệt được khỏi
giới động vật. Con người xuất hiện từ lúc nào thì văn hóa xuất hiện từ lúc ấy.
Trong “Những vấn đề văn hóa học và ứng dụng” Trần Ngọc Thêm đã
đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về văn hóa như sau “Văn hóa là một hệ thống
giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình

17



hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình” [56, 39].
1.2.2. Văn hóa vùng miền
Trên thế giới việc nghiên cứu văn hóa vùng trở nên đặc biệt phát triển từ
cuối thế kỉ XIX, tạo nên ba trường phái đỉnh cao: Thứ nhất là thuyết
“khuyếch tán văn hóa” ở Tây Âu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với
trường phái văn hóa – lịch sử ở Đức, Áo và trường phái văn hóa truyền bá ở
Anh. Thứ hai là thuyết “vùng văn hóa” trong nhân loại học Mỹ vào nửa đầu
thế kỉ XX với đại diện là F.Boas, O.T.Mason, C.Wissler, A.L. Kroeber... Thứ
ba là thuyết “loại hình kinh tế - văn hóa” và “khu vực văn hóa - lịch sử” của
dân tộc học Xô Viết vào giữa thế kỉ XX với đại diện là N.N.Cheboksarov
cùng với M.G.Levin, S.A.Tokarev và một số người khác. Ba lý thuyết này đã
được Ngô Đức Thịnh tổng thuật khá đầy đủ trong luận án tiến sĩ sử học của
ông, bảo vệ tại Moskva năm 1980.
Nghiên cứu văn hóa vùng được hiểu là nghiên cứu văn hóa giới hạn
trong phạm vi một vùng không gian. Về nguyên tắc, vùng không gian có thể
được giới hạn theo một tiêu chí bất kì: đó có thể là tiêu chí địa lý, hành chính,
kinh tế, văn hóa... Chẳng hạn, văn hóa châu Phi là văn hóa của vùng địa lý;
văn hóa của một tỉnh, một huyện, một thành phố là văn hóa của vùng hành
chính; văn hóa quốc gia dao động giữa văn hóa của vùng hành chính và văn
hóa của vùng văn hóa. Như vậy, có thể thấy rõ ràng văn hóa vùng và vùng
văn hóa là hai khái niệm không trùng nhau.
Để đề tài đi đúng định hướng đề ra, chúng tôi thấy cần phân biệt rõ hai
khái niệm vùng văn hóa và văn hóa vùng.
Theo Trần Ngọc Thêm, vùng văn hóa là một không gian lãnh thổ liên tục
với hoàn cảnh tự nhiên tương đối đồng nhất ở bên trong và khu biệt với các
không gian lãnh thổ liền kề bên ngoài, trong đó tồn tại một cộng đồng người

18



thống nhất tương đối (gồm một hay nhiều tộc/nhóm người), đã cùng cư trú và
tiếp xúc giao lưu đồng hướng với nhau trong một thời gian đủ dài để tạo nên
được một hệ thống giá trị chung đặc thù cho phép khu biệt nó với các hệ
thống giá trị của những vùng có liên quan.
Còn văn hóa vùng là hệ thống giá trị đặc thù do một chủ thể văn hóa
thống nhất sáng tạo và tích lũy trong một thời gian văn hóa đủ dài tại một
không gian văn hóa liên tục. Theo Trần Ngọc Thêm, văn hóa vùng gồm có
văn hóa sông nước, văn hóa biển đảo.
Về văn hóa biển, Trần Ngọc Thêm định nghĩa “Văn hóa biển là một hệ
thống giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại
lấy biển làm nguồn sống chính” [39, 129]. Với định nghĩa này, văn hóa biển
trước hết phải là văn hóa, nó phải thỏa mãn bốn đặc trưng của văn hóa nói
chung là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Ngoài bốn
đặc trưng chung, có hai đặc trưng riêng làm nhiệm vụ khu biệt văn hóa biển
với các dạng thức văn hóa khác. Thứ nhất là đặc trưng về không gian tồn tại:
lấy biển cả làm nguồn sống. Thứ hai là đặc trưng định lượng về không gian
tồn tại ấy: biển cả không chỉ là nguồn sống mà phải là nguồn sống chính.
Văn hóa biển còn cần được phân biệt với văn hóa sông nước ở chỗ sông
nước nằm trên đất liền, thuộc về lục địa còn biển cả thì không. Trong cuộc
sống sông nước ở trên đất liền, con người có thể thực hiện mọi hoạt động sinh
tồn từ A đến Z nhưng ở trên biển cả thì không. Tình trạng sử dụng những dấu
hiệu của văn hóa sông nước để gán cho văn hóa biển, lẫn lộn “văn hóa biển”
với “văn hóa sông nước” là rất phổ biến.
Ngoài ra, cần phải phân biệt giữa văn hóa vùng và bản sắc văn hóa. Văn
hóa vùng được hiểu là hệ thống giá trị đặc thù do một chủ thể văn hóa thống
nhất sáng tạo và tích lũy trong một thời gian văn hóa đủ dài tại một không

19



gian văn hóa liên tục, còn bản sắc văn hóa là những giá trị đặc sắc cơ bản của
dân tộc được lưu truyền trong lịch sử, là cái tinh hoa bền vững của nó.
Trên cơ sở đó, ở đề tài này, từ góc độ ngôn ngữ, cụ thể là lí thuyết trường
nghĩa, chúng tôi xem xét văn hóa núi rừng Tây Nguyên trong 4 điều kiện:
(a) Về không gian, khu vực sinh tồn nhờ núi rừng đủ lớn để cộng đồng
biết đến và thừa nhận.
(b) Về chủ thể, cư dân sống bằng núi rừng đủ đông để trở thành một
trong những lực lượng quan trọng không thể xem thường của cộng đồng.
(c) Về hoạt động, đóng góp kinh tế - xã hội của việc khai thác và tận
dụng các sản phẩm của núi rừng đủ nhiều để trở thành nguồn sống chính của
cộng đồng.
(d) Cuối cùng, thời gian tồn tại của chủ thể ấy trong không gian ấy với
những đóng góp ấy đủ dài để trở thành truyền thống và đi vào tâm thức chung
của cộng đồng.
Bốn điều kiện trên khi được kí mã qua ngôn ngữ, chúng sẽ trở thành các
nét nghĩa – những dấu hiệu nổi trội đặc thù để nhận diện đối tượng: Văn hóa
núi rừng Tây Nguyên. Những dấu hiệu, những nét nghĩa chung này sẽ hút tập
hợp những từ ngữ nào đó về một hệ thống. Luận văn cần tìm được, chỉ ra
những hệ thống đó, những kiểu phạm trù nghĩa đó.
Từ những phân tích trên, chúng tôi xây dựng một định nghĩa có tính chất
tác nghiệp về văn hóa núi rừng Tây Nguyên: Văn hóa núi rừng Tây Nguyên là
hệ thống các giá trị do con người Tây Nguyên sáng tạo ra và tích lũy được
trong quá trình tồn tại lấy núi rừng Tây Nguyên làm nguồn sống chính.
Chương 2, chương 3 của luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ nội hàm của
khái niệm văn hóa núi rừng Tây Nguyên. Từ kết quả nghiên cứu đó đi đến
khẳng định chất văn hóa núi rừng Tây Nguyên, nói cách khác là khẳng định

20



giả thuyết do luận văn xây dựng nên dựa trên quan niệm văn hóa vùng miền
của nhà ngôn ngữ - văn hóa học Trần Ngọc Thêm.
1.3. Tổng quan về vùng đất Tây Nguyên
1.3.1. Vị trí địa lý
Địa danh “Tây Nguyên” có nguồn gốc từ tên gọi vắn tắt của một tổ chức
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Liên khu V (thuộc Ủy ban
kháng chiến miền Nam Trung Bộ), ra đời vào năm 1946. Địa danh này được
sử dụng rộng rãi từ giữa thế kỉ XX rồi trở thành tên gọi chính thức cho một
vùng lãnh thổ đặc thù của Tổ quốc Việt Nam – vùng núi và cao nguyên nằm ở
phía tây miền duyên hải Nam Trung Bộ. Trong một số tài liệu, vùng lãnh thổ
này được nhắc đến dưới một số tên gọi khác, như “Cao nguyên miền
Thượng”, “Cao nguyên Trung phần”, “Cao nguyên Nam Trung Bộ”, “Cao
nguyên Trung tâm”, v.v... Khác với địa hình Tây Bắc, chỉ có núi và rừng, địa
hình ở Tây Nguyên ngoài núi và rừng còn có cao nguyên. Chính tính chất cao
nguyên này đã quy định đến đặc điểm cư trú và hình dáng nhà cửa ở
Tây Nguyên.
Về tổ chức hành chính, hiện nay Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, từ Bắc vào
Nam là các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Tây
Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 54.451,39 km2 (trong đó, tỉnh Kon Tum
có 9.614,50 km2; tỉnh Gia Lai có 15.495,71 km2; tỉnh Đăk Lăk có 13.062,01
km2; tỉnh Đăk Nông có 6.514,38 km2; tỉnh Lâm Đồng có 9.764,79 km2)
chiếm tỉ lệ 1/6 diện tích tự nhiên của cả nước.
1.3.2. Cư dân các dân tộc
Nhiều kết quả nghiên cứu về nhân chủng học đã xác nhận bán đảo Đông
Dương là địa bàn sinh thành của loại hình nhân chủng Indonesien; vào thời
đại đồ đá giữa, những người Indonesien từ bán đảo này đã mở rộng dần địa
bàn cư trú, di cư đến khắp vùng Đông Nam Á. Những phát hiện khảo cổ học


21


×